Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Hợp pháp hóa mại dâm tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.91 KB, 12 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển cuộc sống con người ngàymôt đi lên vật chất đã
được đảm bảo thì nảy sinh thêm nhu cầu về mặt tinh thần .Người ta không còn chỉ
muốn ăn ngon mà còn muốn mặc đẹp các dịch vụ xã hội theo đó mà mọc lên như
nấm. Đi liền theo đó là tệ nạn xã hội phát triển một cách tràn lan. Mại dâm là một
tệ nạn điển hình trong số đó.
Có thể nói mại dâm không phải là vấn đề mới nhưng cũng không bao giờ là
cũ đối với xã hội đặc biệt là xã hội Việt Nam. Trong tình hình hiện nay , đất nước
ta đang trong thời mở cửa hội nhập thế giới thì để giải quyết vấn nạn này thật
không hề đơn giản .Sự du nhập của những luồng văn hóa từ bên ngoài vào thông
qua nhiều con đường phổ biến nhất là mạng internet với những clip đồi trụy khiêu
dâm có tác động không tốt đến tâm sinh lí giới trẻ ngày nay. Sự thay đổi về quan
niệm sống , lí tưởng sống thể hệ bây giờ khác với lúc trước , sự tha hóa về phẩm
chất đạo đức suy đồi về lối sống của một số lớp người trong xã hội đã tạo điều kiện
tệ nạn xã hội ngày càng bùng phát hơn trong đó có mại dâm.Nó đã và đang trở
thành một căn bệnh khó chữa của xã hội.
Nhận thấy tình hinh bức thiết hiện nay của nạn mại dâm. Chúng tôi làm một
đề tài về thực trạng dâm hiện nay ở việt nam và những ý kiến trah luận về vấn đề
Hợp pháp hóa mại dâm ở nước ta trong thời gian tới.
.
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của nhóm làm đề tài này nhằm tìm hiểu thêm về thực trạng mại dâm
ở Việt Nam, đồng thời qua đề tài chúng em cũng muốn đưa ra những ý kiến, những
luận điểm về đồng ý hay không đồng ý hợp pháp hóa mại dâm ở nước ta.
3. Phương pháp
- Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liệu.


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG MẠI DÂM Ở VIỆT NAM


1.1. Tình hình chung về vấn đề này ở Việt Nam:
1.1.1.Mại dâm là gì?
Mại dâm được định nghĩa một cách ngắn gọn là “sự trao đổi tình dục có thu
tiền” 1 hay đầy đủ hơn là “sự cung ứng tình dục bởi một người cho một người khác
như giao hợp hay thủ dâm có thu tiền hay một phần thưởng khác”
Mại dâm hay bán dâm là dịch vụ ngoài hôn nhân để trao đổi với tiền bạc vật chất
hay quyền lợi . Đây là hành động bất hợp pháp ở nhiều nơi trên thế giới cả Việt
Nam.
Tại một số nước Hồi Giáo, mại dâm có thể là tội tử hình trong khi ở Hà Lan,
Đức , Newzealand và hai tiểu bang ở Hoa Kì (Nevada và Rhode Island)nó hợp
pháp (riêng tại Hà Lan các "lầu xanh" được phép quảng cáo và những người hành
nghề mại dâm có quyền gia nhập công đoàn và trả thuế).Dĩ nhiên người theo nghề
mại dâm phải thõa mãn một số điều kiện kiểm soát nghiêm ngặt về sức khỏe và
bệnh xã hội mà luật pháp quy định .Cụ thể :
- Đức: tại Đức , có khỏang 100000 người hành nghề mại dâm . Thêm vào
đó là nhiều người mại dâm cơ hội , số lượng những người này khác nhau trong đó
ước chừng 95% nữ và 5% nam.Phần lớn mại dâm ở Đức đến từ Đông Âu , Thái
Lan, Columbia, Châu Phi … Nhưng ở Đức sau một thời gian đã công nhận là một
nghề một phần của cuộc sống kinh tế cộng đồng.
- Hàn Quốc: Mại dâm là nghề bất hợp pháp. Tuy nhiên , mại dâm đã đóng
góp 4% vào GDP quốc gia , có khoảng 1,2 triệu phụ nữ hành nghề mại dâm ở Hàn
Quốc. Trong đó có 20% là từ 18 tuổi – 29 tuổi gần 500000.
- Nhật Bản: Mại dâm tương đối ít và bị cấm ở đây. Tuy nhiên sau các cuộc
họp bàn kí kết hợp đồng thì những người đàn ông ở Nhật vẫn rủ nhau đến các quán
ba nhậu nhẹt tiệc tùng.
- Thụy Điển: Mại dâm là bị cấm nhưng người mãi dâm vi phạm pháp luật
chứ không phải là người hành nghề mại dâm.
- Những nước Hồi Giáo thì mại dâm bị cấm hoàn toàn.
1.1.2. Những thống kê về vấn nạn này:
Đó là tình hình chung của thế giới về vấn đề mại dâm,còn riêng ở Việt Nam theo

