Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Mức giá sẵn lòng trả cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà của người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện quận Tân Phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.74 KB, 62 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

Trương Thị Mai Huyền
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:

MỨC GIÁ SẴN LÒNG TRẢ CHO DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
TẠI NHÀ CỦA NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN QUẬN TÂN PHÚ
Chuyên ngành : Kinh tế học và Quản trị lĩnh vực Sức khỏe
Mã số

:

LUẬN VĂN CAO HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Phạm Khánh Nam

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017


2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Mức giá sẵn lòng trả cho dịch vụ chăm sóc
sức khỏe tại nhà của người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện quận Tân Phú”
này là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn, tôi


cam đoan rằng, toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được
công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn

Trương Thị Mai Huyền


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................................2
MỤC LỤC.................................................................................................................................3
DANH MỤC VIẾT TẮT.........................................................................................................5
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................................6
DANH MỤC HÌNH..................................................................................................................8
DANH MỤC PHỤ LỤC..........................................................................................................9
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..................................................................................................10
1.1. Đặt vấn đề..................................................................................................................10
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................12
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN..........................................................................................14
2.1. Lược khảo lý thuyết..................................................................................................14
2.2. Một số nghiên cứu liên quan.....................................................................................17
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................22
3.1. Khung phân tích........................................................................................................22
3.2. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên............................................................................22
3.3. Thu thập dữ liệu........................................................................................................29

3.4. Các biến số/chỉ số nghiên cứu...................................................................................31
3.5. Quản lý và phân tích dữ liệu.....................................................................................35
3.6. Thiết kế nghiên cứu...................................................................................................36
3.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu.......................................................................................36
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ.......................................................................................................37
4.1. Tổng quan dịch vụ khám chữa bệnh.........................................................................37
4.2 Kết quả thống kê mô tả..............................................................................................39
4.3. Nhu cầu của người bệnh về dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà...............................46
4.4. Mức giá sẵn lòng trả dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà..........................................47


4

4.5. Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà của người bệnh điều
trị nội trú tại Bệnh viện quận Tân Phú.............................................................................50
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH...................................................54
5.1. Kết luận.....................................................................................................................54
5.2. Hàm ý chính sách......................................................................................................56
5.3. Điểm hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo..................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................58
PHỤ LỤC................................................................................................................................61

DANH MỤC VIẾT TẮT
BHYT

Bảo hiểm y tế

BSGĐ

Bác sĩ gia đình



5

BVQTP

Bệnh viện quận Tân Phú

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CSSKTN

Chăm sóc sức khỏe tại nhà

CVM

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

TTYTDP

Trung tâm y tế dự phòng

WTA

Mức giá sẵn lòng chấp thuận

WTP


Mức giá sẵn lòng trả


6

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 Giới tính, nhóm tuổi và học vấn của người bệnh..................................................39
Bảng 4.2 Dân tộc, nơi ở, quy mô hộ gia đình của người bệnh.............................................40
Bảng 4.3 Khoảng cách từ nhà tới bệnh viện của người bệnh...............................................41
Bảng 4.4 Đặc điểm nghề nghiệp, công việc của người bệnh...............................................41
Bảng 4.5 Đặc điểm thu nhập bình quân của đối tượng nghiên cứu.....................................42
Bảng 4.6 Một số đặc điểm y tế của người bệnh...................................................................42
Bảng 4.7 Sự hài lòng của người bệnh hoặc người nhà người bệnh về quy trình, thủ tục....43
Bảng 4.8 Sự hài lòng của người bệnh hoặc người nhà người bệnh về khả năng đáp ứng của
nhân viên y tế.......................................................................................................................43
Bảng 4.9 Sự hài lòng của người bệnh hoặc người nhà người bệnh về thái độ của nhân viên
y tế........................................................................................................................................44
Bảng 4.10 Sự hài lòng của người bệnh hoặc người nhà người bệnh về mức độ tin cậy và
chi phí dịch vụ y tế tại bệnh viện.........................................................................................44
Bảng 4.11 Sự hài lòng của người bệnh hoặc người nhà người bệnh về an ninh trật tự và
môi trường tại bệnh viện......................................................................................................44
Bảng 4.12 Điểm số hài lòng của người bệnh hoặc người nhà người bệnh về dịch vụ y tế tại
bệnh viện..............................................................................................................................45
Bảng 4.13 Người bệnh hoặc người nhà người bệnh tự đánh giá mức độ hài lòng chung về
chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh viện...................................................................................46
Bảng 4.14 Sự hài lòng của người bệnh hoặc người nhà người bệnh tại các khoa...............46
Bảng 4.15 Tỷ lệ nhu cầu của người bệnh về dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà................46
Bảng 4.16 Tỷ lệ nhu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà theo khoa.........................47
Bảng 4.17 Tỷ lệ mức giá người bệnh sẵn lòng trả dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà do bác
sỹ thực hiện..........................................................................................................................47

Bảng 4.18 Tỷ lệ mức giá người bệnh sẵn lòng trả dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà do
điều dưỡng thực hiện............................................................................................................47
Bảng 4.19 Mức giá WTP trung bình người bệnh sẵn lòng trả dịch vụ CSSKTN do bác sỹ
thực hiện theo phương pháp parametric...............................................................................48
Bảng 4.20 Mức giá WTP trung bình người bệnh sẵn lòng trả dịch vụ CSSKTN do điều
dưỡng thực hiện theo phương pháp parametric....................................................................48
Bảng 4.21 Mức giá WTP trung bình người bệnh sẵn lòng trả dịch vụ CSSKTN do bác sỹ
thực hiện theo phương pháp non-parametric........................................................................49
Bảng 4.22 Mức giá WTP trung bình người bệnh sẵn lòng trả dịch vụ CSSKTN do điều
dưỡng thực hiện theo phương pháp non-parametric............................................................50
Bảng 4.23 Mối liên quan giữa đặc điểm dân số xã hội đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại
nhà........................................................................................................................................51
Bảng 4.24 Mối liên quan giữa thu nhập đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà................51
Bảng 4.25 Mối liên quan giữa đặc điểm y tế của người bệnh điều trị nội trú đến nhu cầu
chăm sóc sức khỏe tại nhà....................................................................................................52
Bảng 4.26 Mối liên quan giữa sự hài lòng của người bệnh đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe
tại nhà...................................................................................................................................52
Bảng 4.27 Mối liên quan giữa Sự sẵn lòng chi trả đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà53
Bảng 4.28 Kết quả hồi quy đa biến các biến số độc lập có liên quan đến nhu cầu chăm
sóc sức khỏe tại nhà...............................................................................................................53


