Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Ước tính dòng tiền và các phương pháp thẫm định đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.3 KB, 21 trang )

Trường đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
Khoa Tài Chính
------

BÀI TẬP NHÓM

ƯỚC TÍNH DÒNG TIỀN VÀ CÁC
PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH ĐẦU


GVHD: PGS.TS Nguyễn Hòa Nhân

Nhóm 4 – Lớp 42K15.4


Đà Nẵng, tháng 10 năm 2018

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG................................................................4
1. Các dòng tiền phổ biến....................................................5
1.1 Chi phí chìm...............................................................5
1.2 Chi phí cơ hội..............................................................5
1.3 Vốn lưu động ròng......................................................5
1.4 Hiệu ứng phụ..............................................................6
1.5 Chi phí tài chính.........................................................7
1.6 Thuế..........................................................................7
2. Phương pháp ước tính dòng tiền của dự án.......................7
2.1 Phương pháp trực tiếp................................................8
2.2 Phương pháp gián tiếp................................................9
2.3 Một số phương pháp khác.........................................11
2.3.1. Phương pháp từ dưới lên......................................11


2.3.2. Phương pháp từ trên xuống.................................11
2.3.3. Phương pháp lá chắn thuế...................................12
3. Giá trị hiện tại thuần (Net present value – NPV).............12
3.1 Khái niệm.................................................................12
3.2 Công thức.................................................................12
3.3 Ý nghĩa.....................................................................12
3.4 Ưu – Nhược điểm của NPV..........................................13
4. Tỷ suất sinh lời nội bộ (Internal rate of return – IRR).......13
4.1 Khái niệm.................................................................13
4.2 Công thức.................................................................14

2


4.3 Ý nghĩa.....................................................................14
4.4 Ưu – Nhược điểm của IRR...........................................15
5. Thời gian hoàn vốn (Paypack period – PBP)....................16
5.1 Khái niệm.................................................................16
5.2 Công thức.................................................................16
5.3 Ý nghĩa.....................................................................17
5.4 Ưu - Nhược điểm của PBP..........................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................19

3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2-1 : Báo cáo thu nhập dự kiến - Dự án chất thu hút cá mập. 10
Bảng 2-2 Yêu cầu về vốn dự kiến - Dự án chất thu hút cá mập..................................10
Bảng 2-3 Dòng tiền hoạt động cùa dự án....................................................................11

Bảng 2-4 Tổng dòng tiền của dự án.............................................................11

4


1. Các dòng tiền phổ biến:
1.1 Chi phí chìm:
Là chi phí mà công ty đã trả hoặc đã được đưa vào nghĩa vụ phải trả
của của công ty khi thực hiện một dự án. Chi phí như vậy không thể
thay đổi theo quyết định hôm nay để chấp nhận hay từ chối một dự
án. Nói một cách khác thì đây là chi phí mà công ty sẽ phải trả dù
thế nào đi nữa. Dựa trên định nghĩa chung của chúng ta về dòng tiền
đầu tư ban đầu, chi phí như chi phí chìm rõ ràng là không vui vẻ với
quyết định trong tầm tay. Bởi vậy chúng ta sẽ luôn luôn cẩn thận với
việc loại bỏ chi phí chìm ra khỏi bản phân tích tích dòng tiền. Chi phí
chìm được phản ảnh trên sổ kế toán và báo cáo tài chính của công ty
1.2 Chi phí cơ hội:
Chi phí cơ hội hay chi phí kinh tế (Opportunity cost or Economics
cost) là khái niệm phản ánh chi phí sử dụng các nguồn lực vào việc
sản xuất hàng hoá hoặc dịch vụ bằng giá trị của các cơ hội bị bỏ
qua. Chẳng hạn, khi sử dụng nhiều nguồn lực hơn để sản xuất lương
thực, thì người ta sẽ còn lại ít nguồn lực hơn để sản xuất đồ uống.
Tuy nhiên khác với chi phí chìm, chi phí cơ hội lại không được phản
ảnh trên sổ sách kế toán hay báo cao tài chính của công ty
1.3 Vốn lưu động ròng:
Vốn lưu động ròng (VLĐR) đo lường mức độ hiệu quả hoạt động cũng
như sức khỏe tài chính ngắn hạn của một doanh nghiệp