thống kê chưa đầy đủ, đến nay cả nước mới chỉ có 13609 đối tượng gái mại dâm có
hồ sơ quản lí, nếu so với số ước tính 42000 gái mại dâm chuyên nghiệp và 3 vạn
bán chuyên nghiệp thì tỉ lệ quán lí chiếm rất nhỏ (khoảng 11,1%) . Trong đó số gái
mại dâm ở hao thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm gần 50% số gái
mại dâm của cả nước. Đặc điểm chung của gái mại dâm ở nước ta là : tập trung củ
yếu ở lứa tuổi từ 18 tuổi đến 25 tuổi ( chiếm 57%) dưới 16 tuổi (chiếm 0,6%) từ 16


tuổi đến 17 tuổi(chiếm 13%) từ 26 tuổi đến 30 tuổi (chiếm 17,7%) từ 31 tuổi đến
40 tuổi (chiếm 9%) trên 40 tuổi(chiếm 2,7%).Và như vậy có thể thấy được rằngở
độ tuổi dưới 25 gái mại dân chiếm trên 70%. Nơi hành nghề của họ chủ yếu tại các
nhà hàng, khách sạn, cơ sở massage, cắt tóc máy lạnh, cà phê đèn mờ, gái gọi và
nay bị biến tướng mạnh tạo các vũ trường karaoke hoạt động tự do.Ở thành phố Hồ
Chí Minh số gái mại dâm có đăng kí thường trú tại thành phố là 5,6% .Còn ở Hà
Nội đối tượng tỉnh khác chiếm 73% . Đáng chú ý có tới 1,7% chủ chứa hiện nay là
cán bộ nhà nước .Đối tượng chủ chứa này hoạt động rất tinh vi vì họ lợi dụng được
mối quan hệ với một số người có chức quyền bão lãnh cho cở sở kinh doanh của
mình hoạt động mạo dâm dưới dạng nhà hàng khách sạn. Những chủ chứa này đặc
biệt nguy hiểm , chúng tìm mọi kẻ hở của luật pháp để luồn lách và lợi dụng những
mối quan hệ kinh tế để mua chuộc cán bộ thoái hóa biến chất mưu lợi cho bản thân
mà làm mất đi bản lĩnh vai trò trách nhiệm với xã hội. Nhóm chủ chứa thứ hai là
loại trực tiếp "đầu tư" cho gái mại dâm bằng cách nuôi 100% tại cơ sở . Mọi hành
động đều bị quán lí dặt dưới tầm kiểm soát của chúng.Như tụ điểm mại dâm ở
khách sạn Lake Side (đường dây mại dâm này đã bị triệt phá vào năm 2005) có sự
điều hành quản lí khá chặt chẽ không có kẽ hỡ nào.Chúng phát cho cave các loại
thẻ để đeo trước ngực từ số 101 đến số 700. Thẻ có 3 màu: đỏ, xanh và trắng để
phân biệt đẳng cấp và giá cả. Khách đến chỉ cần ngồi trên sảnh rượ phía trên nhâm
nhi ghé mắt xuống sàn nhảy phía dưới chấm cô nào thì chỉ cần nháy mắt bảo vệ sẽ
tự ý dắt lên phòng theo một đường bí mật. Chúng làm việc theo một hệ thống nhất
định nếu có chuyện gì xảy ra thì tín hiệu báo động lực lượng bảo vệ chốt chặt nội

