Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

SÁCH THAM KHẢO về ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA ở VIỆT NAM một số vấn đề lý LUẬN và THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.92 KB, 94 trang )

"Về định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam - lý luận và thực
tiễn",
Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn cách mạng
hiện nay đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII thông qua là Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Từ đó đến nay, công
cuộc đổi mới đất nước dưới ánh sáng chỉ đạo của cương lĩnh đã đạt được những
thành tựu to lớn, nhiệm vụ của chặng đường đầu tiên trong thời kỳ quá độ đã hoàn
thành, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, cho phép chúng ta chuyển
sang một thời kỳ phát triển mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong quá trình thực hiện cương lĩnh, thuật ngữ "định hướng xã hội chủ nghĩa"
được xuất hiện một cách phổ biến và rộng rãi trong các sách báo lý luận, trong mọi
văn kiện của Đảng và Nhà nước. Điều hiển nhiên là một đất nước quá độ lên chủ
nghĩa xã hội thì mọi quá trình của đời sống phải vận động theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Thế nhưng, hoạt động lý luận cũng như hoạt động thực tiễn của chúng ta
vẫn luôn có yêu cầu phải lý giải cho rõ hơn, sâu hơn định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta đang đặt ra hàng loạt vấn
đề cơ bản cấp bách đòi hỏi lý luận phải trả lời. Không phải mọi điều đã được trả lời
rõ ràng vì một lý do hiển nhiên là sự nghiệp đổi mới của chúng ta mới bắt đầu, cần
phải có thời gian để thử nghiệm, tổng kết thực tiễn, tìm tòi phát triển lý luận. Đảng ta
phải tự mình trả lời cho vấn đề thế nào là một chủ nghĩa xã hội đã được đổi mới. Đó
cũng là một vấn đề chung cho cả phong trào cách mạng thế giới mà không ai trả lời
thay chúng ta và sau đó phải trả lời vấn đề về con đường xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam.
Như vậy vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa của chúng ta còn phải được tiếp tục
làm rõ không ngừng trên cơ sở tổng kết thực tiễn, bổ sung hoàn thiện lý luận về con
đường chúng ta đi. Song không thể đồng tình với ý kiến cho rằng dường như chúng
ta đang mò mẫm tìm đường và cái hướng mà chúng ta đã xác định chưa chắc đã là
hướng đúng, có thể có một hướng khác! Cần phải khẳng định rằng chúng ta đã có
một một cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lênin



tưởng
Hồ
Chí
Minh.
Chúng
ta
đã
có thực tiễn chính trị trực tiếp của sự nghiệp đổi mới với những cái hay và cái dở,
cái được và cái chưa được đã bộc lộ ra tương đối rõ nét. Chúng ta cũng có thực tiễn
3


gián tiếp của những nước trước đây đã là xã hội chủ nghĩa, đã lựa chọn con đường
phát triển khác, con đường đó đã đem lại những kết quả gì cho nhân dân, với cái giá
phải trả như thế nào.
Chương một
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là phù hợp với xu thế phát triển
của thời đại hiện nay

1. Nhân loại đang đi về đâu?
Thế kỷ XXI đã bắt đầu. Loài người bước vào một thiên niên kỷ mới. Những biến
động dữ dội, đầy kịch tính của thế kỷ này đã làm nảy sinh nhiều suy nghĩ của con
người về tương lai của mình, về hướng đi của lịch sử nhân loại.
Các giáo phái kỳ quái mọc ra như nấm với những lời tiên tri lặp lại lời phán bảo
cổ xưa của Chúa về ngày tận thế. Những nhà sinh thái lo lắng về những vấn đề môi
sinh ngày càng tồi tệ có thể dẫn đến những thảm họa sinh thái trên trái đất. Trong khi
đó những nhà kỹ trị lạc quan chủ nghĩa tiếp tục cất cao bài ca về thời đại thống trị của
trí tuệ con người. Còn các nhà tư tưởng và lý luận chống cộng và xã hội - dân chủ cũ
và mới cả những kẻ hôm qua đã từng là cộng sản hôm nay đang "sám hối" về sự "khờ
dại" của mình, ra sức bác bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, bêu xấu lý tưởng xã hội chủ

nghĩa, hết lời ca ngợi chủ nghĩa tư bản. Họ cho rằng chủ nghĩa tư bản ngày nay là xã
hội tốt đẹp nhất của loài người, nhân loại trước đây có phát triển nhưng sẽ dừng lại ở
chủ nghĩa tư bản giống như ông già Hêghen xưa kia đã cho rằng tất cả mọi sự phát
triển của lịch sử sẽ dừng lại ở nhà nước Phổ. Trong con mắt họ, thế kỷ XXI là thế kỷ
toàn thắng và phồn vinh của chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, ở thế giới phương Tây cũng có những học giả tỏ ra bi quan và dè dặt
hơn. Là những người bảo vệ các giá trị phương Tây, họ có những lý do để lo âu về sự
tồn vong của chế độ tư bản. Họ thẳng thắn chỉ ra những mâu thuẫn và khuyết tật của
xã hội hiện đại, tìm cách khắc phục để làm cho xã hội đó hoàn thiện và tốt đẹp hơn.
Rơnê Đuymông, một học giả người Pháp cho rằng chủ nghĩa tư bản là "một thế giới
không thể chấp nhận được".
Anvin Tôphlơ, J.K Galbraith, Paul A.Samuelson, Peter F.Ducker thừa nhận cần
phải cải biến xã hội tư bản, thay vào đó bằng một xã hội khác. Theo các ông đó là,
4


"xã hội hậu tư bản", "xã hội siêu công nghiệp", "xã hội hậu công nghiệp". Những
người xã hội dân chủ các nước dù có mang mầu sắc khác nhau thì vẫn trương lên cái
biển về một "xã hội dân chủ", làm ồn ào về một con đường thứ ba, không phải chủ
nghĩa tư bản cũng không phải chủ nghĩa xã hội như những người cộng sản quan
niệm, một xã hội muốn bảo vệ lợi ích người lao động nhưng lại vẫn giữ nguyên ách
thống trị về kinh tế và chính trị của giai cấp tư sản.
Tất cả các trào lưu ấy đều phủ nhận các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, về đấu tranh giai cấp và cách
mạng xã hội, về tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội trên phạm vi toàn thế giới. Đặc biệt, từ sau sự sụp đổ của các nước xã hội chủ
nghĩa Đông Âu và Liên Xô, họ càng lớn tiếng công kích chủ nghĩa Mác - Lênin, coi
việc ra đời của chế độ xã hội chủ nghĩa là một sai lầm lịch sử của loài người trong thế
kỷ XX, là trái quy luật, là một không tưởng mới, do đó tất yếu chế độ đó phải thất
bại.
Như vậy là trong buổi giao thời của hai thiên niên kỷ, nhân loại một lần nữa lại tự

đặt cho mình câu hỏi: nhân loại sẽ đi về đâu? Những người mácxít Việt Nam phải
giải đáp câu hỏi đó một cách thuyết phục và điều đó có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
cấp bách đối với nhân dân ta. Con đường phát triển xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà
chúng ta lựa chọn phải cùng đường với con đường phát triển của nhân loại chứ không
thể ngược lại. Bằng lý luận và thực tiễn, những người mácxít phải chứng minh được
rằng chủ nghĩa tư bản không phải là đích cuối cùng của lịch sử, rằng lịch sử vẫn tiếp
tục đi lên, vượt qua chủ nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Như vậy là chủ trương vượt qua chủ nghĩa tư bản không còn là chủ trương riêng
của những người mácxít. Những nhà tư tưởng tư sản ít nhiều có tinh thần khách quan
khoa học ngày nay đã nhận thấy sự cần thiết phải phủ định chủ nghĩa tư bản dưới
hình thức hiện nay, phủ định những ung nhọt, khuyết tật của nó để thay bằng một trật
tự xã hội tốt đẹp hơn, đáp ứng đầy đủ hơn ước mơ, nguyện vọng và quyền lợi chân
chính của con người. Điều khác nhau giữa những người mácxít và những nhà tư
tưởng đó là ở mục đích và cách thức phủ định chủ nghĩa tư bản. Những nhà lý luận tư
sản, xã hội dân chủ chủ trương điều chỉnh và cải cách chủ nghĩa tư bản làm cho chủ
nghĩa tư bản tốt đẹp hơn mà về cơ bản không thay đổi bản chất kinh tế và giai cấp
của xã hội tư bản. Họ sợ nói đến cách mạng xã hội, đến việc thay đổi một cách cơ
bản trật tự của xã hội hiện tồn. Thực chất những quan điểm của họ có nội dung tiến
bộ trong việc phê phán chủ nghĩa tư bản nhưng lại là những quan điểm cải lương, là
5


một kiểu biện hộ khá tinh vi cho chủ nghĩa tư bản dưới hình thức lý luận về sự "phát
triển".
Đã xuất hiện một quan điểm cho rằng chủ nghĩa tư bản ngày nay chính là chủ
nghĩa xã hội, là một chế độ xã hội tiến bộ và cao hơn chế độ tư bản thời cuối thế kỷ
XIX và đầu thế kỷ XX mà Mác và Lênin đã từng phê phán, là một xã hội đang quá độ
lên chủ nghĩa cộng sản với những đặc trưng mà Mác và Ăngghen đã nói tới. Tuy
nhiên, những lý lẽ biện hộ cho chủ nghĩa tư bản ngày nay không thể đứng vững trước
những thực tế phức tạp, đầy mâu thuẫn của thế giới tư bản. Người ta càng nhận thấy

một nghịch lý không có lời giải đáp của chế độ tư bản; sự sản xuất càng phát triển, sự
xã hội hóa lao động càng cao, của cải càng dồi dào thì càng tạo ra nhiều ung nhọt về
mặt xã hội, càng làm cho con người bị tha hóa hơn bao giờ hết. Sự bất công xã hội,
sự phân cực giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội, sự tước đoạt các giá trị văn hóa tinh
thần của loài người… là những điểm yếu chí mạng của chủ nghĩa tư bản mà dù giai
cấp tư sản có cố gắng che đậy bao nhiêu vẫn cứ lộ ra. Vì vậy, lương tri nhân loại dù
có trải qua phân vân xao xuyến giữa lựa chọn này hay lựa chọn khác, cuối cùng sẽ
phải hướng đến một xã hội tốt đẹp hơn xã hội tư bản là xã hội chủ nghĩa của chủ
nghĩa Mác - Lênin.
ý niệm về thời kỳ quá độ trong sự phát triển của tự nhiên, xã hội và con người
không phải đến Mác mới có. Các nhà khoa học trước Mác cũng đã đề cập nhiều đến ý
niệm này trên trên nhiều mặt của quá trình phát triển của thế giới. Mác chỉ vận dụng
ý niệm về sự quá độ để nghiên cứu lĩnh vực xã hội loài người và phát hiện ra quy luật
thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội mà thôi. Hơn nữa, Mác và
Ăngghen không đi sâu nghiên cứu về tất cả các thời kỳ quá độ trong lịch sử mà chỉ
tập trung phân tích tính tất yếu hợp quy luật của việc thay thế chủ nghĩa tư bản bằng
một
chế
độ

