Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

PHƯƠNG PHÁP SOẠN, GIẢNG HỮU HIỆU BÀI GIỚI THIỆU SÚNG TIỂU LIÊN AK VÀ SÚNG TRƯỜNG CKC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.36 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ............
TRƯỜNG THPT .........

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
PHƯƠNG PHÁP SOẠN, GIẢNG HỮU HIỆU BÀI GIỚI THIỆU
SÚNG TIỂU LIÊN AK VÀ SÚNG TRƯỜNG CKC

Năm học: 2017 – 2018



MỤC LỤC

STT

1

2

3

NỘI DUNG

TRANG

A - PHẦN MỞ ĐẦU

1


I. Lý do chọn đề tài
II. Mục tiêu nghiên cứu
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
IV. Đối tượng nghiên cứu
V. Phương pháp nghiên cứu
B - PHẦN NỘI DUNG

1
3
3
3
4
4

Chương I.Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý
I. Cơ sở lý luận
II. Cơ sở pháp lý
Chương II. Thực trạng và phương pháp
I. Thực trạng
II. Phương pháp
Chương III. Một số biện pháp thực hiện – Kết quả đạt được
C - PHẦN KẾT LUẬN
1. Những vấn đề chung
2. Kiến nghị

4
4
4
5
5

6
7-16
16
16
16


SKKN: “Phương pháp soạn, giảng hữu hiệu bài giới thiệu Súng tiểu liên AK và sung trường CKC”

A-PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
1. Lý do khách quan.
Giáo dục quốc phòng cho học sinh là một bộ phận quan trọng của công tác giáo
dục quốc phòng toàn dân, là một nội dung cơ bản trong việc xây dựng nền QPTD &
ANND. Là môn học chính khóa trong chương trình giáo dục cấp THPT góp phần toàn
diện cho học sinh lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội niềm tự hào và sự trân trọng
đối với chuyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, của các lực lượng
vũ trang nhân dân Việt Nam. Có kiến thức cơ bản về QP-AN, có kỹ năng quân sự cần
thiết tham gia vào sự nghiệp xây dựng và củng cố nền QPTD và ANND sẵn sàng bảo
vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vững mạnh. Nhận rõ vị trí, vai trò của nhiệm vụ
trên, những năm qua Bộ giáo dục đào tạo và Sở giáo dục và đào tạo Lâm Đồng đã có
các văn bản chỉ đạo về việc thực hiện giảng dạy môn học GDQP- AN. Ban Giám hiệu
nhà trường đã có kế hoạch tổ chức dạy dải môn học GDQP-AN kết hợp với nhóm
giáo viên chuyên môn Giáo Dục Quốc Phòng triển khai thực hiện tốt công tác Giáo
Dục Quốc Phòng cho học sinh. Đặc biệt được sự quan tâm và chỉ đạo của Sở giáo dục
Lâm Đồng về việc tổ chức dạy dải môn học GDQP-AN trong năm học 2004 - 2005
được áp dụng cho tất cả các trường THPT trong toàn Tỉnh.Và đến nay Sở GD&ĐT
Lâm Đồng đã cung cấp tương đối đầy đủ đồ dùng dạy học môn GDQP-AN cho các
trường THPT trong tỉnh như: Máy bắn tập MBT-03, tranh ảnh, súng, mô hình…
2. Lý do chủ quan.

Qua nhiều năm giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng – an ninh theo phương
pháp mới, bản thân tôi nhận thấy trong một tiết dạy giáo viên phải chuyển tải nhiều
kiến thức.Đồng thời phân chia thời gian học lý thuyết cũng như thực hành, phải hợp
lý khoa học mới giải quyết được hết trọng tâm nội dung bài dạy. Bài số 4 – lớp 11 “
Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC” Thời lượng theo PPCT 4 tiết (1tiết
lý thuyết; 3 tiết thực hành). Nếu người dạy không sử phương pháp tổng quát, phương
pháp phân nhóm hay phương pháp góc học tập thì sẽ khó khăn đến việc giải quyết và
truyền tải một lượng kiến thức bài học tới người học. Bên cạnh đó việc sử dụng
Giáo viên thực hiện: Triệu Trung Kiên

1


SKKN: “Phương pháp soạn, giảng hữu hiệu bài giới thiệu Súng tiểu liên AK và sung trường CKC”

CNTT là điều rất cần thiết soạn giảng trên Máy chiếu, giúp người dạy hoàn thành
được 50% công việc. Mặt khác, không để học sinh học phần lí thuyết cũng như thực
hành một cách thờ ơ, xem thường và cũng tránh sự nhàm chán trong tập luyện đó là
yếu tố chủ quan, đòi hỏi giáo viên phải vận dụng phát huy tốt việc đổi mới phương
pháp giảng dạy.
Đối với giáo viên Giáo dục quốc phòng-an ninh , công việc giảng dạy phải gắn
liền với nghiên cứu và tự nghiên cứu, học hỏi, nghe các thông tin, thời sự.... Đây là
con đường ngắn nhất để không ngừng tích luỹ kiến thức, nâng cao trình độ, gọt sắc tư
duy, góp phần tìm ra những hình thức, biện pháp thích hợp truyền đạt tri thức tới
người học. Cần lưu ý rằng, để phục vụ đắc lực cho việc nâng cao chất lượng giảng
dạy, hướng nghiên cứu của các giáo viên giáo dục quốc phòng-an ninh nên tập trung
trực tiếp vào nội dung kiến thức môn học hay những yếu tố tham gia vào quá trình
dạy và học như: Đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới nội dung chương trình học
tập...
Đổi mới mạnh mẽ sâu rộng phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra,