7

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1 Biểu đồ ước lượng WTP dịch vụ CSSKTN do bác sỹ thực hiện..........................49
Hình 4.2 Biểu đồ ước lượng WTP dịch vụ CSSKTN do điều dưỡng thực hiện..................50


8


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phiếu khảo sát.......................................................................................................................61
Kết quả phân tích dữ liệu.....................................................................................................67


9

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Trong thời gian qua quá tải bệnh viện không chỉ là vấn đề riêng của ngành y tế
mà đã trở thành vấn đề của cả xã hội. Quá tải bệnh viện xảy ra không chỉ ở khu vực
phòng khám mà cả ở các khoa điều trị nội trú . Bộ Y tế và các bộ, ban, ngành đã
phối hợp triển khai một số chương trình giảm quá tải bệnh viện nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh . Một trong những mục tiêu cụ thể cần đạt là
giảm thời gian và lưu lượng người chờ khám bệnh, chữa bệnh tại khoa khám bệnh
của các bệnh viện. Bên cạnh việc đầu tư mở rộng cơ sở vật chất, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, tăng cường công tác quản lý và nâng cao toàn diện chất
lượng bệnh viện, thì vấn đề cải tiến quy trình khám bệnh, chữa bệnh và phát triển
mô hình phòng khám bác sĩ gia đình đang được Bộ Y tế đặc biệt quan tâm trong
thời gian gần đây .
Theo số liệu Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2014, Việt Nam có hơn 90,728
triệu dân, tuổi thọ dân số trung bình là 73,2 tuổi và tỷ số giới tính của dân số là 97,4
nam/100 nữ, tỷ suất sinh thô là 17,2‰, tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số là 10,3‰ . Số
liệu trên cho thấy nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản, nhi khoa và lão khoa cao.
Theo số liệu về cơ cấu số lượt khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế nhà nước trong
Niên giám thống kê năm 2010, xu hướng tỷ trọng các bệnh không lây nhiễm gia
tăng liên tục ở mức cao. Nếu tỷ trọng này năm 1986 chỉ là 39% thì năm 1996 tăng
lên 50%, năm 2006 là 62%, và chỉ sau 05 năm đến năm 2010, tỷ trọng này đã tăng
lên 10 điểm phần trăm, lên mức 72% . Điều này cho thấy nhu cầu chăm sóc sức

khỏe, khám bệnh, chữa bệnh ngày càng tăng.
Và trên thực tế trong thời gian qua, các cấp quản lý nhà nước đã triển khai
nhiều hoạt động giảm quá tải bệnh viện nhưng đến nay tình trạng quá tải bệnh viện
vẫn chưa giảm mà ngày càng trầm trọng. Tiếp tục triển khai đề án giảm quá tải bệnh
viện, năm 2016, Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình phòng
khám bác sĩ gia đình trên phạm vi toàn quốc nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức


10

khỏe cơ bản, toàn diện, liên tục cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, góp phần tăng
cường chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu và giảm quá tải bệnh viện .
Trước đây, cơ cấu hoạt động, tổ chức, quản lý loại hình dịch vụ chăm sóc sức
khỏe tại nhà chưa có cơ sở pháp lý. Với Quyết định phê duyệt kế hoạch nhân rộng
và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam, giai đoạn 2016 –
2020 , dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà bao gồm: thực hiện tư vấn sức khỏe, sàng
lọc, tầm soát phát hiện bệnh sớm; các dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối
đời; các dịch vụ kỹ thuật bao gồm: khám bệnh, kê đơn thuốc một số bệnh thông
thường; thực hiện một số thủ thuật: thay băng, cắt chỉ, lấy mẫu máu, mẫu nước tiểu
để xét nghiệm, khí dung, tiêm, truyền dịch; phục hồi chức năng và nâng cao sức
khỏe.
Triển khai dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà góp phần nâng cao chất lượng
dịch vụ y tế, giúp:
Người bệnh hài lòng hơn, an toàn hơn và giảm một phần chi phí điều trị gián
tiếp, chi phí cơ hội do người bệnh và đôi khi cả người nhà người bệnh phải nghỉ làm
để đưa người bệnh đi khám bệnh, chữa bệnh. Người bệnh chủ động trong việc chọn
giờ khám bệnh, có thể thu xếp việc cá nhân thuận tiện, không mất thời gian chờ đợi
khám bệnh, thời gian di chuyển đến bệnh viện.
Bệnh viện giải quyết tình trạng quá tải, chủ động trong công tác tổ chức hoạt
động khám bệnh, chữa bệnh, tăng doanh thu dịch vụ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức

khỏe của người bệnh.
Nhân viên y tế hài lòng hơn với công việc, chăm sóc người bệnh tốt hơn, an
toàn hơn, làm việc hiệu quả hơn và tăng thêm thu nhập.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu cung cấp bằng chứng thực
nghiệm cho Ban Giám đốc Bệnh viện quận Tân Phú về nhu cầu sử dụng dịch vụ
chăm sóc sức khỏe tại nhà của người bệnh điều trị nội trú, từ đó khuyến nghị bệnh
viện triển khai dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà để góp phần cải tiến nâng cao
chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện và đạt


