Tải bản đầy đủ (.doc) (191 trang)

Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chất lượng tốt cho vùng đồng bằng sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.62 MB, 191 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM

NGUYỄN TRỌNG KHANH

NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG
TỐT CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Chuyên ngành:

Di truyền và chọn giống cây trồng

Mã số:

62 62 01 11

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Văn Hoan
2. TS. Phạm Đồng Quảng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nêu
trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được dùng bảo vệ để lấy bất kỳ
học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận án

Nguyễn Trọng Khanh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy,
cô giáo, các tập thể, cá nhân cùng bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Văn Hoan và TS. Phạm
Đồng Quảng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
cũng như hoàn chỉnh luận án.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện Cây Lương thực và Cây
thực phẩm, Ban Quản lý Đào tạo, các thầy cô giáo Bộ môn Di truyền và chọn giống cây
trồng, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các cán bộ Trung tâm Nghiên cứu lúa thuần, Bộ môn
Chọn giống lúa cho vùng khó khăn, Viện Cây Lương thực và Cây thực phẩm đã nhiệt
tình giúp đỡ, hỗ trợ các phương tiện, trang thiết bị và kinh phí để thực hiện đề tài
nghiên cứu này.
Sau cùng là gia đình đã luôn động viên khích lệ, tạo điều kiện về thời gian, công
sức và kinh tế để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận án

Nguyễn Trọng Khanh

ii


MỤC LỤC
STT

Tên bảng

Trang

Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................vi
Danh mục các bảng .....................................................................................................vii
Danh mục các hình ........................................................................................................x
Trích yếu luận án..........................................................................................................xi
Thesis abstract............................................................................................................xiii
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1


Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

1.3

Tính mới và những đóng góp của đề tài ...........................................................3

1.4

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..........................................................3

1.5

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................5
2.1

Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam......................5

2.1.1

Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới ..........................................5

2.1.2


Các kết quả nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo chất lượng
tốt của Việt Nam............................................................................................ 10

2.2

Đặc điểm di truyền của một số tính trạng liên quan đến chất lượng ................ 14

2.2.1

Di truyền và các yếu tố ảnh hưởng đến tính thơm .......................................... 14

2.2.2

Di truyền của kích thước hạt .......................................................................... 21

2.2.3

Di truyền hàm lượng amylose ........................................................................ 22

2.2.4

Di truyền tính trạng hàm lượng protein .......................................................... 24

2.2.5
25

Di truyền tính trạng nhiệt độ hóa hồ ...............................................................

2.2.6


Di truyền tính trạng độ bền thể gel ................................................................. 26

2.2.7

Di truyền một số tính trạng liên quan đến năng suất ....................................... 26

2.3

Nghiên cứu về chọn tạo giống lúa chất lượng cao có mùi thơm ...................... 30

2.3.1

Nghiên cứu về chọn tạo giống lúa chất lượng cao .......................................... 30
3


2.3.2

Nghiên cứu về tác động của các yếu tố môi trường và kỹ thuật canh tác
tới chất lượng gạo .......................................................................................... 31

2.3.3

Nghiên cứu chọn tạo giống lúa thơm.............................................................. 32

2.3.4

Phương pháp đánh giá mùi thơm ở lúa ........................................................... 38

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 40

3.1

Vật liệu nghiên cứu........................................................................................ 40

3.2

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 40

3.3

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng ................................................... 41

3.3.1

Điều tra, đánh giá thị hiếu tiêu dùng gạo chất lượng cao tại một số vùng
đô thị, nông thôn vùng ĐBSH ........................................................................ 41

3.3.2

Thu thập và đánh giá nguồn gen lúa chất lượng cao ....................................... 41

3.3.3

Nghiên cứu đặc điểm di truyền của một số tính trạng chất lượng dinh
dưỡng ở một số giống lúa chất lượng tốt ........................................................ 42

3.3.4

Nội dung 4: Lai tạo, đánh giá và tuyển chọn giống lúa chất lượng tốt cho
vùng Đồng bằng sông Hồng........................................................................... 44


3.3.5

Nội dung 5: Khảo nghiệm và phát triển sản xuất các giống lúa mới có
triển vọng tại một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng ................................... 44

3.4

Các chỉ tiêu theo dõi ...................................................................................... 46

3.4.1

Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng......................................................... 46

3.4.2

Đặc điểm nông sinh học của các giống........................................................... 46

3.4.3

Đặc điểm hình thái......................................................................................... 47

3.4.4

Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống thí nghiệm ................ 48

3.4.5

Mức độ nhiễm sâu bệnh ................................................................................. 48


3.4.6

Đánh giá chất lượng thóc gạo......................................................................... 51

3.4.7

Chất lượng cơm và các tiêu chuẩn đánh giá ................................................... 51

3.5

Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 51

Phần 4. Kết quả và thảo luận.................................................................................... 53
4.1

Kết quả điều tra, đánh giá thị hiếu tiêu dùng gạo chất lượng tốt tại một số
vùng đô thị, nông thôn ở Đồng bằng sông Hồng ............................................ 53

4.2

Kết quả thu thập, đánh giá và khai thác nguồn gen lúa ................................... 64

4.2.1

Tập hợp và đánh giá nguồn gen cây lúa phục vụ mục tiêu chọn tạo giống
lúa chất lượng tốt ........................................................................................... 64

4.2.2

Phân nhóm các mẫu giống lúa chất lượng cao theo tính trạng......................... 74


4


4.3

Kết quả tìm hiểu đặc điểm di truyền của một số tính trạng liên quan đến
chất lượng của các mẫu giống lúa nghiên cứu ................................................ 78

4.3.1

Kết quả tìm hiểu đặc điểm di truyền của hàm lượng protein trong gạo của
một số giống lúa ............................................................................................ 78

4.4

Kết quả đánh giá, chọn lọc dòng, giống lúa có triển vọng............................... 88

4.4.1

Kết quả chọn lọc các dòng lúa chất lượng tốt ................................................. 88

4.4.2

Kết quả so sánh một số dòng thuần có triển vọng ........................................... 98

4.5

Kết quả khảo nghiệm sản xuất giống lúa thuần mới ..................................... 103


4.5.1

Kết quả khảo nghiệm trong mạng lưới khảo nghiệm quốc gia ...................... 103

