Tải bản đầy đủ (.pptx) (76 trang)

CÁC VÙNG VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.55 MB, 76 trang )

CHƯƠNG 4
CÁC VÙNG VÙNG VĂN
HÓA VIỆT NAM


VÙNG VĂN HÓA
Là 1 vùng lãnh thổ có những tương đồng về
mặt hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống ở
đó từ lâu đã có những mối quan hệ nguồn
gốc và lịch sử, có những tương đồng về
trình độ phát triển kinh tế- xã hội, giữa họ
đã diễn ra những giao lưu, ảnh hưởng văn
hoá qua lại, nên trong vùng đã hình thành
những đặc trưng chung, thể hiện trong sinh
hoạt văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần
của cư dân, có thể phân biệt với vùng văn
hoá khác


1. VÙNG VĂN HOÁ TÂY BẮC
a.Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình:
+ nằm phía hữu ngạn s. Hồng
+ là một miền núi cao hiểm trở. Các dãy núi
chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam,
trong đó có dãy Hoàng Liên Sơn dài đến
180 km, rộng 30 km, cao từ 1500m trở
lên.
+ Có nhiều sông lớn chảy qua (vùng đất "ba
con sông”): Sông Mã, sông Hồng, sông
Đà




Rộng 30km, chạy dài 180km theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai
Châu kéo dài đến tận phía Tây Yên Bái. Đây là phần cuối của dãy núi Ai Lao, đoạn tận cùng
phía Đông Nam của dãy núi Himalaya. Phần Tây Bắc của dãy núi có nhiều ngọn núi cao trên
2.800m, trong đó có ngọn Phan Xi Păng cao 3.143m (có tài liệu nói Phan Xi Păng cao
3.142m), cao nhất Đông Dương. Ngoài ra còn có ngọn Tả Giàng Phình cao 3.090m, Pú
Luông cao 2.938m. 


b. Khí hậu:
- Nằm trong vòng đai nhiệt đới gió mùa, nhưng
do ở một độ cao từ 800-3000m nên khí hậu
ngả sang á nhiệt đới và nhiều nơi cao như
Sìn Hồ có cả khí hậu ôn đới.
- Do địa hình bị chia cắt tạo nên những thung
lũng, có nơi lớn thành lòng chảo như vùng
Nghĩa Lộ, Điện Biên. Do vậy, Tây Bắc còn là
nơi có nhiều tiểu vùng khí hậu: ở thung lũng
Mường La, người ta mặc áo ngắn tay giữa
mùa đông thì ở Mộc Châu phải mặc áo bông
dầy mà không khỏi rét.


b. Điều kiện xã hội- cư dân:
- Thành phần cư dân: khoảng
>20 tộc người: H’mông,
Thái, Mường, …
- Phương thức sống: làm nông
nghiệp với hai loại hình :

ruộng nước ở thung lũng, và
nương rẫy ở sườn núi.


Ruộng bậc thang


Ruộng bậc thang mùa lúa chín


c. Đặc trưng văn hóa
- Tín ngưỡng: + “vạn vật hữu
linh”- một loại tín ngưỡng mà
mọi dân tộc trên hành tinh đều
trải qua
+ thờ các loại
thần: sông núi, suối khe, đá,
cây, súc vật, các lực lượng thiên
nhiên như sấm, chớp, mưa, gió.


- Văn hóa nghệ thuật:
+ âm nhạc: thích âm nhạc và có hệ
nhạc cụ hơi phong phú: có lưỡi gà
bằng tre, bằng đồng hay bằng bạc:
Pí pặp, khèn bè Thái, sáo và khèn
H'mông. Ngoài ra, mỗi dân tộc
đều có bản sắc riêng như cây Tính
Tảu Thái, đống ôi Mường, chưn
may Khơmú, đàn tròn và đàn ba

dây Hà nhì v.v . . .


