Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Xây dựng tác phong dân chủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.44 KB, 9 trang )

Xây dựng tác phong làm việc dân chủ ở trường THPT Cầm Bá
Thước

MỤC LỤC
1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ TÁC PHONG LÀM VIỆC VÀ TÁC PHONG
LÀM VIỆC DÂN CHỦ

3

1.1. VỀ
1.2. VỀ

3
3

TÁC PHONG LÀM VIỆC
TÁC PHONG LÀM VIỆC DÂN CHỦ

2. THỰC TRẠNG TÁC PHONG LÀM VIỆC DÂN CHỦ CỦA TRƯỜNG
TRƯỜNG THPT CẦM BÁ THƯỚC
2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG
2.2. THỰC TRẠNG TÁC PHONG LÀM VIỆC
THƯỚC

5
5

DÂN CHỦ CỦA TRƯỜNG

THPT CẦM BÁ
5



3. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG TÁC PHONG LÀM VIỆC DÂN CHỦ CỦA
TRƯỜNG TRƯỜNG THPT CẦM BÁ THƯỚC
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHUNG
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM XÂY
CHỦ CỦA TRƯỜNG THPT CẦM BÁ THƯỚC

6
7

DỰNG TÁC PHONG LÀM VIỆC DÂN

8

2


Xây dựng tác phong làm việc dân chủ ở trường THPT Cầm Bá
Thước

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của đội ngũ cán bộ.
Người coi “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “cán bộ là cái dây chuyền của
bộ máy” và “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Vì
thế, Người rất quan tâm đến xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên của
Đảng, trong đó có xây dựng, rèn luyện phong cách tác phong làm việc dân chủ.
1. Nhận thức chung về tác phong làm việc và tác phong làm việc dân
chủ
1.1. Về tác phong làm việc
Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), tác phong được định nghĩa
là lối làm việc, sinh hoạt hàng ngày của mỗi người.

Theo giáo trình Một số kĩ năng cơ bản trong lãnh đạo, quản lí của cán bộ
lãnh đạo, quản lí ở cơ sở (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, NXB Lí
luận chính trị), tác phong làm việc là những biểu hiện đặc trưng của tác phong
lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lí ở cơ sở. Bao gồm: tác phong làm việc dân
chủ; tác phong làm việc khoa học; tác phong làm việc hiệu quả, thiết thực; tác
phong đi sâu đi sát quần chúng; tác phong tôn trọng và lắng nghe ý kiến quần
chúng; tác phong khiêm tốn học hỏi và thực sự cầu thị; tác phong làm việc năng
động và sáng tạo; tác phong làm việc gương mẫu và tiên phong.
Tác phong làm việc của nhân viên nói chung là sản phẩm của môi trường
tổ chức. Tác phong và phong cách tốt, nhất là từ phía người lãnh đạo có tác dụng
truyền cảm hứng, cổ vũ cho sự phát triển con người và văn hóa tổ chức. Một khi
tác phong tốt đã trở thành quy tắc ứng xử, cách thức và lề lối làm việc, sinh hoạt
chung của tổ chức, thì sẽ trở thành tài sản và động lực giúp tổ chức đó hoạt động
hiệu quả và phát triển bền vững.
1.2. Về tác phong làm việc dân chủ
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, phong cách dân chủ hay “cách làm việc
dân chủ” là phong cách hàng đầu mà người cán bộ cần phải có. Vì thế, người
cán bộ, đảng viên phải tạo ra được không khí dân chủ thực sự trong nội bộ bằng
cách thành tâm lắng nghe và khơi gợi cho cán bộ, đảng viên, quần chúng, cấp
dưới nói hết quan điểm, ý kiến của mình. Phong cách dân chủ của người cán bộ
không chỉ khơi nguồn sáng tạo, phát huy tinh thần cống hiến của cấp dưới và
quần chúng nhân dân mà còn làm cho tổ chức cơ quan, đoàn thể thêm gắn bó.
3


