Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Nhóm 4 hệ thống thông tin quản lý UBER

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.22 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


HỆ THỐNG THÔNG TIN
QUẢN LÝ
Đề tài: UBER

Giảng viên : Lê Diên Tuấn
Lớp
: 43K08.3
Nhóm 5
: Mai Thị Hồng Nhung
Lê Thị Thanh Phượng
Tạ Thị Thu Yên
Đặng Thị Nguyệt
Đà Nẵng, ngày 23 tháng 5 năm 2018


Mục lục
I. Khái quát chung về Uber................................................................................2
1.1. Uber là gì?................................................................................................2
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển...............................................................3
II. Kinh doanh.....................................................................................................5
2.1. Mô hình kinh doanh.................................................................................5
2.2. Quy trình hoạt động.................................................................................7
III.

Công nghệ thông tin....................................................................................7

IV.



Môi trường cạnh tranh.................................................................................9

4.1. Môi trường SWOT:..................................................................................9
4.2. Môi trường PEST...................................................................................10
V. Ảnh hưởng của nền xã hội và kinh tế...........................................................11
5.1. Đối thủ cạnh tranh..................................................................................12


BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM LỚN
Phân tích hệ thống thông tin quản lý của UBER
I.

Khái quát chung về Uber
1.1.Uber là gì?

Uber là một công ty kinh doanh mạng lưới giao thông vận tải và công ty
taxi dựa trên ứng dụng có trụ sở tại San Francisco, Callifornia, và hoạt độnhg tại
các thành phồ lớn ở nhiều nước. Công ty sử dụng một ứng dụng điện thoại
thông minh để nhận được yêu cầu đi xe, và sau đó sẽ gửi các yêu cầu đi đến lái
xe. Khách hàng sử dụng các ứng dụng yêu cầu đón xe và theo dõi vị trí chiếc xe
dành riêng cho mình.
Uber là một ứng dụng dành cho thiết bị di động thông minh, điển hình là ứng
dụng được cài đặt nhiều nhất trên điện thoại di động thông minh (các hệ điều
hành iOS, Android, Windows Phones).
Về mặt bản chất, Uber là dịch vụ thương mại điện tử, cụ thể là dịch vụ “taxi
chia sẻ” hay “đi chung xe, đi nhờ xe”. Uber được tải và cài đặt hoàn toàn miễn
phí trên các nền tảng di động iOS, Android, Windows Phones. Uber có hai loại
tài khoản do người dùng đăng ký, đó là tài khoản “người lái xe” – tức là tài
khoản của người có xe muốn cho người khác “đi chung, đi nhờ” và tài khoản

của người dùng thông thường – là người có nhu cầu tìm kiếm một
“Uber Driver” thích hợp cho chuyến đi của mình.
Uber là một giải pháp kinh doanh thông minh, dựa trên nhu cầu xã hội và làm
tối ưu hóa các nguồn lực xã hội trong lĩnh vực giao thông: Uber giúp tiết kiệm
chi phí, giảm ùn tắc giao thông, khai thác các nguồn lực nhàn rỗi của xã hội.
Đây là giải pháp công nghệ hoàn toàn dựa trên nền tảng thương mại điện tử di
động (M-Commerce) và thanh toán di động (M-Payment). Đặc điểm của dịch
vụ Uber này là dựa vào đặc tính kinh điển của Thương mại di động thường được
gọi tắt là là “So-Lo-Mo” (Social – tính xã hội; Location – Vị trí, kết hợp với


