Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Đồ Án Thiết kế Hệ Thống Sấy Chuối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 55 trang )

Đồ án quá trình và thiết bị CNHH

MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................i
Danh mục bảng ............................................................................................................. iii
Danh mục hình ..............................................................................................................iv
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................ v
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CHUỐI ................................................................ 1

1.1

Sơ lược về chuối............................................................................................... 1

1.2

Thành phần dinh dưỡng ................................................................................... 1

1.3

Yếu tố ảnh hưởng đến chuối trong quá trình sấy ............................................. 2

1.4

Một số thông số vật lý của chuối ..................................................................... 3

CHƯƠNG 2
2.1

TỔNG QUAN VỀ SẤY...................................................................... 4



Sơ lược về sấy .................................................................................................. 4

2.2
Phân loại hệ thống sấy (sấy nhân tạo) .............................................................. 4
2.2.1 Hệ thống sấy tiếp xúc ................................................................................... 4
2.2.2 Hệ thống sấy bức xạ ..................................................................................... 4
2.2.3 Hệ thống sấy đối lưu .................................................................................... 5
2.3

Vật liệu sấy ....................................................................................................... 6

2.4

Tác nhân sấy ..................................................................................................... 6

2.5

Sơ đồ cân bằng vật chất của quá trình sấy ....................................................... 7

2.6

Xử lý hóa chất nguyên liệu .............................................................................. 8

2.7

Tia cực tím ....................................................................................................... 8

2.8


Qui trình công nghệ .......................................................................................... 9

CHƯƠNG 3

TÍNH TOÁN QUÁ TRÌNH SẤY LÝ THUYẾT ........................... 10

3.1

Chọn kiểu thiết bị sấy..................................................................................... 10

3.2

Chọn chế độ sấy ............................................................................................. 10

3.3

Tính toán lượng nhập liệu .............................................................................. 10

SVTH: Đinh Hoàng Anh

i


Đồ án quá trình và thiết bị CNHH

3.4

Thời gian sấy .................................................................................................. 11

3.5

Tính toán quá trình sấy lý thuyết ................................................................... 13
3.5.1 Thông số trạng thái của TNS ..................................................................... 13
3.5.2 Xác định kích thước thiết bị ....................................................................... 18
CHƯƠNG 4

TÍNH TOÁN QUÁ TRÌNH SẤY THỰC ....................................... 22

4.1
Tính toán tổn thất nhiệt .................................................................................. 22
4.1.1 Tổn thất do vật liệu sấy mang đi ................................................................ 22
4.1.2 Tổn thất do thiết bị truyền tải ..................................................................... 22
4.1.3 Tổn thất do môi trường .............................................................................. 23
4.2
Tính toán quá trình sấy thực........................................................................... 27
4.2.1 Thông số không khí sau quá trình sấy........................................................ 27
4.2.2 Thông số không khí sau buồng hòa trộn .................................................... 28
4.2.3 Thông số không khí sau khi ra khỏi calorife.............................................. 28
4.2.4 Lượng không khí khô thực tế cần dùng ..................................................... 29
4.2.5 Nhiệt lượng cần cung cấp cho calorife ...................................................... 29
CHƯƠNG 5

TÍNH TOÁN CHỌN CALORIFER VÀ THIẾT BỊ PHỤ ........... 31

5.1
Calorifer ......................................................................................................... 31
5.1.1 Sơ lược calorifer ......................................................................................... 31
5.1.2 Các thông số cơ bản yêu cầu để thiết kế calorifer ..................................... 32
5.1.3 Tính toán và thiết kế calorifer .................................................................... 32
5.2
Lò hơi ............................................................................................................. 33

5.2.1 Sơ lược lò hơi ............................................................................................. 33
5.2.2 Tính toán và chọn lò hơi ............................................................................ 34
5.3

Cyclone lọc bụi .............................................................................................. 35

5.4
Quạt ................................................................................................................ 36
5.4.1 Tính trở lực................................................................................................. 36
5.4.2 Chọn quạt ................................................................................................... 45
5.5

Hệ thống truyền động ..................................................................................... 46

CHƯƠNG 6

TÍNH TOÁN GIÁ THÀNH ............................................................. 48

CHƯƠNG 7

KẾT LUẬN ....................................................................................... 49

Tài Liệu Tham Khảo .................................................................................................... 50
SVTH: Đinh Hoàng Anh

ii


Đồ án quá trình và thiết bị CNHH


Danh mục bảng
Bảng 3-1 Kết quả tính toán các thông số trạng thái của TNS ........................................ 17
Bảng 3-2 Kết quả tiêu hao không khí và nhiệt lý thuyết................................................ 17
Bảng 3-3 Kích thước của các thiết bị ............................................................................. 21
Bảng 4-1 Cân bằng nhiệt của hệ thống sấy .................................................................... 30
Bảng 5-1 Catalog một số lò hơi đốt dầu kiểu trực lưu ................................................... 34

SVTH: Đinh Hoàng Anh

iii


Đồ án quá trình và thiết bị CNHH

Danh mục hình
Hình 2-1 Sơ đồ cân bằng vật chất của quá trình sấy [2] .................................................. 7
Hình 2-2 Sơ đồ quy trình công nghệ (Sơ đồ khối) ........................................................... 9
Hình 3-1 Đồ thị I-d của quá trình sấy lý thuyết hồi lưu [3] ........................................... 13
Hình 4-1 Kết cấu tường bao ........................................................................................... 23
Hình 5-1 Calorifer khí – hơi ........................................................................................... 31
Hình 5-2 Nguyên lý hệ thống lò hơi .............................................................................. 33
Hình 5-3 Lò hơi loại LD0,5/8D trên thị trường ............................................................. 34
Hình 5-4 Cyclone lọc bụi và các thông số kích thước ................................................... 35
Hình 5-5 Sơ đồ tính toán khí động ................................................................................. 36

