Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Nghiên cứu đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng tại các khu chế xuất và khu công nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.88 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

---------------

VÕ KỲ NAM

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG TẠI CÁC KHU
CHẾ XUẤT VÀ KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng Công trình Dân dụng và Công nghiệp
Mã số ngành: 60580208

TP. Hồ Chí Minh, tháng 6/2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. CHU VIỆT CƯỜNG

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
ngày…. tháng…..năm 20…
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

T
T
1


2
3
4
5

C
h

P
G
T Phản
S. biện
TS Phản
. biện
T
S.
TS.Ủ
Trầ viên

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


T C
R Ộ
Ư N
T
ngà


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Võ Kỳ Nam
Ngày sinh: 29/08/1979

Nơi sinh: TP.HCM

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
I- Tên đề tài : Nghiên cứu đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện
dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng tại các khu chế xuất và khu công
nghiệp trên địa bàn TP.HCM.
II- Nhiệm vụ và nội dung :
- Khảo sát thực trạng sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tiến độ thực hiện đầu tư xây
dựng các công trình hạ tầng tại các khu chế xuất và khu công nghiệp trên địa bàn
TP.HCM.
- Nghiên cứu xác định những yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện đầu tư xây
dựng các công trình hạ tầng tại các khu chế xuất và khu công nghiệp trên địa bàn
TP.HCM.
- Đưa ra một số gải pháp hạn chế sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tiến độ thực hiện
đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng tại các khu chế xuất và khu công nghiệp trên
địa bàn TP.HCM. và đánh giá kết luận
III- Ngày giao nhiệm vụ : 26/09/2016
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ : 29/06/2017
V- Cán bộ hướng dẫn : TS. Chu Việt Cường
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGÀNH

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên thực hiện Luận văn

Võ Kỳ Nam


ii

LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn , giúp
đỡ quý báu của thầy cô, các anh chị đồng nghiệp và các bạn.Với lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Bộ môn Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp đại học Công
Nghệ TPHCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và hoàn thành luận văn.
Tiến sĩ Chu Việt Cường, người thầy kính mến đã hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi
những đóng góp quý báu để hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thiện luận văn,
trao đổi và tiếp thu những ý kiến đóng góp của Quý Thầy, Cô và bạn bè, tham
khảo nhiều tài liệu, song không tránh khỏi có những sai sót. Rất mong nhận được

những thông tin góp ý từ Quý Thầy, Cô và bạn đọc.
Xin cảm ơn các bạn bè, các anh chị em đang công tác tại Ban quản lý các Khu chế
xuất và Công nghiệp TP.HCM. Các anh chị em hoạt động trong ngành xây dựng
đã giúp tôi có số liệu khảo sát để phục vụ luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 06 năm 2017
Người thực hiện luận văn

Võ Kỳ Nam


3

TÓM TẮT
Trong những năm qua tiến độ thực hiện đầu tư Xây dựng các công trình
hạ tầng tại các Khu chế xuất và Khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM bị
ảnh hưởng rất lớn, các công trình hạ tầng tại các Khu chế xuất và Khu công nghiệp
trên địa bàn TP.HCM đưa vào hoạt động không đúng tiến độ để ra gây khó khăn
trong việc giao đất cho đơn vị thuê đất của chủ đầu tư các KCN và KCX. Chính
vì vậy cần phải tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện
đầu tư Xây dựng các công trình hạ tầng tại các Khu chế xuất và Khu công nghiệp
trên địa bàn TP.HCM và tìm ra biện pháp kiểm soát, hạn chế ảnh hưởng là yêu cầu
cấp bách, rất cần thiết.
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định, phân tích, đánh giá và lựa chọn
danh mục những yếu tố ảnh hưởng chính đến tiến độ thực hiện đầu tư Xây dựng các
công trình hạ tầng tại các Khu chế xuất và Khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM.
Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó và đưa ra các giải pháp thích hợp
để hạn chế sự ảnh hưởng của các yếu tố đến việc triển khai thực hiện các dự án
đầu tư Xây dựng các công trình hạ tầng tại các Khu chế xuất và Khu công nghiệp
trên địa bàn TP.HCM.

