Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

BÀI HOÀN CHỈNH TỔNG QUAN VỀ MẠNG XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.53 KB, 13 trang )

1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MẠNG XÃ HỘI
1. Khái niệm mạng xã hội
Mạng xã hội (MXH), hay còn gọi là MXH ảo, (tiếng Anh: social network) là dịch
vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác
nhau không phân biệt không gian và thời gian.
Theo Boyd và Ellison định nghĩa, mạng xã hội là "các dịch vụ dựa trên web cho
phép cá nhân xây dựng một hồ sơ công khai hoặc công khai trong một hệ thống giới hạn,
công khai một danh sách các ngvười dùng khác mà họ đã có mối quan hệ, và xem và đi
qua danh sách các kết nối được tạo ra bởi những người khác trong hệ thống của họ”.
2. Đặc điểm của mạng xã hội
MXH cung cấp các công cụ cho phép người dùng thực hiện các tính năng như:
chat, email, phim ảnh, voice chat, chia sẻ fFile, blog và xã luận. MXH còn là một website
mở, nội dung của website được xây dựng hoàn toàn bởi các thành viên tham gia với số
lượng thành viên tham gia đông, và có tính truy cập thường xuyên. MXH có những đặc
tính chủ yếu sau:
Tính dựa trên người dùng
MXH trực tuyến được xây dựng và định hướng bởi chính người sử dụng. Người
dùng sẽ quyết định nội dung của các trang MXH trực tuyến. Sự định hướng nội dung đó
được xác định bởi bất cứ ai tham gia vào cuộc thảo luận. Đây là những gì tạo nên sự thú
vị và tính động mà MXH mang lại cho người dùng internet.
Tính cá nhân
Mỗi cá nhân khi tham gia vào một trang MXH, đều có một hồ sơ với một trang cá
nhân của riêng mình. Họ được quyền thiết lập các thông tin cá nhân, đăng tải các bài viết,
thiết lập quyền riêng tư cho các thông tin của mình với các thành viên còn lại.
Tính tương tác
Nhờ các tính năng mà MXH cung cấp, các thành viên trên các trang MXH có thể
giao tiếp với nhau một cách dễ dàng cũng như tham gia các trò chơi trực tuyến với nhau.
Sự tương tác không bị bó hẹp trong phạm vi một khoảng thời gian hay không gian mà còn
được mở rộng trên phạm vi kết nối toàn cầu.


Tính cộng đồng


2

MXH được xây dựng và duy trì dựa trên tính cộng đồng. Các nhóm được thiết lập
dựa trên sở thích, sự quan tâm, niềm tin…
Tính cảm xúc
Một đặc tính độc đáo của các MXH là yếu tố cảm xúc. Trong khi các trang web
thường tập trung chủ yếu vào việc cung cấp thông tin cho khách truy cập, MXH thực sự
cung cấp cho người dùng cảm giác thân thiện để chia sẻ thông tin và ý thức rằng bạn bè
của họ luôn ở bên họ, lắng nghe và chia sẻ cùng họ. Ví dụ như: Nhiều người tham gia
Facebook, khi có tâm sự buồn, họ thoải mái viết những dòng status đầy tâm trạng và bạn
bè của họ vào an ủi, like, chia sẻ, khích lệ…
3. Ưu, nhược điểm của mạng xã hội
Cũng giống như nhiều công cụ marketing khác, MXH cũng có những ưu và nhược
điểm riêng. Đứng dưới góc nhìn của các doanh nghiệp trong việc ứng dụng MXH vào
hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là hoạt động marketing, MXH có những ưu và
nhược điểm sau.
3.1.

