Tải bản đầy đủ (.doc) (532 trang)

NGTK 2017 tỉnh Gia Lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 532 trang )

NIÊN GIÁM THỐNG KÊ
TP. ĐÀ NẴNG 2017

1


Chủ biên:
TRẦN VĂN VŨ
Cục trưởng Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng
Chief author:
TRAN VAN VU
Director of Da Nang Statistics Office

Tham gia biên soạn:
PHÒNG THỐNG KÊ TỔNG HỢP
và các phòng nghiệp vụ Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng
Compiling staff:
Experts of General division
with the collaboration of professionally Statistical division
of Da Nang Statistic Office

2


LỜI NÓI ĐẦU
Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng do Cục Thống kê thành phố
Đà Nẵng biên soạn và phát hành hàng năm để đáp ứng các yêu cầu nghiên cứu
tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.
Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2017 bao gồm số liệu
tình hình kinh tế - xã hội chính thức năm 2013, 2014, 2015, 2016 và số liệu sơ
bộ năm 2017. Đặc biệt chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn được tính về giá


gốc năm 2010 theo phương pháp giá cơ bản.
Trong niên giám thống kê các ký hiệu nghiệp vụ cần lưu ý:
* Không có hiện tượng phát sinh: (-)
* Có phát sinh nhưng không thu thập được: (...)
Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng chân thành cảm ơn những ý kiến đóng
góp của bạn đọc đối với các lần xuất bản trước và mong tiếp tục nhận được
nhiều ý kiến xây dựng để niên giám thống kê thành phố ngày càng đáp ứng tốt
hơn nhu cầu của người dùng tin.
CỤC THỐNG KÊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3


FOREWORD
Danang Statistical Yearbook is annually compiled and published by
Danang Statistics Office in order to meet the requirement of researching the
socio-economic situation of Danang city.
Danang Statistical Yearbook 2017 includes basic statistics that reflect
the city’s socio-economic situation over 2013, 2014, 2015, 2016 and
preliminary 2017. Special adjustment of the data of GRDP at constant 2010
prices by basic price method.
Special symbols used in the book are:
* No facts occurred: (-)
* Facts occurred but no information: (...)
Da Nang Statistics Office would like to express its sincere thanks to all
readers for their suggestions and criticisms of its previous publications, and
hopes to receive more comments to improve this Statistical Yearbook in the
next release and better satisfy the demands of readers.
DANANG STATISTICS OFFICE


4


MỤC LỤC - CONTENTS
Trang
Page

Lời nói đầu
Foreword

3
4

Tổng quan về kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng năm 2017
Overview on socio-economic situation in Da Nang in 2017

7
14

Đơn vị hành chính, Đất đai và Khí hậu
Administrative Unit, Land and Climate

23

Dân số và lao động
Population and Employment

41

Tài khoản quốc gia, Ngân sách Nhà nước và Bảo hiểm

National Accounts, State Budget and Insurance

87

Đầu tư và Xây dựng
Investment and Construction

121

Doanh nghiệp, Hợp tác xã và Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể
Enterprise, Cooperative and individual business establishment

157

Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản
Agriculture, Forestry and Fishing

303

Công nghiệp - Industry

363

Thương mại và Du lịch
Trade and Tourism

391

Chỉ số giá - Price index


411

Vận tải, Bưu chính và Viễn thông
Transport, Postal Service and Telecommunication

439

Giáo dục - Education

459

Y tế, Văn hóa, Thể thao, Mức sống dân cư
Trật tự, An toàn xã hội và Môi trường
Health, Culture, Sport and Living standards,
Social Order, Safety and Environment

489

5


6


TỔNG QUAN KINH TẾ - XÃ HỘI
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2017
1. Tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2017 tăng 7,03% so với năm
2016, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,09%, đóng góp
0,05 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng

tăng 6,67%, đóng góp 2,14 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,4%, đóng
góp 3,51 điểm phần trăm; thuế sản phẩm tăng 11,55%, đóng góp 1,33 điểm
phần trăm vào tốc độ tăng GRDP. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức
tăng 8,75% của năm 2016 và không đạt mục tiêu tăng trưởng 9-10% đề ra,
nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới cũng như cả nước gặp nhiều khó khăn,
giá cả và thương mại cả nước giảm, công tác quản lý, điều hành của lãnh đạo
Thành phố trong năm qua còn một số bất cập ít nhiều đã ảnh hưởng đến tư
tưởng, hiệu quả SXKD của các ngành, lĩnh vực kinh tế..., việc đạt được mức
tăng trưởng trên là một thành công, khẳng định sự quyết tâm của các cấp, các
ngành và toàn dân Thành phố.
Quy mô GRDP năm 2017 theo giá hiện hành đạt 76.635 tỷ đồng, trong
đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 1,68%; khu vực công
nghiệp và xây dựng chiếm 30,4%; khu vực dịch vụ chiếm 56,2%; thuế sản
phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 11,72%. GRDP bình quân đầu người đạt
72,02 triệu đồng, tương đương 3.165 USD.
2. Thu chi ngân sách Nhà nước và Bảo hiểm
Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2017 ước đạt 27.126 tỷ
đồng, tăng 54 tỷ đồng (tăng 0,2%) so với năm 2016, trong đó thu cân đối ngân
sách đạt 23.604 tỷ đồng, tăng 13,2% so với dự toán ngân sách năm 2017. Tổng
chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2017 ước đạt 26.097 tỷ đồng, bằng
93,5% so với năm 2016, trong đó tổng chi ngân sách địa phương đạt 14.325 tỷ
đồng, tăng 10,4% so dự toán năm 2017. Chi cân đối ngân sách địa phương đạt
13.603 tỷ đồng, tăng 12,2% so với dự toán năm 2017.
Tổng số thu bảo hiểm năm 2017 đạt 4.516,8 tỷ đồng, trong đó thu Bảo
hiểm xã hội (BHXH) đạt 3.148,6 tỷ đồng; Bảo hiểm y tế (BHYT) đạt 1.132,4

7


tỷ đồng; Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đạt 235,8 tỷ đồng. Tổng số chi bảo

hiểm năm 2017 đạt 5.024 tỷ đồng, trong đó chi BHXH đạt 2.610 tỷ đồng;
BHYT đạt 2.255,6 tỷ đồng; BHTN đạt 158,1 tỷ đồng. Tổng số người tham gia
bảo hiểm xã hội tại thời điểm cuối năm 2017 đạt 229,8 nghìn người; BHYT
đạt 981,4 nghìn người và BHTN đạt 221 nghìn người.
3. Đầu tư
Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2017 theo giá hiện hành đạt
36.043 tỷ đồng, tăng 2,14% so với năm 2016 và bằng 47% GRDP, bao gồm:
Vốn khu vực Nhà nước đạt 10.382 tỷ đồng, chiếm 28,8% tổng vốn và bằng
99,3% năm 2016; khu vực ngoài nhà nước đạt 22.888,3 tỷ đồng, chiếm 63,5%
và tăng 1,64%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2.772,7 tỷ đồng, chiếm
7,7% và tăng 19,82%.
Về thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), năm 2017 có 112 dự án
mới được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 155,4 triệu USD, tăng 41,8% về số
dự án và tăng 2,03% về vốn đăng ký so với năm 2016. Tổng số dự án FDI còn
hiệu lực lũy kế đến cuối năm 2017 là 561 với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt
3.044 triệu USD.
4. Chỉ số giá và lạm phát
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) các tháng trong năm 2017 ít biến động hơn so
với năm 2016. Điều này cho thấy, chính sách bình ổn giá, kiềm chế lạm phát
của Chính phủ đã tác động tích cực đến giá cả thị trường trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng. CPI tháng 12/2017 tăng 2,57% so với tháng 12/2016, tăng thấp
hơn năm 2016 (tháng 12/2016 tăng 4,55% so với tháng 12/2015). CPI bình
quân năm 2017 tăng 3,5% so với bình quân năm 2016, thấp hơn CPI cả nước
0,03% và đạt mục tiêu tăng dưới 4% do Quốc hội đề ra.
Năm 2017, lạm phát chung tính theo CPI ở mức 2,53% thấp hơn năm
2016 (năm 2016 so với năm 2015 là 4,48%).
Chỉ số giá vàng tháng 12/2017 tăng 5,88% so với cùng kỳ năm 2016;
bình quân năm 2017 tăng 2,86% so với năm 2016. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng
12/2017 tăng 0,11% so với cùng kỳ năm 2016; bình quân năm 2017 tăng 1,6%
so với năm 2016.