SVTH: Đinh Hoàng Anh

iv



Đồ án quá trình và thiết bị CNHH

LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam – một nước có nền nông nghiệp phát triển lâu đời nhờ vào những
mảnh đất phù sa màu mỡ, thế nên các loại nông sản ngày càng phát triển và phong phú.
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì kéo theo đó là nhu cầu của con
người ngày càng tăng cao cũng như các sản phẩm trên thị trường ngoài mẫu mã và bao
bì đẹp thì còn phải chất lượng và đa dạng. Nắm được thị hiếu đó của người tiêu dùng
cũng như những cấp bách trong việc bảo quản các nông sản sau khi thu hoạch thì người
ta chọn phương pháp sấy là thích hợp nhất.
Sấy là quá trình công nghệ được sử dụng trong rất nhiều ngành công nông
nghiệp. Sấy không chỉ là quá trình tách nước và hơi nước ra khỏi vật liệu sấy đơn thuần
mà nó còn là một quá trình công nghệ. Nó đòi hỏi sau khi sấy vật liệu phải đảm bảo
chất lượng cao, tiêu tốn ít năng lượng và chi phí vận hành thấp.
Và vật liệu sấy được nhắc đến trong đồ án lần này là chuối. Vì trong chuối có
chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cũng như các vitamin và khoáng chất có lợi cho con
người. Nhưng do chuối rất dễ hư hỏng nên người ta chọn phương pháp sấy để kéo dài
thời gian bảo quản cũng như tiêu thụ được nhiều hơn.
Phương pháp sấy là đề tài mà em chọn thực hiện. Do đây là lần đầu em thiết kế
một hệ thống sấy như vậy nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót cũng như
kiến thức và tài liệu tham khảo còn hạn chế. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận
tình và chỉ bảo của thầy Lương Huỳnh Vủ Thanh để em thực hiện tốt đồ án lần này.
Cần Thơ, ngày….tháng….năm….
Người thiết kế

Đinh Hoàng Anh

SVTH: Đinh Hoàng Anh

v



Đồ án quá trình và thiết bị CNHH

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CHUỐI

1.1 Sơ lược về chuối
Các di tích khảo cổ học cho rằng, chuối đã được trồng cách đây hơn 7,000 năm .
Đối với hầu hết mọi người, chuối chỉ là một loại quả màu vàng, hình dạng dài, có vị
ngọt và không có hạt. Đó chỉ là một loại chuối được gọi là Cavendish trong số hàng
nghìn loại chuối được tìm thấy trên thế giới, bao gồm cả một số loại hoang dã mang
đầy hạt trong chúng [4].
Chuối là cây ăn quả, chúng thuộc vào nhóm thực vật thân thảo. Chuối là một
loại cây nhiệt đới, có nguồn gốc ở Châu Á và cụ thể hơn là tại Malaysia. Từ Malaysia
cây chuối dần được trồng rộng rãi hơn trên toàn Châu Á sau đó lan rộng sang Châu Phi
sau đó là trên toàn thế giới và trở thành loại trái cây được yêu thích hàng đầu thế giới
và cũng là loại thực phẩm được tiêu thụ nhiều nhất thế giới chỉ sau: Lúa mì, gạo và ngô
[4].
Mỗi cây chuối chỉ có thể nở hoa một lần và kết quả, các quả chuối gắn kết với
nhau thành buồng, mỗi buồng có từ 5 – 8 nải, mỗi nải có thể có tới 20 quả.
Một số loại dịch bệnh trên chuối đã gây thiệt hại lớn đến diện tích chuối được
trồng trên toàn thế giới như là: bệnh Panama, bệnh héo ở cây chuối, black sigatoka,…
Để ứng phó với các loại bệnh này người ta đã bước đầu nghiên cứu về giống chuối biến
đổi gen.
Hiện nay trên thế giới có ít nhất 107 quốc gia trồng chuối với nhiều mục đích
khác nhau: chủ yếu dùng làm trái cây, kế đến là dùng để lấy sợi, sản xuất rượu chuối và
làm cây cảnh,… [4]
Ở Việt Nam, chuối được trồng ở khắp các vùng miền trên cả nước. Một số loại

chuối phổ biến nhất ở nước ta hầu hết đều thuộc loại Cavendish như là: chuối già,
chuối xiêm, chuối cao, chuối bom,…
1.2 Thành phần dinh dưỡng
Chuối chín tươi (không bao gồm vỏ) chứa khoảng 75% nước, 23%
carbohydrate, 1% protein và một lượng nhỏ chất béo không đáng kể. Chuối là loại thực
phẩm giàu năng lượng và bổ dưỡng cứ 100g chuối cung cấp cho chúng ta khoảng 89
kcal và nhiều loại khoáng chất.

SVTH: Đinh Hoàng Anh

1


Đồ án quá trình và thiết bị CNHH

Bảng 1-1 Một số thành phần dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng có trong chuối [4]
Thành phần dinh dưỡng (g)
Chất
béo
0,33

Protein
1,09

Chất

Đường




tổng

2,6

12,23

Nguyên tố vi lượng (mg)
Nước Canxi Magie

Sắt

74,91

0,26

5

27

Photpho Kali Natri Kẽm
22

358

1

0,15

Ngoài ra, chuối còn chứa nhiều loại vitamin như là vitamin C, vitamin A,
vitamin B6, vitamin B12, vitamin D, vitamin K, Niacin, Thiamin,… giúp cung cấp cho

cơ thể chúng ta một lượng lớn các loại vitamin cho hoạt động sống thường ngày [4].
1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến chuối trong quá trình sấy
Trong quá trình sấy chuối quả xảy ra một loạt biến đổi hóa sinh, hóa lý, cấu trúc
cơ học và các biến đổi bất lợi khác, làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Những
biến đổi cơ học bao gồm sự biến dạng, nứt, cong queo, biến đổi độ xốp ... Sự thay đổi
hệ keo do pha rắn (protein, tinh bột, đường,..) bị biến tính thuộc về những biến đổi hóa
lý. Những biến đổi hóa sinh trong quá trình sấy là những phản ứng tạo thành
melanoidin, caramen, những phản ứng oxy hóa và polyme hóa các hợp chất
poliphenol, phân hủy vitamin và biến đổi chất màu [2].
Hàm lượng vitamin trong chuối quả sấy thường thấp hơn trong chuối quả tươi vì
chúng bị phá hủy một phần trong quá trình sấy và xử lý trước khi sấy. Trong các
vitamin thì axit ascobic và caroten bị tổn thất là do quá trình oxy hóa. Riboflavin nhạy
cảm với ánh sáng, còn thiamin bị phá hủy bởi nhiệt và sự sunfit hóa [2].
Để tránh hoặc làm chậm các biến đổi không thuận nghịch ấy, cũng như tạo điều
kiện để ẩm thoát ra khỏi chuối quả một cách dễ dàng, cần có chế độ sấy thích hợp cho
từng loại sản phẩm.
Nhiệt độ sấy: Nhiệt độ sấy càng cao thì tốc độ sấy càng nhanh, quá trình càng có
hiệu quả cao. Nhưng không thể sử dụng nhiệt độ sấy cao cho sấy chuối quả vì chuối
quả là sản phẩm chịu nhiệt kém. Trong môi trường ẩm, nếu nhiệt độ cao hơn 60 C thì
protein đã bị biến tính; trên 90 C thì fructoza bắt đầu bị caramen hóa, các phản ứng
tạo ra melanoidin, polime hóa các hợp chất cao phân tử xảy ra mạnh. Còn ở nhiệt độ
cao hơn nữa, chuối quả có thể bị cháy Vì vậy, để sấy chuối quả thường dùng chế độ
sấy ôn hòa, nhiệt độ sấy không quá cao [2].