11

được lợi ích 03 bên nêu trên, đồng thời xây dựng mô hình kiểu mẫu nâng cao chất
lượng bệnh viện tuyến quận.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà của người bệnh điều trị nội trú tại
Bệnh viện quận Tân Phú năm 2016.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định tỷ lệ nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà của người
bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện quận Tân Phú năm 2016.
Phân tích các yếu tố tác động đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà của
người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện quận Tân Phú năm 2016.
Khảo sát mức giá sẵn lòng trả cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà của
người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện quận Tân Phú năm 2016.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi lấy mẫu
Người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện quận Tân Phú.
Tiêu chuẩn chọn vào:
Người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện quận Tân Phú đáp ứng các tiêu chuẩn

sau:
Người bệnh từ 16 tuổi trở lên đủ năng lực hành vi dân sự, đồng ý trả lời phiếu
khảo sát, đồng ý tham gia nghiên cứu.
Nếu người bệnh là trẻ em dưới 16 tuổi hoặc những người bệnh gặp khó khăn
trong vận động, giao tiếp hoặc bệnh nặng thì khảo sát người nhà trực tiếp chăm sóc
và chi trả viện phí cho người bệnh.
Tiêu chí loại ra:
Người bệnh đang trong tình trạng rất nặng hoặc đang trong tình trạng cấp cứu
hoặc đang được điều trị hồi sức tích cực.
Người bệnh điều trị nội trú chuyển viện đến bệnh viện khác tiếp tục điều trị.


12

Người bệnh chưa kết thúc đợt điều trị nội trú nhưng xin ra viện hoặc trốn viện
(bỏ về không trở lại điều trị tiếp).
1.3.2. Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 7/2016 đến tháng 4/2017.
1.3.3. Địa điểm nghiên cứu:
Các khoa nội trú: Nội, Ngoại tổng hợp, Sản, Nhi của Bệnh viện quận Tân Phú.
1.3.4. Cấu trúc luận văn:
Luận văn được chia thành 05 chương:
Chương 1 - Giới thiệu: Lý do hình thành đề tài và ý nghĩa thực tiễn, mục tiêu
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2 - Cơ sở lý luận: Trình bày tổng quan về cơ sở lý thuyết, các nghiên
cứu liên quan.
Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu: Chương này gồm ba phần chính trình
bày về mô hình nghiên cứu đề nghị, phương pháp nghiên cứu đánh giá ngẫu nhiên,
thiết kế và thực hiện nghiên cứu.
Chương 4 - Kết quả nghiên cứu: Trình bày kết quả mô tả, phân tích hồi quy

tuyến tính và mức giá sẵn lòng trả.
Chương 5 - Kết luận và hàm ý chính sách: Trình bày tóm tắt kết quả nghiên
cứu, những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.


13

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Lược khảo lý thuyết
2.1.1. Mô hình Grossman
Nếu đồng ý với việc xem sức khỏe như một tài sản có thể sản xuất được, việc
tạo ra sức khỏe có thể coi như một sự đầu tư bù đắp cho phần vốn đã bị tiêu tốn vì
tuổi tác và lối sống tạo nên một sự tăng lên trong “vốn sức khỏe”. Việc đầu tư này
đạt được nhờ sử dụng dịch vụ y tế (khám chữa bệnh) và những nỗ lực của chính cá
nhân trong việc phòng bệnh. Lợi ích thu được từ vốn sức khỏe chính là việc giảm
thiểu thời gian ở trong một trạng thái sức khỏe “đau ốm”. Thời gian khỏe mạnh thu
được có thể làm tăng mức thỏa dụng một cách gián tiếp hay trực tiếp qua thu nhập
lao động cao hơn và nhờ đó làm tăng tiêu dùng. Những cá nhân lý trí sẽ tối đa hóa
mức thỏa dụng bằng cách sử dụng theo cách tối ưu lượng vốn sức khỏe trong cuộc
đời họ. Nghiên cứu của Grossman (1972) phân tích vấn đề tối ưu hóa hoạt động này
với lý thuyết kiểm soát tối ưu (Optimal control theory).
Mặt khác, cầu chăm sóc sức khỏe phụ thuộc vào vài nhân tố có liên kết với
nhau. Thái độ, nhận thức và quyết định của cá nhân là những nhân tố quan trọng
quyết định việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi họ tiếp xúc ban đầu với nhà
cung cấp chăm sóc sức khỏe. Những nhân tố có ảnh hưởng đến cầu chăm sóc sức
khỏe là tình trạng sức khỏe, thu nhập và giáo dục . Tình trạng sức khỏe của một cá
nhân dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi ích mà người đó nhận được từ điều trị y tế.
Tuy nhiên lợi ích nhận được cũng bị ảnh hưởng bởi giáo dục. Thu nhập là quan
trọng khi nó xác định khả năng chi trả và nó ảnh hưởng đến số tiền kiếm được bị từ
bỏ khi tìm kiếm chăm sóc sức khỏe. Lợi ích và chi phí của việc điều trị được kỳ

vọng có thể khác nhau theo tuổi và giới tính.
Xét một cá nhân với một kế hoạch gồm hai giai đoạn. Trong mỗi giai đoạn,
anh ta hoặc cô ta phải trải qua một lượng thời gian đau ốm t s, nếu vốn sức khỏe
càng lớn thì khoảng thời gian này càng ít đi. Nói cách khác, thời gian khỏe mạnh
chính là những lợi ích (không trao đổi được) của vốn sức khỏe. Cá nhân đó nhận
được mức thỏa dụng dương từ những hàng hóa tiêu dùng X và những mức thỏa


