Tải bản đầy đủ (.docx) (197 trang)

Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí hoạt động dịch vụ trong các doanh nghiệp bưu chính Việt Nam (FULL )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (978.62 KB, 197 trang )

NGUYỄN
PHƯƠN
G
TRƯỞN
G

LUẬN
VĂN
THẠC SỸ
HÀ NỘI 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
- - - - - - - o0o - - - - - - -

NGÔ TIẾN DŨNG

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2018
1


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra ở một số quốc gia phát triển như Mỹ,
EU, Nhật Bản, Singapore... Sức nóng của nó đang lan tới các nước đang phát
triển trong đó có Việt Nam. CMCN 4.0sẽ tác động đến hầu hết các lĩnh vực,
các ngành kinh tế, các quốc gia, chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi
này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản
trị. Đứng trước cơ hội và thách thức mà cuộc CMCN 4.0 mang lại các doanh
nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu
chính của Việt Nam nói riêng đều phải có những thay đổi để thích nghi với sự
biến đổi chung của toàn xã hội. Để thực hiện được việc này các doanh nghiệp
hiện nay, đang có những bước thay đổi mạnh mẽ cả về phương thức lao động
và cách thức quản lý. Trong đó, kế toán quản trị là công cụ có vai trò rất quan
trọng trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho việc quản lý sản xuất kinh
doanh tại doanh nghiệp. Đặc biệt thông tin chi phí do kế toán quản trị cung
cấp chủ yếu phục vụ cho yêu cầu quản lý của nhà quản trị trong các doanh
nghiệp giúp các nhà quản trị doanh nghiệpViệt Nam nói chung và doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính nói riêng có thể hoạch định, ra
quyết định và kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp mình. Do đó, kế toán quản trị chi phí có vai trò quan trọng giúp nhà
quản trị đưa ra các quyết định tối ưu đối với doanh nghiệp mình. Tuy nhiên
việc vận dụng kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng
ở các doanh nghiệpViệt Nam nói chung và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực bưu chính nói riêng chưa được quan tâm và thực hiện một cách khoa học.
Dẫn đến thông tin chi phí cung cấp cho các nhà quản trị trong các doanh
nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp bưu chính nói riêng làchưa chính
xác, kịp thời và hiệu quả. Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện kế toán
2


quản trị chi phí trong các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp hoạt

động trong lĩnh vực bưu chính nói riêng cần thiết và cấp bách.
Xuất phát từ nhữ lý dotrên nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài“Hoàn
thiện kế toán quản trị chi phí hoạt động dịch vụ trong các doanh nghiệp bưu
chính Việt Nam” làm đề tài nghiên cứucho luận án tiến sĩ của mình.
2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
2.1. Các công trình nghiên cứu về KTQT chi phí ở trong nước
2.1.1. Các nghiên cứu về nhận diện chi phí
Theo mục đính cung cấp thông tin chi phí, những đề tài nghiên cứu về
KTQT chi phí đã đề cập đến cách nhận diện chi phí như sau:
- Theo chức năng để tính giá thành sản phẩm với mục tiêu để lập báo
cáo tài chính
- Theo nội dung kinh tế, dùng để lập dự toán đánh giá trách nhiệm
của các trung tâm chi phí và kiểm soát các khoản chi phí
- Theo mức độ hoạt động nhằm mục tiêu lập dự toán linh hoạt phân
tích chi phí và xác định điểm hòa vốn
- Theo khả năng quy nạp chi phí phục vụ tính giá thành sản phẩm
Từ những cách nhận diện chi phí trên đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đi
sâu vào nghiên cứu từng nội dung cụ thể.
Lê Thị Thanh Hương (2012)“Tổ chức công tác kế toán tại các cơ sở y
tế công lập tỉnh Quản Ngãi”.Tác giả đã tập trung nghiên cứu, khảo sát công
tác kế toán, bao gồm tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức thu thập, xử lý, cung
cấp thông tin trên góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị chi phí trong
các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm
2008 đến 2012, là giai đoạn thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Trên góc độ kế
toán quản trị chi phí, luận án đã đề cập đến cách phân loại chi phí theo nội
dung chi, theo quyền tự chủ và theo tính chất hoạt động nhằm thực hiện kế
3



toán theo mục lục ngân sách Nhà nước. Theo nội dung chi thì chi phí được
phân loại thành chi thanh toán cá nhân, chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ
chuyên môn,… Theo tính chất hoạt động thì chi phí được phân loại thành chi
hoạt động sự nghiệp và chi hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi thường xuyên
và chi không thường xuyên là cách phân loại chi phí theo quyền tự chủ. Tuy
nhiên, nội dung kế toán quản trị chi phí chỉ được đề cập dưới một góc độ nhỏ
trong phạm vi nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán tài chính của tác giả.
Đinh Thị Kim Xuyến (2014) “Công tác kế toán quản trị chi phí và giá
thành tại các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam”. Luận án đã hệ
thống hóa cơ sở lý luận về KTQT chi phí và giá thành trong doanh nghiệp
dịch vụ, từ việc làm rõ bản chất của KTQT chi phí và giá thành, nhu cầu
thông tin chi phí và giá thành cho quản trị doanh nghiệp, đến nội dung của
KTQT chi phí và giá thành trong các doanh nghiệp dịch vụ. Luận án trình bày
khá rõ những ảnh hưởng của đặc điểm kinh doanh và tổ chức kinh doanh đến
công tác KTQT chi phí và giá thành tại các doanh nghiệp viễn thông di động
Việt Nam. Đặc biệt, căn cứ vào kết quả khảo sát, tác giả đã đưa ra một số
đánh giá khác xác đáng về thực trạng KTQT chi phí và giá thành trong các
doanh nghiệp viễn thông di động. Chương 3 tác giả đã đề xuất các giải pháp
hoàn thiện công tác KTQT chi phí và giá thành tại các doanh nghiệp viễn
thông di động tại Việt Nam. Tác giả đã nghiên cứu các cách nhận diện chi phí
trong KTQT như phân loại chi phí theo khả năng quy nạp chi phí cho đối
tượng hạch toán chi phí, phân loại chi phí theo mối quan hệ với báo cáo tài
chính, phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động…Để phục vụ
cho việc ra quyết định quản trị DN, các chi phí kinh doanh của các DN viễn
thông được phân loại thành chi phí cố định hay chi phí biến đổi.
2.1.2. Các nghiên cứu về dự toán chi phí