SVTH: Đinh Hoàng Anh

2


Đồ án quá trình và thiết bị CNHH


1.4 Một số thông số vật lý của chuối
- Loại chuối: chuối xiêm.
- Khối lượng riêng: ρ = 977 kg/m3 [2]
- Nhiệt dung riêng: c = 1,0269 (kJ.kg-1.K-1) [2]
- Hệ số dẫn nhiệt: λ = 0,52 (W.m-1.K-1) [2]
- Đường kính quả chuối: Dc = 3 ÷ 5 (cm) (chọn 4 cm để tính toán) [2]
- Chiều dài quả chuối: Lc = 8 ÷ 12 (cm) (chọn 10 cm để tính toán) [2]
- Khối lượng 1 quả chuối: mc = 70 ÷ 125 (g) (chọn 120 g để tính toán) [2]
- Độ ẩm của chuối: ω1 = 75 ÷ 80% (chọn 75% để tính toán) [2]
- Độ ẩm của chuối sau khi sấy: ω2 = 15 ÷ 20% (chọn 18% để tính toán) [2]
- Độ ẩm cân bằng của chuối: ωcb = 15% [2]
- Nhiệt độ sấy cho phép của chuối: tc = 60 ÷ 90 C (chọn nhiệt độ sấy là 75 C)
[2]

SVTH: Đinh Hoàng Anh

3


Đồ án quá trình và thiết bị CNHH

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN VỀ SẤY

2.1 Sơ lược về sấy
Sấy là sự bốc hơi nước của sản phẩm bằng nhiệt ở nhiệt độ thích hợp, là quá
trình khuếch tán do chênh lệch độ ẩm ở bề mặt và bên trong vật liệu, hay nói cách khác
là sự chênh lệch áp suất hơi riêng phần ở bề mặt vật liệu và môi trường xung quanh [2].

Hiện nay, có hai quá trình sấy là quá trình sấy tự nhiên và quá trình sấy nhân
tạo.
Sấy tự nhiên: sử dụng các tác nhân nắng, gió,… Phương pháp này thời gian sấy
dài, tốn diện tích đất lớn, khó điều chỉnh độ ẩm VLS ở cuối. Quá trình sấy này phụ
thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết.
Sấy nhận tạo: quá trình cung cấp nhiệt, nghĩa là phải dùng đến TNS như khói lò,
hơi bão hòa, không khí nóng,… Đặc điểm là quá trình sấy nhanh, có thể dễ dàng điều
khiển các thông số của sản phẩm.
2.2 Phân loại hệ thống sấy (sấy nhân tạo)
Hiện nay, có khá nhiều loại hệ thống sấy nhưng phổ biến và thông dụng nhất
vẫn là hệ thống sấy đối lưu.
2.2.1

Hệ thống sấy tiếp xúc
a. Hệ thống sấy lô

Loại hệ thống sấy chuyên dùng để sấy hoặc là các vật liệu sấy dạng tấm như vải,
carton, giấy… Thiết bị sấy trong hệ thống này là những trụ tròn, thường được gọi là lô.
Được cung cấp nhiệt thường nhờ vào hơi nước bão hòa. Các vật liệu sấy được cuộn
tròn từ lô này đến lô khác và nhận nhiệt bằng dẫn nhiệt từ bề mặt các lô [2].
b. Hệ thống sấy tang
Là hệ thống sấy chuyên dùng để sấy các vật liệu dạng bột nhão. Thiết bị sấy
trong hệ thống này cũng tương tự như hệ thống sấy lô là một trụ tròn, có thể là dạng
trống. Bột nhão bám vào tang của hình trụ và nhận nhiệt bằng dẫn nhiệt. Sau khi sấy sẽ
có thiết bị khác tách bột ra khỏi tang [2].
2.2.2

Hệ thống sấy bức xạ

Các vật liệu thường dùng hệ thống sấy bức xạ là: vật liệu tấm mỏng, vải, lớp sơn

kim loại, sách, bìa, phim ảnh [2].
SVTH: Đinh Hoàng Anh

4


Đồ án quá trình và thiết bị CNHH

Có thể phân loại hệ thống sấy này theo nguồn năng lượng đốt nóng bề mặt bức
xạ hoặc tính chất của bề mặt bức xạ.
Hệ thống sấy bức xạ thường tốn kém chi phí vận hành cao, vì vậy rất ít khi được
ứng dụng ngoại trừ yêu cầu của công nghệ.
- Hệ thống sấy bức xạ dùng đèn hồng ngoại.
- Hệ thống sấy bức xạ dùng bề mặt bức xạ.
2.2.3

Hệ thống sấy đối lưu
a. Hệ thống sấy buồng.