14

dụng âm từ thời gian đau ốm ts (H). Hàm thỏa dụng dựa trên những điều kiện này
được giả định là không phụ thuộc vào thời gian (tỷ lệ thay thế biên giữa thời gian
đau ốm và tiêu dùng không thay đổi theo thời gian). Mức thỏa dụng trong tương lai
được chiết khấu bằng một yếu tố giả định β ≤ 1. Nhờ đó, cá nhân này tối đa hóa
mức thỏa dụng đã chiết khấu µ.
Trong mô hình Grossman, sức khỏe và sự sung túc là hai tài sản tương quan
với nhau. Giá trị của chúng được quản lý tối ưu qua thời gian bởi các cá nhân.
Trong trường hợp sức khỏe, mức thỏa dụng biên của việc có thêm một đơn vị vốn
sức khỏe gồm một phần tiêu dùng và một phần đầu tư. Tổng của chúng phải bằng
với chi phí biên của việc có thêm một đơn vị vốn sức khỏe.
Hàm cầu cho dịch vụ y tế chỉ ra mức cầu để có chi phí thấp nhất đối với các
dịch vụ y tế cho một vốn sức khỏe (không nhất thiết phải tối ưu) cho trước H 1. Cầu
sức khỏe và dịch vụ y tế theo tính chất đã nêu phụ thuộc vào mức lương, mức giá
dịch vụ y tế, giáo dục và sự sung túc. Trong mô hình nhiều giai đoạn, cả hàm cầu
sức khỏe và dịch vụ y tế phụ thuộc yếu tố tuổi tác nếu tỷ lệ hao mòn vốn sức khỏe
tăng lên theo thời gian.
2.1.2. Lý thuyết đo lường phúc lợi
Theo lý thuyết kinh tế, hàm hữu dụng gián tiếp thường dùng để mô tả mức
hữu dụng tối đa của cá nhân sẽ đạt được do phải chi một phần thu nhập (Y), cho sự
cung ứng của một sản phẩm nào đó từ mức độ hiện nay (H 0) đến mức trong tương

lai (H1), và ứng với giá cả hàng hóa nhất định (P). Trong trường hợp nghiên cứu
này, hàng hóa là chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà và hiện tại nó chưa
có trên thị trường tại Bệnh viện quận Tân Phú. Ngoài ra, mức hữu dụng của cá nhân
còn được giả định là phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế và xã hội khác (S) đại diện
cho sự ưa thích của cá nhân. Với những giả định nêu trên, hàm hữu dụng gián tiếp
của cá nhân có thể viết dưới dạng tổng quát như sau (Bateman và cộng sự, 2002;
Hanemann, 1994):
U (Y, P, S, H, Ԑi)

(3.1)


15

Ԑi: là sai số đại diện cho những yếu tố khác của mức hữu dụng mà cá nhân
biết, nhưng nhà nghiên cứu không thể biết (quan sát).
Trong những trường hợp phổ biến thì mức hữu dụng của cá nhân được kỳ
vọng là sẽ đạt được mức cao hơn khi thu nhập tăng và khi giá hàng hóa giảm.
Trong nghiên cứu này, khi gia tăng cung cấp dịch vụ y tế tốt hơn sẽ mang lại
sự cải thiện sức khỏe tốt hơn. Khi đó, với chất lượng dịch vụ y tế là (H 1), cá nhân sẽ
có mức hữu dụng (U1) cao hơn so với chất lượng dịch vụ y tế ban đầu (H0) là (U0)
U0 (Y, P, S, H0, Ԑi) < U1 (Y, P, S, H1, Ԑi)

(3.2)

Trong nghiên cứu CVM, câu hỏi về giá sẵn lòng trả cho biết số tiền đối đa mà
cá nhân sẽ sẵn lòng trả để được thụ hưởng một mức độ thay đổi về chất lượng dịch
vụ y tế tốt hơn.
Trong mô hình mức hữu dụng của nghiên cứu này, cá nhân được giả định là họ
sẽ so sánh mức hữu dụng hiện tại khi sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại bệnh

viện với mức hữu dụng sẽ có được sau khi họ sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe
tại nhà. Vì cá nhân sẽ có mức hữu dụng cao hơn (U 1) với chất lượng dịch vụ y tế
(H1), lý thuyết kinh tế giả định rằng cá nhân sẽ sẵn sàng bỏ ra một số tiền nào đó để
có được chất lượng dịch vụ y tế (H 1). Nói cách khác WTP được mô tả là số tiền tối
đa mà cá nhân sẽ chi trả để bảo đảm là mức hữu dụng của mình tại mức chất lượng
dịch vụ y tế cao ngang bằng (tương tự) với mức hữu dụng của mình tại mức chất
lượng dịch vụ y tế thấp trước đây.
U0 (Y, P, S, H0, Ԑi) = U1 (Y – WTP, P, S, H1, Ԑi)

(3.3)

WTP = U0 (Y, P, S, H0, Ԑi) – U1 (Y, P, S, H1, Ԑi)

(3.4)

WTP trong phương trình (3.3 và 3.4) là giá trị thay đổi đền bù Hicksian dùng
để đo lường sự thay đổi trong phúc lợi (Bateman và cộng sự, 2002; Hanemann,
1994).
Dựa theo phương trình (3.4), WTP là một hàm số của các biến trong mô hình,
và được viết dưới dạng tổng quát như sau:
WTP = WTP (H0, H1, Y, P, S, Ԑi)

(3.5)