Công thức: Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn

hạn

Vốn lưu động ròng là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá tình hình tài chính doanh
nghiệp, cho biết nội dung chủ yếu sau:

5


P Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không?
Nghĩa là doanh nghiệp có thể dùng tài sản ngắn hạn để thanh toán cho các khoản nợ
ngắn hạn.
P Tài sản dài hạn của doanh nghiệp có được tài trợ vững chắc bằng nguồn vốn dài
hạn hay không?
 VLĐR dương: Toàn bộ TSDH được tài trợ từ nguồn vốn dài hạn
 DN đủ vốn DH tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn thừa để tài trợ


cho các nhu cầu ngắn hạn.
DN có khả năng thanh toán tốt, có thể trang trải các khoản nợ

ngắn hạn.
 VLĐR âm: DN dùng nguồn vốn NH để tài trợ cho đầu tư DH.
 Khá nguy hiểm vì khi hết hạn vay thì phải tìm nguồn vốn khác


thay thế.
Nếu tình trạng này liên tục xảy ra thì sự tồn tại của doanh
nghiệp sẽ bị đe doạ có thể đẩy tới tình thế là bán tài sản cố
định.


VLĐR tăng chưa chắc đã là dầu

VLĐR giảm chưa hẳn là dấu hiệu

hiệu tốt

không thuận lợi

P VLĐR tăng do tăng nguồn vốn

P VLĐR giảm khi cơ cấu nguồn

dài hạn, do nợ DH tăng, đặc biệt

vốn vẫn đảm bảo an toàn

nợ dài hạn lớn hơn VCSH
P VLĐR tăng do phải bán bớt tài
sản DH cần cho hoạt động sản
xuất kinh doanh

1.4 Hiệu ứng phụ:
Hiệu ứng phụ là hiệu ứng mà nó sẽ xuất hiện khi bạn dầu tư vào một
dự án và dự án đó có những ảnh hưởng đến một dự án khác đã, đang
hoặc sẽ được công ty triển khai.

6


Hiệu ứng phụ có thể gồm hiệu ứng tích cực và hiệu ứng tiêu cực.

Hiệu ứng tích cực sẽ giúp các dự án khác đạt được một hoặc một số
lợi ích. Hiệu ứng phụ tiêu cực sẽ làm cho các dự án khác gia tăng chi
phí, thiệt hại lợi nhuận.
Hiệu ứng phụ chỉ được đưa vào trong việc tính toán dòng tiền khi nó
phát sinh từ việc triển khai một hoặc một số dự án trong công ty làm
ảnh hưởng đến các dự án khác của cùng công ty đó. Nếu các tác
động đó không nằm bên ngoài công ty thì đó không còn là hiệu ứng
phụ.
1.5 Chi phí tài chính:
Chi phí tài chính là chi phí công ty phải trả để sử dụng vốn, như cổ
tức hay lãi từ các khoản vay. Vì đây là chi phí mà đại đa số các công
ty đều có vì muốn mở rộng hoặc triển khai một dự án, cho nên khi
phân tích dòng tiền của một dự án, thì đây là chỉ số quen thuộc và
quan trọng.
1.6 Thuế:
Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có
nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các
văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối
giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế.
Ở một khía cạnh nào đó thuế như là một chi phí mà các công ty phải
trả cho chính phủ nếu muốn được phép kinh doanh, sản xuất. Vì vậy
nó cũng sẽ ảnh hưởng đến lãi ròng của công ty, cho nên thuế cũng
phải được tính toán khi phân tích dòng tiền vì nó sẽ làm tăng chi phí
cho sản xuất và kinh doanh.
2. Phương pháp ước tính dòng tiền của dự án:
Việc thực hiện một dự án sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền hiện tại và
tương lai của doanh nghiệp. Để đánh giá một khoản đầu tư tiềm
năng, chúng ta phải xem xét những thay đổi trong dòng tiền của
7



