Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHÂN MÔN VĂN BẢN LỚP 9 THÔNG QUA TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.41 MB, 43 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẢI PHÁP HỮU ÍCH
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
PHÂN MÔN VĂN BẢN LỚP 9 THÔNG QUA TÍCH HỢP KIẾN THỨC
LIÊN MÔN
(Đề nghị công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh năm học 2017 - 2018)

1. Họ và tên tác giả:
2. Chức vụ: Giáo viên
3. Đơn vị công tác: Trường THCS xã
4. Lí do chọn đề tài.
Trong thời đại hội nhập hiện nay, khoa học công nghệ đang có những
bước phát triển vượt bậc. Giáo dục và đào tạo đóng vai trò là nhân tố chìa
khóa, động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. Chính vì vậy, Đảng và Nhà
nước ta luôn xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. Việc đổi mới giáo dục
trong giai đoạn hiện nay đang là mối quan tâm của các ngành, các cấp, các
nhà khoa học và toàn xã hội. Chọn giáo dục làm tiền đề, làm xương sống của
phát triển bền vững là xác định đúng đắn và khoa học.
Để đạt được mục tiêu giáo dục, năm học 2017 - 2018, ngành giáo dục
tỉnh Lâm Đồng đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục thực hiện Chương
trình hành động của Tỉnh ủy Lâm Đồng về thực hiện Nghị quyết số 29 NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 8 khóa
XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh; thực
hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X nhiệm kì 2015 2020; thực hiện Chỉ thị số 05 - CT/TW, ngày 15/05/2016 của Bộ Chính trị về
tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh.
Năm học 2017 - 2018, ngành giáo dục tỉnh Lâm Đồng chú trọng thực
hiện đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng
lực học sinh, dạy học theo chủ đề,…Dạy học tích hợp kiến thức liên môn là
một trong những phương pháp dạy học hiện đại, tinh gọn, đảm bảo chất
lượng, tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên.


Bên cạnh đó dạy học tích hợp liên môn còn giúp giáo viên, học sinh khắc
phục được các bất cập trong nội dung chương trình và phương pháp dạy học.
Chính vì vậy, trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã có những
hoạt động thiết thực, bổ ích như tổ chức tập huấn giáo viên về rà soát chương
trình; xây dựng các chủ đề liên môn, tích hợp; tổ chức các cuộc thi cho cả
GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn văn bản lớp 9 thông qua tích hợp kiến thức liên môn.

-1-


giáo viên và học sinh như Dạy học theo chủ đề tích hợp, Vận dụng kiến thức
liên môn để giải quyết tình huống trong thực tiễn; tuyên truyền qua các
phương tiện thông tin đại chúng. Bởi vậy có thể nói, dạy học tích hợp kiến
thức liên môn không còn là vấn đề xa lạ với đội ngũ giáo viên. Nhưng từ hiểu
đến vận dụng và vận dụng có hiệu quả vào giảng dạy nhằm đổi mới phương
pháp và nâng cao chất lượng dạy học vẫn là vấn đề nan giải với đa số giáo
viên.
Bộ môn Ngữ văn có đặc thù riêng bởi bằng nghệ thuật ngôn từ sinh động
cung cấp cho người học những kiến thức về cuộc sống, những điều ẩn sâu trong
tâm hồn mỗi con người. Chúng ta vẫn thường nói “Văn học là nhân học”. Như
vậy học văn là học cách làm người bởi môn học này góp phần giáo dục tư tưởng,
bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách cho các em, giúp các em có cách ứng xử
văn minh, lịch sự hơn, có một tâm hồn rộng mở, tươi sáng và lãng mạn hơn.
Học sinh học tốt môn Ngữ văn sẽ là cơ sở giúp các em học tốt các môn học
khác.
Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy có nhiều học sinh còn xem nhẹ,
không hứng thú khi học Ngữ văn. Các em mong đến tiết Ngữ văn để lắng
nghe cô giáo phân tích, giảng bình; để thưởng thức những câu chuyện đặc sắc,
những bài thơ hay mà chưa thực sự chú trọng việc rèn kĩ năng thực hành, vận
dụng các kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn.

Bản thân là giáo viên được phân công giảng dạy bộ môn Ngữ văn 9, tôi
luôn trăn trở tìm ra các giải pháp giảng dạy phù hợp và hữu hiệu để nâng cao
chất lượng dạy học phân môn Văn bản. Từ đó tạo hứng thú cho học sinh, giúp
các em tiếp thu kiến thức sâu sắc hơn và biết vận dụng kiến thức vào thực
tiễn. Chính vì lẽ đó, tôi quyết định nghiên cứu và mạnh dạn trình bày, chia sẻ
với các đồng nghiệp giải pháp hữu ích: Một số giải pháp nâng cao chất
lượng dạy học phân môn Văn bản lớp 9 thông qua tích hợp kiến thức liên
môn.
5. Nội dung giải pháp hữu ích.
5.1- Khó khăn, thuận lợi và sự cần thiết của giải pháp hữu ích.
5.1.1- Khó khăn.
* Giáo viên
Giữa sách giáo khoa và tài liệu Chuẩn kiến thức kĩ năng có một số tiết,
một số nội dung kiến thức chưa đồng nhất nên bản thân gặp nhiều khó khăn khi
soạn giảng.
Một số ít giáo viên trong quá trình giảng dạy ở các khối lớp 6, 7, 8 đôi
khi chưa đầu tư đúng mức cho bộ môn Ngữ văn; chưa chú trọng dẫn dắt,
hướng dẫn học sinh để các em hiểu về cuộc sống xung quanh; giúp các em
góp nhặt vốn sống, tăng khả năng sáng tạo và biết vận dụng kiến thức vào
thực tiễn. Khả năng hiểu biết, nắm bắt các vấn đề thực tiễn có liên quan đến
GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn văn bản lớp 9 thông qua tích hợp kiến thức liên môn.

-2-


bộ môn Ngữ văn của một số giáo viên còn hạn chế nên kĩ năng lồng ghép các
câu hỏi, tình huống tích hợp vào bài học còn gượng ép, chưa phù hợp dẫn đến
hiệu quả giảng dạy chưa cao.
Bên cạnh đó khi tiến hành viết giải pháp, bản thân cũng gặp nhiều khó
khăn bởi thiết bị dạy học và nguồn sách tham khảo rất ít mặc dù nhà trường

đã hỗ trợ, mua bổ sung; một mình đảm nhiệm giảng dạy Ngữ văn khối 9 nên
việc trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp cũng gặp nhiều hạn chế.
* Học sinh
Một số học sinh không thích học Ngữ văn vì môn này đòi hỏi sự sáng tạo
và năng khiếu của các em. Học sinh có tâm lí chán học, lười học, lười soạn
bài trước khi đến lớp. Một số học sinh “đối phó” với giáo viên bằng cách viết
bài theo sách tham khảo, sao chép giống trên Internet hoặc chỉ viết theo gợi ý
mà giáo viên đã hướng dẫn khiến các em mất dần tính tự lập, khả năng tư duy
giảm sút.
Các em cho rằng môn Ngữ văn không có tính ứng dụng cao như các môn
Toán, Lí, Hóa; tính lí thuyết mơ hồ, thiếu thực tế. Chính vì thế, khi học các
em thường chỉ tiếp cận kiến thức độc lập của riêng bộ môn mà chưa có sự liên
hệ, tích hợp với các môn khác. Đó cũng là nguyên nhân khiến các em chưa
hứng thú với môn học dẫn đến nắm kiến thức chưa chắc, chưa sâu, chưa
áp dụng được kiến thức đã học vào cuộc sống.
Vốn từ ngữ của một số em còn hạn chế. Nhiều em không nắm được cấu
trúc ngữ pháp nên khi diễn đạt thường mắc lỗi lặp từ, câu văn lủng củng, dài
dòng, không thoát ý; gây khó khăn cho các em trong quá trình tiếp thu, tổng
hợp và vận dụng kiến thức.
Một số học sinh có đầy đủ kiến thức lí thuyết mà thiếu kĩ năng thực
hành, vận dụng vào thực tiễn. Nhiều em hoàn toàn thờ ơ trước những thông
tin thời sự nóng hổi, những vấn đề cấp bách đang được cả xã hội quan tâm.
Nhiều em sống khép kín, thiếu sự tương tác, giao cảm với bạn bè, với những
người xung quanh. Hiện tượng vô cảm đó của một bộ phận học sinh cũng là
nguyên nhân quan trọng khiến giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong giảng
dạy phân môn Văn bản.
5.1.2- Thuận lợi.
* Giáo viên
Khi thực hiện giải pháp, tôi luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban
giám hiệu nhà trường hỗ trợ thêm về tư liệu tham khảo, đồ dùng dạy học,