Cấu tạo chủ yếu của hệ thống sấy buồng là buồng sấy. Trong buồng sấy có thiết
bị để vận chuyển vật liệu sấy trong buồng được gọi là thiết bị truyền tải. Kích thước
của buồng sấy thường nhỏ nên hệ thống sấy buồng thường hoạt động theo chu kì từng
mẻ. Ngoài ra, nếu buồng sấy có năng suất ít và thiết bị truyền tải là xe goòng thì hệ
thống này còn có tên là tủ sấy [2].
b. Hệ thống sấy hầm
Trong hệ thống sấy hầm thiết bị sấy là một hầm dài. Thiết bị truyền tải thường
là xe goòng hoặc là băng tải. Hầm sấy có thể hoạt động bán liên tục và cả liên tục.
Ngoài ra, năng suất của hầm sấy thường lớn hơn năng suất của hệ thống sấy buồng.
Cấu tạo của hệ thống sấy hầm bao gồm ba phân chính: hầm sấy, calorifer và
quạt. Trong đó vật liệu sấy và tác nhân sấy thực hiện quá trình trao đổi nhiệt - ẩm. Các

hệ thống sấy hầm có thể điều chỉnh cho tác nhân sấy và vật liệu sấy đi cùng chiều hoặc
là ngược chiều, hoặc zích zắc, hồi lưu hay không hồi lưu tùy thuộc vào mục đích thiết
kế [2].
c. Hệ thống sấy thùng quay
Thiết bị sấy trong hệ thống này là một thùng sấy hình trụ tròn đặt nghiêng một
góc nào đó thích hợp. Trong thùng sấy người ta bố trí các cánh xáo trộn. Khi thùng
quay, vật liệu sấy vừa chuyển động từ đầu này đến đầu kia của thùng sấy vừa bị xáo
trộn từ trên xuống dưới. TNS cũng đi từ đầu vào đến đầu ra của thùng sấy. Hệ thống
sấy thùng quay chuyên dùng cho sấy hạt và cục nhỏ và thường làm việc ở chế độ liên
tục [2].
d. Hệ thống sấy tháp
Trong hệ thống sấy này thiết bị sấy là một tháp sấy, trong đó người ta đặt một
loạt kênh dẫn và kênh thải TNS xen kẽ nhau. LVS trong hệ thống này là dạng hạt tự di
SVTH: Đinh Hoàng Anh

5


Đồ án quá trình và thiết bị CNHH

chuyển từ trên xuống dưới. TNS từ các kênh dẫn đi xuyên qua lớp hạt chuyển động và
đi vào kênh thải ra ngoài. Hệ thống này thường là hệ thống sấy ở chế độ liên tục [2].
e. Hệ thống sấy tầng sôi
Trong hệ thống sấy này, thiết bị sấy là buồng sấy. Trong buồng người ta bố trí
các ghi dỡ VLS. TNS có thông số thích hợp được đưa vào dưới ghi và làm cho VLS
chuyển động bập bùng trên ghi. Hệ thống này chuyên dùng để sấy hạt, hạt khô nhẹ hơn
sẽ ở phần trên của tầng sôi và được lấy ra khỏi thiết bị sấy một cách liên lục [2].
f. Hệ thống sấy phun
Là hệ thống sấy chuyên dùng để sấy các dung dịch huyền phù. Thiết bị sấy
trong hệ thống này là một hình chóp trụ, phần chóp hướng xuống dưới. Dung dịch

được bơm áp suất cao vào vòi phun hoặc đĩa quay ở đỉnh tháp tạo thành những hạt
dung dịch bay lơ lửng trong thiết bị sấy. VLS khô thu được ở đáy chóp và được lấy ra
liên tục hoặc theo chu kì [2].
g. Hệ thống sấy khí động
Có rất nhiều dạng hệ thống sấy sấy khí động. Thiết bị sấy trong hệ thống này có
thể là một ống tròn hoặc hình phễu, trong đó TNS có tộc độ cao vừa làm nhiệm vụ sấy
vừa vận chuyển VLS từ đầu này đến đầu kia của thiết bị sấy. Tốc độ của TNS có thể
đạt 40 ÷ 50 m/s. VLS trong hệ thống này phải là những hạt, mảnh nhỏ và độ ẩm cần
lấy đi trong quá trình sấy là độ ẩm bề mặt [2].
2.3 Vật liệu sấy
Vật liệu sấy là những nguyên liệu đưa vào quá trình sấy, là những vật thể chứa
lượng chất lỏng nhất định tuy vào vật liệu khác nhau. Vật liệu sấy bao gồm vật liệu khô
tuyệt đối và ẩm [2].
Vật liệu sấy thường là các nông – lâm – thủy sản hay các dung dịch huyền phù
như sữa, xà phòng,… Với các loại vật liệu sấy khác nhau có các quy trình sấy khác
nhau.
2.4 Tác nhân sấy
Có vai trò: gia nhiệt cho vật liệu sấy, tải ẩm, bảo vệ vật liệu sấy khỏi bị hỏng do
quá nhiệt [2].
Nhưng cũng tùy thuộc vào phương pháp sấy, TNS có thể thay đổi vai trò.
Sấy đối lưu, TNS đóng vai trò gia nhiệt và tải ẩm.
SVTH: Đinh Hoàng Anh

6


Đồ án quá trình và thiết bị CNHH

Sấy bức xạ, TNS đóng vai trò tải ẩm và bảo vệ vật liệu sấy.
Sấy tiếp xúc, TNS đóng vai trò tải ẩm.

Sấy bằng điện, TNS đóng vai trò tải ẩm.
Một số loại TNS là: Không khí ẩm, khói lò, hỗn hợp không khí hơi và hơi nước,
hơi quá nhiệt,…
2.5 Sơ đồ cân bằng vật chất của quá trình sấy

Hình 2-1 Sơ đồ cân bằng vật chất của quá trình sấy [2]

mG  mW  mL (1  X 1 )  mG  mL (1  X 3 )
mG .iGv  mW .iWv  mL .i1  Q  Qbs  mG .iGr  mL .i3  Qtt
Trong đó:
m là khối lượng của dạng vật chất (kg/h)
X là độ ẩm của không khí (kg ẩm/kg KKK)
t là nhiệt độ tại điểm đó ( ºC)
G là sản phẩm sấy
L là tác nhân sấy
W là hơi nước (độ ẩm của vật liệu)

SVTH: Đinh Hoàng Anh

7


Đồ án quá trình và thiết bị CNHH

i là nhiệt liên kết
Q là nhiệt lượng (kJ/h)
2.6 Xử lý hóa chất nguyên liệu
Trên bề mặt chuối có một lớp bột bao quanh nếu không được loại bỏ sẽ làm cho
chuối có màu trắng loang lỗ và xù xì. Để loại bỏ lớp bột này, ta cần xoa chuối bằng tay
trong chậu nước.