đánh giá: Giáo viên cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hoá
hơn nữa quá trình học tập của học sinh, phải tạo ra được cơ chế buộc học sinh phải
tham khảo tài liệu, chủ động nắm bắt nội dung môn học, nhằm hiểu sâu hơn nữa kiến
thức. Đồng thời, cần cải tiến phương pháp học tập của học sinh, bởi hoạt động của
giáo viên trên lớp đã bao hàm hoạt động của học sinh; cũng như vậy, hoạt động học
của học sinh luôn chứa đựng vai trò giảng dạy của giáo viên. Để dự báo năng lực học
tập, tự giáo dục của học sinh và khích lệ bằng điểm thưởng cho những học sinh có
tinh thần nghiên cứu bài học, điều đó phụ thuộc vào khả năng giảng dạy, điều khiển
của giáo viên. Qua đó điều chỉnh, cải tiến phương pháp học tập của học sinh, phương
pháp giảng dạy của thầy. Có như vậy, chúng ta mới thực sự biến quá trình đào tạo
thành quá trình tự đào tạo.
Vậy tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm“Phương pháp soạn, giảng hữu
hiệu bài giới thiệu Súng tiểu liên AK và sung trường CKC” Riêng bản thân tôi, khả
năng và năng lực chiều sâu còn hạn chế, đòi hỏi cần phải nỗ lực hơn nhiều.
Giáo viên thực hiện: Triệu Trung Kiên

2


SKKN: “Phương pháp soạn, giảng hữu hiệu bài giới thiệu Súng tiểu liên AK và sung trường CKC”

Một lần nữa, với lí do trên nên tôi chọn đề tài này, nhưng trong quá trình
nghiên cứu, viết đề tài, tất sẽ không tránh khỏi những thiếu xót, bởi đây là một đề tài
rất mới mẻ đối với bản thân. Rất mong bạn bè, đồng nghiệp… góp ý, tạo điều kiện để
tôi hoàn thành đề tài giải pháp hữu ích năm học 2016-2017 và nếu thành công, đó sẽ
là cơ sở để tôi có cơ hội tiếp tục nghiên cứu ở những chương , bài rộng hơn nữa.
II. Mục tiêu nghiên cứu
Khắc phục những hạn chế và tồn tại dẫn đến hiệu quả chưa cao trong công tác
giảng dạy môn học GDQP-AN bài giảng giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường
CKC. Đưa ra những phương pháp và tổ chức hữu hiệu nhất của bài giảng. Nhằm nâng

cao chất lượng giảng dạy cũng như chuyển tải về kiến thức, kỹ năng. Giúp học sinh
nắm chắc và thực hiện, vận dụng tốt trong quá trình tập luyện và kỷ luật trong cuộc
sống.
III.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu qua các văn bản chỉ đạo của Bộ và Sở giáo dục cũng như kế
hoạch của nhà trường về việc thực hiện tổ chức giảng dạy môn học GDQP-AN cấp
THPT.
- Nghiên cứu phân phối chương trình của môn học.
- Nghiên cứu qua sách giáo khoa và các tài liệu có liên quan đến môn học
GDQP – AN.
- Nghiên cứu qua cơ sở vật chất hiện có, thực địa để soạn giáo án và thục luyện
giáo án.
- Nghiên cứu tổ chức bài giảng và thục luyện bài giảng .
- Nghiên cứu tổ chức hội thi hội thao
- Nghiên cứu kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm.
IV.Đối tượng, thời gian nghiên cứu
1.Đối tượng: Học sinh trường THPT bảo Lộc.
2.Thời gian:Năm học 2016-2017; 2017-2018
V. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Giáo viên thực hiện: Triệu Trung Kiên

3


SKKN: “Phương pháp soạn, giảng hữu hiệu bài giới thiệu Súng tiểu liên AK và sung trường CKC”