tính năng định vị GPS; Mobile – tính di động) để đưa ra giải pháp giải quyết
nhu cầu của người dùng mang tính xã hội.
Uber cho phép người có xe hơi có thể kiếm tiền bằng cách kiếm khách chạy xe
thuê thông qua ứng dụng; hoặc chia sẻ cước phí khi đi chung tuyến đường. Điều
thú vị là thậm chí người “lái taxi kiểu Uber” còn không nhất thiết phải có điện
thoại di động thông minh nên ai cũng có thể gia nhập được hệ thống và mạng
lưới này; Uber giúp người đi xe có thể tìm kiếm người lái xe nhàn rỗi hoặc
người lái xe đi chung tuyến đường để chia sẻ chi phí và cước phí, và Uber chỉ
thu một khoản phí giao dịch nhỏ trên mỗi giao dịch đã diễn ra, nhưng dựa vào
số lớn người dùng tương đương với số lượng lớn các giao dịch hàng ngày – sẽ
là nguồn doanh thu khổng lồ của dịch vụ này hiện tại và trong tương lai.
1.2.Lịch sử hình thành và phát triển
Tính đến 16 tháng 12 năm 2014, dịch vụ uber đã có tại 53 quố gia và hơn
200 thành phố trên thế giới, công ty được định giá 40 tỷ usd. việc ra mắt uber đã
tạo ra một sự gia tăng đáng kể trong các công ty cạnh tranh với mô hình kinh
doanh uber, một xu hướng đã để được gọi là uberification( uber hóa)
Sau khi thành lập, uber chỉ cung cấp xe co thuê sang trọng và danh hiệu “uber
black” đã được thông qua cho dịch vụ chính của công ty. năm 2012, công ty đã
phát động một chương trình “uberx” của mình, trong đó mở rộng dịch vụ cho

bất kì tài xế nào có trình độ với một chiếc xe có thể chấp nhận được. do thiếu
các quy định, uber có thể cung cấp chi phí thấp hơn, do đó, các dịch vụ đã trở
thành cực kỳ cạnh tranh với dịch vụ taxi truyền thống, mở rộng tính hấp dẫn của
uber của một mặt cắt ngang rộng lớn.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển hãng uber cũng gặp rất nhiều khó khăn. trên
một số quốc gia uber là chủ đề của các cuộc biểu tình đang diễn ra từ các tài xế
xe taxi, công ty taxi và chính phủ tin rằng nó là một hoạt động taxi bất hợp pháp
có sự tham gia trong các hoạt động kinh doanh không công bằng và thỏa hiệp an
toàn hành khách. tính đến tháng năm 2014, các cuộc biểu tình đã được tổ chức
tại đức, ấn độ, tây ban nha, pháp, và anh, trong số các quốc gia khác, trong khi
cố liên quan đến các hành khách đã được ghi nhận. trong tháng 12 năm 2014,
uber đã bị cấm ở tây ban nha, và hai thành phố ở ấn độ, và tiếp tục được tham
gia vào tranh chấp với một số cơ quan chính phủ, bao gồm cả Mỹ và Australia.



II.

Kinh doanh

2.1.Mô hình kinh doanh
a. Đề xuất giá trị khách hàng
Khách hàng:
 Không phải chờ taxi lâu.
 Vận chuyển miễn phí trong 1 số trường hợp nhất định và có nhiều đợt
giảm giá.
 Mức giá rẻ hơn so với taxi truyền thống.
 Câu tagline của Uber là - Your Personal Driver (tạm dịch là "Lái xe riêng
của bạn", cho phép khách hàng đi lại phong cách hơn.
 Mức giá cố định cho những địa điểm phổ biến như sân bay...

Tài xế:
 Thêm 1 nguồn thu nhập.
 Giờ giấc làm việc linh hoạt, có thể làm bán thời gian hoặc bất kì khi nào
họ thích.
 Quy trình thanh toán đơn giản.
 Những ai thích lái xe có thể vừa kiếm tiền vừa theo đuổi sở thích.
 Uber thanh toán cho tài xế trực tuyến ngay cả khi họ không yêu cầu
b. Sứ mệnh và tầm nhìn
Tầm nhìn của Uber: “ Nếu chỉ trong 5 phút chúng tôi đã có thể đem tới một
chiếc xe hơi, thì yên tâm, chúng tôi sẽ còn mang đến cho bạn nhiều điều hơn
thế”.
Sứ mệnh: Cải cách hệ thống vận tải mà Kalanick cho là rối loạn.