4



Để kiểm soát chi phí, dự toán chi phí được lập cho từng sản phẩm hoặc
từng bộ phận sản xuất trong các doanh nghiệp. Do đó, dự toán chi phí là môt
trong những nội dung được đề cập nhiều trong các nghiên cứu về kế toán
quản trị chi phí.
Hồ Văn Nhàn (2010) “Tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí và giá
thành dịch vụ vận chuyển hành khách trong các doanh nghiệp taxi”. Trong
luận án, tác giả tập trung vào nghiên cứu kế toán tập hợp chi phí và tính giá
thành dịch vụ vận chuyển. Từ đó, tác giả đề cập đến lập dự toán chi phí và
phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí dịch vụ vận chuyển, từ đó định
giá bán dịch vụ vận chuyển dựa vào thông tin KTQT chi phí và giá thành.
Vũ Thị Kim Anh (2012)“Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí vận tải tại
các doanh nghiệp vận tải đường sắt Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế”. Tác giả đã xác định nội dung lập định mức và dự toán là quan trọng
và cần thiết trong các doanh nghiệp vận tải đường sắt. Theo đó mô hình lập
dự toán trong các doanh nghiệp này là mô hình từ dưới lên (xuất phát từ đơn
vị cơ sở) với các loại dự toán: Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự
toán chi phí nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi
phí quản lý doanh nghiệp. Tác giả cũng cho rằng việc xây dựng dự toán linh
hoạt cho ngành đường sắt hiện nay, là cần thiết nhằm kiểm soát chi phí đồng
thời giúp các nhà quản trị xác định sự thay đổi các mức vận chuyển tác động
đến như thế nào đến chi phí cũng như đánh giá được kết quả hoạt động .
Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2014)“Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin
kế toán trong các bệnh viện công”. Tác giảđã có đề cập đến lập dự toán chi
trên cơ sở kinh phí được giao, tuy nhiên nghiên cứu này mới chỉ thực hiện
được mục đích hiểu rõ về chu trình giao kinh phí trong các bệnh viện công, từ
đó thiết kế bộ mã trong hệ thống thông tin kế toán.
Trần Thế Cương (2016) “Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện
công lập ở Việt Nam”. Tác giả đã có đề cập đến việc xây dựng định mức chi
5



phí thông qua quy chế chi tiêu nội bộ để kiểm soát chi phí, tuy nhiên chưa đưa
ra được giải pháp đối với việc xây đựng định mức chi phí này.
2.1.3. Các nghiên cứu về phân bổ chi phí, xác định giá phí
Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012)“Tổ chức kế toán quản trị chi phí vận tải
hàng hoá trong các công ty vận tải đường bộ Việt Nam” đã nghiên cứu
phương pháp ABC, tác giả cho rằng phương pháp này sẽ giúp doanh nghiệp
vận tải quản trị chi phí tốt hơn, thông tin chi phí chính xác hơn. Tác giả đã xác
định các hoạt động, tỷ lệ phân bổ cho các hoạt động (chi phí tiếp nhận và xử
lý đơn hàng phân bổ theo số lượng đơn hàng; chi phí dịch vụ khách hàng
phân bổ theo số lượng khách hàng) khi thực hiện dịch vụ vận tải..
Đào Thúy Hà (2015)“Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các
doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam” trong luận án tác giả đã tiến hành
nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình SPSS 18 để đánh giá nhu cầu thông
tin và mức độ đáp ứng thông tin cho nhà quản trị trong thực hiện chức năng
quản lý, đưa ra các giải pháp hoàn thiện KTQT chi phí cho các doanh nghiệp
có cơ cấu giản đơn, trực tuyến chức năng và đơn vị chiến lược trong ngành
thép ở Việt Nam. Luận án cũng nghiên cứu về các phương pháp xác định chi
phí dựa trên hoạt động, phương pháp chi phí mục tiêu hay phương pháp tiêu
chuẩn.
Nguyễn Thanh Huyền (2015) “Vận dụng phương pháp kế toán quản trị
chi phí vào chu kỳ sống của sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất gạch ốp
lát ở Việt Nam”, trong nghiên cứu tác giả cũng đã đưa quản trị chi phí theo
chu kỳ sản phẩm từ giai đoạn nghiên cứu, giai đoạn sản xuất trước đại trà và
giai đoạn đại trà với mô hình quản trị chi phí tương ứng với từng giai đoạn đó
là mô hình chi phí mục tiêu, chi phí Kaizen kết hợp với chi phí tiêu chuẩn.
Trần Thế Cương(2016)“Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện
công lập ở Việt Nam”. cũng đã đề cập đến việc tính giá dịch vụ khám chữa
bệnh, phải tính đúng, tính đủ chi phí trong giá dịch vụ khám chữa bệnh, tuy
6



nhiên luận án cũng chỉ nêu được thực trạng mà chưa đưa ra giải pháp cụ thể
do luận án tác giả tập trung nghiên cứu về mở rộng tự chủ đối với các bệnh
viện công lập ở Việt Nam.
2.1.4. Các nghiên cứu về phân tích chi phí
Vũ Thị Kim Anh (2012)“Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí vận tải tại
các doanh nghiệp vận tải đường sắt Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế” đã phân tích chi phí vận tải để ra quyết định kinh doanh:
- Phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận
- Xác định giá cước vận tải theo biến phí toàn bộ. Khi phân tích mối
quan hệ chi phí- sản lượng- lợi nhuận tác giả đã phân tích sản lượng hòa vốn,
doanh thu hòa vốn, vùng an toàn, đòn bẩy kinh doanh, điều này rất hữu ích
đối với các nhà quản trị vận tải đường sắt vì hạn chế được rủi ro hoạt động,
đảm bảo an toàn và phát triển bền vững. Khi xác định giá cước vận tải theo
biến phí toàn bộ tác giả cho rằng cần xác định phạm vi linh hoạt của giá cước
vận tải trong các trường hợp: Khi năng lực vận tải còn dư thừa; hoạt động
trong điều kiện khó khăn; phải cạnh tranh với các loại vận tải khác. Tuy nhiên
nghiên cứu chưa đi sâu phân tích các thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết
định: chấp nhận hay từ chối đơn hàng vận tải; tự thực hiện hợp đồng hay thuê
ngoài thực hiện.
Lê Thị Thanh Hương (2012)“Tổ chức công tác kế toán tại các cơ sở y
tế công lập tỉnh Quản Ngãi”. Phân tích thông tin chi phí được tác giả trình
bày trong nghiên cứu của mình thường được thực hiện dưới hình thức so sánh
giữa việc thực hiện kế hoạch với thực hiện, năm nay với năm trước và tập
trung chủ yếu phân tích theo chuyên đề, phân tích số lượt người khám chữa
bệnh, chỉ tiêu giường bệnh, phân tích tình hình sử dụng và quản lý Ngân sách
Nhà nước cấp,…và theo phương pháp so sánh là chủ yếu. Tuy nhiên, tác giả
không đưa ra giải pháp cho vấn đề này trong nghiên cứu của mình.