doanh nghiệp và sau đó quyết định rằng chúng có làm tăng thêm
giá trị cho doanh nghiệp hay không. Chính vì thế, các phương pháp
ước tính dòng tiền có vai trò rất quan trọng trong việc xác định dòng
tiền thích hợp cho dự án.
Để phát triển dòng tiền từ một dự án, cần phải chú ý rằng dòng tiền
từ các loại tài sản gồm 3 thành phần: dòng tiền hoạt động, chi tiêu
vốn, và thay đổi trong vốn lưu động thuần. Để đánh giá một dự án
thì ta cần phải tính toán những đại lượng này.
 Công thức chung xác định dòng tiền của dự án:
Dòng tiền dự án = Dòng tiền hoạt động của dự án (OCF) –
Thay đổi trong vốn lưu động thuần của dự án – Vốn chi tiêu
của dự án.
Trong đó:



Dòng tiền hoạt động của dự án là lượng tiền tạo ra từ dự án đó
Vốn lưu động thuần (Net working capital – NWC) là chênh lệch



giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn
Vốn chi tiêu của dự án là khoản chi phí đầu tư cho tài sản cố
định

2.1 Phương pháp trực tiếp:
Dòng tiền = Dòng tiền vào – Dòng tiền ra
OCF = Tổng doanh thu – Chi phí hoạt động
Ví dụ: Giả sử trong một năm riêng biệt của một dự án, ta có báo

cáo thu nhập đơn giản như sau:
Doanh thu
Chi phí
Thu nhập ròng

$600
$350
$250

Khấu hao và thuế bằng 0 và không mua thêm tài sản cố định nào
trong năm. Giả sử chỉ có một số thành phần của vốn lưu động ròng
8


là khoản phải thu và khoản phải trả thì lượng tiền vào đầu và cuối
năm như sau:
Khoản phải thu
Khoản phải trả
Vốn lưu động
thuần

Đầu năm
$920
$630

Cuối năm
$970
$720

Chênh lệch

$50
$90

$290

$250

-$40

 Chênh lệch vốn lưu động thuần = Vốn lưu động thuần cuối năm
– Vốn lưu động thuần đầu năm.
Trong ví dụ này, dòng tiền hoạt động bằng với EBIT và bằng $250 vì
không có thuế và khấu hao. Vốn lưu động ròng giảm $40 và không
có chi tiêu vốn đầu tư nên tổng dòng tiền trong năm là:

Tổng dòng tiền = Dòng tiền hoạt động – Chênh lệch vốn lưu
động thuần – Chi phí vốn đầu tư
= $250 – (-$40) – 0 = $290.
Như vậy thì $290 chính là tiền vào trừ đi tiền ra trong năm.
Từ đây ta cũng có thể xác định được doanh thu tiền mặt trong năm
đó. Ta có số tiền bán hàng là $600, khoản phải thu tăng thêm $50
tức là $50 này chưa được nhận bằng tiền mặt. Chính vì thế, dòng
tiền vào sẽ là $600 - $50 = $550.
Tương tự, ta có chi phí là $350 và khoản phải trả tăng thêm $90 tức
là $90 này chưa được trả bằng tiền mặt nên dòng tiền ra sẽ là $350 $90 = $260.
Dòng tiền = Dòng tiền vào – Dòng tiền ra
=($600 - $50) – ($350 - $90)
=($600 - $350) – ($50 - $90)
9



= Dòng tiền hoạt động – Chênh lệch vốn lưu động thuần
=$250 – (-$40) = $290.
Ví dụ này cho thấy rằng việc tính toán thêm chênh lệch vốn lưu động
thuần làm ảnh hưởng đến sự khác biệt giữa doanh thu – chi phí trên
kế toán và khoản phải thu – phải trả thực tế.
2.2 Phương pháp gián tiếp:
Ví dụ1: Giả sử ta có thể bán 50.000 hộp chất thu hút cá mập mỗi
năm với mức giá $4/hộp. Chi phí để tạo ra loại chất đó là $2,5/ hộp,
và một sản phẩm mới như vậy chỉ có vòng đời là 3 năm. Lợi tức kỳ
vọng đối với sản phẩm này là 20%.
Chi phí cố định cho dự án này, bao gồm cả tiền thuê cơ sở vật chất
để sản xuất, sẽ là $12.000 một năm. Ngoài ra, tổng cộng tiền thiết bị
sản xuất là $90.000. Và để cho đơn giản thì giả sử rằng $90.000 này
sẽ là 100% khấu hao trong suốt vòng đời của dự án. Dự án này đòi
hỏi một khoản đầu tư ban đầu là $20.000 nằm trong vốn lưu động
thuần, thuế suất là 34%.
Bảng 2-1 Cho thấy những thiết lập đầu tiên của dự án:
Doanh thu ( 50,000 x $4)
Biến phí ($2.5/đơn vị)
Định phí
Khấu hao ($90,000/3)
EBIT
Thuế
Thu nhập ròng

