Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN cong tru trong khong nho pham vi 100 lop 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.52 KB, 12 trang )

A.PHẦN MỞ ĐẦU :
1/ Lý do cấp thiết của đề tài :
Đất nước ta đang trong giai đoạn đổi mới và không ngừng phát triển tiến
tới
công
nghiệp
hóa,
hiện
đại
hoá
đ
ất nước. Đời sống con người cũng ngày càng tiến bộ, tiến tới nền kinh tế khoa
học kỹ thuật. Từ đó, xã hội cần phải có một lớp trí thức vững vàng, cần có
những con người phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, lao để làm chủ tương
lai của đất nước. Vậy chúng ta là những người làm công tác giáo dục thì hãy
đặt cho mình câu hỏi : Mình phải làm gì ? Dạy gì ? Dạy như thế nào đối với thế
hệ trẻ trong tình hình hiện nay ?
Chúng ta nhận thấy : môn tiếng Việt giữ vai trò quan trọng trong việc rèn
luyện 4 kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết. Thì môn toán giữ vai trò quan trọng
trong việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng thực hành : đọc ,viết, đếm, so
sánh các số; cộng, trừ các số; kỹ năng vẽ, đo lường, ước lượng và kỹ năng giải
toán…nói chung, còn chương trình toán lớp Một nói riêng. Nó là một bộ phận
của chương trình môn toán ở tiểu học. Nó thật quan trọng, nó quan trọng ở chỗ
nào ?
-Nhà kiến trúc phải biết vẽ hình từ những hình cơ bản : hình vuông, hình
tròn, hình tam giác…
-Nhà kỹ sư xây dựng phải biết thiết kế, tính toán vật liệu xây dựng để
không thừa cũng không thiếu và cũng xuất phát từ những phép tính cơ bản :
cộng, trừ …
-Mỗi người nông dân làm ra lúa gạo, rồi sau đó bán để mua sắm những
sản phẩm khác cho gia đình cũng phải biết tính toán ( cộng , trừ … ), để đem


lại lợi nhuận cho gia đình.
Như vậy, toán lớp Một cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản
nhất, cần thiết nhất làm nền tảng để học lên các lớp trên, và áp dụng những hiểu
biết đó vào cuộc sống sau này. Nó giống như viên gạch đầu tiên để xây dựng
ngôi nhà tri thức, nó là nền móng cho bậc tiểu học. Vì nếu các em không nắm
vững chương trình toán lớp Một thì sẽ giống như nền móng ngôi nhà không
vững, chắc chắn nó sẽ bị sụp đỗ. Do đó, nếu các em không nắm vững những
kiến thức toán học lớp Một thì các em sẽ không thể nào học tiếp môn toán ở
các lớp trên. Vì vậy, dạy toán cho học sinh lớp Một là vấn đề tôi quan tâm nhất
và chọn làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu :

Một số giải pháp để giúp học sinh lớp Một học tốt môn Toán
Trang 1
Phần “ Phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100”


Dạy toán ở lớp Một hình thành cho học sinh những kỹ năng, kiến thức
toán học cơ bản giúp cho học sinh có đủ hiểu biết để học lên các lớp trên. Sau
đó, các em sẽ vận dụng những tính toán đó áp dụng vào thực tế đời sống hằng
ngày.
Giáo dục toán học là một bộ phận của giáo dục tiểu học. Do đó, môn toán
có nhiệm vụ góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu của bậc tiểu
học, đó là : Trang bị cho học sinh một số hệ thống kiến thức và kỹ năng cơ bản,
cần thiết cho việc học tập tiếp tục hoặc đi vào cuộc sống lao động. Thông qua
việc làm trên, bước đầu phát triển năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa, phân
tích – tổng hợp,biết vận dụng các kiến thức đã học vào các hoạt động thiết thực
trong đời sống, từng bước hình thành, rèn luyện phương pháp và tác phong làm
việc khoa học. Phát triển hợp lí, phù hợp với tâm lí của từng lứa tuổi đối với
các khả năng suy luận.