7


2.1.5. Các nghiên cứu về báo cáo kế toán quản trị chi phí
Vũ Thị Kim Anh (2012)“Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí vận tải tại
các doanh nghiệp vận tải đường sắt Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế” đã đề xuất hệ thống báo cáo KTQTchi phí trong các doanh nghiệp
vận tải, bao gồm:
- Báo cáo dự toán phục vụ cho chức năng lập kế hoạch: báo cáo dự toán
trung tâm chi phí, báo cáo dự toán chi phí theo loại hình vận chuyển;
- Báo cáo đánh giá trách nhiệm của trung tâm chi phí thông qua báo cáo
tình hình thực hiện chi phí của trung tâm chi phí;
- Báo cáo phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản lý thông qua
báo cáo phân tích chênh lệch chi phí vận tải;
Tuy nhiên, tác giả mới so sánh giữa chi phí thực tế và chi phí dự toán
để xác định chênh lệch mà chưa phân tích nhân tốtác động làm phát sinh
chênh lệch và nguyên nhân dẫn đến chênh lệch chi phí cũng như các báo cáo
cung cấp thông tin thích hợp. Điều này làm hạn chế quá trình cung cấp thông
tin cho nhà quản lý.
2.1.6. Các công trình nghiên cứu liên quan đến doanh nghiệp bưu chính
Những đề tài nghiên cứu liên quan đến kế toán nói chung và kế toán
quản trị nói riêng trong doanh nghiệp bưu chính.
Chúc Anh Tú (2009) “Vận dụng chuẩn mực hợp nhất báo cáo tài chính
để tổ chức hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất ở tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam”. Trong luận án này, tác giả đã hệ thống hóa và chỉ ra khái
niệm và đặc điểm của các tập đoàn kinh tế, báo cáo tài chính hợp nhất của các
tập đoàn kinh tế. Ngoài ra, luận án còn phân tích rõ từng khâu trong quy trình
tổ chức hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất ở các tập đoàn nói chung và ở
VNPT nói riêng. Luận án đã đưa ra được các giải pháp hoàn thiện các vấn đề
cơ bản về tổ chức báo cáo tài chính hợp nhất trên cơ sở kinh nghiệm của các

nước trên thế giới.
8


Hoàng Thị Tuyết (2010) “Kiểm soát tài chính trong Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam”. Trong luận án, tác giả đã đề cập đến mục tiêu
xây dựng các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kiểm soát tài
chính trong tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu
lý luận về tập đoàn kinh tế và kiểm soát tài chính trong tập đoàn kinh tế cùng
với việc đánh giá hiện trạng kiểm soát tài chính của một số nước trong khu
vực và trên thế giới.
Ngụy Thu Hiền (2013) “Xây dựng mô hình kế toán quản trị trong các
công ty cổ phần chuyển phát nhanh thuộc tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam”. Trong luận án, tác giả đã hệ thống hóa và rõ hơn cơ sở lý luận và thực
tiễn về kế toán quản trị trong doanh nghiệp bưu chính. Trên cơ sở đó đưa ra
một số giải pháp xây dựng và vận dụng mô hình kế toán quản trị doanh
nghiệp chuyển phát nhanh bưu điện thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
Việt Nam.
2.2. Các công trình nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí trên thế giới
Trên thế giới các đề tài nghiên cứu của các luận án về KTQT chủ yếu
tập trung vào:
Thứ nhất, là nghiên cứu về KTQT chi phí tập trung vào đề tài: sự khác
biệt giữa kế toán chi phí và kiểm soát quản trị, hệ thống thông tin kế toán và
quản trị chiến lược. Trong nhóm này có một số luận án nghiên cứu về phân bổ
chi phí, phân tách chi phí, hạch toán chi phí theo hoạt động, quản lý chi phí
theo hoạt động…
Majid Nili Ahmadabadi, Ali Soleimani (2013) “Feasibility study for
implementation of an activity – Based Costing System (ABCS) in Alloy Steel
Industries” có 8 nhân tổ ảnh hưởng đến khả năng áp dụng ABC vào ngành
sản xuất thép của Iran đó là: (1) Chi phí SXC chiếm tỷ trọng lớn, (2) quy trình

sản xuất phức tạp, (3) các sản phẩm có tính chất khác biệt, (4) chủng loại sản
phẩm đa dạng, (5) kích thước sản phẩm phong phú, (6) sử dụng nhiều loại
9


nguyên liệu đầu vào khác nhau, (7) thành phẩm và bán thành phẩm tồn kho
lớn, (8) chi phí lưu kho và CPSX cần được đánh giá.
Thứ hai, là các đề tài nghiên cứu về chi phí chiến lược gồm: Thuộc
tính chi phí, chu kỳ chi phí, chi phí chất lượng, chi phí mục tiêu.
Garison, Norren, Brewer (2008) “Managerial Accounting”, Mc GrawHill.
Bằng việc sử dụng phương pháp xác định chi phí theo tiêu chuẩn và các báo cáo
phân tích biến động chi phí, nhà quản trị có thể đánh giá trách nhiệm trong
việc kiểm soát chi phí ở các bộ phận và xác định được nguyên nhân của
những biến động về chi phí. Từ đó, nhà quản trị DN có những giải pháp cắt
giảm chi phí hợp lý, mang tính hệ thống.
Akira Nishimura (2003)“Management Accounting feed forward and
Asian perspectives” đã đề cấp đến sự phát triển của kế toán quản trị ở châu Á
mà điển hình là Nhật. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra lý do của sự phát triển trên
chịu sự ảnh hưởng của truyền thống văn hóa, đặc tính, quan điểm, phương
thức quản lý khác nhau đã hình thành phương pháp xác định chi phí mục tiêu.
Ông đã chứng minh sự thành công trong việc áp dụng phương pháp chi phí
mục tiêu của các công ty lớn ở Nhật khi tham gia vào thị trường quốc tế.
Đồng thời tác giả nêu sự ảnh hưởng của Target costing đối với các công ty lớn
của các nước châu Á khác. Thông qua nghiên cứu, Akira Nishimura cũng đã
đề cập đến xu hướng phát triển kế toán quản trị đólà KTQT gắn liền với quản
trị doanh nghiệp đặc biệt là quản trị chiến lược. Tuy nhiên nghiên cứu đề cập
sâu vào sự áp dụng của Target costing để kiểm soát chi phí mà chưa nghiên
cứu đến các khía cạnh khác của KTQT.
Thứ ba, là các đề tài liên quan đến chiến lược định giá và giá chuyển
giao được xác định dựa trên thông tin kế toán chi phí.

