Tải bản đầy đủ (.docx) (142 trang)

LA HIỆU QUẢ QUY MÔ CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.37 KB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN ÁN TIẾN SỸ

HIỆU QUẢ QUY MÔ CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VỪA VÀ NHỎ
VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Ngành: Kinh tế học

Trịnh Thị Thu Hằng

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

HIỆU QUẢ QUY MÔ CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VỪA VÀ NHỎ
VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Ngành: Kinh tế học
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 62.31.01.06 (9310106)

Trịnh Thị Thu Hằng

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Trịnh Thị Thu Hương




i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.
Với tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến
Ban giám hiệu, Khoa Sau Đại học và Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường
đại học Ngoại thương. Xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn, PGS.TS Trịnh
Thị Thu Hương đã trực tiếp chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận án.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,
tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, làm việc và hoàn thành
luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn,
Hà nội, ngày 30 tháng 7 năm 2018

Tác giả Luận án

Trịnh Thị Thu Hằng


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án tiến sỹ có tiêu đề: “Hiệu quả quy mô của doanh
nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ Việt Nam: thực trạng và giải pháp” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong Luận án có nguồn trích
dẫn đầy đủ và trung thực. Kết quả nêu trong Luận án chưa từng được ai công bố

trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà nội, ngày 30 tháng 7 năm 2018
Tác giả Luận án

Trịnh Thị Thu Hằng


iii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................................ii
MỤC LỤC..................................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................vi

1. Từ viết tắt tiếng Việt........................................................................................vi
2. Từ viết tắt tiếng Anh........................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, CÁC HÌNH.................................................................................x

1. Danh mục bảng biểu.........................................................................................x
2. Danh mục hình.................................................................................................x
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................5
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

5

5

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.......................................................................6
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.2. Phạm vi nghiên cứu

6
6

4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................6
4.1. Phương pháp tiếp cận
6
4.2. Thông tin và dữ liệu được sử dụng trong mô hình nghiên cứu

8

5. Những đóng góp mới của luận án...................................................................9
6. Kết cấu luận án.................................................................................................9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU...............................................10

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong và
ngoài nước...........................................................................................................10
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước 10
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

30

1.2. Khoảng trống và một số kết luận rút ra từ tình hình nghiên cứu............35
Kết luận chương 1..............................................................................................37



iv
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHỦ YẾU VỀ CÁC DOANH NGHIỆP
XUẤT KHẨU VỪA VÀ NHỎ, HIỆU QUẢ QUY MÔ VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
HIỆU QUẢ QUY MÔ..............................................................................................................38

2.1. Doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ..........................................................38
2.1.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ
38
2.1.2. Doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ 45
2.2. Hiệu quả quy mô..........................................................................................48
2.2.1. Khái niệm
48
2.2.2. Phương pháp đo lường hiệu quả quy mô

51

2.3. Các yếu tố tác động tới hiệu quả quy mô của doanh nghiệp xuất khẩu
vừa và nhỏ...........................................................................................................65
Kết luận chương 2..............................................................................................67
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUY MÔ CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT
KHẨU VỪA VÀ NHỎ TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM........................68

3.1. Đánh giá hiệu quả quy mô bằng mô hình DEA.........................................68
3.1.1. Giới thiệu bộ dữ liệu 68
3.1.2. Chạy mô hình 69
3.1.3. Kết quả thu được từ mô hình 71
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quy mô...............................................74
3.2.1. Yếu tố vùng miền
74

3.2.2. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả quy mô

76

3.3. Một số kết luận rút ra từ kết quả các mô hình định lượng......................81
Kết luận chương 3..............................................................................................83
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUY MÔ
CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VỪA VÀ NHỎ TRONG NGÀNH
NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM..................................................................................................84

4.1. Những chính sách và giải pháp chính sách đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ.
85
4.2. Những chính sách và giải pháp chính sách đối với xuất khẩu trong
ngành nông nghiệp.............................................................................................95
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4......................................................................................................101
KẾT LUẬN..............................................................................................................................102
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN..........................................................................................104


v
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................107

I. Tài liệu tiếng Việt.........................................................................................107
II. Tài liệu tham khảo tiếng Anh......................................................................110
III............................................................Tài liệu tham khảo trên mạng Internet
121



vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Từ viết tắt tiếng Việt
Từ viết tắt

Giải thích

CNPT

Công nghệ phát triển

CNTT

Công nghệ thông tin

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

ĐHQGHN

Đại học quốc gia Hà Nội

NĐ-CP


Nghị định chính phủ

NSNN

Ngân sách nhà nước

SXKD

Sản xuất kinh doanh

XK

Xuất khẩu

VN

Việt Nam

2. Từ viết tắt tiếng Anh
Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ

Giải thích tiếng Việt

AE

Allcative efficiency

Hiệu quả tổng thể


APEC

Asia-Pacific
Cooperation

ASEAN

Association of Southeast Asia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Nations