hội mới ưu việt hơn. Chế độ xã hội đó chính là chủ nghĩa
cộng sản.
Khái niệm chủ nghĩa cộng sản vốn có trước Mác, do các nhà tư tưởng trước Mác
hoặc cùng thời với Mác đề ra. Mác chỉ tiếp thu cái hạt nhân hợp lý trong ý niệm về
chủ nghĩa cộng sản của những nhà tư tưởng và vận dụng tài tình hai phát kiến vĩ đại
của mình là lý luận duy vật về lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư để làm cho khái
niệm đó có một nội dung thực sự khoa học và cách mạng. Chủ nghĩa cộng sản, như
Mác đã phân tích, không phải là một ý tưởng nảy sinh từ một cái đầu nào đó, dù cho
cái đầu ấy có siêu đẳng đến đâu, cũng không phải là một sự bịa đặt của lịch sử. Chủ
6



nghĩa cộng sản chính là sự vận động của hiện thực khách quan, là một phong trào
thực tiễn nhằm thủ tiêu cái chế độ hiện tồn đã làm cho nhân loại bị tha hóa, trở thành
kẻ xa lạ với bản chất vốn có của mình. Chủ nghĩa cộng sản là sự trở về với bản chất
người của con người. Mác gọi chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa tự nhiên hoàn bị và
chủ nghĩa nhân đạo hoàn bị.
Ngày nay, sau hơn 150 năm ra đời, những nhà tư tưởng của Mác về chủ nghĩa
cộng sản đã tỏ ra đứng vững trước những thử thách của thời gian. Cho dù các học giả
tư sản cố tình phủ nhận những tư tưởng của Mác thì sự thật hiển nhiên của thế giới tư
bản hiện nay đã minh chứng những luận điểm của Mác là đúng, là có tính phổ biến
không thể bác bỏ. Có một điều kỳ lạ là các trào lưu xã hội - dân chủ đều xa lạ với chủ
nghĩa Mác, đều chống lại Mác và Lênin, nhưng những lãnh tụ nổi tiếng của các trào
lưu đó lại vẫn phải đề cao Mác để tô vẽ cho uy tín chính trị và khoa học của mình.
Chủ tịch Quốc tế xã hội chủ nghĩa người Đức đã quá cố W.Brant cũng phải thừa nhận
rằng: "Tất cả chúng ta đứng trên vai của Mác". Còn P.Míttơrăng, Chủ tịch Đảng xã
hội Pháp thì nói: "Đảng xã hội không hề phụ thuộc vào một giáo điều nào… song cơ
sở lý luận của nó là chủ nghĩa Mác". Cho dù bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản trên toàn thế giới có khó khăn thế nào đi nữa, nhất là sau sự sụp đổ
của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô thì xu hướng tất yếu của lịch
sử vẫn là đi tới chủ nghĩa cộng sản. Chỉ có điều con đường phát triển của lịch sử
không thẳng tắp mà luôn quanh co, khúc khủy, có lúc tạm thời thụt lùi.
Do không nhận thức được tính phức tạp, lâu dài của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư
bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới nên nhiều người đã dao động,
đánh mất niềm tin, cho rằng sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở
Đông Âu là do đi trái quy luật lịch sử, là ảo tưởng, là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội
cả trên bình diện lý luận lẫn trên bình diện thực tiễn. Họ quên rằng trong lịch sử của
mình, từ chế độ xã hội này quá độ sang chế độ xã hội khác, nhân loại cũng đã phải
trải qua những thời kỳ quá độ khá dài không phải diễn ra trong mấy chục năm mà
hàng mấy trăm năm. Chế độ phong kiến châu Âu đã phải mất

gần 200 năm mới thay đổi hoàn toàn chế độ chiếm hữu nô lệ. Cách mạng tư sản Anh
- cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới cũng phải trải qua qua nhiều giai đoạn.
Sau
khi
vua Saclơ I bị lên đoạn đầu đài nhưng giai cấp phong kiến Anh vẫn còn thế lực tổ
chức phản công bằng hai cuộc nội chiến (1642-1646) và (1658) và phục hồi triều đại
7


Schiua vào năm 16601. Giai cấp tư sản Anh phải tiến hành một cuộc chính biến 1688
mới giành lại được chính quyền. Bản thân cuộc đại cách mạng tư sản Pháp cũng diễn
ra không suôn sẻ chút nào. 25 năm sau khi cách mạng tư sản Pháp thắng lợi, các thế
lực phản động phong kiến Pháp vẫn phản công quyết liệt và đã giành lại được chính
quyền với 15 năm trị vì của triều đại Buốcbông (1815-1830). Tiếp sau đó, các nền
cộng hòa và các đế chế liên tiếp thay thế nhau, chỉ đến sau công xã Pari, chế độ tư
bản ở Pháp mới đi vào thời kỳ ổn định. Như vậy, nếu tính sự khởi đầu từ nước Anh
đến nước Pháp và cả châu Âu, thời đại quá độ từ chủ nghĩa phong kiến lên chủ nghĩa
tư bản ở châu Âu, ở Bắc Mỹ cũng phải gần hai trăm năm. Nếu tính đến quá trình thực
dân hóa sau này của chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới thì thời gian còn dài hơn nữa.
Những bài học lịch sử đó diễn ra cách đây hàng mấy trăm năm vẫn còn có tính
thời sự khi được dùng để xem xét các sự kiện trong thế kỷ chúng ta. Sự sụp đổ của
chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô không bác bỏ học thuyết về đấu tranh giai
cấp, về thời đại quá độ của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trái lại nó chứng minh hùng hồn
nhất cho học thuyết đó. Chủ nghĩa tư bản thế giới lo sợ trước thắng lợi của đại cách
mạng tháng Mười Nga, lo sợ sự hiện thực hóa trên một phần ba dân số thế giới "bóng
ma" chủ nghĩa cộng sản nên đã không ngừng tìm mọi cách phản kích cái thực thể các
nước xã hội chủ nghĩa cũng giống như giai cấp phong kiến xưa kia đã phản kích kiên
trì và điên cuồng chống lại sự ra đời của xã hội tư sản. Trong thời đại quá độ từ chế
độ phong kiến lên chế độ tư bản, sự thay thế đó chẳng qua chỉ là sự thay thế giữa hai
chế độ bóc lột người mà thôi, sự thay thế chứa đựng khả năng thỏa hiệp, các nhà quý

tộc tư sản hóa và các nhà tư sản quý tộc hóa, ấy thế mà sự phản kích đã quyết liệt và
dai dẳng đến gần hai trăm năm. Vậy có gì là lạ khi thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư
bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, sự thay thế chế độ người bóc lột
người cuối cùng trong lịch sử bằng một chế độ vĩnh viễn giải phóng con người khỏi
mọi ách áp bức bóc lột lại có thể diễn ra nhanh chóng bằng một con đường thẳng tắp.
Thời đại đó tất yếu phải gồm nhiều giai đoạn, có tiến công và phòng ngự, rút lui, có
cao trào và thoái trào, có thắng lợi có thất bại.
Ngày nay, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không còn, phong trào cộng sản,
phong trào cách mạng trên toàn thế giới đang gặp khó khăn. Thế nhưng xu thế chung
của phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội vẫn
1

. Xem Lịch sử cận đại thế giới, quyển I, Nxb, Đại học và trung
học chuyên nghiệp, Hà Nội 1986, tr. 47.
8


đang tìm đường đi cho mình. Đây là giai đoạn các lực lượng cách mạng của thời đại
rút kinh nghiệm đã qua, tìm con đường đi mới, tìm những nội dung và hình thức mới
của cách mạng, đặc biệt là về mục tiêu xã hội chủ nghĩa và những con đường lịch sử
cụ thể đi tới mục tiêu đó, chuẩn bị cho các cuộc tiến công trong tương lai. Ngay ở các
nước Liên Xô cũ và Đông Âu, người ta đang thấy sự xuất hiện nhiều dấu hiệu tích
cực mới, báo trước một sự phục hồi ý thức và tổ chức cách mạng của nhân dân khi
nhân dân trải qua kinh nghiệm chính trị khắc nghiệt của bản thân đang được gỡ bỏ
nốt những ảo tưởng cuối cùng.
Những người cộng sản và nhân dân lao động ở các nước đó đã nhận rõ bản chất
của cái gọi là "cải tổ" phản cách mạng tiến hành ở đất nước họ. Trong báo cáo tại Đại
hội Liên đoàn các đảng cộng sản - Đảng Cộng sản Liên Xô ngày 2 tháng 7 năm 1995,
Ô. Sênhin, ủy viên ban chấp hành của Liên đoàn đã nói, những người cải tổ phản
cách mạng "hành động một cách xảo quyệt có tính toán" nhưng "giờ đây đại đa số

nhân dân đã nhìn thấy rõ tính chất thâm độc của trò lừa dối đó". Trong các năm 1993,
1994, các Đảng Xã hội - dân chủ ở Cộng hòa Ba Lan, Đảng Xã hội chủ nghĩa
Hungary, Đảng Xã hội chủ nghĩa Bungary đã giành được thắng lợi to lớn trong các
cuộc bầu cử và đã trở thành các đảng chủ trì liên minh cầm quyền. Các đảng đó vẫn
đứng trên lập trường mácxít đổi mới tư duy về chủ nghĩa xã hội hay đã chuyển sang
lập trường xã hội - dân chủ, đó là điều chúng ta cần phải theo dõi. Tuy nhiên, phải ghi
nhận một điều là cánh tả đang trỗi dậy trong đời sống chính trị ở Liên Xô, Đông Âu
và ngày càng được lòng dân. Nhân dân ngày càng chán ghét các chính đảng và chính
khách tư sản mới nảy sinh từ sự phản bội có tổ chức trong những năm 1989-1991, có
sự đạo diễn và trợ giúp của chủ nghĩa tư bản thế giới. Sự sụp đổ của Liên Xô và các
nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu không xóa hết được những thành tựu, những ký ức
tốt đẹp của nhân dân lao động về cách mạng tháng Mười Nga, về thắng lợi của những
năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự sụp đổ đó "càng không phải là phong trào cộng
sản, tư tưởng của Mác, Ăngghen, Lênin đã chết"1.
Chúng ta chưa thể nói đến việc những người cộng sản ở Liên Xô (cũ) và ở các
nước Đông Âu sắp quay trở lại nắm chính quyền. Con đường đi tới còn gian khổ, thế
nhưng tình hình cách mạng ở các nước đó quả là đã có những chuyển biến khác
trước. Thực tế cho thấy chủ nghĩa tư bản thế giới chưa dễ dàng thắng ở Liên Xô (cũ)
và các nước Đông Âu. Mọi việc đang còn ở phía trước.
1