Nghiên cứu toán lớp Một nhằm xác định yêu cầu của các dạng toán cơ
bản để lựa chọn và kết hợp các phương pháp, hình thức tổ chức các tiết dạy trên
lớp nhằm khắc phục những hạn chế cho phù hợp với thực trạng, đồng thời phát
huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh.
Bên cạnh đó, hoạt động học tập của học sinh ở một số vùng, nơi còn
chưa được quan tâm triệt để đúng mức, đôi lúc còn mang tính hình thức qua
loa. Do đó, ta cần nghiên cứu cải tiến thêm để mang lại hiệu quả chất lượng cao
hơn. Nhất là đối với môn toán cụ thể qua phần “cộng, trừ không nhớ trong
phạm vi 100”.
3. Đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu chính là môn toán lớp Một cụ thể qua phần “Phép
cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100”. Để cho khả năng tri thức của các
em mang tính tích cực, chủ động. Trong giờ học các em làm việc nhiều, được
tư duy nhiều, phát huy được khả năng tư duy, độc lập, sáng tạo. Từ đó công
việc nghiên cứu của giáo viên mới đi đến đạt hiệu quả.
4. Khách thể và phạm vi nghiên cứu :
a/ Khách thể :
* Về giáo viên : qua những năm liền được phân công giảng dạy lớp Một.
Với tình yêu thương học sinh và nhiệt tình trong công tác giảng dạy, ở bản thân
tôi cũng tích luỹ được một số kinh nghiệm và có những biện pháp phù hợp khi
giảng dạy lớp Một.
* Về học sinh : năm học 2008 – 2009 có 24 học sinh. Trong đó có 12 học
sinh nữ, 23 học sinh dân tộc kinh và một học sinh dân tộc khơme.
Độ tuổi học sinh : sinh năm 2000 : 2
Một số giải pháp để giúp học sinh lớp Một học tốt môn Toán
Trang 2
Phần “ Phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100”


sinh năm 2001 : 1

sinh năm 2002 : 21
b/ Phạm vi nghiên cứu :
phạm vi tôi nghiên cứu là lớp ½ năm học 2008 – 2009.
Môn : Toán
Phần : Phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100.
5. Phương pháp nghiên cứu :
-Phương pháp nghiên cứu.
-phương pháp điều tra, thăm dò.
-Phương pháp trò truyện.
-Phương pháp nghiên cứu – tổng hợp.
-Phương pháp đọc sách và tài liệu.
-Phương pháp thực nghiệm – khoa học.
-Phương pháp khảo sát – thống kê.

B. Phần nội dung
1. Cơ sở lí luận :
a/ Một vài đặc điểm của học sinh :
-Phần lớn các em chưa làm quen với hoạt động học tập, chưa có vốn kiến
thức gì về toán học. Một số học sinh rất ít, các em được cha mẹ dạy đếm từ 0 –
10, biết một số hình đơn giản như : hình tròn, hình tam giác …
-Đây là lần đầu tiên trẻ làm quen với môi trường học tập, vì vậy các em
còn ham chơi. Ngoài giờ lên lớp, về đến nhà thì gần như các em không xem lại
sách vở, đôi khi còn làm việc phụ giúp gia đình. Những gì được học ở trường
nếu không được rèn luyện thêm ở nhà thì các em sẽ nhanh chóng quên. Bởi
vậy, sự quan tâm của các bậc phụ huynh sẽ góp phần không nhỏ vào kết quả
học tập của con em mình. Song, sự quan tâm ấy chỉ với một số ít phụ huynh.
Còn lại, đa số phụ huynh giáo phó cho nhà trường, đôi khi đồ dùng của con em
còn thiếu thốn cũng không biết.
b/ Vai trò, vị trí của việc dạy toán lớp Một :
Môn toán có một hệ thống kiến thức cơ bản cần thiết cho đời sống sinh

hoạt và lao động. Những kiến thức, kỹ năng toán học đặc biệt là cộng, trừ
không nhớ trong vòng 100 là những công cụ cần thiết để học tiếp các môn
Một số giải pháp để giúp học sinh lớp Một học tốt môn Toán
Trang 3
Phần “ Phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100”


