Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tháng 8 năm 2004 vì muốn con mình có vốn làm ăn bà h đã nhờ công ty TNHH miền tây đứng ra vay giùm chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.34 KB, 11 trang )

Tháng 8 năm 2004 vì muốn con mình có vốn làm ăn bà H đã
nhờ công ty TNHH Miền Tây đứng ra vay giùm chi nhánh Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tỉnh Vĩnh Long. Đổi lại, bà
phải dùng quyền sử dụng đất để bảo lãnh hợp đồng vay 300 triệu,
thời hạn 6 tháng giữa công ty Miền Tây và phía ngân hàng. Bà H
đã giao bản chính sổ đỏ cho chi nhánh ngân hàng. Hết thời hạn
bảo lãnh chính, bà gia hạn bảo lãnh thêm 3 tháng. Sau chín
tháng, ngân hàng đã thanh lý hợp đồng cho vay với công ty miền
tây nhưng vẫn ko chịu trả sổ đỏ cho bà H. Bà H đã khởi kiện ra
TAND tỉnh Vĩnh Long, yêu cầu phía ngân hàng phải trả lại sổ
Tại phiên tòa sơ thẩm, phía ngân hàng đưa ra lý lẽ rằng công
ty Miền Tây vẫn trả lãi đủ nhưng chưa thanh toán vốn nên trong
trường hợp này hợp đồng vay có thời hạn đã trở thành ko thời
hạn, tức là hợp đồng thế chấp bảo lãnh của bà H vẫn còn hiệu lực.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bà H kháng cáo, cho rằng công ty
miền tây đã thanh toán hết vốn vay cho phía ngân hàng. Tại đây,
chồng bà H (người có quyền lợi liên quan) cũng kháng cáo, cho
rằng hợp đồng thế chấp bảo lãnh trên vô hiệu vì quyền sử dụng
đất là tài sản chung của vợ chồng nhưng bà H lại đem đi bảo lãnh
mà ko được ông đồng ý. Phía ngân hàng xác nhận công ty Miền
Tây đã trả xong tiền vay. Dù vậy, phía ngân hàng vẫn từ chối trả
giấy đó cho bà H...lập luận: Việc vay, cho vay giữa ngân hàng với
công ty Miền Tây là luân chuyển, hết hợp đồng này thì tiếp hợp
đồng khác( từ năm 2004, phía ngân hàng đã cho công ty vay
thêm 10 hợp đồng ngắn hạn). Vì thế, giấy tờ thế chấp bảo lãnh
của bà H phải được tiếp tục giữ lại.
Phán quyết của tòa án:
Tòa sơ thẩm: TAND tỉnh Vĩnh Long đồng tình với quan điểm
của chi nhánh Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tỉnh Vĩnh
Long và bác yêu cầu hủy hợp đồng thế chấp bảo lãnh của bà H.
Tòa phúc thẩm: Tòa đã chấp nhận kháng cáo của vợ chồng


bà H, sửa bản án sơ thẩm, hủy hợp đồng thế chấp bảo lãnh, yêu
cầu chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam tỉnh Vĩnh
Long trả lại sổ đỏ cho vợ chồng bà H.

A. MỞ BÀI:
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường Việt Nam hội nhập
ngày càng sâu rộng với nền kinh tế quốc tế thì các giao dịch dân
sự, thương mại được xem như một công cụ hữu hiệu giúp cho các
chủ thể tìm kiếm được lợi ích của mình. Một nền kinh tế năng


động luôn chứa đựng những yếu tố rủi ro và việc nhận biết chúng,
khắc phục và ngăn chặn những rủi ro ngay từ chính những giao
dịch được kí kết là một cách làm khôn ngoan và chủ động mà các
nhà làm luật đã dự phòng thông qua việc thiết kế quy định pháp
luật về các giao dịch bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Bảo lãnh
là một trong những biện pháp bảo đảm quan trọng và được sử
dụng rộng rãi. Do đó em xin được trình bày vấn đề “ Hãy sưu tầm
một vụ tranh chấp về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh: phân tích quy
định của pháp luật có liên quan đến vẫn đề pháp lý trong vụ việc
và đưa ra hướng giải quyết”.

B.NỘI DUNG:
I. Pháp luật về bảo lãnh
1. Khái niệm
Bảo lãnh là một trong bảy biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu lịch sử pháp luật dân sự Việt Nam, bảo
lãnh không phải là khái niệm mới xuất hiện ở BLDS 1995, 2005
mà nó đã được hình thành từ rất sớm. Thời Hậu Lê, trong bộ Quốc

triều hình luật có quy định về bảo lãnh tại Điều 590: “Người vay
nợ trốn mất thì người đứng bảo lãnh phải trả thay tiền gốc thôi,
nếu trong văn tự có nói người nào sẽ trả thay thì người ấy phải trả
như người mắc nợ, trái luật thì xử tám mươi trượng, nếu kẻ mắc
nợ có con thì được đòi ở con”. Thời kỳ Pháp thuộc, Bộ dân luật Bắc
Kỳ và Bộ Hoàng Việt trung kỳ hộ luật nêu ra khái niệm bảo lãnh
tương đối giống nhau như sau: Bảo lãnh là một khoản nợ tức là
cam đoan với chủ nợ hễ người mắc nợ không trả được thì mình
phải trả thay; “món nợ nào có giá trị thời mới bảo lãnh được”. Có
thể thấy, ở mỗi thời kỳ khác nhau, do sự chi phối của điều kiện
kinh tế, xã hội, chính trị, quy định về bảo lãnh có sự khác nhau,
nhưng tựu chung lại, quan hệ bảo lãnh luôn có sự xuất hiện của
người thứ ba, với nội dung là sự “trả nợ thay” của người đó cho
chủ nợ khi người mắc nợ không trả nợ; mục đích cuối cùng là bảo
đảm lợi ích cho chủ
Theo pháp luật hiện hành, “bảo lãnh là việc người thứ ba
(say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây
gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có
nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn
mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo


lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có
khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình” (Điều 361 BLDS 2005). Có
thể thấy bảo lãnh trong BLDS 2005 đã kế thừa nội dung cốt lõi
của bảo lãnh trong các bộ luật thời kỳ trước, đồng thời có sự mở
rộng về nghĩa vụ được bảo lãnh cũng như quy định chi tiết hơn về
thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh.
2. Đặc điểm pháp lý của bảo lãnh

Quan hệ giữa các chủ thể trong tình huống trên thỏa mãn là
sự phát sinh cho một biện pháp bảo đảm, cụ thể là biện pháp bảo
lãnh, theo đó quan hệ trên cũng mang đặc điểm của một biện
pháp bảo đảm như sau:
Thứ nhất, cũng giống như những biện pháp bảo đảm khác,
biện pháp bảo lãnh phát sinh từ sự thỏa thuận giữa các bên. Với
mục đích bảo đảm cho sự thực hiện nghĩa vụ, các bên có thể thỏa
thuận để quyết định sử dụng biện pháp bảo lãnh. Mặc dù có
những hợp đồng dân sự pháp luật quy định phải có biện pháp bảo
đảm nhưng không vì thế mà mất đi tính thỏa thuận giữa các bên.
Các bên có thể thỏa thuận về đối tượng, phạm vi, cách xử lý tài
sản bảo đảm....
Cụ thể, giữa bà H và công ty TNHH Miền Tây đã có sự thoản
thuận trước, đó là vì muốn con mình có vốn làm ăn, bà H đã nhờ
công ty TNHH Miền Tây đứng ra vay giùm chi nhánh Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam tỉnh Vĩnh Long. Đổi lại, bà phải
dùng quyền sử dụng đất để bảo lãnh hợp đồng vay 300 triệu, thời
hạn 6 tháng giữa công ty Miền Tây và phía ngân hàng. Bà H đã
giao bản chính sổ đỏ cho chi nhánh ngân hàng. Như vậy, các bên
đã thỏa thuận về việc thực hiện một biện pháp bảo lãnh cho
khoản nợ của công ty Miền Tây, cụ thể sẽ có sự thỏa thuận về đối
tượng, phạm vi, cách xử lý tài sản bảo đảm...
Thứ hai, biện pháp bảo lãnh làm phát sinh nghĩa vụ bổ sung
cho nghĩa vụ chính. Nghĩa vụ bảo lãnh phụ thuộc và chỉ có giá trị
với nghĩa vụ chính (nghĩa vụ được bảo lãnh). Sự phụ thuộc này thể
hiện ở chỗ: khi quan hệ nghĩa vụ chính được xác lập mà cần có sự
bảo đảm thì các bên mới cùng nhau thỏa thuận sử dụng biện
pháp bảo lãnh. Đồng thời, nghĩa vụ chính là cơ sở để quy định thời
hạn, phạm vi, hiệu lực của nghĩa vụ bảo lãnh.
Ban đầu chỉ có sự thỏa thuận về việc bà H nhờ công ty Miền

Tây vay vốn ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tỉnh Vĩnh
Long cho con bà có tiền làm ăn, tuy nhiên xuất hiện điều kiện là


bà H phải bảo lãnh cho khoản vay 300 triệu của công ty đối với
ngân hàng, do đó phát sinh thêm hợp đồng bảo lãnh của bà H với
ngân hàng, theo đó bà H giao sổ đỏ cho ngân hàng để bảo đảm
cho nghĩa vụ của công ty Miền Tây, như vậy, nghĩa vụ bảo lãnh
được xác định là nghĩa vụ bổ sung đối với nghĩa vụ chính giữa
công ty Miền Tây và ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tỉnh
Vĩnh Long.
Thứ ba, đối tượng của biện pháp bảo lãnh là những lợi ích vật
chất. Với bản chất của bảo lãnh là “sự thực hiện thay nghĩa vụ”
nên đối tượng của biện pháp bảo lãnh phụ thuộc vào đối tượng
của nghĩa vụ được bảo lãnh. Nếu đối tượng của nghĩa vụ được bảo
lãnh là việc thực hiện một công việc thì đối tượng của bảo lãnh
phải là việc thực hiện một công việc, với điều kiện người bảo lãnh
phải có khả năng thực hiện công việc đó. Nếu đối tượng của nghĩa
vụ được bảo lãnh là tài sản thì đối tượng của bảo lãnh phải là một
tài sản thuộc sở hữu của người bảo lãnh.
Như vậy, đối tượng của nghĩa vụ chính là khoản vay 300
triệu thò đối tượng của nghĩa vụ bảo lãnh được xác định là quyền
sử dụng đất của bà H.
Thứ tư, phạm vi bảo đảm của biện pháp bảo lãnh không vượt
quá phạm vi nghĩa vụ đã được xác định trong quan hệ nghĩa vụ
chính. Điều 363 BLDS 2005 quy định: “Bên bảo lãnh có thể cam
kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo
lãnh”. Trong trường hợp không có thỏa thuận, khi có sự vi phạm
nghĩa vụ, bên bảo lãnh phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho
bên được bảo lãnh. Nếu các bên có thỏa thuận về phạm vi bảo

lãnh thì bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong
phạm vi đó, bên nhận bảo lãnh không có quyền yêu cầu bên bảo
lãnh thực hiện vượt quá phạm vi bảo lãnh mà các bên đã thỏa
thuận.
Trong vụ việc trên, các bên đã có sự cam kết về việc bà H
dùng quyền sử dụng đất của mình để đảm bảo cho khoản vay 300
triệu của công ty Miền Tây, do đó phạm vi bảo đảm trong trường
hợp này là toàn bộ nghĩa vụ chính đó.
Thứ năm, bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
khi đã đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ hoặc trước thời hạn do vi
phạm nghĩa vụ của bên được bảo lãnh nhưng bên được bảo lãnh
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trước bên có
quyền. Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh


chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không
có khả năng thực hiện nghĩa vụ (Điều 41 Nghị định 163/2006/NĐCP).
Ngân hàng chỉ được xử lý tài sản thi đến hạn thực hiện
nghĩa vụ mà công ty Miền Tây không thực hiện hoặc không thực
hiện đúng nghĩa vụ, tuy nhiên trong phiên tòa sơ thẩm và phúc
thẩm lại có ý kiến trái chiều về việc hoàn thành nghĩa vụ của công
ty Miền Tây từ phía ngân hàng. Do vậy, nếu xác định được chắc
chắn công ty Miền Tây đã thực hiện xong nghĩa vụ thì ngân hàng
phải trả lại sổ đỏ cho bà H.
Bên cạnh những đặc điểm chung nêu trên, biện pháp bảo
lãnh theo pháp luật hiện hành còn có những đặc điểm riêng như
sau:
Một là, biện pháp bảo lãnh luôn có sự xuất hiện của người
thứ ba, tức là chủ thể tham gia quan hệ bảo lãnh luôn có ba bên,
tạo thành “mối quan hệ tay ba khép kín giữa người bảo lãnh,

người nhận bảo lãnh và người được bảo lãnh bảo lãnh”. Thông
qua sự cam kết của người bảo lãnh đối với người có quyền (với
điều kiện bên có quyền đồng ý), quan hệ bảo lãnh được hình
thành, làm phát sinh thêm hai quan hệ bên cạnh quan hệ nghĩa
vụ chính như sau: quan hệ giữa người thứ ba (bên bảo lãnh) với
người có quyền (bên nhận bảo lãnh), quan hệ giữa người thứ ba
(bên bảo lãnh) với người có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh). Hai
quan hệ này cùng với quan hệ nghĩa vụ chính tạo thành một vòng
tròn khép kín, có sự tác động lẫn nhau. Đây là đặc điểm giúp phân
biệt bảo lãnh với các biện pháp bảo đảm khác như cầm cố, thế
chấp.
Ta xác định trong vụ việc này thì bên bảo lãnh là bà H, bên
nhận bảo lãnh là ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tỉnh
Vĩnh Long và bên được bảo lãnh là công ty TNHH Miền Tây. Hai
chủ thể trực tiếp trong quan hệ bảo lãnh chính là bên bảo lãnh và
bên nhận bảo lãnh, còn bên được bảo lãnh là công ty TNHH Miền
Tây chỉ là chủ thể có nghĩa vụ trong nghĩa vụ chính với ngân hàng
và trong nghĩa vụ hoàn trả đối với bà H.
Hai là, bảo lãnh là biện pháp bảo đảm mang tính chất đối
nhân. Để xác định một biện pháp bảo đảm có tính chất đối nhân
hay đối vật cần phải căn cứ vào việc bên bảo đảm có hay không
có tài sản bảo đảm và bên có quyền được thực hiện quyền như
thế nào trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc


thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ. Trong bảo đảm đối vật, cái mà
người có quyền quan tâm là tài sản cụ thể đưa ra bảo đảm và khi
có sự vi phạm nghĩa vụ, bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản
bảo đảm đó. Đối với biện pháp bảo đảm đối nhân, khi bên có
nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ

thì bên có quyền chỉ có thể bảo đảm quyền của mình thông qua
sự thực hiện nghĩa vụ bảo đảm của bên bảo đảm, mà không có
quyền gì đối với tài sản của bên bảo đảm. Trong bảo lãnh, bên
bảo lãnh không bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của chính mình mà
cam kết bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người khác. Bên có
quyền chỉ được trao quyền yêu cầu đối với bên bảo lãnh về việc
thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và không được trao quyền đối với một
tài sản cụ thể nào của bên bảo lãnh, do đó bảo lãnh trong BLDS
2005 là biện pháp bảo đảm đối nhân.
Điều 44 Nghị định số 163/2006/NĐ – CP quy định về Bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nghĩa vụ của bên được bảo lãnh đối
với bên bảo lãnh “Các bên có thể thoả thuận về việc xác lập giao
dịch bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nghĩa vụ
của bên được bảo lãnh đối với bên bảo lãnh theo quy định của Bộ
luật Dân sự, Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có
liên quan”.
Bà H là bên bảo lãnh đã xác lập một hợp đồng là hợp đồng
thế chấp quyền sử dụng đất để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh của mình đối với Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
chi nhánh Vĩnh Long là bên nhận bảo lãnh về hợp đồng vay tay
sản của công ty TNHH Miền Tây là bên được bảo lãnh. Như vậy
đây là trường hơp ngoại lệ của bảo lãnh, theo đó chủ thể thế chấp
tài sản để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nên ta xác định ở đây là
quan hệ bảo lãnh đối vật.
3. Các vẫn đề pháp lý trong tình huống trên
Mâu thuẫn bạn đầu của sự việc xuất phát từ việc ngân hàng
giữ sổ đỏ của bà H, mặc dù đã thanh lý hợp đồng vay với công ty
TNHH Miền Tây, điều này dẫn đến bà H khởi kiện đồi ngân hàng
phải trả lại sổ đỏ cho mình.
Trong phiên tòa sơ thẩm, căn cứ vào những chứng cứ của 2

bên đưa ra, tòa án đã đồng tình với quan điểm của ngân hàng đầu
tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long đó là công ty TNHH
Miền Tây chưa hoàn thành nghĩa vụ trả nợ và ngân hàng vẫn được
giữ sổ đỏ của bà H và bác đơn kiện của bà H.


Tuy nhiên, bà H đã tiếp tục kiện ngân hàng, và trong phiên
tòa phúc thẩm, có thêm những tình tiết mới. Sự xuất hiện bên có
quyền là chồng bà H cho rằng quyền sử dụng đất là tài sản chung
của vợ chồng, do đó bà H chưa được sự đồng ý của ông là không
được. Vậy hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh có còn tồn tại?
Cũng tại phiên tòa phúc thẩm, Ngân hàng lại trả lời rằng
công ty Miền Tây đã hoàn thành khoản nợ 300 triệu, tuy nhiên lại
đưa ra lý do là việc vay, cho vay giữa ngân hàng với công ty Miền
Tây là luân chuyển, hết hợp đồng này thì tiếp hợp đồng khác( từ
năm 2004, phía ngân hàng đã cho công ty vay thêm 10 hợp đồng
ngắn hạn). Vì thế, giấy tờ thế chấp bảo lãnh của bà H phải được
tiếp tục giữ lại. Như vậy, từ việc mâu thuẩn lời khai của ngân hàng
và lý lẽ của họ có được cho là hợp lý để tiếp tục giữ sổ đỏ của bà
H? Và phải chăng, mọi giao dịch giữa ngân hàng và công ty Miền
Tây đều được bảo lãnh bởi chính quyền sử dụng đất đó?
Thực tế, tòa phúc thẩm chấp nhận kháng cáo của vợ chồng
bà H, sửa bản án sơ thẩm, hủy hợp đồng thế chấp bảo lãnh, yêu
cầu chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam tỉnh Vĩnh
Long trả lại sổ đỏ cho vợ chồng bà H.
II. Giải quyết vụ việc:
Trong vụ vệc có xuất hiện một người có quyền và lợi ích liên
quan là chồng bà H. Ông này kháng cáo rằng quyền sử dụng đất
mà bà H thế chấp bảo lãnh là tài sản chung của vợ chồng ông bà
H, tuy nhiên bà H đã tự ý sử dụng, định đoạt mà không có sự đồng

ý của ông. Tại phiên tòa sơ thẩm đã xác định rằng quyền sử dụng
đất này là tài sản chung của vợ chồng bà H.
Như vậy, theo khoản 2, khoản 3 điều 219 Bộ luật dân sự năm
2005 có quy định:
“2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản
chung bằng công sức của mỗi người, có quyền ngang nhau trong
việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
3. Vợ chồng cùng bàn bạc, thoả thuận hoặc uỷ quyền cho
nhau chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản chung”.
Theo đó, bà H không có quyền tự ý định đoạt quyền sử dụng
đất là tài sản chung của vợ chồng nên hợp đồng thế chấp quyền
sử dung đất giữa bà H và chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam tỉnh Vĩnh Long là vô hiệu. Vì vậy, theo quy định tại
điều 137 BLDS 2005 về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô
hiệucác bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại cho


nhau những gì đã nhận. Điều này có nghĩa là phía ngân hàng phải
có nghĩa vụ hoàn trả lại sổ đỏ cho vợ chồng bà H.
Nhưng giả định trong trường hợp hợp đồng thế chấp quyền
sử dụng đất giữa ngân hàng và vợ chồng bà H có hiệu lực thì vấn
đề đặt ra là việc làm của ngân hàng là đúng hay sai? Theo quan
điểm của nhóm, việc ngân hàng liên tiếp chấp nhận yêu cầu của
công ty TNHH Miền Tây dùng quyền sử dụng đất mà bà H đã thế
chấp làm tài sản bảo đảm cho các hợp đồng tín dụng khác sau
này giữa công ty và ngân hàng cũng là trái với quy định của pháp
luật. Bản thân bà H chỉ đứng ra bảo lãnh cho nghĩa vụ trả tiền vay
của công ty Miền Tây trong hợp đồng vay 300 triệu đồng ban đầu
mà không có thỏa thuận sẽ bảo lãnh cho các hợp đồng tín dụng
khác. Vì vậy, việc ngân hàng cho rằng việc vay, cho vay giữa công