B2B

Business-to-Business

Doanh nghiệp với doanh nghiệp

B2C

Business-to-Consumer

Doanh nghiệp với người tiêu dùng

CBA

Cost Benefit Analysis

Phân tích chi phí lợi nhuận

CE


Cost efficiency

Hiệu quả chi phí

Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á –
Thái Bình Dương


vii

CRS

Constant returns to scale

Tăng hiệu quả theo quy mô

DEA

Data envelopment analysis

Mô hình màng bao dữ liệu

DMU

Decision making units

Những đơn vị ra quyết định

EC


European Commission

Ủy ban các cộng đồng châu Âu

ERP

Enterprise Resource Planning

Hoạch định tài nguyên

EU

European Union

Liên minh châu Âu

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định tự do thương mại

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GSO


General Statistics Office of Tổng cục thống kê Việt Nam
Vietnam

HRM

Human
Management

ICT

Information
& Công nghệ thông tin và truyền
Communication Technogies
thông

IKA

Idrima Kimonikon Asfaliseon

Quỹ an sinh xã hội Hy Lạp

IRS

Increase returns to scale

Tăng hiệu quả theo quy mô

IT


Information Technology

Công nghệ thông tin

KBEs

Knowledge Based Economies

Kinh tế trí thức

L

Labor

Lao động

NHS

National Heath System

Hệ thống y tế quốc gia

NRS

Non-increasing
scale

ODA

Official

Assistance

PSBs

Public sector banks

Ngân hàng khu vực công

SE

Scale effiency

Hiệu quả quy mô

SFA

Stochastic frontier analysics

Mô hình phân tích biên ngẫu nhiên

Resources Các công cụ đo lường sự đóng góp
của quản lí nguồn nhân lực

returns

to Hiệu quả không tăng theo quy mô

Development Hỗ trợ phát triển chính thức



viii

SME

Small and
enterprise

medium

scale Doanh nghiệp vừa và nhỏ

TE

Technical effiency

Hiệu quả kĩ thuật

TFP

Total-Factor Productivity

Năng suất các nhân tố tổng hợp

USD

United States Dollar

Đồng đô la Mỹ

VRS


Variable returns to scale

Hiệu quả biến đổi theo quy mô

WCY

World Communications Year

Niên giám cạnh tranh

WDI

World
Indicators

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

3PLs

Third Party Logistics

Cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ
3

Development Chỉ số phát triển thế giới



ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU, CÁC HÌNH
1. Danh mục bảng biểu
STT

Số bảng

Tên bảng

Trang

1

Bảng 2.1

Tiêu chí về doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
Việt Nam

43

2

Bảng 3.1

Hiệu quả quy mô của các doanh nghiệp
xuất khẩu vừa và nhỏ ngành nông nghiệp
tại Việt Nam từ 2010-2015


72

3

Bảng 3.2

Hiệu quả quy mô theo vùng miền

75

Bảng 3.3

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quy
mô của các doanh nghiệp xuất khẩu nông
sản vừa và nhỏ giai đoạn
2010-2012

77

Bảng 3.4

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quy
mô của các doanh nghiệp xuất khẩu nông
sản vừa và nhỏ giai đoạn
2013-2015

80

4


5

2. Danh mục hình
STT

Số hình

1

2.1

2

2.2

Tên hình
Các đường biên CRS (OG), VRS
(CFC’), NRS (OFC’)
Hiệu quả kĩ thuật theo mô hình DEA

Trang
51
53


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Thuật ngữ “hiệu quả quy mô” (scale efficiency) được nhắc đến rất nhiều trong
kinh tế học, đó là khái niệm thể hiện mức độ hiệu quả khi doanh nghiệp thay đổi
quy mô hoạt động. Khi các doanh nghiệp hoạt động với lượng đầu vào (input) và
lượng đầu ra (output) đưa ra quyết định về việc thay đổi quy mô hoạt động, họ sẽ
gặp 3 tình huống như sau:
-

Hiệu quả quy mô: đạt được khi lượng đầu vào tăng lên n lần và lượng đầu
ra tăng nhiều hơn n lần.

-

Phi hiệu quả quy mô: đạt được khi lượng đầu vào tăng lên n lần và lượng
đầu ra tăng ít hơn n lần.

-

Hiệu quả không đổi theo quy mô: đạt được khi lượng đầu vào tăng lên n
lần và lượng đầu ra cũng tăng lên n lần.