8


5. Tình hình đăng ký doanh nghiệp
Năm 2017, số doanh nghiệp thành lập mới tại Đà Nẵng đạt mức kỷ lục
với 5.201 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện, tổng vốn đăng ký
đạt 27.625 tỷ đồng, tăng 15,02% về số lượng và tăng 51,76% về tổng vốn đăng
ký so với năm 2016. Trong đó: có 4.410 doanh nghiệp, tăng 13,1%; 791 chi
nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh, tăng 27,2% so với năm
2016.
Số doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện đăng ký tạm ngừng
hoạt động trong năm 2017 là 69 đơn vị, giảm 46,5% so với năm 2016, trong đó
có 66 doanh nghiệp, giảm 45,9%; 3 đơn vị trực thuộc.
Trong năm 2017, Thành phố đã hoàn tất thủ tục giải thể cho 437 doanh
nghiệp, đơn vị trực thuộc, giảm 6,02% so với năm 2016, trong đó có 248
doanh nghiệp, giảm 7,5% và 189 đơn vị trực thuộc, giảm 4,06%; tính đến
31/12/2017 có 2.559 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc đăng ký tạm ngừng
hoạt động bao gồm doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động có thời hạn và doanh
nghiệp đang chờ giải thể.
6. Kết quả sản xuất kinh doanh một số ngành, lĩnh vực
6.1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Năm 2017, sản xuất nông nghiệp tại Đà Nẵng nói riêng và khu vực Trung
Bộ nói chung gặp không ít khó khăn do tác động của thời tiết khắc nghiệt: hạn
hán, mưa lũ liên tiếp diễn ra ở các tỉnh miền Trung. Diện tích gieo trồng lúa cả
năm đạt 5.225 ha, tập trung vào hai vụ chính là vụ Đông - Xuân và vụ mùa;
sản lượng thu hoạch lúa cả năm đạt 31.389 tấn, giảm 2,5% so với năm 2016.
Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2017 ước tính đạt 33.757 tấn, giảm 999
tấn so với năm 2016.
Năm 2017, diện tích trồng rừng mới tập trung của Đà Nẵng ước đạt 440

ha, tăng 10% so với năm 2016. Sản lượng gỗ khai thác đạt 50.742 m 3, chủ yếu
là khai thác từ rừng trồng, tăng 6,83% so với năm 2016.
Năm 2017, sản lượng thủy sản đạt 36.209 tấn, tăng 4,7% so với năm
2016, trong đó sản lượng thủy sản khai thác đạt 35.373 tấn, tăng 4,8%; sản
lượng thủy sản nuôi trồng đạt 836 tấn, tăng 3,7%. Tính đến cuối 2017, Đà
9


Nẵng có tổng số 1.444 cơ sở khai thác hải sản với 1.444 chiếc tàu, tổng công
suất là gần 280 nghìn CV.
6.2. Công nghiệp
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2017 ước tăng 9,6% so với
năm 2016, thấp hơn mức tăng 12,9% của năm 2016 và 12,6% của năm 2015.
Trong đó, ngành khai khoáng tăng cao nhất đạt mức 20,8%; ngành sản xuất và
phân phối điện tăng 11,7%; ngành chế biến, chế tạo tăng 9,3%; ngành cung cấp
nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,9%. Mức tăng của ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo thấp hơn năm 2016 là do có một số ngành giảm mạnh như:
ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan (giảm 12%); ngành sản xuất
giấy và các sản phẩm từ giấy (giảm 8,9%); ngành sản xuất sản phẩm từ chất
khoáng phi kim loại giảm 5,1%; ngành công nghiệp dệt (giảm 2,4%).
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2017 tăng
17,1% so với năm 2016. Trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao hơn
so với chỉ số tiêu thụ chung: ngành dệt (tăng 55,1%); ngành sản xuất trang
phục (tăng 20,6%); ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (tăng 23,4%);
ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học (tăng
23,58%)...
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm
31/12/2017 ước tăng 58% so với cùng thời điểm năm 2016. Một số ngành có
chỉ số tồn kho tăng cao hơn mức chung so với cùng kỳ như: ngành sản xuất
trang phục; ngành sản xuất hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất; ngành sản

xuất thuốc hóa dược và dược liệu… Một số ngành có chỉ số tồn kho thấp hơn
so với mức tồn kho chung như: ngành sản xuất chế biến thực phẩm; ngành sản
xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản phẩm từ cao su plastic...
6.3. Thương mại và dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2017 ước đạt 46,7 nghìn tỷ đồng, tăng
9,3% so với năm 2016 (Năm 2016 tăng 7,1%); doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn
uống và lữ hành ước đạt 16,6 nghìn tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm trước
(Năm 2016 tăng 13,5%).
Vận tải hành khách bằng đường bộ, đường thủy năm 2017 đạt 44,4 triệu
lượt khách, tăng 8,9% so với năm trước và 1.489 triệu lượt khách.km, tăng

10


11,6%. Vận tải hàng hóa bằng đường bộ và đường thủy năm 2017 đạt 40,7
triệu tấn, tăng 10,4% so với năm trước và 3.632 triệu tấn.km, tăng 11,8%.
Tổng lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ năm 2017 đạt 4,2 triệu lượt, tăng
4,8%, trong đó khách quốc tế đạt kỷ lục với 1,03 triệu lượt, tăng 20%; tổng
lượt khách cơ sở lữ hành phục vụ năm 2017 đạt 423,2 nghìn lượt, giảm 8,2%,
trong đó khách quốc tế là 182,8 nghìn lượt, tăng 9,4%.
7. Một số vấn đề xã hội
7.1. Dân số, lao động và việc làm
Dân số trung bình năm 2017 toàn Thành phố đạt 1.064 nghìn người, tăng
18,8 nghìn người, tương đương 1,8% so với năm 2016, bao gồm dân số thành
thị 932,4 nghìn người, chiếm 87,63%; dân số nông thôn 131,6 nghìn người,
chiếm 12,37%; dân số nam 525,6 nghìn người, chiếm 49,39%; dân số nữ 538,5
nghìn người, chiếm 50,61%.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Đà Nẵng năm 2017 ước tính
567,6 nghìn người, tăng 11,5 nghìn người so với năm 2016. Lao động 15 tuổi
trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2017 ước tính 546,4 nghìn

