Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

Nghiên cứu quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư công trong xây dựng công trình đường bộ ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 179 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

ĐỖ VĂN THUẬN

NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CÔNG TRONG XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

ĐỖ VĂN THUẬN

NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CÔNG TRONG XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý Xây dựng
Mã số: 9.58.03.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Đinh Đăng Quang
2. TS Nguyễn Quỳnh Sang



Hà Nội - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công
trình nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày……tháng…....năm 2019
Tác giả

Đỗ Văn Thuận


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ..................................................................................ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CÔNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH ĐƯỜNG BỘ..................................................................................................4
1.1. Lược khảo các công trình nghiên cứu có liên quan về hoạt động đầu tư
công và quản lý nhà nước hoạt động đầu tư công trong xây dựng công trình
đường bộ.....................................................................................................................4

1.1.1. Những nghiên cứu trong nước ..........................................................................4
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về đầu tư công nói chung ................4
1.1.1.2. Những nghiên cứu quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư công trong xây
dựng công trình đường bộ ...........................................................................................6
1.1.2. Những nghiên cứu ở nước ngoài .......................................................................9
1.1.3. Nhận xét chung về kết quả đạt được của các công trình đã công bố liên quan
đến quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư công trong xây dựng công trình
đường bộ....................................................................................................................13
1.2. Khoảng trống và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ........................................13
1.2.1. Khoảng trống nghiên cứu của đề tài luận án ...................................................13
1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ......................................................................14
1.3. Khung nghiên cứu của luận án .......................................................................15
1.3.1. Hướng tiếp cận và giải quyết nhiệm vụ của luận án .......................................15
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................16
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CÔNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH ĐƯỜNG BỘ ...............................................................................................19


iii

2.1. Cơ sở lý luận về đầu tư công và quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư
công ...........................................................................................................................19
2.1.1. Đầu tư công và hoạt động đầu tư công ...........................................................19
2.1.1.1. Khái niệm về đầu tư công ............................................................................19
2.1.1.2. Đặc điểm của hoạt động đầu tư công ...........................................................20
2.1.1.3. Các lĩnh vực đầu tư công theo quy định pháp luật .......................................21
2.1.1.4. Các chủ thể liên quan đến hoạt động đầu tư công .......................................22
2.1.2. Quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư công...................................................23
2.1.2.1. Vai trò của quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư công ..............................23

2.1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư công ................................23
2.1.2.3. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư công 26
2.2. Công trình đường bộ và hoạt động đầu tư công trong xây dựng công trình
đường bộ...................................................................................................................29
2.2.1. Công trình đường bộ .......................................................................................29
2.2.2. Hoạt động đầu tư công trong xây dựng công trình đường bộ .........................32
2.2.2.1. Khái niệm về hoạt động đầu tư công và dự án đầu tư công trong xây dựng
công trình đường bộ ..................................................................................................32
2.2.2.2. Các hình thức đầu tư công trong xây dựng công trình đường bộ ................33
2.2.2.3. Đầu tư công theo hình thức đối tác công tư trong xây dựng công trình
đường bộ....................................................................................................................35
2.3. Quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư công trong xây công trình đường bộ... 36
2.3.1. Khái niệm quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư công trong xây dựng công
trình đường bộ ...........................................................................................................36
2.3.2. Nội dung của quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư công trong xây dựng
công trình đường bộ ..................................................................................................37
2.3.3. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư công trong xây dựng
công trình đường bộ ..................................................................................................43
2.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư công trong
xây dựng công trình đường bộ. .................................................................................44


iv

2.3.4.1. Các nhân tố khách quan ...............................................................................44
2.3.4.2. Các nhân tố chủ quan ...................................................................................46
2.4. Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư công
trong xây dựng công trình đường bộ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ........47
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư công trong xây dựng
công trình đường bộ của một số nước trong khu vực ...............................................47

2.4.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc ......................................................................47
2.4.1.2. Kinh nghiệm của Malaysia...........................................................................50
2.4.2. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ....................................................51
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU
TƯ CÔNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM ... 53
3.1. Hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam và tình hình vốn đầu tư.. 53
3.1.1. Thực trạng về hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ...............................53
3.1.2. Tình hình vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ...........56
3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư công trong xây
dựng công trình đường bộ ở Việt Nam .................................................................60
3.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư
công trong xây dựng công trình đường bộ ................................................................60
3.2.2. Công tác quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển công trình đường bộ ...........68
3.2.3. Công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động
đầu tư công trong xây dựng công trình đường bộ ở Việt Nam .................................76
3.2.4. Hợp tác quốc tế về đầu tư công .......................................................................79
3.2.5. Thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư công theo hình thức PPP
trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam .............................83
3.3. Đánh giá tổng hợp thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư công
trong xây dựng công trình đường bộ ở Việt Nam ................................................87
3.3.1. Những thành công ...........................................................................................87
3.3.2. Những hạn chế, tồn tại cần khắc phục ............................................................89
3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế .........................................................92


v

CHƯƠNG 4: HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU
TƯ CÔNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM ... 94
4.1. Định hướng đầu tư và phát triển giao thông đường bộ Việt Nam đến 2020

và tầm nhìn 2030 .....................................................................................................94
4.2. Định hướng công tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư công trong xây
dựng công trình đường bộ ở Việt Nam .................................................................96
4.3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư công
trong xây dựng công trình đường bộ ở Việt Nam ................................................97
4.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý và chính sách về hoạt động đầu tư công trong xây
dựng công trình đường bộ .........................................................................................98
4.3.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư
công trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ.................................................102
4.3.3. Nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ trong các cơ quan quản lý nhà
nước về hoạt động đầu tư công trong xây dựng giao thông đường bộ ...................103
4.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá của các cơ quan quản lý
nhà nước và giám sát cộng đồng .............................................................................105
4.3.5. Tăng cường hợp tác quốc tế về hoạt động đầu tư công trong xây dựng công
trình đường bộ .........................................................................................................107
4.4. Đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp ..........................107
4.4.1. Tính cấp thiết của các giải pháp ....................................................................108
4.4.2. Tính khả thi của các giải pháp .......................................................................109
4.4.3. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp .................111
KẾT LUẬN ............................................................................................................113
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ........116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................117
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa đầy đủ tiếng việt