Ưu điểm của mạng xã hội
Giúp doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ với khách hàng mục tiêu
Dựa trên cơ sở các MXH có đặc tính dựa trên người dùng và phản ánh khá chân

thực về hồ sơ của họ, kết hợp những ứng dụng có chức năng hỗ trợ doanh nghiệp trong
việc tìm kiếm, định lượng, lọc và tiếp cận khách hàng mục tiêu ứng với yêu cầu của
doanh nghiệp của các MXH. Các doanh nghiệp có thể dễ dàng thiết lập mối quan hệ với
khách hàng mục tiêu đặc biệt là các doanh nghiệp có khách hàng mục tiêu là đối tượng
am hiểu công nghệ số, thường xuyên truy cập Internet. Ví dụ đối với MXH Facebook có

ứng dụng FacebookAds có thể giúp doanh nghiệp tiến cận khách hàng mục tiêu dựa trên
phân loại theo bốn tiêu chí: địa điểm, giới tính, tuổi và sở thích với độ chính xác lên đến
80%.
Khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng


3

Dựa trên tính cảm xúc và tính tương tác của MXH cũng như các công cụ, tính năng
chia sẻ mà MXH cung cấp ta có thể thấy khả năng lan truyền thông tin của MXH rất
nhanh chóng. Ta có thể lấy một ví dụ trên trang MXH Facebook, chỉ bất cứ một cá nhân
nào nhấn nút like sự kiện, hình ảnh, thông tin... này, thì bạn bè của cá nhân đó sẽ nhìn
thấy thông tin đó, và nếu những người bạn đó tiếp tục nhấn nút like thì bạn bè của những
người bạn bè này cũng sẽ thấy thông tin. Có thể hình dung mỗi cá nhân, tổ chức trong
mạng là một thực thể trong đó họ tương tác và liên kết với nhau tạo thành mạng lưới.
Trong mạng lưới đó thông tin có thể dễ dàng truyền qua các liên kết có thể chỉ mất vài
giây mà hầu như không tốn kém chi phí nào.

Tăng độ nhận diện thương hiệu
Các sự kiện, hình ảnh, thông tin về doanh nghiệp xuất hiện một cách liên tục và
dày đặc trên MXH, sẽ tăng độ phủ sóng và nhận diện thương hiệu doanh nghiệp của
khách hàng. Đây là một trong những công cụ quảng bá bộ nhận diện thương hiệu, từ đây
lượng khách hàng tiềm năng biết đến sản phẩm, dịch vụ thông qua kênh thông tin này khá
lớn trong thời đại này- thời đại mà người ta mua hàng chỉ bằng một cú nhấp chuột.
Ngoài ra, các hoạt động trực tuyến trên MXH về sản phẩm hay dịch vụ của doanh
nghiệp sẽ truyền cảm hứng, gia tăng trải nghiệm cũng như kích thích các hành động của
người dùng trong "thế giới thực".
3.2.

Nhược điểm của mạng xã hội

Khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng


4

Đây là ưu điểm nhưng cũng chính là khuyết điểm rất lớn của MXH nếu đó là
những thông tin xấu, ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp. Chỉ cần một
thông tin bất lợi giành cho doanh nghiệp được đưa lên MXH thì trong một thời gian rất
ngắn thông tin đó được truyền khắp với tốc độ không tưởng nổi cho dù nguồn thông tin
đó chưa được kiểm định chính xác hay không.
Nhiều thông tin không chân thực
Thông tin trên MXH rất đa dạng, và vì các MXH đều có tính dựa trên người – bất
cứ ai tham gia vào mạng đều có thể tọa nên nội dung. Chính vì thế có thể tồn tại những
người dùng lợi dụng MXH lan truyền những thông tin lừa đảo, hay cung cấp những thông
tin không chính xác, cung cấp sản phẩm dịch vụ không đảm bảo chất lượng so với quảng
cáo. Hàng hóa, dịch vụ bên ngoài khác xa so với hình ảnh được đăng tải trên mạng, chính
sách trả hàng, đổi hàng khó khăn, rắc rối, … Vì thế các doanh nghiệp muốn kinh doanh
được thông qua MXH thì phải vượt qua sự ngờ vực và tạo được sự tin tưởng nơi khách
hàng của mình.
Bảo mật thông tin chưa tốt
Không chỉ khách hàng mà ngay cả doanh nghiệp, cũng có thể dễ dàng bị hack tài
khoản, thông tin bị rò rỉ. Các đối tượng hacker sử dụng chính những thông tin đó để truy
nhập trái phép vào tài khoản người bị hại, đánh cắp những thông tin mật, thậm chí tiền
bạc,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích cá nhân, doanh nghiệp. Vì vậy có nhiều doanh
nghiệp còn e ngại trong việc ứng dụng MXH vào trong hoạt động kinh doanh của mình
cũng như các người dùng cá nhân dè chừng trong việc cung cấp các thông tin cá nhân của
họ.
4. Khái niệm viral marketing
Theo định nghĩa của Giáo sư Jeffrey Rayport - trường đại học Harvard
“Viral Marketing là một kỹ thuật marketing, mà sự lan truyền của thông điệp giống

