Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.74 KB, 33 trang )

SẢN PHẨM TRƯỜNG THPT ……………………..
Giáo viên: ……………………..
TÊN CHUYÊN ĐỀ : VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN
( Thời lượng : 4 tiết – đối tượng : học sinh lớp 12)
Lí do xây dựng chuyên đề:
- Tây Nguyên là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng và xây dựng kinh
tế.
- Hướng tới phát triển năng lực HS: nhận thức, liên hệ thực tiễn, tư duy tổng hợp
theo lãnh thổ,…
- Vận dụng được nhiều phương pháp dạy học tích cực: Giải quyết vấn đề, liên hệ
thực tế…
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được vị trí địa lí và ý nghĩa quan trọng của vị trí không chỉ về tự nhiên mà cả
về an ninh và quốc phòng.
- Trình bày được điều kiện, thực trạng phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây
Nguyên
- Liên hệ được những vấn đề khó khăn hiện nay trong phát triển cây công nghiệp
- Giải thích được ý nghĩa của trồng cây công nghiệp
- Trình bày được vấn đề khai thác chế biến lâm sản ở Tây Nguyên
- Chứng minh được thế mạnh khai thác thủy điện
- So sánh được sự khác nhau về trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia
súc lớn giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên
2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ Kinh tế chung, bản đồ địa hình hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để xác
định vị trí, giới hạn của Tây Nguyên;
- Nhận xét và giải thích sự phân bố một số ngành sản xuất nổi bật (trồng và chế
biến cây công nghiệp lâu năm: cà phê, cao su, chè…).
- Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ về tình hình trồng cây công nghiệp, chăn nuôi
gia súc lớn của Tây Nguyên.
- Xác định và ghi đúng trên lược đồ Việt Nam các trung tâm kinh tế: Plây Ku,


Buôn Ma Thuột, Đà Lạt
3. Thái độ
- Thêm yêu quê hương tổ quốc, đồng thời xác định tinh thần học tập nghiêm túc để


xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Có ý thức bảo vệ môi trường
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực
giải quyết vấn đề, năng lực tổ chức, năng lực sử dụng và khai thác công nghệ thông
tin…
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; năng lực sử dụng
bản đồ; năng lực xử lý số liệu thống kê; năng lực sử dụng tranh ảnh, video,…..
II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Vị trí của Tây Nguyên
2. Phát triển cây công nghiệp lâu năm
3. Khai thác và chế biến lâm sản
4. Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi
5. So sánh một số thế mạnh của Tây Nguyên với các vùng khác
III. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢCHÌNH
THÀNH
1. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành
Nội dung

Nhận biết

1.Vị trí
của Tây
Nguyên


- Trình bày được vị trí
của Tây Nguyên

2. Phát
triển cây
công
nghệp

- Dựa vào atlat nêu
được phân bố một số
cây công nghiệp

Thông hiểu

Vận dụng
thấp

Vận dụng
cao
- Giải thích
được Tây
Nguyên có vị
trí quan trọng
không chỉ về
tự nhiên mà
cả về an ninh
và quốc
phòng.

- Giải thích được vì sao

- Phân tích - Giải thích vì
cây công nghiệp lâu năm
sao việc trồng
số liệu thống
lại được phát triển mạnh
cây công
ở vùng này.
kê, biểu đồ
nghiệp dài


lâu năm

3. Khai
thác và
chế biến
lâm sản
4. Khai
thác thủy
năng kết
hợp với
thủy lợi

- Dựa vào Atlat kể tên - Lựa chọn được và nêu để thấy được ngày ở Tây
các cao nguyên ở Tây khó khăn lớn nhất hiện
Nguyên có ý
cơ cấu cây
Nguyên.
nay cản trở việc phát
nghĩa to lớn

- Trình bày được ý
triển cây công nghiệp lâu công nghiệp không chỉ về
nghĩa, điều kiện phát
năm ở TN và giải thích
mặt kinh tế của tây
triển cây công nghiệp
vì sao
xã hội mà còn
lâu năm ở Tây Nguyên
nguyên.
môi trường.
- Trình bày được thực
trạng phát triển cây
công nghiệp lâu năm ở
Tây Nguyên. Nêu
được giải pháp để
nâng cao hiệu qủa
trong việc sản xuất
cây công nghiệp của
vùng.
-Trình bày được vấn
đề khai thác và chế
biến lâm sản ở Tây
nguyên

- Giải thích được tại sao
Tây Nguyên cần khai
thác và bảo vệ vốn rừng,
nêu các biện pháp bảo vệ
rừng.

- Chứng minh được thế
- Phân tích
- Liên hệ
mạnh về thuỷ điện của
được Tại sao
số liệu thống
Tây Nguyên đang phát
Tây Nguyên
huy và điều này sẽ là
kê, biểu đồ,
có thể hình
động lực cho sự phát
thành các bậc
bản đồ để
triển kinh tế – xã hội ở
thang thủy
Tây Nguyên.
thấy được
điện? Nêu
ảnh hưởng
tích cực và
tiêu cực của
việc hình
thành các bậc
thang thủy
điện ở Tây
Nguyên.


5. So


- Phân tích
- Liên hệ
số liệu thống
được việc
sánh một
kê, biểu đồ
khai thác
số thế
để thấy được boxit không
sự giống
hợp lí ở Tây
mạnh
nhau và khác Nguyên có
của Tây
nhau về cơ
tác động như
Nguyên
cấu cây công thế nào đến
nghiệp của
tài nguyên,
với các
tây nguyên
môi trường.
vùng
và trung du
khác
miền núi bắc
- Phân tích
bộ.