4.5.2

Kết quả phát triển sản xuất giống lúa Gia Lộc 159 ....................................... 107

4.5.3

Kết quả phát triển sản xuất giống lúa Gia Lộc 105 ....................................... 112

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 116
5.1

Kết luận ....................................................................................................... 116

5.2

Kiến nghị ..................................................................................................... 117

Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án................................... 118
Tài liệu tham khảo..................................................................................................... 119
Phụ lục.... .................................................................................................................. 128

5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

ADN

Axít Deoxyribonucleic

ARN

Axít ribonucleic

AFLP

Đa hình chiều dài đo n phân cắt được nhân bội
(Amplified Fragment Length Polymorphism)

BT7

Giống lúa Bắc thơm 7

BT KBL

Giống lúa Bắc thơm kháng bạc lá
Centimorgan

cM
CMS

Bất dục đực tế bào chất, ký hiệu là dòng A
(Cytoplasmic Male Sterile)


ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

(đ)

Điểm kháng sâu bệnh hại, điều kiện bất thuận,
theo thang điểm của IRRI

Đb
GCA

Đột biến
Khả năng kết hợp chung
(General Combining Ability)

MAS

Chọn lọc nhờ chỉ thị phân tử
(Marker Assisted Selection)

QTL

Locus tính trạng số lượng
(Quantitative Trait Loci)

SCA
TGST


Khả năng kết hợp riêng
(Special Combining Ability)
Thời gian sinh trưởng

WCG

Gen tương hợp rộng
(Wide Compatibility Gene)

SSRs

Trình tự lặp lại đơn giản
(Simple sequence repeats)

SNP

Đa hình nucleotit đơn
(Single nucleotide polymorphisms)

RIL

Dòng tự thụ tái tổ hợp
(Recombinant inbred lines)

UTL

Ưu thế lai

VX


Vụ lúa xuân

VM

Vụ lúa mùa

6


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

2.1

Mười alen được phát hiện kiểm soát mùi thơm của các giống lúa................... 15

2.2

Kiểu gen kiểm soát di truyền hàm lượng amylose .......................................... 22

2.3

Kiểu gen kiểm soát di truyền nhiệt độ hóa hồ................................................. 25

2.4


Kiểu gen kiểm soát di truyền độ bền thể gel ................................................... 26

2.5

Mức độ đóng góp của các yếu tố vào năng suất lúa ........................................ 30

2.6

Hai cặp mồi được sử dụng trong phân tích ..................................................... 37

3.1

Mồi SSR và trình tự nucleotide phân tích....................................................... 43

4.1

Giá bán và các chỉ tiêu chất lượng của các loại gạo chính được bán tại
các siêu thị Marko, BigC, Intimex tại thời điểm 12/2012............................... 54

4.2

Giá bán và các chỉ tiêu chất lượng của các loại gạo chính được bán tại
các cửa hàng bán lẻ tại thời điểm 12/2012...................................................... 55

4.3

Tỉ lệ bán ra của các loại gạo tại các đại lý bán buôn và của hàng bán lẻ
trong tháng 12/2012 của một số thị trường tại Đồng bằng sông Hồng ............ 57

4.4


Kết quả phỏng vấn sở thích của người tiêu dùng đối với một số tiêu chí
liên quan đến chất lượng gạo ......................................................................... 58

4.5

Kết quả đánh giá một số đặc tính nông học, đặc điểm hình thái của các
giống lúa có gạo được tiêu thụ nhiều trên thị trường vùng Đồng bằng
sông Hồng vụ xuân và vụ mùa năm 2013 ....................................................... 60

4.6

So sánh một số tiêu chí chất lượng gạo tốt của vùng Đồng bằng sông
Hồng với đồng bằng sông Cửu Long và một số thị trường tiêu thụ gạo
khác trên thế giới ........................................................................................... 63

4.7

Kết quả thu thập, duy trì và đánh giá nguồn gen lúa ....................................... 65

4.8

Một số đặc đặc điểm nông học của các giống lúa có chất lượng tốt ................ 66

4.9

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các mẫu giống trong vụ
Xuân 2010 ..................................................................................................... 67

4.10


Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các mẫu giống trong vụ
Mùa 2010 ...................................................................................................... 68

4.11

Một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các mẫu giống lúa chất lượng tốt ............. 70

4.12
72

Khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện bất thuận của các mẫu giống .....

vii


4.13

Phân nhóm các mẫu giống lúa nghiên cứu theo thời gian sinh trưởng,
chiều cao cây và số nhánh hữu hiệu ............................................................... 74

4.14

Phân nhóm các mẫu giống lúa nghiên cứu theo kích thước hạt ....................... 75

4.15
75

Phân nhóm các mẫu giống lúa nghiên cứu theo chất lượng dinh dưỡng .................


4.16

Phân nhóm các mẫu giống dựa trên đa dạng về kiểu hình............................... 76

4.17

Các cặp lai giữa giống có hàm lượng Protein thấp, nền di truyền tốt (mẹ)
và giống có hàm lượng Protein cao (bố), năm 2009........................................ 79

4.18

Hàm lượng protein của các giống bố mẹ tham gia thí nghiệm ........................ 79

4.19

Hàm lượngprotein và sự biến động của các tổ hợp lai thế hệ F1 ..................... 80

4.20

Hàm lượng protein và sự biến động của các tổ hợp lai thế hệ F2 .................... 80

4.21

Hàm lượng protein và sự biến động của các tổ hợp lai thế hệ BC1F1 ............. 81

4.22

Mức độ trội của gen qui định hàm lượng protein cao ở các giống lúa ............. 82

4.23


Thành phần và hàm lượng acid amnine trong protein của giống bố, mẹ và
hạt F2 (% so với protein) ............................................................................... 84

4.24

Ma trận tương đồng của các giống lúa phân tích khi sử dụng mồi SSR........... 85

4.25

Thiết lập hệ số di truyền trên các tổ hợp lai .................................................... 86

4.26

Đánh giá mức độ trội của tính trạng chiều dài hạt gạo .................................... 86

4.27

Đánh giá mức độ trội của tính trạng tỷ lệ dài/rộng hạt gạo ............................. 87

4.28

Đánh giá mức độ trội của tính trạng hàm lượng Amylose............................... 87