. Xem Tuyên bố Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Phần Lan.
9


ở các nước tư bản phát triển, giai cấp công nhân hiện đại vẫn tồn tại như là một
lực lượng chính trị đối lập lớn nhất của chủ nghĩa tư bản, là lực lượng lao động chủ
yếu sản xuất ra những sản phẩm hữu hình và vô hình. Trong những năm qua, các
chính sách xã hội của các nước tư bản nhằm tạo ra một sự hòa hợp giai cấp và ổn
định chính trị - xã hội có thể đạt những kết quả nhất định. Tuy nhiên, những mâu

thuẫn cơ bản kinh niên của xã hội tư bản không thể giải quyết triệt để trong khuôn
khổ trật tự tư bản chủ nghĩa. Những mâu thuẫn đó có thể lắng xuống tạm thời nhưng
lại được tích tụ để chờ thời cơ bùng nổ dữ dội. Giai cấp tư sản sẽ không lường được
sự bùng nổ đó.
Mới đây, hàng triệu công nhân Pháp xuống đường, bãi công chống chính phủ
Pháp, báo cho toàn thế giới biết rằng giai cấp công nhân hiện đại ở các nước tư bản
phát triển chưa biến mất, rằng giai cấp đó vẫn tồn tại và đã tỏ rõ sức mạnh của mình.
Sứ mệnh lịch sử của nó không hề thay đổi. Rồi đây, cuộc đấu tranh của giai cấp công
nhân chống chủ nghĩa tư bản có thể có những nội dung và hình thức rất mới. Khó có
ai đoán trước được những dích dắc của lịch sử thế giới, nhất là khi thế giới bước vào
thiên niên kỷ mới, mở đầu bằng thế kỷ XXI, thế kỷ mà mọi quá trình phát triển cả tự
nhiên, xã hội và con người đều gia tăng tốc độ đến mức chóng mặt. Rất có thể thế kỷ
XXI sẽ đem lại cho nhân loại một nền văn minh mới đồng thời một trật tự xã hội mới
tiến bộ hơn. Trật tự đó sẽ ra đời bằng các cuộc cách mạng xã hội, dù cho những nội
dung và hình thức của các cuộc cách mạng đó đứng từ cuối thế kỷ này chúng ta chưa
thể nhận biết được.
Những quá trình cách mạng diễn ra trước đây, hiện nay và sau này đã và sẽ minh
chứng rằng cách mạng thế giới trong sự phát triển tổng hợp của nó đã tổng hợp luôn
cả các luận điểm của Mác, Ăngghen và Lênin về cách mạng vô sản thế giới. Thực
tiễn đó cũng chứng minh dự báo thiên tài của Hồ Chí Minh về hai đôi cánh của con
chim cách mạng thế giới, cách mạng chính quốc và thuộc địa phải bổ sung cho nhau,
mặc dù ngày nay cái hình hài của chủ nghĩa thực dân không còn giống như vào đầu
thế kỷ khi Hồ Chí Minh viết "Bản án chế độ thực dân...".
2. Chủ nghĩa tư bản ngày nay - thành tựu và khuyết tật
Sau những bước thăng trầm, chủ nghĩa tư bản ngày nay đã có những bước phát
triển mới. Những thành tựu to lớn về kinh tế, khoa học và công nghệ mà nhân loại đã
đạt được dưới chủ nghĩa tư bản là điều không thể phủ nhận.
10



Do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học và công nghệ hiện đại, nền
kinh tế của chủ nghĩa tư bản đã bước vào và sẽ còn tiếp tục quá trình quốc tế hóa và
nhất
thể
hóa
ở mức độ cao. Từ những năm sau chiến tranh thế giới lần
thứ II, đặc biệt trong những thập kỷ 60 và 70, chủ nghĩa tư bản đã có những bước tự
điều chỉnh quan trọng, đã có bước phát triển mới, tạo ra một bộ mặt mới của chủ
nghĩa tư bản.
Có một thời kỳ nhờ áp dụng lý thuyết của Keynes, chủ nghĩa tư bản đã khắc phục
được một phần, không để diễn ra các cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề như cuộc
khủng hoảng 1929-1933. Bằng sự can thiệp của nhà nước, với những đơn đặt hàng
tạo công ăn việc làm, khắc phục tình trạng thất nghiệp, chủ nghĩa tư bản dường như
đã ổn định hơn trong các chu kỳ phát triển của nó. Lý thuyết của Keynes đã một thời
được chủ nghĩa tư bản ca ngợi nhiệt liệt. Các nhà lý luận kinh tế tư sản coi học thuyết
Keynes là phương thuốc bách bệnh chữa cho chủ nghĩa tư bản qua khỏi ốm yếu và
làm cho nền kinh tế mạnh lên. Tuy nhiên, đến những năm 60-70 của thế kỷ XX, chủ
nghĩa tư bản từ bỏ thần tượng Keynes của mình và chuyển sang áp dụng lý thuyết của
M.Fridman với chủ trương tự do hóa nền kinh tế chống lại sự can thiệp quá sâu của
nhà nước. Fridman đề nghị nhà nước chỉ can thiệp ở mức tối thiểu và chỉ can thiệp ở
cấp vĩ mô thông qua hệ thống các chính sách tài chính và tiền tệ. Các chính sách đó
đã trở thành đòn bẩy quan trọng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa những năm 70 và
đầu 80. ở các nước tư bản phát triển, sản phẩm xã hội có xu hướng tăng, giảm được
tốc độ lạm phát phi mã, suy thoái kinh tế đã được khắc phục một bước. Các ngành
kinh tế chủ chốt của chủ nghĩa tư bản giữ được sự ổn định và tiếp tục phát triển. Chủ
nghĩa tư bản cũng đã nhanh chóng ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và
công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh. Trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, một số
ngành công nghệ có hàm lượng trí tuệ cao đang phát triển nhờ áp dụng khoa học kỹ
thuật tiên tiến như vi điện tử và thông tin, vật liệu mới với các tính năng định sẵn,
công nghệ sinh học, kỹ thuật tái tạo gen di truyền, các dạng năng lượng mới. v.v… ở

các nước tư bản phát triển, quy trình sản xuất sản phẩm đã xuất hiện xu hướng ngược
lại không giống với quy trình cổ điển của một xã hội công nghiệp. Đó là tính phi tiêu
chuẩn hóa, phi chuyên môn hóa, phi tập trung hóa, phi tối đa hóa. Ngày nay, phương
thức sản xuất của chủ nghĩa tư bản phát triển trở nên năng động hơn. Việc tự động
hóa sản xuất đồng bộ với kỹ thuật điều khiển linh hoạt là cơ sở vật chất - kỹ thuật của
chủ nghĩa tư bản cuối thế kỷ XX.
11


Sự phát triển về lý thuyết kinh tế cộng với sự phát triển về khoa học, kỹ thuật và
công nghệ đã cho phép chủ nghĩa tư bản hiện đại thay đổi phần lớn các cơ cấu kinh
tế. Sản xuất công nghiệp cổ điển giảm dần tỷ trọng. Các ngành sản xuất mới, tiên tiến,
có hàm lượng khoa học, kỹ thuật cao, các ngành dịch vụ kỹ thuật cho sản xuất đang
phát triển mạnh mẽ và chiếm tỷ trọng hàng đầu. Chính ngành dịch vụ mà phương Tây
gọi là khu vực ba đã có những đóng góp đáng kể cho việc tăng trưởng của GDP. Sự
thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế kéo theo những biến đổi trong cơ cấu lao động. Xu
hướng chung là lao động khoa học, kỹ thuật, lao động trí óc, lao động trong ngành
dịch vụ tăng lên. Các loại ngành lao động có kỹ thuật thấp đã giảm dần vai trò và một
số dần dần bị loại bỏ khỏi danh mục nghề nghiệp. Ví dụ ở Mỹ, từ năm 1960 đến năm
1980 số nhân công làm văn phòng tăng từ 15% đến 19% lao động toàn Liên bang, số
lao động có kỹ thuật tăng từ 11% đến 17%, số thợ đứng máy giảm từ 18% xuống
12%, số lao động nông nghiệp cũng giảm từ 8% xuống còn 2%.
Ngày nay, ở các nước tư bản phát triển đã có sự thay đổi mạnh trong tổ chức các
đơn vịi sản xuất. Các đơn vị sản xuất nhỏ, thích ứng nhanh nhạy với nhu cầu thị
trường phát triển đi liền với việc tư nhân hóa và giải thể một số cơ sở kinh tế nhà
nước đã từng phát triển mạnh trong thời kỳ tư tưởng Keynes thống trị. Nhiều công ty,
xí nghiệp sản xuất đã giảm giá thành quản lý xuống đến 40%. Nhiều công ty lớn cho
phép công nhân làm việc tại nhà, giảm bớt các chi phí không cần thiết. Tuy nhiên, xu
hướng tổ chức các đơn vị sản xuất nhỏ, linh hoạt không làm giảm mức độ xã hội hóa
lao động và tư bản dưới chủ nghĩa tư bản. Các công ty xuyên quốc gia với số vốn

khổng lồ chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng của thế giới đã làm cho tính chất xã
hội hóa trong lao động tư bản tăng lên rất nhanh. Theo Samir Amin, "thời kỳ hiện đại
được đặc trưng bằng ba sự biến đổi quan trọng về cơ cấu trong hệ thống tư bản chủ
nghĩa: 1. Sự thành lập những hãng xuyên quốc gia khổng lồ, hoạt động trên quy mô
thế giới…, 2. Sự khẳng định một cuộc cách mạng công nghệ đang di chuyển trọng
tâm của các công nghiệp tương lai sang những ngành mới (…), 3. Sự tập trung tri
thức công nghệ học vào trong tay những hãng xuyên quốc gia khổng lồ…"1.
Michel Beaud thì đưa ra khái niệm "một nền kinh tế quốc tế - đa quốc gia - thế
giới"2. Những công ty xuyên quốc gia không ngừng tăng thêm. Năm 1984, có 200
hãng
lớn
nhất
1