Trên cơ sở lý thuyết nghiên cứu đã khảo sát tất cả các dự án đầu tư Khu chế
xuất và Khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM. Từ kết quả khảo sát, kỹ thuật
phân tích nhân tố đã rút gọn tập hợp 24 yếu tố thành 6 nhân tố đại diện. Qua
kiểm định mô hình hồi quy đa biến khẳng định 6 nhóm yếu tố trên có ảnh hưởng
đến tiến độ thực hiện đầu tư Xây dựng các công trình hạ tầng tại các Khu chế
xuất và Khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM
Với kết quả trên nghiên cứu đã đưa ra kiến nghị với chủ đầu tư cần xây dựng
kế hoạch, nghiên cứu tốt các vấn đề liên quan đến tài chính và kịp thời ứng phó với
sự biến động của những thay đổi về chính sách. Chọn nhà thầu tư vấn, thiết kế có
kinh nghiệm và năng lực trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế KCN, đồng thời chủ đầu tư
cần bám sát quá trình thực hiện để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc. Song song đó
chủ đầu tư cần nâng cao năng lực quản lý của mình để thực hiện dự án một cách
hiệu quả nhất


4

ABSTRACT
In recent years, the progess of infrastructure construction investment
implementation at the export processing zones and industrial zones is affected by a
lot of element, it is affected to transfer land for the renter of the export processing
zones and industrial zones. Therefore, it is necessary to investigate all influences the
progess of infrastructure construction investment implementation at the export
processing zones and industrial zones in Ho Chi Minh City and find out the
controllable methods and limit influences.
Based on the researching theory, we have surveyed in Ho Chi Minh City.
From the survey results and analysis, we have gathered 24 elements to 6
representative groups. By examining the multivariate regression model, 6
representative groups have been negatively correlated with the implementation to
infrastructure construction investment implementation at the export processing

zones and industrial zones.
With above results, we recommend the investor have to have researching plan
about finance to cope with chance of policies. The investor has to select
experienced consultant and design consultants in the area of industrial park design
and follow close the implementation process to remove problems in time. Besides,
they need to improve their management capacity to implement the project
effectively.


5

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ............................................................................................................. iv
MỤC

LỤC

.................................................................................................................v

DANH

MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................... viii
CHƯƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................7
1.4 Phương pháp, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...............................8

1.5 Đóng góp của nghiên cứu .....................................................................................9
1.6
Cấu
trúc
Luận
........................................................................................9

văn

gồm:

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.................11
2.1 Một số khái niệm.................................................................................................11
2.2 Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng công trình ...................................................12
2.3 Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng công trình tại KCX – KCN TP Hồ Chí Minh
........................................................................................................................12
2.4 Tiến độ thực hiện dự án.......................................................................................13
2.4.1 Khái niệm tiến độ
.........................................13

thực

hiện

2.4.1.1
Quản

tiến
độ
...............................................................14

2.4.1.2 Quản lý khối
.........................................14

lượng

dự

án

thi

thi

công

lao

động

2.4.1.5
Quản

môi
.......................................................................16



công
xây


2.4.1.3
Quản

chất
lượng
.....................................................................15
2.4.1.4 Quản lý an toàn
dựng:...................................15

đầu

xây

dựng
công

trên
trường

xây

công
xây

dựng
dựng:

công

trình


trình

:

trường

xây
dựng:


6

2.4.1.6
Quản

chi
phí
.................................................17

đầu

2.4.2
Lập
kế
hoạch
dự
................................................................18



án

xây

dựng

công

trình:

đầu



xây

dựng

2.5 Thực trạng thực hiện dự án hạ tầng KCX-KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh .19


7

2.5.1 Các kết quả đã đạt được ...................................................................................19
2.5.2 Những hạn chế .................................................................................................23
2.6 Sơ lược về các nghiên cứu trước đây ..................................................................24
2.6.1 Các nghiên cứu trên thế giới ............................................................................24
2.6.2 Các nghiên cứu trong nước ..............................................................................25
2.7 Các yếu tố ảnh hưởng biến động tiến độ hoàn thành dự án
.................................26

2.7.1 Nhóm yếu tố về chính sách ..............................................................................26
2.7.2 Nhóm yếu tố tự nhiên ....................................................................................26
2.7.3 Nhóm yếu tố về kinh tế ....................................................................................27
2.7.4 Nhóm yếu tố về năng lực đơn vị tư vấn ...........................................................28
2.5.5 Nhóm yếu tố năng lực CĐT .............................................................................28
2.5.6 Nhóm yếu tố về nhà thầu thi công....................................................................29
2.6 Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................................30
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................34
3.1 Thiết kế nghiên cứu:............................................................................................34
3.2 Bảng câu hỏi khảo sát và thu thập dữ liệu...........................................................35
3.2.1 Quy trình thiết kế bảng câu hỏi khảo sát và thu thập dữ liệu ...........................35
3.2.2 Nội dung bảng câu hỏi khảo sát ......................Error! Bookmark not defined.
3.3 Kíchthước mẫu ....................................................................................................36
3.4 Thu thập dữ liệu ..................................................................................................36
3.5 Phân tích nhân tố .................................................................................................37
3.5.1 Khái niệm phương pháp phân tích nhân tố .......................................................37
3.5.2 Kiểm định thang đo ..........................................................................................38
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............45
4.1 Giới Thiệu ...........................................................Error! Bookmark not defined.
4.1.1 Mã hóa các yếu tố ............................................................................................45
4.2 Thông Tin Mẫu Nghiên Cứu ...............................................................................46
4.2.1 Thống kê kinh nghiệm làm việc:......................................................................47
4.2.2 Thống kê độ tuổi của người được phỏng vấn ..................................................47


vii

4.2.3 Thống kê trình độ của người được khảo sát.....................................................49
4.2.4 Thống kê đơn vị làm việc của người được khảo sát ........................................50
4.3 Kiểm Định Mô Hình ...........................................................................................51