4.29

Đánh giá mức độ trội của tính trạng hàm lượng protein.................................. 88

4.30


Kết quả chọn lọc dòng thuần từ các tổ hợp lai tốt trong 2 năm 2009, 2010
tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm .................................................... 89

4.31

Một số đặc điểm nông học của các dòng thuần trong năm 2011 ..................... 90

4.32

Một số đặc điểm hình thái của các dòng thuần trong năm 2011 ...................... 92

4.33

Khả năng kháng sâu bệnh hại, chống chịu điều kiện bất thuận của các
dòng thuần trong năm 2011 (điểm) ................................................................ 94

4.34

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng thuần trong vụ
Xuân 2011 ..................................................................................................... 95

4.35

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng thuần trong vụ
Mùa 2011 ...................................................................................................... 96

4.36
97

Một số chỉ tiêu chất lượng của các dòng, giống lúa thuần trong vụ Mùa 2011.....


4.37

Một số đặc điểm nông sinh học của các dòng lúa tham gia thí nghiệm vụ
Mùa 2011 ...................................................................................................... 99
8


4.38

Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính của các dòng lúa tham gia thí nghiệm
vụ Mùa 2011.................................................................................................. 99

4.39

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng lúa tham gia
thí nghiệm vụ Mùa 2011 .............................................................................. 100

4.40

Một số đặc điểm nông sinh học của các dòng triển vọng tham gia thí
nghiệm trong vụ Xuân năm 2012 ................................................................. 101

4.41

Mức độ nhiễm sâu bệnh và chống chịu điều kiện bất thuận của các dòng
triển vọng tham gia thí nghiệm trong vụ Xuân năm 2012 ............................. 102

4.42


Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng triển vọng
tham gia thí nghiệm trong vụ Xuân năm 2012.............................................. 103

4.43

Năng suất thực thu của các dòng giống triển vọng tham gia thí nghiệm
khảo nghiệm tại một số địa phương ............................................................. 104

4.44

Năng suất thực thu của các giống tham gia khảo nghiệm quốc gia vụ
Xuân 2012 ................................................................................................... 105

4.45
106

Năng suất thực thu của các giống tham gia khảo nghiệm quốc gia vụ Mùa 2012....

4.46

Một số đặc điểm nông, sinh học chính của giống lúa Gia lộc159.................. 107

4.47

Khả năng chống chịu một số loại sâu bệnh hại chính, khả năng chịu rét,
chống đổ của giống Gia Lộc 159.................................................................. 108

4.48
109


Kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng gạo của giống lúa Gia Lộc 159 ......

4.49

Đánh giá chất lượng cơm của giống lúa Gia Lộc 159 bằng cảm quan ........... 109

4.50

Kết quả khảo nghiệm tác giả giống lúa Gia Lộc 159 tại một số địa
phương trong vụ Xuân năm 2012 ................................................................. 110

4.51

Kết quả khảo nghiệm tác giả giống lúa Gia Lộc 159 tại một số địa
phương trong vụ Mùa năm 2012 .................................................................. 111

4.52

Kết quả khảo nghiệm tác giả giống lúa Gia Lộc 159 tại một số địa
phương trong vụ Xuân năm 2013 ................................................................. 112

4.53

Một số đặc điểm nông sinh học chủ yếu của giống lúa Gia Lộc 105 trong
năm 2012 ..................................................................................................... 113

4.54

Một số chỉ tiêu chất lượng gạo của giống lúa Gia Lộc 105 ........................... 114


4.55

Đánh giá chất lượng cơm của giống lúa Gia Lộc 105 ................................... 114

4.56
115

Kết quả khảo nghiệm sản xuất giống lúa Gia Lộc 105 tại một số địa phương ........

9


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

2.1

Vị trí gen thơm trên NST số 8 ....................................................................... 17

2.2

Cấu trúc của gen thơm fgr ............................................................................. 18

2.3

Trình tự amino acid BAD1 protein được mã hóa trên NST số 4..................... 19


4.1

Phân nhóm di truyền 45 mẫu giống lúa dựa trên 10 tính trạng kiểu hình........ 77

4.2

Hình ảnh ADN của cây bố mẹ và các con lai sử dụng chỉ thị SSR ................. 83

10


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
1. Tóm tắt thông tin
Tên tác giả: Nguyễn Trọng Khanh
Tên luận án: Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chất lượng tốt cho vùng Đồng bằng
sông Hồng.
Chuyên ngành: Di truyền và chọn giống cây trồng
Mã số: 62 62 01 11
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2. Nội dung bản trích yếu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Xác định được các tiêu chí gạo chất lượng tốt, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của
cư dân vùng ĐBSH làm định hướng cho công tác chọn giống trong thời gian tiếp theo.
- Thiết lập tập đoàn nguồn gen lúa phù hợp cho công tác chọn giống lúa chất
lượng tốt.
- Chọn tạo được 1-2 giống lúa chất lượng tốt có thời gian sinh trưởng 90-115
ngày, chất lượng gạo tốt, năng suất đạt 55-70 tạ/ha, ít nhiễm sâu bệnh hại chính, phù
hợp với cơ cấu luân canh của các tỉnh ĐBSH.
- Khảo nghiệm và phát triển sản xuất một số giống lúa chất lượng tốt tại các

tỉnh ĐBSH.
2.2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Điều tra, đánh giá thị hiếu tiêu dùng gạo chất lượng cao tại một số vùng đô thị,
nông thôn vùng ĐBSH sử dụng phương pháp phỏng vấn sở thích tiêu thụ các loại gạo
khác nhau của người tiêu dùng thuộc các nhóm đối tượng có thu nhập khác nhau kết
hợp với thu thập và phân tích chất lượng các mẫu gạo.
- Thu thập và đánh giá nguồn gen lúa chất lượng cao được bố trí thí nghiệm theo
phương pháp khảo sát tập đoàn không nhắc lại.
- Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu nông sinh học của các giống lúa được đánh
giá và phân nhóm theo tiêu chuẩn “Đánh giá nguồn gen cây lúa” của IRRI (2002).
- Phương pháp đánh giá sự đa dạng di truyền: Hệ số tương đồng di truyền Jaccard
và phương pháp UPGMA trong NTSYSpc 2.1 được sử dụng để phân tích, đánh giá sự
đa dạng di truyền, và phân nhóm (cây di truyền) các mẫu giống lúa nghiên cứu dựa trên
10 tính trạng nông học (thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số nhánh hữu hiệu/khóm,
số hạt/bông, khối lượng 1000 hạt, năng suất thực thu, chiều dài hạt, tỷ lệ D/R, tỷ lệ gạo
xát, hàm lượng amylose, hàm lượng Protein).
- Các phương pháp được áp dụng để nghiên cứu đặc điểm di truyền của một số
tính trạng chất lượng dinh dưỡng ở một số giống lúa chất lượng tốt, cụ thể:

11


+ Nghiên cứu đặc điểm di truyền của tính trạng hàm lượng Protein:
* Phân tích hiệu quả kiểu gen, tương tác gen & môi trường theo phương pháp của
Bửu-Lang (2002) và Diễn-Tú (1995).
* Sử dụng PCR để bước đầu xác định mối liên hệ về vật chất di truyền giữa bố mẹ
và con lai của các tổ hợp lai có hàm lượng protein cao.
* Phương pháp phân tích và nhận dạng ADN của quần thể F2 bằng chỉ thị SSR
+ Nghiên cứu mức độ trội của một số tính trạng chất lượng gạo: Phương pháp
xác định mức độ trội - lặn của các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng gạo được tính theo

công thức của Belli and Atkius (1966).
- Lai tạo, đánh giá và chọn giống lúa chất lượng tốt: lai hữu tính, chọn lọc theo
phương pháp gia hệ.
- Khảo nghiệm và phát triển sản xuất các giống lúa mới có triển vọng: thí nghiệm
khảo nghiệm cơ bản theo “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác
và giá trị sử dụng của giống lúa” (QCVN 01-55:2011/BNNPTNT).
2.3. Các kết quả, phát hiện chính và kết luận
Đã cung cấp cơ sở dữ liệu đã được hệ thống hoá về tiêu chuẩn gạo chất lượng tốt
phù hợp với thị hiếu tiêu dùng ở vùng ĐBSH.
Một số tính trạng liên quan đến chất lượng như: hàm lượng protein, hàm lượng
amylose, chiều dài hạt gạo được nghiên cứu về đặc điểm di truyền là dữ liệu khoa học
quan trọng để các nghiên cứu về chất lượng gạo tiếp theo tham khảo.
Thu thập được 1040 mẫu giống lúa, đây là nguồn gen phong phú, có giá trị cho
công tác chọn tạo giống lúa ở Việt Nam.
Chọn tạo thành công và phát triển sản xuất được 02 giống lúa Gia Lộc 105, Gia
Lộc 159 có năng suất khá, chất lượng tốt, nhiễm nhẹ sâu bệnh hại góp phần đa dạng hóa
bộ giống trong cơ cấu giống lúa tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng.

xii


THESIS ABSTRACT
1. Brief Introduction
Author's name: Nguyen Trong Khanh
Name of the thesis: Research and breeding fine grain of rice for the Red
River Delta.
Major: Genetics and Plant Breeding
Code: 62 62 01 11
Institution: Vietnam National University of Agriculture
2. Contents

2.1. Research purpose
- Defining the criteria for good quality rice, in line with the tastes of consumers in
the Red River Delta, Vietnam to guide the rice breeding in the area in the next time.
- Establishing a consortium of rice genetic resources to meet the demand of
breeding and selecting good quality rice.
- Selecting1-2 rice cultivars which have good quality, average growth duration of
90-115 days, good grain quality, average yield of 5.5-7.0 tons/ ha, mild resistance
to major pests and diseases, and suitable to cropping system in the Red River Delta
regions.
- Varietal testing and expanding the production some good quality rice cultivars in
the Red River Delta.
2.2. Methodologies
- Investigating and evaluating consumer preference for quality rice in some urban
and rural areas in the Red River Delta by interviewing rice consumers at different
income levels about their preferences of different types of rice and collecting and
analyzing quality of collected rice samples.
- Collectingand evaluating high-quality rice genetic resources in the field by
testing all the population in the field with one replication.
- Assessing themorphological and biological characteristics by using varietal
evaluation and classification standard of IRRI (2002).
- Assessing genetic diversity: Genetic similarity coefficient of Jaccard and
UPGMA in NTSYSpc 2.1 method was used to analyze and assess the genetic diversity,
and subgroups (plant genetics) samples rice research based on 10 agronomic traits
(growth duration, plant height, number of effective tillers/hill,seed/panicle, grain weight
of 1000 seeds, net yield, grain length, ratio L/W, percentage of milled rice, amylose
content, protein content).
- The method is applied to study genetic characteristics of some nutrienttraits in
some good quality rice varieties, namely:
13



+ Genertic analysis the protein content trait:
* Analyzeingthe effectiveness genotype, genetic & environmental interaction by
the method of Buu-Lang (2002) and Dien-Tu (1995).
* Using PCR to initially determine the relationship of genetic material between
parents and progeny generation with high protein content trait.
* DNA analysis and identification of F2 population using SSR marker
+ Studying the dominant level of some rice quality traits: Method of determining
the level of dominant–recessive of the traits related to the quality of rice is calculated
according to the formula of Belli and Atkius (1966)
+ Breeding, evaluating and selecting good quality rice varieties by crossing and
pedigree selection
- Varietal testing and production testing promising new varieties: basic test plots
under "National Technical Regulation on Testing for Value of Cultivation and Use of
Rice varieties" (NTR 01 55: 2011/MARD).
2.3. Results, key findings and conclusions
Provide systematized standards database of good quality rice cultivars suit to
RRD consumer tastes.
The genetic characteristics of some traits related to quality, such as protein
content, amylose content, grain length was studied. This result is important scientific
data for the study of the quality of rice in the future.
1040 rice germplasm have been collected and contribute to diversity the rice
germplasm resources for rice breeding in Vietnam.
Two new rice varieties GL105 and GL 159 have been developed with good
quality, mild resistance to pests and diseases and contribute to diversify rice varieties in
the RRD, Vietnam.