16

Trong đó, H0, H1 là chất lượng dịch vụ y tế trước và sau khi cải thiện; Y là thu
nhập của cá nhân; P là giá của dịch vụ; và S là véc tơ các biến số kinh tế – xã hội.
Theo lý thuyết kinh tế, có một điểm khác cần lưu ý là mức WTP cao nhất trong

phương trình (3.5) mà cá nhân có thể chi trả bị giới hạn bởi khả năng chi trả của họ
– thu nhập. Biến số thu nhập thích hợp nhất trong trường hợp nghiên cứu WTP là
thu nhập còn lại của cá nhân (Y 1) sau khi chi tiêu cho các khoản cần thiết khác (ăn,
mặc, ở, đi lại, giải trí). Nói cách khác là WTP của cá nhân chỉ có thể bằng hoặc thấp
hơn thu nhập còn lại của họ, và phải lớn hơn hoặc bằng zero. Đối với các hàng hóa
dịch vụ y tế giá trị WTP âm là vô nghĩa, vì nếu hàng hóa đó không mang lại thêm gì
cho mức hữu dụng của cá nhân thì không cần phải cung cấp.
0 ≤ WTP (H0, H1, Y, P, S, Ԑi) = H (WTP) + Ԑi ≤ Y (3.6)
Ký hiệu H trong phương trình (3.6) là giá trị kỳ vọng của WTP. Mô hình (3.6)
là mô hình lý thuyết cơ bản để nghiên cứu về WTP của cá nhân trong các nghiên
cứu về CVM, được áp dụng trong nghiên cứu này.
2.2. Một số nghiên cứu liên quan
2.2.1. Các nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu về nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện được thực
hiện khá nhiều tại Việt Nam, chủ yếu tập trung đánh giá tình trạng quá tải bệnh viện
hay phân loại bệnh nhân đến bệnh viện . Tuy vậy, có rất ít nghiên cứu thực sự phân
tích sâu về sở thích, nhu cầu của người bệnh đối với dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại
bệnh viện.
Lê Quang Cường và cộng sự (2007) đánh giá tình hình quá tải tại một số bệnh
viện tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả các bệnh viện được điều tra đều
hoạt động vượt công suất thiết kế: công suất sử dụng giường bệnh luôn từ 165 đến
200%; số giường bệnh thực kê vượt so với số giường chỉ tiêu đến 200%; Số ngày sử
dụng thực tế trung bình 1 giường bệnh/năm dao động từ 390 –774 ngày/giường
bệnh/năm (bình thường 280 ngày/giường/năm). Tình trạng quá tải xảy ra ở cả khu
vực điều trị nội trú và khám bệnh ngoại trú. Đối với bệnh viện đa khoa, tình trạng


17

quá tải trong điều trị nội trú chủ yếu chỉ xảy ra ở các khoa điều trị các bệnh mạn

tính, khó chữa.
Trương Đức Tuấn và cộng sự (2015). Khảo sát nhu cầu khám chữa bệnh tại
Khoa Khám bệnh tại Bệnh viện 19-8 trong trong 3 năm (2013-2015) cho thấy số
lượng bệnh nhân đến ngày càng tăng, đối tượng chủ yếu là BHYT, nhân dân và cán
bộ chiến sỹ trong ngành. Tuổi thường gặp là tuổi trưởng thành và người cao tuổi.
Nhóm bệnh chiếm tỷ lệ lớn hơn cả là Đông y, Tim mạch, Truyền nhiễm, Sản khoa,
Chấn thương, Tiết niệu, Ung bướu, Hồi sức cấp cứu số lượng bệnh nhân đến khám
tăng 3%/ 1 năm, đối tượng chủ yếu là BHYT (44,2%), nhân dân (33,5%) và cán bộ
chiến sỹ trong ngành (22,3%). Tuổi thường gặp là tuổi trưởng thành và người cao
tuổi (98%). Nhóm bệnh chiếm tỷ lệ lớn hơn cả là Đông y, Tim mạch, Truyền nhiễm,
Sản khoa, Chấn thương, Tiết niệu, Ung bướu .
Các nghiên cứu về nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà của người dân,
người bệnh điều trị ngoại trú đã được thực hiện khá nhiều ở một số tỉnh/thành phố
miền Bắc và miền Trung và ở đối tượng người cao tuổi . Tuy vậy, chưa có nghiên
cứu thật sự phân tích sâu về nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà của người bệnh điều
trị nội trú tại các tỉnh/thành phố miền Nam.
Phạm Nhật An Cơ (2009) điều tra về thực trạng chăm sóc sức khỏe tại hộ gia
đình thì phụ nữ sau đẻ được cán bộ chuyên môn chăm sóc tại nhà ở các tỉnh/ thành
phố phía Bắc có tỉ lệ khá cao (66,7% - 80,0%) so với các địa phương khác (29,7% 40%); người bệnh mạn tính có cán bộ chuyên môn tới hỗ trợ tại nhà chiếm từ 3,7%
-21,4%.
Bùi Thùy Dương (2010) đã tiến hành nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu chăm
sóc sức khỏe ngoài giờ và tại nhà của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tại bệnh
viện Đại học Y Hà Nội năm 2010 cho thấy có 51.1 % đến 70.9% khách hàng cho
rằng bệnh viện nên triển khai các dịch vụ CSSK ngoài giờ và tại nhà. Bệnh nhân
và người nhà bệnh nhân đều có nhu cầu cao sử dụng dịch vụ CSSK ngoài giờ và
tại nhà (53.3% - 90.3%), nhất là dịch vụ khám vào ngày thứ 7 và chủ nhật.