được mối
- so sánh
quan hệ về
được sự khác kinh tế giữa
nhau công
Tây Nguyên
nghiệp của và Duyên Hải
Tây Nguyên
Nam Trung
với Trung du
Bộ.
và miền núi
Bắc Bộ
- Giải thích
đươc tại sao
ở Tây
Nguyên bò
được được
nhiều hơn
Trâu còn ở
TDMNNBB
thì ngược lại,
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực giải quyết
vấn đề, năng lực tổ chức, năng lực sử dụng và khai thác công nghệ thông tin…
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; năng lực sử dụng bản đồ;
năng lực xử lý số liệu thống kê; năng lực sử dụng tranh ảnh, video,…..
2. Câu hỏi và bài tập
2.1. Nhận biết ( Trình bày, nêu, biết…)



Câu 1
Dựa vào Atlat và kiến thức đã học em hãy: Xác định vị trí và kể tên các tỉnh
của Tây Nguyên
Hướng dẫn trả lời:
- Bao gồm 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lắk, Đăk Nông và Lâm Đồng.
- Tiếp giáp: DHNTB, Đông Nam Bộ, Campuchia và Lào.
• Vùng duy nhất không giáp biển.
• Dân cư thưa thớt, địa bàn cư trú của nhiều đồng bào dân tộc ít người
• Có vị trí đặc biệt về xây dựng quốc phòng và kinh tế
Câu 2. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học:
Kể tên và nơi phân bố của các cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.
Hướng dẫn trả lời
Tên và nơi phân bố của các cây công nghiệp.
– Cà phê: Đắk lắk, Đăk Nông, Kon Tum, Gia Lai
– Cao su: Đăk Lăk, Đăc Nông, Gia Lai, Kon Tum
– Hồ tiêu: Đắk Lắk, Gia Lai
– Chè: Lâm Đồng, Gia Lai
Câu 3:
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy kể tên các cao
nguyên ở vùng Tây Nguyên
Hướng dẫn trả lời:
Các cao nguyên:
Kon Tum ( tỉnh Kon Tum), pleiku (tỉnh Gia Lai), Đăk Lắk ( tỉnh Đăk Lắk), Mơ
Nông ( tỉnh Đắk Nông), Lâm Viên, Di Linh ( tỉnh Lâm Đồng)
Câu 4: Trình bày ý nghĩa, điều kiện phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây
Nguyên.
Hướng dẫn trả lời:
Ý nghĩa:
- Góp phần khai thác hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên và kinh tế - xã hội của
vùng.

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến góp phần đẩy nhanh quá trình
công nghiệp hóa ở Tây Nguyên.
- Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng.
- Góp phần lớn cho việc thu ngoại tệ cho vùng và cho cả nước.
- Tạo việc làm cho một số lao động ở địa phương, tạo nguồn thu nhập quan trọng
cho đồng bào các dân tộc thiểu số, hình thành tập quán sản xuất mới, hạn chế nạn
du canh du cư.
- Thu hút dân cư và lao động từ các vùng khác trong cả nước góp phần phân bố lại
dân cư và lao động trong cả nước, tham gia vào quá trình phân công sản xuất.


- Phát triển cây công nghiệp lâu năm còn có tác dụng điều hoà khí hậu, nguồn nước
ngầm, hạn chế xói mòn đất, tận dụng tài nguyên đất…
Điều kiện phát triển:
- Thuận lợi
Điều kiện tự nhiên
+ Đất trồng và địa hình :
Đất đỏ badan diện tích khá lớn có tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, đất
phân bố trên các cao nguyên xếp tầng, địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi để
xây dựng các vùng chuyên canh cây cà phê có quy mô lớn.
+ Khí hậu:
Mang tính chất cận xích đạo thuận lợi để trồng các cây công nghiệp nhiệt đới phân
mùa rõ rệt, mùa mưa cung cấp một lượng nước tưới lớn, mùa khô là điều kiện cho
phơi sấy sản phẩm.
Khí hậu có sự phân hoá theo độ cao thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên
canh quy mô lớn và đa dạng. Tuy nhiên mùa khô kéo dài gây thiếu nuớc nghiêm
trọng và mùa mưa gây sói mòn đất. Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi các
cao nguyên cao 400 – 500 m khí hậu khá nóng thì ở các cao nguyên trên 1000 m
khí hậu lại mát mẻ. Vì thế ở TN có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới ( cà
phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới ( chè,…) khá thuận

lợi.
+Nguồn nước:
Khá phong phú nhất là các tài nguyên nước ngầm, đó là nguồn cung cấp nước rất
quan trọng cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp
Điều kiện kinh tế xã hội
+ Dân cư – lao động:
Người dân có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến cây công nghiệp ( cà phê)
+ Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng:
Hệ thống đường giao thông, cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp đang dần
được chú trọng đầu tư, xây dựng mới.
+ Thị trường:
Nhu cầu các sản phẩm cây công nghiệp của thị trường trong nước ngày càng tăng
và nhu cầu thị trường ngoài nước được mở rộng là động lực thúc đẩy sự phát triển
cây công nghiệp.
+ Chính sách:
Nhà nước có nhiều chính sách thuận lợi để phát triển cây công nghiệp như đầu tư
vốn, khuyến khích phát triển cơ sở chế biến, cơ chế chính sách thu mua, bao tiêu
sản phẩm.
- Khó khăn:
+ Mùa khô kéo dài gây thiếu nước nghiêm trọng và mùa mưa tập trung, đe dọa xói
mòn đất.


+ Trình độ lao động xã hội còn thấp đặc biệt thiếu các lao động có trình độ chuyên
môn kỹ thuật.
+ Cơ sở chế biến các sản phẩm nông sản của vùng còn hạn chế, phát triển chưa
tương xứng với tiềm năng của vùng.
+ Hệ thống giao thông còn hạn chế
+ Thị trường đối với cây công nghiệp còn nhiều biến động, gây ảnh hưởng không
nhỏ đến sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên.