Vấn đề nghiên cứu về hiệu quả quy mô khá cấp thiết trong tình hình kinh tế
hiện nay. Thứ nhất, quyết định tăng, giảm hay giữ nguyên mức sản lượng sản xuất
của doanh nghiệp là một quyết định rất quan trọng, điều này ảnh hưởng tới sự phát
triển và thậm chí còn tác động tới sự sống còn của doanh nghiệp. Thứ hai, nếu
doanh nghiệp đạt được hiệu quả quy mô, doanh nghiệp có thể lớn mạnh và chiếm
lĩnh thêm thị phần trên thị trường. Đặc biệt, nếu duy trì tình trạng này trong dài hạn,
doanh nghiệp còn có thể trở thành một nhà độc quyền (độc quyền tự nhiên).
Đánh giá hiệu quả quy mô bằng mô hình kinh tế lượng là một cách tiếp cận
đánh giá hiệu quả khá mới mẻ ở Việt Nam. Hiện nay, các nhà nghiên cứu trên thế
giới sử dụng phương pháp định lượng để đo lường hiệu quả quy mô của các doanh

nghiệp hoặc các ngành bằng hai mô hình kinh tế lượng là mô hình màng bao dữ liệu
(DEA) và mô hình tham số phân tích biên ngẫu nhiên (SFA). Trong đó, mô hình
DEA được sử dụng phổ biến hơn cả do sự linh hoạt về việc dùng biến đầu vào và
đầu ra, kể cả sự linh hoạt về số lượng biến. Vì vậy, trong luận án, tác giả chọn mô
hình DEA để đánh giá hiệu quả quy mô các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ
trong ngành nông nghiệp. Từ sự đánh giá đó, tác giả có cơ sở để đưa ra các biện


2

pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy mô của các doanh nghiệp trong ngành, góp phần
thúc đẩy phát triển xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam. Sự lựa chọn các doanh
nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ trong ngành nông nghiệp để nghiên cứu được giải
thích bởi một số lý do sau đây:
Thứ nhất, tại Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò vô cùng
quan trọng trong nền kinh tế. Theo Tổng cục thống kê (2015), trong tổng số lượng
doanh nghiệp trong cả nước, SME chiếm tới gần 98% số lượng doanh nghiệp, sử
dụng gần 60% số lao động, sản xuất hơn 40% hàng tiêu dùng, đóng góp 47% GDP
và 40% ngân sách Nhà nước. Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp vừa và
nhỏ chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc; đầu tư của khu vực này chiếm
khoảng 35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; đóng góp 40% GDP; 30% tổng thu ngân
sách nhà nước (NSNN); Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc gia
phát triển, vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn được đánh giá rất cao. Theo số
liệu được Ủy ban châu Âu (EC) công bố, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ
chiếm đa số tuyệt đối trong tổng cơ cấu các doanh nghiệp, thông thường tỷ lệ này từ
90%- 98%. Tại các nước khối EU khoảng 90%, tại Mỹ: 98%, tại khu vực Châu ÁThái Bình Dương: 96%, tại Nhật Bản: 98% và tại Việt Nam là khoảng 98%. Số lao
động mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng cũng khá lớn. Tại khu vực Châu ÁThái Bình Dương doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng trên 60% lao động, tại Nhật
Bản khoảng 75%. Mức đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào sự tăng
trưởng kinh tế khá cao. Trong khu vực EU, các doanh nghiệp này tạo ra khoảng
65% tổng doanh số; ở Mỹ là trên 50% tổng GDP. Ở Việt Nam doanh nghiệp vừa và

nhỏ cũng sử dụng rất nhiều lao động, đặc biệt là lao động tại địa phương và khu vực
nông thôn (chiếm gần 60%). Tầm quan trọng của các doanh nghiệp quy mô vừa và
nhỏ là không thể phủ nhận. Trong số đó, có nhiều doanh nghiệp có tiềm năng trở
thành những doanh nghiệp có quy mô lớn và hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều. Để
thúc đẩy những doanh nghiệp này mở rộng quy mô sản xuất phù hợp, Chính phủ
cần có những biện pháp hiệu quả để hỗ trợ cho họ. Những biện pháp cụ thể này sẽ
được đề cập chi tiết hơn trong luận án.
Thứ hai, xuất khẩu nông sản của Việt Nam được coi là mũi nhọn trong các
chính sách ưu tiên xuất khẩu của cả nước. Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản đóng