14



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), thương mại lúa gạo toàn
cầu tăng 2,4% hàng năm từ năm 2007 đến 2016. Đến năm 2016 thương mại lúa
gạo toàn cầu đạt mức 35 triệu tấn, tăng gần 25% so với mức năm 2002. Trong
những năm tới gạo trắng, hạt dài dự tính chiếm khoảng 75% thị trường lúa gạo
toàn cầu. Gạo trắng, hạt dài sẽ được nhập khẩu bởi nhiều nước Nam và Đông
Nam Á, Trung Đông và phần lớn các nước vùng Sahara Châu Phi và các nước
Châu Mỹ la tinh. Gạo hạt ngắn và hạt trung bình dự kiến tăng 10-12% thương
mại toàn cầu, với các nước nhập khẩu chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Papue New Guine v.v.
Trong những năm gần đây, thị trường gạo thế giới mua bán khoảng 30 triệu
tấn/năm, giá trị khoảng 10 tỷ USD; thị phần gạo thơm khoảng 2-3 triệu tấn, trong
đó gạo thơm Thái Lan chiếm khoảng 1,6-1,8 triệu tấn, gạo Basmati Ấn Độ chiếm
khoảng 300 ngàn tấn (FAO, 2012).
Năm 2013, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 6,68 triệu tấn và đứng thứ hai
thế giới. Song về chất lượng, đa số gạo xuất khẩu của nước ta thuộc loại thấp và
một ít đạt loại trung bình nên hiệu quả kinh tế không cao, đời sống người dân
trồng lúa rất chậm cải thiện (Hiệp hội Lương thực Việt Nam, 2014).
Ở Việt Nam, lúa chất lượng cao, lúa thơm được khuyến khích trồng để xuất
khẩu và sử dụng trong nước không có giới hạn. Tuy nhiên bộ giống lúa chất
lượng cao của Việt Nam hiện nay chưa đa dạng, tính thích ứng còn hẹp, các
giống lúa thơm, lúa nếp, japonica nhập nội có tiềm năng năng suất khá, gạo thơm
ngon nhưng nhiễm nhiều loại sâu bệnh (rầy, bạc lá, đạo ôn..) nên việc mở rộng
diện tích vẫn khó khăn. Công tác chọn tạo và phát triển giống lúa thơm, nếp,
japonica trong thời gian qua còn mang tính chất nhỏ lẻ, không đồng bộ, đầu tư
không đầy đủ vì vậy các giống lúa thơm, lúa nếp, japonica chọn tạo ra chưa đáp
ứng được yêu cầu sản xuất. Việt Nam có hai vùng trồng lúa chính và lớn nhất
nước là Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL);
trong đó vùng ĐBSCL có diện tích trồng lúa lớn nhất cả nước, đóng góp hơn

50% sản lượng lúa của Việt Nam và cung cấp khoảng trên 90% lượng gạo xuất
1


khẩu, tỷ trọng lúa hàng hóa chiếm 57,2- 60% so với tổng sản lượng lúa hàng hóa
cả nước (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2013).
Tại vùng ĐBSH, diện tích canh tác các giống lúa ngắn ngày, năng suất khá,
chất lượng tốt, đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng, nâng cao giá trị hàng hóa
của sản phẩm lúa gạo như BT7, LT2, P6, AC5, RVT, Nàng xuân, BC15, Thiên
ưu 9, HT1... đang ngày càng tăng lên. Canh tác lúa của các tỉnh ĐBSH có nhiệm
vụ chính là đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, do
sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế vùng, thu nhập của người tiêu thụ tăng lên
trong những năm qua nên đòi hỏi của người tiêu dùng về gạo chất lượng cao
cũng ngày tăng.
Để xây dựng thương hiệu gạo chất lượng tốt, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã
đề ra một số giải pháp cụ thể như chọn tạo ra thêm các giống lúa có chất lượng
cao mới, tổ chức sản xuất lúa hàng hóa tập trung, xây dựng "cánh đồng mẫu lớn”,
vùng nguyên liệu tập trung, canh tác theo tiêu chuẩn GAP, nhằm tạo ra khối
lượng lúa gạo lớn và đồng bộ. Bên cạnh đó, phát triển công nghệ sau thu hoạch,
hình thành hệ thống thu mua lương thực, khuyến khích hợp đồng tiêu thụ giữa
doanh nghiệp chế biến xuất khẩu và người sản xuất. Trên cơ sở đó, công ty kinh
doanh lúa gạo chịu trách nhiệm về thương hiệu của công ty (Bộ Nông nghiệp và
PTNT, 2013).
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn sản xuất, việc tiến hành nghiên cứu chọn
tạo giống lúa chất lượng tốt là cấp thiết, đáp ứng đòi hỏi của sản xuất giống lúa
mới chất lượng tốt cho các tỉnh ĐBSH.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xác định được các tiêu chí gạo chất lượng tốt, phù hợp với thị hiếu tiêu
dùng của cư dân vùng ĐBSH làm định hướng cho công tác chọn giống trong thời
gian tiếp theo.

- Thiết lập tập đoàn nguồn gen lúa phù hợp cho công tác chọn giống lúa
chất lượng tốt.
- Chọn tạo được 1-2 giống lúa chất lượng tốt có thời gian sinh trưởng 90115 ngày, chất lượng gạo tốt, năng suất đạt 55-70 tạ/ha, ít nhiễm sâu bệnh hại
chính, phù hợp với cơ cấu luân canh của các tỉnh ĐBSH.
- Khảo nghiệm và phát triển sản xuất một số giống lúa chất lượng tốt tại các
tỉnh ĐBSH.
2