18


Trần Thị Hạnh (2008) đánh giá mối quan hệ giữa nhu cầu CSSK và thực trạng
CSSKTN của người cao tuổi. Hầu hết người cao tuổi tự thực hiện những sinh hoạt
thường ngày (91%). Khi họ bị bệnh, hơn một nữa vẫn tự chăm sóc mình. Gia đình
họ có trách nhiệm khoảng 22% cho toàn bộ hoạt động. Vai trò cán bộ y tế đối với
CSSKTN cho người cao tuổi mờ nhạt.
Hoàng Trung Kiên và cộng sự (2013) với nghiên cứu khảo sát sức khỏe và
nhu cầu CSSK của người cao tuổi tại bốn xã huyện Đông Anh, Hà Nội cho thấy
nguyện vọng chủ yếu của người cao tuổi là được khám chữa bệnh tại nhà với chi
phí phải chăng (87,8%) và cung cấp thông tin phòng bệnh, CSSK (82,7%). Và
không có sự khác biệt về tình trạng và nhu cầu CSSK của người cao tuổi ở bốn xã
nghiên cứu.
Trần Thanh Long (2010) tiến hành nghiên cứu khảo sát nhu cầu dịch vụ chăm
sóc sức khỏe ngoài giờ và tại nhà của người sử dụng dịch vụ tại Bệnh viện
Đại học Y Hà Nội năm 2010 và kết quả cho thấy rằng hầu hết các đối tượng đến
khám bệnh đều có nhu cầu với các dịch vụ khám buổi chiều ngày thường, khám
ngoài giờ ngày thường, khám ngày thứ 7 và chủ nhật và khám tại nhà với tỉ lệ lần
lượt là 55,3%, 62,5%, 64,3% và 64,3%. Nghiên cứu này cũng đã đưa ra được rằng
hầu hết người sử dụng dịch vụ đều có khả năng chi trả các dịch vụ y tế CSSK ngoài
giờ và tại nhà, đặc biệt là khám ngoài giờ ngày thường. Đối với dịch vụ khám ngoài
giờ ngày thường, tỷ lệ người sử dụng có nhu cầu về dịch vụ này đều đạt trên 70%.
Đặng Thị Lan Phương (2009) nghiên cứu về thực trạng và nhu cầu CSSK hộ
gia đình tại tỉnh KonTum cho thấy phần lớn mọi người đều muốn có bác sĩ, cán bộ
y tế khám và CSSK tại nhà. Khám, chăm sóc, tư vấn hướng dẫn người bệnh mãn
tính tại nhà đạt tỷ lệ cao có 53,8%, được tư vấn huấn luyện điều trị là 15,4 %,
số người không được tư vấn huấn luyện điều trị là 69,2%, có thể nhận thấy người
dân có nhu cầu chăm sóc nhưng sự đáp ứng các dịch vụ y tế còn chưa đầy đủ.
Nguyễn Văn Sỹ (2009) nghiên cứu về thực trạng và nhu cầu CSSK hộ gia
đình tại tỉnh Yên Bái cho thấy tại đây người dân chỉ đi khám sức khỏe khi có vấn đề
về bệnh tật chiếm 42,7%, khi có ốm đau họ tự chữa ở nhà với tỉ lệ 21,9% sau đó



19

mới đến các cơ sở y tế khác của nhà nước vì họ cho rằng đến cơ sở y tế nhất là
không phải tuyến y tế cơ sở thì rất phiền hà và tốn kém. Khi chăm sóc người nhà
mắc bệnh mãn tính họ tự tìm hiểu cách chăm sóc cho người nhà mình vì do thiếu
nhân lực cán bộ y tế đến tư vấn hỗ trợ chỉ có ở mức 35,7%.
Nguyễn Huyền Trang (2012) đưa ra các kết luận thống kê về nhu cầu chăm
sóc sức khỏe ở Hải Dương. Những người đã bị ốm và đã từng đi khám ở các cơ sở
khám chữa bệnh tại bệnh viện huyện, cơ sở y tế tư nhân, trạm y tế xã hoặc từng
khám tại nhà đều có nguyện vọng được sử dụng dịch vụ khám tại nhà cao hơn các
đối tượng chưa sử dụng các dịch vụ khám bệnh kể trên cao gấp 3,87; 16,15; 1,70;
2,18 lần.
2.2.2. Các nghiên cứu ngoài nước:
Nghiên cứu về nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà đã được thực hiện nhiều
ở một số nước trên thế giới. Các nghiên cứu cho thấy thể chất, tình trạng sức khỏe,
thu nhập, tình trạng bảo hiểm, phương tiện đi lại, khoảng cách từ nhà đến bệnh viện,
chi phí dịch vụ khám bệnh tại nhà có mối liên quan đến nhu cầu sử dụng dịch vụ
chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Shipman C. & Dale J. (1999) nghiên cứu về sự đánh giá của bác sỹ đối với
nhu cầu khám chữa bệnh ngoài giờ theo các nhu cầu về thể chất, tâm sinh lý
(psychological/emotional) và xã hội ở một vùng của Vương quốc Anh. 66% các yêu
cầu khám bệnh ngoài giờ có liên quan đến các yêu cầu về thể chất, tâm sinh lý
(psychological/emotional) và xã hội và 10.7% các trường hợp là không xác định
được mối liên quan .
Salisbury (2002) xem xét các nghiên cứu nhu cầu về dịch vụ khám bệnh ngoài
giờ của bác sỹ ở nước Anh cho biết, tất cả các dịch vụ khám bệnh ngoài giờ đều tính
chi phí gia tăng (night visit fee). Chi phí này khác nhau giữa các vùng, trình độ và
các bác sỹ khác nhau .
Kajal (2003) tiến hành nghiên cứu phân tích nhu cầu dịch vụ chăm sóc sức

khỏe ngoại viện của các cựu chiến binh được hỗ trợ bởi Medicare phát hiện rằng số
tiền chênh sau khi được Medicare hỗ trợ và khoảng cách từ nhà đến bệnh viện làm