Xây dựng tác phong làm việc dân chủ ở trường THPT Cầm Bá
Thước

Người có phong cách dân chủ là thực hành tốt nguyên tắc “tập thể lãnh
đạo, cá nhân phụ trách”,đó cũng là cách “để phát huy trí tuệ và kinh nghiệm của

nhiều người”. Cán bộ không bao giờ được “độc tôn chân lý”, phải thành thực
lắng nghe ý kiến phê bình của cấp dưới và nghiêm túc sửa mình với tinh thần
cầu thị. Làm như vậy thì chắc chắn người cán bộ sẽ được nhân dân yêu mến, cấp
dưới nể trọng, sẵn sàng đóng góp sáng kiến.
Phong cách dân chủ yêu cầu người cán bộ, đảng viên phải sâu sát quần
chúng, chú ý tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của quần chúng, quan tâm đến mọi
mặt đời sống nhân dân; tin yêu và tôn trọng con người, chú ý lắng nghe ý kiến
và giải quyết những kiến nghị chính đáng của quần chúng, sẵn sàng tiếp thu phê
bình của quần chúng và sửa chữa khuyết điểm của mình.
Người cán bộ phải có bản lĩnh vững vàng để vừa nâng cao trình độ giác
ngộ, dân trí của quần chúng, tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của
một bộ phận quần chúng “chậm tiến”, vừa thực hiện tốt vai trò lãnh đạo của
mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ lãnh đạo phải “gom góp mọi ý kiến
rời rạc, lẻ tẻ của quần chúng, rồi phân tích nó, nghiên cứu nó, sắp đặt nó thành
những ý kiến có hệ thống. Rồi đem nó tuyên truyền, giải thích cho quần chúng,
làm nó thành ý kiến của quần chúng, và làm cho quần chúng giữ vững và thực
hành ý kiến đó. Đồng thời nhân lúc quần chúng thực hành, ta xem xét lại, coi ý
kiến đó đúng hay không. Rồi lại tập trung ý kiến của quần chúng, phát triển
những ưu điểm, sửa chữa những khuyết điểm, tuyên truyền, giải thích, làm cho
quần chúng giữ vững và thực hành.
Phong cách lãnh đạo dân chủ thì phải dựa vào quần chúng; là cán bộ lãnh
đạo, nhất là người đứng đầu không được quan liêu, hách dịch, coi thường quần
chúng nhân dân. Phải biết đời sống thực của nhân dân như thế nào, khả năng
thực của nhân dân ra sao? Họ đang nghĩ và đang mong muốn những gì? Mỗi lời
nói, mỗi việc làm của người cán bộ phải phù hợp với quần chúng, phản ánh
đúng được khát vọng của quần chúng. Cán bộ phải biết được những băn khoăn
trăn trở của dân để kịp thời uốn nắn và tháo gỡ cùng dân.
Người phê bình cách lãnh đạo của một số cán bộ không dân chủ, dẫn đến
tình trạng người có ý kiến không dám nói, người muốn phê bình không dám phê

bình, làm cho cấp trên cấp dưới cách biệt nhau, quần chúng với Đảng xa rời
4


Xây dựng tác phong làm việc dân chủ ở trường THPT Cầm Bá
Thước

nhau, không còn sáng kiến, không còn hăng hái trong khi làm việc. Cán bộ lãnh
đạo, nhất là những người đứng đầu, là người có trọng trách trong một tập thể,
vừa phải thực hành dân chủ, lắng nghe ý kiến của tập thể, đồng thời, phải quyết
đoán, nhận thức đầy đủ trách nhiệm và dám ra quyết định, dám làm, dám chịu
trách nhiệm. Đây cũng chính là việc thực hiện nghiêm nguyên tắc “tập thể lãnh
đạo, cá nhân phụ trách”.
Kết hợp tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách, thực hiện trách nhiệm của
người lãnh đạo, người đứng đầu để khắc phục những hiện tượng coi thường tập
thể, hoặc ngược lại, dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể, không dám quyết đoán, không
nêu cao trách nhiệm cá nhân… làm trì trệ, suy yếu năng lực lãnh đạo, hiệu quả
quản lý của người cán bộ lãnh đạo.
2. Thực trạng tác phong làm việc dân chủ của trường Trường THPT
Cầm Bá Thước
2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường
Trường THPT Cầm Bá Thước được thành lập năm 1965, địa bàn tuyển
sinh của trường gồm khu vực thị trấn Thường Xuân, xã Thọ Thanh, xã Xuân
Dương, xã Xuân Cẩm, xã Ngọc Phụng, xã Lương Sơn, xã Yên Nhân và xã Bát
Mọt với hơn 30% học sinh là người dân tộc thiểu số. Đảng bộ nhà trường nhiều
năm đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Tổng số cán bộ giáo viên,
nhân viên nhà trường 70, trong đó cán bộ quản lý: 02, giáo viên biên chế 65, còn
lại là giáo viên và nhân viên hợp đồng.
Mục tiêu giáo dục của nhà trường là giáo dục học sinh thành những con
người phát triển toàn diện “Khoẻ về thể chất, đẹp về tâm hồn, sáng về trí tuệ”.