1.3. TÍNH MỚI VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Hệ thống hoá các tiêu chí gạo chất lượng tốt phù hợp với thị hiếu tiêu
dùng của cư dân vùng ĐBSH từ đó định hướng cho các nhà nghiên cứu tạo giống
lúa thích hợp.
- Từ tập đoàn giống thu thập gồm 1040 mẫu giống, trong đó 840 mẫu giống
được đánh giá và phân loại, giúp các nhà chọn tạo giống lúa có cơ sở dữ liệu để
tham khảo, khai thác cho công tác chọn tạo giống lúa chất lượng cao ở Việt Nam.
- Các nghiên cứu về đặc điểm di truyền các tính trạng liên quan đến chất
lượng như: hàm lượng protein, amylose, chiều dài hạt gạo…là dữ liệu khoa học
quan trọng để các nhà tạo giống lúa tham khảo, định hướng trước khi lai tạo để
chọn giống lúa chất lượng.
- Các giống lúa mới chọn tạo như Gia Lộc 105, Gia Lộc 159 có chất lượng
cao, năng suất khá, ít nhiễm sâu bệnh hại sẽ góp phần đa dạng hóa bộ giống lúa
thuần, gia tăng diện tích và sản lượng gạo chất lượng tốt đáp ứng đòi hỏi của sản
xuất lúa tại các tỉnh vùng ĐBSH.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu đã được hệ thống hoá về tiêu chí gạo chất
lượng tốt phù hợp với thị hiếu tiêu dùng ở vùng ĐBSH.
- Một số tính trạng liên quan đến chất lượng như: hàm lượng protein, hàm
lượng amylose, chiều dài hạt gạo được nghiên cứu về đặc điểm di truyền là dữ liệu

khoa học quan trọng để các nghiên cứu về chất lượng gạo tiếp theo tham khảo.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Thu thập được 1040 mẫu giống lúa, đây là nguồn gen phong phú, có giá
trị cho công tác chọn tạo giống lúa ở Việt Nam.
- Chọn tạo thành công và phát triển sản xuất được 02 giống lúa Gia Lộc
105, Gia Lộc 159 có năng suất khá, chất lượng tốt, nhiễm nhẹ sâu bệnh hại góp
phần đa dạng hóa bộ giống trong cơ cấu giống lúa tại các tỉnh vùng Đồng bằng
sông Hồng.
1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng gạo chất lượng tốt vùng ĐBSH được thực
3


hiện trên đối tượng là người tiêu dùng tại các thành thị, nông thôn vùng ĐBSH.
- Nghiên cứu nguồn gen, quá trình chọn lọc, kỹ thuật canh tác được thực
hiện trên đối tượng là các giống lúa thuần thu thập trong và ngoài nước và các
giống lúa mới do bản thân tác giả tạo ra.
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Điều tra, đánh giá thị hiếu tiêu dùng gạo chất lượng tốt tại một số tỉnh
vùng ĐBSH.
- Gây tạo nguồn biến dị thông qua lai hữu tính và đột biến các mẫu giống
lúa thu thập trong và ngoài nước.
- Khảo nghiệm sản xuất và xây dựng mô hình trình diễn các giống lúa thực
hiện ở một số tỉnh vùng ĐBSH.
- Thời gian nghiên cứu: từ 2005 đến 2014.

4



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA GẠO TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới
2.1.1.1. Nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng lúa gạo
Nghiên cứu người tiêu dùng đối với các sản phẩm lương thực phụ thuộc vào
tâm lý, cảm quan tại thời điểm mua, trong quá trình sử dụng sản phẩm. Phản ứng
của người tiêu dùng khác nhau đối với cùng 1 loại lương thực, thực phẩm cũng
rất khác nhau. Do đó, hầu như những nghiên cứu người tiêu dùng chỉ tập trung
nghiên cứu cảm quan (Garber, 2003). Cũng có rất nhiều những nghiên cứu về sở
thích, phân tích thị hiếu của người tiêu dùng nhằm để định lượng, phân tích và
giải thích về sở thích của người tiêu dùng đối với những sản phẩm nhất định.
Hori (1996) đã sử dụng phân tích thị hiếu người tiêu dùng đối với các loại gạo
thơm khác nhau tại Anh. Mục đích nhằm nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng
đối với việc lựa chọn giữa gạo truyền thống và gạo nhập khẩu. Tương tự,
Azabagaoglu (2009) cũng sử dụng phương pháp phân tích thị hiếu người tiêu
dùng dựa trên các cuộc thảo luận nhóm và phân tích định lượng các kết quả điều
tra người tiêu dùng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thị hiếu của người tiêu
dùng tai Thổ Nhĩ Kỳ đối với gạo trong nước và nhập khẩu. Kết quả từ các cuộc
thảo luận nhóm chỉ ra rằng, gạo nhập khẩu từ Mỹ sẽ có hình dáng đẹp hơn, sạch
hơn, nấu ngon hơn vì vậy mà người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn so với gạo
địa phương. Đồng thời, kết quả phân tích định lượng cũng chỉ ra rằng giữa các
loại gạo nhập khẩu, người tiêu dùng cũng sẵn sàng trả mức giá khác nhau dựa
trên độ bóng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, độ đồng đều của hạt gạo và dễ
dàng nấu chín (Hayatnia et al., 2013).
Đối với tiêu dùng lúa gạo, đã có rất nhiều nghiên cứu như Nourri (2005) sử
dụng mô hình hệ thống cầu tương đối lý tưởng (AIDS – Almost Ideal Demand
System) đã xác định giá mà người tiêu dùng bỏ ra để mua gạo phụ thuộc chính
vào giá thành sản xuất, giá gạo trên thế giới và tỷ lệ lạm phát. Dilip and
Nasiruddine (2004) sử dụng mô hình hàm thỏa dụng gián tiếp (Translog indirect

Utility function model) để nghiên cứu cầu gạo tại Ấn Độ. Rejesus et al., (2012)
đã sử dụng mô hình AutoRegressive Model (AR) để nghiên cứu và dự báo nhu