Câu 5: Trình bày thực trạng phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây
Nguyên. Nêu giải pháp để nâng cao hiệu qủa trong việc sản xuất cây công
nghiệp của vùng.
Hướng dẫn trả lời:
Tình hình phát triển:
- Cà phê:
+ Là cây quan trọng số 1 của TN. Diện tích khoảng 450 nghìn ha, chiếm 4/5 diện
tích cà phê cả nước.
+ Có hai loại cà phê chính : cà phê chè được trồng ở các cao nguyên tương đối cao
khí hậu mát mẻ hơn như Gia Lai, Kontum, Lâm Đông. Cà phê vối được trồng ở
những vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk.
- Chè:
+ Được trồng nhiều cao nguyên như lâm Đồng, một phần ở Gia Lai. Lâm Đồng là
tỉnh có diện tích chè lớn nhất.
+ Chè được chế biến tại nhà máy chế biến chè Bảo Lộc (Lâm Đồng ) và chè Biển
Hồ ( Gia Lai).
- Cao su : lớn thứ 2 đứng sau Đông Nam Bộ . Được trồng nhiều ở Gia Lai, Đắk
Lắk..
- Ngoài ra còn có các cây khác như : hồ tiêu, điều, chủ yếu ở Gia Lai, Đắk Lắk..
Biện pháp:
- Xây dựng các công trình thuỷ lợi để đảm bảo nước tưới cho cây công nghiệp vào
mùa khô, xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật, hoàn thiện, nâng cấp cải tạo và
xây dựng mới các cơ sở công nghiệp chế biến.
- Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp mở rộng diện tích
cây công nghiệp, có kế hoạch và cơ sở khoa học đi đôi với việc bảo vệ rừng và
phát triển thủy lợi.
- Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp, để vừa hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ
sản phẩm, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu.
Câu 6: Trình bày vấn đề khai thác và chế biến lâm sản ở Tây nguyên.



Hướng dần trả lời:
- Tây Nguyên là (kho vàng xanh) của nước ta, rừng TN chiếm tới 36% diện tích đất
có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước.
+ Rừng Tây Nguyên là nguồn cung cấp gỗ quý và nhiều loại lâm sản khác. Đây
cũng là môi trường sống của động vật hoang dã trong đó có các loại động vật quý
hiếm.
+ Rừng Tây Nguyên có vai trò quan trọng trong chống xói mòn đất và bảo vệ
nguồn nước. Nhất là nguồn nước ngầm.
- Lâm nghiệp hiện là một thế mạnh nổi bật của Tây Nguyên.
- Tuy nhiên sự suy giảm từ 600 - 700 nghìn m 3 vào cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX
đến nay chỉ còn khoảng 200 - 300 nghìn m 3 mỗi năm. Trong những năm gần đây
nạn phá rừng gia tăng làm giảm sút nhanh chóng lớp phủ rừng và giảm sút chất
lượng các loại gỗ quý, đe doạ môi trường sống của các loài chim, thú quý, làm hạ
mực nước ngầm về mùa khô.
- Do vậy vấn đề đặt ra là :
+ Phải ngăn chặn nạn phá rừng, khai thác rừng hợp lý đi đôi với khoanh nuôi trồng
rừng mới.
+ Đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng
+ Chú trọng hơn nữa chế biến gỗ tại địa phương và hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.
+ Quản lí tốt việc định canh, định cư.
2.2. Thông hiểu (chứng minh, phân tích, giải thích, tại sao..)
Câu 1: Giải thích vì sao cây công nghiệp lâu năm lại được phát triển mạnh ở
vùng này.
Hướng dần trả lời:
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi.
- Đất trồng và địa hình.
+ Chủ yếu là đất ba dan có tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng lại phân bố
tập trung với những mặt bằng rộng lớn (cao nguyên xếp tầng) thuận lợi cho việc

hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn.
- Khí hậu:
+ Có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và mùa khô kéo dài. Mùa khô kéo
dài lại là điều kiện để phơi xấy bảo quản sản phẩm. Khí hậu nóng ở các cao nguyên
400 - 500m thì ở các cao nguyên 1000m lại mát mẻ thuận lợi cho các cây công
nghiệp nhiệt đới như cao su, cà phê và có nguồn gốc cận nhiệt.
- Nguồn nước:
+ Với nguồn nước trên mặt và nước ngầm thuận lợi.
Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Dân cư và lao động:
+ Là vùng nhập cư lớn nhất nước ta người dân có kinh nghiệm trong việc trồng và
chế biến sản phẩm cây công nghiệp.


- Cơ sở vật chất - kỹ thuật:
+ Cơ sở vật chất – kỹ thuật đang được nâng cấp nhất là hệ thống giao thông thuỷ
lợi.
+ Đã hình thành một số cơ sở chế biến sản phẩm từ cây công nghiệp lâu năm.
- Chính sách phát triển của cả nước:
+ Do thị trường trong nước và quốc tế.
Câu 2: Lựa chọn và nêu khó khăn lớn nhất hiện nay cản trở việc phát triển
cây công nghiệp lâu năm ở TN và giải thích vì sao.
Hướng dần trả lời:
Khó khăn lớn nhất hiện nay là vấn đề thị trường - giá cả vì:
- Thị trường là động lực cho sự phát triển cây công nghiệp ảnh hưởng đến quy mô
sản xuất và hướng chuyên môn hoá. Vì vậy đòi hỏi phải nâng cao trình độ sản xuất
và chế biến để tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt và giá thành thấp nhất đáp
ứng nhu cầu thị trường.
- Trong thời gian thị trường tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp có nhiều biến động
(nhất là thị trường cà phê) gây ra nhiều khó khăn cho sự phát triển cây công nghiệp

của Tây Nguyên.
Câu 3 : Tại sao ở Tây Nguyên cần khai thác và bảo vệ vốn rừng. Nêu các biện
pháp bảo vệ rừng.
Hướng dần trả lời:
- Ở Tây nguyên cần khai thác và bảo vốn rừng vì:
+ Rừng bị tàn phá, làm giảm nhanh độ che phủ của rừng, tác động tiêu cực đến tính
đa dạng sinh học, môi trường…
+ Việc khai thác rừng chưa hợp lí ( xuất khẩu gỗ tròn, không tận thu gỗ cành,
ngọn..)
- Các biện pháp:
- Ngăn chặn nạn phá rừng
- Khai thác hợp lý đi đôi với khoanh nuôi trồng thêm rừng mới.
- Đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng.
- Hạn chế khai thác và xuất khẩu gỗ tròn.
- Phát triển công nghiệp chế biến gỗ tại chỗ.
Câu 4. Hãy chứng minh rằng thế mạnh về thuỷ điện của Tây Nguyên đang
được phát huy và điều này sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở
Tây Nguyên.
Hướng dẫn trả lời:
Tài nguyên nước của các hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai... đang được
sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn :


- Trước đây đã xây dựng các nhà máy thuỷ điện Đa Nhim (160 MW) trên sông Đa
Nhim, thượng nguồn sông Đồng Nai, Đrây Hơ-linh (12 MW) trên sông Xrê Pôk.
- Từ thập kỉ 90 thế kỉ XX trở lại đây, hàng loạt công trình thuỷ điện lớn đã và đang
được xây dựng :
- Công trình thuỷ điện Y-a-ly (720 MW) trên sông Xê Xan, bốn nhà máy thuỷ điện
khác dự kiến sẽ được xây dựng là Xê Xan 3, Xê Xan 4 (ở phía hạ lưu của sông Xê
Xan), Plây Krông và Thượng Kon Tum (thượng lưu của sông Xê Xan). Khi hoàn

thành các nhà máy thuỷ điện này, thì dòng sông Xê Xan sẽ cho tổng công suất
khoảng 1500 MW. Công trình thuỷ điện Xê Xan 3 (công suất 260 MW) đã đi vào
hoạt động từ giữa năm 2006.
- Trên dòng sông Xrê Pôk, 6 bậc thang thuỷ điện đã được quy hoạch, với tổng công
suất lắp máy trên 600 MW, trong đó lớn nhất là thuỷ điện Buôn Kuôp (280 MW)
khởi công tháng 12 năm 2003
- Trên hệ thống sông Đồng Nai, các công trình thuỷ điện Đại Ninh (300 MW)
Đồng Nai 3 (180 MW) và Đồng Nai 4 (340 MW) đang được xây dựng và sẽ đi vào
hoạt động trong khoảng thời gian từ 2008 đến 2010.
* Ý nghĩa của việc phát triển thuỷ điện ở Tây Nguyên :
- Việc xây dựng các công trình thuỷ điện, các ngành công nghiệp của vùng sẽ có
điều kiện thuận lợi hơn để phát triển, trong đó có việc khai thác và chế biến bột
nhôm từ nguồn bôxit rất lớn của Tây Nguyên.
- Các hồ thuỷ điện còn đem lại nguồn nước tưới quan trọng cho Tây Nguyên trong
mùa khô và có thể khai thác cho mục đích du lịch, nuôi trồng thuỷ sản.
2.3. Vận dụng thấp ( Phân tích bảng số liệu, Atlat,…)
Câu 1. Cho bảng số liệu sau
Diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp ở Tây Nguyên và cả nước năm 2008
(Đơn vị: nghìn ha)
Cây công nghiệp
Cả nước
Tây Nguyên
Cà phê
524,9
475,7
Cao su
618,6
387,8
Hồ tiêu
50,0

16,8
a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng cây cà phê, cao su, hồ tiêu ở Tây
Nguyên so với cả nước năm 2008.


b. Hãy nêu vai trò của Tây Nguyên trong cả nước về phát triển cây cà phê, cao su, hồ
tiêu.
Hướng dẫn trả lời:
a. Vẽ biểu đồ
- Tính cơ cấu diện tích cây cà phê, cao su, hồ tiêu của Tây Nguyên so với cả nước
(đơn vị %)
Cây công nghiệp
Cả nước
Tây Nguyên
Các vùng khác
Cà phê
100
90,6
9,4
Cao su
100
62,7
37,3
Hồ tiêu
100
33,6
66,4
- Vẽ biểu đồ hình tròn có đủ các nội dung và chính xác về tỉ lệ %.
b. Vai trò của Tây Nguyên trong sản xuất cây cà phê, cao su, hồ tiêu
- Tây nguyên có vai trò quan trọng đối với việc phát triển các cây công nghiệp

nhiệt đới, có giá trị kinh tế cao và có nhu cầu lớn trên thị trường trong nước và
quốc tế
- Cây cà phê chiếm vị trí quan trọng nhất, chiếm trên 90% diện tích gieo trồng của cả
nước.
- Cây cao su chiếm 62,7%, cây hồ tiêu chiếm 33,6% diện tích gieo trồng của cả
nước.
Câu 2:
Cho bảng số liệu
Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên và Trung du miền núi
Bắc Bộ năm 2005
(Đơn vị : Nghìn ha)
Cây công nghiệp
Cả nước
Trung du và miền Tây Nguyên
núi bắc bộ
Cây công nghiệp 1633,6
91,0
634,3
lâu năm
- Cà phê
497,4
3,3
445,4
- Chè
122,5
80,0
27,0
- Cao su
482,7
109,4

- Cây công nghiệp 531,0
7,7
52,5
khác


a Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm của cả
nước nói chung cũng như Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ năm 2005.
b. Dựa vào kiến thức đã học hãy nhận xét sự giống nhau và khác nhau trong sản
xuất cây công nghiệp lâu năm của hai vùng chuyên canh.
Hướng dẫn trả lời:
a. Xử lí số liệu: Lấy tổng giá trị của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây
Nguyên là 100%, các loại cây tính cơ cấu % theo tổng diện tích.
Cơ cấu diện tích cây công nghiệp, năm 2005 (Đơn vị: %)
Loại cây

Cả nước Trung du và miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên

Cây công nghiệp lâu 100
năm

100

100

Cà phê

30,4

3,6


70,2

Chè

7,5

87,9

4,3

Cao su

29,5

-

17,2

Các cây khác

32,6

8,5

8,3

Tính quy mô
Lấy quy mô bán kính diện tích cây công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc
Bộ là 1 đvbk thì quy mô bán kính diện tích cây công nghiệp của Tây Nguyên và cả

nước lần lượt là:
- Tây Nguyên:

= 2,64 (đvbk); - Cả nước:

= 4,3 (đvbk)
1633,6
91,0

Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả
nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2005


b. Nhận xét sự giống nhau và khác nhau
* Giống nhau:
Quy mô
- Là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước (về diện tích và
sản lượng)
- Mức độ tập trung hóa đất đai tương đối cao, các khu vực chuyên canh cà phê,
chè... tập trung trên quy mô lớn, thuận lợi cho việc tạo ra vùng sản xuất hàng hóa
lớn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu
Về hướng chuyên môn hóa
- Đều tập trung vào cây công nghiệp lâu năm.
- Đạt hiệu quả kinh tế cao.
Về điều kiện phát triển
- Điều kiện tự nhiên: đất, nước, khí hậu là những thế mạnh chung.
- Dân cư có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến sản phẩm cây công
nghiệp.
- Được sự quan tâm của nhà nước về chính sách, đầu tư…

* Khác nhau:


Trung du miền núi
Bắc Bộ

Tây Nguyên

Về vị trí và vai Là vùng chuyên canh cây công Là vùng chuyên canh cây công
trò của từng nghiệp lớn thứ 3 cả nước.
nghiệp lớn thứ hai cả nước.
vùng
Về hướng + Quan trọng nhất là chè, sau đó
chuyên môn là quế, sơn, hồi…
hóa
+ Các cây công nghiệp ngắn
ngày có thuốc lá, đậu tương…

+ Quan trọng nhất là cà phê,
sau đó là chè, cao su.
+ Một số cây công nghiệp
ngắn ngày: dâu tằm, bông
vải…

Về điều kiện phát triển
Miền núi bị chia cắt
Địa hình

Cao nguyên xếp tầng, với
những mặt bằng tương đối

bằng phẳng.