bất xuất ngoại bất nhập.Mọi việc như được lập trình sẵn.
Hầu như các đối tượng mại dâm đều không đăng kí thường trú nên công tác quản
lí đối tượng này gặp nhiều khó khăn. Lợi dụng cơ hội này các tiếp ciên trong nhà
hàng , khách sạn … làm nghề khi bị bắt giấu tên quê quán gây khó khăn cho công
tác tái hòa nhập cộng đồng . Quản lí nhân khẩu lỏng lẻo là nguyên nhân khiến yếu
tố nguy cơ gia tăng , nhiều phụ nữ từ những vùng quê khác nhau đã sa chân vào
con đường này đòi hỏi nhà nước cần có những chính sách biện pháp khắc phụ tình
trạng trên. Theo báo cáo của Cục phòng chống tệ nạn xã hội cho biết, về công tác
phòng, chống mại dâm, năm 2007, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã chữa trị
cho 5.104 đối tượng mại dâm , trong đó tại Trung tâm 2.597, tại cộng đồng 2.507
đối tượng. Số được dạy nghề, tạo việc làm là 3.714 đối tượng, đạt 102% kế hoạch.
Nhiều địa phương, số gái mại dâm đưa vào Trung tâm giảm mạnh như Thành phố
Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Đồng Nai, Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang,
An Giang…Tính đến hết tháng 12/2007, cả nước có 1715 xã, phường đăng ký xây
dựng xã phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội và có 8938 xã, phường (chiếm
80% tổng số xã, phường) không có tệ nạn mại dâm 4. Tuy nhiên, tệ nạn mại dâm
vẫn diễn biến phức tạp và tồn tại dưới nhiều hình thức, mại dâm nơi công cộng xảy
ra ở nhiều địa phương, mặc dù đã được cơ quan chức năng đấu tranh xóa bỏ nhưng


lại nhanh chóng tái diễn, hình thành các phố vẫy, tụ điểm đón khách bình dân. Các
yếu tố môi trường dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm vẫn diễn biến. Mặc dù, Thủ
tướng Chính phủ chỉ đạo về việc tạm ngừng cấp giấy phép đối với hoạt động vũ
trường nhưng trên thực tế vẫn xuất hiện nhiều vũ trường hoạt động với hình thức,
quy mô lớn. Năm 2005, cả nước có 104 cơ sở thì năm 2007 đã tăng 59% với 165
cơ sở. Công tác kiểm tra, thanh tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ tuy đã được tăng
cường nhưng vẫn còn xử phạt vi phạm hành chính ở mức thấp, công tác triệt phá ổ
nhóm mại dâm thường chỉ chú ý đến các tụ điểm ở khu vực trung tâm thành phố,
không ít tụ điểm phức tạp ở nông thôn mặc dù đã được tố giác nhưng chậm được
xử lý.

Đối tượng người mua dâm chiếm tới trên 60% cán bộ nhà nước. Nguồn tiền sử
dụng vào việc ăn chơi nhảy múa ở các khu vực nhà hàng , khách sạn , karaoke,
masseage, cà phê chủ yếu là tiền công quỹ và tiền thu bất chính.Trong đó 42,4% là
tiền nhà nước tiền công quỹ và 42,2% là tiền bất chính.Con số này đang gióng lên
một hồi chuông báo động về phẩm chat đạo đức tư cách lối sống của một bộ phận
cán bộ công chức nhà nước.Như vụ án Lê Công Hưng 48 tuổi là cán bộ tư pháp đa
mua dâm hai cô bé học sinh mới 14-15 tuổi 3(). Đa số theo trả lời của gái mại dâm
thì khách mua dâm chủ yếu là lớp thanh niên (89.5%) đối tượng là người nước
ngoài 9,8%.(số liệu bộ lao động thương binh xã hội).Lí do để giả quyết nhu cầu
này rất đa dạng. Một số đối tượng mua dâm vì nhu cầu tình dục, nhưng một số
khác ngoài nhu cầu tình dục còn là mục đích "giải đen" khi làm ăn gặp vận đen
hoặc chiêu đãi sau những hợp đồng béo bở , những phi vụ thắng đậm.
Tình hình buôn bán phụ nữ ra nước ngoài vì mục đích mại dâm cũng rất phức
tạp đặc biệt là các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia, Việt Nam-Trung Quốc, với
thủ đoạn hứa hẹn tìm việc làm có thu nhập , bọn thủ phạm đã lừa bán nhiều cô gái
ra nước ngoài gây hậu quả nghiêm trọng cho gia đình và xã hội, làm ảnh hưởng
xấu đến an ninh trật tự xã hội .Khu vực biên giới Việt-Trung có khoảng 25000 gái
mại dâm Việt Nam (theo báo Pháp luật).
Có thể những con số này chưa thật là chính xác nhưng nó cũng nói lên phần nào
thực trạng mại dâm ở nước ta trong những năm qua.Thật đáng lo ngại nếu con số
này cứ tiếp tục gia tăng.Vì vậy nhà nước cần có những biện pháp để hạn chế tình
trạng này.
1.2 Nguyên nhân phát sinh là hiện tượng này:
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đối tượng đến con đường này, trong quá
trình tiến hành làm đề tài chúng tôi tạm thời phân thành hai loại chính là Nguyên
nhân khách quan: đề cập đến nguyên nhân từ phía xã hội, ảnh hưởng từ đời sống
gia đình không hạnh phúc, cuộc sống nghèo khổ, di cư từ nông thôn ra thành thị….
Nguyên nhân chủ quan: từ phía bản thân (bị lôi cuốn, xúi giục, dụ dỗ hay tự
nguyện làm…..)



Môi trường văn hóa xã hội cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy mại dâm
phát triển . Sống trong một xã hội xem chuyện ấy là bình thường chấp nhận cho
người đàn ông đi chơi bời qua đêm với bất cứ cô gái nào thì việc phòng chống thật
sự khó khăn.Hay như ở Thái Lan người ta xem đó như nét văn hóa để thu hút
khách du lịch đổ về đây. Theo thống kê mới đây của nhà khoa học thì 70% khách
du lịch đến đây chỉ để thõa mãn cái thú của mình
Nguyên nhân thâm sâu của mại dâm chính là quan diểm trọng nam khinh nữ
và xem phụ nữ như món hang, như một trò tiêu khiển.Những hình ảnh quảng cáo
những đoạn clip phơi bày thân xác phụ nữ thật ra kinh doanh trên thân xác của con
người xen thường nhân phẩm của người phụ nữ
Một sự bất công nữa đối với nữ giới là là sự phân công lao động .Nam
thường được ưu tiên đảm nhận những công việc tốt, còn nữ nhất là những phụ nữ
nghèo phải chấp nhận những công việc với đồng lương ít ỏi rẻ mạt những công
việc mà nhân phẩm bị chà đạp.Do đó khi nào ma quyên bình đẳng nam nữ chưa
được xác lập thì bạn mạ dâm vẫn tồn tại
CHƯƠNG II: NHỮNG Ý KIẾN, LUẬN ĐIỂM ĐỒNG Ý HAY KHÔNG
ĐỒNG Ý HỢP PHÁP HÓA MẠI DÂM Ở VIỆT NAM.
1. Những ý kiến, luận điểm đồng ý hợp pháp hóa mại dâm
1.1. Giảm tỷ lệ xâm hại tình dục ở trẻ em
Từ xưa đến nay, ở nước ta mại dâm không được công nhận là một nghề,
hoạt động mại dâm là bất hợp pháp, bị cấm và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình
sự. Tuy nhiên chính sách đó chỉ hạn chế được mại dâm bằng những con số trên văn
bản báo cáo còn trên thực tế, hoạt động mại dâm, hành nghề mại dâm vẫn tồn tại.
Vấn đề có nên hợp pháp hóa mại dâm đang được dư luận quan tâm, bàn luận gây
nhiều tranh cãi nhưng đó đều là những nhận định có cơ sở khiến chúng ta phải nhìn
nhận.
Khi hợp pháp hóa “cởi mở” với mại dâm giúp giảm lạm dụng tình dục đặc
biệt là ở trẻ em.Theo số liệu được đề cập từ Hội liên hiệp phụ nữ VN, thì số trẻ em
bị lạm dụng tình dụng lên mức báo động trong 2 năm từ 2014-2016 có tới 4100 vụ,

trong đó 80%nạn nhân là trẻ em nữ chiếm nhiều nhất là độ tuổi từ 13-16 tuổi thậm
chí dưới 6 tuổi cũng có. Hầu hết các vụ đều có điểm chung là người lớn tuổi và
trong gia đình,… Nó đem đến những hậu quả khôn lường mà không ai muốn, và
gây ra những ám ảnh về một tuổi thơ bất hạnh có thể mãi đeo đẳng các em về sau
này,…Việt Nam đang mất cân đối giới tính nghiêm trọng, chỉ khoảng 15 năm nữa
là mại dâm sẽ bùng phát vì đàn ông không có vợ để lấy, sẽ chẳng ai dám khẳng
định rằng không có những dòng buôn gái từ Campuchia, Lào,…sang Việt Nam đến


lúc ấy tình hình sẽ càng phức tạp hơn vậy tại sao chúng ta lại không hợp pháp hóa
mại dâm từ bây giờ.
1.2. Công tác quản lý tốt hơn
Nếu cấm mại dâm dẫn đến hoạt động này được thực hiện trong thế giới
ngầm không thể quản lý được. Nhiều người tham gia vào việc môi giới mua bán
dâm, thu lợi và thậm chí chèn ép cả khách hàng lẫn người bán dâm gây ra nhiều
vấn đề xã hội.
Điều 328 của Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội môi giới mại dâm như
sau:Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua
dâm, bán dâm thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Nếu có thêm các tình tiết tăng nặng như thu lợi bất chính từ 100 triệu đến
dưới 500 triệu đồng thì bị phạt tù từ 03 - 07 năm; Nếu thu lợi bất chính từ 500 triệu
đồng trở lên thì phạt tù từ 07 – 15 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng - 50 triệu
đồng.
Về bản chất, việc môi giới mua bán dâm cũng giống như việc môi giới mua
bán nhà đất. Tuy nhiên, vì mại dâm đang bị cấm nên việc môi giới là phạm pháp.
Nếu mại dâm được hợp pháp hóa thì rõ ràng việc quản lý dịch vụ này sẽ rõ ràng
hơn, minh bạch hơn và những người tham gia vào dịch vụ môi giới có thể đăng ký
kinh doanh và nộp thuế. Thuế sẽ được sử dụng cho việc quản lý cũng như chăm
sóc y tế cho những người tham gia hoạt động này .

Việc hợp pháp hóa mại dâm là việc đúng nên làm, vì rõ ràng nó không vi
phạm giá trị đạo đức cũng như quyền của một ai. Ngược lại, việc cấm mại dâm
đang vi phạm quyền sở hữu thân thể và sức lao động của những người bán dâm.
Nó tạo ra sự bất bình đẳng và yếu thế cho những người bán dâm. Đây chính là vấn
đề đạo đức của việc cấm mại dâm cần được gỡ bỏ. Khi đó, việc hợp pháp hóa mại
dâm cũng giúp cho nhà nước quản lý tốt hơn, minh bạch hơn và nhân văn hơn.
Ông Nguyễn Xuân Lập, Cục trưởng Cục Phòng chống Tệ nạn xã hội, Bộ
LĐTB&XH, cho biết mại dâm là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng tiêu cực tới xã hội
và cuộc sống của người dân. Việt Nam chủ trương không xây dựng phố đèn đỏ,
dần loại bỏ hình thức buôn bán mại dâm bất hợp pháp, bóc lột tình dục và huy
động mọi tầng lớp, cộng đồng để giảm hại, giúp người bán dâm tái hòa nhập cộng
đồng
Trong khi đó, trao đổi với báo chí, TS Trần Văn Đạt, Phó vụ trưởng Vụ các
vấn đề chung về xây dựng pháp luật - Bộ Tư pháp, khẳng định ở góc độ chuyên
gia, ông ủng hộ coi mại dâm là một ngành nghề."Điều này có nhiều lợi hơn là hại.
Chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện lộ trình này, song chẳng qua chưa quen vì mại
dâm trái với thuần phong mỹ tục", ông Đạt nói.


