Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về Khoa học và Công nghệ cấp huyện qua thực tế ở tỉnh Ninh Bình (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.71 KB, 89 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN CHIẾN LƢỢC VÀ CHÍNH SÁCH
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TRỊNH THU HOÀI

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP HUYỆN
QUA THỰC TẾ Ở TỈNH NINH BÌNH

Ngành: Quản lý khoa học và công nghệ
Mã số: 834 04 12

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG DUY THỊNH

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự
của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sỹ
Đặng Duy Thịnh.
Các số liệu sử dụng trong luận văn có trích dẫn nguồn rõ ràng. Các
kết luận nghiên cứu trong luận văn được đúc kết từ cơ sở lý luận đến thực
tiễn của vấn đề luận văn cần giải quyết.


Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./.
Học viên

Trịnh Thu Hoài


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP
HUYỆN .............................................................................................................. 7
1.1. Khái niệm về khoa học và công nghệ, hoạt động khoa học và công nghệ,
chính sách khoa học và công nghệ, quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.... 7
1.2. Cơ sở lý luận của chính sách quản lý nhà nước về khoa học và công
nghệ địa phương ................................................................................................ 16
1.3. Thực tiễn về chính sách khoa học và công nghệ địa phương của nước

ngoài .................................................................................................................. 19
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỪ THỰC TIỄN TỈNH NINH BÌNH ...... 24

2.1. Khái quát về tỉnh Ninh Bình ...................................................................... 24
2.2. Thực trạng các chính sách QLNN về khoa học và công nghệ trên địa
bàn tỉnh Ninh Bình 2011-2016.......................................................................... 35
2.3. Đánh giá khái quát chung những mặt được và hạn chế của chính sách
quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ tỉnh Ninh Bình ............................. 58
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP HUYỆN ............. 64
3.1. Bối cảnh của giai đoạn phát triển và nhu cầu tăng cường các chính sách
quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ địa phương .................. 64

3.2. Quan điểm, nguyên tắc hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về

khoa học và công nghệ cấp huyện ...................................................................... 67
3.3. Các giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về khoa học và công
nghệ cấp huyện .................................................................................................. 69
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 80


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
KH&CN

Khoa học và Công nghệ

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

NN&PTNT

Nông nghiệp và phat triển nông thôn

HĐND

Hội đồng Nhân dân


UBND

Ủy ban nhân dân

SHTT

Sở hữu trí tuệ

CNNT

Công nghiệp nông thôn

KHKT

Khoa học Kỹ thuật

NTMN

Nông thôn miền núi

CN- TTCN

Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp

SNKH

Sự nghiệp khoa học

DN


Doanh nghiệp

CGCN

Chuyển giao công nghệ

NC&PT

Nghiên cứu và phát triển

TĐC/TC-ĐL-CL

Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NC&TK

Nghiên cứu và triển khai

QLNN

Quản lý nhà nước

HTX

Hợp tác xã


ĐMST

Đổi mới sáng tạo


DANH MỤC SƠ ĐỒ/ BẢNG BIỂU
STT

Tên sơ đồ

Nội dung

1

Sơ đồ 1

Quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ

2

Sơ đồ 2

Mô hình về chính sách

3

Sơ đồ 3

Mô hình về chính sách KH&CN



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, không ai có thể phủ nhận được vai trò đặc biệt quan trọng của
khoa học và công nghệ (KH&CN) đối với sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH)
của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, KH&CN đã được xác định "là quốc sách hàng đầu,
là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân
tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội", là "động lực đẩy nhanh quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa".
Đại hội Trung ương 6 khóa XI đã đưa ra mục tiêu tổng quát: “Phát triển
mạnh mẽ khoa học và công nghệ, làm cho khoa học và công nghệ thực sự là động
lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi
trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và là nước công nghiệp hiện đại theo
định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI”. Khi thêm vào hai chữ “thực sự”
trước cụm từ “là động lực quan trọng nhất”, Đảng ta muốn nhấn mạnh sự cần thiết
phải phát triển khoa học, công nghệ, đặt ra yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ
của đất nước lên một tầm cao mới, khắc phục những yếu kém trong thời gian qua,
coi đây là công việc trọng yếu và thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân và toàn
quân ta. “Khoa học, công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu” cũng có nghĩa là mọi
chủ trương, chính sách phát triển đất nước, phát triển kinh tế - xã hội cũng như bảo
vệ Tổ quốc đều phải dựa vào khoa học, công nghệ và thực hiện bằng khoa học,
công nghệ; khoa học, công nghệ phải đứng hàng thứ nhất và đi trước một bước
trong mọi chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước.
Nghị quyết số 20 Hội nghị Trung ương khóa 6 khóa XI kết luận: “Tiếp tục
đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ cơ chế quản lý tài chính, tổ chức và hoạt động khoa
học - công nghệ…”
Quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc tập trung đầu tư, đổi mới và phát

