Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

HUONG DAN VIET DE CUONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.63 KB, 10 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
------------------

ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
NGÀNH NÔNG HỌC

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC CỦA SÂU
ĐỤC THÂN (Ostrinia nubilalis) HẠI KHOAI TÂY

Ngườn thực hiện

: NGUYỄN PHẠM BI

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ A
ThS. GVC. NGUYỄN QUANG B

LÂM ĐỒNG (năm)


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nêu tính cấp thiết đề tài (lý do chọn đề tài)
1.2. Mục đích của đề tài
Trên cơ sở xác định được đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, quy luật phát
sinh và gây hại của sâu đục thân ( Ostrinia nubilalis) hại khoai tây, đề xuất biện
pháp phòng chống chúng bằng thuốc BVTV đạt hiệu quả kinh tế, thân thiện với môi
trường ở Đà Lạt, Lâm Đồng.

1




2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Những nghiên cứu ngoài nước.
2.1.1 ….
Theo Diakonoff (1962) ..... (TLTK số 3)
2.1.2 ….
Hại khoai tây chủ yếu .............. (Frick và Chandler, 1978). (tài liệu tham khảo
số 4)
2.2. Những nghiên cứu trong nước.
2.2.1 .............
Theo số liệu thống kê của sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình
(tài liệu tham khảo số 1)
2.2.2 ..........
......... Tình hình dịch bệnh ngày càng gia tăng ở nước ta (Xuyên, 1995). (Tài liệu
tham khảo số 2)
3. ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Địa điểm, thời gian, vật liệu nghiên cứu
3.1.1. Địa điểm nghiên cứu
3.1.2. Thời gian nghiên cứu
3.1.3. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Nghiên cứu thành phần sâu hại khoai tây, tình hình gây hại của đục thân
khoai tây và đặc điểm hình thái của sâu đục thân Ostrinia nubilalis.
3.2.2. Nghiên cứu thành phần sâu hại khoai tây, tình hình gây hại của đục thân
khoai tây và đặc điểm hình thái của sâu đục thân Ostrinia nubilalis.
3.2.3 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái của sâu đục thân khoai tây
3.3. Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu
3.3.1. Nghiên cứu thành phần sâu hại khoai tây, tình hình gây hại của đục thân
khoai tây và đặc điểm hình thái của sâu đục thân Ostrinia nubilalis.

- Điều tra thành phần sâu hại khoai tây định kỳ 7 ngày 1 lần.
Xác định khu vực điều tra

2


Địa điểm điều tra được chọn: một số xã (phường) trồng khoai tây chính của
các thành phố Đà Lạt thường xuyên bị đục thân.
Để thu thập được tương đối đầy đủ thành phần sâu đục thân khoai tây, khu
vực điều tra cần xác định sao cho thể hiện được tính đa dạng của sản xuất, bao gồm:
+ Các ruộng khoai tây có độ tuổi khác nhau
+ Các ruộng khoai tây có các điều kiện chăm sóc kỹ thuật khác nhau,
nơi đất tốt, đất xấu.
+ Trên các giống khoai tây khác nhau
Lấy điểm điều tra
Áp dụng theo phương pháp
+ Lấy điểm theo 5 đường chéo góc
+ Lấy điểm theo hàng
+ Lấy điểm hình ô bàn cờ
+ Lấy điểm ngẫu nhiên
Tuy nhiên dù lấy điểm theo phương pháp nào cũng cần lấy điểm dàn đều
trong khắp khu vực điều tra để thu được đầy đủ thành phần sâu đục thân
Phương pháp thu thập mẫu vật:
Tiến hành điều tra, ghi nhận và thu thập tất cả các mẫu vật có liên quan đến
triệu chứng bị sâu đục thân gây hại.
Phương pháp tiến hành: Mỗi khu vực, mỗi yếu tố đại diện chọn từ 3-5 ruộng,
mỗi ruộng điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc, mỗi điểm l khóm, thu tất cả
các mẫu đem về phòng nuôi đến trưởng thành, làm mẫu theo phương pháp cắm mẫu
thuông thường, mẫu được bảo quản trong phòng thí nghiệm
Các mẫu được định loại nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia trong nước và