BOT

Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao

BT

Xây dựng – chuyển giao

BTO

Xây dựng – chuyển giao – kinh doanh

CĐT

Chủ đầu tư

CTĐB

Công trình đường bộ

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

ĐTC

Đầu tư công


ĐTPT

Đầu tư phát triển

FDI

Vốn đầu tư trực tiếp

GTĐB

Giao thông đường bộ

GTVT

Giao thông vận tải

KHĐT

Kế hoạch đầu tư

KTNN

Kiểm toán nhà nước

NSĐP

Ngân sách địa phương

NSNN


Ngân sách nhà nước

NSTW

Ngân sách trung ương

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

PPP

Đối tác công – tư

QLDA

Quản lý dự án

QLHĐ

Quản lý hoạt động

QLNN

Quản lý nhà nước

TSCĐ

Tài sản cố định


VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật

XDCT

Xây dựng công trình


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Phân bố đối tượng khảo sát.......................................................................17
Bảng 1.2. Kinh nghiệm nghề nghiệp của đối tượng khảo sát ...................................17
Bảng 1.3. Lĩnh vực hoạt động của đối tượng được khảo sát (LIENQUAN) ............18
Bảng 3.1. Hiện trạng giao thông đường bộ Việt Nam ..............................................54
Bảng 3.2. Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng GTĐB giai đoạn 2011-2017...................56
Bảng 3.3. Hỗ trợ trực tiếp NSNN cho các dự án BOT đường bộ .............................57
Bảng 3.4. Dự án sử dụng vốn dưới hình thức PPP từ năm 2002 - 2017 ...................59
Bảng 3.5. Hiểu biết và nhận thức chung về đầu tư công ..........................................63
Bảng 3.6. Phân tích mô tả chỉ tiêu hiểu biết chung (HB) về đầu tư công .................63
Bảng 3.7. Phân tích phương sai của các chỉ tiêu HB a,b ............................................64
Bảng 3.8. Phân tích tương quan các chỉ tiêu HB (Correlations) ...............................68
Bảng 3.9. Kế hoạch vốn đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam giai đoạn
2012-2017 do Bộ GTVT quản lý ..............................................................................70
Bảng 3.10. Chỉ tiêu đánh giá thực trạng công tác lập kế hoạch đầu tư .....................71
Bảng 3.11 Phân tích thống kê các chỉ tiêu liên quan lập kế hoạch đầu tư ................71
Bảng 3.12. Phân tích phương sai của các chỉ tiêu KH a,b ..........................................72
Bảng 3.13. Phân tích tương quan các chỉ tiêu KH (Correlations).............................73
Bảng 3.14. Chi tiêu đánh giá về hoạt động tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư ........73

Bảng 3.15. Thống kê mô tả các chỉ tiêu tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư.............74
Bảng 3.16. Phân tích phương sai của các chỉ tiêu TC a,b ..........................................74
Bảng 3.17. Phân tích tương quan các chỉ tiêu TC (Correlations) .............................74
Bảng 3.18. Chi tiêu đánh giá về công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch đầu tư ..........75
Bảng 3.19. Thống kê mô tả các chỉ tiêu chỉ đạo thực hiện kế hoạch đầu tư .............75
Bảng 3.20. Phân tích phương sai của các chỉ tiêu CD a,b ..........................................76
Bảng 3.21. Phân tích tương quan các chỉ tiêu CD (Correlations) .............................76
Bảng 3.22. Chi tiêu đánh giá về hoạt động kiểm soát thực hiện kế hoạch đầu tư ....78
Bảng 3.23. Thống kê mô tả các chỉ tiêu giám sát thực hiện kế hoạch đầu tư ...........78
Bảng 3.24. ANOVA Test Statistics of KS a,b ............................................................79


viii

Bảng 3.25. Phân tích tương quan các chỉ tiêu KS (Correlations) .............................79
Bảng 3.26. Hiểu biết về hợp tác quốc tế về đầu tư công ...........................................82
Bảng 3.27. ANOVA analyses of HT a,b ....................................................................82
Bảng 3.28. Phân tích tương quan các chỉ tiêu HT (Correlations) .............................82
Bảng 3.29. Số lượng và vốn đầu tư theo hình thức ppp giai đoạn 2011-2017 .........83
Bảng 3.30. Hiểu biết và nhận thức đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) .....86
Bảng 3.31. Phân tích mô tả chỉ tiêu hiểu biết chung về đầu tư theo hình thức PPP .86
Bảng 3.32. ANOVA analyses of DTC a,b ..................................................................87
Bảng 3.33. Phân tích tương quan các chỉ tiêu DTC (Correlations) ..........................87
Bảng 4.1. Nhu cầu đầu tư phát triển giao thông đường bộ VN đến 2020.................96
Bảng 4.2. Đánh giá tính cấp thiết của các giải pháp ...............................................108
Bảng 4.3. Mức độ khả thi của giải pháp .................................................................110
Bảng 4.4. Thứ tự ưu tiên của các giải pháp có tính cấp thiết và tính khả thi cao ...111


ix


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Khung nghiên cứu của luận án ..................................................................15
Hình 1.2. Biểu đồ phân phối mẫu khảo sát ...............................................................18
Hình 2.1. Đặc trưng cơ bản của hạ tầng giao thông đường bộ .................................30
Hình 3.1. Biểu đồ đầu tư của NSNN/ tổng số vốn đầu tư vào GTĐB qua các năm .57
Hình 3.2. Phân tích hậu định nhóm chỉ tiêu HB1 theo DOITUONG .......................64
Hình 3.3 Phân tích hậu định nhóm chỉ tiêu HB2 theo DOITUONG ........................65
Hình 3.4. Phân tích hậu định nhóm chỉ tiêu HB3 theo DOITUONG .......................66
Hình 3.5. Phân tích hậu định nhóm chỉ tiêu HB4 theo DOITUONG .......................67
Hình 3.6. Phân tích hậu định nhóm chỉ tiêu KH2 theo DOITUONG .......................72
Hình 4.1. Giải pháp hoàn thiện QLNN về ĐTC trong xây dựng công trình đường bộ .98