người, tăng 13,5 nghìn người so với năm 2016, trong đó khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản chiếm 5,32%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm
29,13%; khu vực dịch vụ chiếm 65,56%. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua
đào tạo năm 2017 ước tính đạt 40,5% thấp hơn mức 40,9% của năm 2016.
Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2017 là
3,97%, trong đó khu vực thành thị là 4,16%; khu vực nông thôn là 2,64%. Tỷ
lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2016 là 0,49%,
trong đó khu vực thành thị là 0,51%; khu vực nông thôn là 0,38%.
Năng suất lao động xã hội của toàn nền kinh tế năm 2017 theo giá hiện
hành đạt 92,53 triệu đồng/lao động (tương đương 5.442 USD/lao động). Tính
theo giá so sánh 2010 năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2017 ước tính
tăng 3,81% so với năm 2016.
7.2. Đời sống dân cư
Năm 2016, thu nhập bình quân đầu người một tháng chung toàn Thành
phố theo giá hiện hành ước đạt 4.369 nghìn đồng, tăng 21% so với năm 2014,
trong đó khu vực thành thị đạt 4.606 nghìn đồng và khu vực nông thôn đạt
11


2.470 nghìn đồng. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều năm
2017 là 1,5%.
7.3. Trật tự an toàn xã hội
Năm 2017, toàn thành phố Đà Nẵng đã xảy ra 107 vụ tai nạn giao thông
từ ít nghiêm trọng trở lên, làm 65 người chết và 74 người bị thương. So với
năm 2016, số vụ tai nạn giao thông năm nay giảm 21%; số người chết giảm
26%; số người bị thương giảm 24%.
Năm 2017, toàn Thành phố xảy ra 53 vụ cháy, nổ, làm 4 người chết và 01
người bị thương, thiệt hại ước tính 3.041 triệu đồng. So với năm trước, số vụ
cháy, nổ tăng 13 vụ, số người chết tăng 3 người, số người bị thương giảm 6
người và thiệt hại ước tính giảm 31%.

Kết thúc năm 2017, năm xây dựng thành phố Đà Nẵng "Thành phố 4 an",
với những yêu cầu về bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn vệ
sinh thực phẩm và an sinh xã hội. Tình hình chung của thành phố vẫn còn
nhiều khó khăn:công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn hạn chế;
kỷ luật, kỷ cương một số đơn vị hành chính tại một số địa phương, đơn vị có
lúc, có nơi còn chưa nghiêm túc;tình trạng điểm nóng về ô nhiễm môi trường,
xây dựng trái phép vẫn xảy ra; chương trình “4 an” vẫn còn nhiều vấn đề cần
tăng cường chỉ đạo thực hiện; một số sai phạm trong công tác tổ chức, lãnh
đạo, điều hành của Lãnh đạo chủ chốt... Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách
thức, song kinh tế - xã hội thành phố đã đạt những thành tựu nhất định: đời
sống người dân khá hơn năm trước, kinh tế phát triển đều, tình hình đầu tư,
xây dựng tăng trưởng ổn định và khả thi. Ngoài ra, thành phố đã tổ chức thành
công nhiều hoạt động ngoại giao, kinh tế quan trọng như: tọa đàm xúc tiến đầu
tư bất động sản; hội nghị thông tin về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4;
diễn đàn hợp tác kinh tế, nông nghiệp Đà Nẵng - Sơn Đông (Trung Quốc)…
Đặc biệt, Đà Nẵng đã phối hợp tổ chức thành công Tuần lễ Cấp cao APEC
2017; tổ chức Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng 2017, mở ra cơ hội lớn cho Thành
phố quảng bá hình ảnh ra thế giới, xúc tiến đầu tư, liên kết, liên doanh và phát
triển du lịch...
Tuy nhiên, kinh tế Đà Nẵng năm 2017 vẫn còn tồn tại một số hạn chế,
yếu kém: Tốc độ tăng trưởng chưa đạt mục tiêu đề ra; chất lượng tăng trưởng
còn thấp, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và của khối

12


doanh nghiệp nói riêng chưa cao; đặc biệt là chưa có sản phẩm chất lượng cao
mang tính đặc thù, đặc sản của thành phố... Trong chương trình hành động
năm 2018, Thành phố đã đề ra mục tiêu tổng quát năm 2018 với chủ đề là
“Năm đẩy mạnh thu hút đầu tư” nhằm phát huy thành công của Tuần lễ Cấp

cao APEC 2017 trong phát triển kinh tế - xã hội./.