ty miền Tây và ngân hàng là luân chuyển, hết hợp đồng này đến
hợp đồng khác nên không trả giấy tờ cho bà H là hoàn toàn không
có căn cứ. Theo quy định tại điều 371 về việc chấm dứt bảo lãnh:
“ Việc bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp sau: 1. Nghĩa
vụ được bảo đảm bằng bảo lãnh chấm dứt…” Tiền vay đã được
hoàn trả toàn bộ có nghĩa là trách nhiệm bảo lãnh của bà H đã
chấm dứt. Như vậy, ngân hàng không được phép cho công ty tiếp
tục dùng tài sản là quyền sử dụng đất của bà H để bảo đảm cho
các hợp đồng vay khác. Trên cơ sở đó, Tòa phúc thẩm yêu cầu
Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Vĩnh Long hoàn trả lại sổ đỏ
cho vợ chồng bà H là hoàn toàn chính xác.
III. Bình luận các quy định của pháp luật hiện hành và
so sánh với luật 2015
1. Bình luận các quy định của pháp luật về bảo lãnh
Một là, trong một số vụ tranh chấp liên quan đến quan hệ
bảo lãnh, người được bảo lãnh không thực hiện hết trách nhiệm
của mình và đẩy hết rủi ro cho bên bảo lãnh. Quy định tại Ðiều 41
Nghị định 163/2006, tại khoản 2 và 3, căn cứ thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh ngay cả khi nghĩa vụ chưa đến hạn (điều này sẽ khiến
cho bên bảo lãnh rơi vào thế bị động) hoặc bên được bảo lãnh
không có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Việc xác định “thời điểm
trước khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ” và “không có khả năng
thực hiện nghĩa vụ” theo khoản 2, 3, Ðiều 41 Nghị định 163/2006
được thể hiện dựa trên những tiêu chí nào là điều không đơn giản.
Nếu bên bảo lãnh không nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật, vì
“nể” mà đứng ra bảo lãnh sẽ rất có thể sẽ phải chịu rủi ro. Việc


quy trách nhiệm cho bên bảo lãnh vô hình chung làm giảm trách
nhiệm của bên được bảo lãnh. Vậy nên quy định bên bảo lãnh chỉ

phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi đưa ra được bằng chứng
chứng minh bên được bảo lãnh hoàn toàn không có khả năng thực
hiện nghĩa vụ. Có như vậy mới bảo vệ được quyền lợi tối đa đối
với các bên tham gia quan hệ nghĩa vụ.
Hai là, quan hệ bảo lãnh có liên quan đến việc cầm cố, thế
chấp tài sản, nếu pháp luật có quy định phải đăng ký giao dịch
bảo đảm, công chứng hay chứng thực, thì vấn đề đặt ra ở đây là
có phải làm các thủ tục với cả thỏa thuận bảo lãnh hay chỉ phải
làm các thủ tục với thỏa thuận cầm cố, thế chấp tài sản của bên
thứ ba? Bởi trên thực tế, có một số trường hợp thỏa thuận bảo
lãnh có kèm theo các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh,
nhưng cũng có trường hợp hai văn bản này được lập riêng. Căn cứ
theo Ðiều 3 Nghị định 83/2010, thì bảo lãnh không thuộc trường
hợp phải đăng ký giao dịch bảo đảm. Ðiều này cũng không quy
định trường hợp bảo lãnh có kèm theo biện pháp cầm cố thế chấp
để bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh thì phải đăng ký. Nhưng trên thực
tế, nhiều giao dịch bảo lãnh có kèm theo tài sản thế chấp nghĩa
vụ bảo lãnh đã bị tòa án tuyên vô hiệu do không đăng ký giao
dịch bảo đảm. Ðể đảm bảo sự thống nhất trong cách hiểu và áp
dụng luật, tôi kiến nghị nên có hướng dẫn cụ thể hơn về trường
hợp thế chấp, cầm cố tài sản của bên bảo lãnh với bên nhận bảo
lãnh theo hướng yêu cầu các bên phải đăng ký giao dịch bảo đảm
(hoặc công chứng, chứng thực) cả thỏa thuận bảo lãnh và biện
pháp cầm cố, thế chấp đảm bảo nghĩa vụ bảo lãnh nếu pháp luật
yêu cầu tài sản đó phải tuân thủ các thủ tục này.
Ba là, Bộ luật Dân sự Việt Nam cần thể hiện rõ nét các quan
điểm pháp lý về biện pháp bảo đảm đối nhân trong các quy định
về bảo lãnh. (Ví dụ: Đối với biện pháp bảo lãnh thì thứ tự ưu tiên
thanh toán (tính đối kháng với người thứ ba) không đặt ra hoặc
bắt buộc phải có quy định về giá trị tối đa của nghĩa vụ bảo lãnh

với nghĩa vụ được bảo lãnh). Quy định hiện hành của Bộ luật Dân
sự Việt Nam dễ dẫn đến những nhầm lẫn trong cách tiếp cận, giải
quyết hợp đồng bảo lãnh, do vậy trong quá trình giải quyết tranh
chấp, Tòa án vẫn có quan điểm là việc một người dùng tài sản của
mình để bảo đảm nghĩa vụ của người khác là xác lập quan hệ bảo
lãnh.
2. So sánh quy định của pháp luật về bảo lãnh trong các bộ luật dân sự