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và đầu tư vào các dự án phục vụ phát triển kinh tế
xã hội. Đầu tư công trong xây dựng công trình đường bộ là một trong những đầu tư
quan trọng nhất, nhằm phục vụ cho tiến trình phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo anh
ninh quốc phòng. Trong những năm gần đây, nhờ sự quan tâm đầu tư đặc biệt, hạ tầng
giao thông vận tải nói chung và giao thông đường bộ nói riêng đã có những bước tiến
vượt bậc. Hàng năm nhà nước bỏ ra lượng tiền rất lớn từ ngân sách, trái phiếu chính
phủ, ODA và nhiều nguồn vốn khác để đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường
bộ. Cùng với đó hàng loạt các công trình đường bộ có qui mô lớn, hiện đại đã hoàn
thành và đưa vào sử dụng đang phát huy hiệu quả to lớn trong việc thúc đẩy phát triển
kinh tế xã hội, kết nối các vùng miền, gia tăng đô thị hóa, tạo việc làm, nâng cao mức
thu nhập, cải thiện đời sống....Hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư nói chung và

đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ nói riêng cũng không ngừng được
củng cố hoàn thiện. Năng lực của các chủ thể quản lý đầu tư xây dựng các công trình
giao thông đường bộ, những năm qua cũng chuyển biến rõ nét. Nhờ sự bố trí, phân cấp
hợp lý và cả kinh nghiệm học tập trong quá trình hội nhập, các chủ đầu tư tiếp cận và
quản lý thành công nhiều dự án, trong đó có những dự án có quy mô lớn và đặc biệt
quan trọng.
Tuy nhiên, hoạt động đầu tư công trong xây dựng các công trình giao thông
đường bộ vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế, làm giảm hiệu quả đầu tư, gây lãng phí thất
thoát ngân sách, cần phải nhanh chóng khắc phục. Chẳng hạn: Thủ tục đầu tư rườm rà,
phức tạp; quá trình đầu tư thì dàn trải, manh mún, thiếu đồng bộ; mất cân đối nguồn
vốn; tiến độ thi công chậm, chất lượng công trình kém, giá bị đội lên cao, nợ
đọng…Có rất nhiều nguyên nhân của những tồn tại nêu trên, tuy nhiên một nguyên
nhân không thể không nhắc đến đó là sự yếu kém từ khâu quản lý, đặc biệt là quản lý
nhà nước.
Hiện nay ở Việt Nam, các vấn đề lý luận về đầu tư công (như chính sách đầu tư
công, mô hình đầu tư công, hiệu quả đầu tư…) đã được nhiều nhà khoa học và cơ quan
quản lý quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả thì việc nghiên cứu


2

chuyên sâu về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư công trong xây dựng công
trình đường bộ là chưa có công trình nào được công bố.
Từ thực tiễn này, tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu quản lý nhà nước về
hoạt động đầu tư công trong xây dựng công trình đường bộ ở Việt Nam” làm chủ đề
nghiên cứu của luận án tiến sỹ kinh tế chuyên ngành Quản lý xây dựng.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
(1) Bổ sung và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư công, quản lý nhà
nước đối với hoạt động đầu tư công trong xây dựng công trình đường bộ.
(2) Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư công trong

xây dựng công trình đường bộ ở Việt Nam hiện nay. Chỉ ra những mặt đạt được, cùng
những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế của quản lý nhà nước
về hoạt động đầu tư công trong xây dựng công trình đường bộ ở Việt Nam.
(3) Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư
công trong xây dựng công trình đường bộ ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là quản lý nhà
nước về hoạt động đầu tư công trong xây dựng công trình đường bộ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các chức năng QLNN về hoạt
động ĐTC trong xây dựng công trình đường bộ. Trong đó đi sâu nghiên cứu các vấn
đề: Ban hành và tổ chức thực các văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng quy hoạch,
kế hoạch đầu tư; công tác phân bổ, huy động vốn; công các kiểm tra, giám sát; hợp tác
quốc tế về ĐTC... Đề tài không đi sâu nghiên cứu lĩnh vực xây dựng công trình đường
bộ theo các nghiệp vụ kỹ thuật chuyên môn liên quan đến xây dựng mà chủ yếu hướng
đến nội hàm đầu tư (bỏ vốn).
Về phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động
đầu tư công trong xây dựng công trình đường bộ giai đoạn 2008 đến 2017. Định
hướng giải pháp đến năm 2030.
Về phạm vi không gian: Công trình đường bộ rất đa dạng bao gồm đường bộ,
cầu đường bộ, hầm đường bộ, hệ thống các công trình phụ trợ…Riêng đường bộ lại
được chia thành nhiều loại như đường cao tốc, quốc lộ, tình lộ, đường liên huyện, giao


3

thông đô thị, giao thông nông thôn…Với mỗi công trình như thế đặt ra những yêu cầu
khác nhau về QLNN đối với quá trình đầu tư xây dựng. Mà trong khuôn khổ một luận
án tiến sỹ không thể đề cập tất cả vì thế luận án chỉ tập trung nghiên cứu QLNN đối
với hoạt động ĐTC trong xây dựng các loại đường bộ bao gồm: Đường cao tốc, quốc

lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học của luận án thể hiện ở việc hệ thống hóa lý luận về quản lý
nhà nước đối với hoạt động đầu tư công trong xây dựng công trình đường bộ. Áp dụng
phương pháp khoa học để đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản
lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư công trong xây dựng công trình đường bộ ở Việt
Nam. Luận án có thể dùng là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu khoa học
và giảng dạy, học tập.
Ý nghĩa thực tiễn của luận án thể hiện ở việc phân tích, đánh giá thực trạng
quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư công trong xây dựng công trình đường bộ ở
Việt Nam. Chỉ ra được những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn
chế trong quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư công trong xây dựng công trình
đường bộ ở Việt Nam. Luận án có thể dùng là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch
định chính sách
5. Tên đề tài và kết cấu luận án:
Tên đề tài luận án là: “ Nghiên cứu quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư
công trong xây dựng công trình đường bộ ở Việt Nam”
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, chữ viết tắt, tài liệu tham
khảo, nội dung luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về đầu tư
công trong xây dựng công trình đường bộ.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư
công trong xây dựng công trình đường bộ.
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư công trong xây
dựng công trình đường bộ.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư công
trong xây dựng công trình đường bộ ở Việt Nam.