c. Hoạt động định dạng cốt lõi
Giá trị cốt lõi: Tâm huyết với chuẩn mực văn hóa của Uber (“ Chúng tội làm
đúng việc, đúng thời điểm”). Tình toàn vẹn là cốt lõi đối với bất kì doanh nghiệp
nào. Mục tiêu của Uber là cung cấp giá trị cho khách hàng và xây dựng mối quan
hệ lâu dài. Vì vậy, Uber luôn minh bạch hóa những gì đang làm và luôn làm đúng
thời điểm.

d. Cơ cấu tổ chức
Uber hoạt động dựa trên nguyên tắc “mạng lưới” chứ không phải là một công
ty cung cấp dịch vụ truyền thống. uber không sở hữu một chiếc xe chạy taxi
nào, cũng không có nhân viên lái xe taxi cơ hữu, không phải trả lương tài xế, …
Uber tự định nghĩa nó là “một công cụ để gọi xe” chứ không phải là công ty


cung cấp dịch vụ vận tải taxi. Người dùng tự quyết định gia nhập tài khoản ‘tài
xế uber’ nếu như có đủ điều kiện.
e. Dòng doanh thu

 Không hài lòng với đồng hồ tính cuốc thông thường hay dịch vụ taxi
truyền thống, Uber liên tục sáng tạo ra nhiều cách khiến khách hàng phải
móc hầu bao:
 Giá cuốc theo km
 Tăng giá vào giờ cao điểm, trời mưa
 Đa dạng hóa dịch vụ: UberX (xe 4 chỗ), UberTAXI (taxi khác),
UberBLACK (xe sang), UberSUV (xe 7 chỗ), UberPOOL (đi chung xe),
UberMOTO (xe ôm), UberCARGO (vận chuyển hàng hóa), UberEATS
(giao đồ ăn)…
f. Mô hình kinh doanh chính
Uber sừ dụng mô hình kinh doanh chính đó là mô hình kinh tế chia sẻ. Có nghĩa
là một mô hình thị trường lai (ở giữa sở hữu và tặng quà) trong đó đề cập đến
mạng ngang hàng dựa trên chia sẻ quyền truy cập vào hàng hóa và dịch vụ (phối
hợp thông qua các dịch vụ trực tuyến dựa vào cộng đồng). Khái niệm này không
phải là mới. Việc chia sẻ các nguồn tài nguyên là ví dụ nổi tiếng trong doanh
nghiệp với doanh nghiệp (B2B) như máy móc thiết bị trong ngành nông nghiệp
và lâm nghiệp cũng như trong kinh doanh với người tiêu dùng (B2C) như giặt là
tự phục vụ. Nhưng có ba yếu tố chính cho phép chia sẻ các nguồn lực cho một
loạt rộng rãi các hàng hóa và dịch vụ mới cũng như các ngành mới. Thứ nhất,
hành vi của khách hàng đối với nhiều hàng hóa và dịch vụ thay đổi từ sở hữu
đến chia sẻ. Thứ hai, các mạng xã hội trực tuyến và thị trường điện tử dễ dàng
hơn liên kết người tiêu dùng. Và thứ ba, các thiết bị di động và các dịch vụ điện
tử làm cho việc sử dụng hàng hóa được chia sẻ và các dịch vụ thuận tiện hơn (ví
dụ ứng dụng điện thoại thông minh thay vì chìa khóa vật lý).
Các nền kinh tế chia sẻ có thể có nhiều hình thức, trong đó có sử dụng công
nghệ thông tin để cung cấp cho các cá nhân, tập đoàn, phi lợi nhuận và chính
quyền với các thông tin đó cho phép tối ưu hóa các nguồn lực thông qua sự tái
phân phối, chia sẻ và tái sử dụng các năng lực dư thừa hàng hóa và dịch vụ. Một
tiền đề phổ biến là khi thông tin về hàng hóa được chia sẻ (thường là thông qua
một thị trường trực tuyến), giá trị của những mặt hàng có thể tăng cho doanh