, 2, 3. Richard Bergron: Phản phát triển - cái giá của chủ nghĩa
tự do, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 47-48.
12


với doanh thu hàng năm là 3.000 tỷ đô la, chiếm 25% GNP. Các công ty đa quốc gia
này sử dụng 50 triệu người lao động trong năm 1982, 30% thương mại thế giới do
các công ty này khống chế. ở Mỹ, những công ty đa quốc giathực hiện 77% xuất khẩu
54%
nhập
khẩu

năm
1983
chúng
chiếm

75%
trong
3
số 50 tỷ đô la chi cho nghiên cứu và phát triển dân dụng ở Mỹ . Theo tài liệu thống
kê của Liên hợp quốc, năm 1990 toàn thế giới có 35.000 công ty xuyên quốc gia với
150.000 chi nhánh ở 160 nước và khu vực trên thế giới, chiếm 40% tổng giá trị sản
xuất của thế giới tư bản. Sự hình thành các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia này
đã làm thay đổi phân công lao động quốc tế. Do sự bùng nổ của kỹ thuật thông tin và
công nghệ sản xuất hiện đại, các công ty này là lực lượng chủ yếu tạo ra nền sản xuất
thế giới và thị trường thế giới. Sự phân công lao động trong thế giới tư bản đã vượt
qua biên giới một quốc gia, một nhóm nước khu vực. Quy trình công nghệ theo đó
cũng được mở rộng và có sự phân công giữa các nhánh của các công ty xuyên quốc
gia. Mỗi sản phẩm làm ra đều có các chi tiết do được sản xuất ở nhiều nơi, nhiều
quốc gia. Việc tính toán mẫu mã, quy trình công nghệ, tổ chức thi công chế tạo sản
phẩm, bán sản phẩm, tiêu thụ và thu hồi vốn…, đều được thực hiện trên toàn cầu và ở
trên nhiều nước khác nhau. Xu hướng gắn chặt và liên kết nền kinh tế các nước thành
quy mô quốc tế đã có tác dụng tích cực trong việc giảm giá thành, nâng cao năng suất
lao động, giảm chi phí vận chuyển, tận dụng tối đa lao động tại chỗ, tiêu thụ nhanh và
rộng rãi. Do vậy, giai cấp tư sản càng tăng thêm việc thu lợi nhuận đến những giới
hạn chưa từng thấy.
Trong báo cáo Tổng qua kinh tế thế giới mới đây, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã
đánh giá rằng tình trạng suy thoái kinh tế ở các nước tư bản chủ yếu đã có chiều
hướng chấm dứt. Tốc độ tăng trưởng đã nhúc nhích đi lên. Năm 1994 đạt 3% trong
khi năm 1991 chỉ đạt 0,3%. Các nước thuộc nhóm G7 vẫn có nền kinh tế phát triển
mạnh nhất. Tốc độ tăng trưởng của Mỹ đạt 3,7% năm 1994, Canađa 4,1%, Nhật Bản
0,9%. Nền kinh tế của các nước EU có chiều hướng phát triển khá. GDP các nước EU
tăng từ 2,6% (1994) đến 2,9% (1995) và dự kiến 3,2% năm 19961.
Trong vài thập kỷ trở lại đây, do sự phát triển của khoa học và công nghệ, hàm
lượng trí tuệ kết tinh trong các sản phẩm khá cao. Theo tính toán của nhiều nhà kinh


1

. Xem Kinh tế thế giới 1994; đặc điểm và triển vọng, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, 1995, tr. 8.
13


tế học, trong một sản phẩm ở các nước tư bản phát triển nhất, tỷ lệ kết tinh các hàm
lượng lao động như sau:
- Giá trị nguyên liệu 10%.
- Giá trị năng lượng 10%.
- Giá trị sức lao động cơ bắt 5%.
- Giá trị lao động trí tuệ 75-85%.
ở các nước tư bản phát triển cao, phần lớn lao động xã hội dành cho hoạt động
dịch vụ, khoa học và công nghệ, thu thập và xử lý thông tin, sáng tạo công nghệ mới,
chế tạo sản phẩm mới… Con người ngày càng ít trực tiếp tác động đến đối tượng lao
động, chế tác sản phẩm mà dần dần đóng vai trò kiểm tra và điều hành dây truyền sản
xuất. Máy tính điện tử đã bước sang thế hệ thứ 5 cho phép con người có thể thực hiện
25 tỷ phép tính trong một giây, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt
động sản xuất, dịch vụ, quản lý.
Ngày nay, sự phân công lao động chân tay và lao động trí óc có xu hướng không
còn rạch ròi như trước. Trong một số lĩnh vực và chuyên ngành hẹp, quan hệ chủ thợ cũng có những thay đổi nhất định căn cứ vào quyền làm chủ tri thức, vào kỹ năng
của người lao động làm thuê. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa chủ - thợ ít nhiều tạo nên
một sự "bình đẳng" nào đó, mâu thuẫn giữa chủ và thợ trong nhiều trường hợp có
phần dịu đi. Mặt khác, do chính sách hạ thấp mệnh giá cổ phiếu và thu hút người lao
động thành những cổ đông, tham gia nhất định vào một số khâu quản lý xí nghiệp,
người công nhân cũng có được những quyền nhất định trong sản xuất, quản trị kinh
doanh và phân phối. Tình hình này dường như tạo ra một bộ mặt mới của chủ nghĩa
tư bản hiện đại. Đây cũng là kết quả của các "chương trình đầu tư cho người lao
động" mà chủ nghĩa tư bản đã thực hiện nhiều năm qua. ở Mỹ và ở Nhật, chủ nghĩa

tư bản dành một khoản ngân sách khá cao cho việc đào tạo cán bộ, đào tạo lại nhân
viên, trang bị cho công nhân những tri thức và kỹ năng mới.
Tuy có hạn chế so với trước, vai trò của nhà nước trong nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa vẫn phát huy hiệu quả tích cực của nó. ở một số nước tư bản phát triển như Mỹ,
Đức, Nhật, Anh, Pháp, Thụy Điển, Phần Lan… nhà nước tư sản có nhiều chính sách
giải quyết các phúc lợi xã hội bằng việc trích từ ngân sách một khoản để trợ cấp cho
những người lao động nghèo khổ, thất nghiệp, đầu tư xây dựng những công trình văn
hóa, xã hội, lợi ích, công cộng… Trên thực tế, việc đầu tư cho y tế, giáo dục, nâng
cao hệ thống bảo hiểm xã hội, môi trường, chống tệ nạn xã hội… ở các nước tư bản
phát triển đã có những thành công đáng ghi nhận. Do nhiều nguyên nhân, trong đó có
14


nguyên nhân hàng đầu nhằm tạo môi trường chính trị ổn định cho xã hội tư bản, chủ
nghĩa tư bản ngày nay đã phải tự điều chỉnh nhiều vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội
trong đó có các vấn đề bảo đảm các quyền bình đẳng, dân chủ của con người, điều
tiết lại thu nhập và phân phối lại mức thu nhập của các tầng lớp dân cư thông qua hệ
thống các chính sách kinh tế và xã hội, điều chỉnh quan hệ giữa chủ và thợ thông qua
các luật lao động.
Những thay đổi đó chứng tỏ chủ nghĩa tư bản còn có khả năng kéo dài sự tồn tại
của

trước
những
thử
thách
của
thời đại.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà thực chất là sự xã hội hóa cao lao động
xã hội đòi hỏi phải có những sự thay đổi nhất định trong quan hệ sản xuất tư bản chủ

nghĩa. Trên nền tảng của chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa tư bản
ngày nay có nhiều hình thức sở hữu đa dạng hơn trước: sở hữu tập thể, sở hữu hỗn
hợp, cổ phần hóa tư bản, thu hút toàn thể vốn tiền tệ nhàn rỗi trong mọi tầng lớp dân
cư thành tư bản… Những hình thức đó chứng tỏ rằng xu hướng xã hội hóa nền kinh
tế vẫn tự mở đường đi cho mình ngay trong những điều kiện tư bản chủ nghĩa và dĩ
nhiên theo lối tư bản chủ nghĩa.
Chúng ta thừa nhận những sự phát triển đó của chủ nghĩa tư bản hiện đại, thừa
nhận vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển của nhân loại sau gần
400 năm tồn tại. Trong những thành tựu chung của xã hội tư bản, dĩ nhiên có vai trò
của giai cấp tư sản với tư cách là giai cấp thống trị về kinh tế và chính trị. Tuy
nhiên, những thành tựu đạt được được dưới chế độ tư bản đó có công lao động to
lớn của những người lao động làm thuê cả trí óc và chân tay, của giai cấp công nhân
và tầng lớp trí thức đầy tiềm năng sáng tạo.
Những người cộng sản không có định kiến hẹp hòi, biệt phái trước những thành
tựu của chủ nghĩa tư bản, Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, chủ nghĩa tư bản
cũng không ít khuyết tật, nhiều ung nhọt nhức nhối, nhiều căn bệnh trầm kha mà
chủ nghĩa tư bản không thể tự mình khắc phục được.
Trong tác phẩm Phản phát triển - cái giá của chủ nghĩa tự do, Richard Bergeron
viết: tất cả các xã hội của thế giới thứ ba cũng như của tất cả các xã hội phương Tây
hiện đại "hiện đang phải đối phó với điều lừa phỉnh lớn nhất trong những năm cuối
thế kỷ này, đó là sự khẳng định lai một cách đắc thắng của chủ nghĩa tụ do. Mỗi
người chúng ta hãy suy nghĩ xem xã hội ở nước mình trước đây là gì và sau này có
15


thể trở thành cái gì, và có lẽ mỗi người theo cách của mình, chúng ta có thể làm xẹp
được cái bong bóng rỗng này đi"1.
Đoạn văn ngắn này dường như thâu tóm toàn bộ thực chất cái gọi là phát triển của
chủ nghĩa tư bản ngày nay một cách sâu sắc và bóng bẩy. Nó cho chúng ta thấy một
nghịch lý trớ trêu là những điều mà nhiều người vẫn tưởng phát triển của một thế giới