- Múa dân gian: nghệ thuật múa dân tộc là một
nét đặc trưng của vùng Tây Bắc:
điệu Xòe của người Thái
+ điệu múa khèn, đá châm hùng dũng của nam
giới người Mông
+ điệu múa lắc mông, lượn eo của người Khơmú
và Xinhmun.
+ điệu Tăng bu (dỗ ống) là sở hữu của người
Laha.
+ múa bông của người Mường
+ Riêng điệu múa Xạp, trừ người H'mông còn
dân tộc nào trong vùng cũng có, mỗi nơi một
vẻ riêng.


- văn học:
+ giàu có và đủ thể loại từ tục ngữ, thành
ngữ, đồng dao, giao duyên, cho đến lời
khấn, lời bùa chú, các áng văn trong lễ
tang, trong lễ hội, các bài văn vần dạy
bảo đạo đức cho dâu rể trong đám
cưới, các thần thoại, đồng thoại, cổ
tích, truyện cười v.v...
+ ở một số dân tộc có truyện thơ dài hàng
ngàn câu



Trang phục
+ có sở thích trang trí trang phục,
chăn màn, đồ dùng với các sắc
độ của gam màu nóng ; họa tiết,
bố cục, phối màu của trang trí
phong phú
+ thích sử dụng đồ trang sức


Váy của người H’mông


Người Mường


Người Thái


Nhà ở
Do xa biển gần rừng, sẵn mưa nhưng
ít bão nên nhà sàn cao, mái doãng, lợp
ngói máng (thứ ngói xếp tiếp vào
nhau không cần ràng buộc) hoặc lợp
bằng những mảng gỗ pơ mu, gỗ hoàng
la chẻ mỏng. Hầu như nhà nào cũng
có một hàng rào nứa vót nhọn cao vây
quanh để chống thú dữ.





VÙNG VĂN HOÁ VIỆT BẮC
a Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình:
+ Gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái
Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang,
Hà Giang và cả phần đồi núi của các
tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang
và tỉnh Quảng Ninh.
- Chủ yếu là núi và trung du


- Hệ thống núi:

+ Cấu trúc theo kiểu cánh cung tụ
lại ở Tam Đảo, mở ra ở phía Bắc
và đông Bắc và phần hướng lồi
quay ra biển, thứ tự: sông Gâm,
Ngân Sơn, Yên Lạc, Bắc Sơn và
Đông Triều.
+ Các dãy núi đều thuộc loại có độ
cao trung bình và thấp


- 5 hệ thống sông: sông Thao,
sông Lô, hệ thống các sông
Cầu, sông Thương, Lục
Nam, độ dốc lòng sông lớn,
mùa lũ là thời gian dòng
chảy mạnh nhất

- Có nhiều hồ như hồ Ba Bể,
hồ Thang Hen ...


Khí hậu
-Do nằm ở những vĩ độ cao nhất (vĩ
tuyến từ 21 độ đến 23 độ vĩ bắc) nên
môi trường tự nhiên có dấu hiệu
chuyển tiếp từ tự nhiên nhiệt đới
sang á nhiệt đới
- Do nằm ở vị trí địa đầu đất nước về
phía Đông Bắc nên là vùng đón
nhận đầu tiên gió mùa đông bắc và
chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của nó.


b. HOÀN CẢNH XÃ HỘI
-Chủ yếu là người Tày và Nùng và một số
dân tộc ít người khác: Dao, H'mông, Lô
Lô, Sán Chay.
-Người Tày- Nùng sống trong các gia đình
phụ hệ, ý thức trọng nam khinh nữ khá
đậm nét, tầng lớp trí thức hình thành từ
rất sớm, đầu tiên là các trí thức dân
gian dưới lớp vỏ nghề nghiệp như thày
Mo, Then, Tào, Pụt, sau này là tầng lớp
trí thức nho học


- Bản phân bố ven đường, cạnh

sông suối hay thung lũng.
- Bản là đơn vị cơ sở nhỏ nhất lấy
đơn vị nhà làm cơ sở.
- Bản không làm chức năng của
một đơn vị sản xuất, mà chỉ là một
cộng đồng về mặt xã hội.


×