4.3.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với các thang đo .........................................51
4.3.1.1 Nhóm yếu tố về chính sách ...........................................................................52
4.3.1.2 Nhóm yếu tố về tự nhiên ...............................................................................52
4.3.1.3 Nhóm yếu tố về kinh tế .................................................................................53
4.3.1.4 Nhóm yếu tố năng lực đơn vị tư vấn............................................................53
4.3.1.5 Nhóm yếu tố về năng lực CĐT .....................................................................54
4.3.1.6 Nhóm yếu tố về năng lực nhà thầu thi công .................................................54
4.4 Kết quả phân tích nhân tố (PCA) ........................................................................55
4.4.1 Điều chỉnh mô hình nghiên cứu từ kết quả PCA. ............................................57
4.4.2 Kết quả phân tích hồi quy. ...............................................................................58
4.4.3 Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố ...........................................................61
4.4.4 Giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của các yếu tố. .............................................63
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI ...........................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................69
PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT .........................................................72
PHỤ LỤC 2 BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHUYÊN GIA ..............................75
PHỤ LỤC 3 ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO SÁT........................................................78
PHỤ LỤC 4 ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO BẰNG CRONBACH’S
ALPHA .....................................................................................................................80
PHỤ LỤC 5 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ CÁC THANG ĐO ..............83
PHỤ LỤC 6 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH BỘI..........................................................86


viii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DA:

Dự án


QLDA:

Quản lý dự án

CĐT:

Chủ đầu tư

NĐ-CP:

Nghị định chính phủ

WBS:

(Work breakdown structure) Cấu trúc phân chia công việc

TVTK:

Tư vấn thiết kế

PCA:

Principal Component Analysis

SPSS:

Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội ( Stasistical
Packagge for the Scial Sciences)

ANOVA:


( Analysis Variance) Phân tích phương sai

KMO:

Hệ số Kaiser-Mayer-Olkin.

Sig:

(Observed significance level) Mức ý nghĩa quan sát

VIF:

(Variance inflation factor). Nhân tố phóng đại phương sai

GPMB:

Giải phóng mặt bằng

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất


1


CHƯƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Sau 40 năm xây dựng, phát triển và hội nhập, cùng cả nước thực hiện đường
lối đổi mới, TPHCM đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện. Tình hình chính
trị-xã hội luôn được giữ vững; kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, quy mô kinh tế
được mở rộng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đứng hướng; các nguồn lực xã hội được
phát huy; các ngành, lĩnh vực đều có bước phát triển vượt bậc; đời sống người dân
ngày càng được nâng cao. Hiện nay, tốc độ phát triển kinh tế của Thành phố gấp
1,6-1,7 lần cả nước; tổng sản phẩm quốc nội chiếm 21% và đóng góp hơn 30% ngân
sách cả nước. Số hộ nghèo theo tiêu chuẩn của Thành phố (có thu nhập dưới 16
triệu đồng/người/năm) chỉ còn dưới 1%; hộ cận nghèo (có thu nhập từ 16-21 triệu
đồng/người/năm) chỉ chiếm 2,7% dân số.
Góp phần không nhỏ trong những thành tựu đó của TP Hồ Chí Minh là sự
đóng góp của các Khu công nghiệp và khu chế xuất trên địa bàn, đóng góp đến 40
% kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp, góp phần đưa thành phố trở thành trung
tâm xuất khẩu lớn nhất nước. Nhiều chính sách quản lý tiên tiến về quản lý công đối
với loại hình KCX - KCN ra đời tại thành phố và được áp dụng rộng rãi trong cả
nước, đóng góp rất lớn cho sự hình thành hệ thống các KCN ở Việt Nam như mô
hình Ban quản lý KCN; quản lý “một cửa, tại chỗ” đối với các doanh nghiệp tại các
KCN; cơ chế phối hợp với các bộ ngành trung ương và địa phương để tháo gỡ
vướng mắc cho nhà đầu tư; cơ chế khoán phí để thực hiện “tự chủ về tài chính” đối
với hoạt động của Ban quản lý KCX - KCN. Tính đến ngày 30/8/2015, tại các
KCX-KCN có 1.389 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 9,050
tỷ USD. Trong đó: dự án có vốn đầu tư nước ngoài là 560 dự án, vốn đầu tư đăng ký
5,4 tỷ USD; dự án có vốn đầu tư trong nước là 829 dự án, vốn đầu tư đăng ký
54.641 tỷ VNĐ (tương đương 3,64 tỷ USD).
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 2631/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 chỉ rõ:“Tiếp tục phát triển các khu công



2

nghiệp công nghệ cao; bố trí sản xuất vào các khu, cụm công nghiệp đã được quy
hoạch; phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển công nghiệp cơ
khí, điện tử - tin học; hạn chế các dự án đầu tư mới thâm dụng lao động phổ thông.
Tốc độ tăng trưởng GDP khu vực công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2011 - 2015 đạt
bình quân 8,7%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt bình quân 8,7%/năm và giai đoạn
2021 - 2025 đạt bình quân 8,5%/năm” [1].
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Tình hình xây dựng và phát triển KCN và KCX đã đạt được các kết quả nhất
định về số lượng và chất lượng cơ sở hạ tầng. Về số lượng, TP HCM hiện có 3
KCX, 12 KCN với tổng diện tích 3.104 ha. Ngoài ra, có 7 KCN dự kiến thành lập
mới đang trong giai đoạn thực hiện thủ tục pháp lý với tổng diện tích 2.189 ha và 4
KCN dự kiến mở rộng với tổng diện tích 849 ha. Như vậy, đến năm 2020, TP.HCM
sẽ có tổng cộng 22 KCX - KCN tập trung với tổng diện tích gần 6.000 ha.
Bảng 1.1 Các KCX và CN đã hình thành và đi vào hoạt động

S
tT
ân
Li
nh
Li
nh

nh
T
ân
T

ân
L
ê

nh
T
T
1ân

ăm
G Vt
i
ịh
Q
u
T
h
T
h h
im B
ì
Gở T
iam Bâ
GởBìì

1
19
19
19
19

92
10
92
01

ia nh
G B
iamBìì
ởnhQ
G uC

9
1
92
10 28
91

0ây ia
G
ia
1C G
ia
1át G
L G
ia
1Hi
2ệp ia

D
T


1
62
10
0

ủ 9 42
Q20 69
u02 25,
ậ- 1 31
N
h 9


3

G
2 5
1C ia C 20 999
ơ
Bìủ 20
13A
n
nhC 20 2
41Đ
ủ 0 83
5ônT

.
Bảng

1.2 Các KCN dự kiến thành lập đến năm 2025
St
t
1
2
3
4
5
6
7
8

G
i

VD
ị T
P
Bì 67
ho
nh
B
C 17
àu
ủ 305
X
H

óc 0


G Bì 21
nh ia C
nh 20
7,
P

ủ 0
L
i Bì 33
ê đ Bì
nh 50
7,
L
ê o N
nh 390
Hi
ệp
hà 2, 2.189,75
Bên cạnh kết quả đạt được, tình hình quản lý thực hiện đầu tư xây dựng các

công trình hạ tầng tại các khu chế xuất và khu công nghiệp trên địa bàn TP HCM
vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc sau:
- Việc hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về KCN, KCX chưa
được triển khai đầy đủ. Nghị định 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 [2] đã được
ban hành cuối năm 2013, quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành trong việc
hướng dẫn thực hiện phân cấp ủy quyền cho Ban Quản lý các KCN và hướng dẫn
một số nội dung về quy hoạch nhà ở cho công nhân trong KCN, KCX. Tuy nhiên,
đến nay, mới có Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Công Thương đã có văn
bản hướng dẫn, các Bộ, ngành khác chưa triển khai hướng dẫn theo quy định của
Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 [2].

- Việc phân cấp, ủy quyền cho Ban Quản lý KCN còn bất cập, chưa thuận lợi
cho Ban Quản lý KCN thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước, ảnh hưởng trực tiếp
đến tiến độ triển khai thực hiện dự án KCX-KCN, cụ thể là:
+ Các quy định tại pháp luật chuyên ngành không thống nhất với quy định về
phân cấp, ủy quyền cho Ban Quản lý KCX-KCN như quy định tại Nghị định số