5


cầu tiêu thụ gạo trên toàn cầu và gần đây nhất là Lantican et al., (2013) đã sử
dụng mô hình AIDS để xác định nhu cầu tiêu dùng gạo của Philippines.
Việc đánh giá diễn biến, xu hướng sản xuất tiêu thụ gạo của các nước sẽ
giúp Việt Nam hiểu và có được định hướng chung cho các sản phẩm lúa gạo của
mình (Đào Thế Anh và cs.,2012).
2.1.1.2. Sản xuất và tiêu thụ gạo tại một số nước sản xuất lúa gạo và thị
trường tiêu thụ chính
Tổ chức FAO đánh giá thương mại gạo năm 2012/2013 tăng lên 37,5 triệu
tấn, chủ yếu khoảng 60-70% là gạo trắng, hạt dài, chất lượng cao; thị phần gạo
thơm chiếm khoảng 2-3 triệu tấn chiếm khoảng 10% (FAO, 2013)
Theo Bộ Thương mại Thái Lan ở thời điểm tháng 10/2013 loại gạo có giá
cao nhất là gạo thơm hạt dài, trong đó gạo Basmati 2% tấm của Ấn Độ có giá
1.515-1.525 USD/tấn, gạo Thai Hommali 92% có giá 1.075-1.085 USD/tấn
(Thailand Ministry of Commerce , 2013).
Theo VFA thì gạo thơm, hạt dài luôn có giá cao hơn gạo trắng hạt dài từ 23 lần và gạo thơm Jasmine của Việt Nam cũng chỉ có giá trị tương đương với
mức giá cao nhất của chủng loại gạo trắng, hạt dài chất lượng cao của thế giới.
Các giống lúa thơm của Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan là giống lúa Khao Dawk
Mali 105 và Basmati.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, dự báo trong giai đoạn 20072017, các nước sản xuất gạo ở Châu Á sẽ tiếp tục là nguồn cung cấp gạo xuất
khẩu chính của thế giới: bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ. Riêng xuất khẩu
gạo của hai nước Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm khoảng nửa tổng lượng gạo
xuất khẩu của thế giới (USDA, 2013).
Dự báo thị phần xuất khẩu gạo của Hoa Kỳ trên thị trường thế giới sẽ giảm
từ 12% năm 2007 xuống chỉ còn khoảng 10% vào năm 2017 (FAO, 2012).

Trong các nước xuất khẩu gạo với khối lượng nhỏ hơn như Úc, Achentina,
các nước Nam Mỹ khác (Uruguay, Guyana, Surinam) dự kiến sẽ tăng xuất khẩu
trong giai đoạn tới. Úc dự kiến sẽ tăng xuất khẩu từ 150 nghìn tấn năm 2007/08
lên 220 nghìn tấn vào năm 2008/09. Xuất khẩu gạo Achentina dự kiến sẽ tăng 34% năm trong giai đoạn 2007/08 đến 2016/17, do sản lượng gạo tăng dự kiến
vượt nhu cầu gạo nội địa. Xuất khẩu gạo của các nước Nam Mỹ (chủ yếu từ
Uruguay) dự báo tăng 2-3% mỗi năm, do tăng trưởng sản lượng thấp hơn mức
tăng tiêu dùng (FAO, 2012).

6


Ai Cập và EU cũng xuất khẩu gạo, nhưng dự báo xuất khẩu gạo của Ai Cập
dự báo sẽ giảm trong 10 năm tới, do tăng trưởng tiêu dùng gạo mạnh vượt mức
tăng sản lượng. Xuất khẩu gạo EU dự báo không tăng và ổn định trong suốt giai
đoạn 2008/09 đến 2016/17 (FAO, 2007).
2.1.1.3. Giá của một số loại gạo tại các thị trường chính
Efferson (1995) dựa trên yêu cầu về chất lượng gạo của từng thị trường đã
phân thị trường lúa gạo trên thế giới ra làm 6 loại như sau:
- Thị trường yêu cầu loại gạo hạt dài, chất lượng cao
- Thị trường yêu cầu loại gạo hạt dài, chất lượng trung bình khá
- Thị trường yêu cầu loại hạt ngắn và trung bình
- Thị trường ưa sử dụng gạo xát (gạo lật), nấu cơm bằng cách hấp, hơi sượng.
- Thị trường ưa sử dụng gạo có mùi thơm.
- Thị trường thích sử dụng gạo dẻo, gạo nếp.
Gạo hạt dài chất lượng cao (dưới 4% tấm) được tiêu thụ chủ yếu tại thị
trường châu Âu, Trung Đông. Trong khi đó châu Á là thị trường tiêu thụ chính
của loại gạo hạt dài, chất lượng trung bình khá (trên 4% tấm). Loại gạo có hạt
ngắn là yêu cầu riêng biệt mang tính đặc thù cao của nhiều vùng, thị trường trên
thế giới. Người tiêu dùng vùng Trung Đông và châu Phi ưa thích sử dụng loại
gạo phù hợp với hấp (cơm đồ), cơm hơi sượng.

Theo Tolentino and Noveno (2001), giá gạo trên thị trường thế giới khác
biệt rất lớn giữa các quốc gia và các vùng, giá gạo cao nhất được ghi nhận tại thị
trường Nhật Bản, với khoảng 4 lần đắt hơn giá chung của thị trường thế giới. Giá
gạo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đó là:
- Chất lượng gạo đáp ứng theo yêu cầu của từng vùng
- Giá lao động, giá của các nguyên liệu đầu vào khác như: giống, phân bón,
thuốc trừ sâu bệnh, tưới tiêu...
- Chính sách của Nhà nước trong việc hỗ trợ hay không cho việc sản xuất,
chế biến, tiêu thụ gạo...
2.1.1.4. Các thị trường nhập khẩu gạo chính trên thế giới
Các nghiên cứu thị trường những năm gần đây cho thấy hiện nay các thị
trường nhập khẩu gạo chủ yếu trên thế giới phân theo vùng lãnh thổ như sau:
Châu Phi: Theo dự báo năm 2012 nhập khẩu gạo của châu Phi khoảng 10,5
triệu tấn, giảm 2% so với năm 2011 (Giraud, 2010). Do nguồn cung dồi dào
7


khiến một số nước như Benin, Guinea, Sierra Leone và Tanzania cắt giảm lượng
gạo nhập khẩu. Tổ chức FAO (2012) cũng dự báo lượng gạo nhập khẩu của Ai
Cập khoảng 100 nghìn tấn, giảm so với mức 350 nghìn tấn năm 2011. Trong khi
đó, một số thị trường lớn khác trong khu vực như Senegal dự kiến sẽ tăng 4%
lượng gạo nhập khẩu lên ở mức 780 nghìn tấn; Cote d’Ivoire và Nam Phi tăng
lên ở mức tương ứng là 900 nghìn và 950 nghìn tấn.
Các nước Mỹ Latinh và Caribe: nhập khẩu gạo của các nước châu Mỹ
Latinh và vùng Caribe dự báo cũng tăng 6% lên 3,7 triệu tấn trong năm 2012. Dự
báo sản lượng trong nước giảm khiến Brazil phải tăng lượng gạo nhập khẩu lên
800 nghìn tấn, cao hơn 200 nghìn tấn so với năm 2011. Thiếu hụt sản lượng tại
Haiti, Mexico, Panama và Peru cũng buộc các quốc gia phải nhập khẩu gạo nhiều
hơn. Trong khi đó, sản lượng tại Colombia có những dấu hiệu phục hồi là yếu tố
khiến lượng gạo nhập khẩu năm 2012 của nước này trở về mức bình thường