Các em là những người có ý thức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm với công
việc. Biết yêu thương kính trọng ông bà, cha mẹ. Biết đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
Có những hiểu biết cơ bản về tự nhiên xã hội, biết giữ gìn vệ sinh và bảo vệ của
công, biết yêu trường yêu lớp, có tinh thần tương thân tương ái.
2.2. Thực trạng tác phong làm việc dân chủ của trường THPT Cầm Bá
Thước
2.2.1. Về ưu điểm
- Hàng năm, trường THPT Cầm Bá Thước đều có xây dựng quy chế dân
chủ và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả trên tất cả các mặt công tác như:

5


Xây dựng tác phong làm việc dân chủ ở trường THPT Cầm Bá
Thước

lãnh đạo quản lí, giáo dục học sinh, quan hệ với cha mẹ học sinh với nhân dân
trên địa bàn.
- Trong hội nghị CBCNVC đầu năm, nhà trường thường có lồng ghép lấy
ý kiến các nội dung như kế hoạch năm học, quy chế dân chủ, quy chế chi tiêu
nội bộ
- BGH và BCH công đoàn xây dựng thang điểm thi đua, tổ chức lấy ý
kiến CBCNV, sau đó ban hành quy chế thi đua khen thưởng.
- Nhìn chung, CBCC nhà trường đã có nhiều chuyển biến tốt về tư tưởng,
đã nêu cao được tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong hoàn cảnh khó khăn để
hoàn thành nhiệm vụ nhất là công đoàn đã vận động đoàn viên góp vốn tham
quan, góp vốn tương trợ, dạy bù, dạy thay, thăm hỏi tận tình khi CBCNV hoặc
người thân bị ốm đau bệnh tật …
- Phẩm chất chính trị và đạo đức của thầy cô giáo được giữ gìn trong sáng,
uy tín của nhà trường được nâng lên rõ nét. Tất cả các thầy cô giáo biết yêu

thương học sinh, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng phụ huynh học sinh.
2.2.2. Về mặt hạn chế:
- Vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc giám sát việc thực hiện quy
chế dân chủ của nhà trường chưa rõ nét. Cán bộ công đoàn, đôi khi chưa nắm
bắt đầy đủ các quy định, chế độ chính sách, tâm tư nguyện vọng của công đoàn
viên.
- Nhận thức của CBCNV về quy chế dân chủ chưa sâu :
+ Mặc dù quy chế dân chủ được xây dựng và triển khai đến từng CBCNV
nhưng do bận nhiều công việc chuyên môn nên giáo viên chưa tìm hiểu và nắm
bắt kịp thời quy chế.
+ Việc quán triệt tư tưởng cho CBCC chưa được thường xuyên, Tinh thần
phát huy quyền dân chủ của một vài CBCC còn hạn chế, nhất là công tác tự phê
và phê bình chưa cao.
- Vấn đề thực hiện dân chủ giữa giáo viên và học sinh, giữa BGH với giáo
viên đôi khi chưa thực hiện nghiêm túc :
+ Giáo viên thường nhận xét một cách áp đặt đối với học sinh, phê bình
học sinh một cách thái quá, không biết phát huy sức mạnh tập thể học sinh để
làm chuyển biến một học sinh khác.

6


Xây dựng tác phong làm việc dân chủ ở trường THPT Cầm Bá
Thước

+ Đôi khi có những công việc cần lấy ý kiến dân chủ, nhưng do thời gian
quá gấp đồng thời giáo viên thì bận lên lớp nên hiệu trưởng không tổ chức lấy ý
kiến được mà phải tự quyết định.
3. Giải pháp xây dựng tác phong làm việc dân chủ của trường Trường
THPT Cầm Bá Thước