được tuyên truyền, khuyến khích tiêu dùng tới mức tối đa, là sự suy thoái kinh tế, cạn
kiệt môi trường, phân cực giàu nghèo, bất bình đẳng gay gắt, là sự suy đồi đạo đức,
văn hóa, xã hội và bế tắc về lối sống. Những mâu thuẫn về kinh tế, xã hội, những ung
nhọt, khuyết tật của chủ nghĩa tư bản hiện đại dù được che đậy bằng cách nào cũng
vẫn bộc lộ ra làm nhức nhối nhân loại.
Chúng ta thừa nhận trong những năm gần đây chủ nghĩa tư bản có nhiều mặt phát
triển. Song chủ nghĩa tư bản ngày nay vẫn vận động trong khuôn khổ của xã hội tư
sản với những tính quy định vốn có của nó, với những hình thức bóc lột mới, tinh vi
hơn, được ngụy trang khéo hơn, làm cho nhiều người lầm tưởng rằng chủ nghĩa tư
bản ngày nay không còn bản chất bóc lột. Nhưng mục đích của các sự điều chỉnh
kinh tế và xã hội của chủ nghĩa tư bản là nhằm tăng thêm lợi nhuận cho chủ nghĩa tư
bản, xoa dịu các mâu thuẫn và đối kháng giai cấp, tạo ra cho xã hội tư bản có một
vùng đệm an toàn, những van xả hơi để kéo dài sự tồn tại của nó trong lịch sử. Các sự
điều chỉnh đó không xâm phạm đến những quyền lợi cơ bản của giai cấp tư sản.
Trong thế giới tư bản, phát triển không phải là mục tiêu mà vấn đề gia tăng sự tiêu
thụ mới là mục tiêu chủ yếu. "Phát triển chỉ là phương tiện chính của một hoạt động
theo ý thức hệ nhằm bảo đảm gia tăng sự tiêu thụ" - Richard Bergeron đã nhận xét về
chủ nghĩa tư bản ngày nay như vậy. Mặc dù hiện nay, một số nước tư bản phát triển
có những bước phát triển mới về kinh tế, nhưng chủ nghĩa tư bản vẫn ở trong vòng
luẩn quẩn. Trong giai đoạn tự do cạnh tranh và bước đầu hình thành các tổ chức độc
quyền, chủ nghĩa tư bản đã áp dụng nhiều hình thức tổ chức sản xuất theo kiểu cổ
điển mong bóc lột nhiều giá trị thặng dư của người công nhân. Sự bóc lột đó đã bị
những người lao động chống lại bằng việc bãi công, đình công, biểu tình, phá máy
móc. Có một thời kỳ chủ nghĩa tư bản đã sử dụng lý thuyết về tổ chức lao động của
kỹ sư người Mỹ Taylor. Phương pháp Taylor đã tỏ ra có hiệu quả. Tuy nhiên, lý
thuyết của Taylor cũng không cứu được chủ nghĩa tư bản. Thay vì gắn lợi ích của các
bên tham gia sản xuất, lý thuyết Taylor đã làm mất trình độ nghiệp vụ lao động của
công nhân, biến công nhân thành những người máy sinh học đem khoa học về tổ
1


. Richard Bergeron: Sđd, tr. 6.

16


chức lao động thay thế chế độ gia trưởng nhưng lại càng củng cố quyền lực và tăng
cường chế độ gia trưởng tư bản chủ nghĩa.
Trong những thập kỷ đầu thế kỷ XX, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lâm vào
những cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, điển hình là cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới những năm 1929-1933. Học thuyết về chủ nghĩa tư bản có điều tiết của
J.M.Keynes đã ra đời và có những đóng góp lớn vào việc cứu chủ nghĩa tư bản khỏi
những cuộc khủng hoảng kinh tế chết người.
Nhờ áp dụng học thuyết Keynes, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa khắc phục được
một phần tình trạng vô chính phủ, khủng hoảng và các hậu quả của cạnh tranh tàn
bạo. Nhà nước tư sản, trước đây chỉ làm chức năng giám hộ sản xuất thì nay đảm
nhiệm cả điều tiết sản xuất. Trong chừng mực nhất định, nền kinh tế tư bản có sự điều
tiết của nhà nước là một phát triển mới, tiến bộ so với trước. Tuy nhiên, do bản chất
của chủ nghĩa tư bản, việc nhà nước can thiệp quá sâu vào quá trình sản xuất đã bộc
lộ nhiều mâu thuẫn khó có thể khắc phục. Nền kinh tế thị trường, cơ chế thị trường tư
bản chủ nghĩa có xu hướng tự do hóa trong lúc xu hướng điều tiết của nhà nước lại
hạn chế nó. Bởi vậy, sự xung đột giữa thị trường tự do và sự can thiệp của nhà nước
lại trở nên gay gắt. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa lại rơi vào những đợt suy thoái mới.
Trong những năm 80 của thế kỷ XX, nước Mỹ rơi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế
chu
kỳ
kéo
dài

sức
tàn

phá mạnh hơn nhiều so với những cuộc khủng hoảng những năm 74-75. Sản xuất
công nghiệp trong thời gian khủng hoảng 80-82 giảm 12,4%, trong đó sản xuất hàng
tiêu dùng giảm 8,3%, sản xuất máy móc thiết bị giảm 23%. Năng suất lao động xã
hội hầu như không tăng. Hàng loạt xí nghiệp bị phá sản và thất nghiệp tăng mạnh.
Tuy nhiên, như Ăngghen đã từng nhận xét rằng sản xuất tư bản chủ nghĩa không
thể dẫm chân tại chỗ, nó phải phát triển, mở rộng hoặc chết… Do đó, thay vào học
thuyết Keynes là học thuyết trọng tiền của I.Fisher và thuyết trọng tiền hiện đại của
Miltơn Friedman làm cơ sở cho sự điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Nếu như
Keynes đề cao vai trò điều tiết của nhà nước tư sản đối với nền kinh tế thị trường thì
thuyết trọng tiền lai hạn chế đến mức tối đa sự can thiệp của nhà nước. Họ chủ
trương để mặc cho "bàn tay vô hình" là thị trường điều tiết nền kinh tế chứ không
phải bằng "bàn tay hữu hình" là nhà nước. Học thuyết mới này đã được giai cấp tư
sản hân hoan chào đón, vận dụng rộng rãi vào nền kinh tế nhằm khắc phục sự gia
tăng của lạm phát và phần nào chống được lạm phát do bảo đảm được sự phù hợp
17


giữa khối lượng tiền tệ với tốc độ tăng thu nhập quốc dân danh nghĩa. Nhờ đó, nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa lại được hồi phục và có chiều hướng tăng trưởng.
Tuy vậy cơ chế "cân đối tự phát" và "định giá tự do" của phái trọng tiền cũng
không làm cho nền kinh tế tư bản phát triển mạnh mẽ hơn lên. Sau một thời gian có
những kích thích nhất định, những mẫu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản lại trở nên
gay gắt hơn, lạm phát cao, kinh tế trì trệ, đời sống của người lao động bị giảm sút. Chủ
nghĩa tư bản lại đứng trước những luẩn quẩn và lúng túng mới việc giải quyết mối
quan hệ giữa nhà nước và thị trường, giữa xã hội hóa cao với tư nhân hóa, giữa các
mô hình kinh tế tự do kiểu Ănglôsắcxông với mô hình kinh tế xã hội kiểu Rênan, giữa
tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Chủ nghĩa tự do kinh tế cũng không phải là
liều thuốc hiệu nghiệm của chủ nghĩa tư bản. Nó có thể dẫn nền kinh tế tư bản đến bờ
vực thẳm. Trong những năm gần đây, để khắc phục cuộc khủng hoảng cơ cấu, chủ
nghĩa tư bản lại phải điều chỉnh trên nhiều lĩnh vực mô hình tổ chức sản xuất, tài

chính tiền tệ, vai trò của nhà nước, quan hệ chủ thợ, chế độ sở hữu, phúc lợi xã hội…
Theo Richard Bergeron, "Sự thủ tiêu nhà nước trung ương ắt sẽ có nghĩa là sự kết
thúc của những chương trình quốc gia đồ sộ, điều này sẽ nhanh chóng thể hiện ở sự
bộc lộ những bất bình đẳng gay gắt trên lãnh thổ nước Mỹ"1.
Cho đến hiện nay chủ nghĩa tư bản vẫn chưa giải quyết ổn thỏa mối quan hệ giữa
thị trường tự do và sự điều tiết của nhà nước, người ta vẫn cần đến nhà nước nhưng
lại coi nhà nước là kẻ "ăn không biết no", là "nhà nước thiên vị", "nhà nước áp
bức"… Trong khi bài xích nhà nước, chủ nghĩa tư bản vẫn không bỏ nhà nước, vẫn
cần nhà nước với tên gọi mới "nhà nước cần thiết", "nhà nước có hiệu lực", "nhà
nước khiêm tốn", hoặc "nhà nước khoan dung", "nhà nước tối thiểu" 2. Nhưng chủ
nghĩa tư bản chỉ cần nhà nước với tính chất là người trọng tài, có những hành động
phối hợp các tác nhân kinh tế, chống lại nguy cơ tan rã xã hội, kiểm soát và hạn chế
những thái quá của một thị trường sinh ra nhiều bất bình đẳng. Ngoài ra, quy mô
quốc tế của nền kinh tế đòi hỏi giai cấp tư sản vẫn phải sử dụng nhà nước để tăng sức
cạnh tranh trong kinh tế đối ngoại… Công thức "nhà nước càng ít thì nhà nước càng
tốt" là một ảo tưởng của chủ nghĩa tư bản khi mà sự phát triển của nền kinh tế về
khách quan đòi hỏi phải tăng cường vai trò nhà nước. Mâu thuẫn này quả là khó giải
1
2

. Richard Bergeron: Sđd, tr. 65.