như sự lây nhiễm của những virus ông gọi kỹ thuật đó là viral marketing hoặc vmarketing. Những virus lây lan từ người này sang người khác, họ hoàn toàn bị động tiếp
nhận nó hoặc bị nó xâm nhập. Các thông điệp marketing cũng được lan truyền theo cách
như vậy từ người này tới người khác, vì tính thú vị, độc đáo, mới lạ của thông điệp
marketing mà những người đã xem nó không thể không chia sẻ cho người khác, hay nói


5

cách khác là làm cho người khác bị lây nhiễm. Dưới dạng những sự trải nghiệm thú vị của
người này chia sẻ cho người khác. Những virus gây bệnh cần có thời gian để ủ bệnh, khi
lượng virus đã đủ để gây bệnh thì lúc đó cơ thể vật chủ mới phát bệnh. Cũng giống như
hoạt động của các virus mà tốc độ lan truyền của thông điệp marketing sẽ chậm trong thời
gian đầu, sau đó tốc độ này tăng dần và trở nên bùng nổ.”
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1. Tình hình chung
Ngay từ những buổi đầu làn sóng mạng xã hội bắt đầu phổ biến và phát triển rầm
rộ trên thế giới, trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhiều tập đoàn đa quốc gia cũng như các
doanh nghiệp lớn trên thế giới đã biết cách tận dụng mạng xã hội như một công cụ xúc
tiến rất hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của mình. Theo số liệu công ty truyền thông
Vinalink - đơn vị chủ trì cuộc khảo sát về ứng dụng mạng xã hội của các doanh nghiệp
Việt Nam (6/2011), có đến 35% số người dùng Internet tại Việt Nam từng tham khảo
thông tin trên forum và 25,5% từng xem thông tin từ bạn bè, fanpage, quảng cáo... trên
các mạng xã hội trước khi mua hàng hay sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, chỉ có 0,4% doanh
nghiệp Việt Nam dùng Facebook (khoảng 2.000 doanh nghiệp) để quảng cáo; 0,07% dùng
Youtube; và khoảng 0,2% còn lại dành cho các mạng xã hội khác. Có khoảng 5.000 doanh
nghiệp sử dụng mạng xã hội bao gồm cả forum, blog (chiếm 1%). Trong khi đó, xu hướng
sử dụng mạng xã hội để tiếp thị, bán hàng ở nước ngoài rất phổ biến. Phó giáo sư Marc
Divine (trường IEA Paris) người có nhiều năm nghiên cứu về mạng xã hội, đã tiến hành
khảo sát với 200 công ty quốc tế như IBM, L’Oreal, Unilever. Kết quả cho thấy, hơn một

nửa trong số các công ty này đã sử dụng mạng xã hội làm công cụ trong hoạt động tiếp
thị. Còn tại Mỹ có 70,3% doanh nghiệp dùng Facebook để quảng cáo, 58% dùng
Linkedin, 40% dùng Twitter và 26,8% dùng Youtube.
Dựa trên đặc tính cũng như ưu điểm của mạng xã hội mang lại, hiện nay các doanh
nghiệp trên thế giới ứng dụng mạng xã hội vào trong hoạt động e-marketing mà phổ biến
nhất là xúc tiến thương mại với ba mục tiêu chính đó là: quảng bá thương hiệu, tạo hiệu