mạng Internet và sự giúp đỡ của các đồng nghiệp cùng chuyên môn.
Trường có nhiều giáo viên lâu năm, có kinh nghiệm trong giảng dạy là
điều kiện thuận lợi để giáo viên trao đổi học tập trên nhiều lĩnh vực, góp phần
nâng cao tay nghề và kinh nghiệm sống.
GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn văn bản lớp 9 thông qua tích hợp kiến thức liên môn.

-3-


Giáo viên được đào tạo chính quy, có trình độ trên chuẩn, được tham gia
các đợt bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Sở Giáo dục và Phòng Giáo dục
tổ chức; được cung cấp tương đối đầy đủ sách giáo khoa, tài liệu Chuẩn kiến
thức kĩ năng, chương trình giảm tải, các tài liệu tích hợp; thường xuyên tham
khảo các nguồn tài liệu từ thư viện trường và trên các phương tiện thông tin
đại chúng nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy.
Bản thân đã từng đạt giải cấp quốc gia cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích
hợp năm học 2016 - 2017 nên đã có kinh nghiệm trong soạn giáo án tích hợp,
lồng ghép câu hỏi tích hợp kiến thức liên môn trong bài dạy. Ngoài ra các
phòng học lớp 9 đều được trang bị ti vi nên thuận lợi cho giáo viên ứng dụng
công nghệ thông tin trong giảng dạy góp phần tạo hứng thú học tập, rèn kĩ
năng sống cho học sinh.
* Học sinh
Năm học 2017 - 2018, lãnh đạo các ngành, các cấp luôn chú trọng chỉ
đạo công tác huy động học sinh bỏ học ra lớp. Sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu
quả giữa nhà trường, gia đình và địa phương xã Mađaguôi, huyện Đạ Huoai
đã góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ nâng cao nhận thức của các em, gia
đình về tầm quan trọng của việc học. Do đó các em đến lớp thường xuyên,
đầy đủ hơn. Đặc biệt là học sinh dân tộc ở thôn 8 trên địa bàn xã.
Đa số các em học sinh chăm ngoan, biết vâng lời, có ý thức học tập, có
tinh thần vượt khó, ham học hỏi và mong muốn kết quả học tập của mình

ngày càng cao hơn. Học sinh tham gia đầy đủ, nghiêm túc, có thái độ hợp tác
cao trong các buổi học phụ đạo vào buổi chiều; chịu khó tham khảo tài liệu
trong thư viện trường, học hỏi thêm ở thầy ở bạn.
Nhiều học sinh năng động, sáng tạo trong học tập, có kiến thức tổng hợp,
biết gắn kết kiến thức lý thuyết với thực hành, có kĩ năng sống và kĩ năng giải
quyết các tình huống trong thực tiễn.
Đa số phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học tập của con em
mình; phối hợp chặt chẽ với giáo viên đã góp phần hỗ trợ giáo viên rất nhiều
trong việc quản lí các em học bài, soạn bài ở nhà.
5.1.3- Sự cần thiết.
Đất nước đang trên đà phát triển, Việt Nam chúng ta đứng trước những
cơ hội mới nhưng cũng gặp không ít những thách thức, khó khăn. Vì thế,
ngành giáo dục phải đổi mới thì mới nâng cao được nguồn lực con người,
trong đó việc làm quan trọng và cần thiết là đổi mới phương pháp giảng dạy.
Văn chương phản ánh cái hay, cái đẹp, cái tinh túy của cuộc sống. Bởi
vậy, nếu cuộc sống thiếu văn chương thì sẽ tầm thường, tẻ nhạt và tâm hồn
con người sẽ khô cằn. Văn chương giải tỏa sự mệt mỏi ấy và làm tăng niềm
vui, niềm tin cho con người. Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với
tốc độ chóng mặt như hiện nay, văn chương lại càng cần thiết.
GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn văn bản lớp 9 thông qua tích hợp kiến thức liên môn.

-4-


Giữa môn Ngữ văn và các môn học khác có liên quan rất mật thiết chặt
chẽ với nhau. Kiến thức của các môn có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau giúp
cho kiến thức của bài Ngữ văn được mở rộng, phong phú và sinh động hơn.
Giảng dạy tích hợp - liên môn đem lại lợi ích là kích thích giáo viên tư duy và
không ngừng trau dồi kiến thức ở nhiều lĩnh vực, bộ môn khác nhau để có
một kiến thức sâu, rộng. Bên cạnh đó, còn nhằm nâng cao chất lượng dạy học,

đáp ứng mục tiêu giáo dục. Từ đó khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức
của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn, tăng cường
khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự nghiên cứu tự học; bồi đắp lòng yêu
thích bộ môn; tạo thói quen, tiền đề tốt giúp các em hình thành phẩm chất,
nhân cách, năng lực của người lao động đáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiến bộ
của khoa học kỹ thuật.
Với tư cách là một giáo viên trực tiếp giảng dạy Ngữ văn 9, bản thân còn
nhiều nỗi niềm, nhiều khao khát tìm cách cải tiến phương pháp dạy học phù
hợp với đối tượng học sinh Trường THCS xã Mađaguôi, huyện Đạ Huoai
nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. Đó cũng chính là nguồn động viên không
nhỏ giúp tôi đầu tư và quyết định thực hiện giải pháp này; nhằm góp phần
nâng cao chất lượng dạy học phân môn Văn bản lớp 9 thông qua dạy học tích
hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy.
5.2- Phạm vi áp dụng của giải pháp hữu ích:
Giải pháp áp dụng trong khối lớp 9 Trường THCS xã Mađaguôi, huyện
Đạ Huoai đồng thời có thể áp dụng cho các trường THCS khác trong toàn tỉnh
Lâm Đồng.
5.3- Thời gian áp dụng:
Giải pháp hữu ích này đã được triển khai áp dụng trong năm học 20162017 và cả những năm học tiếp theo.
5.4- Giải pháp thực hiện.
5.4.1- Tính mới của giải pháp hữu ích.
Tính mới của giải pháp là: Trong quá trình giảng dạy, giáo viên vận dụng
dạy học tích hợp kiến thức liên môn. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương
pháp dạy học Ngữ văn truyền thống và phương pháp dạy học tích cực bằng
cách tích hợp kiến thức liên môn trong phân môn Văn bản lớp 9. Thông qua
việc đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh, giúp các em khắc sâu kiến thức, hứng thú, biết vận dụng
kiến thức vào thực tiễn. Tích hợp liên môn qua hoạt động kiểm tra bài cũ, giới
thiệu bài mới; giảng bài mới; hoạt động tổng kết và hướng dẫn tự học; hoạt
động kiểm tra đánh giá; tích hợp thông qua tổ chức hoạt động ngoại khóa góp

phần tạo hứng thú, rèn kĩ năng tự học cho các em trong quá trình học.

GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn văn bản lớp 9 thông qua tích hợp kiến thức liên môn.

-5-


Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Văn bản lớp 9
thông qua tích hợp kiến thức liên môn, tôi đã và đang thực hiện một số giải
pháp như sau:
a. Tích hợp liên môn thông qua hoạt động kiểm tra bài cũ.
Chúng ta đều biết kiểm tra bài cũ là thao tác đầu tiên trong tiến trình tổ
chức hoạt động một tiết học cụ thể. Đây là hoạt động thường xuyên và cần
thiết để kiểm tra việc học ở nhà cũng như mức độ tiếp thu kiến thức của học
sinh; tạo sự kết nối, gây hứng thú, hấp dẫn giữa bài cũ và bài mới. Việc vận
dụng tích hợp khá đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao. Vì
vậy hoạt động này trong quá trình kiểm tra bài cũ là vô cùng cần thiết.
Trong quá trình kiểm tra, tôi thường dùng những câu hỏi mang tính tích
hợp liên môn để kiểm tra bài cũ buộc học sinh phải huy động những kiến thức
ở các bộ môn liên quan để trả lời. Qua đó tôi sẽ nắm bắt được mức độ hiểu bài
của các em ở tiết học trước đồng thời rèn luyện tư duy tổng hợp, khái quát
cho các em.
Theo tôi, để có được những câu hỏi mang tính tích hợp có hiệu quả cao
trong khâu kiểm tra bài cũ, giáo viên cần đầu tư công sức, thời gian ngay từ
thao tác soạn giáo án. Hệ thống câu hỏi tích hợp cần được cải tiến về nội dung
và hình thức; biên soạn cho phù hợp với đối tượng học sinh ở mỗi lớp học,
năm học. Có như vậy việc tích hợp thông qua hoạt động kiểm tra bài cũ mới
góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
Ví dụ: Khi tìm hiểu văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh
Trà, giáo viên có thể tích hợp với môn Giáo dục công dân 8 - Bài “Tôn trọng

và học hỏi các dân tộc khác”. Tôi đã sử dụng câu hỏi sau để kiểm tra bài cũ
với đối tượng học sinh khá giỏi: Suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ
trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập và
phát triển?
Điều bất ngờ là các em tích hợp kiến thức môn Giáo dục công dân 8 rất
linh hoạt, sáng tạo. Học sinh đã trình bày trách nhiệm của thế hệ trẻ là cần có
nhận thức đúng về bản sắc văn hóa dân tộc trong mọi mặt của đời sống (lịch
sử, văn học, phong tục tập quán, trang phục, ăn uống, ứng xử,…) với những
mặt mạnh và mặt yếu ở từng lĩnh vực. Từ đó, các em đã trình bày được những
cách thức để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Đồng thời tiếp thu có
chọn lọc nét hay, nét đẹp của văn hóa thế giới. Bản thân phải có trách nhiệm
bảo vệ, giữ gìn nét đẹp của văn hóa phương Đông như thờ cúng tổ tiên, hiếu
thảo với cha mẹ, tôn sư trọng đạo, thương người như thể thương thân,... Đồng
thời các em cũng nêu được cần phải cố gắng vượt khó vươn lên trong học tập,
phải sống gương mẫu, không vi phạm pháp luật, luôn rèn luyện để thành một
công dân tốt.

GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn văn bản lớp 9 thông qua tích hợp kiến thức liên môn.

-6-


Cũng với văn bản trên, khi kiểm tra bài cũ đối với học sinh trung bình,
yếu, tôi tích hợp với môn Giáo dục công dân 7 - Bài “Sống giản dị”. Tôi lồng
ghép giáo dục học sinh về lối sống giản dị, tiết kiệm của Bác thông qua câu
hỏi: Từ tấm gương sống giản dị của Bác Hồ, theo em, học sinh chúng ta cần
làm gì để thể hiện đức tính giản dị?
Các em đã trả lời rất tốt câu hỏi giáo viên đưa ra. Giản dị là phẩm chất
đạo đức cần có ở mỗi người. Vì thế ngay từ khi còn là học sinh, chúng ta phải
biết rèn luyện mình trong học tập, trong hành vi cư xử, trong quan hệ giao

tiếp với cha mẹ, thầy cô giáo, với bạn bè. Ăn mặc phù hợp với lứa tuổi, với
điều kiện và hoàn cảnh gia đình. Các em cần rèn tác phong tự nhiên, đi đứng
đàng hoàng, không điệu bộ, kiểu cách. Nói năng lịch sự, có văn hoá, diễn đạt
ngắn gọn, dễ hiểu; đối xử với mọi người chân thành, cởi mở. Học sinh cần
thực hiện đúng quy định của trường, lớp; bảo vệ của công, không xa hoa lãng
phí.
Ngoài hình thức kiểm tra hỏi - đáp thông thường, tôi cũng tiến hành đổi
mới kiểm tra bài cũ bằng việc đưa ra tình huống có vấn đề như tổ chức trò
chơi, làm bài tập, lồng ghép kiểm tra kiến thức bài cũ qua tranh ảnh, bài hát
nhằm giúp không khí tiết học trở nên sinh động, giúp học sinh tránh được lối
học vẹt, học đối phó, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức
vào thực tiễn cho các em.
Ví dụ: Khi tìm hiểu văn bản “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh
Hải, tôi kiểm tra bài cũ thông qua trò chơi ô chữ, yêu cầu học sinh lần lượt trả
lời tám câu hỏi liên quan đến nội dung bài học và tìm ra từ khóa của trò chơi
ô chữ là Trần Hoàn – tên nhạc sĩ phổ nhạc bài thơ trên với tên “Một mùa
xuân nho nhỏ”. Sau đó cho học sinh nghe một vài giai điệu của bài hát để các
em có thể cảm nhận sâu sắc hơn về bài thơ.
Bài thơ là chút tâm sự, chiêm nghiệm của một nhà thơ đã dâng trọn
cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chính giọng điệu dịu ngọt,
chan chứa tình yêu đời, yêu cuộc sống đã tạo nên giá trị nghệ thuật đặc sắc và
góp phần làm nổi bật lên cấu tứ, hình ảnh, hình tượng và ngôn từ của bài thơ.
Mùa xuân là mùa hứa hẹn sự sống, sức thanh xuân, mùa sinh sôi của muôn
loài. Nhưng đâu chỉ có vui, đâu chỉ phơi phới, hớn hở… như người ta quan
niệm mà thực ra còn có rất nhiều suy ngẫm cho cuộc đời, cho năm mới trước
những dự định tốt đẹp. Mỗi người tự nhắc mình giữa mùa xuân mới: Hãy
“làm con chim hót, làm một nhành hoa, một nốt trầm xao xuyến” để “biến
trong hòa ca”… hãy khiêm nhường, đóng góp chút bé nhỏ của mình để làm
nên cuộc đời tươi đẹp; hãy hòa cùng mọi người, hãy sẻ chia với đồng loại,
chớ ồn ào, chớ phô trương, chớ chỉ thấy mình. Nhạc điệu và lời thơ hòa quyện

nhau đầy thuyết phục và đắm say lòng người, tình đời.
Dưới đây là trò chơi ô chữ với 8 câu hỏi không quá khó, phù hợp với
tất cả đối tượng học sinh trong lớp học. Tôi nhận thấy không khí giờ học trở
GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn văn bản lớp 9 thông qua tích hợp kiến thức liên môn.