Theo ông Đạt, khi đặt ra các điều kiện, tiêu chuẩn hành nghề, tình trạng hoạt
động mại dâm sẽ không bùng phát trên diện rộng. Quản lý chặt chẽ giúp giảm
những hậu quả tiêu cực tới xã hội.
Ông Nguyễn Trọng Đàm, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, cho rằng hiếm
quốc gia nào trên thế giới nghiêm cấm hoặc buông lỏng hoàn toàn hoạt động mại
dâm. “Nếu luật mới coi mại dâm là một nghề, liệu đã xuôi chưa? Tôi cho rằng rất
khó, vì ít quan điểm ủng hộ điều này. Coi mại dâm là một nghề, đồng nghĩa phải
đưa ra các điều kiện lao động, quy định nơi làm việc, quản lý việc giới thiệu, quảng
cáo...”, ông Đàm chia sẻ.
2. Những ý kiến, luận điểm không đồng ý hợp pháp hóa mại dâm.
2.1. Tăng tệ nạn mại dân ở trẻ em

Bất luận là ở đâu, nhìn từ góc độ nào và vì nguyên nhân gì thì nạn mại dâm
trẻ em cũng luôn bị coi là một vấn nạn tồi tệ và không thể chấp nhận được.
Có người đưa ra ý kiến rằng việc hợp pháp hóa mại dâm sẽ giúp quản lý một
cách dễ dàng hơn, giảm các tệ nạn như buôn người, mại dâm trẻ em... Thế nhưng
việc này không đơn giản như ta nghĩ , trong thực tế, mại dâm trẻ em ở Hà Lan đã
tăng đáng kể trong những năm 1990. Tổ chức ChildRight ở Amsterdam ước tính
con số này tăng từ 4.000 trẻ em năm 1996 lên 15.000 vào năm 2001.
Mặc dù hầu hết các chủ chứa đều khẳng định họ ý thức được việc tuyển trẻ
em vào lĩnh vực này là phạm pháp, song do sự đòi hỏi của khách nên phải lôi kéo
các đối tượng gái vị thành niên bán dâm. Đó là nguyên nhân vì sao những nguồn
cung cấp hàng “nóng” luôn hoạt động với cường độ cao. Một số chủ “lầu xanh”
thừa nhận để gái vị thành niên làm việc thì dễ dàng “mặc cả” hơn do ít bị nghi ngờ
bị các bệnh lây nhiễm tình dục. Theo thông tin từ các cơ quan thực thi pháp luật
của các nước SNG, hiện có khoảng 40 nhà chứa đang hoạt động bán công khai ở
thành phố Vladivostok, sẵn sàng cung cấp hàng “nai” từ 14 đến 17 tuổi…
Các đường dây buôn bán phụ nữ và trẻ em cho mục tiêu khai thác tình dục hoạt
động ráo riết, được che đậy dưới các hình thức trá hình: xuất khẩu lao động, giúp
việc nhà, du lịch, dã ngoại… Từ Đông Âu đến Bắc Mỹ, từ Ukraine đến Ấn Độ…
đâu đâu người ta cũng có thể tìm thấy những bé gái mặt búng ra sữa để thỏa mãn
bản năng thú tính. Đặc biệt, khu vực Tây Âu, Mỹ, Các tiểu vương quốc Ả Rập
thống nhất và New Zealand… là các quốc gia tiêu thụ mạnh “mặt hàng” này. Nga
cũng là nước “sản xuất” và “tiêu thụ” trẻ em mại dâm khá mạnh…


2.2.

Làm tăng nạn buôn người

Mọi người đã biết nạn buôn người là một trong những tệ nạn nguy hiểm với
xã hội, những cô gái thậm trí còn rất nhỏ tuổi đúng ra phải được học hành đàng