(khoảng 20 nghìn tấn). Đất nước Cuba, với dự báo sản lượng sẽ giảm 5% nên
lượng gạo nhập khẩu dự báo năm 2012 vào khoảng 570 nghìn tấn. Phù hợp với
mục tiêu tự cung tự cấp, giới quan chức Cuba thông báo nước này đang hướng
tới việc thay thế 117 nghìn tấn gạo nhập khẩu bằng lượng gạo sản xuất trong nước
(Bloomberg, 2013).
Châu Âu, dự báo lượng gạo nhập khẩu của 27 nước EU vào khoảng 1,3
triệu tấn, tăng 8% so với năm 2011. Kể từ tháng 1 năm 2012, châu Âu đã tăng
cường các biện pháp nghiêm ngặt hơn đối với gạo và các sản phẩm làm từ gạo có
nguồn gốc từ Trung Quốc, sau hàng loạt vụ phát hiện các loại gạo biến đổi gen
(GMO) kể từ năm 2010. Theo quy định mới, tất cả các thương nhân phải gửi
thông báo nếu nhập khẩu gạo từ Trung Quốc, thời gian đến và địa điểm nhập
hàng, tiến hành kiểm tra các lô hàng trước và sau khi giao hàng xem có bất kỳ
loại sinh vật biến đổi gen trái phép nào không. Quy định này sẽ được tiến hành rà
soát lại sau 6 tháng có hiệu lực và được coi là quy định có giá trị cao nhất trong
số các quy định tương tự có hiệu lực từ năm 2008, thời điểm lô hàng đầu tiên của
Trung Quốc bị phát hiện là thuộc loại gạo biến đổi gen. Theo số liệu dự báo
chính thức, năm 2012 là năm thứ hai liên tiếp lượng gạo nhập khẩu của châu Âu
từ Hoa Kỳ tăng 650.000 tấn, trong đó theo tổ chức FAO dự báo Liên bang Nga
tiếp tục mua thêm 180.000 tấn trong năm nay (Bloomberg, 2013).
Châu Á, đây là khu vực sản xuất nhiều lúa gạo nhất trên thế giới nhưng
cũng là nơi tiêu thụ nhiều lúa gạo nhất. Nhu cầu của Trung Quốc thực tế vẫn tiếp
tục tăng đã góp phần quan trọng làm hạn chế đà giảm của giá gạo, theo USDA
8


nhận định, nhập khẩu gạo của Trung Quốc sẽ tăng 6,3%, lên mức 3,4 triệu tấn
trong niên vụ 2013/2014. Các nước khác cũng có nhu cầu cao về lúa gạo như
Iran cũng tiếp tục có xu hướng ra tăng lượng nhập khẩu lúa gạo. Mặc dù, nhu
cầu lúa gạo tiếp tục tăng ở nhiều nước châu Á, nhưng giá xuất khẩu lại không
tăng nhiều do nguồn cung có xu hướng tăng mạnh hơn cầu về lúa gạo

(Bloomberg, 2013).
2.1.1.5. Định hướng nghiên cứu và phát triển lúa gạo đáp ứng nhu cầu của
từng thị trường
Nghiên cứu chọn tạo và sản xuất lúa gạo chất lượng cao là một trong những
ưu tiên hàng đầu của hầu hết các nước sản xuất lúa gạo trên thế giới, đặc biệt là
khi kinh tế phát triển, nhu cầu gạo trên đầu người giảm dần về số lượng, người
tiêu dùng có đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng. Tại Nhật trong bốn thập kỷ
gần đây lượng gạo tiêu thụ trên đầu người đã giảm từ 120 kg xuống còn 60 kg,
nhưng gạo chất lượng cao lại được tiêu thụ tăng lên một cách rõ rệt. Để thỏa mãn
nhu cầu của người tiêu dùng, việc nghiên cứu và chọn tạo giống lúa chất lượng
cao được ưu tiên hàng đầu và hầu hết các giống lúa trong sản xuất đều là các
giống có hạt gạo trong, ít bạc bụng, hàm lượng amylose thấp (từ 15-20%), cơm
mềm, dẻo, ngon, đó là xu hướng chung đã và đang diễn ra tại các nước sử dụng
lúa gạo là cây lương thực chính như Đài Loan, Hàn Quốc (Ito, 2004). Tại Trung
Quốc, các giống lúa dạng Japonica cho cơm mềm, dẻo ngon đã và đang được
phát triển mạnh (Chen, 2004). Htike and Myo (2008) cho biết Myanma cũng
đang chuyển từ việc nghiên cứu và sản xuất các giống lúa năng suất cao, chất
lượng thấp sang các giống lúa tuy cho năng suất thấp hơn, nhưng chất lượng cao,
cần lượng đầu tư phân bón thấp hơn nhưng có thể mang lại lợi nhuận cao hơn
gấp 5-7 lần các giống lúa khác. Tại Hàn Quốc công tác chọn tạo các giống lúa
chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đang được đặt lên là ưu tiên
hàng đầu trong công tác nghiên cứu và sản xuất lúa (Lý Hoàng Mai và cs., 2007).
Trong chương trình nghiên cứu về lúa chính phủ Úc cũng đã dành tới 49% kinh
phí cho nghiên cứu và chọn tạo giống lúa mới, đặc biệt là các giống lúa cho năng
suất cao, ổn định trong điều kiện thay đổi thời tiết, khí hậu và có chất lượng cao
thỏa mãn tiêu chí xuất khẩu, nhất là cho thị trường Nhật Bản (Blakeney, 2008).
Nghiên cứu và sản xuất lúa chất lượng cao cũng đặc biệt được quan tâm tại Thái
Lan. Để tăng cường tính cạnh tranh trên thị trường lúa gạo thế giới, Thái Lan đã
có những chương trình
9



×