khác và là cơ sở nền tảng để giúp các em dễ dàng học lên các lớp trên. Tiếp cận
và vận dụng phương pháp đổi mới để hình thành cho học sinh kỹ năng tính toán
năng động, phát huy tính sáng tạo trong học tập. Học sinh sẽ khắc sâu được
những kiến thức lâu bền, có hệ thống chặt chẽ và sâu xa hơn. Nó còn giúp cho
học sinh suy nghĩ làm việc góp phần giáo dục những phẩm chất, đức tính tốt
đẹp của người lao động.
c/ Kỹ năng :
Môn toán trang bị cho học sinh một số hệ thống kiến thức và kỹ năng cơ
bản cần thiết cho việc tiếp tục học tập hoặc đi vào thực tế cuộc sống lao động.
Từng bước hoàn thiện, rèn luyện phương pháp và tác phong làm việc khoa học,
phát triển hợp lí phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Bước đầu hình thành và phát triển
năng lực tư duy, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập môn toán,
khả năng suy luận và cách tính đúng, suy luận đơn giản.
Muốn đạt được các yêu cầu trên đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình,
tích cực quan tâm đến từng học sinh, thường xuyên kiểm tra – đánh giá, khen
thưởng kịp thời đúng lúc đối với những học sinh yếu. Từ đó các em sẽ học tập
tốt hơn, có một số kiến thức vững vàng hơn để giúp các em có đủ năng lực và
trìng độ học tiếp các lớp lớn hơn, cao hơn. Có như vậy thì mới có khả năng
đem lại một hiệu quả thiết thực theo mong muốn của mình cũng như của người
làm công tác giáo dục.
2. Thực trạng vấn đề :
Qua những năm tôi được ban giám hiệu phân công giảng dạy trực tiếp
lớp Một. Với môn toán cụ thể qua phần “cộng, trừ không nhớ trong phạm vi

100”. Tôi nhận thấy học sinh của mình còn vướng mắc một số thực trạng sau :
2.1/ Do lần đầu tiên các em mới làm quen với trường, lớp; làm quen với
hoạt động học tập; bắt đầu vào khuôn khổ học tập, làm việc có giờ giấc nên các
em phải tập dần cho thích nghi, lại làm quen với các chữ và số, điều đó làm cho
các em hay quên. Với lại, thời gian ở lớp rất ít, thời gian còn lại các em ở nhà,
nhưng về nhà đa số phụ huynh không quan tâm, các em không xem lại bài học
ở lớp nên các em học trước quên sau, học sau quên trước.
2.2/ Dạy phép cộng, phép trừ trong phạm vi từ 3 đến 10, học sinh thường
lẫn lộn giữa cộng với trừ. Giáo viên dạy “cộng là thêm”, “trừ là bớt”. Nhưng
khi thực hành làm toán có em lại làm “cộng là bớt”, “trừ là thêm”, dẫn đến kết
quả bài toán luôn ngược lại với phép tính.
Ví dụ : Tính : 8 – 2 = 10

8+2=6

Một số giải pháp để giúp học sinh lớp Một học tốt môn Toán
Trang 4
Phần “ Phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100”


2.3/ Dạy cộng, trừ số có hai chữ số với số có một chữ số :
-Đặt tính : học sinh thường hay mắc phải trường hợp đặt tính sai dẫn đến
kết quả bài toán sai.
Ví dụ : Dạy bài phép cộng dạng 14 + 3, cho học sinh luyện tập đặt tính rồi
tính bài 12 + 3 ( trang 109 ).
Học sinh đặt :
12
+3
( đặt số 3 sai vị trí nên kết quả sai )
42

-Tính nhẩm : học sinh lấy cả số chục và số đơn vị tính với số kia.
Ví dụ : học sinh thực hành luyện tập tính nhẩm 15 + 1 = … ( trang 109 )
học sinh tính : 15 + 1 = 26, vì các em thực hiện :
.5 + 1 = 6 viết 6.
.1 + 1 = 2 viết 2 trước số 6.
Tính như vậy là sai.
2.4/ Dạy tính nhẩm về cộng, trừ trong phạm vi 100, học sinh không phân
biệt được số đứng trước, số đứng sau. Nên các em thực hiện tính lộn xộn.
Ví dụ : bài luyện tập thực hiện tính nhẩm.
học sinh tính : 53 – 30 = 50
vì các em thực hiện :
.3 – 3 = 0 viết 0.
.5 – 0 = 5 viết 5 trước số 0.
Kết quả bài toán sai.
2.5/ Với các dạng bài toán có hai phép tính, học sinh thường quên thực
hiện với số thứ ba.
Ví dụ : tính :
học sinh tính :

