Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Sinh học 12 bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.81 KB, 3 trang )

Sinh học 12 cơ bản

Giáo án điện tử

Tiết 33 Bài 33: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA
CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT
I. Mục tiêu: học xong bài này, hs có khả năng:
1. Kiến thức:
- Phân tích được mối quan hệ giữa điều kiện địa chất, khí hậu và các sinh vật điển hình
qua các đại địa chất: đại tiền Cambri, đại Cổ sinh, đại Trung sinh và đại Tân sinh. (mức
2)
- Biết được một số hóa thạch điển hình trung gian giữa các ngành, các lớp chính trong
giới Thực vật và Động vật. (chuẩn)
- Hiểu được thế nào là hóa thạch và vai trò của bằng chứng hóa thạch trong nghiên cứu sự
tiến hóa của sinh giới. (mức 2)
- Trình bày được đặc điểm địa lí, khí hậu của Trái đất qua các kỉ địa chất và những đặc
điểm của các loài sinh vật điển hình của các kỉ và đại địa chất. (mức 2)
- Nêu được các nạn đại tuyệt chủng xảy ra trên Trái đất và ảnh hưởng của chúng đối với
sự tiến hóa của sinh giới. (chuẩn)
2. Kỹ năng: Phát triển được năng lực tư duy lí thuyết cho hs
3. Giáo dục thái độ:
- Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về nguồn gốc phát sinh và tiến hóa của các
loài
II. Phương pháp:
III. Phương tiện:
IV. Trọng tâm:
V. Tiến trình bài mới:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Đặt vấn đề:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS


Hãy cho 1 số ví dụ về hóa thạch?
Vd: - Tê giác bảo tồn trong không
khí khô của hang động.
- Kiến ở kỉ thứ 3 được bảo tồn trong
hổ phách.
=> Hóa thạch. Vậy hóa thạch là gì?
Quan sát hình nêu sự hình thành các
dạng hoá thạch?

Nội dung
I. Hoá thạch và vai trò của các hoá thạch
trong nghiên cứu liịchsử phát triển của sinh
giới:
1. Hóa thạch là gì?
Là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá
của vỏ trái đất.
2. Sự hình thành hoá thạch
a. Hóa thạch bằng đá:
Khi sinh vật chết, phần mềm của sinh vật bị
phân huỷ bởi vi khuẩn, chỉ phần cứng như
xương, vỏ đá vôi được giữ lại và hóa đá; hoặc
khi phần mềm được phân huỷ sẽ tạo ra khoảng


Sinh học 12 cơ bản

Hóa thạch đóng vai trò gì trong
nghiên cứu tiến hóa?
Có các phương pháp nào xác định
được tuổi của hóa thạch?


Giáo án điện tử
trống trong lớp đất, sau đó các chất khoáng như
oxit silic…tới lắp đầy khoảng trống tạo thành
sinh vật bằng đá giống sinh vật trước kia.
b. Hóa thạch khác:
Một số sinh vật khi chết được giữ nguyên vẹn
trong băng với nhiệt độ thấp (voi ma mút…),
hoặc được giữ nguyên vẹn trong hổ phách
(kiến…)
3. Vai trò của nghiên cứu các hóa thạch
- Hóa thạch là bằng chứng trực tiếp để biết được
lịch sử phát sinh, phát triển của sự sống.
- Là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ trái
đất.
4. Phương pháp xác định tuổi hóa thạch: đọc
sgk
II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA SINH
GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT:
1. Hiện tượng trôi dạt lục địa: đọc sgk

Hiện tượng trôi dạt lục địa là gì?
Cho vd.

Hiện tượng trôi dạt lục địa mang lại
hậu quả gì?
Trải qua bao nhiêu đại, cách đây bao
nhiêu năm, kéo dài bao nhiêu năm?
Trong mỗi đại, kỉ GV phát vấn HS
để thấy sự biến đổi địa chất, khí hậu

dẫn đến sự thay đổi sinh vật.
Tại sao ở đại thái cổ mới xuất hiện
sinh vật nhân sơ cổ nhất?
Tại sao ở kỉ Silua cây có mạch xuất
hiện và động vật lên cạn?
Bò sát cổ bị tuyệt chủng vào kỉ
nào?....

2. Sinh vật trong các đại địa chất:
Bảng 33 SGK.
a. Đại thái cổ:
- Hóa thạch SV nhân sơ cổ nhất
b. Đại nguyên sinh:
- Hóa thạch SV nhân thực cổ nhất
- Hóa thạch đv cổ nhất
- ĐV không xương sống thấp ở biển, tảo
c. Đại cổ sinh:
- Kỉ Cambri: phát sinh các ngành đv
- Kỉ Silua: cây có mạch và đv lên cạn.
- Kỉ Đêvôn: phân hóa cá xương, xuất hiện lưỡng
cư.
- Kỉ Than đá: xuất hiện TV có hạt, bò sát…
- Kỉ Pecmi: phân hóa bò sát và côn trùng
d. Đại trung sinh:
- Kỉ tam điệp: cá xương phát triển, phân hóa bò
sát cổ, xuất hiện chim và thú.
- Kỉ jura: bò sát cổ ngự
- Kỉ phấn trắng: xuất hiện thực vật có hoa.
e. Đại tân sinh : (1,8 – 65 triệu năm)
- Kỉ đệ tam: phân hóa thú, chim, xuất hiện các

nhóm linh trưởng.


Sinh học 12 cơ bản
Gv cho hs đọc kết luận bảng sgk.

Giáo án điện tử
- Kỉ đệ tứ: thực vật và động vật giống ngày nay,
xuất hiện loài người.
Kết luận:
- Trái đất trong quá trình hình thành và tồn tại
luôn biến đổi gây nên những biến đổi mạnh mẽ
về sự phân bố của các loài trên trái đất, cũng
như gây nên những vụ tuyệt chủng hàng loạt
các loài.
- Sau mỗi lần tuyệt chủng hàng loạt, những sinh
vật sống sót bước vào giai đoạn bùng nổ sự
phát sinh các loài mới và chiếm lĩnh các ổ sinh
thái còn trống.

4. Củng cố:
- Hoá thạch là gì? Kể các dạng hoá thạch?
- Kể trình tự các đại từ xưa đến nay? Các kỉ trong mỗi đại.
5. Dặn dò:
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk; Đọc bài 34.



×