Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Sinh học 12 bài 34: Sự phát sinh loài người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.79 KB, 4 trang )

Giáo án sinh học 12

HK II

Tiết 34 Bài 34: SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giải thích được nguồn gốc động vật của loài người dựa trên các bằng chứng giải phẫu
so sánh, phôi sinh học so sánh, đặc biệt là sự giống nhau giữa người và vượn người.
(mức 2)
- Trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người, trong đó phản
ánh được điểm đặc trưng của mỗi giai đoạn: các dạng vượn người hóa thạch, người tối
cổ, người cổ, người hiện đại. (mức 2)
- Giải thích được quá trình hình thành loài người Homo sapiens qua các loài trung gian
chuyển tiếp. (mức 2)
- Giải thích được thế nào là tiến hóa văn hóa, và vai trò của tiến hóa văn hóa đối với sự
phát sinh phát triển của loài người. (mức 2)
2. Kỹ năng: Phát triển tư duy lí thuyết cho hs
3. Giáo dục thái độ: Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về nguồn gốc phát sinh
và tiến hóa của loài người
II. Phương tiện:
III. Tiến trình bài mới:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Khái niệm, ví dụ, vai trò của hóa thạch?
- Kể trình tự các đại từ xưa đến nay? Các kỉ trong mỗi đại.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Cho HS quan sát tranh về sự phát
triển phôi của 1 số loài động vật có
xương sống (cá, thằn lằn, thỏ,


người …)
→ Có kết luận gì về nguồn gốc các
loài động vật và nguồn gốc loài
người?

GV yêu cầu HS quan sát bảng
34SGK và h34.1 → Nhận xét gì về
mối quan hệ về mặt di truyền giữa
người và các loài vượn người ngày
nay?

Nội dung
QUÁ TRÌNH PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI
HIỆN ĐẠI:
1. Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài
người:
a. Bằng chứng giải phẫu so sánh: sự giống nhau
về các đặc điểm giải phẫu giữa người và động vật
có xương sống và đặc biệt là với thú.
b. Bằng chứng phôi sinh học: sự giống nhau về
quá trình phát triển phôi giữa người và động vật
có xương sống và đặc biệt là với động vật có vú.
- Sự giống nhau giữa người và vượn người :
+ Vượn người có kích thước cơ thể gần với
người (cao 1,5 – 2m)
+ Vượn người có bộ xương cấu tạo tương tự
người, với 12 – 13 đôi xương sườn, 5 – 6 đốt
cùng, bộ răng gồm 32 chiếc.
I.



Giáo án sinh học 12

Hướng dẫn HS nghiên cứu SGK+
h34.1:
Loài người hiện đại có mối quan hệ
họ hàng ntn với vượn người ngày
nay?
Hãy xây dựng cây chủng loại phát
sinh loài người hiện đại H.Sapiens?
Có các dạng người hóa thạch nào?
Đặc điểm và tồn tại cách đây bao
nhiêu năm?
Giải thích vì sao loài người ra đi từ
châu Phi?

? Đặc điểm của giai đoạn tiến hóa
sinh học?
? Đem lại cho con người những đặc
điểm thích nghi nào?

HK II
+ Vượn người đều có 4 nhóm máu, có
hêmôglôbin giống người.
+ Bộ gen người giống tinh tinh trên 98%
+ Đặc tính sinh sản giống nhau: kích thước, hình
dạng tinh trùng, cấu tạo nhau thai, chu kì kinh
nguyệt…
+ Vượn người có một số tập tính giống người:
biết biểu lộ tình cảm vui, buồn…