nghiệp, cho các cá nhân, cho cộng đồng và cho xã hội nói chung.
Cụ thể ở đây, Uber dùng mạng ngang hàng cho phép người dùng và tài xế truy
cập hệ thống để nhận cũng như cung cấp dịch vụ vận tải chỉ thông qua các thiết
bị điện thoại thông minh. Với mô hình hoạt động này,Uber đẫ mang lại nhiều
kết quả to lớn như: tính linh hoạt cao, tạo nhiều cơ hội hơn cho người dùng( cẩ
hành khách và tài xế) và tính minh bạch cao…


2.2.Quy trình hoạt động
 Bước 1 - Gọi xe - Bước đầu tiên trong mô hình kinh doanh của Uber là
khi tạo ra nhu cầu. Những ai có ứng dụng mobile trong tay đều có thể
yêu cầu taxi tới chỗ mình ngay lập tức hoặc đặt trước 1 khoảng thời gian
nào đó.
 Bước 2 - Ghép cặp - Ngay khi yêu cầu được thực hiện, thông báo chi
tiết về khách hàng sẽ được gửi tới tài xế gần nhất. Tài xế có quyền chấp
nhận hoặc từ chối đón khách. Trong trường hợp anh ta từ chối, thông báo
sẽ được gửi tới 1 tài xế khác trong khu vực đó.
 Bước 3 - Lái xe - Khách hàng có thể theo dõi chiếc xe khi nó đang tới và
thời gian tới ước tính (ETA) cũng được hiển thị. Đồng hồ bắt đầu đo khi
khách ngồi vào xe và sau đó sẽ được theo dõi thông qua ứng dụng của
khách hàng. Tài xế cũng sẽ đảm bảo chuyến đi thoải mái cho hành khách
của mình.
 Bước 4 - Thanh toán và đánh giá - Khi kết thúc chuyến đi, khách hàng
có thể lựa chọn đánh giá tài xế. Hệ thống đánh giá là 1 đặc điểm quan
trọng trong mô hình kinh doanh của Uber bởi nó cho phép một người
biết về tài xế của mình trước khi đặt xe và giúp anh ta tin tưởng vào tài
xế.

III.


Công nghệ thông tin

Đầu tiên, Uber không phải công ty vận tải mà là công ty công nghệ. Vì vậy,
giấy phép kinh doanh của Uber tại Việt Nam là giấy phép kinh doanh công ty
công nghệ.
Về bản chất, Uber không cung cấp dịch vụ vận tải mà chúng tôi cung cấp nền
tảng (platform) cho khách hàng. Để dễ hình dung, các bạn có thể coi Uber giống
với Agoda trong lĩnh vực khách sạn, Expedia trong lĩnh vực đặt vé máy bay hay
Foodpanda trong lĩnh vực đồ ăn. Chúng tôi chỉ kết nối giữa cung và cầu. Cầu có
thể là khách sạn, là vé máy bay, là đồ ăn. Với trường hợp của Uber, cầu ở đây là
xe. Uber làm nhiệm vụ kết nối giữa cung và cầu, từ đó tối ưu hóa chi phí và
tránh được lãng phí xã hội. Cũng cần nói rõ là tất cả các đối tác Uber tại Việt
Nam đều phải đăng ký kinh doanh vận tải.
Đầu tiên, Uber không phải công ty vận tải mà là công ty công nghệ. Vì vậy, giấy
phép kinh doanh của Uber tại Việt Nam là giấy phép kinh doanh công ty công
nghệ.
Về bản chất, Uber không cung cấp dịch vụ vận tải mà chúng tôi cung cấp nền
tảng (platform) cho khách hàng. Để dễ hình dung, các bạn có thể coi Uber giống
với Agoda trong lĩnh vực khách sạn, Expedia trong lĩnh vực đặt vé máy bay hay
Foodpanda trong lĩnh vực đồ ăn. Chúng tôi chỉ kết nối giữa cung và cầu. Cầu có
thể là khách sạn, là vé máy bay, là đồ ăn. Với trường hợp của Uber, cầu ở đây là


xe. Uber làm nhiệm vụ kết nối giữa cung và cầu, từ đó tối ưu hóa chi phí và
tránh được lãng phí xã hội. Cũng cần nói rõ là tất cả các đối tác Uber tại Việt
Nam đều phải đăng ký kinh doanh vận tải.