hoàng, được sống công bằng và được hưởng mọi quyền của của con người trong sự
yêu thương của gia đình bạn bè và xã hội. Vậy mà lại trở thành nạn nhân bị buôn
bán, trao đổi như một món hàng.
Mại dâm hợp pháp là một trong những nguyên nhân gốc rễ của nạn buôn
người. Một báo cáo cho biết 80% phụ nữ trong các nhà chứa ở Hà Lan bị buôn bán
từ các nước khác.
Tại Đức, vào năm 1993, sau khi mại dâm được hợp pháp hóa, 75% phụ nữ
trong ngành mại dâm được xác nhận là người nước ngoài, đến từ Uruguay,
Argentina, Paraguay và các nước khác. Hiện nay, con số này được ước lượng lên
tới 85%.
Ở trong nước, đàn ông, phụ nữ và trẻ em Việt Nam, nhiều trẻ em đến từ các
vùng nông thôn nghèo và một số lượng ngày càng tăng đến từ tầng lớp trung lưu
và khu vực đô thị trở thành nạn nhân của buôn bán nô lệ tình dục. Trẻ em gái thuộc
các cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Tây Bắc ngày càng trở thành nạn nhân của
cưỡng bức lao động trong đó có nô lệ tình dục . Khách du lịch tình dục trẻ em, theo
báo cáo đến từ châu Á, Vương quốc Anh và các nước khác ở châu Âu, Australia,
Canada và Hoa Kỳ, bóc lột trẻ em ở Việt Nam
Trong một bài phỏng vấn của Luật sư,Luật sư Trương Anh Tú (Đoàn Luật
sư TP Hà Nội) cho rằng việc hợp pháp hóa mại dâm không thể giúp kiểm soát
được mại dâm mà còn gia tăng nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em, nô lệ tình dục. - Theo
các số liệu thống kê và các kết quả nghiên cứu tiến hành bởi Liên hợp quốc cũng
cho thấy hợp pháp hóa mại dâm, không những không quản lý tốt hơn mà chỉ làm
hoạt động này càng trở nên phức tạp. Đầu tiên sẽ gia tăng nạn buôn bán phụ nữ, trẻ
em, thúc đẩy buôn bán nô lệ tình dục”,
“Vấn đề “hợp pháp hóa mại dâm” nếu chỉ đặt mình ở vị trí của người mua
dâm, thì có nghĩa rằng bản chất sự “ủng hộ” đó là ích kỷ - vì nhu cầu bản thân, chứ
không vì lợi ích chung và sự phát triển của xã hội” – Luật sư Tú nêu quan điểm.
Còn nữa, hợp pháp hóa mại dâm sẽ làm gia tăng tệ nạn buôn bán phụ nữ, trẻ
em. Ví dụ một bé gái bị bắt cóc, đánh đập và bắt tiếp khách. Sau đó, các đối tượng
tội phạm khống chế bé gái này, bắt viết đơn gia nhập đường dây “hành nghề” của

chúng. Đến khi gia đình đi tìm, phát hiện cháu bé đang trong “nhà thổ” thì các đối


tượng “quản lý” đưa ra giấy cam kết tự nguyện gia nhập đường dây “hành nghề”
mà bé gái (bị ép buộc) viết. Lúc này pháp luật cũng sẽ rất khó để xử lý.
Vậy nên đừng nghĩ rằng hợp pháp hóa mại dâm lại có thể bảo vệ tốt hơn cho
phụ nữ. Tóm lại, nếu hợp pháp hóa mại dâm sẽ khiến lĩnh vực nhạy cảm này trở
nên phức tạp hơn.
2.3.

Ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục

Nước ta là một nước nặng về tư tưởng Nho giáo nên vấn để công nhận mại
dâm là một nghề hợp pháp thì sẽ rất khó tiến hành. Cái quan niệm đó nó đã ăn sâu
vào tiềm thức từng người, để mà thay đổi thì vô cùng khó. Điển hình là khi ta nhìn
thấy một cô gái làm trong “ngành” thì bất kể ai đầu tiên cũng có cái nhìn của sự
khinh bỉ, mỉa mai. Hay hơn thế nữa có ai mà chấp nhận bạn gái, mẹ hay chị mình
theo con đường mại dâm hay không. Hoặc trường hợp nhà bạn gái mình có người
hoạt động trong nghề này thì dù có yêu đến mức nào họ cùng sẵn sàng chia tay, từ
bỏ ngay chỉ vì lí do có người làm gái ngành. Biết là nếu chấp nhận nghề này thì ắt
sẽ phải có người hoạt động trong ngành, tuy nhiên cái nhìn về nghề thì sẽ rất khó
thay đổi được.
Ở một khía cạnh khác thì nếu mại dâm được công nhận là một nghề hợp
pháp thì tình trạng nhu cầu về mại dâm ở nam giới sẽ tăng nhanh và nhiều hơn.
Nếu như lúc chưa được công nhận thì họ còn có chút rào cản thế nhưng lúc đã
được chấp nhận thì việc mua dâm đối với họ chỉ là một cuộc mua bán bằng tiền rất
bình thường. Điền hình là ở Nhật Bản với số liệu thống kê ước tính mỗi ngày có
khoảng hơn 160000 người ghé thăm khu phố Kabukicho ở Tokyo- Nhật Bản.
2.4.