3

góp phần đáng kể vào việc tích luỹ vốn cho quá trình công nghiệp hoá đất nước,
giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giảm bớt nhập siêu, giảm bớt căng
thẳng trong cán cân thanh toán cũng như nhu cầu ngoại tệ. Hoạt động xuất khẩu
hàng nông sản tác động trực tiếp đến đời sống của người nông dân trên nhiều
phương diện. Khi thực hiện xuất khẩu, một lượng hàng nông sản dư thừa trên thị
trường nội địa sẽ được giải quyết, lập lại quan hệ cung cầu ở mức giá cao hơn, nông
dân không những bán được nông sản mà còn bán được giá. Hoạt động này làm cho
nông dân có thu nhập cao hơn từ đó làm tăng sức mua của dân cư trong thị trường
nông thôn rộng lớn với phần đông dân số. Đây chính là một động lực thúc đẩy quá
trình sản xuất trong nước. Hơn nữa, hoạt động xuất khẩu hàng nông sản sẽ khai thác
tối đa mặt thuận lợi của Việt Nam về điều kiện khí hậu, tài nguyên đất nước, nguồn
nhân lực... Hiện nay Việt Nam đang thực hiện xây dựng các mô hình kinh tế mới
như kinh tế trang trại, cao su tiểu điền, tổ hợp tác tự nguyện, hợp tác xã kiểu mới ...
thì hoạt động xuất khẩu nông sản càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, hoạt
động này sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy các mô hình kinh tế mới phát triển. Có
thể nói, xuất khẩu nông sản còn là lợi thế của Việt Nam với hơn 2/3 dân số sống ở
khu vực nông thôn, gần 50% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, đóng

góp gần 20% vào GDP, xấp xỉ 17% trên tổng kim ngạch xuất khẩu. Tỷ lệ lao động
của ngành chiếm tới gần 50% tổng số lao động trong cả nước, riêng xuất khẩu nông
sản chiếm gần 18% trên tổng giá trị xuất khẩu (theo tài liệu của OECD (2015)).
Năm 2016, nông nghiệp chiếm 13% GDP, 45% việc làm và 20% xuất khẩu (theo số
liệu của Tổng cục thống kê). Vai trò của xuất khẩu nông sản là rất rõ ràng, và để
thực hiện hoạt động xuất khẩu, phải kể đến tầm quan trọng của các doanh nghiệp
xuất khẩu trong ngành. Các doanh nghiệp này có thể là các doanh nghiệp chế biến
hàng xuất khẩu hoặc kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu trong ngành nông nghiệp.
Hầu hết các doanh nghiệp này tại Việt Nam đang hoạt động ở mức quy mô vừa và
nhỏ.
Thứ ba, các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ này gặp nhiều cản trở trong
việc gia tăng quy mô hoạt động. Đó là những chính sách hỗ trợ cho việc mở rộng
quy mô sản xuất, và chính bản thân doanh nghiệp cũng cần có nhận thức trong quản
trị về thời điểm nên mở rộng quy mô. Thêm vào đó, các chính sách của Chính phủ


4

cũng cần tập trung nhiều hơn tới các yếu tố có tác động tới hiệu quả quy mô của
doanh nghiệp. Vì vậy, cần có một đánh giá thông qua mô hình kinh tế lượng để
lượng hoá và tăng tính thuyết phục về tình trạng hiệu quả quy mô của các doanh
nghiệp. Mô hình kinh tế lượng sẽ chỉ các doanh nghiệp này hoạt động ở mức nào,
hiệu quả hay không hiệu quả theo quy mô. Đồng thời cũng chỉ ra được những yếu
tố có tác động tích cực hay tiêu cực đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Từ
đó, những kết luận có độ tin cậy cao hơn và các giải pháp đưa ra sẽ thuyết phục
hơn.
Thứ tư, tác giả lựa chọn đề tài luận án là “Hiệu quả quy mô các doanh
nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ Việt Nam: thực trạng và giải pháp” và chọn ngành
nông nghiệp làm ngành đại diện để nghiên cứu là do phát hiện ra còn nhiều bất cập
trong hoạt động quản lý, trong chính sách điều hành và trong hoạt động của chính

doanh nghiệp. Nếu như tác giả đề cập đến tầm quan trọng của các doanh nghiệp
xuất khẩu nông sản vừa và nhỏ trong nền kinh tế ở hai lý do trước thì ở lý do này,
tác giả muốn đề cập tới những tồn tại của doanh nghiệp và nhà hoạch định chính
sách trong thực tế hiện nay ở Việt Nam. Từ các kết quả của nghiên cứu định lượng,
tác giả tìm hiểu thực trạng về mặt hiệu quả quy mô của doanh nghiệp trong nghiên
cứu để đề xuất những giải pháp phù hợp và tích cực cho hoạt động của doanh
nghiệp nói riêng và cho toàn bộ hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam nói
chung.
Đề tài nghiên cứu sẽ lấy dữ liệu của các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ
trong ngành nông nghiệp trong 6 năm (từ năm 2010 – 2015) của Tổng cục Thống
kê, chạy mô hình, phân tích kết quả từ mô hình và hiện trạng trong thực tế để từ đó
có cơ sở đưa ra những giải pháp cụ thể và đồng bộ.
Tác giả lựa chọn đánh giá hiệu quả quy mô các doanh nghiệp trong ngành
nông nghiệp bởi tầm quan trọng của ngành này trong nền kinh tế. Thứ nhất, ngành
này đảm bảo vấn đề an ninh lương thực trong nước, làm giảm sự tác động của kinh
tế thế giới lên kinh tế Việt Nam. Cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây (năm 2008) là
minh chứng rõ nét cho luận điểm này, nhờ có nông nghiệp mà Việt Nam vẫn duy trì
được sự ổn định kinh tế, làm giảm tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế


5

giới. Thứ hai, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Chuỗi sản xuất và
xuất khẩu nông sản tạo ra một số lượng công ăn việc làm khá lớn, cho đến nay, đến
2/3 dân số Việt Nam làm việc trong lĩnh vực này. Thứ ba, nông nghiệp là ngành mà
Việt nam có nhiều lợi thế, từ lợi thế truyền thống phát triển lâu đời cho đến lợi thế
về điều kiện tự nhiên. Với nền nông nghiệp phát triển lâu đời và những đặc ân có
được từ thiên nhiên, ngành nông nghiệp có một lợi thế vô cùng lớn trong việc sản
xuất đa số các mặt hàng, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu. Thứ tư, ngành nông
nghiệp được Chính phủ đặc biệt quan tâm và khuyến khích phát triển. Hiện nay, có

rất nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất kinh doanh
trong lĩnh vực này. Chính phủ mong muốn các doanh nghiệp tận dụng được các
tiềm năng sẵn có để thúc đẩy sản xuất trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài, nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế của toàn ngành. Thứ năm, ngành nông nghiệp hiện thu
hút sự chú ý lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài, đây được coi là một lợi thế cần khai
thác triệt để. Thứ sáu, mặc dù là ngành có nhiều lợi thế nhưng hiện nay còn nhiều
vấn đề khiến cho ngành nông nghiệp chưa phát triển xứng đáng với tiềm năng.
Chính vì vậy, nghiên cứu về các doanh nghiệp trong lĩnh vực này mang tính thực
tiễn cao, các chính sách khuyến nghị trong nghiên cứu có thể được áp dụng trong
thực tế để nâng cao hiệu quả của ngành. Dưới đây là phần đánh giá hiệu quả quy mô
của các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ trong ngành nông nghiệp Việt Nam giai
đoạn 2010 – 2015.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án có mục tiêu đánh giá thực trạng hiệu quả quy mô của các doanh
nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ tại Việt Nam trong ngành nông nghiệp bằng mô hình
DEA. Trên cơ sở đó khuyến nghị cho Nhà nước nhằm đưa ra các chính sách hỗ trợ
các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ trong ngành nông nghiệp có thể nâng cao
hiệu quả quy mô.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau:


6

Nhiệm vụ nghiên cứu lý thuyết bao gồm những khái niệm về hiệu quả quy mô
và những mô hình kinh tế lượng thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả quy mô;
Nhiệm vụ nghiên cứu thực trạng: nghiên cứu cách thức mô hình màng bao dữ
liệu DEA được áp dụng để đánh giá hiệu quả quy mô các doanh nghiệp xuất khẩu
vừa và nhỏ trong ngành nông nghiệp tại Việt Nam. Thêm vào đó, tác giả đánh giá

tại Việt Nam, có bao nhiêu doanh nghiệp nông nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ trong
giai đoạn nghiên cứu hoạt động ở mức quy mô tối ưu, dưới mức quy mô hiệu quả và
trên mức quy mô hiệu quả.
Nhiệm vụ đề xuất giải pháp: Sau phần đánh giá thực trạng, luận án đề xuất
những giải pháp với cơ quan quản lý để giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả
quy mô trong ngành này.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ
trong ngành nông nghiệp tại Việt Nam.
(Doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay được đổi tên trong các văn bản pháp luật
thành doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, trong luận án sẽ sử dụng thuật ngữ
doanh nghiệp vừa và nhỏ).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận án nghiên cứu hiệu quả quy mô của các doanh nghiệp
xuất khẩu vừa và nhỏ trong ngành nông nghiệp tại Việt Nam.
- Thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu hiệu quả quy mô của các doanh
nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ giai đoạn 2010 – 2015.
- Về nội dung nghiên cứu: Luận án sử dụng công cụ mô hình kinh tế lượng để
đo lường hiệu quả quy mô và một số yếu tố tác động tới hiệu quả quy mô của các
doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ trong ngành nông nghiệp của Việt Nam, từ đó,
đề xuất một số giải pháp cho doanh nghiệp và Chính phủ.


7

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp tiếp cận
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp bao gồm: Phương pháp tiếp cận hệ
thống, biện chứng, logic, lịch sử, mô hình kinh tế lượng.