Topor Ioan Dan(2013) “New dimensions of cost type information for
decision making in the wine industry”. Nội dung của luận án nghiên cứu
các khía cạnh của thông tin chi phí cho việc ra quyết định trong ngành công
10


nghiệp sản xuất rượu vang ở Bungaria. Trong luận án, tác giả đã phân tích
vai trò của thông tin chi phí trong quá trình ra quyết định, các bất cập hiện
có của KTQT chi phí trong các DN sản xuất rượu vang ở Bungaria và đề
xuất các giải pháp hoàn thiện KTQT chi phí trong các DN này. Các giải
pháp của tác giả nhấn mạnh đến hoàn thiện KTQT chi phí phục vụ cho các
chức năng lập kế hoạch, kiểm soát và định giá.
Thứ tư, là các đề tài nghiên cứu về: ngân sách hoạt động, dự toán vốn,
kiểm soát, đo lường hiệu suất và đánh giá.
Artem Gilev (2009) với đề tài “Hệ thống kiểm soát quản trị trong các
DN mới khởi nghiệp”; tác giả Dan Li (2008) với đề tài “Thực hiện hệ thống
kiểm soát quản trị trong các DN tăng trưởng nhanh”
Qua nghiên cứu các công trình khoa học nước ngoài, tác giả đã phần
nào đúc rút được bản chất của hệ thống KTQT, KTQT chi phí và hệ thống
kiểm soát quản trị trong DN cũng như phương pháp nghiên cứu của các tác
giả để làm rõ cho phần lý luận, về các ứng dụng của KTQT vào từng ngành
cụ thể, về các phương pháp xác định chi phí hiện đại đồng thời phát triển để
xây dựng công tác KTQT chi phí cho phù hợp với đặc thù của luận án hoàn
thiện kế toán quản trị chi phí hoạt động dịch vụ trong các doanh nghiệp bưu
chính Việt Nam.
2.3. Kết luận rút ra từ các công trình nghiên cứu
Sau khi nghiên cứu các công trình đã công bố liên quan đến KTQT nói chung,
KTQT chi phí nói riêng và các công trình nghiên cứu có liên quan đến các
doanh nghiệp bưu chính tác giả rút ra các kết luận như sau:
Thứ nhất, các công trình đã nghiên cứu về KTQT ở Việt Nam đã suất

hiện từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước, cho đến nay các công trình
nghiên cứu liên quan đến KTQTthường tập trung vào nghiên cứu lý luận và
đánh giá thực trạng hệ thống KTQT và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ
11


thống kế toán nói chung và KTQT chi phí nói riêng trong các loại hình doanh
nghiệp DN khác nhau.Đối với các công trình nghiên cứu ngoài nước từ năm
2003 đến nay, có rất nhiều các công trình nghiên cứu có liên quan đến kế toán
quản trị chi phí trong tại các doanh nghiệp dịch vụ, tuy nhiên vẫn còn rời rạc,
riêng lẻ, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống từ cơ sở lý
luận đến thực tiễn triển khai. Tuy nhiên các công trình đã công bố vẫn còn
một số hạn chế nhất định như:
Thức nhất,các công trình chưa mới chỉ tập trung nghiên cứu thông qua
tài liệu là chế độ kế toán như các công trình của tác giả Lê Thị Thanh Hương,
Đinh Thị Kim Xuyến.
Thứ hai, chưa hợp nhất được các nội dung của KTQT chi phí để xây
dựng được hệ thống KTQT chi phí phù hợp với doanh nghiệp dịch vụ.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu về KTQT đã công bố chưa thấy có
công trình nào nghiên cứu về hoàn thiện KTQT chi phí hoạt động dịch vụ áp
dụng cho các doanh nghiệp bưu chính Việt Nam. Trong đó còn nhiều công
trình nghiên cứu chủ yếu dựa vào các quan sát thực tế tại một số doanh
nghiệp rồi suy đoán chưa thực hiện khảo sát để đưa ra kết luận thỏa đáng.
Thứ tư, có một số tác giả đã tiến hành nghiên cứu sâu từng phương
pháp KTQT chi phí một cách riêng biệt ví dụ như tác giả Nguyễn Thị Ngọc
Lan. Tuy nhiên vì nội dung nghiên cứu mới nên tác giả mới chỉ dừng lại ở
nghiên cứu lý thuyết và đưa ra mô hình nghiên cứu các phương pháp KTQT
chi phí ở từng chu kỳ sống của sản phẩm.
Từ các nhận xét trên, tác giả cho rằng khoảng trống để tác giả nghiên
cứu vềhoàn thiện KTQT chi phí hoạt động dịch vụ trong các doanh nghiệp

bưu chính Việt Nam là hoàn toàn phù hợp và cần thiết trong điều kiện ngành
kinh doanh quan trọng này đang gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các

12


ngành nghề khác có liên quan trong nước cũng như đứng trước nguy cơ phải
cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Từ khoảng trống trong nghiên cứu của các công trình trong và ngoài
nước, tác giả xây dựng định hướng nghiên cứu như sau:
Về mặt lý luận: trên cơ sở nghiên cứu đặc thù hoạt động SXKD của
các doanh nghiệp dịch vụ, tác giả hệ thống hoá lý luận về KTQT chi phí
hoạt động dịch vụ tại các doanh nghiệp dịch vụ theo hướng tập trung
nghiên cứu các nội dung hoàn thiện KTQT chi phí.
Về mặt thực tiễn: trên cơ sở nghiên cứu thực trạng vềKTQT chi phí
hoạt động dịch vụ tại các doanh nghiệp bưu chính Việt Nam trong thời gian
từ năm 2015 đến 2017.Tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp để hoàn thiện
KTQT chi phí hoạt động dịch vụ trong các doanh nghiệp bưu chính Việt
Nam.
3. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu tổng quát được
xác định là:Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí hoạt đông dịch vụ trong các
doanh nhiệp bưu chính Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu tổng quát trên tác giả xác định các mục tiêu nghiên
cứu cụ thể như sau:
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến kế toán quản trị chi phí
trong các doanh nghiệp dịch vụ.
Phân tích và đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí trong các doanh
nghiệp bưu chính Việt Nam.