Chế định bảo lãnh theo luật 2015, nhìn chung quy định có
phần cụ thể hơn những quy định về bảo lãnh trong luật dân sự
2005. Tuy nhiên, từ đó cũng dẫn đến hạn chế đó là quy định dài
dòng,ko mạch lạc, dễ gây nhầm lẫn.
Điểm mới:
- Khoản 2 điều 336 Bộ luật dân sự 2015, mở rộng phạm vi
bảo lãnh, cụ thể là: “Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên
nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm
trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác”. đã bổ sung thêm so với “
Điều 363. Phạm vi bảo lãnh” của Bộ luật dân sự 2005 là “lãi trên
số tiền chậm trả”. Quy định này nhằm làm rõ hơn điều luật, tránh
gây tranh cãi cho các bên khi tham gia quan hệ bảo lãnh. Đồng
thời, bảo vệ người nhận bảo lãnh tốt hơn.
- Điều 336 về phạm vi bảo lãnh trong blds 2015:, nhà làm
luật đã đưa quy định của điều 44 nghị định 163/2006 vào khoản 3
Điều 336 luật dân sự 2015.
- Khoản 4 điều 336 luật dân sự 2015 là hoàn toàn mới, có nội
dung rằng: nếu nghĩa vụ bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong
tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh
sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt
tồn tại. Trước đây, Điều 48 nghị định 163/2006. Quy định về :

“Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh là
doanh nghiệp bị phá sản, bên bảo lãnh là cá nhân chết hoặc bị
Toà án tuyên bố đã chết”, theo đó, trừ trường hợp cá nhân phải
đích thân thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà cá nhân này chết thì
nghĩa vụ bảo lãnh mới chấm dứt, còn lại các trường hợp khác theo
khoản 1 và điểm b khoản 2 thì vẫn tiếp tục thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh. Còn hiện nay theo luật dân sự 2015, đã quy định rõ ,sau khi
cá nhân chết hoặc tổ chức đứng ra bảo lãnh chám dứt hoạt động
thì nghĩa vụ bảo lãnh cũng chấm dứt theo. Có thể nhà làm luật đã
áp dụng nguyên tắc suy luận có lợi cho bên yếu thế - ở đây bên
bảo lãnh.
- Pháp luật về bảo lãnh mở rộng thêm quyền cho các chủ thể
để các bên tự do thỏa thuận nhiều hơn, biểu hiện là điều luật về
“Hình thức bảo lãnh” ko quy định nữa. Điều 370 Bộ luật dân sự
2005 về “Hủy bỏ việc bảo lãnh”, cũng đã được loại bỏ.
- Điều 341 Bộ luật ân sự 2015, miễn thực hiện nghĩa vụ: khi
bên có quyền miễn cho bên bảo lãnh ko phải thực hiện nghĩa vụ
nữa thì đồng thời bên có nghĩa vụ cũng được miễn luôn, trừ có


thỏa thuận khác. trước kia theo luật dân sự 2005, khi bên có
quyền miễn việc thực hiện nghãi vụ cho bên bảo lãnh thì bên có
nghĩa vụ vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Theo chúng em,
đây là nguyên tắc suy đoán có lợi cho bên yếu thế - bên có nghĩa
vụ.

C. KẾT LUẬN:
Bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm được áp dụng rộng rãi và
thể hiện nhiều trong các giao dịch dân sự hiện nay. Tuy nhiên,
xung quanh chế định này vẫn còn một số vướng mắc và tiềm ẩn

tranh chấp. Do vậy, việc nghiên cứu, dự liệu và hoàn thiện các
quy định pháp luật liên quan đến bảo lãnh là một trong những yêu
cầu cần thiết để hoàn thiện hơn nữa hành lang pháp lý về các
biện pháp bảo đảm nói chung, bảo lãnh nói riêng đối với các giao
dịch dân sự.



×