Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ga moi on tap truyen dan gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.37 KB, 6 trang )

TIẾT 55: ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN
I. Mục tiêu dạy học:
1. Kiến thức:
- Củng cố, hệ thống lại những đặc điểm chung của thể loại truyện dân gian; nội
dung, ý nghĩa và đặc sắc nghệ thuật của các câu chuyện đã học.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và đặc sắc nghệ thuật của các câu chuyện dân gian.
- Nhận thức được đặc trưng, vai trò, sức sống của văn học dân gian trong kho tàng
văn học Việt Nam.
2. Kỹ năng:
- Biết kể lại truyện bằng lời văn của mình.
- Diễn tiểu phẩm; đánh giá và cảm nhận những chi tiết đặc sắc.
3. Thái độ:
- Trân trọng, góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của truyện dân
gian.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học,
năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin…
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Soạn bài, giáo án trình chiếu, phiếu hoạt động nhóm.
- Hướng dẫn học sinh làm việc nhóm để vẽ tranh, sưu tầm hình ảnh minh họa, cho
bài học.
2. Học sinh:
- Soạn bài Ôn tập truyện dân gian theo hướng dẫn SGK.
- Vẽ tranh minh họa cho bài học, sưu tầm hình ảnh, viết kịch bản…
III. Phương pháp dạy học:
1. Phương pháp chính: Dạy học theo nhóm, thuyết trình, dạy học giải quyết vấn
đề.
2. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học hỗ trợ: hoạt động trải nghiệm sáng tạo,
phát vấn, sơ đồ tư duy, kiểm tra, đánh giá…
IV. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức lớp


2. Kiểm tra bài cũ
3. Tiến trình hoạt động dạy – học


Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hệ thống lại kiến thức về truyện dân gian
- Mục tiêu: Hệ thống lại kiến thức cơ bản về truyện dân gian đã được học ở tiết học
trước, dẫn vào bài mới.
- Phương pháp: Thuyết giảng, phát vấn, sử dụng sơ đồ tư duy
- Thời gian: 7 phút
Nhắc lại kiến thức tiết 1 qua:
- Câu hỏi trắc nghiệm
- Sơ đồ tư duy
GV giới thiệu bài mới: Qua tiết học
trước chúng ta đã biết truyện dân gian
không chỉ là một kho tri thức quý báu
giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đời sống
xã hội nhân dân ta thời xưa mà nó là
một mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng
tâm hồn chúng ta, giúp chúng ta có
những ước mơ, những niềm tin thật
đẹp. Trong tiết học hôm nay chúng ta
sẽ đi tìm hiểu rõ hơn về những giá trị
đó của truyện dân gian thông qua các
hoạt động diễn xướng.


I. Hệ thống lại kiến thức
HS lắng nghe, quan 1. Khái niệm
sát và trả lời
2. Thể loại, đặc trưng thể
loại

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu giá trị hiện thực của truyện dân gian
- Mục tiêu: Thông qua các hoạt động diễn xướng để rút ra những giá trị của truyện dân
gian, rèn cho học sinh kĩ năng đọc hiểu, tóm tắt văn bản, kể truyện dân gian
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, trình chiếu video, giao bài tập dự án
- Thời gian: 15 phút


Hoạt động nhóm: Thuyết trình
tranh
GV: Cô đã giao bài tập về nhà yêu cầu
các tổ sưu tầm, chuẩn bị các bức tranh
phản ánh hiện thực lịch sử dân tộc.
Sau đây mời các tổ lên trình bày kết
quả hoạt động của nhóm mình trong
thời gian 2 phút theo những nội dung
sau:
- Bức tranh đó diễn tả lại chi tiết nào,
trong truyện dân gian nào?
- Kể ngắn gọn lại chi tiết đó?
- Hiện thực lịch sử mà tác giả dân
gian muốn phản ánh qua chi tiết đó là
gì?
GV chốt: Bốn bức tranh là những

mảnh ghép nhỏ ghép lại với nhau cho
chúng ta thấy một bức tranh sinh
động về hiện thực lịch sử xã hội thời
xưa: nhu cầu mở mang, phát triển bờ
cõi, đấu tranh chống giặc ngoại xâm,
đấu tranh chống thiên tai…Đó là cả
quá trình đấu tranh dựng nước và giữ
nước của nhân dân ta.