-7-


nên thoải mái, dễ chịu, việc ghi nhớ kiến thức của học sinh sẽ trở nên nhẹ
nhàng và hiệu quả hơn.
Câu 1: Nhà thơ Thanh Hải Quê ở đâu?
Câu 2: Cử chỉ “Tôi đưa tay tôi hứng” thể hiện thái độ gì của tác giả?
Câu 3: Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời?
Câu 4: Từ “xôn xao” trong câu thơ “Tất cả như xôn xao” bộc lộ tâm
trạng gì của tác giả?
Câu 5: Ước nguyện của nhà thơ được biểu hiện ra sao?
Câu 6: Em hãy tìm từ láy trong câu thơ “Một mùa xuân nho nhỏ”.
Câu 7: Làn điệu dân ca Huê được nhắc tới trong bài thơ?
Câu 8: Một trong những nét nghệ thuật nổi bật của bài thơ là gì?

Như vậy, thông qua tích hợp liên môn vào kiểm tra bài cũ, giáo viên có
thể theo dõi quá trình học tập của học sinh. Từ đó, giáo viên đưa ra các giải
pháp phù hợp, kịp thời nhằm điều chỉnh phương pháp dạy của cô, phương
pháp học của trò giúp học sinh tiến bộ, đạt được mục tiêu giáo dục và biết vận
dụng linh hoạt những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên,
khi kiểm tra bài cũ giáo viên có thể sử dụng một hoặc hai câu hỏi tùy vào thời
gian tiết học và đối tượng học sinh. Tuyệt đối không lạm dụng thời gian của
bài học mới.
b. Tích hợp liên môn thông qua hoạt động giới thiệu bài mới.
GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn văn bản lớp 9 thông qua tích hợp kiến thức liên môn.


-8-


Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy giới thiệu bài mới là một khâu rất
cần thiết, mở đầu cho các thao tác dạy học bài mới của giáo viên. Phần giới
thiệu bài chỉ chiếm một lượng thời gian rất ít trong tiết dạy nhưng lại có vai
trò rất quan trọng. Trong khoảng thời gian đó, người giáo viên phải lựa chọn
hình thức, nội dung sao cho phù hợp để vào bài một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn,
lôi cuốn, tạo cho các em tâm thế tích cực chuẩn bị tiếp nhận bài mới. Giáo
viên tích hợp liên môn ngay từ khâu vào bài sẽ giúp khởi động tư duy của học
sinh, huy động kiến thức đã có của các em để giải quyết bài học mới, góp
phần nâng cao chất lượng giờ dạy, tạo hứng thú học tập suốt tiết học cho học
sinh.
Tùy vào kiến thức của mỗi bài học và đối tượng học sinh, tôi lựa chọn
tích hợp kiến thức với các bộ môn khác bằng nhiều hình thức giới thiệu bài
mới phù hợp, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát
triển năng lực học sinh.
Ví dụ: Khi giới thiệu văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn
Thành Long, giáo viên có thể tích hợp với môn Địa lí bằng cách trình chiếu
bản đồ Việt Nam và yêu cầu học sinh lên chỉ vị trí của Sa Pa, tỉnh Lào Cai
trên bản đồ. Thông qua đó giáo viên khái quát vài nét về vị trí địa lí và điều
kiện tự nhiên của Sa Pa.

Giáo viên có thể khái quát như sau: Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam,
thị trấn Sa Pa ở độ cao 1.650 mét so với mực nước biển, cách thành phố Lào
Cai 38 km và 376 km tính từ Hà Nội. Sa Pa là vùng đất xinh đẹp không chỉ vì
GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn văn bản lớp 9 thông qua tích hợp kiến thức liên môn.

-9-



cảnh quan mà còn bởi sự hội tụ của nhiều sắc tộc cùng chung sống; thời tiết
một ngày có đủ bốn mùa, khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới,
không khí mát mẻ quanh năm. Đến nơi đây vào ngày chợ phiên, du khách sẽ
không khỏi thích thú với đủ mọi váy áo rực rỡ của các dân tộc Mông Đen,
Dao Đỏ, Tày, Giáy,... Mỗi dân tộc là một sự khác biệt về trang phục, lối sống,
tập tục, phương thức canh tác,…cùng những bản sắc văn hóa riêng biệt,
phong phú và bí ẩn. “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long là một
truyện ngắn đặc sắc, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Tác phẩm không chỉ khắc
hoạ vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên Sa Pa mà còn nêu lên vẻ đẹp của con
người ở chốn Sa Pa lặng lẽ đó.
Ví dụ: Khi giới thiệu văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của
nhà thơ Phạm Tiến Duật, giáo viên có thể tích hợp với môn Lịch Sử trình
chiếu video tư liệu lịch sử cảnh những đoàn xe vận tải quân sự chạy trên
tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mĩ để giới
thiệu bài mới.

Giáo viên có thể giới thiệu như sau: Những năm tháng chống Mỹ hào
hùng của dân tộc đã để lại biết bao hồi ức và những dấu ấn khó phai mờ. Hình
ảnh những người chiến sĩ lái xe trên con đường chiến lược Trường Sơn là một
trong những hình ảnh đẹp nhất, lãng mạn và anh hùng nhất trong kháng chiến.
Đó không chỉ là hình tượng nghệ thuật tiêu biểu trong nhiều tác phẩm mà còn
là biểu tượng đẹp nhất của con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, là niềm
tự hào lớn của dân tộc. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm
Tiến Duật chính là một trong những minh chứng tiêu biểu cho nét tinh nghịch
cũng như tinh thần bất khuất, hiên ngang hào hùng của người chiến sĩ lái xe
trên đường Trường Sơn thời đánh Mĩ: dũng cảm, ngoan cường, lạc quan yêu
GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn văn bản lớp 9 thông qua tích hợp kiến thức liên môn.


- 10 -


đời trong mưa bom bão đạn; quyết chiến đấu hi sinh vì một lí tưởng cao cả là
giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
c. Tích hợp liên môn thông qua hoạt động dạy bài mới.
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy khối lượng kiến thức của các văn
bản được học trong chương trình Ngữ văn 9 thường khá dài. Mặt khác, giáo
viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ, hiểu sâu tác phẩm để rèn cho các em
khả năng cảm thụ văn học, kĩ năng cơ bản chuẩn bị cho các em vào bậc Trung
học phổ thông. Trong thời gian một tiết học 45 phút hạn hẹp như vậy, giáo
viên phải thiết kế giáo án và giảng dạy sao cho vừa đảm bảo kiến thức trọng
tâm của bài, vừa tích hợp được với kiến thức các bộ môn khác một cách phù
hợp và hiệu quả. Giáo viên cần lưu ý thiết kế hệ thống câu hỏi có trình tự hợp
lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Khi tiến hành dạy phân môn Văn bản, tôi thường tích hợp kiến thức của
các môn học có liên quan. Trong quá trình giảng dạy, bản thân nhận thấy các
em rất hứng thú, tiếp thu bài học nhanh và vận dụng kiến thức của nhiều môn
học khác nhau khi tìm hiểu văn bản. Trong tiết học, giáo viên có thể tích hợp
với kiến thức các bộ môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Sinh học, Tin
học, Mĩ thuật, Âm nhạc,…có liên quan đến tác phẩm đang học nhưng tuyệt
đối không để học sinh phân tán tư tưởng sang nội dung khác. Mà giáo viên
phải bám sát Chuẩn kiến thức kĩ năng, chương trình giảm tải phù hợp với nội
dung bài học, phù hợp với đặc điểm, trình độ nhận thức của các em học sinh
lớp 9.
Ví dụ: Khi tìm hiểu văn bản “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy
Cận, giáo viên có thể tích hợp kiến thức những môn học có liên quan để phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em nhằm khắc sâu kiến thức bài
học. Khi tiến hành soạn giáo án, tôi đã soạn cụ thể hệ thống câu hỏi về kiến
thức cần tích hợp liên môn.