Hình thức nghiên cứu
Đề tài kết hợp 2 hình thức: nghiên cứu tài liệu (nghiên cứu tại bàn) và nghiên
cứu thực tế (nghiên cứu tại hiện trường) để giải quyết tốt các mục tiêu nghiên cứu
đã đặt ra.
Nghiên cứu tại bàn
Hình thức này được sử dụng để tìm kiếm và phân tích các thông tin liên quan
đến: cơ sở lý luận về hiệu quả quy mô và hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
Nghiên cứu tại hiện trường
Hình thức này được sử dụng để thu thập các thông tin liên quan đến thực trạng
vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu tại hiện trường được tiến hành dưới các hình thức
như tham dự hội thảo, hội nghị có chủ đề liên quan tới đề tài luận án.
Phương pháp nghiên cứu
Luận án kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Tác giả sử
dụng mô hình DEA để đo lường và đánh giá thực trạng hiệu quả quy mô của các
doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ trong ngành nông nghiệp. Mô hình DEA (Data
Envelopment Analysis) lần đầu tiên được đưa ra năm 1978 do Charnes, Cooper và
Rhodes, mô hình này được phát triển từ các thước đo hiệu quả kỹ thuật của Farrell
năm 1957. DEA là phương pháp phi tham số có thể giải quyết được một bài toán
với nhiều đầu vào và nhiều đầu ra cùng một lúc, phương pháp này tập trung xác
định biên hoạt động tương đối tốt nhất chứ không tập trung vào các đặc điểm xu thế
trung tâm nên nó có thể đo lường tiềm năng mà các Decision-making units (DMUs)
(đơn vị hiệu quả) không may hoạt động phi hiệu quả có thể cải thiện được kết cục.
Dựa trên mô hình CCR gốc, năm 1984 Banker, Charnes, Cooper đã phát triển thêm


8

cho mô hình. Kể từ đó, rất nhiều nghiên cứu đã được đưa ra và một số mô hình
DEA cơ bản được áp dụng rộng rãi.

Phương pháp DEA có thể xác định hiệu quả tương đối của các DMUs trong
một hệ thống phức tạp. Kết quả của DEA cho biết, một DMU hoạt động tốt nhất khi
chúng có chỉ số hiệu quả là 1. Ngược lại, chỉ số của các đơn vị phi hiệu quả được
tính bằng cách chiếu các đơn vị phi hiệu quả lên đường biên hiệu quả. Phương pháp
DEA luôn đưa ra một tập hợp các điểm chuẩn của các DMUs để các DMUs khác có
thể so sánh được. Do đó, đối với các nhà quản lý, thông tin thu được từ kết quả của
phương pháp DEA rất có giá trị thực tiễn, họ có thể so sánh hoạt động của đơn vị
mình so với những đơn vị khác để từ đó hạn chế những đơn vị phi hiệu quả và tăng
cường bổ sung các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của đơn vị mình.
Sau khi đánh giá hiệu quả quy mô bằng mô hình DEA, tác giả sử dụng mô
hình Tobit để xem xét các yếu tố tác động đến hiệu quả quy mô của doanh nghiệp,
bao gồm các yếu tố về khu vực (vùng), tiền lương, thuế, hàng tồn kho…
Xác định mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu gồm hơn 23000 doanh nghiệp. Các số liệu của doanh nghiệp
này bao gồm số liệu thống kê về vốn, lao động, lợi nhuận sau thuế, thuế xuất khẩu
của các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014,
2015. Các kết quả điều tra thực hiện ở nhiều góc độ sẽ tạo ra tính nhiều chiều trong
cùng một vấn đề, từ đó, giúp tác giả luận án đánh giá được thực trạng hiệu quả quy
mô của các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ trong ngành nông nghiệp Việt Nam
một cách khách quan nhất. Trên cơ sở đó, tác giả có thể đưa ra các giải pháp giúp
Chính phủ tập trung đầu tư và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp này nâng cao hiệu
quả quy mô.
4.2. Thông tin và dữ liệu được sử dụng trong mô hình nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu
Luận án sử dụng các phương pháp thu thập thông tin chính là: Nghiên cứu tại
bàn, kế thừa các quan điểm.


9


Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số liệu về doanh
nghiệp xuất khẩu trong ngành nông nghiệp năm 2010 – 2015.
Phương pháp xử lý dữ liệu
Tập hợp kết quả điều tra, xử lý dữ liệu thông qua mô hình và tổng hợp, đánh
giá kết quả của mô hình. Sau khi có kết quả định lượng, cùng với phân tích định
tính, tác giả đưa ra những kết luận liên quan đến đề tài luận án.
5. Những đóng góp mới của luận án
Trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu về hiệu quả quy mô các doanh nghiệp
xuất khẩu vừa và nhỏ, luận án có một số đóng góp mới, cụ thể như sau:
- Sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá hiệu quả quy mô các doanh
nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ tại Việt Nam.
- Từ kết quả của mô hình, tác giả chỉ ra các doanh nghiệp thuộc các ngành
xuất khẩu của Việt Nam cần tăng/ giảm lượng đầu vào để có hiệu quả quy mô.
- Trên cơ sở các kết quả phân tích số liệu, đưa ra các quan điểm, giải pháp
đồng bộ và toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả quy mô của các doanh nghiệp giúp
nâng cao hiệu quả xuất khẩu nói chung.
6. Kết cấu luận án
Ngoài mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt, lời mở đầu, kết luận,
tài liệu tham khảo, các phụ lục, nội dung chính của luận án bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Một số vấn đề lý luận chủ yếu về các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và
nhỏ, hiệu quả quy mô và mô hình nghiên cứu hiệu quả quy mô
Chương 3: Thực trạng hiệu quả quy mô các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ
trong ngành nông nghiệp Việt Nam
Chương 4: Một số giải pháp đề xuất nâng cao hiệu quả quy mô cho các doanh
nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ trong ngành nông nghiệp Việt Nam