. Xem Mười vấn đề lớn về kinh tế hiện đại, Viện Nghiên cứu quản
lý kinh tế Trung ương - Trung tâm Thông tin tư liệu, Hà Nội, 1995, tr.
182-199.
18


quyết đối với chủ nghĩa tư bản. Bởi vậy, chỉ có thể đồng thời phát huy hiệu quả của
nhà nước lẫn nền kinh tế thị trường xã hội khi thay đổi phương thức sản xuất và mục

đích của sản xuất xã hội. Điều đó có nghĩa là phải thay phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa bằng phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, thực tiễn kinh tế ở
các nước tư bản cho thấy rằng chính chủ nghĩa tư bản vốn lớn lên cùng với thị trường
lại tỏ ra không đáp ứng được các yêu cầu của một thị trường đạt đến một trình độ xã
hội hóa cao.
Dưới chế độ tư bản, ngay trong giai đoạn hiện đại, "phi cổ điển", những khuyết tật
cố hữu của nó vẫn tồn tại và có những biểu hiện cực đoan mới. Sự tăng trưởng vì
động cơ lợi nhuận bên cạnh tác động tích cực cũng làm nảy sinh những lệch lạc,
trong sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, tạo thành cái gọi là xã hội tiêu thụ kiểu phương
Tây. Tiêu dùng với những thị hiếu vô giới hạn và giả tạo trở thành mục tiêu và động
lực của tăng trưởng của sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sự tiêu dùng đã có những hình
thái phi lý, bệnh hoạn và người ta tìm cách hợp lý hóa cái phi lý đó bằng nhiều thủ
đoạn, nhiều trò "ảo thuật công nghiệp". Đó là một xã hội tiêu dùng được kích động
bởi các hệ thống quảng cáo, vượt quá xa cái ngưỡng cần thiết của thông tin thương
mại. Hệ thống này được hình thành như một công nghiệp đồ sộ đặc trưng cho chủ
nghĩa tư bản ngày nay. ở Mỹ, chi cho quảng cáo lên đến 92 tỷ đô la thông qua vô
tuyến truyền hình. Quảng cáo làm ra các nhu cầu giả và sức ép của nó không cho
phép con người tự do lựa chọn. Người ta quảng cáo rằng con bú sữa mẹ là không có
giá trị, quảng cáo cho việc trẻ sơ sinh ăn đồ hộp, quảng cáo cho bác sĩ, bệnh viện, các
hãng đa quốc gia sản xuất thuốc trị tả cho trẻ em, và cuối cùng lại quảng cáo dạy cho
các bà mẹ trở lại cho con bú như thế nào. Richard Bergeron đã dẫn lời Claude
Alverés về thủ đoạn gây sức ép tiêu thụ của xã hội tư bản tinh vi và vô bổ như thế
nào. Tiêu dùng kiểu phương Tây đi liền với lãng phí của cải tài nguyên xã hội. Xã hội
tiêu dùng đó dựa trên nền sản xuất tự do cạnh tranh có xu hướng thoát khỏi sự điều
tiết của nhà nước. Tình hình đó làm cho xã hội phân cực sâu sắc. Ngay trong giới
chủ, người bị phá sản, kẻ thì giàu lên. Trong thời gian cạnh tranh tự do, giai cấp tư
sản dùng mọi thủ đoạn tàn bạo dung tục, thô lậu để cạnh tranh chèn ép nhau, phá hoại
nhau. Còn trong thời kỳ hiện đại, hình thức cạnh tranh tuy có vẻ "văn minh" hơn, so
bản chất vẫn là sự cạnh tranh rất gay gắt, tinh vi và tàn bạo. Sự cạnh tranh đó không
chỉ diễn ra trong một vài xí nghiệp, trong một vài lĩnh vực mà diễn ra trên phạm vi

quốc gia, quốc tế, trên mọi lĩnh vực, tác động xấu đến đạo đức, lối sống, văn hóa
xã hội. Bên ngoài có vẻ hào nhoáng, sạch sẽ của ông chủ hiện đại vẫn lộ hiện lên
19


bộ mặt gớm ghiếc của các ông chủ - thú dữ thời tích lũy nguyên thủy sẵn sàng cắn
xé nuốt chửng nhau.
Ngày nay, không chỉ giai cấp công nhân làm thuê cho giai cấp tư bản mà hầu hết
những người lao động đều có ông chủ của mình. Sự sản xuất ra giá trị thặng dư tuy
tồn tại nguyên vẹn và vẫn là nền tảng của xã hội tư sản hiện tồn nhưng phương thức
bóc lột cụ thể đã có những hình thức rất mới, không còn giống với thời kỳ Mác mô tả
trong tác phẩm Tư bản. Nhiệm vụ nặng nề của các nhà lý luận mácxít ngày nay là
phải tổng kết những thực tiễn mới mẻ đó của ách thống
trị kinh tế của tư bản. Việc nhiều học giả tư sản rêu rao về việc giai cấp tư sản ngày
nay đã "hiền" hơn, nhân đạo hơn, không còn là giai cấp bóc lột nữa, rằng giai cấp tư
sản cũng tham gia lao động (!) chỉ là một sự bào chữa vụng về, lừa dối quần chúng.
Bằng các hình thức cổ phần hóa một phần xí nghiệp và chế độ tham dự một phần
trong quản lý sản xuất và phân phối, giai cấp tư sản cố làm mờ dần ý thức giai cấp và
ý thức bị bóc lột của giai cấp công nhân. Lý thuyết "vận may cho tất cả mọi người, ai
cũng có cơ hội làm giàu" không phải không ít nhiều xâm nhập vào đầu óc giai cấp
công nhân. Ngày nay, giai cấp tư sản tuy có nhượng bộ giai cấp công nhân và người
lao động khác về một số vấn đề như việc làm, lương bổng, đào tạo tay nghề, phúc lợi
cho xã hội, mở rộng quyền tham quyết… thì ở những khía cạnh khác, phương diện
khác họ lại áp bức bóc lột công nhân nặng nề hơn, tinh vi hơn. Chủ nghĩa tư bản ngày
nay cột chặt người lao động vào bánh xe của chủ nghĩa tư bản. Để tránh thất nghiệp,
để có đủ phương tiện sinh hoạt thì người lao động phải làm mọi cách để có việc làm.
Mà muốn có việc làm thì phái có trình độ cao, có tay nghề giỏi, phải chịu sự đào
tạo, giáo dục của chủ nghĩa tư bản, chịu ơn huệ của chủ nghĩa tư bản. Giai cấp tư
sản ngày nay đã biết trả lại một mức tối thiểu trong số tối đa lợi nhuận mà chúng
tước đoạt lao động của công nhân để xoa dịu những xung đột giai cấp, để kiềm tỏa

giai cấp công nhân trong những xiềng xích mới, những xiềng xích có khi vô hình
và do đó không dễ đập tan.
Ngày nay, giai cấp tư sản tạo ra sự công bằng giả trên cơ sở những bất công thật.
Nạn thất nghiệp tăng lên và theo chu kỳ không sao khắc phục nổi. ở các nước tư bản
phát triển, tình trạng "lạm phát thất nghiệp" rất cao. Nguyên nhân của thất nghiệp thì
có vô số và tồn tại thường trực. Nạn thất nghiệp không chỉ tăng lên trong thời gian
suy thoái mà ngay cả trong thời gian tăng trưởng, phồn vinh. Chủ nghĩa tư bản ngày
nay đã tạo ra một năng suất đủ để xóa bò hoàn toàn nạn thất nghiệp. Chỉ cần giảm giờ
làm và ngày làm hơn nữa thì nền kinh tế đủ sức hấp thụ hết mọi người lao động, làm
20


cho người lao động có thời gian để phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình. Thế
nhưng, làm như vậy thì còn gì là chủ nghĩa tư bản nữa. Làm như vậy thì xã hội đã
chuyển sang một trật tự mới mà Mác đã dự báo rồi. Việc chuyển biến đó phải thông
qua cách mạng chứ còn bản thân giai cấp tư sản không bao giờ tự nguyện làm việc
đó.
Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, giai cấp tư sản cũng có ý thức thực
hiện sự bất bình đẳng trong việc làm và thu nhập của các tầng lớp lao động. Số lao
động có kỹ năng cao, có tri thức được trọng dụng và trả lương hậu, được ưu đãi trong
lúc đó đại đa số những người lao động khác vẫn bị ngược đãi cách này hay cách
khác. Giai cấp tư sản cố tạo ra một tầng lớp trung lưu, có thu nhập khá, làm lớp đệm
giữa nhà tư bản với những người lao động nghèo khổ nhằm nhiều mục đích kích
thích ảo vọng làm giàu, chia rẽ hàng ngũ công nhân. Quả thật là mấy thập kỷ 70, 80,
90, chủ nghĩa tư bản có vẻ như "yên ổn" hơn, các phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân có phần lắng xuống.
Cần thấy rằng trong xã hội tư bản ngày nay, không chỉ có mâu thuẫn tư sản - công
nhân mà còn có mâu thuẫn giữa các thiết chế tư sản với toàn bộ xã hội. Giai cấp tư
sản huyênh hoang về thế giới tự do của mình nhưng nhìn sâu vào bản chất, chế độ xã
hội tư sản hiện đại đang đe dọa sự tồn tại và phát triển của cá nhân, đang tạo ra một

phản ứng của những cá nhân dưới hình thức này hay hình thức khác chống lại các
thiết chế tư sản. Chủ nghĩa tư bản đề cao chủ nghĩa cá nhân nhưng chính cá nhân lại
bị cả xã hội tư sản bóp nghẹt bởi những thiết chế tàn bạo và phi nhân về kinh tế,
chính trị, luật pháp, văn hóa, đạo đức… Ngày nay trong xã hội tư bản, con người dần
dần mất niềm tin. Họ đi từ sự đổ vỡ này đến đổ vỡ khác về tinh thần, sự trống rỗng
trong tâm hồn và sự cô đơn ngự trị một cách phổ biến. Ngay cả niềm tin vào Chúa,
họ cũng cạn dần, nạn mê tín dị đoan hiện đại ở những xã hội công nghiệp cao đang
diễn ra dưới những hình thức quái gở.
ở nước Mỹ, tự bảo vệ mạng sống của mình là câu trả lời mang tính quần chúng,
việc giữ một khẩu súng cho cá nhân là một đối sách tự nhiên nhằm thực hiện quyền
tự vệ chính đáng như đã ghi trong hiến pháp (!). Người ta tính có 200 triệu vũ khí cá
nhân tại Mỹ. Louis Richman đã nêu lên: Thiếu niên ở Mỹ đang lâm vào tình trạng
khủng hoảng sâu sắc chưa từng có, bạo lực, nghiện ngập ma túy, trường học
tồi tàn, nghèo đói, cha mẹ ly dị, hoặc cha mẹ đi làm, không
ai chăm sóc con cái và chẳng ai quan tâm đến tình trạng
21


