Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

CHUYÊN ĐỀ: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.4 KB, 8 trang )

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA
MÔN LỊCH SỬ:
TÊN CHUYÊN ĐỀ:
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
Tác giả:
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn.
Đơn vị công tác: Trường THPT
Đối tượng học sinh bồi dưỡng: Lớp 12.
Số tiết bồi dưỡng: 02 tiết.
A.

NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ
1. Sự xuất hiện các tổ chức cộng sản năm 1929
Đến năm 1929, phong trào công nhân phát triển ở mức tự giác cao đã đặt ra
đòi hỏi tất yếu là phải có một chính đảng của giai cấp công nhân mới đủ sức lãnh
đạo phong trào vì Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên không còn đủ sức lãnh đạo
phong trào. Đòi hỏi này mạnh mẽ nhất là trong phong trào công nhân Bắc kỳ.
Vì vậy, tháng 3/1929, những hội viên tiến tiến nhất của Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên (HVNCMTN) ở Bắc kỳ tuyên bố thành lập chi bộ cộng sản đầu
tiên tại nhà 5D phố Hàm Long-Hà Nội. Tại đại hội lần thứ nhất của HVNCMTN
(từ 1-9/5/ 1929), đoàn đại biểu Bắc Kỳ đưa ra ý kiến về việc thành lập một chính
đảng cộng sản cho phong trào công nhân Việt Nam để thay thế HVNCMTN vốn
không còn đủ sức lãnh đạo. Tuy nhiên, đề nghị này không được đại hội chấp thuận.
Ngay lập tức, họ bỏ đại hội về nước. Ngày 17/6/ 1929, những hội viên tiên tiến
nhất của HVNCMTN ở Bắc kỳ tuyên bố tổ chức cộng sản đầu tiên mang tên Đông
Dương cộng sản Đảng, hoạt động chủ yếu ở Bắc kỳ.
Sự ra đời và hoạt động mạnh mẽ của Đông Dương cộng sản Đảng đã trực
tiếp tác động đến những thành viên còn lại của HVNCMTN. Vì vậy, tháng 8/ 1929
những thành viên còn lại của hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Tổng bộ và
Nam Kỳ đã thành lập tổ chức cộng sản thứ 2 mang tên An Nam cộng sản Đảng.
1




Đến đây, chúng ta thấy do nhu cầu bức thiết của phong trào công nhân Việt
Nam đã trực tiếp tác động làm cho HVNCMTN “lột xác”, chuyển hóa thành 2 tổ
chức cộng sản. Điều này đã trực tiếp tác động đến những người tiên tiến trong Tân
Việt cách mạng Đảng. Vì vậy, tháng 9/ 1929, những người tích cực trong Tân Việt
cách mạng đảng đã tuyên bố thành lập tổ chức cộng sản thứ ba mang tên Đông
Dương cộng sản liên đoàn.
Như vậy xuất phát từ đòi hỏi chính đáng của phong trào công nhân Việt Nam
đã dẫn đến chỉ trong vòng 4 tháng ở Việt Nam lần lượt xuất hiện 3 tổ chức cộng
sản. Sự ra đời và hoạt động của 3 tổ chức này có những tích cực và hạn chế nhất
định.
Về tích cực: sự ra đời và hoạt động mạnh mẽ của ba tổ chức cộng sản đã tạo
điều kiện cho truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin truyền bá vào phong trào công
nhân Việt Nam, phong trào cách mạng VN sâu rộng lớn; đồng thời, cả ba tổ chức
vừa mới thành lập đều muốn khẳng định uy tín, phạm vi ảnh hưởng của mình nên
đẩy mạnh hoạt động. Do vậy, phong trào cách mạng nói chung, phong trào công
nhân Việt Nam nói riêng phát triển rầm rộ.
Tuy nhiên, trong cùng một đất nước lại có tới ba tổ chức cộng sản ra đời và
hoạt động chồng chéo, xảy ra hiện tượng tranh giành đảng viên, tranh giành quần
chúng, thậm chí nói xấu, công kích lẫn nhau. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến
nguy cơ khối đoàn kết dân tộc bị chia rẽ lớn, trực tiếp đe dọa đến sự tồn vong của
sự nghiệp cách mạng. Yêu cầu bức thiết của lịch sử Việt Nam lúc này là hợp nhất
ba tổ chức cộng sản thành một chính đảng cộng sản duy nhất để lãnh đạo cách
mạng VN.
2.