nước ngoài
Điều tra bổ sung ở các địa điểm khác
Để phát hiện đầy đủ thành phần sâu đục thân hại khoai tây và có thêm phạm
vi phân bố của chúng, ngoài việc điều tra thường xuyên tại các địa điểm quy định
cần tiến hành điều tra bổ sung thêm ở các địa điểm khác, đặc biệt là ở vùng có điều
kiện sinh thái đặc thù.

3


3.3.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của sâu đục thân khoai
tây
Nghiên cứu đặc điểm sinh học của sâu đục thân khoai tây theo phương pháp
nuôi cá thể trong phòng thí nghiệm. Thu các pha phát dục của sâu đục thân ngoài
ruộng khoai tây mang về phòng thí nghiệm để cho vũ hoá thu trưởng thành, ghép đôi
và cho đẻ trứng.
- Tính số trứng đẻ/con cái, thời gian đẻ trứng, thời gian sống của trưởng
thành và thời gian phát dục của pha trứng: Thu sâu non ngoài đồng về nuôi đến
trưởng thành, sau đó ghép đôi, một đực một cái (cho ăn thêm bằng mật ong loãng 5%
tẩm bông cho vào bình tam giác) trong mỗi bình một cây khoai tây cao 15-20 cm, được
giữ ẩm bằng bông thấm nước và bao quanh gốc khoai tây). Hàng ngày vào lúc 9h sáng,
theo dõi số ngày đẻ trứng, số trứng đẻ của một cặp và tỷ lệ nở. Thời gian sống của
trưởng thành. Thay cây khoai tây hàng ngày. Cây khoai tây được thay ra đặt trong ống
tuýt bảo đảm đủ ẩm, tươi cho đến khi trứng nở hết. Thí nghiệm với 30 cặp trưởng
thành.
- Thời gian phát dục từng pha của sâu đục thân: Sâu non vừa mới nở ra, dùng
bút lông mềm, bắt từng cá thể, đặt lên cây khoai tây non chuẩn bị trước trong ống
nghiệm. Nuôi và thay thức ăn 2 ngày một lần. Hàng ngày theo dõi lột xác vào 9h
sáng. Ghi số lần lột xác, ngày lột xác, tỷ lệ hoàn thành pha sâu sâu non, tỷ lệ sống
chết. Theo dõi 50 cá thể.

- Đo kích thước các pha đơn vị là milimét (mm)
+ Pha trứng: đo chiều dài, chiều rộng
+ Pha sâu non: đo chiều dài, chiều ngang của cơ thể
+ Pha nhộng: đo chiều dài, chiều ngang
+ Pha trưởng thành: đo sải cánh, chiều dài cơ thể, chiều ngang của cơ
thể, chiều dài bụng, đầu, ngực.
- Mô tả đặc điểm hình thái các pha
+ Pha trứng: màu sắc, hình dạng, đặc điểm riêng
+ Pha sâu non: kiểu sâu non, màu sắc, hình dạng, đặc điểm riêng
+ Pha nhộng: kiểu nhộng, màu sắc, hình dạng, đặc điểm riêng

4


+ Pha trưởng thành: màu sắc, màu sắc đầu, màu sắc lưng, hình dạng,
màu sắc bụng, hình dạng, kiểu cánh, màu sắc, hình dạng và các đặc
điểm riêng.
- Các thí nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm với 2 ngưỡng nhiệt
độ 250C và 300C.
- Thời gian phát dục từng pha của sâu đục thân (ngày)
X 

 X .n
i

i

X : Thời gian trung bình

N


X i : Thời gian phát triển của cá thể thứ i
ni : Số cá thể có cùng thời gian phát triển