20

giảm khả năng lựa chọn dịch vụ chăm sóc ngoại viện. Một số yếu tố khác như thu
nhập, tình trạng bảo hiểm, phương tiện đi lại, công việc, sức khỏe và tình trạng các
chẩn đoán cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ chăm sóc sức khỏe
ngoại viện .
LG Glynna, M Byrnea, J Newellb and AW Murphya (2004) nghiên cứu về sự
ảnh hưởng của tình trạng sức khỏe đối với sự hài lòng của người bệnh khi sử dụng
dịch vụ ngoài giờ được bác sỹ gia đình cung cấp ở Cộng hòa Ireland cho thấy người
bệnh có tình trạng sức khỏe yếu hơn có mức độ hài lòng cao hơn với dịch vụ này.
Đồng thời họ cũng khuyến nghị đây là một trong các chỉ số để triển khai dịch vụ
ngoài giờ .
Eric và cộng sự (2007) tiến hành nghiên cứu về nhu cầu khám, chăm sóc và
điều trị ngoài giờ trong dịch vụ khám bệnh và cấp cứu ở Hà Lan thấy rằng bác sỹ
tiếp nhận 88% thăm khám ngoài giờ, trong khi đó bộ phận cấp cứu chỉ phải tiếp
nhận 12% các dịch vụ này. Phần lớn các nhu cầu khám ngoài giờ của các đối tượng
nam giới trưởng thành là các chấn thương, trong đó có 19% là các chấn thương gẫy
xương .


21

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khung phân tích
Đặc tính cá nhân:
Mức lương, Giáo dục, Tuổi tác, Sự sung

túc (Grossman (1972b)
Tuổi tác, Tình trạng sức khỏe
(Wagstaff (1986) và Leu và Gerfin (1992))

CẦU CHĂM SÓC
SỨC KHỎE TẠI
NHÀ

Giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe
tại nhà

Sản phẩm thay thế (Sự hài lòng chất
lượng dịch vụ tại bệnh viện)

3.2. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
3.2.1. Nội dung của Phương pháp
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method – CVM)
được sử dụng để ước tính nhu cầu của bệnh nhân thông qua giá sẵn lòng trả cho
dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà.


22

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) được gọi là phương pháp "tuyên bố
sở thích", bởi vì nó yêu cầu người trực tiếp trả lời nêu giá trị của họ, chứ không phải
là các giá trị từ sự lựa chọn thực tế.
CVM dùng các kỹ thuật phỏng vấn cá nhân để định giá loại hàng hóa hay dịch
vụ vốn không có trên thị trường. CVM là một hình thức nghiên cứu thị trường, ở đó
“sản phẩm” là sự thay đổi trong môi trường. CVM khác với nghiên cứu thị trường
chung là ở chỗ nó đề cập đến một sự kiện mang tính giả thiết.

CVM bao gồm các cuộc phỏng vấn cá nhân, các cuộc điều tra bằng thư và các
cuộc điều tra qua điện thoại để biết được mức giá sẵn lòng trả của người tiêu dùng
về các hàng hóa không có trên thị trường dựa trên một kịch bản giả định để đo
lường các giá trị liên quan đến các hàng hóa.
Ưu điểm của CVM: ít tốn chi phí hơn so với phương pháp thử nghiệm thực tế
thị trường, không cần dựa vào nguồn dữ liệu thứ cấp như các phương pháp khác.
Nhược điểm của CVM: Khi sử dụng CVM, kết quả điều tra phụ thuộc vào các
điều kiện của thị trường giả định, cách đặt vấn đề của người điều tra, cách chọn mẫu
làm cho câu trả lời của các cá nhân không đúng với giá trị thực.
Theo một số tác giả, có một số trở ngại tiềm ẩn đối với nhà phân tích thiếu
thận trọng sẽ làm sai lệch:
(1) Nói ít đi giá sẵn lòng trả (Willing To Pay – WTP): cho rằng bản chất giả
thuyết của CVM làm cho câu trả lời của các cá nhân không đúng với sự thật, có xu
hướng nói bớt đi cái giá mà người ta sẽ thực sự trả. Tuy vậy phần bớt này tương đối
nhỏ nên không phải vấn đề nghiêm trọng.
(2) Giá sẵn lòng trả (WTP) hay giá sẵn lòng chấp nhận (Willing To Accept –
WTA) không tương đồng: Khi đem so sánh giữa mức giá sẵn lòng trả (WTP) và
mức giá sẵn lòng nhận bao nhiêu (WTA) để được bồi thường cho việc từ bỏ dịch vụ
này, bao giờ WTA cũng cao hơn WTP rất nhiều.
Khi đem so sánh hai dạng trên các nhà phân tích cho rằng mức sẵn lòng chấp
nhận WTA cao hơn mức sẵn lòng trả WTP rất nhiều, trên lý thuyết mức sẵn lòng trả
và chấp nhận có giá trị tương đương nhưng thực tế khác nhau hoàn toàn.


23

So sánh khi hỏi về mức giá sẵn lòng trả – WTP, người được hỏi thường trả lời
mức sẵn lòng trả tối thiểu, nhưng khi hỏi về mức giá sẵn lòng chấp nhận – WTA, họ
sẽ trả lời mức chấp thuận tối đa, vì mức sẵn lòng trả chịu ảnh hưởng bởi giới hạn
thu nhập của người được phỏng vấn còn mức sẵn lòng chấp nhận thì không bị ảnh