Khí hậu

Khí hậu có một mùa đông lạnh, Cận xích đạo với mùa khô
cộng với độ cao địa hình nên có sâu sắc
điều kiện phát triển cây cận
nhiệt (chè)

Đất đai

đất feralit trên đá phiến, đa gơ nai Đất badan màu mỡ, tầng phong
và các các loại đá mẹ khác.
hóa sâu, phân bố tập trung

- Dân số 12 triệu người (2006) là - Vùng nhập cư lớn nhất nước
địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít ta.
Kinh tế - xã người có kinh nghiệm, trồng cây
- Cơ sở hạ tầng còn thiếu
hội
công nghiệp.
nhiều.
- Cơ sở chế biến còn hạn chế.
* Giải thích: Nguyên nhân của sự khác biệt về hướng chuyên môn hóa cây công


nghiệp ở hai vùng:
- Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên:
+ Trung du miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh, đất feralit có độ phì không cao,
địa hình núi bị cắt xẻ, ít mặt bằng lớn dẫn đến đến quy mô sản xuất nhỏ.

+ Tây Nguyên có nền nhiệt cao, địa hình tương đối bằng phẳng, đất badan độ
phì cao, thích hợp với quy hoạch các vùng chuyên canh có quy mô lớn và tập
trung.
- Có sự khác nhau về đặc điểm dân cư - xã hội, lịch sử khai thác lãnh thổ, tập
quán sản xuất…
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: dân cư có kinh nghiệm trong trồng và chế biến
chè từ lâu đời.
+ Tây Nguyên: dân cư có kinh nghiệm trong trồng và chế biến cà phê.
Câu 3:
TDMNBB và TN có vai trò quan trọng nhất trong chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước. Anh (chị) hãy:
a. So sánh những thế mạnh về tự nhiên để phát triên công nghiệp của 2 vùng.
b. Xác định tên nhà máy, địa điểm xây dựng, công suất thiết kế của 2 nhà máy
thuỷ điện đang hoạt động lớn nhất của mỗi vùng.
Hướng dần trả lời:
a. Giống nhau:
- Đều có những loại khoáng sản trữ lượng lớn hoặc có giá trị kinh tế cao (bôxit).
- Đều có tiềm năng lớn về thuỷ điện (do sông ngòi miền núi dốc, lắm thác ghềnh)
đã và đang được khai thác mạnh.
* Khác nhau:
- TDMNBB giàu có về khoáng sản để phát triển công nghiệp (than, kim loại đen,
kim loại màu phong phú) còn TN nghèo khoáng sản hơn chỉ có boxit có trữ lượng
lớn hàng tỉ tấn nhưng đang dưới dạng tiềm năng.
- TDMNBB có tiềm năng rất lớn, về thuỷ điện (chủ yếu hệ thống sông Hồng chiếm
37%), tiềm năng thuỷ điện của TN đứng sau TDMNBB.
- Ngoài ra TDMNBB còn có nguồn lợi lớn về hải sản để phát triển công nghiệp chế
biến còn TN có diện tích rừng lớn nhất cả nước được ví như (kho vàng xanh) của
nước ta cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản.



b. Các nhà máy thủy điện
- TDMNBB :
- Hoà bình trên sông Đà, công suất 1920Mw
- Thác Bà trên sông Chảy, công suất 110 Mw
- TÂY NGUYÊN :
- Yali trên sông Xêxan, công suất 700 Mw
- Đa Nhim trên sông Đa Nhim ( thương nguồn sông Đồng Nai ), công suất 160Mw
Câu 4:
Tại sao ở TDMNBB trâu được nuôi nhiều hơn Bò, còn TN thì ngược lại ?
Hướng dần trả lời:
- TDMNBB có mùa đông lạnh, ẩm nuôi nhiều trâu vì trâu chịu được lạnh hơn bò
và ưa ẩm
- TN có mùa khô thích hợp với nuôi bò vì bò không chịu được lạnh và ưa khô.
2.4. Vận dụng cấp cao ( Liên hệ thực tiễn, phân tích mối quan hệ…)
Câu 1: “Ở vào vị trí trung tâm của miền núi Nam Đông Dương, có những
hành lang tự nhiên thông với Nam Lào, Đông Bắc Campuchia; có hệ thống
đường giao thông liên hoàn nối với các tỉnh duyên hải miền Trung và Đông
Nam bộ; có các cửa khẩu quốc tế trên tuyến hành lang Đông - Tây và không
quá xa các cảng biển nước sâu như Dung Quất, Chân Mây, Nhơn Hội, vì vậy,
Tây Nguyên vừa có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an
ninh, vừa có điều kiện để phát triển một nền kinh tế mở……”
Nguồn />Tại sao Tây Nguyên có vị trí quan trọng không chỉ về tự nhiên mà cả về an
ninh và quốc phòng.
Hướng dần trả lời:
- Phần lớn lãnh thổ Tây nguyên nằm ở phía Tây Trường Sơn, là vùng đầu nguồn
của các hệ thống sông lớn. Như vậy Tây Nguyên ví như mái nhà có vị trí phòng hộ
đầu nguồn cho vùng DH NTB, ĐNB đồng thời lại là bộ phận gắn kết chặt chẽ với
Nam Lào và Đông Bắc Campuchia.
- Tây Nguyên là vùng đất badan lớn nhất Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để
phát triển chuyên canh cây công nghiệp hàng hoá có giá trị của đất nước. Như

vậy việc khai thác và bảo vệ các nguồn tài nguyên vốn rất phong phú, đa dạng của
vùng này không chỉ có ý nghĩa nội vùng mà còn có mối liên hệ, tác động qua lại
với các vùng lân cận.
- Tây nguyên giáp với vùng Đông Nam Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ đây là 2
vùng kinh tế phát triển là nơi cung cấp nhiều sản phẩm quan trọng (như: Công
nghiệp, tiêu dùng, thủy sản…) cho Tây Nguyên.
- Mặt khác Tây Nguyên còn giáp với các tỉnh nam Lào và Đông Bắc CamPuChia,
từ tây nguyên có thể dễ dàng sang Lào, CamPuChia, thậm chí sang cả Thái Lan,