triển KH&CN rất rõ ràng và quyết liệt. Tuy nhiên, nhận thức của cán bộ lãnh đạo

1


cấp huyện, cấp tỉnh về vai trò, vị trí, cũng như tầm quan trọng của KH&CN trong
việc phát triển KT-XH chưa đầy đủ.
Tại các địa phương, việc xây dựng và áp dụng chính sách nhằm nâng cao
hiệu lực quản lý và thúc đẩy phát triển hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ
KH&CN trên địa bàn huyện của các tỉnh còn nhiều khó khăn, phức tạp và hiệu quả
không cao.
Hoạt động quản lý nhà nước (QLNN) về KH&CN cấp huyện ở tỉnh Ninh
Bình trong thời gian qua bên cạnh những kết quả đạt được cũng bộc lộ nhiều yếu
kém, bất cập từ xây dựng, ban hành chính sách; áp dụng, tuân thủ chính sách và xử
lý vi phạm chính sách về KH&CN.
Thực tế cho thấy, công tác quản lý KH&CN cấp huyện, chính sách thúc đẩy
chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN trên địa bàn huyện đang là một vấn đề ngay
bản thân Bộ KH&CN cũng đang trong quá trình chỉ đạo thực hiện, rút kinh nghiệm
và từng bước hoàn thiện.
Trong Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Ninh Bình đến năm 2020,
mục tiêu tổng quát trong phát triển KT-XH của tỉnh là: Phát triển kinh tế nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất
tiên tiến, bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Hỗ trợ các hoạt động
sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất sản phẩm công nghiệp đặc
trưng là lợi thế của tỉnh, sản phẩm truyền thống tiêu biểu nông nghiệp, nông thôn,
làng nghề; Hỗ trợ các chương trình phát triển nghề, làng nghề, nghệ nhân, chương
trình khuyến công ưu tiên, Khuyến khích, hỗ trợ áp dụng sản xuất sạch hơn tại các
cơ sở sản xuất công nghiệp…
Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011- 2020 của tỉnh Ninh Bình đã
đưa ra giải pháp phát triển KH&CN cho giai đoạn 2016- 2020 là “ Nâng cao nhận

thức cho cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ chuyên môn, đội ngũ lãnh đạo và nhân
dân về vai trò của KH&CN; Tập trung nghiên cứu, phát triển sản xuất; Xây dựng
thương hiệu các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có thế mạnh ở địa phương, góp phần
xây dựng nông thôn mới; Đẩy mạnh xã hội hóa trong nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ, …”.

2


Trong bối cảnh đó, đề tài: Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về
Khoa học và Công nghệ cấp huyện qua thực tế ở tỉnh Ninh Bình đã được lựa chọn để
nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn huyện, thành phố của
tỉnh trong sự nghiệp CNH, HĐH. Trong quá trình triển khai nghiên cứu, tôi thấy cấp
huyện là một cấp cơ sở ở địa phương, phụ thuộc vào sự phân cấp của cấp tỉnh. Để đảm
bảo tính hệ thống, tôi ngoài việc chú trọng nghiên cứu chính sách quản lý KH&CN cấp
huyện thì đã nghiên cứu cả các vấn đề có liên quan do cấp tỉnh, cấp trung ương triển
khai trên địa bàn cấp huyện, làm rõ mối tương quan của cấp tỉnh và cấp huyện trong
vấn đề quản lý KH&CN. Do vậy nội dung có đề cập đến cả quản lý KH&CN cấp tỉnh
và một số chính sách của trung ương.
Đây là một đề tài vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn, và hy
vọng rằng sẽ có được những đóng góp thiết thực cho việc hoạch định các chính sách
thúc đẩy tiến bộ KH&CN các địa phương nói chung, cũng như ở Ninh Bình nói
riêng, tạo ra tiền đề cho phát triển KT-XH ở địa phương.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động Khoa học và Công nghệ cấp
huyện như:
+ Luận văn Thạc sỹ: “Chính sách thúc đẩy tiến bộ KH&CN trên địa bàn
huyện tại tỉnh Nam Định” năm 2010 của tác giả Mai Thanh Long;
+ Luận văn Thạc sỹ: “Tác động của chính sách tài chính tới hoạt động KH&CN
trên địa bàn huyện thuộc tỉnh Đồng Nai” năm 2011 của tác giả Trần Tân Phong;