hưởng. Điều này có thể được giải thích rằng sự ưa thích và lựa chọn của con người
không hoàn toàn giống nhau.
WTP thể hiện mức độ ưa thích của một cá nhân về một mặt hàng nào đó. Ở
đây mặt hàng đó là dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, là một mặt hàng mà chỉ khi
cá nhân nhận thức được giá trị của chi phí cơ hội của thời gian di chuyển, thời gian
chờ đợi khám bệnh và thu nhập bị mất do phải nghỉ làm để đi khám chữa bệnh; sự
an toàn, sự tiện ích khi được khám bệnh tại nhà; tình trạng sức khỏe không bị giảm
đi do những yếu tố khách quan trong quá trình di chuyển và đến bệnh viện khám
chữa bệnh.
Còn WTA thì ngược lại là khi họ không thích một điều gì đó, họ cũng sẽ sẵn
lòng trả một mức giá nào đó để tránh nó hoặc sẵn lòng chấp nhận mức đền bù nào
đó để chịu đựng điều mà họ không thích.
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp thường được áp dụng nhiều trong tất cả các
nghiên cứu, nhất là trong phương pháp định giá ngẫu nhiên, nó giúp người điều tra
và người được phỏng vấn gần gũi, thân thiện, dễ dàng trao đổi các thông tin, đưa ra
nhiều tình huống giả định, đồng thời kết hợp nhiều dẫn chứng, minh họa để chứng
minh tình huống nào tốt nhất để người được hỏi so sánh lựa chọn, kết quả chất
lượng cuộc phỏng vấn được tốt hơn. Hạn chế của phương pháp này đòi hỏi người đi
điều tra phải nắm vững chuyên môn yêu cầu mục đích của việc điều tra, các tình
huống giả định để phân tích, tốn nhiều thời gian, chi phí và công sức.
(3) Thiên lệch một phần – toàn phần: Nếu người lần đầu tiên được hỏi WTP
trả cho một phần tài sản và sau đó được hỏi đánh giá cho toàn bộ thì số tiền được
phát biểu là như nhau vì tổng ngân sách của họ ổn định, do đó dễ sai lệch khi hỏi
quy mô rộng lớn.


24

(4) Thiên lệch điểm khởi đầu: Do ban đầu gợi ý cho người trả lời đưa ra mức
trả khởi đầu từ thấp đến cao hoặc từ cao xuống thấp, thì việc lựa chọn mức khởi đầu

này sẽ ảnh hưởng đến sự trả lời WTP của họ.
(5) Thiên lệch theo phương tiện: Khi xây dựng câu hỏi WTP người thiết kế
điều tra phải xác định rõ phương tiện đóng góp. Với mỗi phương tiện đóng góp
khác nhau như: bằng tiền mặt, bằng tài khoản thì mức WTP cũng khác nhau. Tùy
thuộc vào điều kiện cụ thể mà chúng ta xác định phương tiện đóng góp hay sử dụng
nhất để tránh trở ngại này.
Khi thực hiện nghiên cứu này thì dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà chưa
được triển khai tại Bệnh viện quận Tân Phú, vì thế nghiên cứu này sử dụng phương
pháp đánh giá ngẫu nhiên để xác định nhu cầu của người bệnh và cách hỏi mức giá
sẵn lòng trả (WTP) để xác định mức giá sẵn lòng trả của người bệnh tại Bệnh viện
quận Tân Phú cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà.
3.2.2. Các bước thực hiện CVM
Để thu thập dữ liệu hữu ích và cung cấp kết quả có ý nghĩa, nghiên cứu này
thực hiện khảo sát đánh giá ngẫu nhiên, kiểm tra trước, thực hiện câu hỏi khảo sát
tập trung vào dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà và một bối cảnh cụ thể được xác
định rõ ràng để người trả lời khảo sát hiểu rõ hiệu quả của dịch vụ CSSKTN, và
thực sự nói rõ giá trị sẵn lòng trả của họ đối với các dịch vụ này khi họ trả lời các
câu hỏi định giá. Quá trình thu thập dữ liệu được thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định các mục tiêu cụ thể:
Xây dựng các công cụ cho điều tra gồm các phương tiện mà dựa trên nguyên
lý để tìm ra WTP/ WTA của các cá nhân, và để thực hiện các việc đó cần:
Xác định đối tượng cần được đánh giá.
Thiết kế một kịch bản giả thiết.
Thiết lập giá trị cần được ước lượng và đơn vị đo lường qua việc chọn lựa câu
hỏi WTP hay WTA bởi vì trong mỗi hoàn cảnh khác nhau thì phương cách trả lời
khác nhau.
Xác định đơn vị thời gian của WTP/ WTA.


25


Xác định đối tượng phỏng vấn.
Bước 2: Thiết kế bảng câu hỏi, gồm các phần:
Giới thiệu
Thông tin cá nhân
Đặc điểm nghiên cứu
Tình huống giả định
Câu hỏi WTP
Thông tin kinh tế
Bước 3: Tiến hành khảo sát:
Xác định phương pháp lấy mẫu.
Quyết định tiến hành phỏng vấn như thế nào, ở đâu và khi nào.
Huấn luyện phỏng vấn viên.
Thực hiện phỏng vấn.
Bước này là bước quyết định ban đầu của cuộc điều tra, bao gồm cách tiến
hành điều tra bằng gửi thư điện tử, gọi điện hay điều tra trực tiếp người dân; kích
thước mẫu tiến hành điều tra bao nhiêu, đối tượng điều tra là ai và các thông tin liên
quan khác trong bảng hỏi. Câu trả lời cho những vấn đề này dựa vào những thông
tin khác nhau như tầm quan trọng của vấn đề định giá, tống họp các câu hỏi được
hỏi, và chi phí tiến hành điều tra.
Bản thân cuộc phỏng vấn nhìn chung ảnh hưởng bởi tống hợp các câu hỏi vì
nó thường dễ dàng hơn để giải thích xung quanh thông tin được yêu cầu trả lời.
Người phỏng vấn thường phải tiến hành điều tra trong thời gian dài do người được
hỏi thiếu thông tin về vấn đề nghiên cứu. Trong một số trường hợp, những sự giúp
đỡ cần thiết là cung cấp video hay tranh ảnh màu cho đối tượng hỏi để họ hiểu được
điều kiện giả định mà họ sẽ định giá.
Trong quá trình điều tra thì phỏng vấn là quan trọng nhất. Tuy nhiên, quá trình
điều tra bằng gửi thư điện tử với mục đích tỉ lệ trả lời cao có thể cũng khá đắt giá.
Điều tra bằng cách gọi điện hoặc gửi thư điện tử rất ngắn gọn. Điều tra bằng cách
gọi điện thoại có thể chi phí thấp hơn nhưng thông thường rất khó để hỏi những câu



×