này cả1. Cuốn sách trên cho biết ở Mỹ, mỗi ngày cha mẹ của gần 2.750 trẻ em ly thân
hoặc ly hôn, 500 trẻ em từ 10 đến 14 tuổi bắt đầu sử dụng ma túy bất hợp pháp và
1000 em bắt đầu uống rượu. Gần một nửa học sinh trung học dùng ma túy hay uống
rượu, hoặc làm tình mà không có phòng bị… Mỗi ngày có hơn 1400 thiếu nữ, 2/3 em
chưa có chồng - bắt đầu làm mẹ 2. Gia đình không còn là tổ ấm của con người như
trước đây nữa. Hình ảnh cụ thể của xã hội Mỹ là nhà tù nhiều hơn, nhiều nhà nuôi trẻ
hơn, nhiều tội ác hơn, nhiều chết chóc hơn và nhiều sợ hãi hơn3.
Nếu như những vấn đề xã hội là một nhức nhối của chủ nghĩa tư bản thì vấn đề
môi trường sinh thái cũng đang ở mức báo động. Do sản xuất phát triển ồ ạt, chạy
theo lợi nhuận tối đa, chủ nghĩa tư bản đã làm cạn kiệt tài nguyên môi trường thiên
nhiên, phá hoại bầu khí quyển của trái đất. Trong tiến trình phát triển của mình, mỗi
thành tựu về kinh tế của chủ nghĩa tư bản bao giờ cũng kèm theo sự tàn phá, tàn phá

xã hội, tàn phá con người và tàn phá thiên nhiên. Nhiều học giả đã lên tiếng phản đối
chính sách kinh tế hiện nay của chủ nghĩa tư bản.
Do những chất độc hóa học, hàng triệu hécta rừng bị chết trụi, nhiều loại động vật
quý hiếm bị tuyệt chủng. Trong cuốn Một thế giới không cây cối, Erich Eccôm đã cho
ta thấy sự tàn phá của con người đối với môi trường thiên nhiên như thế nào. Những
trận mưa axít, những cánh rừng nhiệt đới sắp biến mất, hệ sinh thái bị phá hoại, nước
biển phủ dầu, không khí nhiễm độc… đã làm cho môi trường sống hiện nay của con
người trở nên khắc nghiệt. Trong các thành phố lớn người ta cảm thấy ngột ngạt,
thiếu không khí trong lành. Chuyện bán túi dưỡng khí cá nhân sẽ dần dần trở thành
phổ biến. Đã xuất hiện hiện tượng hàng chục vạn người rời bỏ các trung tâm đô thị đi
về các vùng ven, vùng nông thôn sinh sống vì sợ bầu không khí của các thành phố
lớn.
Hàng năm, chế độ khí hậu thế giới thay đổi trông thấy không có lợi cho sự sống.
Theo tính toán của các nhà khoa học, trái đất nóng dần lên. Thời tiết những thập kỷ
gần đây quả là khắc nghiệt hơn. Hạn hán, mưa, bão, rét, động đất, bệnh tật thế kỷ
nhiều hơn trước. Các tai họa tự nhiên gây ra dường như đồng hành với các tai họa do
con người gây ra trong xã hội tư bản. Một tâm lý lo sợ, hoang mang trước nguy cơ
tận thế lan tràn trong dân chúng. Nhiều tiếng kêu cứu đã vang lên. Rơnê Duymông đã
nói rằng người ta đang chứng kiến một "sự phá hủy môi trường thật sự. Sự phá hủy
1

. Xem Davit Haberstam: Thế kỷ XXI nước Mỹ tự nhìn lại, Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh, 1992, tr. 119, 121.
2

22

, 3. Xem Davit Haberstam: Sđd, tr. 119, 121.



này ngày càng mở rộng và đe dọa toàn thể trái đất"1. Và ông
kêu gọi: "Ngày mai, cần bảo đảm sự trường tồn cho nhân
loại, nhân loại sẽ chết dần chết mòn nếu có chấp nhận những bất công và những điểm
vô lý, đặc trưng cho thời đại chúng ta, thời đại mà kết cục là bất công hơn và "lãng
phí" hơn là "vinh quang"2.
Daisaku Ikeda và Aurelie Peccei trong Tiếng chuông cảnh tỉnh cho thế kỷ XXI
cũng lên tiếng phản đối nền sản xuất tư bản chủ nghĩa tàn phá môi trường. Hai ông
coi việc tàn phá môi trường sinh thái là một khủng hoảng thật sự về kinh tế, xã hội và
văn hóa.
Trước đây Mác đã từng nói rằng, chủ nghĩa cộng sản là sự trở lại bản chất người
của con người, là sự trở lại chủ nghĩa nhân đạo hoàn bị và chủ nghĩa tự nhiên hoàn bị.
Định đề đó ngày nay vang lên thật đúng đắn và đúng lúc. Chủ nghĩa tư bản đã tách
con người ra khỏi bản chất tự nhiên của họ, làm cho con người đối lập với thiên
nhiên và bị thiên nhiên trả thù dữ dội. Ngày nay, con người tuy sống giữa thiên nhiên
nhưng bị tách rời khỏi thiên nhiên. Đó chính là một tai họa, một hậu quả tất yếu của
một nền kinh tế chủ yếu phục vụ cho những lợi ích cá nhân ích kỷ. Daisaku Ikeda và
Aurelio Peccei tự suy nghĩ: "Tôi cho rằng, có thể tóm tắt tình hình như
sau: mặc dù ở giai đoạn này của sự tiến hóa của con người chúng ta đã biết phải
thương yêu và che chở thiên nhiên, nhưng chúng ta còn bị mê hoặc bởi lòng ham
muốn quyền lực đến mức điên cuồng, còn không biết lo xa, còn có những ý thích thất
thường và lòng tham lam không đáy. Chúng ta phá hoại, đầu độc, làm bẩn thế giới
thiên nhiên… chúng ta đang đi trên con đường dẫn tới sự đối đầu trực tiếp với thiên
nhiên. Nếu không đổi hướng đi, chúng ta sẽ phải gánh chịu sự thua thiệt nhất"1.
Như vậy, nhìn một cách toàn diện và thật khách quan, chúng ta, những người
mácxít cần có nhận thức đúng về chủ nghĩa tư bản ngày nay. Về bản chất, chủ nghĩa
tư bản ngày nay vẫn là chủ nghĩa tư bản, Chỉ có điều nó phát triển lên một giai đoạn
mới, với những điều chỉnh để tự thích nghi nếu nó không tự sụp đổ.
3. "Trật tự thế giới mới", trật tự của ai và vì ai?
1


, 2. Rơnê Duymông: Một thế giới không thể chấp nhận được, Hà

Nội, 1990, tr. 15-16.
1

. Daisaku Ikeda và Aurelio Peccei: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho
thế
kỷ XXI. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr. 41-42.
23


Khi bàn về chủ nghĩa tư bản ngày nay có một cách tiếp cận thường chỉ xem xét
đến các nước tư bản phát triển, mà không tính đến các nước thế giới thứ ba, không
tính đến chủ nghĩa tư bản vẫn còn là một hệ thống thế giới.
Hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới là một tồn tại khách quan đóng vai trò to lớn
trong sự vận động của đời sống quốc tế cũng như từng quốc gia hiện nay. Không thể
phớt lờ cái thực thể thế giới đó. Các nhà tư tưởng tư sản tìm một cách tiếp cận "khéo
léo", lái dư luận vào những vấn đề tuy là quan trọng thật nhưng không phải bản chất
của thế giới ngày nay. Thay vì phân tích chủ nghĩa tư bản như một hệ thống thế giới
dưới sự thống trị của chủ nghĩa tư bản độc quyền với những hình thức rất mới thì
người ta lại chỉ bàn đến trật tự thế giới mới sau "chiến tranh lạnh", xem đó là trật tự
một siêu cường hay trật tự nhiều trung tâm, hay là trật tự kết hợp một siêu cường và
trung tâm và nếu nhiều trung tâm thì ba trung tâm (Mỹ, Tây Âu, Nhật) hay năm trung
tâm v.v… và v.v…? Các vấn đề có cần phải xem xét không? Cần! Những người
mácxít cũng cần phải nghiên cứu vấn đề này để xác định đúng chiến lược và sách
lược đấu tranh của mình. Thế nhưng đó không phải là toàn bộ vấn đề nói lên bản chất
của thế giới ngày nay. Đó chỉ là vấn đề về mâu thuẫn giữa các thế lực đế quốc chủ
nghĩa, hay rộng hơn giữa các nước lớn với nhau. Các thế lực này có tiếng nói quyết
định thật nhưng dù sao thế giới ngày nay không phải chỉ có họ mà thôi, còn có nhân
dân, các lực lượng dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, còn có tương quan giữa cách

mạng và phản cách mạng ở từng quốc gia cũng như trên phạm vi toàn thế giới. Các
lực lượng này có cần phải được tính đến trong trật tự thế giới mới không?
Dựa trên tác động khách quan của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện
đại, xu hướng quốc tế hóa trong sự phân công lao động trên thế giới, người ta khái
quát xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển như là xu thế thống trị trong quan hệ giữa
các quốc gia dân tộc. Dường như ngày nay, các quốc gia đều tùy thuộc lẫn nhau và
bình đẳng với nhau, cùng cạnh tranh lành mạnh với nhau trong sự phát triển của kinh
tế, khoa học và công nghệ. Trong cuộc cạnh tranh đó, mỗi dân tộc bằng trí tuệ của
mình mà khẳng định chỗ đứng của mình trên thế giới. Xu thế hòa bình, hợp tác và
phát triển đang tồn tại một cách khách quan, nhưng cần phải nói rằng bên cạnh xu thế
đó, chiến tranh và xung đột vũ trang, chủ nghĩa bá quyền, chính sách kiềm chế và nô
dịch dân tộc vẫn tồn tại. Hơn nữa cần phải phân tích sâu thêm xem vì sao mà xu thế
hòa bình, hợp tác và phát triển đang nổi lên? Vấn đề không phải là chủ nghĩa đế quốc
đã thay đổi bản chất, sói và cừu đã chung sống hữu nghị với nhau. Xu thế đó là
24