- Phương pháp nghiên cứu trao đổi, thực tiễn qua công tác soạn, giảng.
- Phương pháp nghiên cứu tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm.
B – PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Cơ sở lý luận
- Môn học GDQP-AN nhằm trang bị kiến thức quốc phòng cho học sinh, khơi
dạy lòng yêu nước, hiểu biết, gìn giữ và phát huy truyền thống đấu tranh dựng nước
và giữ nước của dân tộc ta qua các thời kỳ kháng chiến. Biết cách thực hiện vận dụng
một cách thuần thục các động tác cũng như kỹ chiến thuật của môn học trong tập
luyện và sẵn sàng chiến đấu.
- Được xác định là môn học chính khóa dạy rải và tính điểm, phẩy như các
môn học khác, cho nên học sinh cũng quan tâm và tập trung học dẫn đến kết quả cao
hơn.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, sân bãi cho môn học đã được Bộ, Sở giáo dục
và nhà trường trang bị cấp một cách khá đầy đủ tạo điều kiện tốt nhất cho môn học.
- Đối với giáo viên đã được sở tổ chức tập huấn chuyên môn hàng năm, tạo
điều kiện cho đi học nâng cao trình độ chuyên môn và đã hoàn thành lớp cử nân
GDQP, AN. Trang phục cấp cho giáo viên hàng năm cũng được thường xuyên và đầy
đủ. Chính vì vậy để chuyển tải kiến thức quốc phòng đến cho học sinh một cách chính
xác, khoa học, cụ thể, kịp thời. Người giáo viên cần phải có một kiến thức, phương
pháp, tổ chức bài giảng tốt nhất.
II. Cơ sở pháp lý
1. Dựa trên các văn bản chỉ đạo của Bộ giáo dục tăng cường GDQP-AN trong
ngành giáo dục ban hành ngày 04/07/2007 số 57/2007/CT – BGDĐT.
2. Dựa trên văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT Lâm Đồng về việc thực hiện
nhiệm vụ GDQP-AN 2017- 2018 ra ngày 13/9/2017 số 1739/SGDĐT – GDTrH.
CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
I. Thực trạng
1. Thuận lợi
Giáo viên thực hiện: Triệu Trung Kiên

4



SKKN: “Phương pháp soạn, giảng hữu hiệu bài giới thiệu Súng tiểu liên AK và sung trường CKC”

- So với khu vực, trường Trung học phổ thông Bảo Lộc là một trường có bề dày
về kết quả đào tạo học sinh và là trường đã đạt chuẩn quốc gia , nên vấn đề chuyên
môn giảng dạy luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm sâu sát. Trường có một đội ngũ
sư phạm hùng hậu đều đạt chuẩn và trên chuẩn về kiến thức, có chuyên môn vững,
nhiệt tình, tận tụy với công tác quản lý và giảng dạy.
- Hội đồng sư phạm nhà trường về tuổi đời công tác được dàn trải qua nhiều thế
hệ, và luôn có sự đoàn kết gắn bó mật thiết với nhau.
- Đồng nghiệp trong nhóm GDQP luôn hòa đồng có tinh thần tương trợ, trao
đổi lẫn nhau trong công tác chuyên môn cũng như công tác tổ chức và phương pháp
giảng dạy.
- Đối với môn Giáo dục quốc phòng – An ninh. Nhà trường cùng các cấp lãnh
đạo luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi. Đội ngũ giáo viên giáo dục quốc
phòng - an ninh đều được đào tạo vững về chuyên môn, nhiệt tình và tâm huyết với
môn học.
- Điều kiện sân bãi, phòng học, dụng cụ trang thiết bị cần thiết cho môn học
Giáo dục quốc phòng – an ninh tương đối đầy đủ.
- Nền nếp, kỷ cương của nhà trường đối với học sinh chặt chẽ qua từng cấp,
từng khâu nên đa phần các em chăm ngoan và có ý thức học tập tốt.
- Chất lượng đầu vào cao, đa số học sinh chăm, ngoan vì vậy đáp ứng khá
tốt yêu cầu của môn học.
- Bản thân tôi là giáo viên đã công tác nhiều năm. Đặc biệt đã được tham gia
giảng dạy môn học GDQP-AN dạy dải tại trường. Được Sở giáo dục tạo điều kiện cho
đi học lớp Văn bằng II do Bộ giáo dục tổ chức tại trường đại học sư phạm TP Hồ chí
Minh, và được tập huấn chuyên môn hàng năm của Bộ giáo dục và đào tạo. Chính vì
vậy ít nhiều có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy môn học GDQP-AN là khá
thuận lợi.
2. Khó khăn

- Môn học mang tính khô khan, đòi hỏi phải có tính kỷ luật, kiên trì tốt.
Không ngại khó, ngại khổ nên trong công tác giảng dạy cũng gặp khó khăn.
Giáo viên thực hiện: Triệu Trung Kiên

5


SKKN: “Phương pháp soạn, giảng hữu hiệu bài giới thiệu Súng tiểu liên AK và sung trường CKC”

- Do khách quan các em được sinh ra và lớn lên trong thời bình và do yêu cầu
về lượng kiến thức của các môn học, giờ học cộng thêm áp lực từ phía không ít phụ
huynh phân luồng theo khối. Nên đã tác động ít nhiều đến suy nghĩ và việc xác định
nhiệm vụ học tập đối với bộ môn này. Đối với một phận nhỏ học sinh còn ngộ nhận
và coi đây là môn học phụ dẫn đến ý thức học tập môn Giáo dục quốc phòng – an
ninh chưa cao. Dẫn đến tình trạng học sinh chưa trang bị đầy đủ sách giáo khoa về
môn giáo dục quốc phòng – an ninh, còn mang tính đối phó nên làm cho việc giảng
dạy theo phương pháp mới còn bị hạn chế nhất định.
- Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học tuy khá đầy đủ đáp ứng được yêu cầu
môn học. Tuy nhiên chất lượng chưa thật đảm bảo.
II. Phương pháp
- Để giải quyết các vấn đề trên tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:
1. Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp này nhằm nghiên cứu các văn bản của Bộ, Sở GD&ĐT Lâm
Đồng cũng như kế hoạch triển khai công tác thực hiện giảng dạy môn học GDQP-AN
của Ban giám hiệu nhà trường.
- Nghiên cứu phân phối chương trình, số tiết qui định của bài giảng đó. Xây
dựng giáo án và phương pháp, tổ chức bài giảng.
2. Phương pháp quan sát
- Tôi sử dụng phương pháp này đánh giá cơ sở vật chất, kiểm tra thực địa hiện
có để từ đó xây dựng giáo án, kế hoạch bài giảng sao cho phù hợp.

3. Phương pháp thực nghiệm
- Nhằm mục đích đưa ra các nhân tố mới cần nghiên cứu vào thực tiễn bài
giảng sao cho thật sinh động, gây hứng thú đến cho người học. Qua thực nghiệm làm
sáng tỏ nhiệm vụ nghiên cứu.
CHƯƠNG III - MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
I. Nghiên cứu các văn bản của Bộ giáo dục và Sở GD&ĐT Lâm Đồng.
1. Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo
Giáo viên thực hiện: Triệu Trung Kiên

6


SKKN: “Phương pháp soạn, giảng hữu hiệu bài giới thiệu Súng tiểu liên AK và sung trường CKC”

- Đây là khâu rất quan trọng nhằm nghiên cứu kỹ, chi tiết mục tiêu, yêu cầu, nội dung
và tầm quan trọng của môn học cũng như cách thức thực hiện tổ chức giảng dạy môn
học trong năm.
2.Nghiên cứu kế hoạch giảng dạy của nhà trường.
- Trước khi vào năm học BGH nhà trường có kế hoạch giảng dạy môn học một
cách cụ thể cho cả ba khối. Giáo viên nắm bắt lên kế hoạch giảng dạy sao cho phù
hợp với đặc thù của nhà trường.
II. Nghiên cứu phân phối chương trình
- Trước khi soạn giảng giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ phân phối chương
trình bài giảng đó cụ thể bài giảng “Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC
” có bao nhiêu tiết và được phân ra cụ thể từng tiết giảng nội dung nào. Từ đó xây
dựng lên kế hoạch cho từng tiết cũng như thể hiện dõ được mục tiêu yêu cầu, nội
dung, thời gian cũng như phương pháp và tổ chức tiết dạy thật cụ thể.
III. Nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu có liên quan
- Để chuyển tải đến cho học sinh nắm bắt được lịch sử, nguồn gốc, tính năng,
chuyển động của súng, đạn cũng như cách bảo quản. Thực hiện một cách thuần thục

tháo và lắp súng thông thường thì giáo viên phải nghiên cứu kỹ sách giáo khoa và các
tài liệu có liên quan nắm bắt thật chi tiết, chính xác cụ thể từng phần, nội dung và các
bộ phận của súng, đạn để hoàn thiện và nâng cao kiến thức bài giảng. Khi giảng bài
trôi chảy thuần thục làm tăng sự hứng thú, tiếp thu của học sinh trong một tiết học.
IV. Nghiên cứu về cơ sở vật chất, thực địa, xây dựng bài giảng,thục luyện giáo
án, huấn luyện đội mẫu.
1.Kiểm tra cơ sở vật chất
- Để đáp ứng được yêu của bài giảng thì giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ cơ sở
vật chất, phương tiện dụng cụ cho tiết giảng như:
+ Máy chiếu
+ Súng
+ Trang vẽ
+ Que chỉ
Giáo viên thực hiện: Triệu Trung Kiên

7


SKKN: “Phương pháp soạn, giảng hữu hiệu bài giới thiệu Súng tiểu liên AK và sung trường CKC”

+ Bàn ghế và các dụng cụ phương tiện có liên quan.
- Để có vật chất, phương tiện bảo đảm cho giờ giảng giáo viên phải có kế hoạch
mượn, trả thiết bị dạy học một cách cụ thể về số lượng và chủng loại sao cho phù hợp
với số lượng học sinh từng lớp trước 2 – 3 ngày. Lưu ý khi mượn phải kiểm tra vật
chất thật kỹ nếu chất lượng không đảm bảo, hỏng hóc phải báo ngay cho BGH nhà
trường để có hướng giải quyết:
VD. Lớp có 40 học sinh chia làm bốn nhóm mỗi nhóm khoảng 7-10 học sinh như vậy
phải mượn thêm 4 khẩu súng, hai chủng loại để khi thục luyện chuyển, đảo nội dung
cho phù hợp.
2. Kiểm tra thực địa