Hệ thống lõi Uber không sử dụng công nghệ đa luồng (multi-threading) như các
hệ thống thông thường mà ứng dụng công nghệ song song (parallel) thông qua
công nghệ Node.js.



Ra đời vào năm 2009, Node.js là một phần mềm mở chạy được trên tất cả các
hệ điều hành để phát triển ứng dụng. Cho dù là phần mềm mở, nhưng khác hẳn
với cách tiếp cận đa nhiệm và đa luồng trước đây, Node.js xử lý vào ra song
song nên đã tăng một cách ngoạn mục khả năng xử lý đồng thời, dễ tích hợp và
đã được Uber lựa chọn làm công nghệ chính dùng cho hệ thống của mình.

Một số nhược điểm mà Uber đã khắc phục được trong khi sử dụng Node.js là họ
đã làm tốt phần lô-gíc của ứng dụng, tích hợp và quản lý nguồn sự kiện. Công
nghệ mà Uber sử dụng tương tự công nghệ Kafka của LinkedIn trong xử lý sự
kiện và công nghệ Storm được sử dụng trong Twitter để làm keo dính giữa dòng
sự kiện và hoạt động của người dùng và đã làm tăng khả năng mở rộng các tính
năng một cách mạnh mẽ.
Không rõ Uber có may mắn hay không khi có cùng năm sinh với Node.js (cùng
năm 2009), một phần mềm mở với một cách tiếp cận hoàn toàn mới về xử lý
song song sự kiện thay vì xử lý tuần tự trong đa nhiệm và đa luồng của các công
nghệ trước đây, nên mới có sự thành công của ngày hôm nay. Nhưng cách tiếp
cận và áp dụng công nghệ mới của Uber cũng là một cách mà chúng ta nên
ngẫm nghĩ và học để áp dụng vào phát triển ứng dụng CNTT cho Việt Nam.

IV.

Môi trường cạnh tranh

4.1.Môi trường SWOT:
HELPF
UL

HARMFU

L


INTERNAL

1.Strengths
 Tác phong làm việc chuẩn Mỹ
 Đặt xe trực tiếp qua smartphone
 Mạnh ở phân khúc tầm cao (xe 4
bánh cao cấp)
 Ứng dụng thân thiện và chuyên
nghiệp
 Training tài xế tốt hơn grab
 Tài xế không cần đóng tiền cước
 So với dịch vụ taxi, uber không
sở hữu tài xế
 Có nhiều dịch vụ ưu đãi

3.Opportunities

EXTERNAL

 Các nước Châu Á được đánh giá
là một thị trường màu mỡ, đặc
biệt là Trung Quốc - có tiềm năng
rất lớn đối với Uber do dân số
đông, nhu cầu vận tải cao, mạng
lưới giao thông chưa hoàn thiện
và đặc biệt là số lượng người sử
dụng Internet và smartphone tăng

nhanh chóng. Những yếu tố này
sẽ tạo cơ hội về thị trường cho
Uber phát triển.

4.2.Môi trường PEST

2.Weaknesses
 Màu áo khó nhận diện
 Khi khách hàng đặt xe tài xế
không biết điểm đến và giá tiền
của khách
 Không đánh mạnh vào quảng cáo
và truyền thông
 Chăm sóc tài xế chưa tốt
 Không đánh mạnh vào phân khúc
tầm trung (xe 2 bánh).