$200,000
125,000
$75,000
12,000

30,000
$33,000
11,220
$21,780

Bảng 2-1 : Báo cáo thu nhập dự kiến - Dự án chất thu hút cá mập

1 Ví dụ về dự án hộp chất thu hút cá mập; Chương 10, Fundamentals of Corporate Finance;
Stephen A.Ross, Randolph W.Westerfield, Bradford D. Jordan; McGraw-Hill.

10


Bảng 2-2 cho thấy những yêu câu về vốn của dự án. Ta có vốn lưu
động thuần là $20.000 mỗi năm. Tài sản cố định là $90.000 lúc khởi
đầu dự án (năm 0), và sẽ giảm một lượng $30.000 khấu hao mỗi
năm, và kết thúc bằng 0 (năm 3). Tổng mức đầu tư cho những năm
tương lai ở đây là giá trị ghi trên sổ sách, giá trị kế toán, không phải
là giá trị thị trường.
Năm
Vốn

lưu

động

thuần
Tài sản cố định
thuần
Tổng mức đầu tư


0

1

2

3

$20,000

$20,000

$20,000

$20,000

90,000

60,000

30,000

0

$110,000

$80,000

$50,000


$20,000

Bảng 2-2 Yêu cầu về vốn dự kiến - Dự án chất thu hút cá mập

 Dòng tiền hoạt động của dự án:
Dòng tiền hoạt động (OCF) = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
( EBIT ) + Khấu hao –Thuế
Bảng 2-3 cho ta kết quả của dòng tiền hoạt động khi thực hiện dự án
này là $51.780.
EBIT
Khấu hao
Thuế
Dòng tiền hoạt động

$33,000
+ 30,000
- 11,220
$51,780

Bảng 2-3 Dòng tiền hoạt động cùa dự án
 Vốn lưu động thuần và vốn chi tiêu của dự án:
Trong ví dụ đã cho thì công ty phải chi một khoản $90.000 cho tài
sản cố định và đầu tư thêm một khoản $20.000 cho vốn lưu động
thuần. Do đó dòng tiền ra là $110.000. Vào cuối vòng đời của dự án,
tài sản cố định sẽ mất hết giá trị, nhưng công ty sẽ thu hồi khoản
11


$20.000 mà đã được giữ lại trong vốn lưu động. Điều này sẽ dẫn đến

một lượng dòng tiền vào là $20.000 vào năm cuối.
Năm
0

1

Dòng tiền hoạt động
Chênh lệch vốn lưu
động ròng

$51,780

2
$51,78

3
$51,78

0

0
+

-$20,000

$20,00
0

Vốn chi tiêu


-$90,000
-

Tống dòng tiền dự án

$110,00

$51,780

$51,78

$71,78

0

0

0
Bảng 2- 4 Tổng dòng tiền của dự án
2.3 Một số phương pháp khác:
2.3.1.


Phương pháp từ dưới lên:

Chỉ đúng khi không có chi phí lãi
Thu nhập của dự án = EBIT – Thuế
OCF = Thu nhập ròng + Khấu hao
2.3.2.




Phương pháp từ trên xuống:

Không loại bỏ bất kỳ một khoản phí tiền mặt nào
OCF = Doanh thu – Chi phí – Thuế
2.3.3.