Xử lý hóa chất nhằm các mục đích như là: giảm thời gian thao tác, cải thiện màu
sản phẩm, bảo vệ sản phẩm,…
Hóa chất chọn cho quá trình này phải rẽ, dễ tìm, không độc, không làm thay đổi
mùi vị của sản phẩm, không ảnh hưởng xấu đến người thao tác và người tiêu dùng.
Hóa chất thường được sử dụng là: hỗn hợp dung dịch NaHSO3 và HCl hoặc hỗn
hợp dung dịch NaHSO3 và Al2(SO4)3,… nhưng hỗn hợp hiệu quả nhất là dung dịch
HCl 0,05 % và Al2(SO4)3 0,5 %. HCl ở nồng độ trên không ảnh hưởng xấu đến người
thao tác, dễ mua, dễ xử lý, chi phí thấp. Ngoài ra, phèn chua còn sát trùng nhẹ bề mặt
chuối.
Tác dụng của một số loại hóa chất: Acid citric làm kìm hãm sự biến đổi màu
không do enzyme. Sunfit hóa có tính khử mạnh, tác động làm biến đổi nhóm hoạt động
của enzyme oxy hóa (ascobinaza, peroxidaza) làm chậm các phản ứng sẫm màu. Chất
tạo nhũ tương (monostearat glyxegin, albumin) làm tăng chất lượng sản phẩm sấy ứng
dụng trong lỹ thuật sấy màng bọt. Canxi clorua làm chậm quá trình sẫm màu, ngăn
ngừa hiện tượng nhũn trong quá trình sấy, tăng độ cứng của sản phẩm (tạo phức pectat
canxi).
2.7 Tia cực tím
Sau khi sấy xong chuối được làm nguội và phục hồi trạng thái do hút ẩm trở lại
để có độ mềm dẻo nhất định rồi mới đóng gói. Thời gian này thường có thể lên đến vài
ngày, vì vậy trong môi trường khí quyển không đảm bảo an toàn vệ sinh công nghiệp,
sản phẩm dễ bị vi sinh vật tấn công. Vì vậy tia cực tím có khả năng diệt vi sinh vật
trước khi đóng gói và biện pháp này rất an toàn đáp ứng quy định về an toàn thực phẩm
[2].

SVTH: Đinh Hoàng Anh

8


Đồ án quá trình và thiết bị CNHH


2.8 Qui trình công nghệ

Hình 2-2 Sơ đồ quy trình công nghệ (Sơ đồ khối)

Thuyết minh quy trình: Nguyên liệu chuối sau khi được nhập về sẽ qua quá
trình phân loại lại để loại bỏ các quả bị hư hại trong quá trình vận chuyển hoặc không
đạt tiêu chuẩn. Sau đó chuối được rửa sạch và bóc vỏ, cắt đầu rồi rửa lại nhẹ bằng nước
sạch để loại bỏ lớp xơ phía ngoài còn xót lại trên quả chuối. Sau đó, đém đi xử lý hóa
chất như là ngâm vào dung dịch canxi clorua ( 2 ÷ 4 %) hay là sunfit hóa chuối bằng
cách nhúng chuối vào dung dịch SO2 tự do có hàm lượng 0,2 ÷ 1 % trong 5 ÷ 20 phút.
Sau khi xử lý hóa chất, chuối được xếp vào các khay chuẩn bị cho quá trình sấy. Quá
trình sấy diễn ra trong điều kiện nhiệt độ 80 ÷ 95 C cho đến khi đạt yêu cầu. Sau khi
sấy xong, ta cần làm nguội sản phẩm trước khi phân loại lại một lần nữa. Sau khi phân
loại xong, sản phẩm được đem đi đóng gói. Các dạng vật liệu thường dùng làm bao bì
cho sản phẩm sấy là: giấy các tông và chết dẻo (PE, PVC,…)

SVTH: Đinh Hoàng Anh

9


Đồ án quá trình và thiết bị CNHH

CHƯƠNG 3

TÍNH TOÁN QUÁ TRÌNH SẤY LÝ THUYẾT

3.1 Chọn kiểu thiết bị sấy
Theo yêu cầu của đồ án nên phải sử dụng kiểu thiết bị sấy hầm.

3.2 Chọn chế độ sấy
Giả sử chọn Cần Thơ (t0 = 26,6 C, φ0 = 83%) [1] làm nơi đặt thiết bị và tại đây
sản lượng nguyên liệu cung cấp là đủ cung cấp cho quá trình sấy [1].
Chọn chế độ sấy liên tục vì chuối là nguồn nguyên liệu cung cấp liên tục và đặc
điểm của sản phẩm chuối không đòi hỏi sự kiểm tra nghiêm ngặt.
Chọn chế độ sấy ngược chiều vì tuy chuối là VLS dễ hút ẩm trở lại nhưng do độ
ẩm cân bằng thấp hơn hẳn so với độ ẩm của sản phẩm sấy. Và cũng vì ở chế độ sấy
ngược chiều sẽ hạn chế sự cháy cũng như là sự cong vênh của sản phẩm sấy. Vì vậy ta
chọn chế độ sấy hồi lưu TNS để tạo nên môi trường sấy tối ưu mà lại êm dịu hơn.
Ngoài ra khi hồi lưu TNS ta cũng có thể thay đổi chế độ sấy dựa trên sự thay đổi hệ số
hồi lưu [2].
Với hệ thống hầm sấy chuối nguyên trái, ta chọn gia nhiệt cho không khí đến
nhiệt độ 85 C và nhiệt độ không khí ra khỏi hầm sấy là 50 C (lựa chọn không quá
thấp để tránh hiện tượng đọng sương bên trong hầm sấy).
Do nhiệt độ TNS trong hầm khá cao nên ta không lựa chọn sử dụng kiểu sấy có
đốt nóng trung gian.
Trong hệ thống sấy đối lưu, tổn thất nhiệt do TNS mang đi là rất lớn. Đồng thời
sản phẩm là thực phẩm dành phục vụ cho con người nên có yêu cầu chất lượng cao. Vì
vậy ta lựa chọn chế độ sấy hồi lưu một phần TNS để tránh sử dụng lượng lớn không
khí ngoài trời. Vì khi sử dụng không khí ngoài trời lớn sẽ phát sinh tiêu tốn trong quá
trình vận hành (lọc bụi). Đồng thời khi sấy hồi lưu một phần sẽ giúp sản phẩm sấy ít
công vênh và nứt hơn vì chế độ sấy êm dịu hơn so với sấy không hồi lưu [2].
Sử dụng môi chất sấy là không khí.
Chất tải nhiệt là hơi nước bão hòa có áp suất 4 bar.
3.3 Tính toán lượng nhập liệu
Chọn khối lượng VLS vào thiết bị là: G1 = 100 (kg/h).
Vậy lượng ẩm cần bốc hơi là: (công thức 2.1 trang 43 [3])
SVTH: Đinh Hoàng Anh