4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CÔNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ

1.1. Lược khảo các công trình nghiên cứu có liên quan về hoạt động đầu tư công
và quản lý nhà nước hoạt động đầu tư công trong xây dựng công trình đường bộ
1.1.1. Những nghiên cứu trong nước
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về đầu tư công nói chung
Vấn đề đầu tư công và quản lý hoạt động đầu tư công trong xây dựng cơ sở hạ
tầng nói chung và xây dựng công trình đường bộ nói riêng đã trở thành vấn đề quan
tâm của rất nhiều chính phủ và các nhà khoa học, nên đã có nhiều công trình nghiên
cứu về vấn đề này, cụ thể:
Nghiên cứu của Vũ Tuấn Anh (2010) với đề tài “Tóm tắt về tình hình đầu tư
công ở Việt Nam trong mười năm qua” cho thấy tỉ trọng đầu tư công so với GDP ở
Việt Nam ngày càng giảm không phải do Nhà nước đã hạn chế bớt đầu tư công, mà là
do các khu vực kinh tế khác của nền kinh tế có tốc độ tăng cao hơn và chính sách trong
thời gian qua chỉ tập trung cho kinh tế là không đúng luật. Đầu tư công cũng cần quan
tâm đến cả những phúc lợi xã hội cho người dân.
Công trình “Các giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước
theo tinh thần nghị quyết đại hội XI của Đảng” của Trần Kim Anh và cộng sự (2013)
tập trung vào phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư vốn ngân sách nhà nước ở Việt
Nam từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý, chống thất thoát, lãng phí trong
đầu tư từ ngân sách nhà nước. Nghiên cứu đã đưa ra hệ thống các tiêu chí đánh giá
hiệu quả đầu tư ngân sách nhà nước cả về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội.
Trần Văn Hồng (2002) với đề tài luận án tiến sĩ “Đổi mới cơ chế quản lý sử
dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước” đã hệ thống hóa, mở rộng những lý
luận về vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước, cơ chế quản lý, sử dụng vốn đầu tư
xây dựng cơ bản của nhà nước, cơ chế quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
của nhà nước. Luận án đã phân tích cơ chế quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ

bản của nhà nước Việt Nam và rút ra những ưu điểm, nhược điểm của cơ chế quản lý,
sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước trong giai đoạn này. Vận dụng
những bài học kinh nghiệm từ quá trình hoàn thiện cơ chế quản lý, sử dụng vốn đầu tư


5

xây dựng cơ bản của nước ta và các nước trên thế giới, kết hợp với những lý luận đã
được nghiên cứu, luận án đã đưa ra những kiến nghị nhằm đổi mới và hoàn thiện cơ
chế quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước như xác định đúng đối
tượng đầu tư theo nguồn ngân sách, tín dụng nhà nước; chuyển từ hình thức cấp phát
trực tiếp không hoàn lại sang hình thức cho vay để xóa bỏ bao cấp. Hạn chế sự can
thiệp hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước vào đầu tư của doanh nghiệp.
Tác giả Tạ Văn Khoái (2009) với đề tài luận án tiến sĩ “Quản lý nhà nước đối
với dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước ở Việt Nam”, nghiên cứu quản lý
nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước trên các giai đoạn
của chu trình dự án, chủ yếu là cấp ngân sách trung ương trong phạm vi cả nước gồm
các nội dung: hoạch định, xây dựng khung pháp luật, ban hành và thực hiện cơ chế, tổ
chức bộ máy và kiểm tra, kiểm soát. Luận án đã chỉ ra các hạn chế, bất cập trên nhiều
mặt như: khung pháp luật chưa đồng bộ, cơ chế quản lý còn có điểm lạc hậu, năng lực
quản lý chưa đáp ứng yêu cầu, từ đó làm rõ các nguyên nhân chủ quan từ bộ máy, cán
bộ quản lý cũng như những hạn chế của dự án qua việc đầu tư phân tán, dàn trải, sai
phạm và hiệu quả kém. Luận án cũng đã đưa ra 6 nhóm giải pháp đổi mới quản lý nhà
nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước đặc biệt là đề xuất xây
dựng và thực thi chương trình phát triển dự án; đề xuất mô hình hợp tác giữa nhà nước
và tư nhân, mô hình “mua” công trình theo phương thức tổng thầu, chìa khóa trao tay;
phân bổ ngân sách theo đời dự án; áp dụng phương thức quản lý dự án theo đầu ra và
kết quả; kiểm soát thu nhập của cán bộ quản lý; kiểm toán trước khi quyết định đầu tư
phê duyệt dự án; kiểm toán trách nhiệm kinh tế người đứng đầu, kiểm toán theo
chuyên đề; tăng cường các chế tài xử lý trách nhiệm cá nhân người đứng đầu.