3.1. Quan điểm và giải pháp chung
Dân chủ là phát huy, quy tụ sức mạnh trí tuệ của tập thể. Phải nhận thức
đúng đắn rằng, một người dù tài giỏi đến mấy cũng không thể nhìn khắp được
sự vật, biết hết mọi việc. “Dại bầy hơn khôn độc”. Phải gắn bó với tập thể, tôn
trọng tập thể, đặt mình trong tập thể. Có dân chủ, bàn bạc tập thể mới cùng
thông suốt, nhất trí, mới cùng quyết tâm thực hiện, tránh được “trống đánh xuôi,
kèn thổi ngược”.
Mở rộng dân chủ trong sinh hoạt đảng, là người lãnh đạo phải khuyên cán
bộ, đảng viên mạnh bạo, cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến, phê bình. Đó là cách tốt
nhất để người lãnh đạo biết rõ ưu điểm, khuyết điểm của mình và tỏ ra thật thà,
dân chủ trong Đảng. Người lãnh đạo phải hiểu rằng, trong sinh hoạt mà cán bộ
không nói năng, không đề xuất ý kiến, không phê bình, thậm chí lại tâng bốc
mình, thế là một hiện tượng rất xấu. Vì không phải họ không có gì nói, nhưng vì
họ không dám nói, họ sợ. Thế là mất hết dân chủ trong Đảng. Thế là nội bộ của
Đảng âm u, cán bộ trở nên những cái máy, trong lòng uất ức, không dám nói ra,
do uất ức mà hóa ra oán ghét, chán nản.
Phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ theo cách tập trung
trên nền tảng dân chủ và dân chủ dưới sự chỉ đạo của tập trung. Dân chủ là phải
lãnh đạo tập thể, còn tập trung thì cá nhân phải phụ trách. Tập thể lãnh đạo, cá
nhân phụ trách tức là dân chủ tập trung. Phải thường xuyên và nghiêm chỉnh tự
phê bình và phê bình. Đây là một biểu hiện dân chủ cao của một đảng chân
chính cách mạng.
Phát huy quyền làm chủ của CB GV- CNV, tức là người cán bộ, đảng viên
phải làm cho họ có năng lực làm chủ, biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng
quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm. Một điều quan trọng là phải coi
trọng việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng ý thức làm chủ, phát triển văn hóa chính
trị và tính tích cực của công dân, khuyến khích họ tham gia vào công việc của

7



Xây dựng tác phong làm việc dân chủ ở trường THPT Cầm Bá
Thước

nhà trường, phê bình lãnh đạo, khắc phục mọi thứ dân chủ hình thức, trang trí,
giả tạo, vô tổ chức.
Gắn bó chặt chẽ với phong cách dân chủ là phong cách quần chúng. Trước
hết, cán bộ, đảng viên phải thấu hiểu và thấu cảm đời sống CB GV- CNVPhải
đặt lợi ích của quần chúng lên trên hết. Điều này thể hiện ở chỗ việc gì lợi cho
dân, dù nhỏ mấy cũng hết sức làm; việc gì hại cho dân dù nhỏ mấy cũng phải
tránh. Chúng ta phải thấy có lỗi khi dân đói, rét, ốm đau, không được đi học.
Phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân. Phải chịu khó nắm vững đời sống tâm
tư, tình cảm của mọi người trong đơn vị, mà phải nắm tình hình, đưa ra được các
giải pháp tháo gỡ khó khăn cho đồng chí trong quá trình công tác ở cơ quan, tậm
tâm cống hiến hơn nữa cho nhà trường. Phải lắng tai nghe ý kiến của CB GVCVN, những người “không quan trọng”, cả những ý kiến “nghịch”. Phải thấu
triệt lời dạy của Bác: “Nếu quần chúng nói vài điều mà chỉ có một vài điều xây
dựng, như thế vẫn là quý báu và bổ ích”. Không được áp đặt ý kiến của mình với
họ, mà nên hiểu thấu.
Mỗi cán bộ, giáo viên phải hiểu rằng, con người không phải thánh thần.
Đã làm việc thì không tránh khỏi khuyết điểm. Chỉ những kẻ ăn không ngồi rồi
thì mới không có khuyết điểm mà thôi. Uy tín của người lãnh đạo là ở chỗ mạnh
dạn thực hiện tự phê bình và phê bình, biết học hỏi quần chúng, sửa chữa khuyết
điểm, chứ không phải ở chỗ giấu khuyết điểm và e sợ quần chúng phê bình.
Hoan nghênh quần chúng phê bình là một trong những cách tốt nhất để làm cho
dân tin, dân phục, dân yêu.
Sẵn sàng học hỏi, người lãnh đạo không nên kiêu ngạo mà nên hiểu thấu.
Mỗi người phải hiểu rằng, sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình cũng chưa đủ
cho sự lãnh đạo đúng đắn. Vì vậy, ngoài kinh nghiệm của mình, người lãnh đạo
còn phải dùng kinh nghiệm của đảng viên, của dân chúng, để thêm cho kinh
nghiệm của mình.