4.Threats
 Bên ngoài sân nhà Mỹ, Uber có
thể nói là gặp khá nhiều khó khăn
trên con đường chinh phục những
thị trường mới do đối thủ cạnh
tranh am hiểu về thị trường địa
phương cũng như sẵn sàng thay
đổi để thích nghi.
 Uber đang phụ thuộc hoàn toàn
vào hệ thống tài xế và những rắc
rối liên tục tiềm đến với Uber là
lực lượng nòng cốt này, khi ột bộ
phận lái xe lên tiếng đòi quyền

lợi.
 Uber bị phản đối ở nhiều quốc gia
về tính cạnh tranh không lành
mạnh, trốn thuế, hoạt động bất
hợp pháp, gây rối loạn xã hội.

Uber- một hình thức vận tải mới mẻ khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Bên cạnh những thuận lợi về chính trị ổn định, cởi mở với các nhà đầu tư nước
ngoài thì còn gặp không ít khó khăn và thách thức.
Tuy nhiên trong bối cảnh nhiều quốc gia đang đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế
số, khung pháp lí hiện hành thường chưa theo kịp sự phát triễn của công nghệ
trong đó có Việt Nam. Trong lĩnh vực giao thông vận tải, việc áp dụng công
nghệ mới cũng đặt ra nhu cầu cho những điều chỉnh phù hợp trong khung pháp
lí áp dụng cho những dịch vụ mạng lưới vận tải ( gọi tắt là TNS) có nền tảng
dựa trên công nghệ thông tin như uber. Khung pháp lí cho dịch vụ vận tải tại
Việt Nam còn nhiều bất lợi đối vơí dịch vụ mới mẻ như uber. “ hoạt động vận
tải có thu tiền trực tiếp của người đi xe không thông qua đơn vị kinh doanh vận
tải như uber là trái với quy định của Luật giao thông đường bộ và Nghị định của
chính phủ về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.” Hiện tại, vấn đề uber đang tham
gia vào hoạt động taxi một cách trái phép còn nhiều tranh cãi.


Uber , đang hoạt động ở hơn 200 thành phố từ khi thành lập năm 2009, đối diện
với các tranh chấp pháp lí ở nhiều nước như đức, Anh và nay là khu vực Đông
Nam Á. Khi đưa vào triễn khai ở Việt Nam, hãng này đã vấp phải nhiều vấn đề
pháp lý khi hàng loạt tài xế bị kiểm tra không xuất trình được bằng lái xe
Uber hay Grab taxi đang là minh chứng rõ nét nhất cho mô hình kinh tế chia sẽ
ở Việt Nam. Việt Nam liệu có mở cửa đối với loại hình kinh doanh xuyên biên
giới này hay không vì loại hình kinh doanh này cần có sự giám soát chặt chẽ
của chính phủ, nhất là trong việc thu thuế. Mới đây, Tổng cục thuế đã đưa ra 2

phương án: nếu coi uber là công ty kinh doanh vận tải thì tính thuế giá trị gia
tang ở mức 3% và thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 2%. Còn nếu xác định
uber chỉ là công ty kết nối trung gian thì thuế giá trị gia tang và thuế thu nhập
doanh nghiệp ở mức 5% tổng doanh thu.
Như vậy, thách thức với uber nằm ở những vấn đề pháp lí chưa được giải quyết
triệt để. Tuy nhiên,với những quy định mới của Luật doanh nghiệp ( sửa đổi) ,
Luật đầu tư( sửa đổi) , thì dịch vụ vận tải uber vẫn có cơ sở pháp lí để hoạt động
và Việt Nam vẫn là một thị trường hấp dẫn của uber.

V.