10



Đồ án quá trình và thiết bị CNHH

W  G1 

1  2
75  18
 100 
 69,51 (kg/h) (Công thức 3-1)
100   2
100  18

Khối lượng sản phẩm sau khi sấy là: (công thức VII.17 trang 102 [1])

G1  G2  W  G2  G1  W  100  69,51  30,49 (kg/h) (Công thức 3-2)
3.4 Thời gian sấy
Giả thiết tốc độ TNS trong hầm sấy là v0 = 4,5 (m/s).
Hệ số trao đổi nhiệt đối lưu: (công thức 7.46 trang 144 [2])

1  6,15  4,17  v0  6,15  4,17  4,5  24,915 (W.m-1K-1)
Trong giai đoạn sấy đẳng tốc, độ chênh lệch nhiệt độ giữa TNS và bề mặt vật
liệu thường vào khoảng 5 - 10 C [2].
Mật độ dòng nhiệt trên bề mặt: (công thức 5.5 trang 98 [2])

J1b  1  (tm  tb )  24,915  8  199,32 (W/m) = 717,552 (kJ.m-1.h-1)
Trong đó:
(tm – tb) : độ chênh lệch nhiệt độ giữa TNS và bề mặt vật liệu
trong giai đoạn sấy đẳng tốc.
Cường độ bay hơi ẩm: (công thức 5.3 trang 97 [2])


J 2b 

J1b 717,552

 0, 287 (kg.h-1.m-1)
r
2500

Trong đó:
r = 2500 (J/kg) : ẩn nhiệt hóa hơi
Tốc độ sấy: (công thức 5.18 trang 100 [2])

N

100  J 2b
 100  J 2b  f  100  0, 287  0,7  20,09 (%/h)
R  0

Trong đó:

SVTH: Đinh Hoàng Anh

11


Đồ án quá trình và thiết bị CNHH

f 


1
 0,7 (m2.kg-1) là bề mặt riêng của vật liệu [4].
R  0

Độ ẩm tới hạn: (công thức 3.38 trang 9 [5])

th 

1
1,8

 cb 

75
 15  56,67%
1,8

Thời gian sấy đẳng tốc: (công thức 5.2 trang 97 [2])

1 

1  cb
N



75  15
 3 (h)
20,096


Thời gian sấy giảm tốc: (công thức 5.29 trang 103 [2])

2 

th  cb
N

 ln

th  cb 56,67  15
56,67  15

 ln
 5,5 (h)
2  cb
20,096
18  15

Tổng thời gian sấy: chọn hệ số dự phòng thời gian là A = 1,5 (công thức 1.26
trang 33 [3])

  A  ( 1   2 )  1,5  (3  5,5)  12,75  13 (h)

SVTH: Đinh Hoàng Anh

12


Đồ án quá trình và thiết bị CNHH


3.5 Tính toán quá trình sấy lý thuyết
3.5.1

Thông số trạng thái của TNS

Hình 3-1 Đồ thị I-d của quá trình sấy lý thuyết hồi lưu [3]

a. Thông số tại điểm O (không khí bên ngoài)
Nhiệt độ tại điểm O tức là nhiệt độ không khí trước khi vào calorife cũng chính
là nhiệt độ của không khí ở trong xưởng. Vì nhiệt độ bên trong xưởng luôn khác so với
lượng không khí bên ngoài môi trường từ 2÷3 C vì vậy ta chọn t0 = 29 C và φ0 =
79%.
-Áp suất bão hòa hơi nước tại điểm O có nhiệt độ: tbh0= 29 C ( công thức 1.8
trang 16 thiết kế hệ thống thiết bị sấy).


Pbh0 = exp 12 


4026, 42 
4026, 42 

  exp 12 
  0.0398 (bar)
235,5  tbh 0 
235,5  29 


Xác định được độ chứa hơi: (công thức 1.10 trang 16 [3])
0  pbh 0

0,79  0,0398
d0  0,621
 0,621
 0,02 (kg/kg KKK)
p  0  pbh 0
0,9933  0,79  0,0398
SVTH: Đinh Hoàng Anh

13


Đồ án quá trình và thiết bị CNHH

Trong đó:

745
(bar).
750
Pbh0 – Áp suất bão hòa của hơi nước ở nhiệt độ tbh0.
p - Áp suất không khí ẩm =

Tính được entanpy của không khí ẩm: (công thức 1.13 trang 17 [3])

I 0  C pk  t0  d0  (r  C ph  t0 )  1 29  0,02  (2500  1,9  29)  80,102 (kJ/kg KKK)
Khối lượng riêng của không khí khô: (công thức 1.16 trang 20 [3])

0 

( p  0  pbh 0 ) 105 (0,9933  0,79  0.0398) 105


 1,1097 (kg/m3)
Rk  (273  t0 )
287  (273  29)
b. Thông số tại điểm 1 (sau calorife và trước và buồng sấy)

Áp suất bão hòa hơi nước tại tại điểm 1 có nhiệt độ t1 = 85 C (công thức 1.8
trang 16, thiết kế hệ thống thiết bị sấy).

