Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

BÀI TIỂU LUẬN HP GTN KINH tế VTB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.89 KB, 25 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ
BỘ MÔN KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN

BÀI TIỂU LUẬN ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN
GIỚI THIỆU NGÀNH KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN

HỌ VÀ TÊN:Nguyễn Thị Thùy
MÃ SV:
LỚP:

79993

KTB59 ĐH

NHÓM SINH VIÊN: N 05

1


HẢI PHÒNG – 2019
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP...................................................................6
2.1

Ngành kinh tế vận tải biển là gì?.................................................................................................................8


2.2

Ngành kinh tế vận tải biển làm gì?..............................................................................................................9

2.3

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp..................................................................................................9

3.1

Tố chất cần có của ngành kinh tế vận tải biển là gì?.................................................................................11

CHƯƠNG 2: CÁC KỸ NĂNG CÁ NHÂN CẦN THIẾT.......................................................................................................12
1.2

Đặc điểm của làm việc nhóm..................................................................................................................12

2.2.1

Nguyên tắc thứ 1: Mục tiêu phải tạo ra động lực..............................................................................15

2.2.2

Nguyên tắc thứ 2: Đặt mục tiêu SMART.............................................................................................16

2.2.3

Nguyên tắc thứ 3: Ghi mục tiêu ra giấy..............................................................................................16

2.2.4


Nguyên tắc thứ 4: Lập kế hoạch hành động......................................................................................17

2.2.5

Nguyên tắc thứ 5: Bám sát mục tiêu!.................................................................................................17

CHƯƠNG 3: CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN.................................................................................................18
2.1

Các tuyến vận chuyển hàng khô khối lượng lớn.…................................................................................20

2.2

Các tuyến vận chuyển quặng sắt............................................................................................................20

2.3

Các tuyến vận chuyển than đá …............................................................................................................21

2.4

Các tuyến vận chuyển lương thực..........................................................................................................21

2.5

Các tuyến vận chuyển nguyên liệu phân bón.........................................................................................21

2.6


Các tuyến vận chuyển hàng lỏng............................................................................................................21

2.7

Các tuyến vận chuyển hàng bách hoá....................................................................................................22

2.7.1

Đặc điểm chung...................................................................................................................................22

2.7.2

Các tuyến vận chuyển cố định trên thế giới.......................................................................................22

2


HÌNH ẢNH
Hình 1: Cảng Cái Mép Việt Nam...................................................................................................................................... 7
Hình 2: Tàu biển Việt Nam hoạt động trên tuyến nội địa rời cảng biển............................................................................10
Hình 3: sinh viên Đại học Hàng Hải Việt Nam................................................................................................................ 15

3


LỜI MỞ ĐẦU
Để hướng tới một quốc gia kinh tế biển, điều cần thiết trước tiên đòi hỏi chúng ta
cần có một tư duy đầy đủ về biển. Biển là một thực thể khách quan tồn tại ngoài ý chí của
con người, biển là cái nôi và là yếu tố quyết định để tồn tại sự sống trên trái đất. Bởi vậy
ngay từ vai trò tối hậu của nó cho thấy biển có tác dụng to lớn và toàn cục đến các hoạt

động của con người, trong đó có lĩnh vực kinh tế biển
Từ đó, với ý nghĩa tổng quát, có thể thấy kinh tế biển là lĩnh vực kinh tế được hình thành,
tồn tại và phát triển từ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của biển. Bởi vậy không chỉ các
quốc gia có biển mới có nền kinh tế biển, mà ngay các quốc gia không có biển cũng có
thể hình thành các lĩnh vực kinh tế biển của quốc gia mình bằng cách thông qua nhiều
con đường tiếp cận khác nhau như Áo, Thụy Sĩ, Slovakia thông qua sông Danube để tiếp
cận biển Đen.
Do tầm quan trọng đặc biệt của biển đến sự sống còn của các quốc gia, nên Công ước
Liên Hiệp Quốc về luật biển hiện nay cho các quốc gia không giáp biển có quyền tiếp cận
biển mà không phải trả thuế lưu thông qua quốc gia quá cảnh, đồng thời Liên Hiệp Quốc
cũng có chương trình hỗ trợ các quốc gia đang phát triển không giáp biển.
Do vai trò đặc biệt và toàn cục đó, biển tác động đến các hoạt động của con người,
trong đó tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc hình thành các lĩnh vực kinh tế biển
trong phạm vi hẹp và phạm vi rộng như:
- Giao lưu thương mại, đầu tư, hội nhập thông qua hệ thống cảng biển. Đây là một
lĩnh vực kinh tế biển cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế biển của các quốc gia.
Ngày nay, vị trí địa lý biển của quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt hơn cả tài
nguyên, như: Singapore, Nhật Bản, Hà Lan… đều là những nước nghèo về tài
nguyên nhưng có nền kinh tế biển phát triển hùng mạnh nhờ vào vị trí địa lý đặc
biệt vùng biển của mình.
- Thường khi nói đến giao lưu đường biển, người ta chỉ thấy ở lĩnh vực buôn bán,
trao đổi hàng hóa mà ít quan tâm đến một hệ quả vô cùng quan trọng bởi sự giao
lưu này sẽ dẫn đến hình thành các khu công nghiệp tập trung hoặc khu kinh tế, các
đặc khu kinh tế, các chuỗi đô thị và kéo theo hình thành các lĩnh vực dịch vụ tài
chính, ngân hàng… và làm biến đổi đời sống xã hội.
Đây là phần rất quan trọng gần như cốt lõi của nền kinh tế biển của mỗi quốc gia.
Do đó nếu hệ quả hết sức quan trọng nói trên không có trong tư duy về kinh tế biển sẽ
dẫn đến một khiếm khuyết to lớn khi đưa ra chiến lược phát triển kinh tế biển của mỗi
quốc
gia.

Điều được nêu ra trên đây cũng cho chúng ta thấy ngay ở miền Trung Việt Nam, từ
4


một vùng nghèo đói, song do vị trí địa lý là mặt tiền của tiểu vùng sông Mekong và
châu Á - Thái Bình Dương nên việc phát triển các cảng biển nước sâu ở đây đã dẫn
đến sự hình thành một trục phát triển đại công nghiệp mà trong đó là công nghiệp
năng lượng, luyện cán thép, vật liệu xây dựng, đóng tàu, chế tạo máy công cụ, điện…
Kéo theo hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp nhẹ, và dẫn đến sự
hình thành các ngành du lịch dịch vụ, tài chính, ngân hàng.
Thật là tuyệt vời, hệ quả to lớn là dẫn đến hình thành chuỗi đô thị mới dọc miền
duyên hải và sẽ dẫn đến sự biến đổi sâu sắc của xã hội ở miền Trung. Rõ ràng biển đã
tác động và dẫn đến hình thành, phát triển toàn cục nền kinh tế ở đây và do đó tất cả
các ngành phải được tư duy là kinh tế biển.

5


CHƯƠNG I: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ ĐỊNH HƯỚNG
NGHỀ NGHIỆP
1. Giới thiệu ngành và chương trình đào tạo
Ngành kinh tế là một bộ phận của nền kinh tế chuyên tạo ra hàng hóa và dịch vụ.
Trong nền kinh tế phong kiến, cơ cấu nền kinh tế còn nghèo nàn, các hoạt động kinh tế ở
quy mô nhỏ, manh mún. Ngành kinh tế chủ yếu khi đó là nông nghiệp và thương mại.
Các ngành kinh tế được đa dạng hóa và hình thành như hiện nay bắt đầu từ những năm
1800 (hơn 2 thế kỷ trước), và kể từ đó liên tục phát triển cho đến ngày nay với sự trợ
giúp bởi tiến bộ công nghệ. Rất nhiều nước phát triển (như Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada)
phụ thuộc sâu sắc vào khu vực sản xuất. Các quốc gia, các nền kinh tế và các ngành công
nghiệp của các quốc gia đó đan xen, liên kết, tương tác nhau trong một mạng lưới phức
tạp mà không dễ hiểu biết tường tận nếu chỉ nghiên cứu sơ sài.

Một xu hướng gần đây là sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế khi các quốc gia công
nghiệp tiến tới xã hội hậu công nghiệp. Điều này thể hiện ở sự tăng trưởng của lĩnh
vực dịch vụ trong khi tỷ lệ của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm xuống, và sự phát
triển của nền kinh tế thông tin, còn gọi là cuộc cách mạng thông tin. Ở xã hội hậu công
nghiệp, lĩnh vực chế tạo được tái cơ cấu, điều chỉnh thông qua quá trình "offshoring"
(chuyển dần các giai đoạn sản xuất ít giá trị gia tăng ra nước ngoài).
Kinh tế học nghiên cứu các tình huống, điều kiện kinh tế của một quốc gia, quốc tế hoặc
những đặc trưng riêng của từng ngành, từng vùng, đưa ra các học thuyết, lý thuyết kinh
tế. Trên cơ sở đó, nhà kinh tế học tư vấn, hỗ trợ các chính trị gia và các nhà sản xuất lập
kế hoạch phát triển kinh tế sao cho việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ cân đối và có hiệu
quả nhất và chỉ ra cho họ những điểm mất cân bằng của nền kinh tế để có chính sách điều
chỉnh.Bên cạnh đó là sự đóng góp của các nhà kinh tế học. Mà vai trò của các nhà kinh tế
học là vô cùng quan trọng

6


Hình 1: Cảng Cái Mép Việt Nam

Công việc chính của nhà kinh tế học
- Hỗ trợ Chính phủ trong việc thiết lập các chính sách kinh tế và giám sát ảnh hưởng, tác
động của những chính sách ấy trong nền kinh tế.
- Nghiên cứu những tác động trong việc chi tiêu của chính phủ, chính sách thuế và sự
quản lý ngân sách đối với nền kinh tế.
- Phân tích những tác động có thể xảy ra của chính sách tiền tệ quốc gia đối với hoạt
động của các tổ chức tài chính.
- Nghiên cứu, phân tích tác động của các chương trình về thị trường lao động đối với tỷ
lệ thất nghiệp.
- Thực hiện các nghiên cứu để tìm ra các loại hàng hóa và dịch vụ có khả năng tiêu thụ
được tốt, đáp ứng đúng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trong các giai đoạn khác

nhau.
- Tiến hành nghiên cứu về các vấn đề liên quan giữa kinh tế với tất cả các ngành, lĩnh vực
khác trong xã hội.
- Cung cấp thông tin và tư vấn kinh tế cho các bộ phận quản lý đề ra chính sách đúng
trong từng thời điểm của nền kinh tế.
Nhà kinh tế học làm việc tùy theo lĩnh vực mà họ chuyên sâu như: kinh tế học nông
nghiệp, kinh tế học công nghiệp ứng dụng, kinh tế học môi trường, kinh tế học tài chính
v.v…
7


Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp
Nhà kinh tế học làm việc trong các tổ chức kinh tế, bộ, ngành có liên quan, các viện
nghiên cứu, trường đại học, các ngân hàng, công ty bảo hiểm hoặc các tập đoàn kinh tế
lớn. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và nhu cầu về các chuyên gia kinh tế
giỏi giang, nhạy bén để chung tay xây dựng đất nước là rất lớn.
Phẩm chất và kỹ năng cần thiết
- Khả năng suy nghĩ thấu đáo và logic, óc phán đoán, tư duy tổng hợp và phân tích.
- Năng khiếu về toán học.
- Kỹ năng giao tiếp tốt.
- Kỹ năng phân tích vấn đề
- Quan tâm tới các vấn đề kinh tế
2. Chương trình đào tạo của chuyên ngành Kinh tế vận tải biển
2.1 Ngành kinh tế vận tải biển là gì?
Ngành kinh tế vận tải biển trang bị cho sinh viên khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ
năng và lý thuyết để quản lý nhà nước về vận tải biển, quản lý các doanh nghiệp vận tải
biển và các doanh nghiệp cảng , có khả năng định hướng phát triển doanh nghiệp trong
từng thời điểm – giai đoạn thích hợp.
Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong buôn bán
quốc tế

.* Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên.
* Năng lực chuyên chở của vận tải đường biển rất lớn. Nhìn chung năng lực chuyên chở
của công cụ vận tải đường biển (tầu biển) không bị hạn chế như các công cụ của các
phương thức vận tải khác.
* Ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển là giá thành thấp. Tuy nhiên, vận tải đường
biển có một số nhược điểm:
- Vận tải đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điệu kiện tự nhiên.
- Tốc độ của tầu biển còn thấp và việc tăng tốc độ khai thác của tầu biển còn bị hạn chế
Từ những đặc điểm kinh tế kỹ thuật nói trên của vận tải đường biển, ta có thể rút ra kết
luận một cách tổng quát về phạm vi áp dụng như sau:
+ Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế.
8


+ Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá có khối lượng lớn, chuyên chở
trên cự ly dài nhưng không đòi hởi thời gian giao hàng nhanh chóng.
Tác dụng của vận tải đường biển đối với buôn bán quốc tế
* Vận tải đường biển là yếu tố không tách rời buôn bán quốc tế
* Vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển
* Vận tải đường biển phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị
trường trong buôn bán quốc tế.* Vận tải đường biển tác động tới cán cân thanh toán quốc
tế.

2.2 Ngành kinh tế vận tải biển làm gì?
- Thủ tục hải quan, làm trọn bộ chứng từ, thu xếp bảo hiểm, giao nhận đường biển,
kiểm kiện
- Lập kế hoạch, các phương án khai thác cảng, các phương án xếp dỡ, giải phóng
tàu, điều độ ở cảng
- Tổ chức lao động tiền lương trong doanh nghiệp
- Thống kê kế toán, phân tích tình hình kinh tế, tài chính doanh nghiệp

- Quản trị ở các bộ phận kinh doanh, marketing của các đơn vị sản xuất kinh doanh,
các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế.
2.3 Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại vị trí Chuyên viên của phòng ban chức
năng như Phòng kinh doanh, Phòng kế hoạch, Phòng Marketing, Phòng tổ chức, Phòng
hỗ trợ - giao dịch khách hàng, Phòng khai thác hoặc Trợ lý cho nhà quản lý các cấp trong
bộ máy quản lý về vận tải biển. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các công
việc tại:
- Các cơ quan quản lý nhà nước về vận tải biển
- Các doanh nghiệp vận tải biển
- Các doanh nghiệp cảng biển
- Các công ty cung cấp dịch vụ logistics
- Các công ty giao nhận, đại lý môi giới tàu biển.

9


Hình 2: Tàu biển Việt Nam hoạt động trên tuyến nội địa rời cảng biển

Vai trò, vị trí của chuyên ngành đào tạo
Vận tải biển đóng vai trò quan trọng:
- Vận tải biển mang đến khả năng giao lưu buôn bán quốc tế được thúc đẩy một cách
nhanh chóng và mang đến sự da dạng trong tất cả các loại hàng hóa trên khắp thế giới và
hình thức này cũng góp phần mang đến sự thay đổi cơ cấu trong hang hóa của quốc tế.
- Vai trò của vận tải đường biển còn được thể hiện là có thể vận chuyển được một số
lượng hàng hóa lớn với giá thành siêu rẻ so với các hình thức thông thường khác giúp
cho những người mua bán có tể tối ưu hóa được các khoản lợi nhuận. Vận tải đường biển
cho phép các các nhân doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa trên một đoạn đường dài tuy
nhiên tốc độ của tàu thuyền thì lại khá chậm trễ. Nên sẽ không phù hợp với các loại mặt
hàng không đòi hòi về thời gian

- Vận tải đường biền là một hình thức vận chuyển an toàn nhất tính đến thời điểm hiện tại
bởi giao thông trên biển khá rộng rãi thoải mái, hơn nữa di chuyển trên nước nên rất hiếm
khi hàng hóa trở trên tàu bị ảnh hưởng. Vận tải đường biển còn có khả năng vận chuyển
được các loại hàng hóa với kích thường siêu trọng siêu kích thước. Một điều mà trước kia
các hình thức vận chuyển khác không thể làm được.
- Việt Nam là một đất nước đang trong thời kì phát triển, và nghành vận tải biển đã mang
đến cho chúng ta những cơ hội không nhỏ để giao lưu buôn bán mang những sản vận
những đặc sản cũng như các loại hàng hóa nội địa đến khắp các nước trên thế giới. Đây là
một điều quan trọng giúp cho chúng ta ngày càng phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ
vừa giúp chúng ta có thể giới thiệu nền văn hóa đi khắp thế giới.
10


3. Yêu cầu đối với cử nhân Kinh tế vận tải biển
3.1
Tố chất cần có của ngành kinh tế vận tải biển là gì?
3.1.1 Kỹ năng
3.1.2

Tự tin, năng động
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng thuyết trình
Quản lý công việc hiệu quả
Kiến thức

Kiến thức về tổ chức vận chuyển và quản lý công tác đội tàu vận tải
- Am hiểu về kinh tế và vận tải
- Nắm vững kiến thức về các yếu tố thị trường vận tải biển
- Có kiến thức về những vấn đề chung của cảng biển, hoạt động của cảng, quản lý
cảng,...

- Kiến thức cơ bản về bảo hiểm
-

3.1.3
-

Khả năng
Khả năng áp dụng các lý thuyết chuyên ngành vào thực tiễn
Khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
Khả năng ký kết hợp đồng vận chuyển, tổ chức vận chuyển và quản lý công tác đội
tàu vận tải biển.
- Có khả năng tổ chức lao động trong doanh nghiệp, lập kế hoạch lao động và tiền
lương.
3.1.4 Thái độ
- Trong quá trình học tập phải chấp hành mọi nội quy, quy chế của Nhà trường và
pháp luật của Nhà nước.
- Điểm rèn luyện đạt từ loại Khá trở lên, ứng xử văn minh, lịch thiệp.
Có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.

Về cá nhân một sinh viên đang theo học tại trường Đại học Hàng Hải Việt Nam,ta cần
phải có một sự nhìn nhần một cách toàn diện về ngành kinh tế vận tải biển. Không chỉ là
về sự hiểu biết các vấn đề kinh tế mà còn biết đánh giá, phán đoán về sự tăng trưởng kinh
tế. Các vấn đề về sự vận chuyển hàng hóa luôn được đề cao trong bất kì một ngành nghề
nào. Sinh viên cần trang bị kiến thức, các kỹ năng mềm, tạo lập cho mình những mối
quan hệ tốt cho sự nghiệp phát triển bản thân của mình.

11


CHƯƠNG 2: CÁC KỸ NĂNG CÁ NHÂN CẦN THIẾT

1. Kỹ năng làm việc nhóm
1.1 Thế nào là làm việc nhóm
Làm việc theo nhóm là tập hợp 2 hoặc nhiều người để hoàn thành một mục tiêu nhất
định. Làm việc theo nhóm giúp chúng ta hoàn thành công việc hiệu quả hơn.
Làm việc nhóm là 1 nhóm người có cùng mục tiêu. Họ làm việc với nhau, có sự tương
tác qua lại thường xuyên, có sự phân công công việc, nhiệm vụ rõ ràng, và có quy tắc
ràng buộc cụ thể là tập hợp nhiều người cùng có chung mục tiêu, thường xuyên tương tác
với nhau, mỗi thành viên có vai trò nhiệm vụ rõ ràng và có các quy tắc chung chi phối lẫn
nhau.
Mấu chốt của làm việc nhóm chính là có sự tương tác, và phân chia công việc rõ ràng. Đa
số các bạn sinh viên chọn nhóm thì chỉ 1 bạn làm. Nếu tốt hơn 1 chút 2 bạn cùng giải 1
bài toán. Như vậy đó không phải là làm việc nhóm. Đó là làm việc cùng nhau.
Con người là một sinh vật xã hội, điều đó có nghĩa là chúng ta không thể sống và làm
việc một mình. Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã gắn mình với một nhóm cơ bản nhất :
Gia đình. Sau đó khi lớn hơn, bước vào nhà trường chúng ta sẽ có những người bạn và
nếu phù hợp sẽ tạo thành các nhóm bạn.
Bản thân chúng ta với năng lực và tính cách sẽ có những ảnh hưởng lên nhóm, đồng thời
cũng chịu những tác động của bạn bè cả về điều tốt lẫn xấu: “Gần mực thì đen, gần đèn
thì sáng”. Nhờ các hoạt động trong nhóm, chúng ta vừa phát triển những kỹ năng cá
nhân, thu nạp những kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời góp phần vào các
hoạt động đem lại những giá trị về vật chất và tinh thần cho tập thể, cộng đồng. Ngay từ
xưa, ông bà ta cũng có câu : “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi
cao”

1.2 Đặc điểm của làm việc nhóm
Điều kiện để xuất hiện làm việc nhóm là gì? Làm việc nhóm xuất hiện khi và chỉ khi thõa
mãn các yếu tố sau:






Mục tiêu: Những người tham gia làm việc nhóm phải có cùng mục tiêu. Việc cùng
đích đến là một điều kiện bắt buộc khiến họ gắn kết với nhau.
Thời gian hoàn thành công việc. Khi một mục tiêu nào đó quá lớn mà cá nhân
không thể hoàn thành được, hoặc hoàn thành nó trong thời gian quá dài. Lúc này cần
nhiều người hơn để giải quyết vấn đề nhanh hơn.
Cần nhiều hơn 1 loại năng lực. Khi có một mục tiêu mà năng lực của 1 người
không thể giải quyết. Các phần việc khác nhau yêu cầu những kĩ năng khác nhau, lúc
này 1 người không thể đáp ứng được. Buộc họ phải tập hợp nhiều người có nhiều năng
lực khác nhau cùng giải quyết.
12


1.3 Yêu cầu đối với làm việc nhóm
1.3.1 Yêu cầu đối với nhóm
- Có chung một mục tiêu: Tất cả các thành viên phải cam kết đạt được mục tiêu
chung.
- Mọi người đều tham gia lãnh đạo: dù có một nhóm trưởng được đề ra nhưng lý
tưởng nhất là tất cả mọi nguiời đều tham gia lãnh đạo.
- Mỗi thành viên đều có đóng góp độc đáo vào công việc của nhóm: Môi trường làm
việc của nhóm phải giúp ghi nhận và sử dụng hữu hiệu khả năng/ tài năng của tất
cả thành viên trong nhóm
- Giao tiếp hiệu quả với các thành viên trong nhóm: Những buổi họp, trao đổi
thường xuyên, trung thực, hữu hiệu và sự cởi mở sẽ giúp đưa ra quyết định hiệu
quả hơn.
- Làm việc sáng tạo: tinh thần làm việc sáng tạo sẽ cung cấp thêm năng lực và động
lực cho nhóm. Tinh thần làm việc sáng tạo sẽ nhân lên sức mạnh tập thể.
- Quan hệ hài hòa giữa các thành viên: Các thành viên được tôn trọng khuyến khích,
có suy nghĩ tích cực với nhau và đối với công việc, Những mâu thuẫn sẽ được giải

tỏa và công việc sẽ trở nên thú vị và vui vẻ hơn.
- Lập kế hoạch và sử dụng nguồn lực hiệu quả: Chia nhỏ các công việc và lập kế
hoạch sử dụng tốt nguồn lực (con người, tiền bạc, thời gian)
1.3.2 Yêu cầu đối với từng thành viên
- Tham gia đầy đủ: Thành viên cần tham gia đầy đủ các buổi họp và đến đúng giờ.
Có độ tin cậy cao và trung thực. Nếu không tham gia được phải thông báo trước và
cung cấp mọi thông tin cần thiết.
- Có năng lực: Có những năng lực mà nhóm cần đến và đóng góp tối đa khả năng
của mình vào mục tiêu của nhóm, Không từ chối những công việc có thể làm. Giao
tiếp tích cực với nhóm.
- Làm việc sáng tạo và năng động: Là nguồn năng lượng cho nhóm, thể hiện tinh
thần phấn khích khi được tham gia vào nhóm. Tinh thần vượt khó khi giải quyết
các vấn đề phức tạp của nhóm
- Là người có nhân phẩm: Có đóng góp tích cực vào môi trường làm việc của nhóm.
Có quan điểm tích cực, động viên khích lệ mọi người có liên quan. Đóng vai trò
hòa giải mỗi khi có mâu thuẫn xảy ra trong nhóm. Giúp nhóm đạt được sự đồng
lòng và đạt được kết quả cao nhất. Giúp tạo ra môi trường làm việc vui vẻ và năng
suất cao. Đóng góp những điều tốt nhất cho những thành viên trong nhóm.
Dưới đây là ví dụ về một trong những phương pháp tư duy được áp dụng khá phổ
biến: “Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy”
13


2. Tạo động lực học tập
2.1 Mục tiêu học tập
- Năm thứ nhất, khối lượng kiến thức chuyên ngành chưa nhiều, bạn hãy dành thời
gian còn rảnh rỗi này để mở rộng các mối quan hệ xã hội, học các kỹ năng mềm và
ngoại ngữ. Có rất nhiều gợi ý cho bạn nếu muốn có năm học ĐH đầu tiên thật
thành công: tham gia một câu lạc bộ trong trường, tình nguyện mùa hè, đăng ký 1
lớp kỹ năng mềm và 1 lớp tin học, đăng ký lớp tiếng Anh giao tiếp, tìm kiếm cơ

hội giao lưu với các sinh viên thế giới qua những chương trình trao đổi văn hóa và
hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, cũng đừng quên công việc quan trọng nhất của bạn là
học tốt và giành những điểm số cao nhé.
Nếu có cơ hội, hãy ứng cử vào vị trí lớp trưởng hoặc bí thư lớp. Tuy có vất vả
hơn nhưng sẽ là cơ hội lớn để phát huy năng lực bản thân và là bước đệm để bạn
thực hiện những dự định tiếp theo của mình. Hãy làm mình nổi trội cả về học tập
lẫn hoạt động ngoại khoá.
- Năm thứ hai, việc nâng cao khả năng ngoại ngữ tương đương với mức IELTS 7.5
hay TOEFL 95 là điều rất cần thiết nếu bạn dự định đi du học, hoặc làm việc trong
các tập đoàn toàn cầu.
Bạn cũng có thể trau dồi những kỹ năng cần thiết như làm việc nhóm, giải quyết
vấn đề, kỹ năng lãnh đạo hay lập kế hoạch cá nhân... thông qua các khóa học, hoặc
qua những việc làm thêm. Có rất nhiều công việc phù hợp với sinh viên như: dịch
thuật, hướng dẫn du lịch, làm trợ lý tại các hội chợ, trợ giảng tại các trung tâm
Tiếng Anh, lễ tân, thực tập sinh tại các công ty, tổ chức phi chính phủ. Bất cứ một
công việc gì cũng giúp bạn có thêm kinh nghiệm và kiến thức cho tương lai của
mình.
Hãy theo dõi, và bắt đầu tham gia các cuộc thi dành cho sinh viên (cuộc thi ý
tưởng kinh doanh nếu là sinh viên ngành kinh doanh, cuộc thi Robocon nếu bạn
học ngành kỹ thuật, cuộc thi sáng tạo vì môi trường nếu bạn học ngành môi
trường). Những cuộc thi này sẽ thúc đẩy bạn nghiên cứu, nâng cao kiến thức, đồng
thời rèn luyện cho mình kỹ năng giao tiếp cũng như các mối quan hệ xã hội.
- Năm thứ ba là thời điểm bạn học nhiều môn chuyên ngành, và mong muốn áp
dụng kiến thức vào thực tế. Nhờ vào các mối quan hệ bạn xây dựng được trước đó,
và những kỹ năng được rèn luyện từ năm thứ nhất, chắc hẳn sẽ không khó khăn gì
để bạn tìm được một công việc thực tập tốt, phát huy được khả năng của mình, và
thậm chí còn được trả lương cao.
Nếu bạn có ý định du học, thì đây là thời điểm để tìm hiểu các chương trình học
bổng. Dành năm thứ 3 và năm thứ 4 để chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn hảo sẽ giúp
bạn đến gần hơn với ước mơ du học.

14


- Năm thứ tư với những thách thức mới, đó sẽ là năm quyết định bước ngoặt của
cuộc đời bạn. Trong năm này, bạn sẽ vô cùng bận rộn với khóa luận tốt nghiệp và
tìm kiếm công việc sau khi ra trường. Trước khi ra trường, nhớ hoàn thành các kế
hoạch đã đặt ra từ năm đầu, như thi các chứng chỉ quốc tế, kết thúc khóa học với
điểm số cao, và thi một học bổng lớn để hoàn thành ước mơ du học.
Lập kế hoạch cho bốn năm học của mình bạn sẽ hình dung được những khó khăn
mà bạn phải trải qua cũng như những thách thức và cơ hội đang chờ đón bạn!
Đừng bao giờ quên nhìn nhận lại những kế hoạch đó bởi vì kế hoạch dù có chi tiết
đến đâu cũng có lúc cần phải sửa đổi cho phù hợp với sự thay đổi của chính bạn!

Hình 3: sinh viên Đại học Hàng Hải Việt Nam

2.2 Thiết kế và xác định mục tiêu
Để thực hiện mục tiêu bạn còn cần phải biết cách thiết lập chúng. Bạn không
thể chỉ nói: “Tôi muốn” và mong chờ phép màu xảy ra được vì thiết lập mục tiêu là
một quá trình lâu dài bắt đầu bằng việc xem xét cẩn thận những gì bạn muốn đạt
được và kết thúc với rất nhiều khó khăn phải hoàn thành. Giữa lúc khởi đầu và kết
thúc cần xác định các bước rõ ràng để vượt qua yêu cầu của từng mục tiêu. Hiểu
được các bước này sẽ giúp bạn xây dựng mục tiêu khả thi. Dưới đây là năm quy
tắc vàng để thiết lập mục tiêu:
2.2.1 Nguyên tắc thứ 1: Mục tiêu phải tạo ra động lực.
15


Khi đặt ra mục tiêu, phải đảm bảo mục tiêu này có thể khuyến khích bạn thực
hiện vì nó rất quan trọng với bạn và tạo được giá trị khi hoàn thành. Nếu bạn không
hào hứng với kết quả, hoặc mục tiêu không thích hợp với mục tiêu lớn hơn thì bạn sẽ

bỏ ít công sức để thực hiện và mục tiêu khó có khả năng hoàn thành. Do đó động lực
chính là chìa khóa để đạt được mục tiêu.
Chỉ nên đặt mục tiêu có liên quan tới những ưu tiên cao trong cuộc sống bởi
nếu có quá nhiều mục tiêu thì thời gian dành cho từng cái sẽ ít đi. Để đạt được mục
tiêu thì phải có cam kết, do đó để tối đa hóa khả năng thành công, bạn cần phải có
cảm thấy cấp bách phải thực hiện và một thái độ bức thiết rằng “tôi phải làm điều
này”. Nếu không, bạn sẽ có nguy cơ không hoàn thành những việc cần làm để biến
mục tiêu thành hiện thực và từ đó thấy thất vọng với chính mình, gây nản chí. Và kết
quả cuối cùng là bạn sẽ gieo một phản ứng rất tiêu cực kiểu “Tôi chẳng làm nên trò
trống gì hết” vào trong tâm trí, có thể nói đây là một trong những điểm đáng lưu ý
khi bạn tham gia các khoá đào tạo kỹ năng sống.
Lời khuyên: Để đảm bảo mục tiêu của bạn mang tính thúc đẩy, hãy viết ra lý do
tại sao mục tiêu này có giá trị và quan trọng với bạn. Hãy tự hỏi mình, “Nếu tôi chia
sẻ mục tiêu này với người khác, tôi sẽ nói với họ những gì để thuyết phục họ rằng đó
là một mục tiêu đáng giá?” Bạn có thể sử dụng trạng thái giá trị động lực khi bắt đầu
nghi ngờ chính mình hoặc mất lòng tin.

2.2.2 Nguyên tắc thứ 2: Đặt mục tiêu SMART


Thiết lập mục tiêu cụ thể: Mục tiêu phải rõ ràng và được xác định rõ, tránh đặt
mục tiêu mơ hồ hoặc chung chung vì không mang lại định hướng đầy đủ. Hãy nhớ
rằng, bạn cần mục tiêu để chỉ đường do đó phải làm cho mục tiêu trở nên dễ dàng
hơn bằng cách xác định chính xác nơi bạn muốn kết thúc.



Đặt mục tiêu đo lường được: Mục tiêu phải bao gồm khối lượng công việc chính
xác, ngày tháng, vv…để có thể đo lường mức độ thành công của mục tiêu đó. Nếu
mục tiêu của bạn chỉ đơn giản là “Giảm chi phí” thì làm sao bạn biết được khi nào

mình sẽ thành công? Trong một tháng nếu bạn giảm được 1% chi phí hay trong
thời gian hai năm khi bạn giảm được 10% chi phí? Nếu không có cách để đo lường
thành công, bạn bỏ lỡ dịp được ăn mừng thời điểm thành công tới.



Đặt mục tiêu khả thi: Phải đảm bảo mục tiêu đặt ra có khả năng thực hiện được
nếu không bạn sẽ dễ dàng mất tự tin và thấy nản lòng. Tuy nhiên, cũng tránh thiết
16


lập mục tiêu quá dễ dàng vì khi bạn không phải làm việc vất vả để đạt được mục
tiêu, chiến thắng sẽ chẳng còn ý nghĩa gì và khiến bạn nhát gan không dám đặt ra
các mục tiêu có nguy cơ cao. Tốt nhất nên thiết lập một mục tiêu thực tế nhưng thử
thách để cân bằng mọi thứ khiến bạn phải “nâng cao khả năng” và mang lại sự hài
lòng lớn nhất cho bản thân.



Đặt mục tiêu tương thích: Khi đặt mục tiêu tương thích với định hướng cuộc
sống và sự nghiệp, bạn có thể phát triển tập trung để luôn tiến lên và hoàn thiện
mình. Còn nếu đặt mục tiêu quá rộng và không phù hợp, bạn sẽ thấy thời gian sẽ đi
một đường, còn cuộc sống sẽ đi một nẻo.



Đặt mục tiêu có thời hạn: Mục tiêu luôn phải có thời hạn. Điều đó có nghĩa rằng
bạn sẽ biết được thời điểm chính xác để ăn mừng thành công. Khi bạn làm việc
dưới sức ép của hạn chót, bạn sẽ thấy cấp thiết và đạt được thành công nhanh hơn.
2.2.3 Nguyên tắc thứ 3: Ghi mục tiêu ra giấy


Ghi mục tiêu thành văn bản làm cho mục tiêu trở nên thực tế và hữu hình hơn vì bạn sẽ
không có lý do gì để quên được. Khi bạn viết, sử dụng từ “sẽ” thay vì “muốn” hay “có
thể”. Ví dụ, “Tôi sẽ làm giảm chi phí điều hành xuống dưới 10% trong năm nay”, thay vì
“Tôi muốn giảm chi phí điều hành xuống dưới 10% trong năm nay.” Cách ghi đầu tiên
trông có vẻ thực tế hơn và bạn “thấy” rõ mình đang cắt giảm chi phí. Còn cách ghi thứ
hai có vẻ thiếu đam mê và sẽ cho bạn một cái cớ để xao lãng.




Lời khuyên 1: Viết mục tiêu bằng giọng văn tích cực. Nếu bạn muốn nâng cao
khả năng duy trì mục tiêu hãy nói “Tôi sẽ giữ lại tất cả nhân viên cho quý tiếp
theo” thay vì nói “Tôi sẽ cắt giảm tình trạng nhân viên nghỉ việc.” Câu đầu tiên tạo
ra động cơ thúc đẩy còn câu thứ hai lại tạo thêm điều kiện “cho phép” bạn thành
công ngay cả khi một số nhân viên ra đi.
Lời khuyên 2: Nếu bạn đang sử dụng Danh sách việc cần làm thì nên để mục tiêu
lên đầu danh sách đó. Nếu bạn đang sử dụng một Chương trình hành động thì mục
tiêu cũng nên được đặt lên trên cùng của Thư mục dự án.) Nên đặt mục tiêu ở
những nơi dễ nhìn thấy như trên tường, trên bàn làm việc, trên màn hình máy tính
hoặc dán lên gương phòng tắm hay tủ lạnh để liên tục nhắc nhở mình phải thực
hiện mục tiêu. Bạn cũng có thể chia sẻ mục tiêu này với các thành viên khác để
tiếp thêm động lực cho mình.
2.2.4 Nguyên tắc thứ 4: Lập kế hoạch hành động
Bước này thường bị bỏ qua trong quá trình thiết lập mục tiêu do người thiết lập
thường quá quan tâm tới “đầu ra” mà quên lập kế hoạch cho tất cả các bước trên
đường đi. Bằng cách viết ra từng bước đi một, bạn sẽ biết được mình đang đi tới
đâu và thấy được cả quá trình đi tới mục tiêu cuối cùng. Đây là ghi chú cực kì quan
trọng nếu mục tiêu của bạn quá lớn và lâu dài. Nếu bạn muốn rèn luyện nâng
17



cao kỹ năng giao tiếp hiệu quả, hãy lập kế hoạch khắc phục các nhược điểm hiện
tại, sau đó là những hành động nhỏ tạo thành thói quen giao tiếp chuyên nghiệp.
2.2.5 Nguyên tắc thứ 5: Bám sát mục tiêu!
Hãy nhớ rằng, thiết lập mục tiêu là cả một quá trình chứ không đơn thuần chỉ là sự
kết thúc. Luôn ghi nhớ và nhắc nhở mình theo dõi mục tiêu và dành thời gian xem
xét lại mục tiêu thường xuyên. Đích đến qua thời gian dài vẫn có thể giống như ban
đầu nhưng kế hoạch hành động để đi tới mục tiêu khám phá bản thân có thể thay đổi
đáng kể. Nhớ đảm bảo giữ vững tính tương thích, giá trị và sự cần thiết của mục
tiêu.
3. Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
Để có thể quản lý thời gian hiệu quả, trước hết ta cần phải lập một danh sách
những công việc cần làm của từng ngày cụ thể. Mục tiêu của từng ngày sẽ là cách
tốt nhất để ta có thể có thêm động lực làm việc mỗi ngày. Thay vì cứ suy nghĩ về
những mặt tiêu cực của công việc mà làm nản trí, chúng ta nên suy nghĩ về những
lợi ích mà chúng ta có thể có được sau khi hoàn thành công việc. Ví dụ: Khi bạn
phải làm bài tập về nhà, thay vì nản chí vì những bài tập khó, không tìm được
cách giải thì chúng ta có thể suy nghĩ xem có thể nhờ được ai sẽ giúp ta làm được.
Tuy nhiên, chúng ta không nên có suy nghĩ dựa dẫm, nhờ cậy mọi người liên tục
được vì chúng ta sẽ có thói quen ỷ lại người khác và thụ động.
Việc quản lý thời gian hiệu quả là vô cùng quan trọng và buộc chúng ta cần phải
có sự sắp xếp một cách hợp lý. Không nên xem thường giờ giấc hoạt động của
chúng ta. Bạn nên xếp việc lên lịch ngay từ những việc nhỏ nhất. Việc bạn thức
dậy vào giờ nào mỗi ngày sẽ thay đổi cả lịch sinh hoạt cả ngày của bạn. Bạn nên
kỉ luật với bản thân của mình.

CHƯƠNG 3: CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
1. Lịch sử ngành
Vận tải biển Việt Nam quá trình hình thành và phát triển

Vào đầu thế kỷ XX, một số nhà tư bản Việt Nam bắt đầu kinh doanh nghề vận tải
thủy. Tiêu biểu là nhà tư bản Bạch Thái Bưởi với đội ngũ thương thuyền có tổng trọng tải
4.069 tấn, vận chuyển hành khách là chủ yếu, có các cơ sở đóng và sửa chữa tàu.
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 28/8/1945, Chính phủ lâm
thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra tuyên cáo về việc quản lý các ngành GTVT,
kiến trúc, thủy lợi và bưu điện.

18


Ngày 13/11/1945, Bộ Giao Thông Công Chính đã quyết định thành lập ủy ban quản lý
thương thuyền, có trách nhiệm quản lý ngành vận tải biển trong cả nước: “ Phụ trách việc
đi lại trên sông, biển, xem xét, kiểm tra tàu thuyển, thi hành luật pháp trên tàu, sông, thu
thuế, xét xử những vụ tranh chấp chủ tàu và công nhân”. Sau đó, nhiệm vụ trọng tâm của
ngành GTVT nói chung, vận tải thủy nói riêng tập trung phục vụ cho cuộc kháng chiến
chống Pháp của dân tộc.
Đầu tháng 4/1947, ủy ban kháng chiến miền Nam Việt Nam đã thành lập hàng hải
Nam Bộ để tăng cường công tác vận tải trên biển – con đường duy nhất có thể vận
chuyển một số lượng lớn vũ khí và hàng hóa đảm bảo cho cuộc kháng chiến ở miền Nam.
Năm 1949, ta mua thêm một tàu Sông Lô, trọng tải 100 tấn, con tàu hiện đại đầu tiên
của ngành đường biển nước ta, đảm nhận chở vũ khí, thuốc men, giấy mực, máy in… bí
mật từ Thái Lan về Cà Mau.
Từ năm 1954 đến 1975, đất nước bị chia cắt làm hai miền. Với hai chế độ chính trị - xã
hội và kinh tế khác nhau, ngành vận tải biển được xây dựng và phát triển theo đường lối
kinh tế và phương thức sản xuất khác nhau.
Ở miền Bắc, để thể chế hóa ngành vận tải thủy, trong đó có vận tải biển và vận tải
sông, ngày 11/8/1956, Bộ trưởng bộ Giao Thông Công Chính ( nay là Bộ GTVT) đã ban
hành quyết định số 70/ND thành lập Cục Vận Tải Thủy với chức năng quản lý các luồn
lạch sông biển, bao gồm: quản lý vận tải quốc doanh sông biển, xây dựng và quản lý các
xưởng sửa chữa và đóng tàu mới, cải tạo và hướng dẫn vận tải tư nhân. Trước đòi hỏi to

lớn của đất nước, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược:” Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đầu
tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước “, ngày 05/5/1965, Bộ GTVT ra quyết
định giải thể Cục Vận tải Đường thủy và thành lập Cục vận tải Đường biển. Đây là một
sự kiện to lớn về mặt cơ cấu tổ chức trong ngành GTVT của đất nước, đồng thời là một
bước ngoặt quan trọng, mở ra một chặng đường mới, một tiền đồ vô cùng vẻ vang.
Từ đó, ngày 05/5 trở thành ngày truyền thống của Cục Hàng Hải Việt Nam.
Ngày 10/7/1965, Chính Phủ có quyết định số 136/CP thành lập Cục Vận Tải Đường
Biển gồm các bộ phận: đội tàu biển, hệ thống cảng biển, đại lý hàng hải, bảo đảm an toàn
hàng hải, công nghiệp sửa chữa cơ khí, trường đào tạo công nhân kỹ thuật.
Giai đoạn 1965-1975, ngành Hàng Hải đã góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng
và bảo vệ miền Bắc, giảo phóng miền Nam thống nhất đất nước. Đã hoàn thành xuất sắc
công tác tiếp nhận và vận chuyển bằng đường biển hàng hóa của bạn bè quốc tế, lương
thực và vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam, nổi bật là chiến dịch vận tải VTB5,
là chiến dịch chống phong tỏa bằng đường biển của Mỹ, là công trình khoa học chế tạo
thiết bị rà phá thủy lôi từ tính và bom từ trường bảo đảm giao thông giai đoạn 1967-1972
( Công trình ngày đã được Chủ Tịch nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh cùng với tập thể
các đơn vị khác vào năm 1998)

19


Để đáp ứng với sự phát triển của ngành Hàng Hải, ngày 28/11/1978, Chính Phủ ra
quyết định số 300 thành lập Tổng Cục Đường biển trực thuộc Bộ Giao Thông Vận tải “ là
tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh vận tải biển…, hoạt đông theo chế độ hạch toàn kinh
tế, bao gồm các tổ chức, liên hiệp các xí nghiệp vận tải biển, xí nghiệp liên hợp, xí
nghiệp sản xuất và sửa chữa , đại lý tàu biển Việt Nam”.
Tuy nhiên trong tình hình chung của cả nước, ngành Hàng Hải trong giai đoạn này cũng
gặp không ít khó khăn, đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất, đẩy mạnh đầu tư, đẩy mạnh ứng
dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, mở rộng liên doanh liên kết với các địa phương với
các ngành trong và ngoài nước.

Từ thực tiễn hoạt động, lãnh đạo Tổng Cục Đường Biển đã mạnh dạn trình bày phương
pháp kinh doanh vận tải biển tự trang trải. Bộ GTVT và Nhà Nước đã chấp nhận phương
án này. Đến ngày 14/5/1995, Hội Đồng Bộ Trưởng ( nay là Chính Phủ) ra quyết định
thành lập Liên Hiệp Hàng Hải Việt Nam. Từ đây các đơn vị thành viên đã gọi là các xí
nghiệp thành viên do Liên Hiệp quản lý điều hành theo kế hoạch của bộ.
Liên Hiệp Hàng Hải ra đời với chức năng là tổ chức sản xuất kinh doanh đồng thời được
bộ GTVT ủy quyển tham mưu giúp Bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà Nước chuyên
ngành trong phạm vi cả nước.
Năm 1990, Quốc Hội thông qua Bộ Luật Hàng Hải Việt Nam, một bộ luật chuyên
ngành đầu tiên của nước ta, thể hiện tư duy quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với
ngành Hàng Hải.
Bằng nghị định 239/HĐBT ngày 29/6/1992, Cục Hàng Hải Việt Nam được thành
lập, tách hầu hết nhiệm vụ quản lý sản xuất kinh doanh, tập trung làm công tác quản lý
nhà nước chuyên ngành Hàng Hải. Năm 1993 thành lập Tổng công ty Hàng Hải Việt
Nam trực thuộc Chính Phủ, là doanh nghiệp nhà nước có vai trò chủ đạo trong ngành
Hàng Hải Việt Nam. Có thể nói đây là những thời điểm quan trọng về mặt tổ chắc và thể
chế của ngành Hàng Hải, thời điểm bắt đầu thoát khỏi khó khăn của thời kỳ bao cấp,
cùng cả nước đổi mới và phát triển.
Như vậy, từ năm 1993, trong hoạt động của ngành Hàng Hải đã hình thành hai tổ chức
rõ ràng về quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngày nay, công cuộc đổi
mới đất nước đang đặt ra cho ngành Hàng Hải nhiều nhiệm vụ to lớn. Toàn ngành đang
tiến lên với một quyết tâm cao, tiếp tục vững bước tiến vào thế kỷ XXI.
Thương mại quốc tế của Việt Nam đã tăng trưởng mạnh trong vòng hai mươi lăm
năm trở lại đây từ khi mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là từ khi Việt
Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế đều đặn hàng năm, tốc độ tăng trưởng kim ngạch
xuất nhập khẩu, giao thương hàng hóa cũng tăng mạnh và trong đó chủ yếu được vận tải
đường biển( chiếm 80% tổng hàng hóa vận chuyển ) là tiền để phát triển ngành đường
biển Việt Nam.
2 Các tuyến thương mại chính trong vận tải hàng hóa bằng đường biển

20


2.1 Các tuyến vận chuyển hàng khô khối lượng lớn.
Trong lưu thông hàng hoá bằng đường biển hàng khô là một nhóm hàng cơ
bản và đã được vận chuyển từ rất lâu. Trong nhóm hàng khô khối lượng lớn
đóng vai trò chủ yếu là quặng sắt, than, lương thực, nguyên liệu phân bón.
Ngoài ra còn có đường, gỗ cây, sắt cũ,…
2.2 Các tuyến vận chuyển quặng sắt
– Trong các loại hàng khô, quặng có khối lượng lớn vận chuyển bằng đường
biển.
– Các nước xuất quặng sắt chủ yếu là: úc, Canada, Thuỷ Điển, ấn Độ, Pháp và
một số nước thuộc Nam Mỹ.
– Các tuyến vận chuyển chủ yếu:
+ ở Châu Âu: quặng được xuất từ các nước thuộc bán đảo Scandynavơ, Biển
Đen đến các nước nằm trong lục địa. (Anh, ý).
+ ở Bắc Mỹ: quặng được vận chuyển từ các cảng của Canada trên bờ Đại Tây
Dương đến các cảng của Mỹ trên Ngũ Hồ, Anh, ý. Các cảng của Mỹ, Canada
ở bờ Thái Bình Dương lại xuất quặng sang Nhật.
+ ở Châu á: quặng được xuất từ các cảng phía Tây ấn Độ sang Tây Âu, Nhật,
ý và từ Malaixia sang Nhật.
+ Các nước Nam Mỹ cung cấp quặng cho hầu hết các lò luyện thép trên thế
giới.
+ ở Châu Phi: các cảng xuất quặng hầu hết ở phía Tây.
+ Nước xuất quặng nhiều nhất là úc chủ yếu xuất sang Nhật.
2.3 Các tuyến vận chuyển than đá
Trong số các hàng khô, rời thì than chiếm vị trí quan trọng do sự phát triển của
công nghiệp và giao thông vận tải.
Tuỳ theo từng thời kỳ các nước xuất khẩu và nhập khẩu khác nhau. Các tuyến
vận chuyển cũng có sự thay đổi.

VD: Trước chiến tranh thế giới thứ 2 nước xuất khẩu than truyền thống là
Anh. (Chiếm 50% than xuất khẩu của thế giới). Sau chiến tranh, do khủng
hoảng than nên khối lượng xuất than của Anh giảm đi nhiều.
Những năm 1960 sản lượng than xuất của úC tăng lên một cách nhanh chóng.
Hiện nay Mỹ là nước xuất khẩu than bằng đường biển lớn nhất thế giới (40%),
thứ 2 là úC, thứ 3 là BaLan. Các nước nhập khẩu than là Phần Lan, Đan Mạch,
Pháp, ý, Tây Ban Nha, Đức…
2.4 Các tuyến vận chuyển lương thực
Hàng lương thực là một trong những mặt hàng rời lâu đời nhất được vận
chuyển bằng đường biển. Lương thực là loại hàng thứ 3 sau quặng và than.
Khối lượng lương thực dao động nhiều theo thời gian do ảnh hưởng của sự
buôn bán giữa các nước và thu hoạch của nước xuất khẩu.
Trước đây nước xuất khẩu nhiều nhất là Mỹ, Canada, úC, Achentina. Nhưng
trong những năm gần đây Thái Lan, Việt Nam là những nước xuất khẩu gạo
lớn. Với các nước nhập khẩu là CuBa, Philippin, ấn Độ và các nước thuộc
Liên Xô cũ,…
21


2.5 Các tuyến vận chuyển nguyên liệu phân bón
– Các tuyến vận chuyển nguyên liệu phân bón:
+ Từ Marốc sang các nước ở Tây Âu (Phốt phát: chiếm khoảng 35% khối
lượng hàng)
+ Từ Marốc sang các nước khu vực Địa Trung Hải (28%)
+ Từ Mỹ sang các cảng Tây Âu (30% )
+ Từ Mỹ sang các nước khu vực ĐTH (6%)
+ Từ Mỹ sang Nhật (17%)
– Các tuyến vận chuyển quặng nhôm:
Trên 80% sản lượng khai thác tại úc, Jamaica, Guam. Các nước tiêu thụ nhiều
là Mỹ, Canada, Đức, Pháp, Nhật và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ.

– Các tuyến vận chuyển quặng Mangan
Sản lượng mangan hầu như tập trung ở 5 nước: Các quốc gia thuộc Liên Xô
cũ, Brazin, Nam Phi, ấn Độ, Tây Phi.
2.6 Các tuyến vận chuyển hàng lỏng
Hàng hoá ở thể lỏng hiện nay chiếm khoảng 50% khối lượng hàng vận chuyển
bằng đường biển quan trọng nhất là dầu và sản phẩm dầu với các tuyến thay
đổi theo từng thời kỳ.
Trước đây nếu xét về dầu và sản phẩm của nó ta thấy 40% khối lượng dầu của
thế giới được khai thác ở vùng Trung Đông. 22% Bắc Mỹ, 15% Liên Xô cũ,
10% ở Châu Nam Mỹ và Châu Phi.
Hiện nay các nước xuất khẩu dầu chủ yếu là vùng Trung Đông với một nửa số
dầu xuất sang Châu Âu, 1/5 số dầu của các nước vùng vịnh Péc xích xuất sang
Nhật Bản. Ngoài ra các nước phía Bắc và Tây Phi, Canada, Indonexia xuất với
khối lượng nhỏ hơn,..
Ngoài dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ còn có các mặt hàng lỏng khác như nước
ngọt, lưu huỳnh, dầu thực vật. Nhưng khối lượng không lớn lắm và lẻ tẻ được
vận chuyển bằng tàu dầu.
VD: vận chuyển mêtan lỏng chạy chủ yếu trên tuyến từ Vịnh Ba Tư và Bắc
Phi sang Anh và Pháp.

2.7Các tuyến vận chuyển hàng bách hoá
2.7.1
Đặc điểm chung
Gồm nhiều loại hàng thông thường có đặc điểm:
– Được vận chuyển bằng các loại tàu theo các tuyến tàu chợ (liner)
– Hàng bách hoá là những loại hàng có giá trị cao.
– Hàng bách hoá có hình dạng, kích thước, bao gói, tiêu chuyển, yêu cầu bảo
quản rất khác nhau.
2.7.2
Các tuyến vận chuyển cố định trên thế giới

– Các tuyến vận chuyển hàng bách hoá trùng hợp với các tuyến vận chuyển cố
định (Liner) tập trung chủ yếu ở Tây Âu từ đó toả đi khắp các lục địa trên thế
giới chủ yếu là đến vùng kinh tế phát triển. Đặc biệt tới Mỹ, Nhật là những
vùng có trung tâm buôn bán lớn.
22


+ Tuyến Tây Âu – Mỹ – Canada
+ Tuyến Châu Âu – Nam Mỹ
+ Tuyến Châu Âu – Mỹ – Nhật, Indonexia
+ Tuyến Nhật – Mỹ – Canada
+ Tuyến Tây Âu – Châu Phi
+ Tuyến Châu Âu – úc, Niudilân.
+ Tuyến Viễn Đông – Vùng ấn Độ Dương.
-Năm 1966 các tuyến Liner được phân ra vận chuyển container gồm 9 tuyến
phát triển nhất là Tây Âu – Bắc Mỹ.
-Từ năm 1970 là các tuyến Container mới mở:
– Tây Âu, Bắc Âu – Mỹ
– Mỹ (Bờ TBD) – Nhật, Philippin, Malai
– úc, Niudilân – Vịnh Mêxicô
– úc, Niudilân – Mỹ, Canada
– Từ năm 1971 tuyến Container Tây Âu – Viễn Đông với sự chuyển tải bằng
đường sắt qua được được đưa vào khai thác.
– Cuối năm 1960 xuất hiện phương thức vận chuyển hàng bách hoá theo kiểu
tàu chở xà lan. Tuyến phát triển nhất là Bắc Mỹ – Tây Âu, ĐTH, Nhật, úc,
Philippin, Indonexia.

23



KẾT LUẬN

Vận tải là huyết mạch của nền kinh tế, vận tải phát triển sẽ thúc đẩy các ngành kinh
tế khác phát triển theo. Trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay vận tải đóng vai trò rất quan
trọng, nhất là vận tải biển. Vận tải liên kết các nền kinh tế, rút ngắn khoảng cách về
không gian địa lý, nhằm giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, thúc đẩy thương mại
phát triển, làm lợi cho cả người sản xuất và tiêu dùng. Trong thương mại quốc tế thì vận
tải biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng, khoảng 80% hàng hoá xuất nhập khẩu được vận
chuyển bằng đường biển, đó là do đặc thù ngành vận tải biển tạo ra lợi thế cho mình, như
phạm vi vận tải rộng, sức chuyên chở lớn và chi phí vận chuyển thấp.Do vậy ngành vận
tải biển trở thành ngành kinh doanh dịch vụ rất tiềm năng. Việt Nam với những lợi thế
lớn để phát triển hình thức vận tải biển như vị trí địa lý có bờ biển dài và có nhiều cảng
biển lớn nhỏ.Trong những năm gần đây ngành vận tải biển của Việt Nam không ngừng
phát triển và vươn xa, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế đất
nước.Bên cạnh đó, ngành vận tải biển Việt nam còn nhiều tồn tại cần giải quyết. Để
ngành vận tải biển phát triển thuận lợi, đó là những bài toán khó khăn đặt ra cho nhà quản
lý. Những năm qua, đặc biệt từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa , ngành vận tải
biển Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng, thị trường vận tải biển Việt Nam đang
dần dần mở rộng theo nhịp độ chung của xu thế thương mại khu vực và toàn cầu Sự
nghiệp đổi mới, chính sách mở cửa, hoà nhập của Việt Nam với cộng đồng quốc tế đã tạo
điều kiện cho khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng với tốc độ nhanh.
Toàn cầu hoá khu vực đã trở thành một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan
hệ quốc tế hiện đại. Xu thế này sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới. Các nước
đặc biệt là các nước đang phát triển ngày càng áp dụng chính sách mở cửa và tự do hoá
thương mại đầu tư và tài chính. Trong bối cảnh đó bất cứ nước nào cũng phải nỗ lực hội
nhập vào xu thế chung, điều chỉnh chính sách, giảm dần hàng rào thuế quan và dỡ bỏ
hàng rào phi thuế quan, làm cho việc trao đổi hàng hoá, luân chuyển vốn, lao động, công
nghệ và kỹ thuật trên phạm vi toàn thế giới ngày càng thông thoáng hơn. Việt nam không
thể không theo xu hướng này. Trong điều kiện đó, mức độ quốc tế hoá các ngành sản xuất
và dịch vụ ngày càng tăng, thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, giữa các quốc gia

trong lĩnh vực kinh tế ngày càng gay gắt hơn. Đất nước mở cửa hội nhập với khu vực và
thế giới cùng với nền kinh tế phát triển, xuất nhập khẩu tăng đã tạo điều kiện cho hàng
loạt những hãng tàu lớn quốc tế có mặt tại thị trường Việt Nam cạnh tranh với nhau, với
ngành hàng hải Việt Nam còn non yếu. Trong khi đó, chúng ta lại chưa có một đề tài
nghiên cứu một cách toàn diện về năng lực cạnh tranh của ngành hàng hải Việt Nam để
từ đó đưa ra các giải pháp khả thi, đáp ứng điều kiện kinh tế của đất nước đảm bảo khả
năng cạnh tranh của ngành hàng hải Việt Nam trong điều kiện mới.

24


25


×