13


OVERVIEW ON SOCIO-ECONOMIC SITUATION
IN DA NANG IN 2017
1. Economic growth
Gross regional domestic product (GRDP) in 2017 increased by 7.03%
against 2016, of which the agriculture, forestry and fishing sector rose by
3.09%, contributing 0.05 percentage points to the economic growth rate; the
industry and construction sector grew by 6,67% contributing 2.14 percentage
points; the service sector increased by 6.4%, contributing 3.51 percentage
points; and the product tax increased by 11.55%, contributing 1.33 percentage
points to the GRDP growth. The growth rate in 2017 was lower than the rate
of 8.75% in 2016 and didn’t reach the targeted growth rate of 9-10%, but in
the context of difficult economic conditions worldwide as well as nationwide,
the decrease in prices and trade all over the country, some management and
administration shortcomings of the city leaders more or less affecting to the
business performance of economic sectors, achieving such growth was a
success, which affirmed the attempt of authorities, localities and citizens
throughout the city.
GRDP in 2017 at current prices reached 76,635 billion dongs, which of:
the agriculture, forestry and fishing sector accounted for 1.68%; the industry
and construction sector was 30.4%; the service sector made up 56.2%; the
taxes less subsidies on products accounted for 11.72%. GRDP per capita
reached VND 72.02 million, equivalent to USD 3,165.
2. State budget revenue - expenditure and insurance
Total state budget revenue in 2017 was estimated at VND 27,126
billion, an increase of VND 54 billion (0.2%) compared to 2016, in which the

budget balance revenue reached VND 23,604 billion, an increase of 13.2%
compared with the plan of state budget balance in 2017. Total state budget
expenditure in 2017 was estimated at VND 26,097 billion, equal to 93.5%
compared to 2016, in which the total of local budget expenditure reach VND
14,325 billion, increasing by 10.4% compared with the plan of state budget

14


balance in 2017. Balance of budget expenditure reached VND 13,603 billion,
an increase of 12.2% compared with the plan of state budget balance in 2017.
Total insurance revenue in 2017 reached VND 4,516.8 billion, of which
social insurance revenue was VND 3,148.6 billion; health insurance revenue
reached VND 1,132.4 billion and unemployment insurance revenue gained
VND 235.8 billion.
Total insurance expenditure in 2017 reached VND 5.204 billion, of
which social insurance expenditure reached VND 2,610 billion; health
insurance expenditure reached VND 2,255.6 billion and unemployment
insurance expenditure was VND 158.1 billion. The total number of persons
engaging in social insurance was 229.8 thousand at the end of 2017; 981.4
thousand persons joined health insurance and 221 thousand persons engaged in
unemployment insurance.
3. Investment
The whole society’s implemented investment at current prices reached
VND 36,043 billion in 2017, an increase of 2.14% over 2016 and equal to 47%
of GRDP, including: the state capital reached VND 10,382 billion, accounting
for 28,8% of the total capital and equaling to 99.3% in 2016; the non-state
sector gained VND 22,888.3 billion, accounting for 63.5% and increasing by
1.64%; foreign invested sector reached VND 2,772.7 billion, accounting for
7.7% and rising by 19.82%.

In terms of foreign direct investment (FDI) attraction, 112 new projects
were licensed in 2017, with the registered capital of USD 155.4 million, an
increase of 41.8% in project quanity and 2.03% in registered capital compared
to 2016. The total number of valid FDI projects until the end of 2017 was 561
with the total registered capital of USD 3,044 million.
4. Price Index and Core Inflation
The consumer price index (CPI) of the months in 2017 was less volatile
than that in 2016. This showed the positive impact of the price stability and
inflation control policies implemented by the Government on market prices in
Da Nang. CPI in December increased by 2.57% compared to that in December
2016, rising lower than that in 2016 (The price index in December 2016
increased by 4.55% over the same period in 2015). The average CPI in 2017
15


increased by 3.5% compared to that in 2016, lower than the whole country’s
CPI 0.03% and reached the National Assembly’s target of remaining under
5%.
In 2017, the core inflation was 2.53%, lower than that in 2016 (this index
in 2016 was 4.48% compared to that in 2015).
Gold price index in December 2017 increased by 5.88% over the same
period last year; the average annual rate in 2017 increased by 2.86% compared
to 2016. The USD price index in December 2017 rose by 0.11% over the same
period in 2016; the average annual rate in 2017 rose by 1.6% compared to that
in 2016.
5. Business registration
The number of newly established enterprises in Danang in 2017 hit a
new record with 5,201 enterprises, branches and representative offices. Their
total registered capital VND reached 27,625 billion, increasing by 15.02% in
volume and by 51.76% in total registered capital compared to 2016. In which,

there were 4,410 enterprises, increasing by 13.1%; 791 branches,
representative offices and business establishments, increasing by 27.2%
compared to that in 2016.
The number of enterprises, branches and representative offices
registering for temporarily suspending in 2017 were 69 units, decreasing by
46.5% compared to that in 2016, in which 66 enterprises, decreasing by 45.9%,
3 subordinate units.
In 2017, the city completed dissolution procedures for 437 enterprises,
branches, decreasing 6.02% compared to 2016, in which there were 248
enterprises, declining by 7.5% and 189 subordinate units, decreasing by 4.06%;
as of December 31st 2017, there were 2,559 enterprises and subordinate units
registering for the suspension of operation, including temporarily suspending
and awaiting dissolution.
6. Results of business - production activities in some sectors
6.1. The agriculture, forestry and fishing
In 2017, agricultural production in Da Nang in particular and the Central
Region in general faced many difficulties due to the impact of severe weather:
16


drought, flood continually occurring in the Central provinces. The rice area
reached 5,225 ha, focusing on two main crops: Winter - Spring and Rice Crop;
the annual rice yield was 31,389 tons, decreasing by 2.5% compared to that of
2016. The total paddy production in 2017 was estimated at 33,757 tons, a
decrease of 999 tons compared to 2016.
In 2017, the area of newly planted forest of Da Nang was estimated at
440 ha, increasing by 10% compared to 2016. Timber production gained
50,742 m 3, mainly from plantation exploitation, rising by 6.83% compared
to 2016.
In 2017, the fishery production reached 36,209 tons, increasing by 4.7%

compared to 2016, of which fishery caught production reached 35,373 tons,
rising by 4.8%; aquaculture production was 836 tons, increasing by 3.7%. As
of December 31st 2017, Da Nang has a total of 1,444 seafood exploiting
facilities with 1,444 ships, whose capacity was nearly 280 thousand CV.
6.2. Industry
The index of industrial production (IIP) in 2017 was estimated to have
increased by 9.6% against 2016, lower than the rate of 12.9% in 2016 and
12.6% in 2015. In the IIP, the mining and quarrying sector reached the highest
level of 20.8%; the electricity, gas, steam and air conditioning supply increased
by 11.7%; the manufacturing sector increased by 9.3%; the water supply,
sewerage, waste management and remediation activities grew by 7.9%. The
increase rate of the manufacturing was lower than that of 2016 due to a sharp
decline in some sestors: the manufacture of leather and related products
(decreasing by 12%); the manufacture of paper and paper products (declining
by 8.9%); the manufature of other non-metallic mineral products (dropped by
5.1%); the manufacture of textiles (falling by 2,4%).
The consumption index of the manufacturing industry in 2017 increased
by 17.1% compared to that of 2016. In which the consumption indexes of
some industries were higher than the general consumption index: the textiles
(rising by 55.1%); the manufacture of wearing apparel (increasing by 20.6%);
the manufacture of fabricated metal products (except machinery and
equipment) (increasing by 23.4%); the manufacture of computer, electronic
and optical products (up to 23.58%) ...
17


The industrial inventory index of manufacturing as of December 31 st
2017 was estimated to have increased 58% over the same time point in 2016.
The increase rates of some industries were higher than the general level over
the same period, such as: the manufacture of wearing apparel, chemicals and

chemical products, pharmaceuticals, medicinal chemical and botanical
products. Some industries had the inventory indexes being lower than the
general inventory level, such as: the manufacture of food products, paper and
paper products, rubber and plastics products.
6.3. Trade and services
Gross retail sales of goods in 2017 was estimated to have reached VND
46.7 trillion, rising by 9.3% over the previous year (increased by 7.1% in
2016); revenue from accommodation, food and travel services was estimated
to have reached VND 16.6 trillion, increasing by 10.6% compared to that in
2016 (rising by 13.5% in 2016).
Passenger transport by land and water in 2017 was estimated to have
reached 44.4 million passengers, increasing by 8.9% over the previous year
and 1,489 million passengers-km, rising by 11.6% compared to the previous
year. Freight transport by land and water in 2017 reached 40.7 million tons,
increasing by 10.4% over the previous year and 3,632 million tons.km, rising
by 11.8%.
The total number of visitors serviced by accommodation establishment in
2017 reached 4.2 million persons, increasing by 4.8%, of whom foreign
visitors hit a record of 1.03 million visitors, rising by 20%; the total number of
visitors serviced by travelling establishments in 2017 reached 423.2 thousand
persons, falling by 8.2%, of whom foreign visitors were 182.8 thousand
persons, increasing by 9.4%.
7. Some social issues
7.1. Population, labor and employment
The average population of Da Nang in 2017 reached 1,064 thousand
persons, an increase of 18.8 thousand persons, equivalent to 1.8% compared to
2016, in which the urban population was 932.4 thousand persons, accounting
for 87.63%; the rural population was 131.6 thousand persons, accounting for

18



12.37%; male population was 525.6 thousand persons, accounting for 49.39%;
female population was 538.5 thousand persons, accounting for 50.61%.
The labor force aged 15 or above in Da Nang was estimated at 567.6
thousand persons in 2017, an increase of 11.5 thousand persons over 2016. The
labor force aged 15 or above working in economic sectors was estimated at
546.4 thousand persons in 2017, an increase of 13.5 thousand persons over the
previous year, with the respective shares of 5.32%, 29.13% and 65.56% for the
agriculture - forestry - fishing; industry and construction and services. The
percentage of trained employees at working age was estimated at 40.5% in
2017, lower than the rate of 40.9% in 2016.
The unemployment rate of labor force at working age was 3.97% in
2017, with the urban and rural areas’ unemployment rates of 4.16% and 2.64%
respectively. The underemployment rate of labor force at working age was
0.49% in 2016, with the respective rates for urban and rural areas of 0.51%
and 0.38%.
The labor productivity of the whole economy in 2017 at current prices
gained 92.53 million VND/worker (about 5,442 USD /worker). At constant
prices of 2010, the labor productivity of the entire economy was estimated to
have increased by 3.81% in 2017 compared to that in 2016.
7.2. Living standards
In 2016, the monthly average income per capita of the whole city at
current prices was estimated at VND 4,369 thousand, rising by 21% against
2014, of which the urban area reached VND 4,606 thousand and the rural area
reached VND 2,470 thousand. The poverty rate according to the
multidimensional poverty standard in 2017 was 1.5%.
7.3. Social order and safety
In 2017, there were 107 traffic accidents in Da Nang, causing 65 deaths
and 74 injuries. Compared with 2016, the number of traffic accidents this year

declined by 21%; the number of the dead decreased by 26%; the number of
injured people went down by 24%.

19


In 2017, the whole city had 53 fire and explosion cases, causing 4 deaths
and 01 injury, with an estimated damage of VND 3,041 million. Compared
with the previous year, the number of fire and explosion cases increased by 13
cases, the number of death rose by 3 persons, the number of injuries declined
by 6 persons and the estimated loss decreased by 31%.
By the end of 2017 - the year of building Da Nang according to the
program "The Four-Security City", with the requirements of ensuring social
order and safety, traffic safety, food hygiene and social security, Da Nang in
general still faced many difficulties and challenges: the poor state management
in some aspects; the discipline problems in some administrative offices,
hotspots of environmental pollution; illegal construction, the "The FourSecurity City" program with many issues that need to be strengthened and
improved; some shortcomings in management and leadership of key city
leaders… However, in the context of many difficulties and challenges, Da
Nang recorded some certain achievements: living standard better; stable
economic development; feasible and growth in investment and construction
situation. In addition, the city successfully organized many important
diplomatic and economic activities such as:
Real estate investment
consultations; Conference on the fourth industrial revolution; the Da Nang Shandong (China) agricultural and economic cooperation... In particular, Da
Nang successfully coordinated the APEC 2017 Summit and organized the
Danang Investment Forum 2017, which helped to expand great opportunities
for promoting the image of Da Nang to the world, boosting investment,
linking, cooperating and developing tourism.
However, Da Nang’s economy in 2017 still faced some shortcomings and

weaknesses showing the lower than expected growth rate; low growth quality,
low efficiency and competitiveness of the whole economy in general and the
business sector in particular, especially, Da Nang hasn’t had the high quality
and specific products. In the 2018 action plan, the city has set a general goal
for 2018 with the theme of “The Year of Boosting Investment Attraction” to
promote the success of the APEC 2017 in socio-economic development.

20


21


ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, ĐẤT ĐAI VÀ KHÍ HẬU
ADMINISTRATIVE UNIT, LAND AND CLIMATE
Biểu
Table

1

Chỉ tiêu - Indicator

Trang
Page

Số đơn vị hành chính có đến 31/12/2017
phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh
Number of administrative units as of 31 Dec. 2017 by district

31


2

Hiện trạng sử dụng đất năm 2017
Land use in 2017

32

3

Hiện trạng sử dụng đất tính đến 2017 phân theo loại đất
và phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh
Land use by province as of 2017 by types of land
and by district

33

Cơ cấu đất sử dụng tính đến 2017 phân theo loại đất
và phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh
Structure of used land by province as of 2017
by types of land and by district

34

Chỉ số biến động diện tích đất năm 2017 so với năm 2016
phân theo loại đất và phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh
Change in natural land area index in 2017 compared to 2016
by types of land and by district

35


6

Nhiệt độ không khí trung bình tại trạm quan trắc
Mean air temperature at stations

36

7

Số giờ nắng tại trạm quan trắc
Monthly sunshine duration at stations

37

8

Lượng mưa tại trạm quan trắc
Monthly rainfall at stations

38

9

Độ ẩm không khí trung bình tại trạm quan trắc
Monthly mean humidity at stations

39

10


Mực nước một số sông chính tại trạm quan trắc
Water level of some main rivers at the stations

40

4

5

22


23


GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU
THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI, KHÍ HẬU
ĐẤT ĐAI
Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính được xác định gồm toàn bộ
diện tích các loại đất trong phạm vi đường địa giới của từng đơn vị hành chính
đã được xác định theo quy định của pháp luật.
Đất sản xuất nông nghiệp là đất đang dùng vào sản xuất nông nghiệp,
bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.
Đất lâm nghiệp là đất đang có rừng (gồm rừng tự nhiên và rừng trồng)
đạt tiêu chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng
và đất mới được trồng rừng hoặc trồng kết hợp khoanh nuôi tự nhiên
Đất chuyên dùng bao gồm đất trụ sở cơ quan nhà nước; đất xây dựng
công trình sự nghiệp; đất quốc phòng; đất an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi

nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng.
Đất ở là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ cho đời
sống; đất vườn, ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân
cư (kể cả trường hợp vườn, ao gắn liền với nhà ở riêng lẻ) đã được công nhận
là đất ở. Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử
dụng, bao gồm đất bằng chưa sử dụng; đất đồi núi chưa sử dụng; núi đá không
có rừng cây.
KHÍ HẬU
Nhiệt độ không khí trung bình các tháng là số bình quân của nhiệt độ
không khí trung bình của các ngày trong tháng.
Nhiệt độ không khí trung bình năm là số bình quân của nhiệt độ không
khí trung bình các ngày trong năm.
• Nhiệt độ không khí được đo bằng nhiệt kế thường, nhiệt kế tối cao
(thủy ngân), nhiệt kế tối thấp (rượu) và nhiệt ký (bộ phận cảm ứng là một tấm
24


lưỡng kim) đặt trong lều khí tượng ở độ cao 2m cách mặt đất nơi không có
trực xạ của bức xạ mặt trời.
• Nhiệt độ không khí trung bình ngày được tính theo phương pháp bình
quân số học giản đơn từ kết quả của 4 lần quan trắc chính trong ngày tại thời
điểm 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ và 19 giờ, hoặc được tính từ kết quả của 24 lần quan
trắc tại các thời điểm 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ,… và 24 giờ của nhiệt kế.
Số giờ nắng trong các tháng là tổng số giờ nắng các ngày trong tháng
cộng lại. Số giờ nắng là số giờ có cường độ bức xạ mặt trời trực tiếp với giá trị
bằng hay lớn hơn 0,1 kw/m² (≥ 0,2 calo/cm² phút). Thời gian nắng được đo
bằng nhật quang ký.
Tổng số giờ nắng trong năm là tổng số giờ nắng các ngày trong năm.
Lượng mưa trong tháng là tổng lượng mưa của các ngày trong tháng.

Lượng mưa là độ dày tính bằng milimét (mm) của lớp nước nổi do mưa tạo
nên trên một bề mặt phẳng tại một địa điểm được đo bằng vũ kế và vũ ký.
Tổng lượng mưa trong năm là tổng lượng mưa của các ngày trong năm.
Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm là số bình quân của
độ ẩm không khí tương đối trung bình của các ngày trong tháng.
• Độ ẩm không khí tương đối là tỷ số giữa sức trương hơi nước có trong
không khí và sức trương hơi nước bão hòa (tối đa) ở cùng một nhiệt độ. Nó
được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm (%). Độ ẩm không khí được đo bằng ẩm kế
và ẩm ký.
• Độ ẩm không khí tương đối trung bình ngày được tính theo phương
pháp bình quân số học giản đơn từ kết quả của 4 lần quan trắc chính trong
ngày tại thời điểm 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ và 19 giờ, hoặc được tính từ kết quả của
24 lần quan trắc tại các thời điểm 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ,… và 24 giờ của ẩm ký.
Độ ẩm không khí trung bình năm là số bình quân của độ ẩm không khí
tương đối trung bình của các ngày trong năm.
Mực nước là độ cao của mặt nước nơi quan sát so với mặt nước biển,
được tính theo centimét (cm). Để quan trắc mực nước người ta thường dùng
hệ thống cọc, thước và máy tự ghi.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×