Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Phát triển nông nghiệp Nghệ An theo hướng hiện đại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.28 KB, 196 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NGHỆ AN THEO
HƯỚNG HIỆN ĐẠI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP

KINH TẾ QUỐC TẾ
Ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 9.31.01.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH LONG
PGS.TS ĐINH TRUNG THÀNH

Hà Nội, 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu
trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học trong
luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hải Yến



i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AEC

:

Cộng đồng kinh tế ASEAN (Asean Economic Community)

BĐKH

:

Biến đổi khí hậu

BVTV

:

Bảo vệ thực vật

CNC

:

Công nghệ cao


CNH, HĐH

:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CDCCKTNN

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

CPTPP

Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương

DNNN

:

Doanh nghiệp nông nghiệp

FAO

:

Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc (The
Food and Agriculture Organization of the United Nations)

FTA


:

Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement)

GAHP

:

Thực hành sản xuất chăn nuôi tốt (Good Animal Husbandry
Practice)

GDP

:

GLOBALGAP :

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (Global Good Agricultural
Practice)

GTSX

:

Giá trị sản xuất

HNKTQT

:


Hội nhập kinh tế quốc tế

HTX

:

Hợp tác xã

HTXNN

:

Hợp tác xã nông nghiệp
Quản lý cây trồng tổng hợp (Integrated Crop Management)

ICM
IPM

:

Quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pest Management)

ISO

:

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for
Standardization)


KHCN

:

Khoa học công nghệ

KHKT

:

Khoa học kỹ thuật

ii


KH&CN

:

Khoa học và công nghệ

KTTT

:

Kinh tế thị trường

KT-XH

:


Kinh tế- xã hội

NSLĐ

:

Năng suất lao động

NNCNC

:

Nông nghiệp công nghệ cao

NNƯDCNC

:

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

NNHĐ

Nông nghiệp hiện đại

PPP

:

Hình thức hợp tác công tư (Public Private Partnership)


PTNN

:

Phát triển nông nghiệp
Phát triển bền vững

PTBV
PTNNTHHĐ

:

Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại
Phỏng vấn sâu

PVS
SRI

:

Hệ thống canh tác lúa cải tiến (System Rice Intensification)

SXNN

:

Sản xuất nông nghiệp

TCSX


:

Tổ chức sản xuất

UBND

:

Ủy ban nhân dân

VietGAP

:

Thực hành nông nghiệp tốt Việt Nam (Vietnamese Good
Agricultural Practices)

WTO

:

Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)

iii


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI ..................................................................................................................................9
1.1. Những công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài luận án ......................9

1.2. Đánh giá chung các công trình đã nghiên cứu về phát triển nông nghiệp và
khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án ..........................................................23
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI ..................................27
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại ...................................27
2.2. Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại và
bài học rút ra.........................................................................................................................57
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NGHỆ AN..........68
THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI.............................................................................................68
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp theo
hướng hiện đại ở Nghệ An ..................................................................................................68
3.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại ở tỉnh Nghệ An .................72
3.3. Những hạn chế và vấn đề đặt ra trong quá trình PTNNTHHĐ ở Nghệ An. ..........113
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP NGHỆ AN THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ .........................................................................................122
4.1. Bối cảnh quốc tế, trong nước tác động đến quá trình phát triển nông nghiệp Nghệ
An theo hướng hiện đại .....................................................................................................122
4.2. Quan điểm và định hướng phát triển nông nghiệp Nghệ An theo hướng hiện đại128
4.3. Một số giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp Nghệ An theo hướng hiện đại trong
điều kiện HNKTQT ...........................................................................................................133
KẾT LUẬN .......................................................................................................................149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...............................151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................152
PHỤ LỤC ..........................................................................................................................164


iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. So sánh nông nghiệp truyền thống với nông nghiệp hiện đại ..................29
Bảng 2.2. Tiêu chí đánh giá kết quả phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại cấp
tỉnh.............................................................................................................................53
Bảng 3.1. Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn
2010 – 2016 (giá thực tế) ..........................................................................................73
Bảng 3.2. Cơ cấu giá trị SXNN theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế...........74
Bảng 3.3. Cơ cấu cây hàng năm theo giá hiện hành .................................................75
Bảng 3.4. Cơ cấu cây lâu năm theo giá hiện hành ....................................................76
Bảng 3.5. So sánh hiệu quả của việc áp dụng KHCN vào sản xuất một số cây trồng,
vật nuôi ở Nghệ An ...................................................................................................86
Bảng 3.6. Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các DNNN ở Nghệ An ..........95
Bảng 3.7 Đánh giá hiệu quả hoạt động của các mô hình tổ chức sản xuất lúa trên địa
bàn tỉnh Nghệ An ......................................................................................................96
Bảng 3.8. So sánh hiện trạng phát triển nông nghiệp Nghệ An với bộ tiêu chí phát
triển nông nghiệp hiện đại cấp tỉnh .........................................................................102