- Để bài giảng được diễn ra một cách trôi chảy, nhuần nhuyễn, khoa học về tổ
chức một tiết dạy đạt hiệu quả cao thì trước khi soạn giáo án giáo viên phải kiểm tra
thực địa sao cho thật sạch sẽ, vệ sinh, bằng phẳng. Giáo viên phải xác định được
phương, hướng một cách chính xác để có kế hoạch soạn, giảng, tổ chức tiết dạy sao
cho phù hợp với góc quan sát và kết quả học tập.
3. Xây dựng bài giảng ( soạn giáo án ):
+ Về thiết kế bài giảng lý thuyết:
Bài giảng điện tử cần được thiết kế sao cho có nội dung và hình thức trực quan,
sinh động và lôi cuốn; vì vậy, phải lồng ghép thêm các tư liệu hình ảnh, các đoạn
phim ngắn hay âm thanh có liên quan đến nội dung bài giảng; yếu tố thẩm mỹ
cũng cần được coi trọng trong việc thiết kế bài giảng điện tử sao cho có màu sắc, hình
thức đẹp nhưng không rối mắt do tạo quá nhiều hiệu ứng (chuyển trang, chạy chữ…)
làm cho học sinh mất tập trung vào nội dung chính của bài giảng và mất thời gian vô
ích.
Các tư liệu hình ảnh phải chọn lọc, phân loại, cắt ghép sao cho phù hợp với tiết
dạy. Thời lượng của tư liệu, nhất là phim tư liệu nên vừa đủ minh họa cho phần bài
giảng tránh kéo dài không cần thiết làm loãng thông tin và ảnh hưởng đến thời gian
của tiết học.
+Về thiết kế soạn bài giảng thực hành
Giáo viên thực hiện: Triệu Trung Kiên

8


SKKN: “Phương pháp soạn, giảng hữu hiệu bài giới thiệu Súng tiểu liên AK và sung trường CKC”

- Soạn giáo án giáo viên phải tuân thủ qui định chung về hình thức, tiêu đề,
phông chữ và các bước mà giáo viên đã được tập huấn hàng năm có mẫu đính kèm:
- Trang bìa trình bày đúng kích cỡ và phông chữ.
- Phần mở đầu phải nêu được mục tiêu, yêu cầu. Nội dung phải thể hiện chi tiết

nội dung của bài giảng đó. Thời gian thật cụ thể theo số tiết. Tổ chức theo đơn vị lớp
học, phân nhóm đổi, đảo nội dung. Phương pháp thuyết trình giảng giải và thực hiện
theo ba bước:
 Bước một làm nhanh
 Bước hai làm chậm có phân tích
 Bước ba làm tổng hợp
-Vật chất bảo đảm phải nêu rõ đối với giáo viên cần có những gì. học sinh trang
phục, vở ghi vv…
- Chọn địa điểm phù hợp cho tiết dạy thực hành.
- Nội dung cần phải thể hiện từng nội dung một cách cụ thể chi tiết đối với hoạt
động của giáo viên. Đối với hoạt động của học sinh yêu cầu nghe, ghi, quan sát nắm
bắt và thục luyện.
-Tổ chức thục luyện phân nhóm, đổi, đảo nội dung.
- Tổ chức hội thi hội thao kiểm tra đánh giá kết quả tiết dạy, câu hỏi bài tập về nhà.
Xuống lớp.
4.Thục luyện giáo án
- Để đảm bảo kiến thức bài giảng đến cho học sinh nắm bắt cũng như thục
luyện có chiều sâu, kỹ năng thuần thục thì trước 2-3 ngày giáo viên phải thục luyện
giáo án:
+ Kiến thức bài giảng
+ Kỹ năng giảng bài, kỹ năng tháo và lắp súng thông thường.
+ Kỹ năng về phương pháp và tổ chức bài giảng.
+ Kỹ năng về tổ chức tập luyện,tổ chức hội thi hội thao.
5. huấn luyện đội mẫu
Biện pháp thực hiện:
Giáo viên thực hiện: Triệu Trung Kiên

9



SKKN: “Phương pháp soạn, giảng hữu hiệu bài giới thiệu Súng tiểu liên AK và sung trường CKC”

Chúng ta biết rằng không thể có ngay số em học sinh có năng lực làm cán sự lớp.
Muốn giúp những học sinh này trở nên những cán sự lớp biết cách điều hành tổ chức
tập lớp đòi hỏi người giáo viên cần phải có một số kỹ năng cần thiết.
- Lựa chọn: có thể qua sự tín nhiệm của tập thể lớp nhưng cũng cần có sự quan
sát từng em học sinh. Có em có năng lực học tập tốt nhưng lại không có khả năng
điều hành lớp. Cũng có thể chọn những học sinh có sức học khá, ngoan về hạnh kiểm
biết diễn đạt mạch lạc một vấn đề hơn những học sinh khác trong cùng lớp
- Thiết kế công việc: Người giáo viên phải biết những công việc cần thiết để
thiết kế cho tập thể lớp tham gia mà trong đó đội ngũ Cán sự lớp theo dõi, điều
hành dưới sự giám sát chặt chẽ của GV
- Bồi dưỡng: Thường xuyên trao đổi và hướng dẫn cho các em theo từng nhiệm
vụ mà chúng ta đã phân công, không nên giao khoán cho các em mà có sự trợ giúp;
cũng không tham gia quá sâu để các em độc lập hoạt động và giáo viên sẽ tư vấn cho
các em, giúp các em giải quyết các tình huống khó khăn.
- Kiểm tra, đánh giá: Giáo viên phải thật sự nhiệt tình và tâm huyết trong công
tác, thường xuyên theo dõi, động viên đội ngũ Cán sự lớp. Tuyên dương các em làm
tốt, uốn nắn những lệch lạc của các em nhưng không làm cho các em mất uy tín trong
tập thể lớp.
Xây dựng đôi ngũ Cán sự lớp là việc làm không dễ nhưng chúng ta phải làm vì
GV ở các trường Trung học phổ thông không có thời gian để xử lí tất cả mọi việc ở
lớp hơn nữa sẽ không có thông tin và cũng không giải quyết kịp thời được nếu đội
ngũ Cán sự lớp không được rèn luyện một cách chu đáo và có kế hoạch cụ thể.
- Việc sử dụng đội ngũ cán sự môn học là biện pháp đổi mới phương pháp
giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học, ý
thức kỷ luật, từ đó hình thành phẩm chất đạo đức tốt, tạo tiền đề cho các em phát triển
trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.
-Phải đào tạo bồi dưỡng nâng cao đội ngũ cán sự môn học một cách chu đáo,
phát huy khả năng tự học cho học sinh, bằng cách phải đưa ra tiêu chí phấn đấu có