Phương pháp lá chắn thuế:

OCF = (Doanh thu – Chi phí) x (1- Thuế) + Khấu hao x Thuế
3. Giá trị hiện tại thuần (Net present value – NPV):
3.1 Khái niệm:
Giá trị hiện tại thuần (còn gọi là giá trị hiện tại ròng) là chênh lệch
giữa giá trị hiện tại của các luồng tiền dự tính dự án mang lại trong
thời gian tồn tại của dự án và giá trị đầu tư ban đầu. Giá trị hiện tại
12


thuần phản ánh giá trị tăng thêm hoặc giảm đi nếu dự án được chấp
nhận.
3.2 Công thức:
n NCF
t
NPV  �
t
t 0 (1  r )




n

R C

t
t

t
t 0 (1  r )

Trong đó:
- NPV

: Giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư

-

NCFt : Dòng tiền ròng năm t

-

Rt

: Tổng doanh thu năm t.

-

Ct

: Tổng chi phí năm t


-r

: Tỷ suất chiết khấu

-n

: Tuổi thọ của dự án

3.3 Ý nghĩa:
3.3.1.

Đối với các dự án độc lập (independent):

Nếu...

Nó có nghĩa là...

NPV >

Đầu tư này sẽ có thể làm

0
NPV <

tăng thêm giá trị công ty
Đầu tư này có thể làm

0


giảm giá trị công ty

NPV =
0

Thì...
Dự án có thể được chấp nhận
Dự án này nên bị từ chối
Tùy thuộc vào tính chất quan

Đầu tư sẽ không đạt
được cũng như không
mất đi giá trị cho công ty

13

trọng và tình hình của dự án
mà doanh nghiệp có thể chấp
nhận hoặc loại bỏ dự án


3.3.2.
Đối với các dự án loại trừ lẫn nhau (mutually
exclusive):
Trong nhiều trường hợp, sự lựa chọn phải được thực hiện giữa những
dự án loại trừ lẫn nhau. Việc chấp nhận dự án này đòi hỏi phải loại
bỏ dự án còn lại, khi áp dụng tiêu chuẩn NPV phải chọn dự án nào
có NPV cao nhất.
3.4 Ưu – Nhược điểm của NPV:
3.4.1.






Ưu điểm:

Có tính đến yếu tố thời gian của tiền tệ.
Xem xét toàn bộ cấu thành dòng tiền của dự án.
Có thể so sánh giữa các dự án loại trừ lẫn nhau.
Có thể tính NPV của dự án đầu tư kết hợp bằng cách cộng NPV của
các dự án với nhau.
3.4.2.



Nhược điểm:

Lãi suất chiết khấu ảnh hưởng đến NPV (Lãi suất chiết khấu không
phù hợp sẽ dẫn đến NPV không chính xác, từ đó loại trừ những dự





án tốt.)
Không tính được NPV nếu không có lãi suất chiết khấu.
Không biết tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư.
Thường vốn đầu tư lớn thì có NPV cao chứ chưa hẳn hiệu quả cao.


4. Tỷ suất sinh lời nội bộ (Internal rate of return – IRR)
4.1 Khái niệm:
Tỷ suất sinh lời nội bộ (còn gọi là tỷ suất hoàn vốn nội bộ) là một
mức lãi suất chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại của các khoản tiền
ròng hàng năm trong tương lai do đầu tư mang lại bằng với vốn đầu
tư ban đầu. Hay nói cách khác, tỷ suất sinh lời nội bộ là một mức lãi
suất chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại ròng (NPV) của khoản đầu
tư bằng 0.
4.2 Công thức:
Theo định nghĩa trên, IRR là lãi suất r* thỏa mãn phương trình:

14


n

NCFt
NPV  �
* t
t 0 (1  r )



n

R  Ct

t

(1


r
t 0

*

)t

0

Trong đó:
- NPV

: Giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư

-

NCFt : Dòng tiền ròng năm t

-

Rt

: Tổng doanh thu năm t.

-

Ct

: Tổng chi phí năm t


-r

: Tỷ suất chiết khấu

-n

: Tuổi thọ của dự án

4.3 Ý nghĩa:
IRR chính là suất sinh lời thực tế của dự án đầu tư. Vì vậy một dự án
được chấp nhận khi suất sinh lời thực tế (IRR) bằng hoặc cao hơn
suất sinh lời yêu cầu (r). Vậy theo tiêu chuẩn IRR, dự án được chấp
nhận là dự án có IRR �Suất sinh lời yêu cầu.
4.3.1.