2+ 1+2=
2 + 1 + 2 = 3, vì các em thực hiện :
2 + 1 = 3, viết 3 mà quên thực hiện thêm một lần
3 + 2 = 5, viết 5 sau dấu “=”
2.6/ Khi dạy phép cộng, trừ số có hai chữ số với số có hai chữ số theo
hàng ngang, có một vài học sinh thường ghi sai kết quả của phép tính.
Ví dụ :

15 + 23 = 83
Học sinh thực hiện làm tính thì đúng,
nhưng khi ghi kết quả thì các em lại ghi đảo

ngược vị trí của số hàng đơn vị và số hàng chục,
do đó dẫn đến kết quả phép tính sai.

3. Giải pháp đề ra :
Một số giải pháp để giúp học sinh lớp Một học tốt môn Toán
Trang 5
Phần “ Phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100”


Trước những thực trạng trên, để giúp học sinh khắc phục những hạn chế,
nâng cao chất lượng dạy toán cho học sinh lớp Một, tôi đề ra những giải pháp
sau :
3.1/ Để giúp cho các em có được thói quen tự học và học tập tốt, điều
quan trọng trước tiên cần phải chú trọng quan tâm các em ngay từ đầu năm học.
Giáo viên phải luôn luôn uốn nắn, sửa chữa kịp thời những gì các em làm chưa
đúng, đưa các em đi vào nề nếp học tập của lớp. Nếu thực hiện tốt công tác chủ
nhiệm các em sẽ học thật tốt, thật ngoan, luôn chăm chỉ và tích cực trong học
tập. Từ đó các em sẽ tự giác hoàn thành nhiệm vụ, học tốt hơn, giúp các em
tiếp thu bài nhanh hơn. Còn giáo viên đóng vai trò quan trọng là người hướng
dẫn sẽ cảm thấy thoải mái, dễ dàng hơn với các giờ lên lớp.
3.2/ Dạy các bài : phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10. Giáo viên phải
dạy cho học sinh của mình luôn luôn nhớ câu “ công là thêm, trừ là bớt” như
câu thần chú nằm trong lòng các em. Vào học tiết toán nào giáo viên cũng hỏi :
“ cộng là gì? trừ là gì ?” cho lần lược cá nhân trả lời.
Khi làm bài tập giáo viên cũng cho học sinh xác định :
.Dấu gì ? ( + ), cộng là gì ?
.Dấu gì ? ( - ), trừ là gì ?
Đối với những em học giỏi có thể nhẩm và tìm ra kết quả nhanh chóng.
Còn những em trung bình và yếu giáo viên yêu cầu học sinh luôn mang theo
que tính để thực hành. Các em làm bài dựa trên que tính rất chính xác.

Áp dụng như vậy, giáo viên dạy các bài phép cộng, phép trừ trong phạm
vi 3 đến 10 các em làm rất có hiệu quả. Tuy những học sinh trung bình, yếu làm
tính còn chậm nhưng rất chính xác.
3.3/ Cộng, trừ số có hai chữ số với số có một chữ số cũng dựa trên bảng
chục, đơn vị để các em hiểu : đơn vị xếp với đơn vị, chục xếp với chục, không
xếp lẫn lộn sẽ làm sai và phải xếp thẳng cột từ phải sang trái.
+Ví dụ : 12 cho học sinh tự phát hiện : 3 là 3 đơn vị nên phải xếp 3 dưới 2
+3
đơn vị và xếp : 12
+3
15
Rồi tính, cũng tính từ phải sang trái :
.2 + 3 = 5, viết 5.
.Hạ 1, viết 1.
Vậy 12 + 3 = 15.
Giáo viên luôn cho học sinh nêu cách tính để các em nhớ và có thể tự
thực hành.
-Tính nhẩm thì giáo viên cho học sinh dùng vật che số chục thực hiện số
đơn vị với số đơn vị, rồi cứ viết số chục ra trước.
Một số giải pháp để giúp học sinh lớp Một học tốt môn Toán
Trang 6
Phần “ Phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100”