Khi tìm hiểu Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm thuộc phần giới thiệu
chung, tôi tích hợp với kiến thức môn Lịch sử 9: Bài 28 “Xây dựng CNXH ở
miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam
(1954 - 1965)”. Bài thơ được viết vào giữa năm 1958, khi cuộc kháng chiến
chống Pháp đã kết thúc thắng lợi. Miền Bắc được giải phóng và bắt tay vào
công cuộc xây dựng cuộc sống mới. Niềm vui dạt dào tin yêu trước cuộc sống
mới đang hình thành, đang thay da đổi thịt đã trở thành nguồn cảm hứng lớn
của thơ ca lúc bấy giờ. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” ra đời sau chuyến đi
thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh của nhà thơ Huy Cận.
Qua đó, học sinh sẽ nắm vững về hoàn cảnh sáng tác bài thơ, tình hình
và nhiệm vụ cách mạng nước ta thời bấy giờ. Đất nước bị chia cắt làm hai
miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau, nhiệm vụ cách mạng Việt
Nam lúc này là miền Bắc phải nhanh chóng lo hàn gắn vết thương chiến
tranh, khôi phục kinh tế, tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội để trở thành hậu
GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn văn bản lớp 9 thông qua tích hợp kiến thức liên môn.

- 11 -


phương vững chắc cho cách mạng miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc, thống nhất nước nhà.
Khi tìm hiểu nội dung thứ nhất Cảnh đoàn thuyền ra khơi thuộc phần
tìm hiểu văn bản, tôi tích hợp với kiến thức môn Địa lí 9 - Bài 17 “Vùng trung
du miền núi Bắc Bộ” để giới thiệu vài nét về vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ,
điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư xã hội của vùng
trung du và miền núi Bắc Bộ. Vùng biển Quảng Ninh có vịnh Hạ Long là một
danh lam thắng cảnh nổi tiếng - di sản văn hóa thế giới và cuộc sống, sinh
hoạt của con người nơi đây.
Khi tìm hiểu nội dung thứ hai Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển, tôi
tích hợp với kiến thức môn Sinh học 9 - Tiết 56 “Tác động của con người đối

với môi trường”, Tiết 57 - 58 Bài 54-55 “Ô nhiễm môi trường”; Sinh học 7 Bài 34 “Sự đa dạng và đặc điểm chung của các lớp cá”. Từ đó giúp học sinh
tìm hiểu, nắm được sự đa dạng thành phần loài và môi trường sống của cá,
các biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên thủy sản nói chung.
Cũng ở nội dung kiến thức này, tôi tích hợp với kiến thức môn Giáo
dục công dân 6 - Bài 7 “Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên”, Giáo
dục công dân 7 - Bài 15 “Bảo vệ di sản văn hóa” để giáo dục lòng yêu thiên
nhiên, ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên biển đảo và di sản văn hóa
vịnh Hạ Long, quyết tâm xây dựng đất nước giàu đẹp.
Đồng thời, tôi tích hợp với kiến thức môn Âm nhạc 9 “Học hát bài: Lí
kéo chài” (Dân ca Nam Bộ - Đặt lời mới: Hoàng Lân), trình chiếu clip bài hát
“Lí kéo chài”. Thông qua đó, học sinh sẽ trình bày cảm nhận nội dung, ý
nghĩa bài hát: thể hiện cuộc sống lao động vất vả, cực nhọc của người dân
Nam Bộ nhưng vẫn lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, yêu lao động, biết quý
trọng thành quả lao động. Hình ảnh người dân chài trong bài thơ là hiện thân
của sức sống cần lao. Họ đã dạy ta bài học về đức tính cần cù, tinh thần lạc
quan trong lao động. Qua đó tôi thấy tích hợp với kiến thức âm nhạc sẽ làm
cho giờ học Văn bản không còn đơn điệu, nặng nề, nhàm chán mà vô cùng ấn
tượng, sôi nổi, hứng thú. Các em dễ nhớ, dễ thuộc, dễ hiểu bài hơn.
Tôi nhận thấy, nếu tích hợp một cách khéo léo, nhuần nhuyễn kiến thức
liên môn trong giáo án và vận dụng trong tiết học, giáo viên không chỉ giúp
học sinh nắm vững kiến thức tự nhiên, xã hội mà còn tác động mạnh mẽ đến
nhận thức, tư tưởng, tình cảm của học sinh. Giúp các em huy động có hiệu
quả những kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết nội dung bài học. Mặt
khác, tránh được những kiến thức và kĩ năng trùng lặp, đồng thời lĩnh hội
những nội dung, tri thức và năng lực mà mỗi môn học riêng rẽ không có
được.
Từ đó, giáo viên định hướng thái độ sống, rèn kĩ năng sống cho các em
một cách hiệu quả, giúp các em biết ứng xử văn minh, trở thành người công
dân tốt trong thời kì hội nhập. Đồng thời dạy học Ngữ văn theo hướng tích
GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn văn bản lớp 9 thông qua tích hợp kiến thức liên môn.


- 12 -


hợp sẽ góp phần không nhỏ vào lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
Việt Nam với mục tiêu: phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học
mà Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Ban
chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra.Tuy nhiên khi vận dụng tích hợp liên
môn, giáo viên lưu ý cần vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với mức độ
tiếp thu kiến thức của từng lớp, từng đối tượng học sinh. Giáo viên không
được lạm dụng nội dung tích hợp làm mất đi đặc thù của tiết học Văn bản.
Dưới đây là giáo án thể hiện chi tiết tiến trình dạy học với hệ thống câu
hỏi tích hợp kiến thức liên môn cụ thể tôi đã vận dụng khi dạy văn bản “Đoàn
thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận.
Ngày dạy: 22/10/2017
Ngày dạy: 25/10/2017
TIẾT 48

ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
- Huy Cận A- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS:
- Thấy được nguồn cảm hứng dạt dào của tác giả trong bài thơ viết về
cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
- Thấy được những nét nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp nghệ
thuật, ngôn ngữ trong một sáng tác của nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành
trong phong trào Thơ mới.
B- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1- Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của
bài thơ.

- Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao
động của ngư dân trên biển.
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ,
lãng mạn.
2- Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một tác phẩm thơ hiện đại.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của
tác giả được đề cập đến trong tác phẩm.
GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn văn bản lớp 9 thông qua tích hợp kiến thức liên môn.

- 13 -


3 – Thái độ: Giáo dục học sinh tình yêu cuộc sống, niềm hăng say lao
động; ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên biển đảo.
C- PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm.
D- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1- Ổn định lớp: Giáo viên ổn định trật tự và kiểm tra sĩ số lớp.
2- Bài cũ:
Em hãy trình bày ý nghĩa và nghệ thuật văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe
không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật.
* Ý nghĩa: Ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên
ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời kì chống giặc Mĩ xâm lược.
* Nghệ thuật: Lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính chất phát hiện, hình
ảnh đậm chất hiện thực. Ngôn ngữ đời sống, tạo nhịp điệu linh hoạt thể hiện
giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, tinh nghịch.
3- Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới.
Nhà thơ Huy Cận là một trong những tên tuổi tiêu biểu của phong trào

Thơ mới trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Sau Cách mạng, ông nhanh
chóng hòa nhập vào công cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc chống thực dân
Pháp. Hòa bình lập lại, từng trang thơ Huy Cận ấm áp hơi thở của cuộc sống
mới đang lên. Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác sau một chuyến đi thực tế
dài ngày, được đánh giá là một trong những bài hay của thơ ca Việt Nam hiện
đại. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu bài mới ngày hôm nay.
b. Giảng bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC
NỘI DUNG BÀI DẠY
SINH
* Hoạt động 1: Giới thiệu chung về tác giả, tác I. Giới thiệu chung
phẩm.
- Giáo viên đặt câu hỏi, kết hợp trình chiếu hình
ảnh.
1. Tác giả:
- Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Huy Cận?
Huy Cận (1919 - 2005) là nhà thơ
nổi tiếng trong phong trào Thơ
mới.

GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn văn bản lớp 9 thông qua tích hợp kiến thức liên môn.

- 14 -


- Em hãy giới thiệu hoàn cảnh ra đời của bài thơ ?

2. Tác phẩm:
Hoàn cảnh ra đời bài thơ: Giữa
năm 1958, trong chuyến đi thực tế

dài ngày ở Quảng Ninh, nhà thơ
đã sáng tác bài thơ này.

* Tích hợp kiến thức môn Lịch sử 9 Bài 28 Xây
dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế
quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam
(1954 – 1965).
- Giáo viên cho HS quan sát hình ảnh nhân dân
miền Bắc xây dựng CNXH.

- Qua hình ảnh vừa quan sát, em hãy trình bày
ngắn gọn tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước
ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương?
GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn văn bản lớp 9 thông qua tích hợp kiến thức liên môn.

- 15 -


+ Tình hình: Đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm
hai miền, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, ở miền
Nam Mĩ nhảy vào thay chân Pháp, đưa Ngô Đình
Diệm lên nắm chính quyền ở miền Nam.
+ Nhiệm vụ cách mạng: Do tình hình đất nước bị
chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị- xã
hội khác nhau nên nhiệm vụ đặt ra cho cách mạng
Việt Nam lúc này là miền Bắc phải nhanh chóng lo
hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế,
tiến lên CNXH để trở thành hậu phương vững
chắc cho cách mạng miền Nam; miền Nam phải
tiếp tục cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống

nhất nước nhà.
- Giáo viên chốt lại: Bài thơ được viết vào giữa
năm 1958, khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết
thúc thắng lợi, miền Bắc được giải phóng và bắt
tay vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới, xây
dựng CNXH; là hậu phương vững chắc cho miền
Nam kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Niềm vui dạt
dào tin yêu trước cuộc sống mới đang hình thành,
đang thay da đổi thịt đã trở thành nguồn cảm hứng
lớn của thơ ca lúc bấy giờ. Huy Cận có chuyến đi
thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ
chuyến đi ấy, hồn thơ của ông mới thực sự nảy nở
trở lại và dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất
nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống
mới.
- Mạch cảm xúc: theo trình tự
- Theo em, mạch cảm xúc trong bài thơ theo trình thời gian đoàn thuyền của ngư
tự nào?
dân ra khơi đánh cá và trở về.
Gợi ý: Mạch cảm xúc trong bài thơ là theo trình tự
thời gian đoàn thuyền của ngư dân ra khơi đánh cá
vào lúc hoàng hôn và trở về lúc trời gần sáng.

GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn văn bản lớp 9 thông qua tích hợp kiến thức liên môn.

- 16 -


- Giáo viên chuyển ý: Vậy bài thơ có những nét
nổi bật nào về nội dung và nghệ thuật? Chúng ta

cùng chuyển sang nội dung tiếp theo: Đọc – Hiểu
văn bản.
* Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản.
- GV hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu, gọi HS đọc
tiếp văn bản (giọng phấn chấn, hào hứng).
- Học sinh tìm hiểu một số từ khó.
- Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào ?
- Em hãy chia bố cục bài thơ và nêu nội dung từng
phần.

II. Đọc - Hiểu văn bản.
1. Đọc và giải thích từ khó.
2- Tìm hiểu văn bản.
- Thể thơ: Thơ 7 chữ
- Bố cục : 3 phần

- Giáo viên chuyển ý: Với sự cảm nhận tinh tế,
quan sát tỉ mỉ, Huy Cận đã vẽ lại bức tranh hoàng
hôn tuyệt đẹp trước khi đoàn thuyền đánh cá ra
khơi. Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung thứ nhất.
- Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào thời gian nào?
- Tìm những chi tiết, hình ảnh miêu tả cảnh thiên
nhiên.
- Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi
miêu tả cảnh thiên nhiên?
- Em hãy phân tích tác dụng của các biện pháp
nghệ thuật trên.
- Giáo viên bình giảng: Mặt trời được ví như hòn
lửa đang lặn dần vào lòng biển. Vũ trụ như một
ngôi nhà lớn, màn đêm buông xuống như đóng sập

cánh cửa khổng lồ mà những lượn sóng là chiếc
then cài. Các hình ảnh nhân hóa, so sánh đặc sắc
đã miêu tả chân thực về thời khắc chuyển giao
giữa ngày và đêm, câu thơ cũng gợi được sự gần
gũi, thân quen và bình yên giữa thiên nhiên và con
người, qua đó ta thấy được một khung cảnh hoàng

a- Cảnh đoàn thuyền ra khơi (2
khổ đầu)
- Thời gian: hoàng hôn
- Thiên nhiên:
Mặt trời … như hòn lửa.
Sóng … cài then - đêm sập cửa.
--> So sánh, nhân hoá, liên tưởng
thú vị.
à Hoàng hôn trên biển đẹp, tráng
lệ. Vũ trụ đang đi vào trạng thái
nghỉ ngơi.

GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn văn bản lớp 9 thông qua tích hợp kiến thức liên môn.

- 17 -


hôn trời nước bao la, trăng sao mây gió lồng lộng
thật huy hoàng và tráng lệ.
- Hoạt động của con người có gì khác với cảnh
thiên nhiên ở hai câu thơ trên?
- Em hãy xác định nghệ thuật nổi bật trong câu thơ
trên.

- Cảm nhận của em về tinh thần, thái độ của những
người ngư dân khi ra khơi.
Giáo viên bình giảng: Hình ảnh Câu hát căng
buồm cùng gió khơi là một hình ảnh ẩn dụ tinh tế
và sáng tạo. Tiếng hát khoẻ khoắn của cả tập thể
hoà với tiếng gió thổi căng buồm đẩy thuyền
phăng phăng rẽ sóng. Câu hát là niềm tin, sự phấn
chấn của người lao động, chúng ta tưởng như tiếng
hát hòa cùng gió mạnh, thổi căng cánh buồm, đẩy
thuyền phăng phăng rẽ sóng. Cánh buồm no gió
tượng trưng cho khí thế phơi phới đi lên của công
cuộc dựng xây đất nước.
- Với tinh thần lạc quan, tin tưởng vào thành quả
lao động thể hiện qua câu hát nào?

- Con người : lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
--> Hình ảnh ẩn dụ
à Con người ra khơi với tinh thần
lạc quan, tin tưởng.

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng
Cá thu - như đoàn thoi
- Tại sao khi ra khơi người ngư dân lại chọn hình
…Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
ảnh cá bạc, cá thu trong lời hát của mình?
--> So sánh, nhân hóa, câu cầu
- Em hãy phân tích khát khao của người ngư dân khiến
khi ra khơi.
à Tinh thần lạc quan và khát

khao đánh bắt được thật nhiều tôm
Giáo viên bình giảng: Từ con cá bạc báo biển lặng, cá.
biển hiện lên trong đêm như một khung cửi lớn và
đẹp, cá thu từng đoàn rẽ nước toả sáng, di chuyển
như những con thoi là sự liên tưởng độc đáo. Qua
sự liên tưởng ấy, biển không còn xa lạ mà trở nên
gần gũi, trong lời hát của người ngư dân, chúng ta
thấy được nguồn tài nguyên của biển thật giàu có.
Câu hát của những người đi biển không những thể
hiện được tâm hồn lạc quan và khí thế khẩn trương
mà còn nói lên niềm mong ước của họ.
* Tích hợp với kiến thức môn Địa lí 9 Bài 17
Vùng trung du miền núi Bắc Bộ Kết hợp trình
chiếu hình ảnh Lược đồ tự nhiên vùng trung du và
miền núi phía Bắc.

GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn văn bản lớp 9 thông qua tích hợp kiến thức liên môn.

- 18 -


- Giáo viên giới thiệu vài nét về thế mạnh tài
nguyên thiên nhiên, của vùng trung du và miền núi
Bắc Bộ, là vùng biển có nhiều tiềm năng để phát
triển nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch (vịnh
Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới).
- Giáo viên chuyển ý: Cảnh đoàn thuyền đánh cá b- Cảnh đoàn thuyền đánh cá
trên biển được miêu tả như thế nào chúng ta cùng trên biển trong đêm trăng: (4
khổ tiếp)
chuyển qua nội dung tiếp theo.

* Vẻ đẹp của biển về đêm:
Cá nhụ, cá chim cùng cá đé
- Em hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả các
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
loài cá trong khổ thơ.
Cái đuôi em quẫy trăng vàng
chóe.
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
--> Liệt kê, nhân hóa, nghệ thuật
- Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng?
- Em hiểu như thế nào về câu thơ “Đêm thở:, sao phối sắc tài tình.
lùa nước Hạ Long”?
Giáo viên bình giảng: Hình ảnh nhân hoá thật độc
đáo, sự tưởng tượng đầy tính nghệ thuật của tác
giả đã khiến cho chúng ta cảm giác vũ trụ như một
người khổng lồ, và biển cả là lồng ngực đang thở
những nhịp đều đặn. Những vì sao lung linh trên
bầu trời in xuống nước Hạ Long, sóng nước xôn
xao khiến cho những vì sao này đang đùa giỡn,
đang nhảy múa, khiến cảnh biển về đêm thật sinh
động và trữ tình.
à Vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ, huyền
- Em hãy nhận xét vẻ đẹp của biển trong đêm.
ảo, thanh bình và sự giàu có của
biển cả.
GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn văn bản lớp 9 thông qua tích hợp kiến thức liên môn.

- 19 -



* Tích hợp kiến thức môn Sinh học 7 Bài 34
Sự đa dạng và đặc điểm chung của các lớp cá
- Kết hợp trình chiếu hình ảnh về một số loài cá
được nhắc đến trong bài, qua đó nhấn mạnh sự
đa dạng về thành phần loài.

* Tích hợp với kiến thức môn GDCD 7 Bài 15
Bảo vệ di sản văn hóa.
- Ở môn GDCD 7, các em đã được học về Bảo vệ
di sản văn hóa, vậy di sản văn hóa được chia làm
mấy loại? Vịnh Hạ Long thuộc loại di sản văn hóa
nào?
+ Di sản văn hóa được chia làm 2 loại: Di sản văn
hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể; vịnh Hạ
Long thuộc di sản văn hóa vật thể.
- Giáo viên giới thiệu hình ảnh về vẻ đẹp của vịnh
Hạ Long, giá trị độc đáo của di sản văn hóa thế
giới vịnh Hạ Long; vị trí, tiềm năng kinh tế và du
lịch của vùng biển Quảng Ninh. Qua đó cần bảo vệ
tài nguyên biển đảo, di sản văn hóa thế giới:

GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn văn bản lớp 9 thông qua tích hợp kiến thức liên môn.

- 20 -


* Cảnh đoàn thuyền đánh cá
trên biển:
- Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển được miêu tả
... lái gió với buồm trăng

qua những hình ảnh nào?
Lướt ....mây .. với biển bằng
- Em hãy xác định biện pháp nghệ thuật được sử --> Hoán dụ, nhân hóa, phóng đại
dụng?
- Vì sao đoàn thuyền có thể “lái” được gió, “buồm à Khắc hoạ hình ảnh đoàn thuyền
trăng”, “lướt mây, biển”?
với tầm vóc kì vĩ, khổng lồ, hoà
nhập với kích thước rộng lớn của
Giáo viên bình giảng: Thuyền có lái, có buồm thiên nhiên vũ trụ.
nhưng lái bằng gió, buồm là buồm trăng. Đoàn
thuyền lướt đi trong dêm không phải bằng sức
mạnh của con người mà bằng sức mạnh của câu
hát hoà cùng sức mạnh của gió, cộng hưởng sức
mạnh của trăng. Bởi thế mà thuyền như lướt đi,
như bay lên giữa không gian trời nước mênh
mông. Con thuyền đánh cá nhỏ bé qua cảm hứng
vũ trụ đã trở nên kì vĩ, khổng lồ, sánh ngang tầm
với vũ trụ.
* Hình ảnh người lao động:
- Nhà thơ đã làm nổi bật hình ảnh người lao động
Ra đậu ... dò bụng biển
bằng những hình ảnh nào?
Dàn đan thế trận ...
- Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật --> Phóng đại
gì?
- Theo em, công việc đánh bắt cá của ngư dân à Vận dụng khoa học hiện đại, trí
trong thời đại mới có gì khác với những năm trước tuệ.
1954?
- Những người ngư dân khi lao động trên biển cả
Ta hát bài ca gọi cá vào

luôn cất vang tiếng hát đã thể hiện tâm trạng gì?
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
- Giáo viên bình giảng: Người dân gọi cá bằng --> Bút pháp lãng mạn
tiếng hát và trăng tạo ra nhịp gõ. Động tác lao à Lao động say mê, phấn khởi.
động bình thường: gõ nhịp vào mạn thuyền để xua
cá vào lưới, qua lăng kính cảm xúc bỗng trở nên
đẹp đẽ lạ thường. Trăng lên cao dần, trăng tan vào
GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn văn bản lớp 9 thông qua tích hợp kiến thức liên môn.

- 21 -


nước biển, con thuyền đang lướt dập dềnh, bồng
bềnh giữa biển khơi như chạm vỡ ánh trăng tạo
thành nhịp. Công việc đánh bắt cá từ nặng nhọc
bỗng trở nên thi vị, lãng mạn.
- Tình cảm của ngư dân với biển cả như thế nào?

Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào
- Em hãy phân tích giá trị của biện pháp nghệ thuật --> So sánh.
so sánh.
à Sự biết ơn chân thành của ngư
dân với biển cả.
- Hình ảnh “Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng” nói
...kéo xoăn tay ... nặng
lên điều gì?
Vẩy bạc đuôi vàng ánh rạng đông
Giáo viên bình giảng: Nhà thơ đã đặc tả người lao
động: Kéo xoăn tay - kéo mạnh, kéo bằng tất cả

sức lực, khiến cho các cơ bắp nổi lên cuồn cuộn.
Hình ảnh thơ như tạc bức tượng đồng về người
ngư dân.
- Em hãy chỉ ra và nhận xét hình ảnh nghệ thuật --> Hình ảnh tả thực kết hợp ẩn
trong thơ.
dụ, đẹp và lãng mạn
à Niềm vui của ngư dân với
thành quả lao động to lớn.
- Cảm nhận của em về hình ảnh người ngư dân è Người lao động làm chủ, hoà
trong thời kì đổi mới?
hợp và chinh phục thiên nhiên.
* Tích hợp kiến thức môn GDCD 6 Bài 7 Yêu
thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên
- Theo em, vì sao người lao động ngoài làm chủ và
chinh phục thiên thì cần phải yêu thiên nhiên, sống
hòa hợp với thiên nhiên?
Vì: Thiên nhiên đem lại cho con người không khí
để thở, có sức khỏe, vui chơi giải trí, tham quan du
lịch, các món ăn ngon,... Thiên nhiên là điều kiện
phát triển kinh tế: Công nghiệp, nông nghiệp, lâm
nghiệp, du lịch,…
* Tích hợp kiến thức môn Âm nhạc 9 Tiết 12
Học hát bài Lí kéo chài
- Trong bộ môn Âm nhạc 9, các em đã được học
bài hát nào có nội dung ca ngợi lao động, ca ngợi
biển cả?
- Giáo viên thông qua bài Lí kéo chài liên hệ thực
tế và giáo dục học sinh: Bài hát thể hiện cuộc sống
lao động vất vả, cực nhọc của người dân Nam Bộ
nhưng vẫn lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, yêu

lao động, biết quý trọng thành quả lao động, luôn
có tinh thần lạc quan trong lao động, trong cuộc
GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn văn bản lớp 9 thông qua tích hợp kiến thức liên môn.