6

ứng lan truyền; tìm kiếm khách hàng tiềm năng; thu thập phản hồi của khách hàng và tạo
mối liên hệ, tương tác với khách hàng mục tiêu. Các công ty Việt Nam thường có thói
quen truyền tải cùng một thông điệp trên các mạng xã hội khác nhau mà không phát triển
các hình thức truyền đạt riêng cho mỗi trang này. Trái ngược hoàn toàn với các ứng dụng
của các công ty lớn trên thế giới. Bởi vì mỗi trang đều có những đặc tính riêng; những
thông điệp khác nhau phù hợp với việc truyền tải trên các phương tiện khác nhau. Sau đây
sẽ kể đến ứng dụng của các công ty điển hình trên một vài mạng xã hội phổ biến.
Mạng xã hội Facebook
Trên thế giới có không ít tập đoàn lớn đã tận dụng triệt để facebook để quảng bá
thương hiệu của mình, trong đó nổi tiếng hơn cả là các thương hiệu như Starbucks,
Cocacola, Nike... Điển hình: Coca-Cola đã thu hút được 83 triệu fan đến với fanpage
chính của mình. Bởi Coca-Cola không có một hệ thống cửa hàng riêng, chiến lược mạng
xã hội của họ không tập trung vào vấn đề định hướng khách hàng nên mua sắm ở đâu hay
đến với nền tảng e-commerce nào. Thay vào đó, họ sử dụng mạng xã hội để duy trì hình
ảnh thương hiệu và nâng cao nhận thức của khách hàng về chiến dịch quảng cáo của
mình. Bên cạnh đó, Nike cũng là một công ty rất thành công trong việc ứng dụng
Facebook vào hoạt động xúc tiến thương mại. Nike có những trang Facebook riêng cho
từng dòng sản phẩm của mình, như trang dành cho đánh gôn, trượt tuyết, FuelBand hay
bóng bầu dục, bóng đá. Tính tới thời điểm hiện tại (6/2014), trang dành cho bóng đá đang
có lượng người theo dõi lớn nhất với 36,5 triệu người, tiếp sau là trang chính thức của tập

đoàn với 18 triệu người và thứ ba là trang cho bóng bầu dục Mỹ với 4,8 triệu người. Phần
lớn các trang về sản phẩm được cập nhật hàng ngày với các video hay hình ảnh trong khi
trang chính của hãng được cập nhật khoảng 1 tuần 1 lần. Các trang Facebook của hãng
không đưa các cuộc thi nhỏ hay các chiến dịch bán hàng như thường thấy ở các hãng
khác. Thay vào đó, Nike sử dụng các kênh xã hội này để quảng cáo các chiến dịch
marketing lớn hơn. Hiện nay, hãng đang dùng hashtag #MakeItCount để khích lệ các đội
tập luyện cùng nhau và sử dụng các sản phẩm Nike+.
Mạng xã hội Twitter


7

Nếu như các doanh nghiệp trên thế giới thường ứng dụng Facebook vào các chiến
dịch marketing, củng cố mức độ nhận diện thương hiệu cũng như các video quảng cáo lan
tỏa thì với Twitter nhiều tập đoàn lớn ứng dụng mạng xã hội này như là một kênh tương
tác - hỗ trợ, tiếp nhận và phản hồi ý kiến khách hàng hơn. Đối với Nike, Feed Nike.com
với 766000 follower trả lời hơn 100 tweet mỗi ngày (số liệu tính đến tháng 6/2013) bất kể
câu hỏi liên quan đến thông tin cổ phiếu hay chi tiết sản phẩm. Kênh thông tin này hoạt
động như kênh Nike Support, giúp giải quyết các khúc mắc liên quan đến sản phẩm hay
kỹ thuật của khách hàng. Nike Support cũng giải quyết hàng trăm câu hỏi của khách hàng
hàng ngày. Coca-Cola cũng phân tách luồng feed Twitter của mình để phù hợp hơn với
các thị trường khác nhau mình đang hoạt động. Theo đó, hãng lập ra rất nhiều tài khoản
khác nhau cho các thương hiệu nhánh và sản phẩm ngách như Diet Coke, Coke Zero, đội
đua Coca và người thành lập Doc Pemberton. Trang Twitter chính của Coca-Cola có
700.000 follower và đã cập nhật hơn 75.000 lần. Tuy nhiên, ở tài khoản này, Coca-Cola
hiếm khi đăng tải các nội dung marketing trực tiếp mà họ dùng Twitter chủ yếu để phản
hồi lại những ý kiến của khách hàng bao gồm phàn nàn, khen chê, hay thậm chí là trò
chuyện đơn thuần. Bên cạnh đó, Ford là một trong những công ty đầu tiên được sử dụng
giao diện mới của Twitter, Tuy nhiên, điều đáng nói nhất có lẽ ở chỗ Ford đã xin quyền sử
dụng những hình ảnh về Ford do những người theo dõi đã tweet để quảng bá thêm trên

các kênh khác, một bước đi đầy khôn khéo. Mặc dù đã được ứng dụng phổ biến trong các
công ty lớn trên thế giới, tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Twiter vẫn chưa thật sự phổ
biến tại Việt Nam. Một số tổ chức Việt Nam có tài khoản trên trang này là Baomoi,
Vinapay, Clip.vn, Buzz.vn, YanTV,… với tài khoản lớn nhất là YanTV chỉ khoảng hơn
7000 follower.
Các trang mạng xã hội khác
Ngoài ra các trang mạng xã hội khác như Pinterest, Google+, Tumblr... cũng được
nhiều doanh nghiệp tận dụng tối đa để tăng cường tương tác giữa mình và người dùng. Ấn
tượng nhất phải kể đến Nike, thiết lập hẳn một mạng xã hội Nike+ riêng - mạng này hiện
có hơn 6 triệu thành viên với 3 lượt sử dụng trung bình 1 tuần 1 người.
2. Các ví dụ viral marketing điển hình của doanh nghiệp thông qua mạng xã hội


8

Điểm cốt yếu để một chiến lược viral marketing thành công đó là sự lan truyền,
trong khi đó một trong những điểm mạnh của mạng xã hội là sự lan truyền thông tin một
cách nhanh chóng. Chính vì thế mà 8 trong tổng số 10 viral marketing được đánh giá là
lớn nhất hành tinh được tiến hành thông qua mạng xã hội.
Đứng vị trí đầu bảng là một siêu phẩm của Nike, với màn biểu diễn của
Ronaldinho, di chuyển bằng đôi giày Nike mới, dành hơn 2 phút thể hiện các kỹ năng
bóng đá tuyệt vời nhất của mình. 23.5 triệu người đã xem quảng cáo này trên YouTube.
Tiếp theo là video My heart will go on của Free Macbook Air với 21.9 triệu lượt xem.
Video Guitar của hãng GuitarMasterPro.net đã sử dụng hình thức viral một cách đơn giản
nhất. Chỉ việc tải lên video clip của một anh chàng chơi guitar, với vài dòng chữ về việc
anh ta đã học chơi guitar tại GuitarMasterPro.net và hy vọng một vài trong 45 triệu người
xem cũng muốn học chơi loại nhạc cụ này. Thậm chí một website chuyên về thuế TaxBrain.com đã sáng tạo ra 1 video mang tên Stolen Nascar. Toàn bộ video này, tường
thuật hành vi trộm cắp chiếc xe đua Nascar, đã nhận được sự quan tâm của đông đảo công
chúng và cái tên TaxBrain đã dễ dàng đi vào trí nhớ của người xem mà không gây ra bất
kỳ rào mối e ngại nào về thuế. Và rất nhiều video thành công khác như dynamite surfing

của Quiscksliver với hơn 10 triệu page view trong vòng vài tháng kể từ ngày phát hành;
video Do the Test của Transport for London; hay Gorilla Advert của Cadbury’s đơn giản
chỉ là hình ảnh một chú khỉ đột đang chơi trống cho Cadbury. Không phải là 1 video
nhưng sự rò rỉ “giả” với Voucher Off 40% của Threshers (voucher này chỉ dành cho nhà
cung cấp) và tin tưởng rằng Threshers đã vô tình phát hành voucher đã khiến tin tức này
lan truyền nhanh chóng trên khắp thế giới thông qua email, mạng xã hội và blog.
Ở Việt Nam các chiến dịch viral marketing nói chung cũng như viral marketing của
doanh nghiệp thông qua mạng xã hội chưa thật sự phổ biến. Tuy nhiên cũng có thể kể đến
1 vài doanh nghiệp thành công trọng việc thực hiện chiến lược marketing này. Chiến dịch
mở màn cho trào lưu viral marketing ở Việt Nam phải kể đến là chiến dịch "Tìm em nơi
đâu" gắn liền với thương hiệu Close-up (giai đoạn 2009 – 2010). Close-up đã khôn khéo
đưa câu chuyện tìm người yêu của 1 chàng sinh viên kiến trúc tên Nam và hình ảnh của


9

anh lan truyền khắp các trang mạng như Yahoo 360, Youtube, Forums và các mạng xã hội
khác. Khi tên tuổi của anh chàng Nam đẹp trai, tài năng và si tình được biết đến rộng rãi.
Lúc này thương hiệu Close-up bắt đầu nhảy vào như một lẽ tự nhiên để nâng tầm câu
chuyện. Các hoạt động offline cũng được tổ chức: Tọa đàm về tình yêu, tầm quan trọng
của việc tự tin..., đồng thời công ty đồng hành với công cuộc tìm kiếm của Nam như một
cách để cổ vũ các bạn trẻ hãy tự tin tìm kiếm tình yêu của mình. Website timem.com.vn
được xây dựng. Bốn cuộc thi được đồng thời tổ chức với chủ đề dự đoán kết quả cuộc tìm
kiếm. Kết quả của chiến dịch khá thành công với 3.9 triệu người xem, tăng doanh số bán
hàng 45%, và công ty được tặng giải bạc AME.
Một ví dụ khác cũng khá thành công là đoạn quảng cáo Tết của dầu ăn Neptune.
Video quảng cáo được đánh giá là xúc động và đi vào lòng người, sau 2 tuần xuất hiện
trên Youtube (từ 22/12/2012), đã thu hút được hơn 200 ngàn lượt người xem và hàng ngàn
phản hồi, bởi nó đã chạm tới mong ước thẳm sâu nhất của người Việt: được sum vầy mỗi
dịp Tết đến Xuân về. Hình ảnh sản phẩm dầu ăn được lồng ghép một cách rất khéo léo

trong clip quảng cáo này, dù chỉ xuất hiện vài giây ngắn ngủi ở cuối phim nhưng được
gắn kết cùng với thông điệp ý nghĩa “Về nhà đón tết, gia đình trên hết” đã khiến người
xem nhớ lâu hơn và đi vào lòng khán giả.
Clip “đem hạnh phúc về nhà” - clip chúc tết năm 2012 của pepsi với thông điệp tết
bên gia đình, hay “én vàng hóa rồng đón tết với cocacola” với thông điệp “Xuân diệu kỳ
bắt đầu cùng Coca-Cola” không chỉ là lời chúc phúc mà còn thể hiện mong muốn mang
đến những giá trị tốt đẹp nhất cho cộng đồng Việt Nam cũng đều là những clip tiêu biểu
cho việc ứng dụng viral marketing của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
1. Một số nhà cung cấp dịch vụ tiêu biểu
1.1. Facebook:
Facebook.com là một website MXH truy cập miễn phí do công ty Facebook, Inc
điều hành. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi
làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi người cũng