+Ví dụ : 15 + 1 = … tính : 5 + 1 = 6, viết 6, sau đó viết 1 chục trước 6 là
Che 1 chục
được 15 + 1 = 16
Dần dần học sinh tự nhẩm không cần phải che cũng không cần phải lấy
nhiều que tính mà chỉ áp dụng các phép cộng, trừ trong phạm vi 10 đã học.
3.4/ Học sinh học đặt tính các số trong phạm vi 100 : vì cả hai số đều có

đủ chục và đơn vị nên các em đặt tính dễ dàng.
Còn tính nhẩm thì sao ? Giáo viên cũng hướng dẫn thao tác che bớt số
đứng trước, thực hiện : “ số đứng sau tính với số đứng sau”.
Che số đứng sau, thực hiện : “ số đứng trước tính với số đứng trước”, ghi kết
quả phía trước.
Ví dụ : Tính nhẩm : 53 – 30 = …
Che số đứng trước, thực hiện : 3 – 0 = 3, viết 3.
53 – 30 = …
Che số đứng sau, thực hiện : 5 – 3 = 2, viết 2 ra trước số 3.
Vậy 53 – 30 = 23
Dần dần học sinh tự nhẩm không cần phải che mà các em cũng tính được.
3.5/ Dạy các dạng toán có hai phép tính : bước đầu giáo viên cho học sinh
dùng “móc” để thực hiện phép tính thứ nhất, rồi lấy kết quả thực hiện với phép
tính thứ hai.
Ví dụ : 2 + 1 + 2 = …

học sinh nêu : 2 + 1 = 3 ; 3 + 2 = 5, viết 5.

Vậy : 2 + 1 + 2 = 5
Các bài đầu giáo viên bắt buộc học sinh phải thực hiện như vậy để biết
cách làm, những bài sau cho các em tự nhẩm nhưng phải nêu được cách làm.
Ví dụ : 30 + 10 + 20 = ….
Học sinh nhẩm ngay : 30 + 10 + 20 = 60
và nêu cách làm : 3 chục cộng 1 chục bằng 4
chục, 4 chục cộng 2 chục bằng 6 chục.
Vậy 3 chục cộng 1 chục cộng 2 chục bằng 6 chục.
3.6/ Để cho học sinh ghi đúng kết quả khi làm cộng, trừ số có hai chữ số
với số có hai chữ số theo hàng ngang, ta làm như sau :
-Cho học sinh xác định số đơn vị ( số đứng sau ) và số chục ( số đứng
trước ), sau đó gạch chân số đơn vị để cho học sinh dễ tính và không bị lẫn lộn.

Một số giải pháp để giúp học sinh lớp Một học tốt môn Toán
Trang 7
Phần “ Phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100”


-Tiến hành cộng, trừ các số gạch chân với nhau, trong khi thực hiện giáo
viên cần nhắc nhở học sinh : số đơn vị là số đứng sau, nên khi cộng trừ xong thì
ghi nó đứng ở phía sau và gạch chân để nhớ là số đơn vị.
-Sau đó thực hiện cộng, trừ các số không gạch chân với nhau, trong khi
thực hiện giáo viên cũng nhắc học sinh : số chục là số đứng trước số đơn vị,
nên khi thực hiện cộng trừ xong ta ghi nó ở phía trước số đơn vị.
Giáo viên cần thường xuyên nhắc nhở học sinh trong các lần làm tính,
có như vậy thì học sinh sẽ nhanh chóng khắc phục được sai sót của mình.
Ví dụ :

15 + 23 = 38
Lấy 5 cộng 3 bằng 8, ghi 8 ở phía sau.
Tiếp theo lấy 1 cộng 2 bằng 3, ghi 3 ở phía trước 8.
Như vậy 15 + 23 = 38.
3.7/ khi dạy toán, một điều không thể thiếu là luôn giáo dục học sinh tính
cẩn thận và chính xác để làm bài đạt kết quả cao.
Giáo viên cần chú trọng kết hợp nhiều hình thức luyện tập nhưng chủ yếu
là làm việc cá nhân để phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh như : cài
bảng ( cá nhân ), viết bảng con ( cá nhân ), làm vở ( cá nhân ) … và luôn luôn
giáo dục, phê bình những em cóppy , nhìn bài bạn. Vì với môn toán, học sinh
không hiểu bài, cóppy bài bạn vẫn có thể làm được. Điều này, nếu giáo viên
không quan tâm sẽ gây cho các em tính ỷ lại, không cố gắng học.
Với những em không chú ý, không cố gắng học thì giáo viên cần gặp
riêng các em đó để nhắc nhở và tìm ra nguyên nhân. Còn những em học giỏi thì
sao ? Giáo viên phải luôn biết tuyên dương các em trước cho các bạn học theo,