Luận án tiến sĩ: “Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An” của tác giả Phan Thanh
Mão tại Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2003 đã hệ thống hóa, phân tích những vấn đề
lý luận về chi ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản, hiệu quả đầu tư xây dựng
cơ bản từ ngân sách nhà nước. Luận án đã đưa ra sáu giải pháp từ chính sách chung
của nhà nước về quản lý vốn ngân sách dành cho đầu tư phát triển đến giải pháp
nghiệp vụ tài chính nói chung và công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa
bàn Nghề An nói riêng. Luận án cũng đưa ra các kiến nghị đối với Nhà nước, các cấp,


6

các ngành sửa đổi, bổ sung công tác quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc
ngân sách các cấp, các địa phương trong đó có các chính sách, chế độ, quy trình
nghiệp vụ cấp phát, cho vay vốn ngân sách nhà nước và tổ chức bộ máy quản lý tài
chính đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước dành cho xây dựng cơ bản.
Luận án tiến sĩ kinh tế: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách nhà nước do thành phố Hà Nội quản lý”
của tác giả Cấn Quang Tuấn tại Học viện Tài chính năm 2009 đã đề cập một số vấn đề
lý luận về vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách nhà nước, từ đó phân
tích thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây
dựng cơ bản tập trung từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội quản lý.
Luận án tiến sĩ: “Đổi mới và hoàn thiện chính sách đầu tư công cho vùng trung
bộ vì mục tiêu phát triển nhanh và bền vững” của tác giả Hoàng Dương Việt Anh tại
Học viện Khoa học xã hội năm 2014 đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về đầu tư công,
chính sách đầu tư công vì mục tiêu phát triển nhanh và bền vững; phân tích, đánh giá
vai trò và tác động của đầu tư công đến phát triển nhanh và bền vững vùng Trung Bộ
từ đó làm sáng tỏ những vấn đề đang đặt ra đối với chính sách đầu tư công tại vùng
này; Đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện chính sách đầu tư công vì
mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.

Luận án tiến sĩ “Nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam” của tác giả Phạm
Minh Hóa (2017) đã hệ thống hóa lý luận về đầu tư công, nghiên cứu các tiêu chí đánh
giá hiệu quả đầu tư công, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư công, đánh giá
thực trạng đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn trước 2016. Đề xuất một số giải pháp
nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam.
1.1.1.2. Những nghiên cứu quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư công trong xây
dựng công trình đường bộ
Có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về đầu tư công
trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nói chung và công trình đường bộ nói riêng.
Một số nghiên cứu điển hình là:
Luận án tiến sĩ với đề tài “Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” của tác giả Trần Minh Phương (2012). Đề
tài này đã: Đề nghị tăng cường và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và tính khả


7

thi thực hiện kế hoạch thông qua xây dựng Luật Quy hoạch và thành lập Ủy ban Giám
sát quy hoạch; đề nghị thực hiện tốt các quy định về đấu thầu, công khai minh bạch
trong lựa chọn nhà thầu.
Luận án tiến sĩ với đề tài “Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng đồng bằng
Sông Hồng đến năm 2030 theo hướng hiện đại” của tác giả Đỗ Đức Tú (2012). Đề tài
này đã đưa ra ba nguyên tắc về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng hiện đại,
bao gồm: đồng bộ, đi trước một bước, tầm nhìn dài hạn. Đưa ra các chỉ tiêu và tiêu chí
phản ánh tính hiện đại và đồng bộ của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm: tỷ lệ
đường cao tốc; tốc độ xe chạy cho phép; cấp đường bộ. Chỉ ra mười giải pháp nhằm
phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030 theo hướng
hiện đại, trong đó có mục tiêu tăng cường sự phối hợp giữa các cấp các ngành; nâng
cao chất lượng công tác quy hoạch.
Luận án tiến sĩ với đề tài: “Nghiên cứu phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao

thông vùng Đồng bằng Sông Cửu Long” của tác giả Đặng Trung Thành (2012). Đề tài
này đã chỉ ra các điều kiện để phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông vùng, trong
đó có “Quy hoạch cơ sở hạ tầng giao thông vùng”; “Hoàn thiện cơ chế chính sách
trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng”; “Hoàn thiện công tác quy hoạch” và cho
rằng để công tác quy hoạch mang tính khả thi thì công tác quy hoạch cần mang tính
“liên ngành”. Đưa ra giải pháp “Thành lập quỹ đường bộ” trên cở sở hình thành quỹ
qua thuế xăng dầu, qua săm lốp, qua tải trọng xe ....
Luận án tiến sĩ với đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở Việt
Nam” của tác giả Cù Thanh Thủy (2018), đã tập trung nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông
đường bằng vốn NSNN, đồng thời đưa ra các giải pháp để phát huy tính tích cực và
hạn chế tính tiêu cực của các nhân tố ảnh hưởng.
Mô hình hợp tác công - tư (PPP) được đánh giá là một trong phương thức quan
trọng trong việc thu hút, tạo vốn đầu tư từ khu vực tư nhân phục vụ phát triển cơ sở hạ
tầng ở trên thế giới và tại Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, thực tế việc phát triển mô
hình PPP trong đầu tư cơ sở hạ tầng đang phải đối mặt với những khó khăn cả trên
khía cạnh lý luận khoa học, khuôn khổ pháp lý, chính sách và năng lực triển khai.


8

Phương thức PPP đã có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài trên thế giới, và trở nên
phổ biến từ những năm 1990. Cũng có nhiều nghiên cứu phong phú và đa dạng về
PPP, có thể kể đến một số nghiên cứu gần đây và kết luận của các nghiên cứu này:
Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2013), Đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong
xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp bộ. Đề tài đi sâu nghiên cứu hình thức đối tác công tư trong xây dựng kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam.
Đề tài khoa học cấp Bộ của Nguyễn Thị Kim Dung (Bộ Kế hoạch và Đầu tư),