Nếu...
IRR > r

IRR < r

IRR = r

Đối với các dự án độc lập (independent):

Nó có nghĩa là...

Thì...

Tỷ suất sinh lời nội bộ lớn

hơn suất sinh lời yêu cầu
Tỷ suất sinh lời nội bộ

Dự án có thể được chấp nhận

nhỏ hơn suất sinh lời yêu

Dự án này nên bị từ chối

cầu
Tỷ suất sinh lời nội bộ

Tùy theo điều kiện cần thiết

bằng suất sinh lời yêu

mà doanh nghiệp có thể chấp

cầu

nhận hoặc loại bỏ dự án

15


4.3.2.
Đối với các dự án loại trừ lẫn nhau (mutually
exclusive):
Trường hợp các dự án là loại trừ lẫn nhau nhà đầu tư sẽ chọn dự án
nào có IRR lớn nhất miễn là IRR của dự án đó lớn hơn r.

4.4 Ưu – Nhược điểm của IRR:
4.4.1.

Ưu điểm:




Cho biết tỷ suất sinh lời là hấp dẫn trực quan.
IRR là một cách đơn giản để giúp cho người không biết các chi tiết



ước tính có thể hiểu được giá trị của một dự án.
Thuận lợi trong tính toán, không gặp khó khăn trong vấn đề lựa



chọn lãi suất chiết khấu r như khi tính NPV.
Nếu IRR đủ cao, có thể không cần phải ước tính tỷ suất sinh lời bắt
buộc.
4.4.2.



Nhược điểm:

Không chú trọng đến quy mô vốn đầu tư nên có thể dẫn đến
trường hợp kết luận chưa thỏa đáng khi đánh giá (Vì IRR luôn luôn




cao đối với những dự án quy mô nhỏ).
Trường hợp có nhiều IRR (Không biết dùng nghiệm nào làm mốc



chuẩn để so sánh).
Trường hợp không có IRR (Phương pháp hoàn toàn không sự dụng



được trong trường hợp này).
IRR giả định mọi dòng tiền đều được chiết khấu chỉ với một tỷ suất
(bằng chính IRR). Nó hoàn toàn bỏ qua khả năng dòng tiền được
chiết khấu với các tỷ suất khác nhau qua từng thời kỳ.

5. Thời gian hoàn vốn (Paypack period – PBP):
5.1 Khái niệm:
Thời gian hoàn vốn (PBP) là thời gian để thu nhập mang lại từ dự án
đủ bù đắp được chi phí đã bỏ ra.


Ví dụ: Một chiếc máy giá 1 triệu đồng và tạo ra một dòng tiền
mặt bằng 250 nghìn đồng một năm sẽ có kỳ hạn hoàn vốn
bằng 4 năm.
16


5.2 Công thức:

Cách tính thời gian hoàn vốn được chia làm 2 loại: Cách tính thời
gian hoàn vốn không chiết khấu và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.
5.2.1.

Thời gian hoàn vốn không chiết khấu:

Công thức tính:
n

PBP=n+

NCF1

t 0
NCFn1

Trong đó:

n là số năm để dòng tiền tích lũy của dự án  0 và đến năm
n  1 sẽ  0

Ví dụ 5.2.1: Dựa vào bảng số liệu bên dưới xem xét dự án đầu tư
có dòng tiền như sau:
Năm
Dòng tiền
Dòng tiền ròng ( NCFt
)

0


1

2

3

4

-500

200

200

200

250

-300

-100

100

Với n = 2 là số năm dòng tiền ròng của dự án < 0, nhưng dòng



tiền ròng của dự án sẽ dương khi n chạy đến khi n+1.



n = 2 thì NCFt < 0 nhưng NCFt > 0 khi n= 2+1 = 3



100
Thời gian hoàn vốn (PBP) = 2 + 200 = 2,5 năm

Kết luận: Nếu thời gian hoàn vốn yêu cầu là 3 thì dự án sẽ được chấp
nhận.
5.2.2.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu:

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu được tính toán công thức như thời
gian hoàn vốn không chiết khấu. Chỉ khác một điểm khi tính chúng