- 22 -


sống hàng ngày.
Giáo viên chuyển ý: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở
về lúc bình minh là một bức tranh tuyệt đẹp, cụ thể
như thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung
tiếp theo.
- Cảnh đoàn thuyền đánh cá khi ra khơi và khi trở
về có điểm nào giống và khác nhau?
- Em hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảnh
đoàn thuyền trở về.
- Để miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về, tác
giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì?
- Cảm nhận của em về hình ảnh “Đoàn thuyền
chạy đua cùng mặt trời”?
Giáo viên bình giảng:
Đoàn thuyền ở đây sánh ngang với mặt trời.
Không còn là sự nối tiếp của nhịp sống thiên
nhiên, con người mà là quan hệ song song, đua
tranh. Chạy đua với mặt trời cũng là chạy đua với
thời gian. Con người đang cố gắng từng giây, từng
phút để tạo của cải cho cuộc sống mới, để cống
hiến thật nhiều cho tổ quốc.
- Cảnh đoàn thuyền trở về hiện lên như thế nào
qua nghệ thuật đặc sắc của tác giả?

* Tích hợp kiến thức môn Sinh học 9 Tiết 56
Tác động của con người đối với môi trường, Tiết
57 -58 Bài 54-55 Ô nhiễm môi trường
* Thảo luận nhóm lớn (3 nhóm) trên phiếu học tập.
- Những tác động của con người gây ô nhiễm môi
trường biển? Em hãy đề xuất một số giải pháp để
bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên biển đảo
và di sản văn hóa vịnh Hạ Long?
- Giáo viên kết hợp trình chiếu hình ảnh tác động
tiêu cực và tích cực của con người tới môi trường
biển.

c. Cảnh đoàn thuyền trở về: (khổ
cuối)
Câu hát căng buồm …
… chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển …
Mắt cá huy hoàng …
--> Hình ảnh nhân hóa, hoán dụ,
cách nói khoa trương

à Cảnh tượng thiên nhiên kì vĩ,
con người phấn khởi chạy đua
cùng thời gian.

GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn văn bản lớp 9 thông qua tích hợp kiến thức liên môn.

- 23 -



* Giáo viên liên hệ thực tế: Giúp học sinh thấy
được ý nghĩa to lớn của việc bảo vệ môi trường và
tài nguyên biển đảo. Từ đó có những suy nghĩ và
hành động tích cực về xử lí rác thải sinh hoạt ở
trường, ở địa phương xã Mađaguôi nơi các em
sinh sống.
- Ý nghĩa văn bản?
d- Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện
+ Hướng dẫn học sinh rút ra ý nghĩa văn bản nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca
(Theo chuẩn kiến thức kĩ năng).
biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca
nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp
của đất nước của những người lao
động mới.
* Hoạt động 3: Tổng kết
3-Tổng kết.
- Nghệ thuật đặc sắc của văn bản?
a- Nghệ thuật.
+ Hướng dẫn học sinh rút ra nét đặc sắc về nghệ - Sử dụng bút pháp lãng mạn với
thuật của văn bản (Theo chuẩn kiến thức kĩ năng). các biện pháp nghệ thuật đối lập,
so sánh, nhân hóa, phóng đại:
+ Khắc họa những hình ảnh đẹp
về mặt trời, hình ảnh biển cả và
GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn văn bản lớp 9 thông qua tích hợp kiến thức liên môn.

- 24 -


- Nội dung chính của văn bản?
+ Hướng dẫn học sinh rút ra nội dung chính của

văn bản (Theo chuẩn kiến thức kĩ năng).
* Hoạt động 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh tự
học.
* Tích hợp kiến thức môn Mĩ thuật 9: Tiết 5 Vẽ
tranh đề tài: phong cảnh quê hương
- Yêu cầu học sinh về nhà vẽ tranh theo đề tài:
biển đảo Việt Nam và nêu cảm nghĩ về tranh vẽ
của mình.

bầu trời trong đêm, hình ảnh ngư
dân và đoàn thuyền đánh cá.
+ Miêu tả sự hài hòa giữa thiên
nhiên và con người.
- Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình
ảnh, nhạc điệu, gợi liên tưởng.
b. Nội dung: Vẻ đẹp của biển cả
và cuộc sống lao động của ngư
dân.
III- Hướng dẫn tự học.
- Học thuộc lòng, đọc diễn cảm
bài thơ.
- Tìm những chi tiết khắc họa hình
ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài
hòa giữa thiên nhiên và con người
lao động trên biển cả.
- Vẽ một bức tranh theo đề tài:
biển đảo Việt Nam và nêu cảm
nghĩ về tranh vẽ của mình.
- Soạn bài: Tổng kết từ vựng:
Soạn câu hỏi và hoàn thành bài

tập theo SGK.

d. Tích hợp thông qua hoạt động tổng kết và hướng dẫn tự học.
Trong các tiết học phù hợp, tôi thường xuyên tích hợp ở phần tổng kết
để học sinh liên hệ thực tế, rút ra bài học cho bản thân sau khi tìm hiểu văn
bản. Tôi nhận thấy tích hợp liên môn ở hoạt động này sẽ giúp các em tiếp thu
bài học sâu sắc hơn. Sau đó, ở phần hướng dẫn tự học các em sẽ có ý thức vận
dụng kiến thức liên môn để hoàn thành bài tập mà thầy cô giao như: vẽ sơ đồ
tư duy, vẽ tranh, sáng tác nhạc, thơ văn, kịch, tiểu phẩm.
Tuy nhiên, giáo viên cần lưu ý khi tích hợp phải tìm kiến thức ở những
môn học phù hợp với nội dung của bài học thì mới tạo ra hiệu quả của tiết
dạy. Từ đó khơi gợi được không khí sôi nổi, hứng thú; có thể truyền đạt đầy
đủ những nội dung kiến thức đa dạng, phong phú trong nội dung của các văn
bản tới học sinh.
Ví dụ: Khi tìm hiểu văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn
Thành Long, ở hoạt động tổng kết, giáo viên có thể tích hợp môn Giáo dục
công dân 9 - Bài 8 “Năng động sáng tạo”, bài 9 “Làm việc có năng suất,
chất lượng, hiệu quả”. Học sinh sẽ liên hệ trách nhiệm của bản thân và
nhận thấy cần phải có ý thức xây dựng và sống theo lí tưởng cao đẹp. Thanh
niên học sinh phải nỗ lực học tập, rèn luyện, chuẩn bị hành trang để lập thân,
lập nghiệp góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn văn bản lớp 9 thông qua tích hợp kiến thức liên môn.

- 25 -


×