10



11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong và ngoài
nước
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu về hiệu quả quy mô không phải là đề tài mới trên thế giới. Có rất
nhiều học giả nghiên cứu đề tài này với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Dưới đây là
phần trình bày về các nghiên cứu ngoài nước liên quan tới hiệu quả quy mô các
doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ: thực trạng và giải pháp.
1.1.1.1. Các nghiên cứu về thực trạng hiệu quả quy mô và giải pháp nâng cao
hiệu quả quy mô trên thế giới
Khi nghiên cứu về thực trạng hiệu quả quy mô, các nhà nghiên cứu cần phải
sử dụng công cụ đo lường để đánh giá một cách chính xác nhất. Công cụ được sử
dụng để đánh giá thực trạng bao gồm hai phương pháp chính là tham số và phi tham
số. Hầu hết những nghiên cứu trên thế giới về phân tích, đánh giá thực trạng của
hiệu quả quy mô đều sử dụng mô hình phi tham số DEA. Từ kết quả đưa ra, các tác
giả có thể đánh giá được thực trạng về hiệu quả quy mô của các doanh nghiệp này
và từ đó đưa ra các giải pháp cho hoạt động của doanh nghiệp hoặc kiến nghị chính
sách phù hợp với Chính phủ.
a) Một số nghiên cứu trên thế giới đánh giá thực trạng hiệu quả quy mô cho
các doanh nghiệp tư nhân
Tác giả Khem R. Sharma, PingSun Leung và Halina M. Zaleski (1997) công
bố nghiên cứu “Productive Efficiency of the Swine Industry in Hawaii: Stochastic
Frontier vs. Data Envelopment Analysis” (Biên độ ngẫu nhiên so với phân tích
màng bao dữ liệu về hiệu quả năng suất của ngành công nghiệp nuôi heo tại
Hawaii:). Các tác giả phân tích hiệu quả quy mô của 53 doanh nghiệp nuôi heo tại
Hawaii, Hoa kì. Sử dụng mô hình màng bao dữ liệu DEA với 1 đầu vào và 4 đầu ra,
kết quả từ mô hình cho thấy có 17 đơn vị hoạt động với hiệu quả tối ưu và 10 đơn vị

hoạt động hiệu quả theo quy mô. Nghiên cứu cũng đưa ra khuyến nghị với hầu hết
các doanh nghiệp trong nghiên cứu cần mở rộng quy mô hoạt động.


12

Mohammad Jaforullah và John L. Whiteman (1998) công bố nghiên cứu
“Scale Efficiency in the New Zealand Dairy Industry: A Non-Parametric Approach”
(Hiệu quả quy mô trong ngành công nghiệp sữa New Zealand: cách tiếp cận phi
tham số) trên tạp chí Australian Journal of Agricultural and Resource Economics.
Bài viết dùng mô hình DEA để đo lường hiệu quả quy mô cho 264 doanh nghiệp
thực phẩm ở New Zealand. Bài nghiên cứu dùng mô hình DEA với 3 yếu tố đầu ra
(milkfat, milksolid and milkprotein products) và 7 yếu tố đầu vào (land, labour,
food cattle, expenditures on animal health, feed supplements, fertilizers and capital).
Kết quả từ mô hình DEA cho thấy 141 doanh nghiệp hoạt động dưới mức quy mô
tối ưu và 73 doanh nghiệp hoạt động trên mức quy mô tối ưu, chỉ có 50 doanh
nghiệp hoạt động ở quy mô tối ưu nhất. Nghiên cứu này sử dụng mô hình DEA để
đưa ra kết luận về số lượng doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và chưa hiệu quả.
Fabio A.Madau (2011) sử dụng mô hình DEA nghiên cứu “Parametric
Estimation of Technical and Scale Efficiencies in Italian Citrus Farming” (Ước
lượng tham số hiệu quả kĩ thuật và quy mô nông trại trồng quýt ở Ý). Nghiên cứu
này nhằm ước lượng hiệu quả kỹ thuật và quy mô đạt được bởi các trang trại trái
cây ở Ý. Kết quả cho thấy tất cả các trang trại đều hoạt động với hiệu quả kĩ thuật
cao hơn hiệu quả quy mô. Đối với hiệu quả quy mô, thì tất cả các trang trại nghiên
cứu đều không hiệu quả và cần tăng quy mô.
IzahMohdTahir (2011) công bố nghiên cứu “Estimating Technical and Scale
Efficiency of Malaysian Public Listed Companies: A Non Parametric Approach “
(Phương pháp tiếp cận phi tham số về ước tính hiệu quả kĩ thuật và quy mô của các
công ty niêm yết tại Malaysia). Mục tiêu nghiên cứu là để đánh giá hiệu suất tương
đối của mười bốn công ty đã niêm yết ở Malaysia. Nghiên cứu này áp dụng phương

pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA ), đưa ra kết quả chỉ 1 công ty là có hiệu quả
tương đối trong thời kỳ điều tra (2004 – 2008) trong khi năng suất kỹ thuật chung
trung bình thay đổi từ 0.13 đến 0.50. Việc hoạt động kém hiệu quả là vì quy mô chứ
không phải là do yếu tố công nghệ.
Mohammad Ishaq Javed (2011) công bố nghiên cứu “Analysis of technical and
scale efficiency of smallholder farms of rice-wheat”(Phân tích hiệu quả kĩ thuật và


13

quy mô của các trang trại nhỏ trồng lúa mì) với nội dung chính là đo lường hiệu quả
kĩ thuật và hiệu quả quy mô của các chủ trang trại trồng lúa mỳ ở Pakistan. Bài viết
sử dụng mô hình DEA đo lường hiệu quả của 200 trang trại được thống kê tại bang
Hafizabad và Gujranwala trong vụ mùa 2006-2007. Kết quả từ mô hình cho thấy
các trang trại lớn có hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả quy mô cao hơn các trang trại
nhỏ.
Peter F. Wanke Rua Paschoal Lemme (2012) công bố tài liệu: “Determinants
of Scale Efficiency in the Brazilian Third-Party Logistics Industry from 2001 to
2009” (Các yếu tố quyết định hiệu quả quy mô trong ngành công nghiệp logistics
của bên thứ ba tại Brazil từ năm 2001 đến năm 2009). Bài viết có mục đích xác định
biến ảnh hưởng đến hiệu quả quy mô các công ty 3PLs bằng cách áp dụng DEA.
Dựa trên mô hình trên bảng cân đối, dữ liệu từ các nghiên cứu thường niên của
Revista Tecnologistica (năm 2001-2009) đã được phân tích. Kết quả cho thấy cơ
chế phối hợp trong chuỗi cung ứng, sự hỗ trợ của thông tin và đồng bộ hóa, sự ưu
tiên phân bổ hợp lý các nguồn lực (đầu vào) ảnh hưởng lớn tới hiệu quả quy mô.
Munshi Naser Ibne Afzal (2012) đăng bài viết “Evaluating the Comparative
Performance of Technical and Scale Efficiencies in Knowledge-Based Economies
(KBEs) in ASEAN: A Data Envelopment Analysis (DEA) Application (Ứng dụng
phân tích gói dữ liệu so sánh về hiệu quả kĩ thuật và quy mô trong các nền kinh tế
tri thức trong ASEAN). Nội dung chính của nghiên cứu này là đo lường hiệu quả

quy mô và hiệu quả kĩ thuật của các doanh nghiệp KBEs (Knowledge-Based
Economies) thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bằng mô hình
DEA. Mô hình DEA cho phép đánh giá hiệu quả của các công ty, tổ chức, quốc gia,
và khu vực trong việc biến đổi đầu vào thành đầu ra. Có ba kết quả có thể xảy ra:
tăng hiệu quả theo quy mô (IRS), hiệu quả không đổi theo quy mô (CRS) và giảm
hiệu quả theo quy mô (DRS). Dữ liệu trong hai năm 1995 và 2010 được thu thập từ
các chỉ số Phát triển Thế giới (WDI), Niên giám cạnh tranh (WCY) và các ấn phẩm
ASEAN. Kết quả thu được: Indonesia trong chiều thu thập kiến thức, Singapore,
Hàn Quốc và Thái Lan trong chiều sản xuất tri thức, Singapore trong chiều phân
phối kiến thức và Philippines, Hàn Quốc trong chiều sử dụng kiến thức là những
nước có hiệu quả năng suất cao nhất 100%.


14

Tác giả Bassam Aldeseit (2013) công bố bài viết “Measurement of Scale
Efficiency in Dairy Farms: Data Envelopment Analysis (DEA) Approach” (Phương
pháp tiếp cận phân tích bao dữ liệu về đo lường hiệu quả quy mô trong trang trại bò
sữa). