Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Nghiên cứu xây dựng mô hình tự động hóa trạm 220kv ứng dụng trong đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 83 trang )

LỜI CAM
ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2011

Tác giả luận văn

Nguyễn Thúy May

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ
thuật…………………………….

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian tìm hiểu và nghiên cứu luận văn, tác giả bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học TS. Hoàng Ngọc Nhân đã tận
tình hướng dẫn, nghiêm khắc chỉ bảo trong suốt quá trình làm luận văn và
định hướng giải quyết các vấn đề khoa học cho luận văn. ðồng thời chỉnh sửa
cấu trúc luận văn, để luận văn hoàn thành đúng thời hạn.
Bản thân tác giả cũng đã cố gắng tham khảo tài liệu và tìm hiểu thực tế
nhưng do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn không thể tránh


khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và
nhận xét đánh giá quý báu của các quí thầy cô và các bạn đồng nghiệp để luận
văn hoàn thiện hơn.
Tác giả xin cảm ơn trường ðH Nông Nghiệp Hà Nội, Viện Sau ðại
Học, khoa Cơ ðiện đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình làm luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2011

Tác giả luận văn

Nguyễn Thúy May

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ
thuật…………………………….

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii


Mục lục

iii

Danh mục bảng

vi

Danh mục hình

v

MỞ ðẦU

i

1. ðặt vấn đề:

1

2. Phương pháp nghiên cứu:

1

3. Nội dung nghiên cứu:

1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TRẠM BIẾN ÁP 220kV


2

1.1. Mở đầu:

2

1.1.1. Sự cố trong Máy biến áp.

3

1.1.2. Sự cố trên thanh cái (thanh góp)

3

1.1.3. Sự cố trên đường dây

4

1.2. Sơ lược về trạm biến áp 220 kV

4

1.2.1. Cấp điện áp:

4

1.2.2. Thông số kỹ thuật của các thiết bị chính trong trạm

8


1.2.3. Các loại bảo vệ máy biến áp.

16

1.2.4. Bảo vệ nội bộ Máy Biến áp

19

1.2.5. Bảo vệ đường dây 220kV

20

1.2.6. Bảo vệ đường dây 110kV

23

1.2.7. Bảo vệ thanh cái 110kV

24

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ HỆ THỐNG MÔ HÌNH ðIỀU KHIỂN GIÁM
SÁT

25

2.1 Yêu cầu của mô hình tự động hóa trạm.

26

2.1.1. Yêu cầu.


26

2.1.2. ðối tượng và phạm vi ứng dụng.

28

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ
thuật…………………………….

3


2.2. Cấu hình chung của hệ thống.

29

2.3. Thiết kế và giới thiệu các phần tử của hệ thống

31

2.3.1. Giới thiệu chung

31

2.3.2. Giới thiệu về Vi điều khiển.

31

2.3.3. Thiết kế bộ mô phỏng máy cắt.


36

2.3.4. Thiết kế bộ mô phỏng dao cách ly

40

2.3.5. Thiết kế bộ mô phỏng OLTC

43

2.3.6. Bộ giám sát và điều khiển nhiệt độ

48

2.3.7. Giới thiệu PLC S7-300

50

2.4. Sơ đồ kết nối hệ thống, cấu hình hệ thống

55

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU LẬP TRÌNH PLC VÀ LẬP TRÌNH GIÁM
SÁT TRÊN PHẦN MỀM WINCC

58

3.1. Lập trình PLC


59

3.1.1. Các phương pháp về lập trình

59

3.1.2. Thiết bị lập trình

60

3.2. Lập trình giám sát trên phần mềm WinCC

60

3.2.1. Giới thiệu về WinCC

60

3.2.2. Cách thức làm việc với WinCC

63

3.2.3. Cấu hình hệ thống

64

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ
thuật…………………………….

4



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Danh mục thiết bị cho mô hình mô phỏng

30

Bảng 2.2: Bảng chức năng riêng thứ hai của các chân

34

Bảng 2.3: Chức năng các đầu dây điều khiển và giám sát từ xa.

38

Bảng 2.4: Chức năng các đầu dây dùng điều khiển và giám sát từ xa.

42

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ
thuật…………………………….

5


MỞ ðẦU
1. ðặt vấn đề:
Trên cơ sở khảo sát thực tiễn các TBA truyền tải, phân phối đã, đang và sẽ
xây dựng mới. Vấn đề đặt ra về công nghệ cho các trạm biến áp này là phải có hệ
thống giám sát điều khiển và thu thập dữ liệu tự động, nhằm mục đích, nâng cao

chất lượng truyền tải điện, đồng thời hạn chế được các sự cố và sự can thiệp trực
tiếp của người vận hành. Xuất phát từ thực tế trên tôi thấy tại các trường kỹ thuật
phải có chương trình đào tạo các kỹ sư ngành điện vận hành được các trạm biến áp
có công nghệ nêu trên là rất quan trọng.
ðể có kết quả đào đạt chất lượng, gắn liền giữa lý thuyết với thực hành thì
cần phải có mô hình tự động hoá trạm biến áp trong trường học.
ðó là lý do tôi chọn đề tài:
“Nghiên cứu, xây dựng mô hình tự động hóa trạm 220kV ứng dụng trong đào tạo”
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Khảo sát hệ thống điều khiển tự động trạm biến áp 220kV
- Nghiên cứu thiết kế hệ thống mô phỏng:
+ Hệ thống phần cứng (PLC, PC, RELAY, máy cắt, dao cách ly, OLTC,
giám sát nhiệt…)
+ Hệ thống phần mềm giám sát…
3. Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu hệ thống trạm biến áp đang hoạt động.
- Nghiên cứu, thiết kế các phần tử của hệ thống Máy cắt, dao cách ly,
OLTC…
- Nghiên cứu phần mềm điều khiển giám sát.
- Tích hợp hệ thống.
Mục tiêu của đề tài là thiết kế hệ tự động hóa trạm biến áp 220KV, tuy nhiên
trong giới hạn của luận văn này chỉ dừng lại thiết kế tổng thể hệ thống, sau đó thiết
kế chi tiết phần máy cắt, dao cách ly, OLTC…

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ
thuật…………………………….

1



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TRẠM BIẾN ÁP 220kV
1.1. Mở đầu:
Trong lưới điện quốc gia có nhiều cấp điện áp khác nhau để truyền tải điện năng
đi xa từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ thì phải thông qua trạm biến áp. Trạm biến áp
là một trong những phần tử quan trọng nhất của hệ thống cung cấp điện. Trạm biến
áp dùng để biến đổi điện năng từ cấp điện áp này sang cấp điện áp khác, trạm biến
áp được phân loại theo điện áp, theo địa dư.
Theo điện áp: trạm biến áp tăng áp, trạm biến áp hạ áp, trạm biến áp trung gian.
Trạm tăng áp thường đặt ở gần nhà máy điện, làm nhiệm vụ tăng điện áp từ máy
phát lên điện áp cao để truyền tải điện năng đi xa.
Trạm hạ áp thường đạt ở các hộ tiêu thụ, để biến đổi từ điện áp cao xuống điện
áp thấp hơn thích hợp với các hộ tiêu thụ điện.
Trạm biến áp trung gian chỉ làm nhiệm vụ liên lạc giữa hai lưới điện có cấp điện
áp khác nhau.
Theo địa dư: được phân loại thành trạm biến áp khu vực và trạm biến áp địa
phương.
Trạm biến áp khu vực được cấp điện từ mạng điện khu vực(mạng điện chính)
của hệ thống điện để cung cấp cho một khu vực lớn bao gồm các thành phố, các khu
công nghiệp…ðiện áp của trạm khu vực phía sơ cấp là 110kV, 220kV, còn phía thứ
cấp là 110, 35, 22, 10 hay 6kV.
Trạm biến áp địa phương là những trạm biến áp được cung cấp điện từ mạng
phân phối, mạng địa phương của hệ thống cấp điện cho từng xí nghiệp, hay trực tiếp
cấp cho từng hộ tiêu thụ với điện áp thứ cấp thấp hơn.
Dung lượng của các máy biến áp trong trạm, vị trí, số lượng và phương thức vận
hành của các trạm có ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của hệ
thống cung cấp điện. Vì vậy việc lựa chọn các trạm biến áp bao giờ cũng phải gắn
liền với việc lựa chọn phương án cung cấp điện.



Dung lượng và các tham số khác của máy biến áp phụ thuộc vào phụ tải của nó,
vào cấp điện áp của mạng, vào các phương thức vận hành trạm biến áp…Vì thế việc
vận hành trạm biến áp là tốt nhất ta phải xét tới nhiều mặt và phải tiến hành tính
toán so sánh kinh tế - kỹ thuật giữa các phương án được đặt ra.
Trong hệ thống điện, trạm biến áp là một trong những phần tử quan trọng nhất
liên kết hệ thống sản xuất, truyền tải và phân phối. Vì vậy việc nghiên cứu và cách
xử lý, khắc phục các tình trạng làm việc không bình thường, sự cố…. xảy ra trong
trạm là rất cần thiết.
Các hư hỏng và tình trạng làm việc không bình thường trong trạm thường gặp
như:
1.1.1. Sự cố trong Máy biến áp.
- Sự cố trực tiếp là ngắn mạch các cuộn dây, hư hỏng cách điện làm thay đổi đột
ngột các thông số điện.
Khắc phục bằng cách nhanh chóng cách ly MBA bị sự cố ra khỏi hệ thống điện
để giảm ảnh hưởng đến hệ thống.
- Sự cố gián tiếp được diễn ra từ từ rồi trở thành sự cố trực tiếp nếu không phát
hiện và xử lý kịp thời (như quá nhiệt bên trong MBA, áp suất dầu tăng cao….)
Khắc phục bằng cách là không cần đòi hỏi phải cách ly MBA nhưng phải được
phát hiện, có tín hiệu báo cho nhân viên vận hành biết để xử lý.
Vì vậy ta phải lựa chọn được phương thức bảo vệ thích hợp trong MBA, như
bảo vệ dùng để chống các loại sự cố và chế độ làm việc không bình thường của
MBA (bảo vệ so lệch có hãm; bảo vệ khoảng cách; bảo vệ chống quá tải; bảo vệ
kém tần; bảo vệ quá dòng có thời gian; quá dòng thứ tự không…)
1.1.2. Sự cố trên thanh cái (thanh góp)
- Hư hỏng cách điện do già cỗi vật liệu.
- Quá điện áp.
- Máy cắt hỏng do sự cố ngoài thanh cái.
- Thao tác nhầm.
- Sự cố ngẫu nhiên do vật dụng rơi chạm vào thanh cái.



Vì vậy trên thanh cái ta phải có các bảo vệ quá dòng hoặc bảo vệ khoảng cách
của các phần tử nối vào thanh cái, nó có vùng bảo vệ bao phủ cả thanh cái nhằm
mục đích là cách ly thanh cái bị sự cố ra khỏi hệ thống càng nhanh càng tốt.
1.1.3. Sự cố trên đường dây
- Ngắn mạch một pha hay nhiều pha.
- Chạm đất một pha (trong lưới điện có trung tính cách đất hoặc nối đất qua cuộn
dập hồ quang)
- Quá điện áp.
- ðứt dây.
- Quá tải
Vì vậy trên đường dây ta phải có các bảo vệ quá dòng có thời gian, bảo vệ quá
dòng cắt nhanh, quá dòng chạm đất, bảo vệ so lệch đường dây cũng nhằm mục đích
là cách ly đường dây bị sự cố ra khỏi hệ thống càng nhanh càng tốt.
Từ những vấn đề đó mà các trạm biến áp đã, đang và sẽ xây dựng mới phải có
hệ thống giám sát điều khiển và thu thập dữ liệu tự động, nhằm mục đích, nâng cao
chất lượng truyền tải điện, đồng thời hạn chế được các sự cố và sự can thiệp trực
tiếp của người vận hành.
Xuất phát từ các nhược điểm của trạm biến áp trong quá trình vận hành, giám sát
nhưng không giám sát được quá trình, ghi dữ liệu, khi vận hành phải tác động trực
tiếp lên đối tượng, chứ không vận hành từ trung tâm được. Một trong yếu tố quan
trọng của trạm biến áp là con người vận hành nên tôi nhận thấy tại các trường kỹ
thuật phải có chương trình đào tạo nguồn nhân lực vận hành được các trạm biến áp
có công nghệ hiện đại là rất quan trọng và cần thiết.
ðể có kết quả đào đạt chất lượng, gắn liền giữa lý thuyết với thực hành thì
cần phải có mô hình tự động hoá trạm biến áp trong trường học.
1.2. Sơ lược về trạm biến áp 220 kV
(Tham khảo sơ đồ nguyên lý trạm 220kV Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc)
1.2.1. Cấp điện áp:
*) Phía 220kV:

Trạm biến áp 220kV Vĩnh Yên là trạm biến áp phân phối có nguồn vào là cấp
điện áp 220kV và đầu ra là các xuất tuyến 110kV, 22kV


Nguồn vào 220kV lấy điện từ hai nhánh của đường dây kép là trạm biến áp Sóc
Sơn và trạm biến áp Việt Trì
+ ðường dây 220kV thứ nhất cấp điện đến thanh cái đơn C23. Từ C23 cấp nguồn
cho 2 xuất tuyến.
Xuất tuyến 1: Từ thanh cái C23 (nhánh F01) qua DCL 271-7 , 271- 1 (dao
cách ly 3 cực hai lưỡi tiếp đất điện áp 220kV, dòng điện định mức 1600A, dòng cắt
định mức 31,5kA) và máy biến dòng điện có tỷ số biến 400 - 800 -1200
/1/1/1/1/1A, máy cắt 271 có dòng định mức 1600A, dòng cắt định mức 31,5kA cho
thanh cái kép C21.
Xuất tuyến 2: Từ thanh cái C23 (nhánh F02) qua DCL 272-7 , 272- 2 (dao
cách ly 3 cực một lưỡi tiếp đất điện áp 220kV, dòng điện định mức 1600A, dòng cắt
định mức 31,5kA) và máy biến dòng điện có tỷ số biến 400 - 800 -1200
/1/1/1/1/1A, máy cắt 272 có dòng định mức 1600A, dòng cắt định mức 31,5kA cho
thanh cái kép C22.
+ ðường dây 220kV thứ hai cấp điện đến thanh cái đơn C24. Từ C24 cấp nguồn
cho 2 xuất tuyến.
Xuất tuyến 1: Từ thanh cái C24 (nhánh F03) qua DCL 273-7 (dao cách ly 3
cực hai lưỡi tiếp đất điện áp 220kV, dòng điện định mức 1600A, dòng cắt định mức
31,5kA), DCL 273-1 (dao cách ly 3 cực một lưỡi tiếp đất điện áp 220kV, dòng điện
định mức 1600A, dòng cắt định mức 31,5kA) và máy biến dòng điện có tỷ số biến
400 - 800 -1200 /1/1/1/1/1A, máy cắt 273 có dòng định mức 1600A, dòng cắt định
mức 31,5kA cho thanh cái kép C21.
Xuất tuyến 2: Từ thanh cái C24 (nhánh F04) qua DCL 274-7 (dao cách ly 3
cực một lưỡi tiếp đất điện áp 220kV, dòng điện định mức 1600A, dòng cắt định
mức 31,5kA) DCL 274- 2 (dao cách ly 3 cực hai lưỡi tiếp đất điện áp 220kV, dòng
điện định mức 1600A, dòng cắt định mức 31,5kA) và máy biến dòng điện có tỷ số

biến 400 - 800 -1200 /1/1/1/1/1A, máy cắt 274 có dòng định mức 1600A, dòng cắt
định mức 31,5kA cho thanh cái kép C22.
Từ thanh cái chính C21 qua DCL 231-1 (dao cách ly 3 cực một lưỡi tiếp đất 220kV,
dòng điện định mức 1600A, dòng cắt định mức 31,5kA); có CS2AT1 (chống sét


van 192kV, dòng định mức 10kA) và máy biến dòng có tỷ số biến 200-400800/1/1/1/1A. ðây chính là nhánh cao áp của trạm biến áp (220kV)
Từ máy biến áp có hai cấp điện áp ra: trung áp 110kV, hạ áp 22kV.
*) Phía 110kV:
Cấp trung áp 110kV có 2 nhánh:
Nhánh chính là đường dây 110kV qua máy biến dòng có tỷ số biến 400-8001200/1/1/1A có CS1AT1 (chống sét van 96kV, dòng định mức 10kA) và DCL 1313 (dao cách ly 3 cực hai lưỡi tiếp đất 110kV, dòng điện định mức 2000A, dòng cắt
định mức 25kA), DCL 131-2, 131-1 (dao cách ly 3 cực một lưỡi tiếp đất 110kV,
dòng điện định mức 2000A, dòng cắt định mức 25kA) cho đến thanh cái kép C12,
C11 (điểm J03) - Từ C12, C11 cấp nguồn cho 4 xuất tuyến.
Xuất tuyến 1: Từ thanh cái chính C11 (điểm J01) qua DCL 171-1 được nối
chung DCL 171-2 về thanh cái phụ C12 - đề phòng khi có sự cố một trong hai thanh
cái thì phụ tải vẫn được cung cấp điện liên tục (dao cách ly 3 cực một lưỡi tiếp đất
110kV, dòng điện định mức 1250A, dòng cắt định mức 25kA) DCL 171-7 (dao
cách ly 3 cực hai lưỡi tiếp đất 110kV, dòng điện định mức 1250A, dòng cắt định
mức 25kA) và máy cắt 171 có dòng điện định mức 1250A và dòng cắt định mức
25kA, và máy biến dòng có tỷ số biến 200-400-800/1/1/1/1/1A cho Phúc Yên.
Xuất tuyến 2: Từ thanh cái chính C11 (điểm J02) qua DCL 172-1 được nối
chung DCL 172-2 về thanh cái phụ C12 - đề phòng khi có sự cố một trong 2 thanh
cái thì phụ tải vẫn được cung cấp điện liên tục (dao cách ly 3 cực một lưỡi tiếp đất
110kV, dòng điện định mức 1250A, dòng cắt định mức 25kA) DCL 172-7 (dao
cách ly 3 cực hai lưỡi tiếp đất 110kV, dòng điện định mức 1250A, dòng cắt định
mức 25kA) và máy cắt 172 có dòng điện định mức 1250A và dòng cắt định mức
25kA, và máy biến dòng có tỷ số biến 200-400-800/1/1/1/1/1A cho Vĩnh Yên 1.
Xuất tuyến 3: Từ thanh cái chính C11 (điểm J04) qua DCL 173-1 được nối
chung DCL 173-2 về thanh cái phụ C12 - đề phòng khi có sự cố một trong 2 thanh

cái thì phụ tải vẫn được cung cấp điện liên tục (dao cách ly 3 cực một lưỡi tiếp đất
110kV, dòng điện định mức 1250A, dòng cắt định mức 25kA) DCL 173-7 (dao
cách ly 3 cực hai lưỡi tiếp đất 110kV, dòng điện định mức 1250A, dòng cắt định


mức 25kA) và máy cắt 173 có dòng điện định mức 1250A và dòng cắt định mức
25kA, và máy biến dòng có tỷ số biến 200-400-800/1/1/1/1/1A cho Vĩnh Yên 2.
Xuất tuyến 4: Từ thanh cái chính C11 (điểm J05) qua DCL 174-1 được nối
chung DCL 174-2 về thanh cái phụ C12 - đề phòng khi có sự cố một trong 2 thanh
cái thì phụ tải vẫn được cung cấp điện liên tục (dao cách ly 3 cực một lưỡi tiếp đất
110kV, dòng điện định mức 1250A, dòng cắt định mức 25kA) DCL 174-7 (dao
cách ly 3 cực hai lưỡi tiếp đất 110kV, dòng điện định mức 1250A, dòng cắt định
mức 25kA) và máy cắt 174 có dòng điện định mức 1250A và dòng cắt định mức
25kA, và máy biến dòng có tỷ số biến 200-400-800/1/1/1/1/1A cho Việt Trì.
Từ thanh cái chính C11 (điểm J06) qua DCL 112-1, 112-2 (dao cách ly 3 cực hai
lưỡi tiếp đất 110kV, dòng điện định mức 2000A, dòng cắt định mức 25kA) và máy
cắt 112 có dòng điện định mức 2000A và dòng cắt định mức 25kA, và máy biến
dòng có tỷ số biến 800-1200-2000/1/1/1/1/1A đến thanh cái phụ C12 (nhánh J06
được hoạt động khi có sự cố một trong 2 thanh cái phụ tải vẫn được cung cấp điện
liên tục)
Nhánh còn lại (nối trung tính) của đường dây 110kV qua máy biến dòng có tỷ số
biến 400-800-1200/1/1A
*) Phía 22kV:
Nhánh của đường dây 22kV qua máy biến dòng có tỷ số biến 800-12002000/1/1A, và CSAAT1 (chống sét van 30kV, dòng cắt định mức 10kA) đến trạm
biến áp trọn bộ.
Trong hộp trọn bộ có DCL 431-38, máy biến dòng có tỷ số biến 800-12002000/1/1//1A và qua máy cắt 431 có dòng định mức 2000A, dòng cắt định mức
25kA đến thanh cái đơn C41. Từ C41 cấp nguồn cho 1 xuất tuyến 441.
Từ thanh cái C41 (điểm 05) qua máy cắt 441-1 có dòng định mức 400A,
dòng cắt định mức 16kA, cầu chì có dong định mức 10A, và DCL 441-18 đến máy
biến áp TD41 (máy biến áp có công suất 250kVA điện áp 23 ± 2x2,5%/0,4kV)

Từ thanh cái C41 (điểm 03) qua DCL 431-14, máy cắt 431-1 đến máy biến
áp TUC41.


- TD41 là máy biến áp tự dùng, dùng để cung cấp điện năng tiêu thụ cho
trạm và các mạch điều khiển. Nguồn cấp cho TD41 được lấy từ thanh cái phía
22kV.
- TU272, TU273, TUC22, TUC21 là máy biến điện áp 220kV (có tỷ số
225 0,11 0,11
kV) cung cấp tín hiệu áp cho mạch đo lường, điều khiển và bảo vệ.
/
/
3
3
3

- TU131, TU171, TU172, TU173, TU174, TUC11, TUC12 là máy biến điện
áp 110kV (có tỷ số

115 0,11 0,11
kV) cung cấp tín hiệu áp cho mạch đo lường,
/
/
3
3
3

điều khiển và bảo vệ.
- TUC41 là máy biến điện áp 22kV (có tỷ số


22 0,11 0,11
kV) cung cấp tín
/
/
3
3
3

hiệu điện áp cho mạch đo lường, điều khiển và bảo vệ.
1.2.2. Thông số kỹ thuật của các thiết bị chính trong trạm
1.2.2.1. Máy biến áp.
*) Máy biến áp AT1
*) ðặc điểm cấu tạo:
Máy biến áp (MBA) là loại 3 pha 3 cuộn dây có thông số: 125/125/40MVA;
225/115/23kV. MBA có bộ điều chỉnh điện áp dưới tải phía 110kV, chế độ làm mát
tự nhiên (ONAN) và làm mát cưỡng bức bằng quạt gió (ONAF)
*) Thông số kỹ thuật
+ Kiểu: AT- 125MVA/220kV
+ Hãng sản xuất: ALSTOM
+ ðiện áp định mức: (225 ± 8x1,25%)/115/23kV
- ðiện áp cuộn cao áp: 225 ± 8x1,25%kV(ðiều chỉnh điện áp dưới tải)
- ðiện áp cuộn hạ áp: 115kV
- ðiện áp cuộn cân bằng: 23kV
+ Công suất định mức: 125/125/40 MVA
+ Dòng điện định mức: 320,8/627,6/2362A
+ Tổ đấu dây: Y0tự ngẫu/∆11


+ Tần số định mức: 50Hz
+ Tổn hao không tải: 50kW

+ Bộ OLTC: 3xMI-501Y-170/C-10193W
+ ðiện áp ngắn mạch UN% (C-T/C-H/T-H) : 12,5%/40%/24%
+ Bộ điều áp : loại RM, Iđm = 500A
+ Hệ thống làm mát: K210100LX8FN
+ Chế độ làm mát : ONAN/ONAF1/ONAF2(60%/80%/100%)
+ Loại dầu : Nynas nytro 10GBN
+ Nhiệt độ dầu: (gồm 2 nhóm quạt chạy)
0

- Báo tín hiệu : 90 C
0

- Cắt máy : 100 C
+ Nhiệt độ cuộn dây : (gồm 2 nhóm quạt chạy)
0

- Báo tín hiệu : 105 C
0

- Cắt máy : 115 C
*) Máy biến áp AT2
*) ðặc điểm cấu tạo:
Máy biến áp (MBA) là loại 3 pha 3 cuộn dây có thông số: 125/125/25MVA;
225/115/23kV. MBA có bộ điều chỉnh điện áp dưới tải phía 110kV, chế độ làm mát
tự nhiên (ONAN) và làm mát cưỡng bức bằng quạt gió (ONAF)
*) Thông số kỹ thuật
+ Kiểu: AT- 125MVA/220kV
+ Hãng sản xuất: TBEA
+ ðiện áp định mức: (225 ± 8x1,25%)/115/23kV
- ðiện áp cuộn cao áp: 225 ± 8x1,25%kV(ðiều chỉnh điện áp dưới tải)

- ðiện áp cuộn hạ áp: 115kV
- ðiện áp cuộn cân bằng: 23kV
+ Công suất định mức: 125/125/25 MVA
+ Dòng điện định mức: 335,7/627,6/2362A
+ Tổ đấu dây: Y0tự ngẫu/∆11
+ Tần số định mức: 50Hz


+ Tổn hao không tải: 38kW
+ Bộ OLTC: CMI-600Y-170/D-10193W
+ ðiện áp ngắn mạch UN% (C-T/C-H/T-H) : 12,02%/38,71%/23,46%
+ Bộ điều áp : kiểu CMI - 600/170D - 10193W
+ Hệ thống làm mát: DBF-9Q10
+ Chế độ làm mát : ONAN/ONAF1/ONAF2(60%/80%/100%)
+ Nhiệt độ dầu: (gồm 2 nhóm quạt chạy)
0

- Báo tín hiệu : 80 C
0

- Cắt máy : 100 C
+ Nhiệt độ cuộn dây (gồm 2 nhóm quạt chạy)
0

- Báo tín hiệu : 100 C
0

- Cắt máy : 120 C
1.2.2.2. Máy cắt điện:
*). Khái quát:

Máy cắt điện cao thế (High Voltage Circuit Breaker - HVCB) là một phần tử
không thể thiếu được trong hệ thống truyền tải và phân phối điện năng. Máy cắt
điện có nhiệm vụ đóng, cắt dòng điện phụ tải khi làm việc bình thường cũng như
khi sự cố ngắn mạch.
Yêu cầu cơ bản đối với máy cắt điện:
+ Máy cắt phải có đủ khả năng cắt
+ Thời gian cắt ngắn
+ Quá trình đóng cắt không gây nổ, cháy.
+ Kích thước trọng lượng nhỏ.
+ Tiêu hao vật liệu ít, giá thành rẻ.
Phân loại:
+ Máy cắt dầu
+ Máy cắt không khí
+ Máy cắt tự sinh khí
+ Máy cắt phụ tải
+ Máy cắt dùng khí SF6 (Máy cắt khí SF6)
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ
thuật…………………………….

10


+ Máy cắt chân không
Hầu hết ngày nay máy cắt (HVCB) chủ yếu dùng SF6 để dập hồ quang. SF6 là chất
khí cách điện, rất bền ở nhiệt độ cao (nhiệt độ của Plasma) và là chất khí không
màu, không mùi và không độc, nặng hơn không khí.
Các thông số cơ bản:
+ ðiện áp định mức của máy cắt Uđm
+ Dòng điện định mức của máy cắt Iđm
+ Dòng điện ổn định động định mức.

+ Dòng điện ổn định nhiệt định mức Inhđm và thời gian ổn định nhiệt định
mức tnhđm
+ Dòng điện cắt định mức Icđm. ðó là dòng điện hiệu dụng toàn phần lớn nhất
khi ngắn mạch ba pha mà máy điện có thể cắt được với điện áp phục hồi giữa các
pha bằng điện áp định mức mà không gây hư hỏng máy cắt điện. Dòng điện cắt này
thường được xác định bằng phương pháp thực nghiệm.
+ Dòng điện đóng định mức Iđ đm. Trong thực tế, có khi người ta đóng máy
cắt điện lại gặp lúc mạch điện đang có sự cố ngắn mạch. ðặc trưng cho hiện tượng
này gọi là dòng điện đóng định mức. ðó là dòng điện hiệu dụng toàn phần lớn nhất
hay dòng điện xung kích khi ngắn mạch ba pha mà máy cắt có thể đóng được nhưng
không gây hư hỏng máy cắt điện.
ðiểm đấu dây đến
Tiếp điểm
ðiểm đấu dây đi
Sứ cách điện
Bình chứa khí SF6 dập hồ quang

Hình 1.1: Máy cắt FS6

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ
thuật…………………………….

11


*). Cấu tạo cơ bản :
HVCB bao gồm có 2 phần chính:
1. Phần cực: Tiếp điểm tĩnh, tiếp điểm động, buồng cắt, sứ cách điên...
2. Bộ truyền động: Tủ truyền động, thanh truyền động và mạch điều khiển
1. Phần dẫn dòng phía trên

2. Tiếp điểm dập hồ quang tĩnh
3. Tiếp điểm dập hồ quang động
4. Phần khoang chứa SF6 dập hồ
quang
5. Phần dẫn dòng phía dưới
6. Ống thổi SF6
7. Tiếp điểm tĩnh làm việc
8. Tiếp điểm động
9. Khoang chứa SF6 dập hồ
quang
10. Van điền lại SF6
11.Piston
Hình 1.2: Cấu tạo máy cắt có dòng cắt lớn
ðiểm đấu dây đến
Tiếp điểm
ðiểm đấu dây đi
Sứ cách điện
Bình chứa khí SF6
dập hồ quang

Hình 1.3: Máy cắt trong trạm 220kV

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ
thuật…………………………….

12


ðây là loại máy cắt điện được xem là hiện đại nhất hiện nay, vì vậy được
nhiều nước trên thế giới sử dụng. Các máy cắt SF6 ngày càng được sử dụng nhiều

trong hệ thống điện Việt Nam. Khí SF6 (Sulfure Hexafloride) là chất khí cách điện
không mùi, không vị, không độc hại, không cháy, trơ về mặt hóa học, có khả năng
dập tắt hồ quang rất lớn so với không khí. Áp suất khí trong buồng dập hồ quang từ
2

3 đến 7 bar ( 1 bar = 0,98 kG/cm ).
Tuỳ theo cách dập hồ quang mà chia thành hai loại:
+ Máy cắt kiểu tự thổi: Có dòng điện định mức 630A ÷ 3150A, dòng điện cắt
đến 50kA.
+ Máy cắt kiểu pittông: Khả năng cắt lớn hơn so với máy cắt kiểu tự thổi.
Khi cắt mạch, hồ quang phát sinh giữa 2 đầu tiếp xúc tĩnh và di động. Do nhiệt độ
hồ quang cao nên áp suất khí trong xylanh tăng lên. Khi áp suất đủ lớn, khí thoát ra
thổi vào cột hồ quang, làm cho năng lượng hồ quang giảm xuống và hồ quang bị
dập tắt khi dòng điện tiến tới không. Ở điện áp cao, người ta chế tạo máy cắt với
điện áp từ 72,5 đến 700kV với dòng điện định mức từ 800A đến 3150A, dòng cắt từ
20kA đến 50kA. Một số loại có thể chế tạo dòng cắt từ 63kA đến 80kA. Buồng dập
tắt hồ quang được chế tạo theo môdul, tiêu chuẩn hóa theo điện áp và dòng điện.
Nghĩa là số buồng dập tắt hồ quang trên mỗi pha của máy cắt điện tăng theo điện áp
và khả năng cắt của nó (hình 1.3).
1.2.2.3. Dao cách ly:
*). Nhiệm vụ của dao cách ly:
Dao cách ly thường bố trí đi kèm máy cắt điện và đặt về hai bên của máy cắt
điện. Dao cách ly thứ nhất (DCL1) nối với thanh góp nên còn gọi là dao cách ly
thanh góp. Dao cách ly thứ hai (DCL2) nối với đường dây gọi là dao cách ly đường
dây (hình vẽ 1.4)
Trình tự cắt mạch:
- Cắt máy cắt điện
- Cắt dao cách ly thứ hai DCL2
- Cắt dao cách ly thứ nhất DCL1
Trình tự đóng mạch:

- ðóng dao cách ly thứ nhất DCL1
- ðóng dao cách ly thứ hai DCL2

Thanh cái

DCL1

DCL2

Hình 1.4: Vị trí dao cách ly


- ðóng máy cắt điện
Dao cách ly không làm nhiệm vụ đóng cắt mạch điện khi có tải, chỉ làm
nhiệm vụ cách ly giữa phần mang điện và phần không mang điện (đóng cắt không
tải) tạo khoảng cách an toàn trông thấy phục vụ cho sửa chữa.
Vì dao cách ly không có buồng dập hồ quang nên nói chung không cắt được
dòng điện. Như vậy dao cách ly chỉ được cắt sau khi máy cắt điện đã cắt, dao cách
ly chỉ làm một nhiệm vụ tạo ra một khoảng không khí nhất định để đảm bảo an toàn
cho các nhân viên sửa chữa. Tuy nhiên, do kinh nghiệm thực tế vận hành cho phép
dùng dao cách ly thao tác đóng, cắt trong một vài trường hợp cụ thể.
+ ðóng cắt dòng điện không tải của mạch đường dây.
+ ðóng cắt dòng điện không tải của máy biến áp.
+ Cắt được dòng điện phụ tải của máy biến điện áp vì công suất của máy
biến điện áp rất nhỏ.
+ Cắt được dòng điện không cân bằng đi qua trung tính của máy biến áp điện
lực và cuộn dập hồ quang.
*). Phân loại:
Cấu tạo của DCL nói chung phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí đặt, điện
áp định mức, dòng điện định mức.

Nếu phân loại theo vị trí đặt:
+ Dao cách ly đặt trong nhà
+ Dao cách ly đặt ngoài trời
Nếu phân loại theo số pha:
+ Dao cách ly một pha.
+ Dao cách ly ba pha.
Tiếp điểm của dao
Sứ quay
Gối sứ
Sứ tĩnh

Hình 1.5: Dao cách ly trong trạm biến áp 220kV


1.2.2.4. Máy biến điện áp:
*). Nhiệm vụ và công dụng:
Dùng để biến đổi điện áp cao U1 về điện áp thấp U2 tương ứng với thiết bị đo lường,
bảo vệ rơle và tự động hóa. Với máy biến điện áp ba pha thì điện áp thấp U2 thường
là 100V

MBA
S

S

BU

ðồng hồ đo lường BI

*). Ưu điểm:


Hình 1.6: Vị trí máy biến điện áp

+ An toàn cho người và thiết bị
+ Tiêu chuẩn hoá được việc chế tạo thiết bị đo lường và tự động.

Máy biến điện áp

1.2.2.5. Máy biến dòng điện:

Hình 1.7: Máy biến điện áp trong trạm 220kV

*). Nhiệm vụ và công dụng:
Máy biến dòng có nhiệm vụ biến đổi dòng điện từ một trị số lớn (I1) xuống
trị số thích hợp (I2) với các dụng cụ đo lường. Thông thường thứ cấp (I2) của máy
biến dòng điện là 5A. Trường hợp đặc biệt có thể biến xuống 1A hay 10A.


MBA
S

S
BI

ðồng hồ đo lường BI

*). Ưu điểm:

Hình 1.8: Vị trí máy biến dòng điện


+ An toàn cho người và thiết bị
+ Tiêu chuẩn hoá được việc chế tạo thiết bị đo lường và tự động.

Máy biến
dòng điện

Hình 1.9: Máy biến dòng điện trong trạm 220kV
1.2.3. Các loại bảo vệ máy biến áp.
1.2.3.1. Bảo vệ so lệch
Dùng để bảo vệ các dạng ngắn mạch pha - pha trong các cuộn dây máy biến
áp. Là loại Rơl tích hợp gồm các chức năng chính là : 87T, 50/51N, REF, 49,FR.
1. Chức năng so lệch 87T
Là bảo vệ so lệch có hãm, làm nhiệm vụ bảo vệ chính cho máy biến áp, loại
trừ các sự cố ngắn mạch một pha hay nhiều pha máy biến áp. ðể thực hiện chức
năng bảo vệ này, Rơle SEL - 387 lấy tín hiệu đầu vào là các dòng điện thứ cấp của
các TI sau:
TI phía 220kV, tỉ số: 200 - 400 - 800/1/1/1/1A, vị trí máy cắt 271, 272, 273,
274. TI phía 110kV, tỉ số: 400 - 800 - 1200/1/1/1/A, vị trí máy cắt 131.
TI phía 22kV, tỉ số: 800 - 1200 - 2000/ 1/1/1A, vị trí máy cắt 431.


Khi có sự cố ngắn mạch bên trong máy biến áp Rơle SEL - 387 với chức
năng 87T sẽ tác động đưa tín hiệu đi cắt các máy cắt 271, 272, 273, 274, 131, 431.
2. Chức năng quá dòng 50/51B.
ðây là bảo vệ quá dòng dự phòng, để thực hiện chức năng này bảo vệ dùng chung
mạch dòng đầu vào của chức năng 87T. Khi có tín hiệu quá dòng chức năng bảo vệ
này sẽ đi cắt máy cắt 271, 272, 273, 274, 131, 431.
3. Chức năng chống chạm đất có giới hạn 50REF.
- Chức năng bảo vệ chống chạm đất có giới hạn cuộn dây 220kV của máy
biến áp AT1. Lấy tín hiệu TI trung tính chân sứ 220kV, có tỉ số biến 200 - 400 800/1/1/1/1A kết hợp TI máy cắt 271, 272, 273, 274 có tỉ số biến 400 - 800 1200/1/1/1/A. Khi có sự cố trong vùng này(chạm đất cuộn dây) sẽ bảo vệ cắt máy

cắt 271, 272, 273, 274, 131, 431.
- Chức năng bảo vệ chống chạm có giới hạn cuộn dây 110kV của máy biến
áp AT1. Lấy tín hiệu TI trung tính chân sứ 110kV, có tỉ số biến 400 - 800 1200/1/1/1/A kết hợp TI máy cắt 131 có tỉ số biến 800 - 1200 - 2000/ 1/1/1A. Khi
có sự cố trong vùng này(chạm đất cuộn dây) sẽ bảo vệ cắt máy cắt 271, 272, 273,
274, 131, 431.
- Chức năng bảo vệ chống chạm có giới hạn cuộn dây 22kV của máy biến áp
AT1. Lấy tín hiệu TI trung tính chân sứ 22kV, có tỉ số biến 800 - 1200 - 2000/
1/1/1A kết hợp TI máy cắt 431 có tỉ số biến 800 - 1200 - 2000/ 1/1/1A. Khi có sự cố
trong vùng này(chạm đất cuộn dây) sẽ bảo vệ cắt máy cắt 271, 272, 273, 274, 131,
431.
4. Chức năng quá tải 49
Là chức năng quá tải nhiệt của máy biến áp, lấy tín hiệu dòng điện phía
110kV đưa vào mạch giám sát quá tải. Mạch này sẽ mô phỏng nhiệt độ của máy
biến áp qua biến dòng điện, khi dòng tải tăng cao sẽ làm nhiệt độ MBA vượt quá
định mức cho phép Rơle sẽ tác động đi báo tín hiệu.
5. Chức năng ghi nhận sự cố
Chức năng ghi nhận sự cố này có thể cài đặt các biến, hàm trong Rơle tùy
thuộc vào người sử dụng, do đó khả năng nhận biết, ghi nhận các nhiễu loạn cũng
như sự cố rất chính xác và linh hoạt.


1.2.3.2. Bảo vệ quá dòng
Là bảo vệ dự phòng, bảo vệ đặt ở phía cuôn dây của máy biến áp AT1, đều dùng Rơ
le SEL - 551, là loại Rơ le tích hợp có các chức năng chính là: 50/51, 50/51N,
50/51Q, 50BF, FR.
1. Chức năng quá dòng phía 220kV máy biến áp.
Lấy tín hiệu dòng từ biến dòng chân sứ 220kV của máy biến áp AT1. Là chức năng
bảo vệ dự phòng cho các bảo vệ sau nó, khi bảo vệ tác động sẽ cắt máy cắt 271,
272, 273, 274, 131, 431 . Ngoài ra nó còn có chức năng bảo vệ máy cắt từ chối cắt
(50BF) cho các bảo vệ lân cận, khi nó tác động sẽ gửi tín hiệu cắt đến các máy cắt

có nối với thanh góp kép C22,C21.
2. Chức năng quá dòng phía 110kV máy biến áp.
Lấy tín hiệu dòng từ biến dòng chân sứ 110kV của máy biến áp AT1. Là chức năng
bảo vệ dự phòng cho các bảo vệ sau nó, khi bảo vệ tác động sẽ cắt máy cắt 271,
272, 273, 274, 131, 431. Ngoài ra nó còn có chức năng bảo vệ máy cắt từ chối cắt
(50BF) cho các bảo vệ lân cận, khi nó tác động sẽ gửi tín hiệu cắt đến các máy cắt
có nối với thanh góp kép C12,C11.
3. Chức năng quá dòng phía 22kV máy biến áp.
Lấy tín hiệu dòng từ biến dòng chân sứ 22kV của máy biến áp AT1. Là chức năng
bảo vệ dự phòng cho các bảo vệ sau nó, khi bảo vệ tác động sẽ cắt náy cắt 271, 272,
273, 274, 131, 431. Ngoài ra nó còn có chức năng bảo vệ máy cắt (50BF) cho các
bảo vệ lân cận.
1.2.3.3. Tự động điều chỉnh điện áp.
Chức năng tự động điều chỉnh nấc phân áp phía 110kV dùng Rơle VC 100-BU,
nhằm đảm bảo điện áp đầu ra của phía 22kV nằm trong giới hạn cho phép. Rơle VC
100-BU được lấy tín hiệu từ:
+ Máy biến dòng chân sứ MBA phía 110kV có tỉ số biến 400 - 800 1200/1/1/1/A
+ Máy biến điện áp TUC41 đầu cực lộ tổng MBA có tỉ số:

22 0,11 0,11
kV
/
/
3
3
3


Rơle tự động điều chỉnh điện áp có đưa thêm mạch dòng phía 110kV của máy biến
áp vói mục đích khi có quá tải máy biến áp thì Rơle tự động khóa không cho phép

điều áp tự động.
1.2.4. Bảo vệ nội bộ Máy Biến áp
1.2.4.1. Bảo vệ Rơle hơi 96B.
- ðiều kiện bình thường: Rơ le hơi chứa đầy dầu và áp lực nâng của dầu giữ phao ở
vị trí giới hạn trên.
- Khi có hư hỏng nhẹ hay bắt đầu có sự cố: lúc này nhiều bọt khí được tạo ra, chảy
qua ống nối đến bình dầu phụ và đọng lại trong buồng Rơ le hơi, do đó làm mức
dầu trong Rơ le giảm xuống, phao trên có gắn nam châm vĩnh cửu chìm xuống đến
một giới hạn xác định và hút tiếp điểm lưỡi gà, đi đóng tiếp điểm báo tín hiệu.
- Khi có sự cố: tạo ra luồng khí mạnh di chuyển đến bình dầu phụ, van dưới bị đè
xuống và khép tiếp điểm cắt MBA.
- Khi mức dầu giảm thấp do có sự rò rỉ dầu trong MBA: đầu tiên phao trên tác động
đi báo tín hiệu, nếu mức dầu cứ tiếp tục giảm thì van dưới tác động đi cắt MBA.
1.2.4.2. Rơle dầu 96P
Rơ le dòng dầu RS 2001 của hãng MR(CHLB ðức), Rơ le dòng dầu gắn trên
ống dẫn giữa thùng bộ điều áp và bình dầu phụ của bộ điều áp, đặt gần về phía bộ
điều áp. ðường ống nối phải nghiêng ít nhất 2% để đảm bảo Rơ le làm việc được
chính xác.
Rơ le dòng dầu tác động khi có hư hỏng trong khoang dập hồ quang, áp lực
hình thành và đẩy lên bình dầu phụ qua ống dẫn dầu, xuất hiện dòng dầu chảy tự bộ
điều áp tới bình dầu phụ của bộ điều áp làm van chuyển sang vị trí (OFF) và đóng
tiếp điểm đi cắt máy cắt 271, 272, 273, 274, 131, 431. Nam châm có tác dụng duy
trì tiếp điểm đi cắt khi tín hiệu khởi động mất đồng thời có tác dụng giữ van luôn ở
vị trí vận hành bình thường.
1.2.4.3. Rơ le nhiệt độ cuộn dây 26W
*) Các cấp tác động:
0

Cấp 1: Alarm : 100 C
0


Cấp 2: Trip : 105 C


*) Nguyên lý hoạt động:
ðo nhiệt độ các cuộn dây ngoài cách dùng cảm biến nhiệt độ còn dùng thêm
một phần tử cảm biến nhiệt nối với một biến dòng qua điện trở phối hợp, dòng điện
qua biến dòng tương ứng với dòng điện tải MBA. Do đó nó phản ảnh được trạng
thái nhiệt độ của cuộn dây. Các giá trị đặt của nhiệt độ dầu và cuộn dây.
1.2.4.4. Rơle nhiệt độ dầu 26Q
ðồng hồ đo nhiệt độ dầu loại AKM OTI - 34 của Thụy ðiển sản xuất, là loại
đồng hồ kim, có tiếp điểm khống chế nhiệt độ trên và dưới, 04 tiếp điểm. Kèm bộ
hiển thị số từ xa.
*) Các cấp tác động:
0

- Cấp 1: nhiệt độ dầu Alarm: 90 C
0

- Cấp 2: nhiệt độ dầu Trip: 95 C
0

0

- Khởi động 6 quạt mát ở nhiệt độ 65 C, dừng 6 quạt ở 55 C
*) Nguyên lý hoạt động: ðể đo nhiệt độ dầu, dùng một bầu nhiệt biểu đặt trong
thùng MBA qua lỗ. Khi nhiệt độ dầu thay đổi sẽ làm thay đổi áp lực trong bầu nhiệt
biểu và làm quay kim chỉ thị tương ứng.
1.2.4.5. ðồng hồ chỉ thị mức dầu 71Q.
ðồng hồ chỉ thị mức dầu thùng dầu phụ MBA và thùng dầu bộ OLTC dùng

loại LB22-01 do hãng TERMAN(Italia) sản xuất, có 02 cặp tiếp điểm đi báo tín
hiệu mức dầu MAX và MIN. Khi đủ dầu trong bình dầu phụ, kim sẽ chỉ vị trí nhiệt
độ tương ứng với nhiệt độ môi trường.
*) Nguyên lý hoạt động:
ðồng hồ hoạt động nhờ một phao dịch chuyển theo mức dầu làm thay đổi
góc nghiêng của cần phao làm quay cơ cấu dẫn động từ tính. Mặt đĩa báo mức dầu
có khắc dấu mức dầu MAX và MIN và kim chỉ thị sẽ di chuyển theo để báo mức
dầu hiện tại theo nhiệt độ.
1.2.5. Bảo vệ đường dây 220kV
1.2.5.1. Bảo vệ khoảng cách.
Dùng Rơle SEL - 311C, đây là Rơle bảo vệ chính, là loại tích hợp, có các chức năng
chính : F21, 50/51, 25, 79, 85, FL, FR.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ
thuật…………………………….

20


×