Những đặc điểm giống nhau trên đây chứng tỏ
người và vượn người có nguồn gốc chung và có
quan hệ họ hàng rất thân thuộc
- Bằng chứng cổ sinh vật học
2. Các dạng người hóa thạch và quá trình hình
thành loài người:
Sự phát sinh loài người trải qua 3 giai đoạn:
a. Người tối cổ:
- Hộp sọ 450 – 750 cm3, đứng thẳng, đi bằng hai
chân sau.
- Chuyển từ đời sống trên cây xuống mặt đất. Đã
đứng thẳng, đi bằng hai chân nhưng vẫn khom về
phía trước, não bộ lớn hơn vượn người. Biết sử
dụng công cụ thô sơ (cành cây, hòn đá, mảnh
xương) để tự vệ, chưa biết chế tạo công cụ lao
động. Sống thành bầy đàn, chưa có nền văn hóa.
b. Người cổ:
- Homo habilis (người khéo léo): hộp sọ 600-800
cm3, sống thành đàn, đi đứng thẳng, biết chế tác
và sử dụng công cụ bằng đá.
- Homo erectus (người đứng thẳng): hộp sọ 9001000 cm3, chưa có lồi cằm, dùng công cụ bằng
đá, xương, biết dùng lửa.
- Homo neanderthalensis hộp sọ 1400 cm3, có lồi
cằm, dùng dao sắc, rìu mũi nhọn bằng đá silic,
tiếng nói khá phát triển, dùng lửa thông thạo.
Sống thành đàn. Bước đầu có đời sống văn hóa.
Đã có tư thế đứng thẳng, đi bằng hai chân, não
bộ lớn. Đã biết chế tạo công cụ lao động, có tiếng
nói, biết dùng lửa. Sống thành bầy đàn, bắt đầu
có nền văn hóa.

c. Người hiện đại:
- Hộp sọ 1700 cm3, lồi cằm rõ.
- Đã có đầy đủ đặc điểm như người hiện nay,
nhưng răng to khỏe hơn. Biết chế tạo và sử dụng


Giáo án sinh học 12

HK II
nhiều công cụ tinh xảo (dùng lưỡi rìu có lỗ tra
cán, lao có ngạnh mốc câu, kim khâu). Sống
thành bộ lạc, đã có nền văn hóa phức tạp, có
mầm mống mĩ thuật, tôn giáo.
II. NGƯỜI HIỆN ĐẠI VÀ SỰ TIẾN HÓA
VĂN HÓA:
1. Đặc điểm của người hiện đại:
- Não phát triển.
- Cấu trúc thanh quản cho phép phát triển tiếng
nói, bàn có các ngón tay linh hoạt giúp chế tạo
và sử dụng công cụ lao động.
- Kích thước cư thể lớn hơn.
- Con người ít phụ thuộc vào thiên nhiên.
- Tuổi thọ cao hơn.
2. Tiến hoá văn hoá
- Từ chỗ sử dụng công cụ bằng đá thô sơ để tự
bảo vệ và săn bắt thú rừng → dùng lửa để nấu
chín thức ăn, xua đuổi vật dữ.
- Từ chỗ ở trần và lang thang kiếm thức ăn → tạo
ra quần áo, lều trú ẩn.
- Từ chỗ biết hợp tác với nhau trong săn mồi và

hái lượm → chuyển sang trồng trọt, thuần dưỡng
vật nuôi…

Hãy nêu đặc điểm của người hiện
đại?

Tại sao xh loài người ngày nay có
sự sia khác so với xh loài người
cách đây hàng chục nghìn nă

Loài H.erectus
người đứng thẳng

Loài người hiện đại
H. sapiens

Loài H.habilis
(người khéo léo)
Chi Homo

Các loài khác

Vượn người cổ đại

Vượn người ngày nay

Tổ tiên chung

4. Củng cố
- Đi thẳng bằng 2 chân đã đem lại cho loài vượn người những ưu thế tiến hóa gì?

- Bàn tay trở thành cơ quan sử dụng và chế tạo công cụ lao động, dẫn đến năng suất sản
xuất cao hơn, giúp phát hiện kẻ thù và nguồn thức ăn từ xa …


Giáo án sinh học 12
5. Dặn dò:
- Trả lời các câu hỏi SGK trang 148.
- Ôn tập chương I, II tiết sau kiểm tra 45’ (hình thức trắc nghiệm 40 câu)

HK II



×