tính cạnh tranh, thi đua từng nhóm vào trong nội dung chương trình học tập. Như vậy
Giáo viên thực hiện: Triệu Trung Kiên

10


SKKN: “Phương pháp soạn, giảng hữu hiệu bài giới thiệu Súng tiểu liên AK và sung trường CKC”

thì thời lượng của nội dung bài dạy chỉ chiếm khoảng 1/3 thời lượng toàn bộ nội dung
buổi học. Mặt khác giáo viên có đủ thời gian để hướng dẫn sửa chữa động tác sai cho
các học sinh yếu, kém. Tuy nhiên việc chọn lựa cán sự phải tìm hiểu kỷ tham khảo ý
kiến tập thể có tính nhiệm không, khả năng nắm bắt động tác, vai trò quản lý...
V. Nghiên cứu về phương pháp và tổ chức bài giảng, tổ chức tập luyện.
1.Phần mở đầu
a. Nhận lớp
- Để tổ chức tiết dạy được đảm bảo cho người tập và mọi người xung quanh
cũng như đạt được kết quả tốt nhất trước khi vào giờ giảng giáo viên cần tuân thủ các
bước sau:
Bước 1:
+ Chọn vị trí tập trung có lợi nhất cho người học.
+ Kiểm tra sỹ số.
+ Kiểm tra quân trang phục.
+ Kiểm tra về phương tiện dụng cụ học đối với học sinh. Bàn, ghế, súng, tranh
vẽ và các trang thiết bị dạy học có liên quan.
+ Kiểm tra công tác vệ sinh chung.
+ Kiểm tra súng, sau đó giá súng hoặc đặt trên bàn nơi khô ráo.
Bước 2 :
- Qui định về thao trường bãi tập.
+ Học sinh tập chung nghiêm túc nghe, ghi, quan sát giáo viên thuyết trình,
giảng giải. Nắm bắt được tính năng, tác dụng, cấu tạo của súng đạn, cách bảo

quản súng đạn. Thục luyện tháo và lắp súng thuần thục.
+ Giữ gìn vệ sinh chung.
+ Trong khi tập cũng như giờ giải lao học sinh không được dùng súng chĩa vào
nhau bóp cò. Đảm bảo an toàn cho người tập và mọi người xung quanh.
b. Nội dung

Giáo viên thực hiện: Triệu Trung Kiên

11


SKKN: “Phương pháp soạn, giảng hữu hiệu bài giới thiệu Súng tiểu liên AK và sung trường CKC”

- Để đảm bảo đạt được kiến thức, yêu cầu một tiết dạy giáo viên cần phổ biến
thật rõ mục tiêu, yêu cầu, nội dung, thời gian, tổ chức và phương pháp bài giảng đó
theo đúng giáo án đã soạn.
2. Tổ chức giảng bài
a. Tổ chức
- Đối với tiết thực hành tổ chức ngoài trời giáo viên phải tổ chức theo hình chữ
L hoặc chữ H để học sinh dễ quan sát nắm bắt và vận dụng vào thục luyện .
* Lưu ý: - Khi giảng bài binh khí tránh không tổ chức cho người học ngồi trước
miệng nòng súng.
b.Phương pháp
* Đối với phần thực hành ( cụ thể tháo lắp súng):
- Trước khi tháo lắp súng giáo viên cần nhắc lại qui tắc tháo lắp súng. Tránh khi
tập luyện học sinh không tuân thủ các bước theo qui định sẽ gây hỏng hóc hoặc các
bộ phận không ăn khớp với nhau, súng không chuyển động được dẫn đến thực hiện
động tác không thuần thục.
- Khi tháo và lắp súng giáo viên cần tuân thủ ba bước sau:
+ Làm nhanh

+ Làm chậm có phân tích
+ Làm tổng hợp
- Khi tháo súng phải tháo hộp tiếp đạn (súng AK) CKC mở díp dữ hộp tiếp đạn
để kiểm tra súng ( không bóp cò).
- Khi tháo và lắp súng giáo viên cần chỉ rõ tên các bộ phận thật chi tiết để học
sinh quan sát và nắm bắt và vận dụng thuần thục động tác hơn.
VD :Tháo lắp nắp hộp kháo nòng (súng AK). Đặt súng xuống bàn tay trái cầm
cổ chòn báng súng ngón cái ấn đẩy về trước theo chục dọc của súng vào chân đế lò xo
bộ phận đẩy về, tay phải dùng ngón cái và bốn ngón còn lại troàng lên phần đuôi của
nắp hộp kháo nòng sau đó dùng lực của cách tay, cổ tay và lực bấu của các ngón tay
lấy nắp hộp kháo nòng ra ngoài để xuống bàn theo thứ tự.