nguyện vọng chủ quan nhưng có cơ sở khách quan của các quốc gia dân tộc kém và
chậm phát triển, đồng thời cũng phù hợp với lợi ích và chính sách thích nghi của các
cường quốc tư bản. Nói một cách khác, khi đề cập đến vấn đề xu thế trong quan hệ
quốc tế ngày nay, chúng ta phải thấy sự xuất hiện của những nhân tố rất mới thuận lợi
cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ta nhưng không bao giờ được quên nội
dung giai cấp, quên bản chất của thời đại chúng ta.
Su sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô, đúng là trật tự
thế giới đã có nhiều thay đổi. Việc Liên Xô, một siêu cường xã hội chủ nghĩa sụp đổ
đã tạo cho Mỹ có cơ hội vươn lên làm bá chủ thế giới, chỉ huy thế giới bằng sức
mạnh quân sự, kinh tế của mình. Những nhà tư tưởng Mỹ nói đến thế kỷ XXI như là
thế kỷ của Mỹ. Lại có những nhà tư tưởng khác cho rằng thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của
châu á - Thái Bình Dương, của Trung Quốc hoặc của Nhật Bản. Các dự báo khác
nhau đó phản ánh những lập trường khác nhau, đại biểu cho các thế lực kinh tế và

chính trị khác nhau. Dự báo nào là đúng thì chỉ có tương lai mới cho ta một trả lời
chính xác. Tuy nhiên, trong các dự báo đó ít nhiều đều có những hạt nhân hợp lý. Có
một điều chắc chắn là phát hiện của Lênin về quy luật phát triển không đều
của chủ nghĩa tư bản ngày nay càng được chứng minh rõ
rệt hơn bao giờ hết, nhất là trong điều kiện có sự xúc tác của cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ đang phát triển như vũ bão.
Có một tình hình đã nảy sinh ngoài dự đoán của nhiều người. Sau khi Liên Xô sụp
đổ, đáng lẽ Mỹ đương nhiên sẽ làm bá chủ, thế giới sẽ phải theo cái gậy chỉ huy của
Mỹ thì thực tế diễn ra lại không hoàn toàn như vậy. Mỹ tuy hiện nay vẫn là siêu
cường quân sự và kinh tế nhưng không còn đóng vai trò ông chủ sai khiến hoàn toàn
thế giới như trước nữa. Nhiều người đã thiên về nhận định rằng thế giới hiện nay là
một thế giới phức tạp, đa cực, nhiều chiều; một thế giới chứa nhiều ẩn số, nhiều khả
năng chưa thể lường hết được. Điều đó có nghĩa là trật tự thế giới mới là một trật tự
còn chưa thật có trật tự và điều đó xét về một phương diện nào đấy có lợi cho phong
trào cách mạng, cho phép các lực lượng cách mạng trên thế giới một địa bàn vận
dụng sách lược đấu tranh rộng rãi hơn để tồn tại và phát triển.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, Mỹ nổi lên như một cường quốc số 1 của thế
giới tư bản và thật sự đã là trung tâm chi phối thế giới tư bản. Lúc đó Tây Âu, Nhật
Bản, châu á, châu Mỹ latinh còn non yếu, chỉ có Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa Đông Âu (sau này có thêm Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Cuba) mới là
lực lượng đối trọng chủ yếu của Mỹ. Thế giới lưỡng cực bắt đầu từ đó. Thế nhưng,
25


trong thời kỳ chiến tranh lạnh bao gồm cả những chiến tranh cực nóng như chiến
tranh ở Việt Nam, trong bản thân thế giới tư bản, so sánh lực lượng giữa các cường
quốc đế quốc đã có những thay đổi bất lợi cho Mỹ.
Từ những thập kỷ 70, 80, 90, Tây Âu vươn lên khá mạnh mẽ, đủ sức cạnh tranh
với Mỹ trên nhiều lĩnh vực. Trong lúc Mỹ lâm vào khủng hoảng, suy thoái kinh tế xã hội do hậu quả của các cuộc chiến tranh xâm lược thì khối các nước công nghiệp
Tây Âu, Đức, Pháp, Anh…, đã có nhiều bước phát triển mới. Khối thị trường chung

châu Âu trở thành đối thủ đáng gờm của khối Bắc Mỹ. Nền kinh tế của khối Tây Âu
phát triển với tốc độ nhanh, trên một số lĩnh vực đã vượt Mỹ hoặc cạnh tranh gay gắt
với Mỹ, Mỹ không còn có thể đóng vai trò chi phối hoàn toàn về kinh tế đối với các
nước Tây Âu. Thêm vào đó, trong một thời gian dài, tình hình chính trị - xã hội các
nước Tây Âu có sự ổn định nhất định. Người châu Âu đã ngẩng cao đầu và bắt đầu
phê phán thể thế chính trị, xã hội và văn hóa của Mỹ. Trên chính trường quốc tế, các
nước Tây Âu đang ngày càng có uy tín và vị thế hơn trước.
Các nước Bắc Âu cũng có nhiều phát triển tích cực về chính trị, kinh tế và xã hội.
Sau
chiến
tranh
thế
giới
lần
thứ II, các nước này cũng gặp nhiều khó khăn và phần lớn phụ thuộc Mỹ. Thế nhưng
chỉ qua vài thập kỷ, họ đã vượt lên mạnh mẽ. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng,
tình hình chính trị - xã hội tương đối ổn định. Một số quyền lợi của nhân dân lao
động được chăm lo thỏa đáng, đời sống của đại đa số nhân dân các nước Bắc Âu
khá cao so với các nước phát triển khác trên thế giới. Bắc Âu thoát dần sự lệ thuộc
và vòng ảnh hưởng của Mỹ. Ngày nay khối Bắc Âu cũng
là một khối kinh tế mạnh, đủ sức cạnh tranh với các khối kinh tế khác. Đặc biệt
sau khi thành lập khối thị trường chung châu Âu và thực hiện quá trình nhất thể
hóa châu Âu trên một số mặt như xóa bỏ hàng rào thuế quan, mậu dịch, tiền tệ,
thiết chế chính trị - xã hội thì vai trò của Tây Âu, Bắc Âu được tăng lên hơn trước
và là một đối thủ đáng gờm của Mỹ.
Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần thứ II đã trở thành một cường quốc về kinh
tế từ đống tro tàn đổ nát. Những thành tựu về kinh tế của Nhật Bản làm cả thế giới
kinh ngạc. Hàng hóa của Nhật Bản tràn khắp thế giới, đánh bại nhiều loại hàng hóa
của Mỹ, Pháp, Đức… Cuộc chiến tranh kinh tế giữa Mỹ và Nhật đã thực sự nổ ra và
người chiến thắng thường lại là Nhật Bản. Trên nhiều lĩnh vực kinh tế, Nhật Bản đã

vượt xa Mỹ về tốc độ tăng trưởng, về chất lượng hàng hóa, về công nghệ, về khoa
26


học quản lý sản xuất. Trên một ý nghĩa nào đó, Nhật Bản đã "xâm lược" Mỹ về kinh
tế. Vì thế ngày nay, Nhật Bản vừa là bạn hàng của Mỹ, vừa là đối trọng của Mỹ, có
uy tín, vị thế quốc tế không kém Mỹ. Tương quan Mỹ - Nhật trên trường quốc tế
cũng đã thay đổi. Và không chỉ đối với Mỹ, các nước khác trên thế giới cũng phải
thay đổi quan niệm và quan hệ với Nhật.
Trung Quốc phát triển mạnh mẽ vào những năm cuối của thế kỷ XX. Với một dân
số đáng kể và một đường lối cải cách kinh tế phù hợp, khá năng động, Trung Quốc
trong những năm gần đây đã làm cho thế giới kinh ngạc về tốc độ tăng trưởng kinh
tế, về nâng cao đời sống xã hội và ổn định tình hình chính trị. Vai trò của Trung Quốc
trên trường quốc tế càng được củng cố và tăng cường. Nhiều nhà nghiên cứu về
Trung Quốc cho rằng, trong thế kỷ XXI, Trung Quốc sẽ là cường quốc số một, vượt
xa Mỹ, Nhật, Tây Âu. Những dự đoán này tuy chưa đủ sức thuyết phục nhưng cũng
phản ánh một thực tế là hiện nay Trung Quốc đang trở thành một trong những
quốc gia mạnh về kinh tế, quân sự, một đối thủ nặng cân của Mỹ, Nhật Bản và Tây
Âu. Châu á - Thái Bình Dương sau những bước đi chập chững, khó khăn cũng đã
vươn mình đứng dậy với những kỳ tích của các nước công nghiệp mới (NIC) Đài
Loan, Hồng Công, Hàn Quốc, Xinhgapo… Khối ASEAN đang được tăng sức mạnh
do việc kết nạp thêm nhiều thành viên mới. Sự liên kết khu vực giữa các nước châu á
- Thái Bình Dương thông qua tổ chức ASEAN đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để các
nước thành viên như Inđônêxia, Thái Lan, Việt Nam phát triển mạnh mẽ nền kinh tế
và ổn định tình hình chính trị - xã hội, tăng cường an ninh khu vực. Châu á - Thái
Bình Dương là một khu vực có nhiều tiềm năng mạnh mẽ, có thể là khu vực phát
triển năng động nhất trong thế kỷ XXI.
Như vậy, cục diện kinh tế và chính trị quốc tế ngày nay đã có nhiều biến đổi khác.
Đó là một thế giới hình thành nhiều khu vực kinh tế, nhiều tổ chức kinh tế quốc tế,
nhiều mối quan hệ cả song phương lẫn đa phương mà mỗi khu vực, mỗi thành viên

đều có những ưu thế nhất định, ràng buộc nhất định, chế ước lẫn nhau, vừa phụ thuộc
vừa cạnh tranh và đấu tranh lẫn nhau. Tính phức tạp của trật tự thế giới mới này là ở
chỗ không có một quốc gia nào đủ mạnh, ngay cả như Mỹ còn có thể đủ sức đứng ra
chỉ huy hoàn toàn thế giới. Trong khi đó vai trò của các quốc gia kể cả các quốc gia
nhỏ, các nhóm quốc gia, các khu vực ngày càng có tiếng nói độc lập của mình, buộc
các cường quốc tuy vẫn giữ vai trò khống chế chi phối nhưng không thể coi thường
muốn làm gì thì làm. Ngay cả việc Mỹ thông qua Liên hợp quốc để áp đặt quyền lực
27


×