Mianma theo các hành lang Đông - Tây, nối liền các cửa khẩu biên giới và với các
hải cảng, các đô thị lớn của vùng ven biển. Rõ ràng Tây Nguyên có vị trí quan
trọng trong việc phát triển liên vùng ở tam giác phát triển Việt Nam – Lào –
Campuchia.
- Tây Nguyên giống như mái nhà của Đông Dương có 135km đường biên giới với
Lào, 378km với Campuchia, Tây nguyên nằm ở vị trí cầu nối giữa 3 vùng biên giới
giữa Lào, Campuchia và VN. Chính vì thế nó có vị trí chiến lược quan trọng về
chính trị, quốc phòng, an ninh của quốc gia và khu vực.
Câu 2: Giải thích vì sao việc trồng cây công nghiệp dài ngày ở Tây Nguyên có
ý nghĩa to lớn không chỉ về mặt kinh tế - xã hội mà còn môi trường.
Hướng dần trả lời:
- Về kinh tế - xã hội:
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến góp phần đẩy nhanh quá trình
công nghiệp hoá ở Tây Nguyên.
+ Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng góp phần lớn trong việc thu ngoại tệ cho
vùng và cho cả nước.
+ Tạo việc làm cho một bình quân lao động của địa phương.
+ Tạo nguồn thu nhập cho đồng bào các dân tộc thiểu số, hình thành tập quán sản
xuất mới, hạn chế tình trạng du canh du cư.
+ Thu hút dân cư và lao động từ các vùng khác góp phần phân bố lại dân cư và lao

động trong cả nước, tham gia vào quá trình phân công sản xuất.
- Về môi trường:
+ Phát triển cây công nghiệp lâu năm còn có tác dụng điều hoà khí hậu, nguồn
nước ngầm, hạn chế sói mòn đất (nếu trồng ở những vùng đất thích hợp nó có thể
thay thế được vai trò của rừng ở Tây nguyên).
Câu 3:
Tại Hội thảo khoa học về vấn đề bô xít ở Tây Nguyên sáng 9/4, Phó thủ tướng
Hoàng Trung Hải đã đọc bức thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong đó có
đoạn:
“Vì đứng về lợi ích toàn cục và sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước,
khai thác sẽ gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng về môi trường, về xã hội, về an
ninh quốc phòng”. Vậy theo em việc khai thác boxit không hợp lí ở Tây
Nguyên có tác động như thế nào đến tài nguyên, môi trường.
Hướng dần trả lời:
- Với môi trường
+ Làm cạn kiệt tài nguyên rừng, đất, đa dạng sinh học…làm biến đổi đến địa hình
và cảnh quan tự nhiên theo hướng không có lợi cho con người.
+Tác động tiêu cực đến mực nước ngầm, nguồn nước ngọt, ô nhiễm đất, ô nhiễm
nguồn nước.
- Với an ninh quốc phòng


Không chỉ lo lắng về hiệu quả kinh tế, môi trường, giới chuyên gia còn quan
ngại về vấn đề an ninh quốc phòng. Dự án bô xít được triển khai tại Tây Nguyên,
nơi được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương có vai trò quan trọng chiến lược đối
với Việt Nam. Người Pháp từng nói, ai chiếm giữ được Tây Nguyên, người đó có
thể làm chủ và khống chế được Đông Dương. Do đó, việc dự án sử dụng nhiều
nhà thầu và nhân công lao động nước ngoài tại khu vực Tây Nguyên (tính đến
1/6/2009 có 4 công dân Australia và 663 công dân Trung Quốc) là không an toàn.
Câu 4:

Hiện tại, chỉ trên hai lưu vực sông chính Xêrêpôk và Xê Xan đã có 17 thủy
điện xếp theo bậc thang. Sông Xêrêpôk có 11 thủy điện lớn, sông Xê Xan có
sáu thủy điện lớn đang hoạt động, xây dựng. Hiện còn hơn 200 dự án đang
tiếp tục triển khai, nghiên cứu đầu tư thì mật độ đập ngăn dòng sẽ càng dày
đặc.
“ Nguồn báo mới.com”.
Tại sao Tây Nguyên có thể hình thành các bậc thang thủy điện? Nêu ảnh
hưởng tích cực và tiêu cực của việc hình thành các bậc thang thủy điện ở Tây
Nguyên.
Hướng dẫn trả lời:
Tây nguyên có thể hình thành các bậc thang thủy điện là do:
+ Địa hình Tây Nguyên là các cao nguyên sếp tầng có tính phân bậc rõ rệt với độ
cao dao động từ 800 – 1000 – 1500m, các bậc cao nằm về phía đông và các bậc
thấp nhất nằm về phía tây. Do vậy trên dòng chính của hệ thống sông có thể xây
dựng các nhà máy thủy điện với các bậc địa hình khác nhau.
Tích cực của việc hình thành các bậc thang thủy điện:
+ Tránh phải xây dựng các cong trình thủy điện lớn
+ Giảm được nhiều chi phí
+ Tiết kiệm thủy năng và điều tiết dòng chảy tốt hơn
+ Giải quyết vấn đề năng lượng ( điện) và thủy lợi cho nhiều khu vực
Tiêu cực:
+ Rừng quốc gia, khu bảo tồn bị đe dọa
+ Hiểm họa khôn lường: Vào mùa khô các hồ thủy điện giữ nước lại cho riêng
mình, mùa lũ thì xả ồ ạt mà không có quy trình nghiêm ngặt, phối hợp đồng bộ.
Chỉ thông báo trước 2 giờ làm sao dân trở tay kịp.
Câu 5. Phân tích mối quan hệ về kinh tế giữa Tây Nguyên và Duyên Hải Nam
Trung Bộ.
Hướng dần trả lời:
- Thế mạnh của DHNTB so với TN là thuỷ sản, dịch vụ vận tải biển và nguồn lao
động.