Giáo viên thực hiện: Triệu Trung Kiên

12


SKKN: “Phương pháp soạn, giảng hữu hiệu bài giới thiệu Súng tiểu liên AK và sung trường CKC”

* Lưu ý :-Trước khi tháo và lắp súng giáo viên cần chuẩn bị hai bàn để hai loại
súng AK – CKC để khi thực hiện tháo nắp từng loại có tính liên tục, tận dụng được thời
gian cho tập luyện.

3.Tổ chức tập luyện tháo và lắp súng thông thường
- Trước khi tổ trước tập luyện tháo và lắp súng giáo viên cần thực hiện các
bước sau :
+ Chia nhóm tập luyện.
+ Phân nhóm trưởng phụ trách.
+ Phổ biến rõ nội dung thực hiện.
+ Phương pháp luyện tập.

+ Ký tín hiệu luyện tập.
+ Phương, hướng và địa điểm tập luyện của từng nhóm.
- Triển khai tập luyện giáo viên cho học sinh tự chủ động tháo và lắp súng (tự
xâm nhập kiến thức). Giáo viên đi quan sát và chấn chỉnh động tác cho các em.
* Lưu ý : - Khi tổ chức thục luyện tháo và lắp súng phân chia theo nhóm thực
hiện, thứ tự từng học sinh lên thực hiện cho cả nhóm quan sát. Những học sinh trong
đội mẫu lên thực hiện trước và chỉnh sửa cho những học sinh còn lại.
- Tổ chức theo chữ L hoặc chữ H tránh không cho người quan sát trực diện với
nòng súng, hàng cách bàn khoảng 3 - 4m.
- Đối với học sinh yếu kém giáo viên cần có biện pháp, hướng dẫn, chỉ rõ cho
các em nắm bắt và thực hiện.
VI. Nghiên cứu tổ chức hội thi hội thao.
- Khi thời gian còn khoảng 10- 15’ cuối giáo viên tập trung lớp tổ chức hội thi
hội thao. Nhằm mục đích gây hướng thú và ganh đua trong giờ học, củng cố và nâng
cao kỹ năng tháo và lắp súng một cách thuần thục.
1.Tổ chức: - Tổ chức hội thi đại diện theo nhóm, từng tốp lên thực hiện 2- 4
loạt nếu có thời gian thì cả lớp.
2. Phương pháp: - Đồng loạt (Theo nhóm).
3. Hình thức như:
Giáo viên thực hiện: Triệu Trung Kiên

13


SKKN: “Phương pháp soạn, giảng hữu hiệu bài giới thiệu Súng tiểu liên AK và sung trường CKC”

+ Tính thời gian tháo và lắp súng.
+ Tính thời gian tháo súng.
+ Tính thời gian lắp súng.
+ Tính thời gian nhất, nhì, ba, tư theo nhóm.

+ Thi các nhóm với nhau vvv…
- Giáo viên cho điểm đối với học sinh thực hiện khá, giỏi để khích lệ các em.
VII. Kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm.
- Kết thúc bài giảng giáo viên tập trung KT đánh giá, rút kinh nghiệm giờ học.
- Ra câu hỏi và bài tập về nhà.
- Kiểm tra cơ sở vật chất và dụng cụ phương tiện dạy học.
- Xuống lớp.
VIII. Kết quả đạt được
- Trong quá trình tham gia giảng dạy môn học GDQP-AN nhiều năm về đây tôi
đã áp dụng phương pháp soạn, giảng theo phương pháp nội dung đề tài trên. Kết quả
đạt được là khá khả quan 100% từ trung bình trở lên trong đó 85% là khá giỏi.
- Với phương pháp soạn, giảng trên tôi luôn tạo không khí trong giờ học cho
học sinh học sôi nổi, thoải mái, hứng thú dẫn đến kết quả giảng dạy là khá cao.
1./ Kết qủa kiểm tra,đánh giá và khảo sát chất lượng guảng dạy:
a.Kết quả tạo hứng thú cho học sinh
Phöông phaùp truyeàn

Phương pháp tập luyện mới

thoáng
Kha

Thích

Khoâng

ûo
saùt
100 3


Thích

Khoâng thích

thích
3%

97

97%

9

90% 10

10%

0
b. Kết quả lãnh hội kiến thức
(Qua khảo sát chất lượng của lớp 11a2, 11a8, 11a11 qua hai đợt khảo sát trước và
sau khi thực hiện giải phap
Giáo viên thực hiện: Triệu Trung Kiên

14


SKKN: “Phương pháp soạn, giảng hữu hiệu bài giới thiệu Súng tiểu liên AK và sung trường CKC”

Trước khi thực hiện giải pháp
Gioûi

Kha
TB
lôùp

S

S
11a2 4

sl

%

ù
sl

14

34.