N: Tổng số sâu đục thân thí nghiệm
- Thời gian sống của sâu đục thân trưởng thành (ngày): T
T=

 n .a
i

ni : Số cá thể sống đến ngày thứ i

i

N

ai : Thời gian sống của các cá thể đến ngày thứ i

N: Tổng số sâu đục thân thí nghiệm .
- Kích thước trung bình từng pha phát dục của sâu đục thân (mm): X
n

 Xi

X  i 1
N

Xi: Kích thước của cá thể thứ i
ni: Tần số cá thể thứ i

N: Tổng số sâu đục thân theo dõi.

- Tính sai số thí nghiệm theo công thức:
S .t

x 
X X  với   N

n

 X

S 2 x  i 1

i

 X



2

N1

Trong đó: t : Tra bảng t với độ tin cậy p=95% và Độ tự do V=N-1; Sx: Độ lệch
chuẩn

5



3.3.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái của sâu đục thân khoai tây
Điều tra diễn biến số lượng và quy luật phát sinh gây hại của sâu đục thân
hại khoai tây ở Đà Lạt, Lâm Đồng. Chúng tôi điều tra định ký 7 ngày/lần, điều tra 3
ruộng trồng khoai tây điển hình cho vùng nghiên cứu. Mỗi lần điều tra chúng tôi áp
dụng phương pháp theo quy chuẩn VN 01-38: 2010/BNNPTNT.
Nghiên cứu các yếu tố sinh thái tác động đến biến động số lượng của sâu đục
thân khoai tây chúng tôi tiến hành điều tra theo giai đoạn sinh trưởng của cây khoai
tây mẫn cảm với sâu đục thân trên 3 ruộng có điều kiện giống, canh tác, thâm canh
khác nhau, mỗi ruộng chọn 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra 1m2.
+ Điều tra trứng: Đếm tất cả số trứng trên/ điểm điều tra. Từ đó tính ra mật
độ trứng/m2 trên mỗi ruộng đại diện và tính bình quân chung trên cả cánh đồng. Từ
những số liệu về bình quân số trứng, tỷ lệ ký sinh, tỷ lệ nở mỗi lứa có thể dự tính
được thời gian sâu non nở rộ, mật độ sâu non mỗi lứa cũng như có thể ứng dụng
mật độ trứng ở mỗi giai đoạn sinh trưởng làm ngưỡng kinh tế phòng trừ.
+ Điều tra sâu non và nhộng:
- Nhổ những dảnh khoai tây có biểu hiện bị hại trong điểm điều tra mang về
chẻ ra xác định tuổi, số sâu, nhộng sống, chết bị ký sinh. Đếm số dảnh bị hại và
tổng số dảnh để tính:
Số sâu sống ở tuổi đó
Tỷ lệ tuổi sâu (%)= ------------------------------ x 100 = % tuổi sâu
Tổng số sâu điều tra
- Mật độ sâu (con/m2)= Tổng số sâu thu được/m2 = con/m2
- Để đánh giá thiệt hại tính theo công thức:
Số dảnh bị hại
% dảnh hại= --------------------------------------------- x 100 = tỷ lệ bị hại
Tổng số dảnh điều tra
+ Điều tra trưởng thành vào đèn, đếm số trưởng thành vào đèn trong 1 đêm,
tính tỷ lệ đực, cái. Từ kết quả theo dõi trưởng thành vào đèn để xác định đỉnh cao
trưởng thành rộ, từ đó xác định thời gian phòng trừ hiệu quả. Để nghiên cứu sinh
thái và dự báo trên cơ sở biến động số lượng trưởng thành vào đèn có thể phân tích