Đưa giải pháp hoàn thiện về phân loại chi phí; về xây dựng định mức và
dự toán chi phí; về sự vận dụng của hệ thống kế toán quản trị chi phí theo ABC,
về đánh giá hiệu quả của các trung tâm chi phí trong các doanh nghiệp bưu
chính Việt Nam .
13


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
Lý luận cơ bản về KTQT chi phí hoạt động dịch vụ trong các doanh
nghiệp dịch vụ
Các nhân tố ảnh hưởng đến KTQT chi phí trong các doanh nghiệp dịch vụ
Thực trạng hoàn thiện KTQT chi phí hoạt động dịch vụ trong các
doanh nghiệp bưu chính Việt Nam
Giải pháp hoàn thiện KTQT chi phí hoạt động dịch vụ trong các doanh
nghiệp bưu chính Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu những vấn đềlý luận về KTQT chi phí trong các
doanh nghiệp dịch vụ nói chung và những vấn đề thực tiễn về hoàn thiện
KTQT chi phí hoạt động dịch vụ trong các doanh nghiệp bưu chính Việt nam
nói riêng. Trong các doanh nghiệp bưu chính Việt Nam hiện nay, hoạt động
dịch vụ thường được phân chia thành ba nhóm, bao gồm: (1) hoạt động bưu
chính chuyển phát, (2) hoạt động tài chính bưu chính và (3) hoạt động phân
phối – truyền thống, với phạm vi của nghiên cứu của luận án, tác giả chỉ tập
trung đi sâu nghiên cứu hoạt động dịch vụ bưu chính chuyển phát trong các
doanh nghiệp bưu chính Việt Nam. Vì trong giai đoạn hiện nay, thương mại
điện tử phát triển nhanh đã thay đổi mạnh mẽ cách thức tiêu dung của xã hội
hiện đại đây là điều kiện để hoạt động dịch vụ bưu chính chuyển phát, phát

triển. Với mục tiêu kết nối giữa người bán hàng và người mua hàng nhanh
hơn, hiệu quả hơn. Giúp tiết kiện thời gian phân phối sản phẩm và tạo ra sự
phát triển chung cho toàn xã hội. Từ những lý do đó, luận án chỉ tập trung đi
sâu nghiên cứu hoạt động của dịch vụ chuyển phát trong số các dịch vụ mà
các doanh nghiệp bưu chính Việt Nam đang kinh doanh. Qua nghiên cứu thực
14


trạng quy trình hoạt động dịch vụ bưu chính chuyển phát, tác giả tập trung đi
sâu nghiên cứu hoàn thiện KTQT chi phí hoạt động dịch vụ trong các doanh
nghiệp bưu chinh Việt Nam.
Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng về KTQT chi phí hoạt động
dịch vụ trong các doanh nghiệp bưu chính Việt Nam, từ đó phân tích đánh giá
ưu nhược điểm của bộ phận KTQT chi phí hoạt động dịch vụ nhằm đề xuất
các giải pháp hoàn thiện.
- Về không gian nghiên cứu: luận án đi sâu vào tìm hiểu các nhân tố
ảnh hưởng đến hoàn thiện KTQT chi phí hoạt động dịch vụ trong các doanh
nghiệp dịch vụ bưu chính Việt Nam. Từ đó nghiên cứu thực trạng hoàn thiện
KTQT chi phí hoạt động dịch vụ trong các doanh nghiệp bưu chính Việt Nam,
luận án tập trung nghiên cứu tại các doanh nghiệp bưu chính Việt Nam.
- Về thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu, khảo sát thực tế, thu
thập thông tin, số liệu về hoàn thiện KTQT chi phí hoạt động dịch vụ trong
các doanh nghiệp bưu chính Việt Nam trong khoảng thời gian 3 năm từ năm
2015, 2016 và năm 2017.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu cụ thể như trên, luận án phải trả lời
được các câu hỏi nghiên cứu sau:
Kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp dịch vụ bao gồm những nội
dung nào?
Có những nhân tố nào tác động đến sự vận dụng của hệ thống kế toán

quản trịchi phí trong các doanh nghiệp dịch vụ?
Hiện nay, nội dung kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp bưu
chính Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Sự vận dụng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp bưu chính
Việt Nam đã đạt được những ưu điểm và còn những hạn chế gì? Nguyên nhân
vì sao?
15


Có những giải pháp nào để hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các
doanh nghiệp bưu chính Việt nam?
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm quan sát thực tế, nghiên
cứu trường hợp điển hình hệ thống KTQT chi phí và phỏng vấn các cá nhân.
Kết quả nghiên cứu giúp: (1) Thu thập thông tin cơ bản để định hướng nghiên
cứu, (2) Thu thập thông tin để thiết kế bảng câu hỏi phục vụ nghiên cứu, (3)
Xác định phương hướng đề xuất các giải pháp hoàn thiện KTQT chi phí.
6.1.1Phương pháp quan sát
Dưới sự hướng dẫn của cán bộ quản lý của các doanh nghiệp bao gồm
Tổng công ty Bưu Điện Việt Nam, Tông công ty công phần bưu chính Viettel,
công ty cổ phần Hai Bốn Bẩy, công ty cổ phần Một Hai Ba nghiên cứu sinh
trực tiếp quan sát cách thức tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Trong quá trình đó, có thể kết hợp trao đổi để làm rõ thêm
những vấn đề cần biết. Kết quả quan sát được ghi chép dưới dạng văn bản,
không sử dụng hình thức quay phim hay chụp ảnh.
6.1.2. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
Nghiên cứu trường hợp điển hình được thực hiện tại Tổng công ty Bưu
Điện Việt Nam, Tông công ty công phần bưu chính Viettel để thu thập thông
tin chi tiết về công tác xây dựng định mức lập dự toán, tập hợp chi phí, lập

báo cáo và phân tích chi phí phụ vụ cho việc ra quyết định quản trị. Đây là hai
công ty lớn có mạng lưới bưu chính trải rộng trên khắp cả nước với hàng
nghìn điểm giao dịch và tuyến đường vận chuyển. Các doanh nghiệp này đều
tham gia các giai đoạn của quá trình hoạt động dịch vụ chuyển phát.
6.1.3. Phương pháp phỏng vấn
Đây là cách người phỏng vấn sử dụng nhiều loại câu hỏi khác nhau
(câu hỏi đóng/ mở, cấu trúc/bán cấu trúc) để tìm hiểu người được phỏng vấn
16


làm, suy nghĩ hay cảm thấy gì. Đối tượng được chọn phỏng vấn là nhà quản
trị, nhóm nhân viên kế toán trong các doanh nghiệp. Mục đích là để thực hiện
phỏng vấn cá nhân hay phỏng vấn sâu. Cụ thể, trong trường hợp này, người
được phỏng vấn sẽ cho biết KTQT thực tế tại doanh nghiệp của mình, đồng
thời, lý giải về các quyết định, cũng như bày tỏ quan điểm về khó khăn, thuận
lợi trong quá trình thực hiện. Các bước tiến hành:
Bước 1:Chọn mẫu các doanh nghiệp để thực hiện phỏng vấn
Những doanh nghiệp được chọn vào mẫu phỏng vấn là những doanh nghiệp
đặc thù về tổ chức hoạt động và thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Các
doanh nghiệp được lựa chọn phỏng vấn bao gồm Tổng công ty Bưu Điện Việt
Nam, Tông công ty công phần bưu chính Viettel, công ty cổ phần Hai Bốn
Bẩy, công ty cổ phần Một Hai Ba, công ty CP Tín Thành, công ty cổ phần
quốc tế Thành An, công ty cổ phần Bưu Chính Vàng. V ..v đối tượng được
chọn phỏng vấn là nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp.
Bước 2: Lập kế hoạch thời gian thực hiện phỏng vấn
Các cuộc phỏng vấn được sắp xếp cánh nhau để có thời gian xem xét
đánh giá lại câu hỏi phỏng vấn cho lần phỏng vấn tiếp theo. Địa điểm phỏng
vấn do người trả lời phỏng vấn quyết định.
Bước 3: Thiết lập các câu hỏi phỏng vấn
Để việc phỏng vấn sâu được thực hiện hiệu quả, cần chuẩn bị chi tiết

các chủ đề phỏng vấn dưới dạng câu hỏi mở, những gợi ý, chú thích để định
hướng cho cuộc phỏng vấn đạt mục đích nghiên cứu. Nội dung chính của các
câu hỏi xoay quanh thực trạng KTQT chi phí tại doanh nghiệp và nội dung
KTQT chi phí tại doanh nghiệp. Sau khi soạn thảo xong, phiếu phỏng vấn sẽ
được gửi đến người trả lời trước khi cuộc phỏng vấn được tiến hành ít nhất
một tuần. Mục đích của việc gửi phiếu phỏng vấn là để người trả lời có thể
nắm rõ được mục đích phỏng vấn, yêu cầu trả lời. Từ đó người phỏng vấn sẽ
chuẩn bị tốt hơn cho cuộc phỏng vấn và kết quả là thông tin thu được từ cuộc
17


phỏng vấn sẽ cụ thể, chính xác và đúng trọng tâm. Phiếu phỏng vấn sẽ được
điều chỉnh cho phù hợp với mục đích phỏng vấn sau mỗi lần phỏng vấn. Sau
khi điều chỉnh bản hướng dẫn phỏng vấn sẽ được tiếp tục gửi cho các đối
tượng tham gia phỏng vấn tiếp theo. Việc điều chỉnh này là cần thiết để đảm
bảo thông tin thu được là phù hợp với mục đích nghiên cứu.
Bước 4: Thực hiện phỏng vấn
Cuộc phỏng vấn được sắp xếp cách nhau để có thời gian xem xét đánh
giá lại câu hỏi phỏng vấn cho lần phỏng vấn tiếp theo. Do hạn chế về thời
gian và nguồn lực nên việc phỏng vấn được thực hiện dưới 2 hình thức là đối
thoại trực diện và qua điện thoại. Thời lượng kéo dài từ 1giờ tới 2giờ30 phút.
Người thực hiện phỏng vấn chính là nghiên cứu sinh, trong một số trường hợp
có thêm người hỗ trợ để ghi chép hoặc quan sát. Việc ghi âm chỉ thực hiện khi
được sự chấp thuận của người được phỏng vấn. Để có thêm cơ hội quan sát
cũng như tiếp cận được nguồn tài liệu bằng văn bản, tác giả đã cố gắng dàn
xếp để cuộc phỏng vấn được thực hiện tại nơi làm việc của người trả lời để từ
đó tiếp cận được nguồn tài liệu và báo cáo KTQT.
Bước 5: Xử lý dữ liệu phỏng vấn sâu
Sau mỗi cuộc phỏng vấn, thông tin được tập hợp lại dưới dạng văn bản
theo từng chủ đề đã dự định trước. Dữ liệu được thực hiện theo cách thức thủ

công (không có hỗ trợ của phần mềm máy tính). Nghiên cứu sinh tự so sánh,
tập hợp các ý kiến của từng đối tượng được phỏng vấn, tính toán tần suất xuất
hiện của các từ khóa. Trong quá trình xử lý dữ liệu, có đối chiếu với những
thông tin thu nhập được bằng cách quan sát trực tiếp và nghiên cức tại bàn để
kiểm chứng độ tin cậy và bổ sung, làm rõ nếu cần thiết. Các kết luận của quá
trình này được trình bày trong chương 2 của luận án.
6.2.Phương pháp nghiên cứu định lượng
6.2.1. Xác định tổng thể mẫu nghiên cứu