17


ta dựa vào dòng tiền có chiết khấu. Do sử dụng dòng tiền có chiết
khấu nên cần phải xác định suất chiết khấu.
Ví dụ 5.2.2: Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Hãy tính thời gian hoàn vốn có chiết khấu với tỷ suất chiết
khấu là 12%.
Năm
Dòng tiền

0
-500


Dòng tiền chiết khấu

-500

Dòng tiền ròng ( NCFt )

1
200

2
200

3
200

178,57 159,44 142,36
-19,63
321,43 161,99

4
250
158,88
139,25

Để xác định được dòng tiền ròng, ta có công thức sau:
- Dòng tiền chiết khấu năm 1

 200 /  1  0,12 


1

 178,57

  500  178,57   321, 43

=> Dòng tiền ròng năm 1

2
- Dòng tiền chiết khấu năm 2  200 / (1  0,12)  159, 44

  321, 43  159, 44   161,99

=> Dòng tiền ròng năm 2

Suy ra thời gian hoàn vốn có chiết khấu

 3 

19,63
 3,12
158,88
.

Kết luận: Thời gian hoàn vốn có chiết khấu của dự án này là 4 năm.
5.3 Ý nghĩa:
Thời gian hoàn vốn phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư vào dự án,
nó cho biết sau bao lâu thì dự án thu hồi đủ vốn đầu tư. Do vậy, thời
gian hoàn vốn cho biết khả năng tạo thu nhập của dự án từ khi thực
hiện cho đến khi thu hồi đủ vốn.


18


Cơ sở để chấp nhận dự án dựa trên tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn là
thời gian hoàn vốn phải thấp hơn hoặc bằng thời gian hoàn vốn yêu
cầu hay còn gọi là ngưỡng thời gian hoàn vốn.
Thông thường, thời gian hoàn vốn yêu cầu (T) do Nhà đầu tư đưa ra.
5.3.1.

Nếu...
PBP >
T
PBP <
T
PBP =
T

Đối với các dự án độc lập (independent):

Nó có nghĩa là...

Thì...

Thời gian hoàn vốn lớn
hơn thời gian hoàn vốn

Dự án có thể được chấp nhận

yêu cầu

Thời gian hoàn vốn nhỏ
hơn thời gian hoàn vốn

Dự án này nên bị từ chối

yêu cầu
Thời gian hoàn vốn bằng

Tùy theo điều kiện cần thiết

với thời gian hoàn vốn yêu

mà doanh nghiệp có thể chấp

cầu

nhận hoặc loại bỏ dự án

5.3.2.
Đối với các dự án loại trừ lẫn nhau (mutually
exclusive):
Trường hợp các dự án là loại trừ lẫn nhau nhà đầu tư nên chọn dự án
nào có PBP thấp nhất. Dự án nào có thời gian hoàn vốn (PBP) càng
ngắn thì dự án đầu tư đó càng hấp dẫn.
5.4 Ưu - Nhược điểm của PBP:
5.4.1.






Ưu điểm:

Đơn giản, dễ tính toán.
Có độ tin cậy cao.
Có khuynh hướng chú ý đến thanh khoản.
Phương pháp này rất phù hợp với việc xem xét các dự án đầu tư
quy mô vừa và nhỏ hoặc với chiến lược thu hồi vốn nhanh, tăng
vòng quay vốn.

19


5.4.2.





Nhược điểm:

Bỏ qua giá trị thời gian của tiền tệ.
Không xét đến những thu nhập lớn sau thời kỳ PBP.
Yêu cầu điểm giới hạn không có căn cứ.
Phụ thuộc vào lựa chọn tỷ suất chiết khấu (nếu r càng lớn thì PBP
càng lớn và ngược lại).

-HẾT-

20



TÀI LIỆU THAM KHẢO



Giáo trình TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP – PGS.TS. Nguyễn Hòa



Nhân
FUNDAMENTALS OF CORPORATE FINANCE; Stephen A.Ross,



Randolph W.Westerfield, Bradford D. Jordan; McGraw-Hill.
Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc
dân

Tham khảo từ các website:


/>


/>


/>



/>fbclid=IwAR2nC3kpdNDjEcwYd7ma7L1EvYJdwtGFdTcSJe70zzTsjGbBclL_fjGDoA

21



×