Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

on luyen van ban ong do

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.16 KB, 3 trang )

ÔN LUYỆN VĂN BẢN “ÔNG ĐỒ” – VŨ ĐÌNH LIÊN
I.Mở bài:
- Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ mở đầu cho phòng trào thơ mới. Tác
phẩm của ông không nhiều nhưng đều là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật, giá
trị nhân văn sâu sắc.
- Trong những tác phẩm còn để lại cho đến ngày nay của ông, “Ông đồ” là tác
phẩm nổi bật nhất. Bài thơ thể hiện niềm hoài cổ của tác giả với một nét đẹp truyền
thống xưa đang dần bị mai một.
II.Thân bài
1. Giới thiệu chung:
a. Tác giả:
- Vũ Đình Liên (1913- 1996), quê gốc ở Hải Dương nhưng chủ yếu sống ở Hà Nội,
là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Ngoài sáng tác
thơ, ông còn nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học.
- Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. Tuy sáng tác thơ
không nhiều nhưng với bài “Ông đồ”, Vũ Đình Liên đã có vị trí xứng đáng trong
phong trào Thơ mới.
b. Tác phẩm (hoàn cảnh, xuất xứ, thể loại, phương thức biểu đạt, đề tài – chủ đề,
bố cục)
- Đầu thế kỉ XX, văn hóa phương Tây du nhập vào nước ta, nền Hán học và chữ
nho ngày càng mất vị thế quan trọng trong đời sống văn hóa Việt Nam. Và các nhà
nho, từ chỗ là nhân vật trung tâm của đời sống văn hóa dân tộc, được xã hội tôn
vinh bỗng trở nên lạc hậu trong thời đại mới, bị xã hội bỏ quên và cuối cùng là
vắng bóng. Lấy cảm hứng từ hiện thực xã hội đó, bài thơ lấy đề tài về nhũng người
dạy học chữ nho xưa đã thể hiện niềm ngậm ngùi, day dứt về cảnh cũ, người xưa.
- Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn (năm chữ), phương thức biểu đạt tự sự
kết hợp miêu tả, biểu cảm.
- Bố cục bài thơ có thể chia làm 3 phần: Hai khổ thơ đầu nói về hình ảnh ông đồ
thời đắc ý, hai khổ thơ tiếp theo nói về hình ảnh ông đồ thời tàn và khổ cuối giãi
bày về tâm tư, tình cảm của tác giả.



2. Giới thiệu giá trị nội dung
- Bài thơ ra đời khi nho học bị thất sủng, những tinh hoa nho giáo xưa nay chỉ còn
là tàn tích, ông đồ và chữ nho cũng trở thành một tàn tích khi người ta “vứt bút
lông đi dắt bút chì”. Bài thơ đã phản ánh một cách sâu sắc hiện thực đó thông qua
việc miêu tả tình cảnh của một ông đồ từ thời hoàng kim đến thời tàn lụi.
- Thông qua câu chuyện về ông đồ, tác giả thể hiện niềm cảm thương đối với cả
một lớp người đang thất thế và hơn thế nữa là nỗi nhớ tiếc, hoài niệm về những giá
trị văn hóa đẹp đẽ một thời – nền Hán học nghìn năm như một thành trì văn hóa cũ
hầu như đã sụp đổ. Bởi vậy bài thơ không dừng ở ý nghĩa nhân đạo mà còn thể
hiện ý nghĩa nhân văn và một tinh thần dân tộc đáng trân trọng.
3. Giới thiệu giá trị nghệ thuật
- Với thể thơ ngũ ngôn gieo vân chân, lời thơ bình dị nhưng sâu lắng, cô đọng, lời
thơ giống như một lời kể chuyện thuật lại nét đẹp truyền thống xưa của dân tộc, kết
cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ, bài thơ chứa đựng đủ những yếu tố nghệ thuật
đặc sắc nhất.
- Qua những nét nghệ thuật tiêu biểu đó, tác giả thể hiện nỗi niềm xót thương đối
với ông đồ cũng như niềm tiếc nuối cho sự mất đi của một nền văn hóa dân tộc.
III. Kết bài
- Khẳng định giá trị, sức sống của bài thơ.


LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN CẢM THỤ
Câu 1:
Cho khổ thơ:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
1. Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài

thơ.
2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên. Phân tích hiệu quả
nghệ thuật của những biện pháp tu từ đó bằng đoạn văn khoảng 10 câu.
Trong đoạn có sử dụng một thán từ. Gạch chân thán từ đó.
Gợi ý:
- Câu hỏi tu từ: Người thuê viết nay đâu?
 thể hiện nỗi ngậm ngùi, tiếc nuối của nhà thơ khi thời kì huy hoàng của ông đồ
đã qua đi, giờ đây ông vẫn xuống phố nhưng đã bị mọi người thờ ơ, quên lãng.
- Biện pháp nhân hóa: Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu
 Giấy đỏ, nghiên mực không còn được dùng để thảo những nét chữ tài hoa, nên
giấy thì cứ bạc màu dần – không còn thắm đỏ, còn mực thì đọng lại trong nghiên.
Từ hình ảnh thực đó, Vũ Đình Liên đã sử dụng phép nhân hóa khiến cho giấy, mực
vốn vô tri vô giác trở nên có tâm hồn, biết thấm thía, nghĩ suy như con người. Phải
chăng giấy mực như những người bạn gắn bó bên ông đồ bao năm cũng như sầu tủi
bởi ông đồ ế khách, hay nỗi buồn của ông đồ đã thấm cả vào giấy mực? Hiểu theo
cách nào đi nữa chúng ta cũng thấy được nỗi ngậm ngùi, tiếc nuối, xót xa của tác
giả trước tình cảnh đáng thương của ông đồ thời hiện tại.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×