18


Hiện nay, số doanh nghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ bưu chính tại
Việt Nam tính đến 1/6/2017 là 222 doanh nghiệp theo số liệu của Vụ Bưu
Chính –Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp phép. Dựa vào danh sách các
doanh nghiệp bưu chính do Vụ Bưu Chính cung cấp, tác giả tiến hành lược
bớt các doanh nghiệp siêu nhỏ trong tổng số 222 doanh nghiệp thì tổng thể
nghiên cứu còn 162 doanh nghiệp theo số liệu của Vụ Bưu Chính – Bộ Thông
Tin và Truyền Thông. Trong số 162 còn lại có những doanh nghiệp không còn
hoạt động và cần phải loại bỏ ra khỏi danh sách. Tác giả tiến hành loại bỏ các
doanh nghiệp không còn hoạt động bằng cách tra cứu thông tin doanh nghiệp
trên google. Nếu tra cứu không thấy địa chỉ website thì loại doanh nghiệp đó
ra khỏi danh sách mẫu. Nếu có thông tin thì tiến hành liên lạc để xác nhận
doanh nghiệp đó còn hoạt động. Kết quả thu thập được sau khi tiến hành loại
bỏ các doanh nghiệp không còn hoạt động, số doanh nghiệp còn lại là 106
doanh nghiệp.
6.2.2. Xác định mẫu nghiên cứu
Để mẫu nghiên cứu đảm bảo tính đại diện những vẫn phải đảm bảo tỷ
lệ phản hồi cao, tác giả áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và chọn
mẫu phi ngẫu nhiên. 40 doanh nghiệp được chọn mẫu phi ngẫu nhiên vì khả

năng thu thập thôn tin cao, 22 doanh nghiệp được chọn mẫu ngẫu nhiên.
Phương pháp chọn mẫu ngâu nhiên là phương pháp phân tổ.Theo phương
pháp này cần phải tiến hành phân tổ tổng thể mẫu. Ngoài 40 doanh nghiệp
đựa lựa chọn phi ngẫu nhiên, số doanh nghiệp còn lại sẽ được tiến hành phân
tổ theo 3 tiêu thức doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn
tương ứng với tổng thể mẫu là 3. Số phần tử trong mỗi mẫu được tính bằng
cách chia đều sau khi trừ đi 40 đơn vị đã được chọn phi ngẫu nhiên là
22((106-40)/3). Kết thúc quá trình chọn mẫu, kích thước mẫu sẽ là 62 (40+22)
công ty được trình bầy tạiphụ lục 01

19


6.3. Phương pháp thu thập dữ liệu
Bên cạnh thông tin từ doanh nghiệp, có thể tìm kiếm dữ liệu qua các tổ
chức cung cấp thông tin chuyên nghiệp như tổng cục thống kê, thư viện quốc
gia, cơ quan quản lý nhà nước (BộThông tin và truyền thông, Ủy ban chứng
khoán nhà nước), các hiệp hội ngành nghề (bưu chính). Thông tin từ các
nguồn này có tác dụng bổ sung, đối chiếu với thông tin thu thập được từ
doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là thông tinkhông đáp ứng đúng nhu cầu nghiên
cứu, đồng thời khó kiểm soát mức độ tin cậy.Để làm rõ thực trạng KTQT chi
phí tại các doan nghiệp bưu chính Việt Nam, nguồn cung cấp thông tin chủ
yếu là từ DN, bao gồm chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo và các tài liệu kế
toán khác, website hay ý kiến của cán bộ trong doanh nghiệp...Qua đó, có
thể thu thập trực tiếp các dữ liệu cần thiết, cụ thể, chi tiết theo đúng nhu cầu
nghiên cứu. Đây chính là những thông tin cung cấp những hiểu biết chuyên
sâu về KTQT chi phí tại các doanh nghiệp bưu chính Việt Nam. Tuy nhiên,
lượng thông tin có được, cũng như kinh phí thu thập thông tin phụ thuộc
nhiều vào mức độ hợp tác của nhà quản lý doanh nghiệp. Để nghiên cứu
thực trạng KTQT chi phí, tác giả sử dụng phương pháp điều tra các nhà quản

trị và các nhân viên kế toán của DN. Phiếu điều tra được thiết kế theo mẫu
trình bày trong phụ lục 04và được gửi đến các DN bằng thư điện tử, đường
bưu điện. Quá trình tiến hành khảo sát diễn ra gần 1 năm tại các DN thông
qua phátra 62 mẫu phiếu điều tra và nhận được 59 mẫu điều tra trả lời hợp lệ
đạt tỷ lệ phản hồi là 95,16%. Đối tượng được khảo sát là các cán bộ kế toán
và các nhà quản trị của 62doanh nghiệp bưu chính Việt Nam.
Dữ liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập thông qua khảo sát. Các câu
hỏi trong phiếu khảo sát bao gồm những câu hỏi mở và câu hỏi đóng.
Những phiếu trả lời không đầy đủ sẽ được liện lạc với người trả lời để
bổ sung, hiệu chỉnh. Sau khi hoàn tất quá trình kiểm tra, dữ liệu thu nhập
được sẽ được phân loại. Kết quả khảo sát được trình bày trong phụ lục 05
20


6.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu
Dựa vào những thông tin, tài liệu thu thập được qua việc sưu tầm trên
sách báo, tạp chí, qua việc tìm kiếm trên các website, chính sách, chế độ và
các kết quả nghiên cứu khác của các nhà khoa học trong và ngoài nước…Tác
giả phân tích và tổng hợp để hoàn thành lý luận chung của luận án. Kết quả
của các cuộc phỏng vấn, điều tra tại các doanh nghiệp bưu chính, niên giám
thống kê, báo cáo của Bộ TT và TT…đã được tổng hợp lại phân tích và đánh
giá ở chương 2 của luận án.
Sau khi đã thu thập được thông tin về thực trạng KTQT chi phí, tác giả
sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp để có được
những đặc điểm chung và những điểm khác biệt. Từ phân tích, luận án đã
khái quát những kết quả đạt được và những tồn tại cơ bản nhất trong thực tế
KTQT chi phí trong các doanh nghiệp bưu chính Việt Nam. Trên cơ sở tổng
hợp lý luận chung, kết hợp với phân tích thực trạng KTQT chi phí, tác giả đề
xuất những giải pháp và các kiến nghị hoàn thiện KTQT chi phí trong các
doanh nghiệp bưu chính Việt Nam.