4026, 42 
4026, 42 

Pbh1  exp 12 
  exp 12 
  0,57 (bar)
235,5  t1 
235,5  85 



Trạng thái không khí tại điểm I được xác định bởi các thông số là nhiệt độ t1, độ
ẩm tương đối φ1. Từ đó ta xác định được độ chứa hơi: (công thức 1.10 trang 16 [3])
 p
0,104  0,57
d1  0,621 1 1  0,621
 0,03 (kg/kg KKK)
p  1  p1
0,9933  0,104  0,57
Trong đó:
745
p - Áp suất không khí ẩm =

(bar).
750
p1 – Áp suất bão hòa của hơi nước ở nhiệt độ t1.
Tính được entanpy của không khí ẩm: (công thức 1.13 trang 17 [3])
I1  C pk  t1  d1  (r  C ph  t1 )  1 85  0,03  (2500  1,9  85)  164,845 (kJ/kg KKK)
Trong đó:
Cpk  1 (kJ.kg-1.K-1) là nhiệt dung riêng của KKK.
Cph  1,9 (kJ.kg-1.K-1) là nhiệt dung riêng của hơi nước.
r  2500 (kJ/kg) là nhiệt ẩn hóa hơi của nước.
Độ ẩm tương đối: (công thức 1.10 trang 16 [3]).
1 

d1  P
0, 03  0,9933

 0, 08 %
(0, 621  d1 )  Pbh1 (0, 621  0, 03)  0,57

SVTH: Đinh Hoàng Anh

14


Đồ án quá trình và thiết bị CNHH

Khối lượng riêng của không khí khô: (công thức 1.16 trang 20 [3])
( p  1  Pbh1 ) 105 (0,9933  0,104  0,57) 105
1 

 0,889 (kg/m3)

Rk  (273  t1 )
287  (273  85)
Trong đó:
Rk  287
c. Thông số không khí tại điểm 2 (sau quá trình sấy)
Áp suất bão hòa hơi nước tại điểm 2 có nhiệt độ t2 = 50˚C (công thức 1.8 trang
16, thiết kế hệ thống thiết bị sấy).

4026, 42 
4026, 42 

Pbh 2  exp 12 
  exp 12 
  0,122 (bar)
235,5

t
235,5

50



2

Dựa vào đồ thị I-d ta thấy I2 = I1.
Nên ta tính được độ chứa hơi: (công thức 1.13 trang 16 [3]
(n  1)  C pk  (t1  t2 )  d 0  (r  C ph  t2 )
d2 
(r  C ph  t2 )  n  C ph  (t1  t2 )

d2 

(2  1) 1 (85  50)  0,02  (2500  1,9  50)
 0,064 (kg/kg KKK)
(2500  1,9  50)  2 1,9  (85  50)

Độ ẩm tương đối: (công thức 1.10 trang 16 [3])

2 

d2  p
0,064  0,9933
100 
100  76%
(0,621  d 2 )  Pbh 2
(0,621  0,064)  0,122

Khối lượng riêng của không khí khô: (công thức 1.16 trang 20 [3])

( p  2  Pbh 2 ) 105 (0,9933  0,76  0,122) 105
2 

 0,971(kg/m3)
Rk  (273  t2 )
287  (273  50)
d. Thông số tại điểm M (trạng thái hỗn hợp)
Theo đồ thị I-d ta có d1 = dM.
Hệ số hồi lưu n được định nghĩa là lượng khí (kg) hồi lưu để hòa trộn với 1 kg
không khí. (công thức 2.8 trang 49 [3]).


n

SVTH: Đinh Hoàng Anh

d M  d0
d2  dM
15


Đồ án quá trình và thiết bị CNHH

Vậy dM 

d0  n  d2 0,02  2  0,064

 0,049 (kg/kgKKK)
n 1
2 1

Tuy nhiên ở đây ta chọn n = 2 tức là hồi lưu 66,67% lượng TNS sau quá trình sấy.
Nhiệt độ của hỗn hợp: (công thức 2.9 trang 49 [3])
t  n  t2 29  2  50
tM  0

 43 C
n 1
2 1
Áp suất bão hòa hơi nước tại điểm M có nhiệt độ tM = 43 oC.

4026, 42 

4026, 42 

PbhM  exp 12 
  exp 12 
  0, 0856 (bar)
235,5  tM 
235,5  43 



Entanpy của không khí ẩm: (công thức 1.13 trang 17 [3])

I M  C pk  tM  d1  (r  C ph  tM )  1 43  0,049  (2500  1,9  43)
= 169,503 (kJ/kg KKK)
Độ ẩm tương đối: (công thức 1.10 trang 16 [3])

M 

dM  p
0,049  0,9933
100 
 100  85%
(0,621  d M )  PbhM
(0,621  0,049)  0,0856

Khối lượng riêng của không khí khô: (công thức 1.16 trang 20 [3])

( p  M  PbhM ) 105 (0,9933  0,85  0,0856) 105
M 


 1,015 (kg/m3)
Rk  (273  tM )
287  (273  43)
e. Tiêu hao không khí lý thuyết
Lượng không khí khô cần để bay hơi 1kg KK ẩm (công thức 2.11 và 2.12 trang
49 [3]).

l0 

1
1

 66,67 (kg KKK/kg ẩm)
d 2  d M 0,064  0,049

L0  W  l0  69,51 66,67  4634, 2317 (kg/h)
Lượng thể tích không khí trung bình cần dùng trong 1 giờ:

SVTH: Đinh Hoàng Anh

16


Đồ án quá trình và thiết bị CNHH

V0 

L0

k




4634, 2317
 4983,045 (m3/h)
0,93

Trong đó:
ρk là khối lượng riêng trung bình của TNS theo nhiệt độ ttb (kg/cm3)
Với ttb 

85  50
 67,5 C
2

f. Tiêu hao nhiệt lý thuyết
Sử dụng công thức 2.13 và 2.14 trang 49 [3].

q0  l0  ( I1  I M )  66,67  (215,4135  169,503)  3060,85 (kJ/kg ẩm)
Q0  q0  W  L0  ( I1  I M )  3060,85  69,51  212759,6835 (kJ/h)
Áp dụng các bước tính toán như trên ta được các bảng số liệu sau:
Bảng 3-1 Kết quả tính toán các thông số trạng thái của TNS

Điểm O

Điểm 1

Điểm 2

Điểm M


t (C)

29

85

50

43

φ (%)

0,79

0,104

0,76

0,85

d (kg ẩm/ kg KKK)

0,02

0,0307

0,064

0,049


I (kJ/kg KKK)

80,102

164,845

164,845

169,503

p (bar)

0,0398

0,57

0,122

0,0856

ρ (kg/m3)