vì những em nhỏ nếu được khen sẽ cố gắng làm tốt hơn.
Môn tiếng việt rèn cho học sinh vở sạch, đẹp …Môn toán cũng vậy, giáo
viên cũng rèn cho học sinh cách đặt vở, trình bày vở …Vì qua vở viết có thể
đánh giá, giáo dục học sinh tính cẩn thận, sạch sẽ, thể hiện nết người.
Để gây cho các em có hứng thú trong học tập, tránh cảm giác đơn điệu,
buồn chán. Giáo viên nên tổ chức trò chơi học tập trong giờ củng cố hay những
bài luyện tập, và trò chơi phải có kiến thức của bài học.
Ví dụ : -Trò chơi “tiếp sức”
+ 20
- 40
+ 60
- 20
3
0
0
0 Mỗi tổ cử 4 bạn thi điền số. Tổ nào làm đúng, nhanh sẽ được khen.
0
-Trò chơi “chuyền điện” có thể dạy trong các bài phép cộng, phép trừ
0
trong
0 phạm vi 3 đến 10.
0
Một số giải pháp để giúp học sinh lớp Một học tốt môn Toán
Trang 8
Phần “ Phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100”


Cho 1 em nêu phép tính, chỉ định 1 bạn trả lời. Nếu đúng thì được đố bạn khác,
nếu sai thì bị điện giật và không chuyền nữa.
Tổ chức trò chơi phải có đánh giá, khen thưởng, tuyên dương kịp thời.

3.8/ Trong lớp, có em thì học yếu, có em thì học giỏi. Muốn giúp các em
học yếu được tiến bộ hơn, giáo viên cho các em ngồi theo cặp, một em học giỏi
ngồi cùng một em học yếu. Giáo viên phân đều cho cả lớp làm thành những đôi
bạn cùng tiến.
Khi viết bảng con hay cài bảng cài, giáo viên cho hai em quay bảng vào
nhau tự nhận xét để các em tự phát hiện chỗ sai, điều đó giúp các em nhớ lâu
hơn. Và giáo viên phải luôn luôn gần gũi, kiểm tra, giúp đỡ học sinh yếu, phối
hợp với phụ huynh giúp đỡ các em học tập ở nhà. Nếu được như vậy, tôi nghỉ :
chất lượng môn toán sẽ được nâng lên đáng kể.
Ngay từ đầu năm học sau khi cùng đồng nghiệp nghiên cứu thống nhất
các thực trạng trên đang là vấn đề đặt ra cần giải quyết. Việc đầu tiên là phải
làm tốt công tác chủ nhiệm : thu thập thông tin về tình trạng khởi đầu của học
sinh, về sự phát triển trí tuệ, vốn hiểu biết ban đầu của học sinh về các mặt chủ
yếu như: kiến thức, kỹ năng, thái độ, nề nếp học tập …
Sau khi được giáo viên trong khối, Ban giám hiệu thống nhất ý tưởng
trong giả thuyết mà tôi đã trình bày, giải pháp đó đã được thực hiện trong toàn
bộ khối I của trường tiểu học Mỹ Thuận “C” dưới sự chỉ đạo của Ban giám
hiệu. Với nhiệm vụ, trách nhiệm được giao và bảo vệ sáng kiến trong quá trình
thực hiện giải pháp mới như trên, bản thân tôi đặc biệt chú trọng thêm một vài
vấn đề sau :
+Phát huy tối đa vai trò trung tâm, vai trò chủ động tích cực sáng tạo
trong học tập của học sinh.
+Quan tâm đến việc tính toán bài tập ở nhà và đánh giá để tìm ra giải
pháp phù hợp giúp học sinh khắc phục sai sót. Nếu học sinh không thực hiện
cần tìm hiểu vì sao không làm, trao đổi cặn kẻ với phụ huynh học sinh bằng
cách gửi thư hoặc gặp trực tiếp phụ huynh em đó để tìm ra nguyên nhân. Từ đó
sẽ tìm ra nguyên nhân để tiến hành bồi dưỡng ngay, để giúp học sinh theo kịp
các bạn.