4

29/2008/NĐ-CP [3] , cụ thể trong lĩnh vực quản lý xây dựng, môi trường tại KCN,
KCX đưa ra thêm điều kiện về năng lực và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý KCN để
có thể thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn. Nhằm nâng cao trách nhiệm cũng như năng
lực quản lý của cơ quan chủ quản về quản lý nhà nước đối với các KCX-KCN thành
phố cũng như làm mô hình nhân rộng ra các tỉnh – thành khác nếu đạt hiệu quả.
+ Căn cứ Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010 [4] thì Ban Quản
lý các KCX-KCN không được giao thực hiện chức năng thanh tra nên hiệu quả hoạt
động quản lý nhà nước của Ban Quản lý không cao, xảy ra tình trạng Ban Quản lý
phát hiện vi phạm của các doanh nghiệp trong KCN, KCX nhưng không thể xử phạt
được, phải chuyển hồ sơ vi phạm của các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng đến bộ phận
Thanh tra các Sở chuyên ngành như Thanh tra Sở Xây dựng, Thanh tra Sở Giao
thông – Vận tải, Thanh tra Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Thanh tra Sở Tài nguyên và
Môi trường để xử lý, việc này cũng làm chậm trễ, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai
dự án.
- Công tác bảo vệ môi trường KCN, KCX chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra:
+ Vì tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí nên ý thức bảo vệ môi trường
của doanh nghiệp phát triển hạ tầng, doanh nghiệp thứ cấp trong các KCN, KCX
chưa cao nên vẫn có một số KCN, KCX doanh nghiệp chưa tuân thủ nghiêm túc
pháp luật về môi trường, việc này đôi khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường KCX, KCN, đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, do đó
dân cư khu vực có KCX, KCN cũng đã nhiều lần phản đối và thậm chí kiện ra tòa

để các công ty đầu tư hạ tầng có biện pháp khắc phục trong quá trình triển khai thi
công dự án hạ tầng như tại KCN Tân Tạo (quận Bình Tân), KCN Tân Bình (quận
Tân Phú), KCX Linh Trung 2 (quận Thủ Đức)…Việc này, khiến các dự án triển
khai hạ tầng phải tạm dừng lại thời gian từ 3 tháng đến 6 tháng, ảnh hưởng đến tiến
độ chung của dự án.
+ Ước tính đến cuối năm 2015, tỷ lệ KCN, KCX đang hoạt động có hệ thống
xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường mới đạt 84%. Như vậy, so với
mục tiêu đề ra vào cuối năm 2015 là 100% thì còn có khoảng cách lớn, việc phát


5

thải các chất thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn thời gian qua được báo chí đưa tin,
cụ thể là tháng 11/2008, báo Sài Gòn Giải Phóng đưa tin về vụ “Cây lá trắng” tại
KCN Lê Minh Xuân, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh.
+ Nhu cầu vốn đầu tư để xây dựng các nhà máy xử lý nước thải tập trung lớn.
Trong khi, vốn Ngân sách Trung ương hỗ trợ xây dựng công trình xử lý nước thải
tập trung tại KCN, KCX theo Quyết định 43/2009/QĐ-TTg ngày 19/03/2009 [5] và
Quyết định 126/2009/QĐ-TTg ngày 26/10/2009 [6] hạn chế do thủ tục pháp lý về
tài chính và thủ tục giải ngân chưa thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng. Huy
động các nguồn vốn khác cho đầu tư xử lý nước thải còn khó khăn do nguồn vốn
đầu tư xây dựng và trang thiết bị vận hành khá tốn kém, đòi hỏi Doanh nghiệp hạ
tầng mất nhiều thời gian để theo đuổi và thực hiện, việc này ảnh hưởng không nhỏ
đến tiến độ, quá trình triển khai hạ tầng chung của KCX và KCN.
- Vấn đề nhà ở, phúc lợi xã hội và đời sống công nhân trong KCN, KCX
chưa được cải thiện rõ rệt, đây cũng là vấn đề tồn tại từ khi KCX, KCN hình thành
vào thời kì đầu (năm 1991), khi đó quy hoạch KCX và KCN chưa có quy hoạch khu
dân cư liền kề để xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ người lao động, dẫn đến
việc trong quá trình xây dựng hạ tầng KCX, KCN thời gian đầu khó tìm được lao
động nên các dự án thường bị trễ tiến độ, từ thực tế đó:

+ Nghị định 188/2013/NĐ-CP [7] đã quy định nhiều chính sách ưu đãi cho
đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân nhưng thời gian có hiệu lực chưa lâu nên
chưa phát huy được hiệu quả. Ngoài ra, tại các địa phương tập trung nhiều KCN,
việc giải phóng mặt bằng, bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở cho công nhân khó
khăn, chậm triển khai. Do đó, vấn đề nhà ở cho công nhân chưa được cải thiện rõ
rệt.
+ Việc đầu tư xây dựng nhà ở và các công trình phúc lợi xã hội khác cho
người lao động (cơ sở khám chữa bệnh, nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, khu vui chơi
giải trí...) chưa được quan tâm đúng mức và công tác xã hội hóa lĩnh vực này cũng
chưa được đẩy mạnh.