2

1

0

1
13

11a8

11a1 8

15

1
3
9
2.Nhận xét

48.8 7

2
38.
5

sl

Sl

17. 19

6

1
9

%

%


sl

46.3 20

1
50

34.

3

%

Sau khi thực hiện giải pháp
Gioûi
Khaù
TB

17
8

sl

48. 2

%
4.9

8
44.7 19


15.
46.1 6

%

2

5.3

3

7.7

50
18

46.2 18
46.

1

15.

8

4

1


-Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy: Việc soạn, giảng theo phương pháp mới đã
mang lại kết quả đáng kể cho bộ môn. Cụ thể:
-Kết quả tạo hứng thú cho học sinh: Chiếm trên 90% học sinh yêu thích.
-Kết quả đánh giá lãnh hội kiến thức: Tỉ lệ học sinh khá giỏi tang lên đáng kể; tỉ
lệ học sinh Trung bình giảm rõ nét.
C- PHẦN KẾT LUẬN
I. Những vấn đề trung
+Tôi viết đề tài này bày tỏ những hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân qua
nhiều năm công tác và giảng dạy môn học GDQP-AN tại các trường THPT. Để học
sinh nắm bắt được kiến thức cũng như vận dụng thực hành môn học QP-AN nói
chung và bài giới thiệu súng tiểu liên AK và sung trường CKC của khối 11 THPT thì
giáo viên cần :
+ Nghiên cứu kỹ vị trí, vai trò, mục tiêu cũng như các văn bản chỉ đạo của Bộ,
Sở GD&ĐT Lâm Đồng đối với môn học GDQP-AN. Kế hoạch và triển khai thực hiện
môn học của BGH nhà trường.
+ Nghiên cứu phân phối chương trình, tài liệu sách giáo khoa có liên quan để
tăng cường kiến thức QP, kỹ năng giảng bài.
Giáo viên thực hiện: Triệu Trung Kiên

15


SKKN: “Phương pháp soạn, giảng hữu hiệu bài giới thiệu Súng tiểu liên AK và sung trường CKC”

+ Cần xây dựng giáo án bài giảng theo mẫu qui định và đúng đủ nội dung theo
phân phối chương trình. Cần thể hiện rõ thời gian, tổ chức và phương pháp cũng như
hoạt động của thầy và trò làm nổi bật nội dung trọng tâm.
+ Thục luyện giáo án bài giảng một cách thuần thục cả về kiến thức, kỹ năng
cũng như tổ chức và phương pháp.
+ Giảng bài giáo viên phải nắm bắt thật trắc về kiến thức, phương pháp và tổ

chức giảng dạy phù hợp với đặc trưng của môn học.
+ Tổ chức hội thi hội thao phải đưa ra mức độ đạt được, thời gian, tiêu trí cụ thể
để học sinh có sự ganh đua tích cực tạo sự hứng thú cho giờ học.
Kết quả đạt được của cá nhân tôi:
+ Kết quả các năm tập huấn chuyên môn GDQP –AN luôn đạt kết quả cao.
+ Kết quả tham gia giảng dạy môn học luôn đạt 85% khá giỏi trở lên.
+ Đề tài này đã tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi môn GDQP, AN cấp THPT
toàn quốc lần thứ II năm 2017. Bản thân tôi đã đạt giáo viên giỏi quốc gia trong kỳ thi
này.
Qua nhiều năm tham gia giảng dạy với kinh nghiệm của bản thân và thành
tích đạt được. Tôi thiết nghĩ đề tài này có thể áp dụng và thực hiện rộng rãi trong các
trường THPT trong toàn tỉnh.
II. Kiến nghị
Nên tổ chức hội thi hội thao môn học GDQP – AN toàn tỉnh thường niên để tạo
sân chơi cho học sinh nhằm kích thích sự hướng thú trong học tập.
Vật chất và phương tiện dạy học tuy khá đầy đủ nhưng chất lượng thì chưa thật
đảm bảo.
Tổ chức cho các giáo viên được tham gia đầy đủ lớp học GDQP –AN do Bộ
Giáo Dục tổ chức.
Người viết đề tài

Triệu Trung Kiên
Giáo viên thực hiện: Triệu Trung Kiên

16


SKKN: “Phương pháp soạn, giảng hữu hiệu bài giới thiệu Súng tiểu liên AK và sung trường CKC”

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách GV giáo dục quốc phòng –An ninh khối 11 nhà xuất bản giáo dục năm 2008
2 .Sách GK giáo dục Quốc phòng –An ninh lơp 11 nhà xuất bản giáo dục năm 2011
3.Tài liệu tập huấn giáo viên giáo dục Quốc phòng –An ninh cấp THPT năm 2014
4.Nguồn từ trang www.quocphonganninh.edu.vn

Giáo viên thực hiện: Triệu Trung Kiên

17


SKKN: “Phương pháp soạn, giảng hữu hiệu bài giới thiệu Súng tiểu liên AK và sung trường CKC”

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THPT BẢO LỘC
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Bảo Lộc, ngày

tháng

năm 201..

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GD VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………..
Đà Lạt, ngày

Giáo viên thực hiện: Triệu Trung Kiên

tháng

năm 201..

18



×