+ Sản lượng thuỷ sản năm 2005 là 624 nghìn tấn riêng sản lượng cá biển là 420
nghìn tấn chiếm 30% sản lượng cá biển khai thác của cả nước do đó vùng có thể
cung cấp thuỷ sản cho TN.
+ DHNTB có thế mạnh đặc biệt về dịch vụ hàng hải. Hệ thống cảng của HNTB là
cửa mở ra thị trường bên ngoài cho các sản phẩm xuất khẩu cây công nghiệp ở Tây
Nguyên. Điều này càng rõ nét hơn khi các tuyến đường ngang nội Tây Nguyên với
các cảng ở DHNTB được nâng cấp và hoàn thiện.
+ Các trung tâm DHNTB có lực lượng lao động khá dồi dào do đó vùng có thể
cung cấp cho TN một phần lao động dư thừa.
- Tây Nguyên có thể cung cấp cho DH NTB các sản phẩm cây công nghiệp nhất là
cây công nghiệp lâu năm, gỗ và năng lượng.
+ Tây Nguyên có thế mạnh phát triển cây Công nghiệp, đây là vùng chuyên canh
cây công nghiệp lớn thứ 2 của cả nước với các sản phẩm nổi tiếng như cà phê
(chiếm khoảng 80% diện tích và 90% sản lượng cà phê của cả nước) ngoài ra còn
có chè.
+ Tây Nguyên là vùng có độ che phủ rừng khoảng 60% và 52% sản lượng gỗ có
thể khai thác vì vậy Tây Nguyên có thể cung cấp các sản phẩm từ gỗ cho DH NTB.
+ Tây Nguyên có tiềm năng lớn về thuỷ điện: trên các hệ thống sông đã hình thành
các bậc thang thuỷ điện với nhiều nhà máy thuỷ điện đã đi vào hoạt động: Yaly
(720MW), Đà Nhim (160MW) đó sẽ nguồn năng lượng bổ sung cho DHNTB.
IV. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH HỌC TẬP
Hoạt động : Khởi động
1. Mục tiêu:
- Tạo ra mối liên kết kiến thức học sinh đã biết với kiến thức chưa biết.
2. Nội dung:
- Sự kiện Tây Nguyên ở vào vị trí trung tâm của miền núi Nam Đông
Dương, có những hành lang tự nhiên thông với Nam Lào, Đông Bắc Campuchia;
có hệ thống đường giao thông liên hoàn nối với các tỉnh duyên hải miền Trung và

Đông Nam bộ; có các cửa khẩu quốc tế trên tuyến hành lang Đông - Tây và không
quá xa các cảng biển nước sâu như Dung Quất, Chân Mây, Nhơn Hội, vì vậy, Tây
Nguyên vừa có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, vừa
có điều kiện để phát triển một nền kinh tế mở.


3. Hình thức:
Giáo viên: Phân tích những vấn đề liên quan đến
Hoạt động 1. Phát triển cây công nghiệp lâu năm
1. Mục tiêu:
Kiến thức
- Biết được vị trí địa lí và ý nghĩa quan trọng của vị trí không chỉ về tự nhiên mà cả
về an ninh và quốc phòng.
Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ Kinh tế chung hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để xác định vị trí, giới
hạn của Tây Nguyên;
Thái độ
- Thêm yêu quê hương tổ quốc, đồng thời xác định tinh thần học tập nghiêm túc để
xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực
giải quyết vấn đề, năng lực tổ chức, năng lực sử dụng và khai thác công nghệ thông
tin…
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; năng lực sử dụng
bản đồ; năng lực xử lý số liệu thống kê; năng lực sử dụng tranh ảnh, video,…..
2. Nội dung: Phát triển cây công nghiệp lâu năm
3. Hình thức: Cá nhân - nhóm
Bước 1. Giao nhiệm vụ
- Giáo viên: quan sát các cá nhân - nhóm, trợ giúp, đánh giá kết quả làm việc
của từng học sinh, từng nhóm.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao
Các cá nhân làm việc trong 5 phút, sau đó ngồi thành nhóm (6 học sinh một
nhóm, trình độ tương đương nhau) và hoạt động nhóm trong 3 phút để hoàn thành
kết quả.
Bước 3. Bảo cáo kết quả và thảo luận: 10 phút


- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, trao đổi, nhận xét lẫn nhau.
Bước 4. Đánh giá kết quả
- Giáo viên nhận xét về kết quả của các nhóm, chỉnh sửa những nội dung
chưa đạt yêu cầu, động viên khuyến khích những cá nhân, nhóm có thành tích tốt
- Chuẩn kiến thức, đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm, cá nhân.
1. Khái quát chung
- Bao gồm có 5 tỉnh (kể tên)
- Diện tích: 54,7 nghìn km2 - 16,5%
- Dân số: 4,9 triệu người (2006) – 5,8%
- Tiếp giáp: Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Cămpuchia và Lào. Đây là
vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển.
⇒ Thuận lợi, giao lưu liên hệ với các vùng và quốc tế; là vùng có vị trí chiến lược
về an ninh, quốc phòng và xây dựng kinh tế..

Hoạt động 2. Tìm hiểu Phát triển cây công nghiệp lâu năm
1.Mục tiêu
Kiến thức
- Trình bày được điều kiện, thực trạng phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây
Nguyên
- Liên hệ được những vấn đề khó khăn hiện nay trong phát triển cây công nghiệp
- Giải thích được ý nghĩa của trồng cây công nghiệp
Kĩ năng
- Nhận xét và giải thích sự phân bố một số ngành sản xuất nổi bật (trồng và chế

biến cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, chè); thủy điện).
- Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ về tình hình trồng cây công nghiệp, chăn nuôi
gia súc lớn của Tây Nguyên.
Thái độ
- Thêm yêu quê hương tổ quốc, đồng thời xác định tinh thần học tập nghiêm túc để
xây dựng và bảo vệ tổ quốc.