“Quan hệ đối tác giữa Nhà nước với khu vực tư nhân (PPP) trong cung cấp một số loại
dịch vụ công cơ bản: Kinh nghiệm, thông lệ quốc tế tốt và ý nghĩa ứng dụng cho Việt
Nam” (2008) là một trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam giới thiệu về thực
tiễn PPP trên thế giới và gợi mở khả năng ứng dụng trong điều kiện của Việt Nam.
Nghiên cứu của Hồ Công Hòa “Mô hình hợp tác công tư - giải pháp tăng nguồn
vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý của tư nhân cho các dự án môi trường ở Việt Nam”
(2011) cố gắng chỉ ra sự cần thiết triển khai các dự án hạ tầng về môi trường ở Việt
Nam theo hình thức PPP trên cơ sở phân tích nhu cầu và thực trạng môi trường ở Việt
Nam và những đặc trưng của mối quan hệ hợp tác công - tư.
Năm 2011, Vụ Pháp chế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện đề tài “Hoàn
thiện khung pháp lý về hợp tác giữa nhà nước và tư nhân”. Đề tài nghiên cứu tập trung
chủ yếu vào việc phân tích, đánh giá thực trạng của việc thực hiện các quy định về đầu
tư phát triển hạ tầng của Việt Nam, hệ thống các quy định về sự hợp tác giữa nhà nước
- tư nhân trong đầu tư phát triển hạ tầng, đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm của các
nước trên thế giới về vấn đề này. Qua việc nghiên cứu hoạt động PPP trong lĩnh vực
cơ sở hạ tầng, Đề tài cũng đã nghiên cứu đánh giá thực trạng của pháp luật về hợp tác
nhà nước, tư nhân. Bên cạnh đó, đề tài cũng đi sâu nghiên cứu các nguyên lý và yếu tố
tác động lên sự vận hành của mô hình PPP trên thế giới để tìm ra phương hướng hoàn
thiện quy định về PPP cho Việt Nam.
Luận án tiến sĩ kinh tế của Huỳnh Thị Thúy Giang (2012) về “Hình thức hợp
tác công - tư để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam” là một công
trình nghiên cứu khá công phu về PPP. Tác giả đã nghiên cứu cách thức PPP hoạt động
tại những quốc gia chưa tồn tại thị trường PPP như Việt Nam để thu hút vốn đầu tư


9

phát triển đường bộ thông qua việc nghiên cứu các mô hình thực nghiệm về PPP trên
thế giới (bao gồm các nước phát triển và đang phát triển) để tìm hiểu cách thức PPP
vận hành và các nhân tố thành công các rào cản của hình thức này trong lĩnh vực

đường bộ, lựa chọn mô hình phù hợp áp dụng nghiên cứu trong điều kiện của Việt
Nam. Nghiên cứu cũng đánh giá tình hình đầu tư tư nhân trong lĩnh vực đường bộ ở
Việt Nam và khám phá mức độ sẵn lòng khi đầu tư vào các dự án PPP đường bộ Việt
Nam của khu vực tư nhân, thông qua đo lường mức độ thỏa mãn các kỳ vọng của đối
tượng này. Nghiên cứu cũng chỉ ra một số cách thức để PPP khởi động và hoạt động
thành công để thu hút vốn đầu tư phát triển ngành đường bộ Việt Nam. Tuy nhiên,
luận án chưa có nghiên cứu tổng thể về hoạt động quản lý của các chủ thể quản lý các
các cơ quan nhà nước được giao thực hiện chức năng quản lý dự án hợp tác PPP nói
chung và dự án PPP lĩnh vực giao thông đường bộ.
Nghiên cứu của Phan Thị Bích Nguyệt “PPP - Lời giải cho bài toán vốn để phát
triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị tại TP. Hồ Chí Minh”, Tạp chí Phát triển và Hội
nhập (2013), cố gắng phân tích tính hiệu quả của việc áp dụng mô hình PPP để giải
quyết bài toán vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị tại Việt Nam; đồng
thời cũng chỉ ra một số bất cập trong việc triển khai thí điểm hình thức PPP theo Quyết
định 71/2010/QĐ-TTg ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức PPP tại Việt
Nam, đặc biệt trong sự thiếu hụt hành lang pháp lý và tính đồng bộ không cao, chưa
hài hòa về cả lợi ích và cơ chế chia sẻ rủi ro giữa các bên.
Nhìn chung, những nghiên cứu kể trên đã phần nào giải đáp và cung cấp những
kiến thức cần thiết về PPP và thực tiễn PPP trên thế giới, song thiếu sự gắn kết với tiến
trình thực hiện thí điểm hình thức PPP tại Việt Nam theo theo Nghị định 108/2009/NĐCP hay Quyết định 71/2010/QD-TTg, hoặc đi sâu vào những lĩnh vực quá chuyên biệt
(như khung pháp lý, môi trường, đánh giá tình hình đầu tư, hay cách thức để thu hút vốn
đầu tư tại các dự án PPP giao thông đường bộ...) hoặc tại những địa phương cụ thể.
1.1.2. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đầu tư công và quản
lý hoạt động đầu tư công, đặc biệt là khi có thực trạng khủng hoảng nợ công ở một số
quốc gia và sự lây lan của nó đến nhiều quốc gia trên thế giới. Việc xác định phải duy trì