II. Những giá trị của
truyện dân gian
1. Giá trị hiện thực :
HS làm việc theo - Phản ánh lịch sử dân
nhóm, đại diện trình tộc
bày kết quả. Các
nhóm khác lắng
nghe và nhận xét.


GV: Qua các truyện dân gian, chúng HS tổ 2 trình bày, - Phản ánh đời sống sinh
ta hiểu thêm được rất nhiều điều về HS còn lại lắng hoạt, văn hóa
các nét đẹp trong đời sống sinh hoạt nghe, nhận xét.
cũng như phong tục tập quán của
nhân dân ta thời xưa. Vậy đó là những
nét đẹp như thế nào? Phần này cô đã
giao bài tập dự án “Tìm hiểu đời
sống, phong tục tập quán của người
Việt cổ qua các tác phẩm truyện dân
gian” cho tổ 2 thực hiện. Sau đây
chúng ta sẽ cùng nghe tổ 2 báo cáo về

kết quả làm việc của nhóm mình. Xin
mời tổ 2.
HS lên làm việc
- HS 1: Thuyết trình về “Bánh chưng
bánh giầy”
- HS 2: Chiếu video giới thiệu “Đền
Gióng”
GV chốt: Qua phần trình bày kết quả
dự án của tổ 2, chúng ta đã hiểu thêm
được rất nhiều điều về đời sống,
phong tục tập quán của người Việt cổ.
Đó là tục thờ cúng tổ tiên, tục cầu
hôn, tục làm bánh chưng bánh giầy
ngày Tết…ngoài ra chúng ta cũng
được biết thêm về các địa danh lịch
sử gắn liền với các hoạt động tín
ngưỡng dân gian như đền Gióng, lễ
hội Gióng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu giá trị giáo dục của truyện dân gian
- Mục tiêu: Thông qua các hoạt động diễn xướng để rút ra những giá trị của truyện dân
gian, rèn cho học sinh kĩ năng đọc hiểu, tóm tắt văn bản, kể truyện dân gian, củng cố lòng
tự hào dân tộc, lòng yêu cái thiện, cái đẹp trong cuộc sống.
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết giảng, thảo luận nhóm
- Thời gian: 10 phút


GV chuyển: Qua phần tìm hiểu trên
2. Giá trị giáo dục
chúng ta có thể thấy truyện dân gian
- Niềm tin về sức mạnh

có thể coi như một kho tri thức tổng
dân tộc
hợp đem lại những hiểu biết cực kì
- Ước mơ công lý, sự
phong phú và đa dạng về nhân dân
chiến thắng của cái
qua các thời đại. Và theo cô, một
Thiện với cái Ác
trong những giá trị làm nên sức sống
 Bồi đắp lòng tự hào dân
mãnh liệt của văn học dân gian còn
tộc, bồi đắp tâm hồn, hoàn
phải nhắc đến đó là giá trị giáo dục.
thiện nhân cách.
- Bọc trăm trứng
- Ngựa sắt
- Cây đàn thần, niêu cơm thần
?Những hình ảnh trên thể hiện niềm
tin và ước mơ gì của nhân dân lao
động?
Liên hệ: Truyện dân gian bồi đắp cho
chúng ta những phẩm chất gì? Theo HS suy nghĩ, trả lời
cá nhân
em, những phẩm chất đó có còn cần
thiết trong thời đại ngày nay? Là một
học sinh thủ đô, em cần rèn luyện và
trang bị những gì để xứng đáng với
nguồn gốc cao quý là con Rồng cháu
Tiên?
GV chốt: Qua tiết học hôm nay

chúng ta thấy truyện dân gian khơi
dạy niềm tự hào, niềm tin, nâng cánh
ước mơ, lòng nhân ái, thúc đẩy hoàn
thiện tri thức trong cuộc sống. Đó
cũng chính là giá trị, là sức sống của
văn học dân gian.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tổng kết, luyện tập
- Mục tiêu: Hệ thống lại nội dung bài học.
- Phương pháp: Thuyết giảng, diễn kịch
- Thời gian: 5 phút


III. Tổng kết
IV. Luyện tập
Diễn kịch “Lợn cưới, áo
mới”



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×