v


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế (1986), sau hơn 30 năm,
nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đóng vai trò đặc biệt
quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho
hơn 70% dân cư. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt khá cao khoảng 5,5%
trong suốt giai đoạn từ 1986 đến 2005 [4]. Từ một nền nông nghiệp sản xuất trì trệ,

yếu kém, hàng năm phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã vươn lên trở thành
một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới về lương thực và hàng nông
sản. Trong tình hình kinh tế thế giới suy giảm, nhờ sự ổn định của nông nghiệp mà
kinh tế Việt Nam vẫn giữ được thế cân bằng. Phát triển nông nghiệp đã góp phần
làm cho nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống cư dân nông thôn ngày càng được
cải thiện rõ rệt.
Tuy vậy, những năm gần đây tốc độ tăng trưởng nông nghiệp có xu hướng
giảm, từ 4,7% (năm 2008) xuống 3,16% (năm 2016) [83] và bộc lộ nhiều bất cập
như: (i) Trong nông nghiệp còn phổ biến tập quán canh tác lạc hậu, trình độ dân trí
thấp, lạm dụng hóa chất làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm nguồn nước ;

(ii) Phương pháp, năng lực và điều kiện thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp chưa
đồng bộ; (iii) Do đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm cho nên không thể tạo
bước đột phá trong phát triển nông nghiệp ; (iv) Các mô hình hiện đại hóa nông
nghiệp chưa thực sự hiệu quả; (v) Nhiều chính sách nông nghiệp chưa thực sự phát
huy tác dụng; (vi) Vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp chưa
được thể hiện rõ… Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng,
nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều những trở ngại, thách thức,
bởi trình độ phát triển của nông nghiệp nước ta còn thấp, quy mô sản xuất nhỏ, năng
suất lao động chưa cao, chất lượng nông sản kém đồng đều, chưa an toàn và khả
năng cạnh tranh còn hạn chế ngay cả trên thị trường nội địa. Tăng trưởng nông
nghiệp chững lại trong thập kỷ gần đây đang đặt ra áp lực phải cơ cấu lại và đổi mới
toàn diện nền nông nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững.

Nghệ An là một tỉnh rộng có nhiều tiềm năng và lợi thế của 3 vùng sinh thái:
trung du miền núi, đồng bằng và vùng ven biển, hội tụ những điều kiện cần thiết
1


cho sự phát triển của nông nghiệp. Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Nghệ

An đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định. Cùng với việc xây dựng kết

cấu hạ tầng khu vực nông thôn, vấn đề đầu tư phát triển nền nông nghiệp công nghệ
cao gắn với việc hình thành chuỗi liên kết, nâng cao giá trị sản phẩm đã được chú
trọng thực hiện, bước đầu đã hình thành được một số vùng sản xuất hàng hóa gắn
với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng trang
trại, gia trại, đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho dân cư
nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội….Tuy vậ y,
nông nghiệp Nghệ An vẫn không tránh khỏi những tồn tại chung của nền nông
nghiệp đất nước như: sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa tạo ra được các chuỗi sản
phẩm có giá trị gia tăng cao; Mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp chủ yếu là
tăng trưởng theo chiều rộng nên hiệu quả và tính bền vững còn hạn chế; Thu nhập
và đời sống của nông dân còn thấp…đang là những thách thức lớn đối với Nghệ An
trong giai đoạn hiện nay.

Với yêu cầu sản xuất nông nghiệp phải đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng nhanh
của người dân với chất lượng tốt hơn, an toàn hơn và trước sức ép cạnh tranh gay
gắt khi Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, nhất là sau khi Cộng
đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương (CPTPP) đi vào hoạt động thì việc phát triển nông nghiệp của tỉnh

Nghệ An theo hướng hiện đại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2015- 2020) cũng đã chỉ rõ:

Phải chuyển đổi cách nghĩ, cách làm, phải phát triển nông nghiệp theo hướng hiện
đại, hiệu quả; Đổi mới quy hoạch, tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng quy mô

lớn, có tính cạnh tranh quốc tế, đạt đến hiệu quả cao, đem lại thu nhập cao hơn cho
nông dân.[23]
Từ thực tế đó có thể thấy, việc đánh giá đúng thực trạng hoạt động của nông

nghiệp Nghệ An trong thời gian qua để xây dựng một chiến lược phát triển nông
nghiệp toàn diện, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững là vấn đề có tính
thời sự và cấp thiết cả về lý luận cũng như thực tiễn. Vấn đề đặt ra là phải phát triển
nông nghiệp theo định hướng cụ thể như thế nào? Cơ sở để thực hiện là gì? Cần có
những giải pháp gì để phát triển một nền nông nghiệp mới?... Xuất phát từ những lý
2