Hội nghị thành lập Đảng
* Hoàn cảnh:


2


- Sự ra đời của các tổ chứ cộng sản năm 1929… Yêu cầu lịch sử đặt ra là phải
hợp nhất các tổ chức cộng sản thành chính đảng duy nhất để lãnh đạo cách mạng
Việt Nam.
- Trước tình hình trên, bằng nhãn quan chính trị nhạy bén và uy tín của
mình, đồng thời với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, phụ trách vấn đề
cách mạng ở Đông Dương, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập hội nghị
hợp nhất các tổ chức cộng sản tại Cửu Long - Hương Cảng – Trung Quốc.
Hội nghị bắt đầu diễn ra từ ngày 6/ 1/ 1930.
* Nội dung của Hội nghị:
-

Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của mỗi tổ chức

-

cộng sản và nêu chương trình hội nghị.
Dưới sự chủ trì của lãnh tụ NAQ, hội nghị thảo luận và nhất trí hợp nhất
các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất lấy tên là Đảng
Cộng sản Việt Nam.

- hội nghị thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt… được coi là
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
- Hội nghị thống nhất kế hoạch để các đại biểu về nước thống nhất tổ chức
Đảng trong nước và tiến tới Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ nhất.
* Ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng: Hội nghị hợp nhất các tổ chức
cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử của một Đại hội thành lập Đảng.
* Nội dung Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt:

Về chiến lược của cách mạng Việt Nam, Cương lĩnh chủ trương cách
mạng Việt Nam trải qua 2 giai đoạn: giai đoạn hiện tại là giai đoạn cách mạng tư
sản dân quyền để tiến lên giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai giai đoạn
cách mạng này kế tiếp nhau không có bức tường nào ngăn cản.
Về nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền, Cương lĩnh chỉ rõ cuộc
cách mạng tư sản dân quyền ở Việt Nam có nhiệm vụ đánh đổ ách thống trị thực
3


dân và bọn phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, xây dựng
chính phủ công – nông - binh (tức nhiệm vụ giải phóng dân tộc); đồng thời tịch thu
sản nghiệp, ruộng đất của địa chủ phong kiến chia cho dân cày nhằm thực hiện triệt
để khẩu hiệu người cày có ruộng (tức nhiệm vụ giai cấp). Trong đó, nhiệm vụ hàng
đầu là nhiệm vụ dân tộc.
Về lực lượng cách mạng, Cương lĩnh chỉ rõ công nhân và nông dân là động
lực cách mạng. Ngoài ra, lực lượng cách mạng còn bao gồm tri thức tiểu tư sản đặc
biệt là tri thức yêu nước là lực lượng của cách mạng trong điều kiện của xã hội Việt
Nam lúc đó, có sự phân hóa sâu sắc với tư sản dân tộc, trung tiểu địa chủ, phú
nông, trung nông nếu chưa lộ rõ bộ mặt phản cách mạng ra sức lôi kéo về phía
cách mạng hoặc trung lập họ.
Về vị trí của cách mạng Việt Nam, Cương lĩnh khẳng định: Cách mạng
Việt Nam là một bộ phận giải phóng dân tộc và phong trào công nhân thế giới
Về vai trò lãnh đạo cách mạng, Cương lĩnh nêu rõ lãnh đạo cách mạng
Việt Nam là giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản. Đảng đó lấy
chủ nghĩa Mác – Lênin làm kim chỉ nam hành động.
Ý nghĩa của Cương lĩnh: Với những nội dung trên, chúng ta nhận thấy, mặc
dù còn vắn tắt, sơ lược nhưng Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của đồng chí
Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện những điểm cơ bản về đường lối của cách mạng Việt
Nam một cách đúng đắn, sáng tạo. Trong đó, độc lập, tự do là tư tưởng cốt lõi. Vì
vậy Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được coi là Cương lĩnh chính trị đầu

tiên của Đảng.
3. Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Điều này thể hiện
ở những điểm cơ bản sau:

4


Một là, Đảng ra đời đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối của cách
mạng Việt Nam kéo dài từ cuối thế kỷ XIX. Đường lối đúng đắn và sáng tạo của
Đảng được phản ánh trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và thông qua Hội nghị thành lập Đảng.
Hai là, Đảng ra đời chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo của
cách mạng Việt Nam. Kể từ đây, lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân mà đội
tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam (đến tháng 10/1930 đổi tên là ĐCS Đông
Dương). Lãnh tụ NAQ khẳng định, Đảng ra đời chứng tỏ giai cấp vô sản ta đã
trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
Ba là, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh
dân tộc và giai cấp của nhân dân Việt Nam. Đảng là sản phẩm của sự kết hợp chủ
nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam
trong thời đại mới.
Bốn là, Đảng ra đời đã đặt cách mạng VN trong mối quan hệ mật thiết với
cách mạng thế giới. Kể từ nay, cách mạng Việt Nam là bộ phận khăng khít của
cách mạng thế giới, đứng về phía phong trào giải phóng dân tộc và phong trào
công nhân thế giới.
Với tất cả ý nghĩa to lớn trên, Đảng Cộng sản Việt nam ra đời đầu năm1930
là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định đến mọi thắng lợi về sau
của cách mạng Việt Nam.
B.


XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ VÀ BIÊN SOẠN CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP
TRONG CHUYÊN ĐỀ

Nội dung

Nhận biết

Sự xuất hiện
các tổ chức
cộng sản năm
1929.

- Nêu được
những
nét
chính về sự
xuất hiện các

Thông hiểu Vận
thấp

dụng Vận dụng cao

- Phân tích
được ý nghĩa
của sự xuất
hiện các tổ
5



tổ chức cộng
sản năm 1929.

Hội
nghị
thành
lập
Đảng Cộng
sản Việt Nam

- Trình bày
được nội dung
của Hội nghị;
nội dung của
Chính cương
vắn tắt, Sách
lược vắn tắt do
Nguyễn
Ái
Quốc
soạn
thảo.

chức cộng sản
năm 1929.

- Giải thích
được tại sao
Đảng ra đời
là một bước

ngoặt vĩ đại
của
cách
mạng Việt
Nam.

- Rút ra được vai
trò của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc
trong Hội nghị
thành lập Đảng.
- Liên hệ được vai
trò lãnh đạo của
Đảng trong công
cuộc đổi mới hiện
nay của đất nước.

CÂU HỎI VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI
Câu 1. Trình bày nét chính về sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm
1929. Phân tích ý nghĩa của sự xuất hiện đó.
Gợi ý trả lời:
a.

b.

Nét chính…..
- Năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản…
kết thành một làn song dân tộc dân chủ…
- Tháng 3/1929, thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên…Tháng 5/1929, Đại
hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên…

- 6/1929,… thành lập Đông Dương Cộng sản đảng…
- 8/1929,… thành lập An Nam Cộng sản đảng…
- 9/1929,… thành lập Đông Dương Cộng sản lien đoàn…
Phân tích ý nghĩa…
6


-

Sự ra đời và hoạt động mạnh mẽ của ba tổ chức cộng sản đã tạo điều kiện
cho truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin truyền bá vào phong trào công

-

nhân Việt Nam, phong trào cách mạng VN sâu rộng…
Cả ba tổ chức vừa mới thành lập đều muốn khẳng định uy tín, phạm vi
ảnh hưởng của mình nên đẩy mạnh hoạt động. Do vậy, phong trào cách
mạng nói chung, phong trào công nhân Việt Nam nói riêng phát triển rầm
rộ…

Câu 2. Trình bày hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930.
Gợi ý trả lời: như mục 2 trong nội dung của chuyên đề.
Câu 3. Trình bày nội dung của Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn
Ái Quốc soạn thảo và thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
đầu năm 1930.
Gợi ý trả lời: như trình bày trong mục 2 của chuyên đề.
Câu 4. Tại sao nói: Đảng Cộng sản Việt nam ra đời đầu năm 1930 là một bước
ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
Gợi ý trả lời: như trình bày trong mục 3 của chuyên đề.

Câu 5. Bằng những dẫn chứng lịch sử, hãy làm sáng tỏ vai trò của lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930.
Gợi ý trả lời:
- Từ nội dung của Hội nghị thành lập Đảng, có thể khẳng định: lãnh tụ NAQ
có vai trò quyết định trong Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Cụ thể:
+ Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc có vai trò triệu tập và chủ trì Hội nghị…
+ Vai trò hợp nhất các tổ chức cộng sản…

7


+ Vai trò soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt – được coi là
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng với những nội dung hết sức đúng đắn, sáng
tạo…
Câu 6. Từ bài học, em hãy liên hệ vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đất
nước trong công cuộc đổi mới hiện nay.
(GV hướng dẫn và yêu cầu học sinh về nhà làm).

8



×