C.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT :

1/ Kết luận :
Môn Toán có nhiều kiến thức, nhiều nội dung khác nhau, nhưng nó có
liên quan mật thiết với nhau. Chúng ta phải coi trọng tất cả không xem nhẹ
phần này, xem trọng phần kia. Vì nếu chúng ta bỏ qua một phần bất kì thí nó sẽ
là “lổ hỏng” có tác hại rất lớn đến việc học toán sau này của các em. Qua quá
trình thực hiện các biện pháp trên, tôi thấy chất lượng môn toán của lớp có tiến
Một số giải pháp để giúp học sinh lớp Một học tốt môn Toán
Trang 9
Phần “ Phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100”


bộ. Tuy nhiên vẫn còn một vài em chưa học tốt lắm, làm bài còn chậm, nhưng
kết quả từng bước đã được nâng lên.
Kết quả môn Toán thể hiện :
Năm học

Thời gian Số HS
GHK I

2008-2009

HK I
GHK II

24

Giỏi

Khá


TB

Yếu

10

3

9

2

12

6

4

2

13

7

3

1

Mặc dù kết quả chưa thật mỹ mãn, nhưng tôi nghĩ : để có được thành quả
này tôi đã không ngừng học tập của đồng nghiệp, cố gắng rèn luyện khắc phục

mọi khó khăn yếu kém của mình cùng học sinh nổ lực phấn đấu.
Việc giúp các em nắm vững kiến thức toán học lớp Một, làm nền tảng
học các lớp trên. Giúp ích cho các em có được những kiến thức vững chắc áp
dụng vào thực tế cuộc sống. Từ đó, tôi rút ra được một số kinh nghiệm cho bản
thân :
-Luôn trao dồi trình độ chuyên môn, tích cực rèn luyện để có vốn kiến
thức giảng dạy.
-Phân loại từng đối tượng để có biện pháp giúp đỡ từng em cụ thể, tránh
giảng dạy chung chung.
-Động viên, khuyến khích học sinh phát huy tính tích cực, khen ngợi kịp
thời trước mỗi thành công của học sinh.
-kết hợp chặt chẽ mối quan hệ gia đình – nhà trường để nâng cao chất
lượng học tập của các em.
-Giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao,
năng nổ với công tác giảng dạy.
2/ Đề xuất :
-Để cho việc giảng dạy đạt được chất lượng tốt hơn, có hiệu quả cao hơn
thì cần có sự quan tâm nhiều hơn của nhà trường, của ngành về công cụ học
tập, tranh ảnh, tài liệu tham khảo, dụng cụ thiết bị dạy học …Trang bị được đầy
đủ hơn nữa, để giáo viên và học sinh có nhiều thuận lợi hơn trong việc dạy và
học.
-Học sinh cần co đủ dụng cụ học tập như : vở, bảng con, que tính … thì
các em sẽ học tốt hơn.
Một số giải pháp để giúp học sinh lớp Một học tốt môn Toán
Trang 10
Phần “ Phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100”


*Trên đây là đề tài nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp Một phần
“ Phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100” mà bản thân tôi đã có

được nhờ sự đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm của đồng nghiệp cũng như Bán
giám hiệu trường. Vì thế mà tôi vẫn luôn áp dụng thường xuyên trong tiết dạy,
bài dạy thường ngày ở lớp. Rất mong từ đề tài đã nêu trên sẽ góp phần không
nhỏ vào sự thàng công cho việc dạy học toán lớp Một ở bậc tiểu học.
Trước khi kết thúc tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình xét duyệt của
các thầy, cô trong hội đồng giám khảo. Chào thân ái !

*Ý KIẾN CỦA BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG :
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Một số giải pháp để giúp học sinh lớp Một học tốt môn Toán
Trang 11
Phần “ Phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100”


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………

*PHẦN XÉT DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO
DỤC :
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………

Một số giải pháp để giúp học sinh lớp Một học tốt môn Toán
Trang 12
Phần “ Phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100”



×