Nhà nước không thể kiểm soát được chặt chẽ các ổ mại dâm

Hợp pháp hóa mại dâm không thể giúp kiểm soát được mại dâm mà chỉ
khiến hoạt động này trở nên tràn lan. Tiền thuế thu được rất ít, trong khi chi phí bỏ
ra để duy trì hệ thống “phố đèn đỏ” và y tế cho gái bán dâm, cũng như truy quét
các loại tội phạm như ma túy, trộm cướp, cờ bạc... lại rất lớn, việc hợp thức hóa
mại dâm sẽ làm gia tăng nạn “mại dâm chui, gái đứng đường” không giấy phép do
gái bán dâm không muốn phải nộp thuế và bị quản lý, kéo theo đó là bạo lực
đường phố và làm giả giấy phép.
Theo thực tế xã hội Việt Nam hiện nay, nếu hợp pháp hóa mại dâm, sẽ
không khiến việc quản lý được tốt hơn, mà chỉ làm phức tạp thêm lĩnh vực nhạy
cảm này.


Tôi nghĩ rằng, có một số người đang có những hiểu lầm dẫn đến ngộ nhận
cho rằng hợp pháp hóa mại dâm là đúng đắn và cần thiết để quản lý và bảo vệ phụ
nữ, ngăn ngừa tệ nạn xã hội. Ở một khía cạnh khác, hợp pháp hóa mại dâm cũng
cho thấy nó không vì sự phát triển của phụ nữ nói chung. Bởi vì chẳng thể loại trừ
khả năng những em gái đang ở tuổi đến trường (nhận thức chưa đầy đủ), đặc biệt
các em gái thuộc các gia đình có kinh tế khó khăn, sớm xa rời sách vở, học hành…
để lựa chọn “nghề nghiệp” này hợp pháp hóa mại dâm, cũng làm gia tăng tệ nạn
buôn bán phụ nữ trẻ em. "Đặt trường hợp một bé gái bị bắt cóc, bị đánh đập và bắt
tiếp khách. Sau đó, các đối tượng tội phạm khống chế bé gái này, bắt viết đơn gia
nhập đường dây “hành nghề” của chúng. Đến khi gia đình đi tìm, phát hiện cháu bé
đang trong “nhà thổ”, thì các đối tượng “quản lý” đưa ra giấy cam kết tự nguyện
gia nhập đường dây “hành nghề” mà cháu bé (bị ép buộc) viết. Lúc này pháp luật
cũng sẽ… bó tay. Thế nên, đừng nghĩ rằng hợp pháp hóa mại dâm lại có thể bảo vệ
tốt hơn cho phụ nữ



KẾT LUẬN
Xã hội loài người phát triển, mại dâm cũng len lói “phát triển” theo và rồi
trở thành tệ nạn mà nhiều nước phải nghiêm cấm trong đó có Việt Nam. Mại dâm
trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Có hay không khuyến khích xem đó như
một nghề” chính thức được xã hội công nhận đó là vấn đề tranh cãi bấy lâu nay.
Đây là lần đầu tiên chúng em làm đề tài nên không thể trừ ánh khỏi những
thiếu sót. Mong được sự góp ý từ phía thầy để đề tài càng thêm hoàn chỉnh.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các vấn đề xã hội và an sinh xã hội của Nguyễn Tị Oanh ( chủ biên), nhà
xuất bản giáo dục, 1997
2. Giã từ mại dâm và ma túy của Nhà xuất bản Lao động
3. Phòng chống tệ nạm xã hội của Trần Đức Châm, nhà xuất bản chính trị quốc
gia, 2007.
4. Một số bài báo về mại dâm, đồng ý Hợp pháp hóa mại dâm.
/> /> /> />Sách - Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 ( NHÀ XUẤT BẢN
CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT )
5. Một số bài báo về mại dâm và không đồng ý hợp pháp hóa mại dâm:
/> /> /> /> /> /> />


×