Ảnh hưởng của nền xã hội và kinh tế

Uber không phải chịu thuế như taxi truyền thống nên giá cả dễ chịu hơn rất
nhiều, bên cạnh đó, do đây là mô hình đi chung xe, hầu hết là xe cá nhân đăng
ký nên chất lượng về nội thất xe cũng tốt hơn rất nhiều.
Mô hình cũng có một điểm yếu là vào giờ cao điểm hoặc thời tiết không thuận
lợi, giá cả sẽ bị điều chỉnh lên cao gấp nhiều lần so với mức bình thường và
chắc chắn cao hơn cả taxi truyền thống
Nhìn chung, trong nhiều trường hợp, Uber/Grap giúp tăng sự thuận lợi cho
người tiêu dùng/khách hàng, tăng tính đa dạng, tính kịp thời cho khách hàng,
nhất là trong những thời điểm mà taxi thông thường không thể đáp ứng hay
đáp ứng muộn. Đây được xem là loại hình hợp đồng linh hoạt nhất trong lịch
sử kinh doanh vận tải.
Ưu điểm tuyệt đối của Uber Grab là hạn chế số lượng xe không chạy trên
đường, giảm lượng sử dụng nhiên liệu, giảm lượng khí thải, ô nhiễm, tránh tắc
đường. Theo một nghiên cứu gần đây, số lượng xe chạy không có khách trên
đường của taxi truyền thống là 50% còn con số đó của Uber và Grab tổng lại
chỉ là 20%.



Cụ thể, các hãng phải ký hợp đồng lao động với tài xế, chịu trách nhiệm khi
xảy ra vấn đề tiêu cực như hành khách bị cướp giật, quên đồ trên xe; đảm bảo
người dân khi sử dụng dịch vụ của các hãng sẽ được bảo vệ..
Việc sử dụng phần mềm và công cụ định vị, cũng như hệ thống chấm sao,
khiến cho dịch vụ đặt xe điện tử dễ được kiểm soát hơn. Tuy vậy, vụ việc một
khách hàng ở TP.HCM bị một tài xế đặt xe điện tử hiếp dâm làm dấy lên lo
ngại về việc kiểm soát chất lượng tài xế của Uber và Grab.
5.1. Đối thủ cạnh tranh
1. Mỹ
Tại quê nhà của Uber, đối trọng chính của hãng chính là Lyft. Đây là ứng dụng
gọi xe ra đời năm 2012. Với cách thức hoạt động gần như tương tự với Uber,
Lyft vẫn có lượng khách hàng thường xuyên đáng kể và cung cấp 18,7 triệu
chuyến xe mỗi tháng chủ yếu tại thị trường này.
2. Trung Quốc
Tại quốc gia đông dân nhất thế giới, Uber đã thử sức và thất bại hoàn toàn
trước Didi Chuxing. Dù là công ty có tuổi đời khá trẻ, ra đời sau thương vụ sáp
nhập 2 ứng dụng gọi xe lớn nhất Trung Quốc, Didi Chuxing lại có tiềm lực rất
lớn và đánh bật Uber chỉ trong một năm.
3. Ấn Độ
Tương tự như tại Trung Quốc, Uber đang vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ
một ứng dụng địa phương, là Ola Cabs. Đây là công ty được thành lập năm
2010, mô hình hoạt động tương tự Uber.
4. Đông Nam Á
Đối thủ chính của Uber tại Đông Nam Á là Grab, với tên gọi trước đây là
GrabTaxi. Từ một ứng dụng bên thứ ba cung cấp dịch vụ gọi xe taxi thuận tiện,
Grab ngày càng mở rộng và hướng tới mô hình kinh doanh gần giống với
Uber.
Ứng dụng từ Malaysia này hiện đã mở rộng hoạt động sang các nước láng
giềng như Singapore, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Thái Lan và Myanmar.



Hãng cũng công bố đã chiếm lĩnh khoảng 70% thị trường ứng dụng gọi xe tại
khu vực Đông Nam Á.
5. Châu Âu
Tại châu Âu, Uber không có một đối thủ lớn thực sự nào. Đáng kể nhất trong
số những cái tên hoạt động theo mô hình ứng dụng gọi xe theo nhu cầu là
MyTaxi.



×