6

+ Tình trạng vi phạm pháp luật về lao động, không đảm bảo quyền lợi của
người lao động trong KCN, KCX vẫn diễn ra, cụ thể như: chưa xây dựng và đăng
ký thang lương, bảng lương, thỏa ước lao động tập thể theo quy định hoặc có xây
dựng thì mang tính hình thức; thời gian làm việc nhiều hơn so với quy định; tham
gia đóng BHXH cho người lao động theo mức lương quy định tối thiếu, không đóng
theo lương thực tế của người lao động; không cung cấp đủ bảo hiểm lao động …Vì
vậy, một số cuộc đình công, lãn công của công nhân tại một số KCN vẫn xảy ra.
+ Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực gắn với ngành nghề thu hút đầu tư
trong các KCN, KCX còn thiếu. Quy hoạch nguồn nhân lực gắn với ngành nghề thu
hút đầu tư trong các KCN, KCX chưa được quan tâm thích đáng, dẫn tới việc thiếu
hụt nguồn nhân lực cho một số dự án lớn đang triển khai tại một số KCN, KCX.
Ngoài ra, việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (nhà ở cho chuyên gia, công
nhân, trường học, bệnh viện...) cũng chưa được quan tâm, do vậy chưa tạo sự hấp
dẫn thu hút người lao động.
- Việc huy động vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN,KCX còn khó
khăn. Chất lượng dự án đầu tư vào KCN đã được cải thiện và thu hút được một số

dự án quy mô lớn có hàm lượng công nghệ cao nhưng chưa đáp ứng yêu cầu về
chuyển giao công nghệ, các dự án công nghệ nguồn, các dự án công nghiệp phụ trợ.
- Chính sách hiện hành còn một số điểm vướng mắc chưa thuận lợi cho thu
hút đầu tư, phát triển các KCN:
+ Về ưu đãi thuế TNDN: theo quy định tại Nghị định số 218/2013/NĐ-CP
ngày 26/12/2013 [8], dự án đầu tư vào KCN không được áp dụng thuế suất ưu đãi,
dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN không được áp dụng
thuế suất ưu đãi và thời gian miễn, giảm như quy định trước đây.
+ Về cho thuê lại đất và đơn giá cho thuê đất đối với doanh nghiệp phát triển
hạ tầng KCN: Luật Đất đai năm 2013 [9] không cho phép doanh nghiệp hạ tầng tận
dụng được nguồn vốn dài hạn thông qua việc thuê đất của Nhà nước trả tiền thuê
đất hàng năm và cho thuê lại đất thu tiền thuê đất một lần đối với nhà đầu tư thứ cấp
như trước đây. Việc chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm sang


7

hình thức thuê đất trả tiền thuê đất một lần đối với doanh nghiệp hạ tầng còn gặp
một số vướng mắc, khó khăn và chưa được hướng dẫn cụ thể.
Theo quy định tại Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 [10] của
Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, đơn giá Nhà nước cho
doanh nghiệp hạ tầng thuê đất trả tiền thuê đất một lần được định giá theo giá thị
trường, qua đó, đẩy giá cho thuê lại đất lên rất cao, không hấp dẫn các nhà đầu tư
thứ cấp. Việc thanh toán tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê tính giá đất phi
nông nghiệp bằng với giá Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất. Như vậy, số
tiền nộp tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đối với các KCN rất lớn, nâng
chi phí đầu tư lên cao và giá cho thuê lại đất tăng cao.
+ Về ưu đãi miễn tiền thuê đất đối với dự án đầu tư hạ tầng KCN: Theo quy
định tại Điều 19, Nghị định số 46/2014/NĐ-CP 15/5/2014 [10], danh mục địa bàn
có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt

khó khăn thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư; danh mục địa bàn được
hưởng ưu đãi tiền thuê đất chỉ áp dụng đối với địa bàn có địa giới hành chính cụ thể.
Trong khi đó, theo quy định của pháp luật về đất đai, chỉ có đơn vị hành chính cấp
tỉnh, huyện, xã mới có địa giới hành chính. Do đó, KCN, KCX không còn là địa bàn
ưu đãi tiền thuê đất. Việc ưu đãi tiền thuê đất được căn cứ vào địa bàn cấp huyện
mà KCN, KCX được thành lập.
Tóm lại, cá nhân tác giả hiện đang công tác tại Ban quản lý các Khu chế xuất
và công nghiệp TP HCM, nhận thức rõ được những bất cập và vướng mắc trong
quản lý thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
mà đặc biệt là những bất cập ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư, xây
dựng các công trình hạ tầng tại các KCX và KCN. Do đó, tác giả nhận thấy việc
nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực
hiện đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng tại các khu chế xuất và khu công
nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” là rất cần thiết trong giai đoạn hiện
nay.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu


8

Xác định các nhân tố gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng
các công trình hạ tầng tại các khu chế xuất và khu công nghiệp trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh. Tìm ra các nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến tiến độ thực
hiện đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng tại các khu chế xuất và khu công
nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tìm hiểu các tài liệu liên quan và
tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành xây dựng để tìm cách khắc phục
các nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến tiến độ. Đưa ra các đề xuất cần giải
quyết cho các nghiên cứu sau này mà trong quá trình làm nghiên cứu chưa giải
quyết xong.
1.4 Phương pháp, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

 Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1 (nghiên cứu sơ bộ): được thực hiện thông qua phương pháp
nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng cách thảo luận với
5 chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư xây dựng khu công nghiệp có thâm niên lâu năm
và có vị trí lãnh đạo trong các công ty và ban quản lý KCX & CN TP.HCM, đồng
thời tìm hiểu qua các nghiên cứu, các tạp chí nói về các yếu tố gây ảnh hưởng đến
tiến độ trong các dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng nhằm xây dựng nên
bảng câu hỏi.
- Giai đoạn 2 (nghiên cứu chính thức): được thực hiện bằng phương pháp
định lượng tiến hành ngay khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa từ kết quả thảo luận với
5 chuyên gia; giai đoạn này nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, cũng như
ước lượng, kiểm định mô hình nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu: Trong đề tài này, tác giả nghiên cứu các nhân tố gây ảnh
hưởng đến tiến độ trong các dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng tại các
khu chế xuất và khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Việc khảo sát sẽ được thực hiện ở Ban Quản lý các KCX-KCN thành phố, tất
cả dự án đầu tư KCX và KCN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Công ty xây
dựng đã từng thực hiện các công việc liên quan đến khu công nghiệp.


9

Thành phần tham gia nghiên cứu: Ban Quản lý các KCX-KCN thành phố (đơn
vị quản lý nhà nước đối với KCX-KCN thành phố HCM), Chủ đầu tư (ban Quản lý
dự án), Tư vấn thiết kế, Giám sát, Nhà thầu.
1.5 Đóng góp của nghiên cứu
Thông qua kết quả khảo sát được thu thập và các phân tích thống kê, nghiên
cứu đã góp phần:
Đóng góp về mặt học thuật:
+ Xác định được các nhân tố gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện đầu tư xây

dựng các công trình hạ tầng tại các khu chế xuất và khu công nghiệp trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.
Đóng góp về mặt thực tiễn:
+ Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác quản lý thực hiện đầu tư xây dựng các công trình hạ
tầng tại các khu chế xuất và khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là mục tiêu đóng góp chính của kết quả nghiên cứu vào việc áp dụng thực tiễn
cho các KCN- KCX.
+ Là mô hình tham khảo tốt cho các nhà đầu tư, các nhà quản lý KCN- KCX
khi tham gia đầu tư vào các khu công nghiệp và chế xuất tại TP Hồ Chí Minh.
1.6 Cấu trúc Luận văn gồm:
- Chương 1: Phần mở đầu
Trong chương này, tác giả đề cập đến thực trạng từ quá trình hình thành KCX
và KCN trên địa bàn thành phố, số lượng các KCX, KCN đã hình thành, đi vào khai
thác, thu hút đầu tư trong nhưng năm qua, các KCN dự kiến thành lập mới (giai
đoạn từ năm 2015-2020), qua đó phát sinh những vướng mắc gây ảnh hưởng đến
tiến độ trong quá trình triển khai, thực hiện dự án xây dựng hạ tầng các KCX và
KCN. Từ đó, tác giả xác định Mục tiêu, phương pháp, đối tượng nghiên cứu, nhìn
nhận chung về đóng góp của nghiên cứu đề tài đối với lĩnh vực học thuật và thực
tiễn tại các KCX, KCN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.


10

- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Trong chương này, tác giả liệt kê một số định nghĩa, cơ sở lý thuyết, nghiên
cứu các nghiên cứu trước và tham khảo ý kiến chuyên gia để đưa ra các yếu tố ảnh
hưởng đến tiến độ trong quá trình triển khai, thực hiện dự án xây dựng hạ tầng các
KCX và KCN và đưa ra mô hình nghiên cứu
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu, quy trình thiết kế bang câu hỏi, các
lý thuyết liên quan đến phần mềm sẽ sử dụng trong luận văn
- Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu
Từ dữ liệu thu thập được, tác giả dung phần mềm IBM SPSS Statistics 20 để
kiểm định thang đo, phân tích nhân tố, kiểm định mô hình, từ đó xác định được các
yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ trong quá trình triển khai, thực hiện dự án xây dựng
hạ tầng các KCX và KCN và đưa ra các biện pháp hạn chế sự ảnh hưởng cho các
bên liên quan
- Chương 5: Kết luận và đánh giá đề tài
Trong chương này, tác giả trình bày các thành tựu đã đạt được của luận văn
cũng như hạn chế của luận văn và đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo


11

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong chương 1, tác giả đã trình bày thực trạng từ quá trình hình thành KCX
và KCN trên địa bàn thành phố, qua đó phát sinh những vướng mắc gây ảnh hưởng
đến tiến độ trong quá trình triển khai, thực hiện dự án xây dựng hạ tầng các KCX và
KCN. Trong chương này tác giả liệt kê một số định nghĩa, cơ sở lý thuyết, nghiên
cứu các nghiên cứu trước và tham khảo ý kiến chuyên gia để đưa ra các yếu tố ảnh
hưởng đến tiến độ trong quá trình triển khai, thực hiện dự án xây dựng hạ tầng các
KCX và KCN và đưa ra mô hình nghiên cứu
2.1 Một số khái niệm
Dự án đầu tư xây dựng: là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng
vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình
xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm,
dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây
dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây
dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật

đầu tư xây dựng.
Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật: gồm công trình giao thông, thông tin
liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và xử lý
nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và công trình khác.
Hệ thống công trình hạ tầng xã hội: gồm công trình y tế, văn hoá, giáo dục,
thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên và công trình khác.
Khu công nghiệp: là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các
dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo
điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định số: 29/2008/NĐ-CP ngày
14/03/2008 [3].
Khu chế xuất: là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện
dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác
định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công
nghiệp quy định tại Nghị định số: 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 [3].


12

2.2 Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng công trình
Theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 [11] về trình tự thực hiện
đầu tư xây dựng công trình như sau:
a) Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê
duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo
nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét,
quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến
chuẩn bị dự án;
b) Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc
thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát
xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây
dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa

chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát
thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công
trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận
hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác;
c) Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng
gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng.
2.3 Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng công trình tại KCX – KCN TP Hồ
Chí Minh
Hình 2.1 Các giai đoạn quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Chủ đầu tư lập quy hoạch dự án

Xin thỏa thuận của Hepza

Chuyển sở quy hoạch kiến trúc và các sở liên quan

Trình UBND TP phê duyệt

Lấy ý kiến bộ xây dựng

Triển khai thực hiện dự án


13

Chủ đầu tư lập quy hoạch dự án: Chủ đầu tư có năng lực tự thực hiện hoặc
thuê đơn vị tư vấn để lập quy hoạch dự án. Các dự án được định hướng theo nhu
cầu khai thác khu công nghiệp của chủ đầu tư.
Xin thỏa thuận của Hepza: Sau khi chủ đầu tư hoàn chỉnh đồ án quy hoạch
dự án, phải xin thỏa thuận phương án quy hoạch ở Ban quản lý các khu chế xuất và
công nghiệp TP Hồ Chí Minh. Quy trình thông thường khoảng 20 ngày làm việc.

Chuyển sở Quy hoạch – Kiến trúc và các Sở liên quan thẩm định: Khi được
Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP Hồ Chí Minh ban hành văn bản
thỏa thuận, chủ đầu tư nộp hồ sơ tại sở Quy hoạch – Kiến trúc và các Sở liên quan
để thẩm định các nội dung liên quan đến hạ tầng kỹ thuật như: Điện, cấp nước,
thoát nước mưa, thoát nước thải, đường giao thông nội bộ, viễn thông, PCCC, môi
trường, hành lang bảo vệ kênh rạch…Quy trình thường trên 6 tháng đến 1 năm.
Trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt: Sở Quy hoạch – Kiến trúc tập
hợp hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch dự án và ý kiến đồng thuận của các sở ngành liên
quan trình lên Ủy ban thành phố phê duyệt. Quy trình là 40 ngày làm việc.
Lấy ý kiến của Bộ xây dựng: Một mặt khi nhận được quyết định phê duyệt
dự án của Ủy ban thành phố, chủ đầu tư lập hồ sơ trình Bộ xây dựng thẩm định thiết
kế cơ sở. Quy trình là 20 ngày làm việc. Mặt khác chủ đầu tư thực hiện các thủ tục
liên quan đến bàn giao đất trên thực địa với Sở tài nguyên và môi trường và giải
quyết các vấn đề về giải tỏa, đền bù và giải phóng mặt bằng.
Triển khai thực hiện dự án: Khi bộ Xây dựng có ý kiến về thẩm định thiết kế
cơ sở thì chủ đầu tư mới tiến hành triển khai thực hiện dự án
Như vậy để triển khai thực hiện một dự án hạ tầng tại KCX – KCN chủ đầu
tư phải qua rất nhiều khâu, thủ tục pháp lý rườm rà, nếu hồ sơ phù hợp với các quy
định hiện hành thì chủ đầu tư mất khoảng 1 năm, nếu hồ sơ không phù hợp ở bất kì
khâu nào thì phải thực hiện lại.
2.4 Tiến độ thực hiện dự án
2.4.1 Khái niệm tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình vừa là một nghệ thuật vừa là một


×