+ Luận văn Thạc sỹ: “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khoa
học và công nghệ cấp huyện ở tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2020” của tác giả
Dương Vũ Diễm Hồng;
+ Luận văn Thạc sỹ: “Đổi mới mô hình tổ chức quản lý để nâng cao hiệu lực
quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn cấp huyện ở Thanh Hóa” năm 2014 của
tác giả Vũ Văn Khoa;
+ Luận văn thạc sỹ: “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động
KH&CN cấp huyện qua thực tiễn tại tỉnh Long An” năm 2015 của tác giả Nguyễn
Thị Huyền Trang;

3


+ Đề tài: “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng sản
phẩm, hàng hóa của UBND các huyện, thành phố ở tỉnh Bắc Giang” của nhóm tác
giả của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bắc Giang…
Ngoài ra, đã có nhiều chính sách được đưa ra nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt
động KH&CN tại các ngành, lĩnh vực và các địa phương.
Qua nghiên cứu chính sách quản lý KH&CN ở địa phương một số nước
trong khu vực, các chính sách quản lý KH&CN địa phương trong nước và các luận
văn nêu trên, tác giả nhận thấy có nhiều giải pháp, bài học có giá trị được triển khai,
áp dụng thành công, nhưng cơ bản chỉ là giải quyết từng vấn đề riêng, chưa mang
tính bao trùm. Chính sách thúc đẩy phát triển hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh,
huyện vẫn là một vấn đề gây lúng túng cho các cấp lãnh đạo, cần phải sửa đổi, bổ
sung cho phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
Hoàn thiện các chính sách thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN
cấp huyện làm tiền đề cho việc quản lý hoạt động KH&CN cấp huyện một cách có
hệ thống, hiệu lực, hiệu quả; ứng dụng, nhân rộng các tiến bộ KH&CN trong sản

xuất đem lại hiệu quả KT-XH.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của các chính
sách thúc đẩy hoạt động KH&CN phục vụ phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh.
- Phân tích và đánh giá thực trạng các chính sách thúc đẩy hoạt động
KH&CN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (chính sách đầu tư cho KH&CN như nhân lực,
vật lực và tài lực; chính sách khuyến khích mọi người, mọi thành phần kinh tế, mọi
doanh nghiệp tìm kiếm ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN vào hoạt động quản
lý hoặc sản xuất kinh doanh,...).
- Hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn tỉnh
(Nâng cao nhận thức, phối kết hợp, biện pháp hành chính, tổ chức, con người; Bố trí
các nguồn lực,... để: Tăng cường các hoạt động NC&PT; Ứng dụng, chuyển giao
công nghệ (CGCN), đặc biệt là hỗ trợ tài chính; Đẩy mạnh các dịch vụ cần thiết,

4


như SHTT, thông tin KH&CN, TĐC; Khen thưởng, tôn vinh để nâng cao giá trị xã
hội, tạo uy tín trong cộng đồng;...).
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn của các Chính
sách quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động nghiên cứu, ứng dụng,
chuyển giao KH&CN và các dịch vụ KH&CN phục vụ phát triển KT-XH trên địa
bàn tỉnh, huyện.
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Phạm vi thời gian: 2011-2016.
- Phạm vi không gian: Địa bàn nghiên cứu bao gồm 8 huyện và thành phố
thuộc tỉnh Ninh Bình (Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn, Nho Quan, Gia Viễn, Hoa
Lư, thành phố Ninh Bình và thành phố Tam Điệp).

5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận:
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử: được sử dụng để phân tích các tài liệu lý
thuyết đã có nhằm phát hiện xu hướng, các trường phái nghiên cứu… từ đó xây
dựng tổng quan về vấn đề nghiên cứu của đề tài;
- Phương pháp giả thuyết: là phương pháp nghiên cứu đối tượng bằng cách
dự đoán bản chất của đối tượng và chứng minh các dự đoán đó. Phương pháp giả
thuyết có hai chức năng: dự báo và dẫn đường, nó đóng vai trò là một phương pháp
nhận thức, phương pháp nghiên cứu khoa học;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: là phương pháp phân tích lý thuyết
thành những vấn đề, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian; mối liên kết giữa
những vấn đề, mối quan hệ từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể để
chọn lọc những thông tin cần thiết, tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu
sắc phục vụ cho chủ đề nghiên cứu.
* Các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp tài liệu: được sử dụng
trong quá trình thu thập, tìm kiếm các cơ sở lý luận, tổng hợp hệ thống hóa và phân

5


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full

















×