7. Những đóng góp mới của luận án
- Về lý luận:
Luận án trình bày các nội dung liên quan đến kế toán quản trị chi phí
trong các doanh nghiệp dịch vụ, cụ thể là:
+ Bản chất và vai trò của kế toán quản trị chi phí trong các doanh
nghiệp dịch vụ.
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến KTQT chi phí hoạt động trong các doanh
nghiệp dịch vụ
+ Nội dung của kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp dịch vụ
(phân loại chi phí, xây dựng định mức và dự toán chi phí, phương pháp xác
định chi phí và tính giá thành dịch vụ,phân tích thông tin chi phí để đưa ra
quyết định, đánh giá hiệu quả của các trung tâm chi phí).
21


Về mặt thực tiễn:
- Từ kết quả khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp bưu chính Việt Nam,
tác giả đã đánh giá những kết quả đạt được, cụ thể:
+ Việc phân loại chi phí theo chức năng hoạt động, theo nội dung chi,
theo mối quan hệ với quyền ra quyết định, theo khả năng quy nạp và theo
cách phân loại khác
+ Định mức chi hoạt động dịch vụ một cách cụ thể trong Quy chế chi
tiêu nội bộ của từng doanh nghiệp, trên cơ sở định mứccủa Bộ Thông Tin và
Truyền Thông.
+ Công tác xây dựng dự toán được các doanh nghiệp quan tâm đặc biệt,
các kếhoạch từ tổng quát đến chi tiết đều được tổ chức xây dựng một cách bài
bản. Tổ chức xây dựng dự toán được thực hiện theo từng cấp, từ cấp quản trị
cơ sở đến cấp quản trị trung gian và quản trị cấp cao.
+ Việc tính giá thành theo phương pháp xác định chi phí theo hoạt động
khá đơn giản, dễ áp dụng, cho từng đơn vị sản phẩm

+Trung tâm chi phí tại các doanh nghiệp bưu chính bao gồm trung tâm
đường trục, khối các cơ quan vàcác bưu cục trực thuộc công ty tại các thành
phố việc phân chia như vậy khá phù hợp với đặc điểm hoạt động của doanh
nghiệp bưu chính.
8. Kết cấu luận án
Ngoài phần mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục sơ đồ, biểu đồ,
bảng biểu, phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận án
được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Lý luận về kế toán quản trị chi phí hoạt động dịch vụ trong
các doanh nghiệp dịch vụ
Chương 2: Thực trạng kế toán quản trị chi phí hoạt động dịch vụ trong
các doanh nghiệp bưu chính Việt Nam

22


Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí hoạt động dịch
vụ trong các doanh nghiệp bưu chính Việt Nam

23


Chương 1
LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
DỊCH VỤ
1.1.

BẢN CHẤT, VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
1.1.1. Bản chất của kế toán quản trị chi phí

Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, tất cả

các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp dịch vụ nói riêng đều
có chung một tư tưởng chủ đạo là phải kiểm soát được các nhân tố then chốt
của hoạt động kinh doanh như chi phí,chất lượng, thời giannhằm phục vụ
khách hàng ngày một tốt hơn. Xét trên phương diện hiệu quả kinh doanh thì
chi phí là một nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động cũng như sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tầm quan trọng của thông tin chi phí
đối với hoạt động quản trị đã đặt ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống cung cấp
thông tin chi phí phù hợp, kịp thời, tin cậy phục vụ cho lập kế hoạch, kiểm
soát, đánh giá và ra quyết định.
Trong Luật kế toán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(2015), thuật ngữ kế toán quản trị được giải thích “là việc thu thập, xử lý,
phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và
quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”
Dưới góc độ KTTC, bộ phận kế toán chi phí có chức năng tính toán, đo
lường chi phí phát sinh trong tổ chức theo đúng các nguyên tắc kế toán để
cung cấp thông tin về giá vốn hàng bán, các chi phí hoạt động trên báo cáo
KQKD và giá trị hàng tồn kho trên Bảng CĐKT. Dưới góc độ KTQT, bộ
phận kế toán chi phí có chức năng đo lường, phân tích về tình hình chi phí và
khả năng sinh lời của các sản phẩm, dịch vụ, các hoạt động và các bộ phận
24


của tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh. Bên
cạnh quan điểm coi kế toán chi phí vừa là một phần hành của KTTC và vừa là
một nội dung cấu thành hệ thống KTQT còn có quan điểm đồng nhất kế toán
chi phí với KTQT. Quan điểm này xuất phát từ thực tế khách quan là thông
tin chi phí cho các mục đích quản trị nội bộ ngày càng quan trọng đối với sự
sống còn của tổ chức. Các nhà quản trị của tổ chức không phải đơn thuần chỉ

cần quyết định giá vốn của hàng bán hoặc dịch vụ cung cấp mà quan trọng
hơn, họ cần phải có khả năng kiểm soát chi phí của các hoạt động trong ngắn
hạn cũng như dài hạn. Hệ thống kế toán chi phí theo quan điểm này sẽ quá tập
trung vào việc cung cấp thông tin cho quản trị nội bộ và sao nhãng việc cung
cấp thông tin trung thực và khách quan cho việc lập các BCTC.
Như vậy, có thể nói kế toán chi phí vừa có trong hệ thống KTTC và vừa
có trong hệ thống KTQT là hợp lý, trong đó bộ phận kế toán chi phí trong hệ
thống KTQT được gọi là KTQT chi phí. Quan niệm này thể hiện đúng bản
chất, chức năng của kế toán chi phí và sẽ giúp ích trong việc xây dựng hệ
thống kế toán chi phí hiệu quả trong các tổ chức với việc kết hợp hài hòa các
mục tiêu của hệ thống KTTC và hệ thống KTQT.
Đối tượng sử dụng thông tin của KTQT chi phí là các nhà quản lý (ban
giám đốc, lãnh đạo các bộ phận) nên thông tin chi phí mà nhóm đối tượng này
sử dụng phải được chi tiết theo từng mặt hoạt động, từng dự án để có thể đánh
giá hiệu quả hoạt động quản trị chi phí và làm căn cứ ra quyết định quản lý.
KTQT chi phí tập hợp, phân tích cả thông tin tài chính và phi tài chính
về các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp cũng như môi trường bên ngoài
doanh nghiệp. Do vậy, hoạt động của KTQT chi phí không bị ràng buộc bởi
các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán mà được thực hiện một cách linh hoạt
nhằm cung cấp thông tin phù hợp nhất liên quan đến chi phí cho nhà quản trị
để phục vụ quá trình ra quyết định. Có thể nói, thông tin mà KTQT chi phí
cung cấp là thông tin hướng về tương lai.
25


×