- Có ý thức bảo vệ môi trường
Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực
giải quyết vấn đề, năng lực tổ chức, năng lực sử dụng và khai thác công nghệ thông
tin…
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; năng lực sử dụng
bản đồ; năng lực xử lý số liệu thống kê; năng lực sử dụng tranh ảnh, video,…..
Nội dung: Phát triển cây công nghiệp lâu năm
Hình thức: Cặp
Bước 1. Giao nhiệm vụ
- Giáo viên: quan sát các cặp, trợ giúp, đánh giá kết quả làm việc của từng học
sinh, từng cặp.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao
- Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành các câu hỏi trong 10
phút.
- Giáo viên: quan sát và trợ giúp các cặp
Bước 3. Bảo cáo kết quả và thảo luận: 10 phút
- Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
- Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
Bước 4. Đánh giá kết quả
- Giáo viên nhận xét và lưu ý một số vấn đề cơ bản về vấn đề lao động và sử
dụng lao động.

a. Điều kiện phát triển
- Thuận lợi:
+ Đất badan với tầng phong hóa sâu,
giàu dinh dưỡng phân bố ở các cao
nguyên rộng lớn → hình thành vùng

- Khó khăn:
+ Mùa khô kéo dài gây thiếu nước.
+ KT – XH chậm phát triển, cơ sở hạ
tầng thiếu, mức sống thấp.


chuyên canh quy mô lớn.
+ Khí hậu có tính chất cận xích đạo
nóng ẩm quanh năm, phân hóa theo địa
hình → trồng cây nhiệt đới (cà phê,
cao su, hồ tiêu ...), cây cận nhiệt
(chè ...), mùa khô thuận lợi phơi sấy và
bảo quản nông sản.
+ Thu hút được nhiều lao động, cơ sở
chế biến được cải thiện, nhà nước ưu
tiên, thị trường mở rộng

b. Hiện trạng sản xuất và phân bố
- Là vùng chuyên canh cây CN lớn thứ 2 cả nước với các sản phẩm chủ yếu: cà
phê, cao su, chè, tiêu, điều ...
- Cà phê:
+ Diện tích lớn nhất cả nước, năm 2006 là 450 nghìn ha, chiếm 4/5 cả nước.
+ Phân bố:
Cà phê chè: vùng cao, KH mát: Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng

Cà phê vối: vùng thấp, KH nóng: Đắc Lắc
+ Đắc Lắc có diện tích lớn nhất nước
- Chè:
+ Trồng chủ yếu ở cao nguyên cao: Lâm Đồng, Gia Lai
+ Gia Lai có diện tích lớn nhất nước
+ Các nhà máy CB chè: Biển Hồ, Bảo Lộc
- Cao su: có diện tích lớn thứ 2 cả nước: Gia Lai, Đắc Lắc
- Phát triển các nông trường quốc doanh; kinh tế vườn trồng cà phê, hồ tiêu ...
c. Ý nghĩa và biện pháp nâng cao hiệu quả KT – XH của cây CN
- Ý nghĩa:
+ Thu hút hàng vạn lao động từ vùng khác đến


+ Tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào dân tộc.
- Hướng phát triển:
+ Hoàn thiện, quy hoạch các vùng chuyên canh, mở rộng diện tích đi đôi với bảo
vệ rừng, phát triển thủy lợi.
+ Đa dạng hóa cơ cấu cây CN
+ Đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu

Hoạt động 3. Khai thác và chế biến lâm sản
1. Mục tiêu:
Kiến thức
- Trình bày được vấn đề khai thác chế biến lâm sản ở Tây Nguyên
Kĩ năng
- Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ về tình hình khai thác và chế biến lâm sản.
Thái độ
- Thêm yêu quê hương tổ quốc, đồng thời xác định tinh thần học tập nghiêm túc để
xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Có ý thức bảo vệ môi trường

Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực
giải quyết vấn đề, năng lực tổ chức, năng lực sử dụng và khai thác công nghệ thông
tin…
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; năng lực sử dụng
bản đồ; năng lực xử lý số liệu thống kê; năng lực sử dụng tranh ảnh, video,…..
2. Nội dung: Khai thác và chế biến lâm sản
3. Hình thức: Nhóm
Bước 1. Giao nhiệm vụ
- Giáo viên: quan sát các cặp, trợ giúp, đánh giá kết quả làm việc của từng học
sinh, từng cặp.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao


Các cá nhân làm việc trong 5 phút, sau đó ngồi thành nhóm (6 học sinh một
nhóm, trình độ tương đương nhau) và hoạt động nhóm trong 3 phút để hoàn thành
kết quả.
Bước 3. Bảo cáo kết quả và thảo luận: 10 phút
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, trao đổi, nhận xét lẫn nhau.
Bước 4. Đánh giá kết quả
- Giáo viên nhận xét về kết quả của các nhóm, chỉnh sửa những nội dung
chưa đạt yêu cầu, động viên khuyến khích những cá nhân, nhóm có thành tích tốt
- Giáo viên chuẩn kiến thức, đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm, cá
nhân.
Khai thác và chế biến lâm sản
- Thế mạnh
+ Là vùng giàu có về tài nguyên rừng nhất cả nước: chiếm 36% diện tích và hơn
50% sản lượng gỗ có thể khai thác.
+ Rừng có nhiều loại gỗ quý: cẩm lai, gụ mật, sến, nghiến ... và nhiều chim thú
quý: voi, bò tót, gấu ....

- Hiện trạng:
+ Giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm trữ lượng gỗ.
+ Nạn phá rừng của vùng ngày càng gia tăng, đe dọa môi trường sống của các loài
động vật.
+ Hạ mực nước ngầm và mùa khô.
- Biện pháp:
+ Khai thác hợp lí đi đôi với khoanh nuôi và trồng rừng mới.
+ Giao đất, giao rừng cho người dân, ngăn chặn nạn phá rừng
+ Đẩy mạnh khâu chế biến gỗ tại chỗ.

Hoạt động 4. Tìm hiểu khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi


×