3.2. Những giải pháp cụ thể nhằm xây dựng tác phong làm việc dân
chủ của trường THPT Cầm Bá Thước
3.2.1. Về phía BGH, BCH công đoàn cơ sở
- Hàng năm, BGH và BCH công đoàn cần xây dựng quy chế phối hợp
trong hoạt động. Phát huy hiệu quả lãnh đạo quản lí trên cơ sở quy chế dân chủ

8


Xây dựng tác phong làm việc dân chủ ở trường THPT Cầm Bá
Thước

của nhà trường. BCH công đoàn cần thực hiện tốt vai trò tham mưu, giám sát
nhằm đảm bảo quy chế dân chủ trong nhà trường được thực hiện nghiêm túc.
- Ban giám hiệu nhà trường cần công khai trước toàn thể cơ quan các vấn
đề liên quan đến hoạt động nhà trường như :
+ Những chủ trương chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với
CBGV, nhân viên.
+ Các khoản đóng góp của học sinh, kinh phí hoạt động của nhà trường.
+ Việc nâng lương, thuyên chuyển, điều động, đề bạt, khen thưởng, kỉ
luật.
+ Nhận xét, đánh giá CBGV, nhân viên hàng năm.
- Những việc trên cần phải được công khai bằng một trong các hình thức
sau:
+ Niêm yết tại cơ quan
+ Thông báo trong Hội nghị công chức
+ Thông báo cho BCH công đoàn hoặc tổ trưởng các tổ để thông báo đến
CBGV, nhân viên trong nhà trường.
3.2.2. Về nghĩa vụ của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định của Luật

giáo dục.
- Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Kế hoạch hoạt động năm học của
nhà trường, các biện pháp tổ chức phong trào thi đua, các báo cáo tổng kết, sơ
kết, Những nội quy, quy định, quy chế làm việc của nhà trường, Quy chế chi tiêu
nội bộ.
- Kiên quyết chống những hiện tượng bè phái, mất đoàn kết và những hoạt
động khác vi phạm dân chủ, kỉ cương trong nhà trường. Trong khi thực hiện
nhiệm vụ được giao, CBGV, nhân viên phải phục tùng sự chỉ đạo và hướng dẫn
của cấp trên.
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của CBGV, nhân viên, tôn trọng
đồng nghiệp, CMHS và học sinh, có trách nhiệm bảo vệ uy tín của nhà trường.
3.2.3. Đối với học sinh
Học sinh phải được biết và được tham gia ý kiến những việc sau:
- Chủ trương, chế độ chính sách của nhà nước, của ngành giáo dục, và
những quy định của nhà trường đối với học sinh
9


Xây dựng tác phong làm việc dân chủ ở trường THPT Cầm Bá
Thước

- Kế hoạch tuyển sinh, các khoản đóng góp theo quy định.
- HS được tham gia ý kiến xây dựng Nội quy HS và những quy định có
liên quan đến HS.
Để đảm bảo quyền dân chủ của học sinh, nhà trường đã niêm yết công
khai Nội quy học sinh, Nội quy phòng học bộ môn. Nội quy học tập, Tiêu chuẩn
xếp loại hạnh kiểm , học lực của HS, kết quả học tập, thi đua khen thưởng... Mỗi
năm học, nhà trường tổ chức ít nhất 3 lần họp CMHS để thông báo kế hoạch
nhiệm vụ năm học, trách nhiệm của các bậc CMHS, sự phối hợp giữa gia đình
và nhà trường, thông báo kết quả học tập, tu dưỡng của HS. Giáo viên chủ

nhiệm lớp là đại diện của nhà trường tổ chức các hoạt động thưc hiện dân chủ tại
lớp của mình, thường xuyên tiếp thu và tổng hợp ý kiến của HS và CMHS để
kịp thời phản ánh với Hiệu trưởng. Liên đội đặt Hòm thư góp ý để HS có điều
kiện đóng góp ý kiến.
3.2.4. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường (Công đoàn, Đoàn thanh
niên ...) cần:
- Phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ
- Nâng cao chất lượng sinh hoạt của các đoàn thể, dân chủ bàn bạc các
chủ trương, các biện pháp thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường.
- Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát,
kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ, có trách nhiệm lắng nghe ý kiến của
quần chúng, phát hiện những vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường, những
kiến nghị hoặc thắc mắc để đề nghị Hiệu trưởng giải quyết.
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 05 năm 2018
HỌC VIÊN

Lục Tiến Dũng

10



×