do đó, nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn đề: "Phát triển nông nghiệp Nghệ An theo
hướng hiện đại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế" làm đề tài luận án tiến sĩ

kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị với mong muốn đóng góp thêm những cơ sở
lý luận và thực tiễn cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp Nghệ An thời gian tới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Từ việc hệ thống hóa cơ sở lý luận chung và khái quát kinh nghiệm thực tiễn
trong việc phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại (PTNNTHHĐ), luận án đi
sâu phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ rõ những vấn đề đặt ra trong quá trình
PTNNTHHĐ ở Nghệ An. Trên cơ sở đó, đề xuất quan điểm, định hướng và những

giải pháp cơ bản nhằm phát triển nông nghiệp Nghệ An theo hướng hiện đại trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT).

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận chung về phát triển nông nghiệp và những kinh
nghiệm thực tiễn trong việc PTNNTHHĐ, xây dựng khung phân tích của luận án.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp ở Nghệ An giai đoạn từ
năm 2010 - 2016, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại và các vấn

đề đặt ra cần giải quyết đối với việc phát triển nông nghiệp Nghệ An theo hướng

hiện đại trong những năm tới.
- Xây dựng quan điểm, đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển nông
nghiệp Nghệ An theo hướng hiện đại đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
* Câu hỏi nghiên cứu
Luận án đứng trước những câu hỏi cần được giải mã như sau:
1) Tại sao Nghệ An phải phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại?
2) Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại gồm những nội dung gì? Có
những nhân tố nào ảnh hưởng đến mô hình phát triển đó?
3) Cần có những giải pháp nào để nông nghiệp Nghệ An phát triển theo hướng
hiện đại?
* Khung phân tích của luận án: Trên cơ sở xác định mục đích nghiên cứu,

luận án sẽ giải quyết các nhiệm vụ đặt ra theo sơ đồ khung phân tích như sau:
3



3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự
phát triển ngành nông nghiệp Nghệ An theo hướng hiện đại trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:
Luận án nghiên cứu, phân tích, luận giải quá trình phát triển nông nghiệp ở
Nghệ An chủ yếu trong giai đoạn 2010 - 2016, trong đó giới hạn bàn về lĩnh vực
trồng trọt và chăn nuôi, tức là tiếp cận khái niệm nông nghiệp theo nghĩa hẹp.
- Phạm vi về không gian:

Luận án tập trung nghiên cứu ngành nông nghiệp thuần ở tỉnh Nghệ An trong
đó chú ý nhiều hơn đến các huyện có hoạt động sản xuất nông nghiệp nổi bật gồm:
Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu, Nghĩa Đàn.
- Phạm vi về thời gian:
Thời gian nghiên cứu được xác định là từ năm 2010 đến năm 2016, giải pháp
đến 2025 và tầm nhìn 2030.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Phương pháp luận
Để thực hiện luận án, tác giả dựa vào:
- Cơ sở phương pháp luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng (tức là
nghiên cứu đối tượng trên cơ sở các quan điểm lịch sử - cụ thể, nguyên lý phát triển,
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến) và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác
- Lênin. Phương pháp luận duy vật lịch sử được cụ thể bằng các quan điểm, đường
lối của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước, của tỉnh Nghệ An về các vấn đề
nông nghiệp, cơ cấu lại ngành nông nghiệp.
- Luận án cũng kế thừa kết quả của một số công trình nghiên cứu đã công bố
có liên quan đến chủ đề nghiên cứu.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án, tác giả sử dụng hai nhóm phương pháp nghiên cứu chính:
5


- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyế t: phương pháp trừu tượng hóa, lôgic
kết hợp với lịch sử; phương pháp hê ̣ thố ng hóa lý thuyế t; phương pháp phân t ́ch,
tổ ng hợp.
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học được sử dụng trong luận án với đặc
trưng gạt bỏ những yếu tố cụ thể, đơn lẻ của các hiện tượng và quá trình kinh tế để
đi vào nghiên cứu những vấn đề mang tính phổ biến, có ảnh hưởng đến quá tr ̀nh
phát triển nông nghiệp... Phương pháp này được áp dụng chủ yếu ở chương 2 và
chương 3 để làm rõ các khái niệm, nội dung của nông nghiệp hiện đại và thực trạng

phát triển nông nghiệp ở Nghệ An.
Phương pháp lôgic kết hợp với lịch sử được sử dụng trong toàn luận án nhưng
nhiều nhất là ở chương 3 nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá sát thực về tình
hình phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại của Nghệ An trên các mă ̣t nội dung
cơ bản, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
Phương pháp tâ ̣p hơ ̣p, hệ thống hóa lý thuyết được sử dụng trong tất cả các
chương của luận án, nhằm kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước và
vận dụng một cách phù hợp với mục đích nghiên cứu.
Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi đánh giá tác động của các
nhân tố khách quan và chủ quan có ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp ở Nghệ
An. Phương pháp này giúp xem xét mối tương quan giữa các nhân tố như hội nhập
kinh tế quốc tế, biến đổi khí hậu, cách mạng 4.0, thị trường, cơ chế, chính sách…với
phát triển nông nghiệp của tỉnh hiện nay như thế nào. Từ sự phân tích đó kết hợp với
những vấn đề đặt ra sẽ là cơ sở để luận án giải quyết các nhiệm vụ đặt ra trong
chương 4.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp thố ng kê, so sánh;
phương pháp phân t ć h mô h n
̀ h thực tiễn...
Nhóm phương pháp này được sử dụng trong cả chương 2 và chương 3, đặc
biệt trong phần nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn và đánh giá thực trạng của phát
triển nông nghiệp.
Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Luận án sử dụng các số liệu thứ cấp,
tức là các số liệu thống kê đã công bố từ các nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Thống
kê tỉnh Nghệ An, Uỷ ban nhân dân tỉnh và các sở, ban, ngành của tỉnh Nghệ An...
Trên cơ sở các nguồn số liệu đó, tác giả tiến hành phân tích, tính toán thông qua
6


công cụ là phần mềm Word, Excel trên máy tính. Phương pháp này chủ yếu được sử
dụng trong chương 3.

Ngoài ra, tác giả còn chú trọng phương pháp chuyên gia, tức là tham khảo,
phỏng vấn sâu (PVS) các chuyên gia, các nhà khoa học quan tâm tới nông nghiệp,
các nhà quản lý trong lĩnh vực này nhằm hình thành được đánh giá và cách phân
tích mang tính chuyên môn, từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp có tính khả thi,
thực tiễn.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án có một số đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn sau:
Thứ nhất, luận án góp phần làm rõ hơn các khái niệm: phát triển nông nghiệp,
nông nghiệp hiện đại, đưa ra định nghĩa phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại,
khẳng định tính tất yếu khách quan của sự phát triển này trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế. Tác giả luận án đã phân tích các lý thuyết về phát triển nông nghiệp
từ cách tiếp cận của kinh tế chính trị làm căn cứ xây dựng những nội dung của phát
triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, phân tích các nhân tố ảnh hưởng và thiết lập
tiêu chí đánh giá đối với mô hình tăng trưởng này ở cấp độ địa phương. Trên cơ sở
đánh giá thực tiễn hoạt động nông nghiệp của một số điển hình trong nước và quốc
tế, luận án cũng đã rút ra những bài học kinh nghiệm hữu ích cho quá trình phát
triển nông nghiệp theo hướng hiện đại ở Nghệ An hiện nay
Thứ hai, từ việc đánh giá đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh, luận
án đã tập trung phân tích, làm rõ thực trạng về phát triển nông nghiệp Nghệ An giai
đoạn 2010- 2016, lựa chọn phân tích một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng và xác định
được những vấn đề đặt ra cần giải quyết để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện
đại trong thời gian tới.
Thứ ba, dựa trên việc phân tích về tác động của bối cảnh quốc tế, trong nước,
luận án nêu quan điểm, định hướng và xây dựng hệ thống giải pháp nhằm phát triển
nông nghiệp Nghệ An theo hướng hiện đại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế,
cụ thể là giai đoạn trước mắt từ nay đến năm 2025.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án đã tập trung luận giải những vấn đề lý luận về PTNNTHHĐ làm cơ
sở cho nghiên cứu về nội dung này ở tỉnh Nghệ An một cách có hệ thống bao gồm:

7


khái niệm, tính tất yếu, nội dung, tiêu chí đánh giá về phát triển nông nghiệp theo
hướng hiện đại. Đồng thời, luận án cũng đã phân tích kỹ tác động của các nhân tố
liên quan đến quá trình phát triển nông nghiệp hiện đại, từ đó có cơ sở để xây dựng
hệ thống giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp ở địa phương.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án nghiên cứu thực tiễn phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ
An trong điều kiện HNKTQTQ, gắn với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn và xây dựng nông thôn mới, đồng thời còn có sự tác động sâu sắc của biến đổi
khí hậu. Nghệ An vốn là tỉnh nông nghiệp và đa số dân cư tập trung ở địa bàn nông
thôn nên định hướng, mục tiêu phát triển nền nông nghiệp toàn diện theo hướng
hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đã trở nên có ý nghĩa thực
tiễn hết sức to lớn.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
được kết cấu gồm 4 chương
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nông nghiệp
theo hướng hiện đại
Chương 3. Thực trạng phát triển nông nghiệp Nghệ An theo hướng hiện đại
Chương 4. Định hướng và giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp Nghệ An
theo hướng hiện đại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

8


Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full













×