6


diễn biến số lượng của sâu đục thân các lứa phát sinh trong năm hay nhiều năm
trong mối quan hệ với các yếu tố ngoại cảnh có liên quan.
+ Điều tra mật độ trưởng thành trên đồng ruộng: Theo phương pháp chọn
ruộng như điều tra trứng và sâu non. Quan sát từ xa đến điểm cần điều tra, khua
động để trưởng thành bay lên hay đếm trực tiếp trưởng thành đậu (khi mật độ thấp).
Điều tra bằng vợt trưởng thành cũng theo phương pháp 5 điểm, mỗi điểm 5 vợt tùy
mức độ trưởng thành (điều tra bằng vợt có thể áp dụng khi mức độ trưởng thành cao
hay thấp). Điều tra bằng cách đếm trực tiếp hay bằng vợt có thể cho ta biết diễn
biến mật độ trưởng thành cụ thể trên các loại ruộng có điều kiện khác nhau ( giống,
trà khoai tây, thâm canh hoặc địa hình...).
- Điều tra sâu, nhộng qua đông trong gốc khoai tây là điều vô cùng quan
trọng dự báo xu thế phát sinh của sâu đục thân khoai tây trong vụ xuân năm sau.
Chúng tôi thu 100 dảnh khoai tây sau thu hoạch trên mỗi ruộng điều tra đem về
phòng thí nghiệm theo dõi hàng ngày, mỗi ngày chẻ 5 dảnh để xác định vị trí qua
đông trên cây khoai tây, pha qua đông và tỷ lệ qua đông
- Phương pháp điều tra này xác định tỷ lệ sống cũng như mật độ tồn tại qua
đông của sâu, nhộng sâu đục thân khoai tây trên các giống khác nhau, các chân
ruộng khác nhau (cao, ẩm, ngập nước vừa, ngập nước sâu) .
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu:
Số liệu thí nghiệm sẽ được sử lý thống kê sinh học bằng phần mềm MSTATC
VÀ SPSS 22.

7


4. DỰ KIẾN KẾT QUẢ

4.1. Xác định được một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài sâu đục thân
Ostrinia nubilalis hại khoai tây.
4.2. Xác định được diễn biến số lượng, qui luật phát sinh gây hại và phân bố của sâu
đục thân khoai tây làm cơ sở đề xuất biện pháp phòng trừ hiệu quả.

8


Phần tài liệu tham khảo được liệt kê như sau nhưng phải có
trích dẫn đề cương hoặc khóa luận/chuyên đề
Ví dụ:
Tài liệu tiếng Việt
1. Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Bình (2007), Báo cáo tình hình sâu bệnh hại
khoai tây vụ chiêm 2007.
2. Ngô Thị Xuyên (1995), Nghiên cứu sự tác động qua lại giữa các loài tuyến trùng
Meloidogyne incognita, Rotylenchulus reniformis & Tylenchorhynchus
brassicae trên cà chua, Tạp chí Bảo vệ thực vật,. 2, tr. 51-55.
Tài liệu nước ngoài
3. Diakonoff V. A. (1962), Ergebnisse der Zoologischen Nubien- Expedition 1962
teil XVI Lepidoptera, Tortricidea, Olethreutinae Ann. Naturhistor. Mus. Wien
Jun 66(3), tr. 473-476.
4. Frick K.E. and J. M. Chandler (1978). Augmenting the moth (Bactra verutana)
in field plots for early-season suppression of purple nutsedge (Cyperus
rotundus) biological control. Weed Science 26, tr. 703-710.

Chú ý:
Phần đặt vấn đề: sinh viên phải viết ngắn ngọn, yêu cầu 1 trang A4
thể hiện được tính cấp thiết phải thực hiện đề tại
Phần tổng quan tài liệu phải chi tiết, đầy đủ những nghiên cứu trong
và ngoài nước liên quan đến đề tài

Phần đối tượng và phương pháp phải cụ thể và chi tiết hóa những
nội dung cần làm, phương pháp để thực hiện những nội dung đó
cũng như phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Nếu những sinh viên điều tra tình hình sản xuất bằng phiếu điều tra thì cần có
phụ lục phiếu điều tra.

9



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×