10


tỷ lệ đầu tư công hợp lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư công là các vấn đề mà
chính phủ các nước và nhiều nhà khoa học rất quan tâm.
Một số công trình khoa học như Khan và Reinhart (1990), Coutinho và Gallo
(1991), Khan, M.S. và Kumar, M.S. (1997) hướng tới sự tập trung chú ý đến vai trò của
đầu tư công và đầu tư tư nhân trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên do nguồn
lực có hạn nên khu vực công sử dụng nguồn lực để đầu tư sẽ lấn át đầu tư của khu vực
tư nhân, vì vậy trong một số trường hợp sẽ có tác động tiêu cực đến quá trình tăng
trưởng.
Nghiên cứu của Esfahani, H., $ Ramirez, M. (2003), Haque, M.,& Kneller, R.
(2008) lại cho thấy chất lượng của việc lựa chọn, quản lý và thực hiện dự án ảnh hưởng
lớn đến việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư Nhà nước. Đặc biệt trong thực tế khâu lựa
chọn dự án, quản lý dự án yếu kém đang là tác nhân của sự kém hiệu quả trong đầu tư
công, cùng với sự thiếu kiểm tra tính kinh tế của dự án làm chi phí của các dự án công
có thể vượt quá lợi ích mang lại; điều này dẫn tới sự xuất hiện của nhiều dự án xây dựng
nói chung và xây dựng giao thông nói riêng ngốn rất nhiều tiền của dân nhưng hiệu quả
rất thấp, ngoài ra hiện tượng lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân trong các dự án công (tham
nhũng, tìm kiếm đặc lợi) trong việc xây dựng chính sách đầu tư, lựa chọn phương án
đầu tư cũng là tác nhân được tác giả bàn đến.
Nghiên cứu về đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật
giao thông vận tải nói chung và giao thông đường bộ nói riêng còn được nghiên cứu
trong một số công trình, cụ thể như sau:
(1) Peter E.D.Love, Zahir Irani (2002). A project management quality cost
information system for the construction industry. Information & Management 40
(2003). Trong công trình nghiên cứu về hệ thống quản lý chi phí trong xây dựng của
Peter E.D.Love, Zahir Irani (2002) cho rằng một mẫu dự án quản lý hệ thống chi phí
chất lượng (PROMQACS) được phát triển để xác định chi phí chất lượng trong dự án
xây dựng, hệ thống phát triển đã được thử nghiệm và triển khai thực hiện trong hai
trường hợp xây dựng các dự án nghiên cứu để xác định các vấn đề thông tin và quản lý
cần thiết để phát triển một chương trình phần mềm trong hệ thống thông tin quản lý
chi phí trong xây dựng. Những lợi ích và hạn chế của hệ thống thông tin quản lý chi

phí chất lượng trong xây dựng đã được xác định.


11

(2) Chau Ping Yang, 2007. Factors affecting the performance of public projects
in Taiwan. Journal of construction research, vol 7. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc
thực hiện các dự án đầu tư công, cái mà được chịu trách nhiệm bởi các cơ quan nhà
nước và kiểm soát bởi các nhà thầu, tuy nhiên, các đơn vị chịu trách nhiệm và các nhà
thầu có quan điểm khác nhau để xác định các yếu tố ảnh hưởng chính của một dự án vì
sự khác biệt trong vai trò và trách nhiệm của mình. Đôi khi những khác biệt này là
nguyên nhân chính gây ra những khiếm khuyết của một dự án, chậm chế tiến độ.
Những vấn đề này đã được làm rõ trong nghiên cứu của Chau Ping Yang.
(3) Hiroshi Isohata thuộc Đại học Nihon Chiba Nhật Bản (2009) “Nghiên cứu
lịch sử phát triển đối với quản lý xây dựng hệ thống đầu thầu ở Nhật Bản”. Bài viết
này đã nghiên cứu lịch sử phát triển của hệ thống đấu thầu xây dựng cho các công
trình công cộng, từ thời xưa thông qua các kỷ nguyên hiện đại đến nay. Tác giả đã chỉ
ra những đặc trưng của sự phát triển trong đầu tư và quản lý hệ thống xây dựng như
công nghệ phần mềm đối với đấu thầu, hợp đồng, quản lý xây dựng hiện đại của Nhật
Bản. Nghiên cứu cũng đã chỉ rõ các yếu tố lịch sử đã bị ảnh hưởng đến xây dựng hệ
thống mua sắm và đấu thầu xây dựng cho các công trình công cộng. Các vấn đề của
ngành công nghiệp của Nhật Bản được xem như là nền tảng. điều này sẽ là nghiên cứu
tiếp theo về hiện đại hóa xây dựng vào nửa cuối thế kỷ thứ XIX, và xem xét trên các
đặc trưng các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống đấu thầu xây dựng công
trình công cộng ở Nhật Bản hiện đại. Tác giả làm rõ đặc tính về sự phát triển của công
tác mua sắm và quản lý hệ thống cho công trình công cộng, chủ yếu là thông qua các
dự án cơ sở hạ tầng ở Nhật Bản. Nghiên cứu này cũng chỉ rõ việc kiểm tra quá trình
hợp đồng và quản lý xây dựng để làm rõ các đặc điểm của xây dựng hệ thống mua sắm
và đấu thầu xây dựng cho các công trình công cộng Nhật Bản.
Các công trình nghiên cứu từ (4) đến (8) đã đưa ra các thực trạng và giải pháp

đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của các nước trên thế giới trong đó có các
nước phát triển trên thế giới và các nước ở Châu Á có những điều kiện tương đồng với
Việt Nam. Cụ thể:
(4) A.Kemp & V Mollard (2013). Value capture mechanisisms to fund transport
infrasture” Nera Economic Consulting, Sydney; I Wallis, lan Wallis Associates Ltd,


12

Wellington. Nghiên cứu quỹ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, trong đó tập trung về
cơ chế hình thành và vận hành quỹ.
(5) Alfen Consult (2006), The role of On - Budget and off - budget finance
Structures in PPP Projects 3rd Workinh group Meeting, Vienna, Austria, 24 - 25 April
2006. Đánh giá về vai trò cấu trúc tài chính trong ngân sách và ngoài ngân sách, thành
công mang lại từ các dự án PPP.
(6) Era Dabla-Norris, Jim Brumby, Annette Kyobe, Zac Mills, and Chris
Papageorgiou (2011),“Investing in Public Investment: An Index of Public Investment
Efficiency”, International Monetary Fund. Đánh giá của Quỹ tiền tệ quốc tế về hiệu
quả ĐTC và thước đo hiệu quả ĐTC ở một số nước phát triển.
(7) Jim Brumby, Era Dabla-Norris, Annette Kyobe, Zac Mills, Chris
Papageorgiou (2011), Roads to nowhere or bridges to growth: What do we know
about public investment efficiency in developing countries? Bài viết về hiệu quả đầu
tư công trong xây dựng cơ sở hạ tầng ở một số nước Châu Á.
(8) Tony Addison và Pb Annad (2012), Aid and Infrastructure Financing:
Emerging challenges with a focus on Africa. Nêu thực trạng viện trợ và tài trợ vào cơ
sở hạ tầng giao thông ở Trung Phi, những thách thức đang phải đối mặt.
(9) Hardcastle và các tác giả (2005), Jonh và Sussman (2006) khẳng định không
tồn tại một hình thức PPP chuẩn và mỗi nước đều có những chiến lược về PPP riêng tuỳ
thuộc vào bối cảnh, thể chế, nguồn tài trợ và tính chất của dự án;
(10) Yscombe (2007), Khulumane (2008) trong nghiên cứu của mình đã nhấn