10

có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho họ, và cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông
báo cho bạn bè biết về chúng. Đây là MXH có số lượng người dùng cao nhất hiện tại.
Hình thức quảng cáo CPC (cost per click) hoặc CPM (cost per impression) hoặc quảng
cáo dưới dạng thông điệp của các fanpage và personal page là hai hình thức quảng bá phổ
biến trên Facebook.
1.2. Twitter
Twitter (Twitter.com) là dịch vụ MXH miễn phí cho phép người sử dụng đọc, nhắn
và cập nhật các mẩu tin nhỏ gọi là tweet, một dạng tiểu blog. Những mẩu tweet được giới
hạn tối đa 140 ký tự được lan truyền nhanh chóng trong phạm vi nhóm bạn của người
nhắn hoặc có thể được trưng rộng rãi cho mọi người. Thành lập từ năm 2006, Twitter đã
trở thành một hiện tượng phố biến toàn cầu. Những tweet có thể chỉ là dòng tin vặt cá
nhân cho đến những cập nhật thời sự tại chỗ kịp thời và nhanh chóng hơn cả truyền thông

chính thống. Với những mẩu tweet tối đa 140 ký tự, twitter giúp các doanh nghiệp có thể
lan truyền thông điệp của mình một các nhanh chóng trong MXH twitter, có thể nói đây là
MXH hỗ trợ rất tốt việc lan truyền các thông điệp ngắn có tính hấp dẫn.
1.2.

Google Plus
MXH này có sự liên kết với các dịch vụ được cung cấp từ Google khác như Gmail,

Youtube,… Với Google Plus, việc đăng tải thông tin cá nhân, các bản tin thời sự đọc được
trên Google News hay đoạn phim từ Youtube đều được thực hiện một cách trực tiếp và
đơn giản. Các địa chỉ trong danh sách liên lạc của bạn đến từ Gmail cũng dễ dàng tìm
thấy vào thêm vào trên Google Plus. Google+ cung cấp cho chiến lược viral marketing
một sự lan truyền mạnh trong cộng đồng google+, Gmail và hơn nữa là cộng đồng chia sẻ
video Youtube.com, với các thông điệp dựa trên video lại dễ dàng phát tán qua kênh
youtube.
1.3.

Myspace
Myspace là một trang MXH nổi tiếng, cung cấp một mạng lưới thông tin tương tức

giữa người dùng với bạn bè của họ, cho phép người dùng tạo những hồ sơ cá nhân, viết
blog, lập nhóm, tải hình ảnh lên, lưu trữ nhạc và video cho giới trẻ cũng như người lớn


11

trên khắp thế giới. Phù hợp cho những doanh nghiệp có khách hàng mục tiêu là người
dùng đam mê âm nhạc.
1.4.


Zingme
Me.zing.vn là trang MXH lớn ở Việt Nam, người dùng có thể theo dõi tin tức bạn

bè, chia sẻ thông tin, hình ảnh, blog, chat nhóm,… Người dùng mà MXH này chủ yếu
hướng tới là những bạn trẻ.
2. So sánh mức độ hiệu quả trong tính năng của một số mạng xã hội tiêu biểu
Ngoài yếu tố số lượng người dùng, mức độ hiệu quả các tính năng của MXH cũng
ảnh hưởng tới khả năng thu hút khách hàng (người dùng), ngày nay khi MXH đã phát
triển mạnh thì các tính năng có sức ảnh hưởng vô cùng lớn tới người dùng, hơn nữa nó
còn hỗ trợ rất khác nhau trong các chiến lược e-marketing, đặc biệt với chiến lược viral
marketing.
Tên
Facebook

Tính
năng

Twitter

Google+

Cập nhật thông Không giới không quá Cập
điệp

Myspace

nhật Cập

nhật Cập


(Current hạn, lan tỏa 140 ký tự, nhanh chóng nhanh

status)

youtube,

hạn ký tự,

phim,…

GoogleNews
Thiết lập riêng tư Nhiều mức Công khai Nhiều
độ thiết lập

hoặc
nhân

Kết
(connect)
Chia sẻ

nối Kết
theo dõi
Tự do

bạn, Kết

độ độ thiết lập

thiết lập

nối Kết bạn

Kết
người

dùng

dùng
do Tự do

(Retweet)

ảnh,

Nhiều mức

mức

người
Tự

hình

video,…

mức Nhiều

cá độ thiết lập

nhật


không giới

nhanh chóng lan tỏa rất thông điệp từ nhạc,
nhanh

Zingme

Tự do

nối Kết bạn

Tự do


12

Quảng cáo

Facebook

promoted

ads, referral tweets,
marketing,

referral

casual


marketing

Youtube,

Banner,
referral
qua video
Google ads,
marketing,
hoặc file
referral
Zingme ads
nhạc,
marketing

games
Mức độ hiệu của của các tính năng trong từng MXH có những lợi điểm khác nhau:
Facebook đặc biệt hiệu quả trong việc thỏa mãn sự thể hiện bản thân của người dùng,
vòng kết nối khá an toàn. Điều này đã thu hút số lượng người rất lớn tham gia MXH
Facebook, từ đó tạo hiệu quả cao trong việc quảng cáo. Twitter lại hiệu quả cao trong việc
tạo vòng kết nối lớn và nhanh, các tweet ngắn đem lại hiệu quả lan tỏa rất nhanh.
Google+ lại hiệu quả trong việc kết nối với youtube và google search. Myspace thì thiên
về sự chia sẻ các file nhạc, phim. Zingme tạo hiểu quả trong việc chia sẻ đam mê, yêu
thích của giới trẻ.
Như vậy mỗi MXH có mức độ hiệu quả trong từng tính năng riêng biệt, việc thực
hiện chiến lược viral marketing rất cần chú trọng tới mức độ hiệu quả tính năng của mỗi
MXH để phát huy tối năng công dụng của nó, ngoài ra cũng tránh các rủi ro khi thực hiện
chiến lược viral marketing của mình.

DANH MỤC NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ môn TMĐT Trường Đại học Ngoại Thương [2008]. Giáo trình Thương mại điện tử
và ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp, Nhà xuất bản…
2. Thanh Hải (2014). Những con số đáng kinh ngạc về mạng xã hội,
< xem ngày 27/5/2014.
3. Trần Hồng Điệp (2014). Khoa học và công nghệ thế giới,
< xem ngày 29/5/2014


13

4. Tuấn Hà (2012). Social marketing – tiếp thị qua mạng xã hội,
< xem ngày 29/5/2014
5. Radio Australia (2014). Facebook 10 tuổi : Mạng xã hội lớn nhất thế giới,
< />%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi/1259050 >, xem ngày 31/5/2104
6. ASSC. Đại học Quốc gia Hà Nội,
< >, xem ngày 31/5/2014
7. Bá Tân – Tường Hân (2012). Sử dụng mạng xã hội để kinh doanh,
< xem ngày
01/6/2014
8. Lý Sơn (2011). Xu hướng Marketing trên mạng xã hội,
< >, xem ngày 01/6/2014
9. Thông tin về tình hình các doanh nghiệp Việt Nam và ứng dụng mạng xã hội,
< xem ngày 01/6/2014
10. Nhịp sống số, < xem ngày 02/6/2014
11. Thiết kế website (2014). Phương hướng

tận

dụng


mạng



hội,

< xem
ngày 02/6/2104
12. DiaOcOnline.vn (2014). Thương hiệu,
< xem ngày 02/6/2014



×