1,10974

0,889

0,971

1,015


Bảng 3-2 Kết quả tiêu hao không khí và nhiệt lý thuyết

Tiêu hao không khí
l0 (kg/kg ẩm)
L0 (kg/h)
V0 (m3/h)
66,67
4634,2317
4983,045

SVTH: Đinh Hoàng Anh

Tiêu hao nhiệt
q0 (kJ/kg ẩm)
Q0 (kJ/h)
3060,85
212759,6835

17


Đồ án quá trình và thiết bị CNHH

3.5.2

Xác định kích thước thiết bị
a. Kích thước khay

Khối lượng vật liệu chứa trên khay dưới 10 kg thì có thể bỏ qua bước tính khả

năng chịu lực của khay [2].
Ta chọn khối lượng VLS trên mỗi khay là mvlk = 7,14 (kg).
Ta tính được số lượng quả chuối có trên 1 khay:

nchuoi 

7,14
 59,5  60 (quả)
0,12

Ta chọn số chuối nằm ngang và dọc lần lượt là nn = 6 và nd = 10 (quả).
Chọn khoảng cách giữa các quả chuối là dc - c = 40 (mm).
Chọn khoảng cách giữa chuối và thành khay là dc - k = 10 (mm).
Đồng thời ta sử dụng Inox 304 có bề dày là dkhay = 1 (mm) để làm khay.
Chiều dài khay:
Lkhay = nd × Dc + dc – c x (nd – 1) + dc – k × 2 + dkhay × 2
= 10 × 0,04 + 0,04 × 9 + 0,01 × 2 + 0,001 × 2
= 0,780 (m) = 780 (mm)
Chiều rộng khay:
Bkhay = nn × Lc + dc – c x (nn – 1) + dc – k × 2 + dkhay × 2
= 6 × 0,1 + 0,04 × 5 + 0,01 × 2 + 0,001 × 2
= 0,82 (m) = 820 (mm)
Chiều cao khay:
Hkhay = Hc + dkhay = 0,04 + 0,001 = 0,041 (m) = 41 (mm).
Từ các dữ liệu trên ta xác định được kích thước khay là: 780×820×41mm
Trên khay ta đục 1159 lỗ để tăng khả tiếp xúc giữa VLS và TNS. Mỗi lỗ có
đường kính 10 (mm) và khoảng cách của tâm các lỗ cách nhau 25 (mm). Các lỗ được
bố trí như trong bản vẽ chi tiết.

SVTH: Đinh Hoàng Anh


18


Đồ án quá trình và thiết bị CNHH

b. Kích thước xe goòng
Sử dụng Inox 304 25×25×2 mm dạng ống có chiều cao là 25 mm làm khung của
xe goòng.
Chọn chiều dày gờ để khay sấy là 0,002 (m).
Chiều dài của xe goòng là:

Lxe  0,78  0,025  2  0,83 (m) = 830 (mm)
Chiều rộng xe goòng là:

Bxe  0,82  0,025  2  0,002  2  0,874 (m) = 874 (mm)
Trên mỗi xe goòng ta chọn đặt 14 khay VLS.
Chọn khoảng cách giữa các khay là 0,05 (m).
Khối lượng vật liệu sấy trên mỗi xe là: Gx = 7,14×14= 99,96 ≈ 100 (kg).
Tính toán khối lượng vật liệu làm xe goòng và khay ta có khối lượng lần lượt là:
mx = 28 (kg) và mk = 2,5 (kg)
Vậy ta có tổng khối lượng mỗi xe chứa vật liệu là:
mtong = Gx + mx + mk = 100 + 28 + 2,5 × 14 = 163 (kg)
Thiết kế xe cần sử dụng 4 bánh xe đẩy, vậy tải trọng mỗi bánh xe cần chịu là lớn
hơn 50 (kg). Ta chọn bánh xe đẩy có mã là H130 làm bằng cao su và có thể xoay.
Bảng 3-3: Một số thông số kỹ thuật bánh xe đẩy mã H130 cao su , xoay

Tải
trọng
(kg)


Đường
kính
bánh xe
(mm)

100

125

Độ dày
Chiều
Cốt
Trục
bánh
cao
xe
(mm)
(mm)
(mm)
(mm)
38

42

161

12

Mặt đế

(mm)

Khoảng
cách
tâm lỗ
(mm)

Lỗ
boulon
đế
(mm)

100×100

77×77

11×15

Chiều cao xe goòng là:
Hxe = hbánh xe + 14 × hkhay + 15 × hkhoảng cách khay + 2 × hthanh làm xe
Hxe = 161 + 14 × 41 + 15× 50 + 2× 25 = 1535 (mm) = 1,535 (m).
SVTH: Đinh Hoàng Anh

19


Đồ án quá trình và thiết bị CNHH

Từ các dữ liệu trên ta tính ra được kích thước xe goòng là 830×874×1535 mm.
c.


Kích thước hầm

Tiết diện tự do của hầm sấy: (công thức 2.30 trang 57 [3])

V
Ftd  0 
v0

4983,045
3600  0,308 (m2)
4,5

Trong đó:
V0 là lưu lượng trung bình của tác nhân sấy trong hầm (m3/s).
v0 là vận tốc tác nhân sấy trong hầm (m/s).
Tiết diện bên trong của hầm: (công thức 2.31 trang 57 [3])

Fh 

Ftd
0,308

 1,54 (m2)
1   1  0,8

Số xe goòng cần dùng : (công thức 9.6 trang 191 [2])

nx 


G1  100 13

 13 (xe)
Gx
100

Trong đó: τ là tổng thời gian sấy.
Nhưng trên thực tế lượng xe goòng cần sử dụng nhiều hơn số xe goòng tính toán
là vì số xe goòng tính toán được thực chất là số xe goòng hoạt động trong hầm sấy còn
số lượng thực tế cần bao gồm cả lượng xe goòng dự phòng để sắp xếp vật liệu để chuẩn
bị. Vậy ở đây ta chọn số xe goòng thực tế là 15 xe.
Chiều dài hầm sấy: (công thức 9.8 trang 191 [2]).
Lh  n  Lxe  2  Lbs

Trong đó Lbs là khoảng chiều dài bổ sung để bố trí kênh dẫn và thải TNS. Trong
các hầm sấy thông dụng, TNS thường được đưa vào hầm từ trên đỉnh hầm và được lấy
ra từ đỉnh hầm ở đầu kia. Lbs thường trong khoảng 1000 ÷ 1500 (mm). Ở đây ta chọn là
1000 (mm).

Lh  13  830  2 1000  12790 (mm)
SVTH: Đinh Hoàng Anh

20


×