mạnh: các quốc gia có thể chế nhà nước mạnh với khung pháp lý đầy đủ và minh bạch
thường thành công với PPP;
(11) Akintoye và các tác giả (2003), Zhang (2005), Young và các tác giả
(2009), đã nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự thành công của PPP và kết luận
rằng không có sự khác biệt về nhân tố này giữa các nước phát triển và đang phát triển;
(12) Sau cuộc khủng khoảng tài chính 2008, nhiều nghiên cứu về mối quan hệ
giữa PPP và khủng hoảng đã được thực hiện, điển hình như nghiên cứu của Plum và
các tác giả (2009), Micheal (2010), Yelin và các tác giả (2010). Các nghiên cứu đều đi
đến kết luận: các điều kiện thị trường hiện nay không loại trừ PPP mà còn tạo ra cơ hội


13

để các nước phát triển PPP ngày càng phù hợp hơn với những thay đổi của môi trường
sau khủng hoảng.
1.1.3. Nhận xét chung về kết quả đạt được của các công trình đã công bố liên
quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư công trong xây dựng công
trình đường bộ
Các công trình nhiên cứu của các tác giả và nhóm tác giả trong và ngoài nước
liên quan đến quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ và phát triển bền vững đã
cung cấp luận cứ khoa học giúp tác giả đưa ra các phương hướng và giải pháp về quản
lý nhằm phát triển công trình đường bộ ở Việt Nam theo hướng bền vững;
Các công trình nghiên cứu về đầu tư công và sử dụng ngân sách nhà nước vào
đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông nói chung và kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
nói riêng đã đưa ra khái niệm và nội dung của quản lý, đầu tư vào kết cấu hạ tầng nói
chung và hạ tầng GTĐB ở Việt Nam nói riêng. Đồng thời cho tác giả thấy các bất cập,
các vấn đề cần tập trung nghiên cứu hoạt động ĐTC và QLNN về đầu tư công trong
xây dựng công trình đường bộ nhằm đạt mục tiêu đầu tư đề ra;
Các đề tài nghiên cứu về hợp tác công tư trong đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao
thông nói chung và công trình đường bộ nói riêng, đưa ra được những gợi ý cho các

giải pháp về tổ chức thực hiện hình thức đối tác công tư trong đầu tư phát triển công
trình đường bộ ở Việt Nam.
Một số vấn đề về mục tiêu, quan điểm, định hướng, nguyên tắc, tiêu chí, kinh
nghiệm về đầu tư công và quản lý đầu tư công trong xây dựng cơ bản nói chung và đầu
tư công trong xây dựng công trình đường bộ nói riêng đã được đề cập trong các công
trình nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài sẽ được tác giả tiếp thu, kế thừa
và phát triển để xây dựng cơ sở lý luận quản lý đầu tư công trong xây dựng công trình
đường bộ tại Việt Nam.
1.2. Khoảng trống và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Khoảng trống nghiên cứu của đề tài luận án
Đa số các công trình khoa học mới chỉ tập trung vào việc phân tích và nghiên
cứu ảnh hưởng, tác động của đầu tư công và chính sách đầu tư công đến tăng trưởng,
phát triển kinh tế của một vùng, lãnh thổ và đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
đầu tư công. Một số công trình khác lại quan tâm đến việc đánh giá hiệu quả đầu tư


14

công, những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư công, bàn về các giải pháp kỹ
thuật để nâng cao hiệu quả đầu tư công. Khi đề cập đến đầu tư công, sử dụng ngân
sách nhà nước, hợp tác công tư trong lĩnh vực GTĐB mới chỉ đề cập tới phát triển hạ
tầng giao thông nói chung hoặc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở phạm vi ở một
địa phương nhất định và đã bị lạc hậu về mặt thời gian, đặc biệt là chưa có công trình
nghiên cứu nào đề cập sâu đến QLNN về hoạt động ĐTC trong xây dựng công trình
đường bộ.
Vì vậy, khác biệt và đóng góp mới của nghiên cứu sinh trong luận án cần tập
trung sâu vào phân tích, luận giải những vấn đề chủ yếu của lý luận, thực trạng ĐTC
trong xây dựng công trình đường bộ, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động
đầu tư công trong xây dựng công trình đường bộ ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Khoảng trống tri thức cho nghiên cứu đề tài luận án thể hiện ở một số nội dung sau

đây:
 Nhận thức về ĐTC trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nói chung và công
trình đường bộ nói riêng;
 Nội hàm của hoạt động ĐTC trong xây dựng công trình đường bộ;
 Vai trò và nội dung QLNN về hoạt động ĐTC trong xây dựng công trình đường
bộ;
 Thực trạng QLNN về ĐTC trong xây dựng công trình đường bộ ở Việt Nam
hiện nay;
 Quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN về ĐTC trong
xây dựng công trình đường bộ ở Việt Nam.
1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận, khung pháp pháp lý, cơ chế chính sách và kinh
nghiệm thực tiễn về đầu tư công và QLNN về hoạt động đầu tư công trong xây dựng
công trình đường bộ.
- Phân tích, đánh giá khách quan, có căn cứ khoa học và thực tiễn về thực trạng
hoạt động đầu tư công và QLNN về hoạt động đầu tư công trong xây dựng công trình
hạ tầng đường bộ ở Việt Nam hiện nay, chỉ rõ những thành công, tồn tại hạn chế cần
khắc phục và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế.


×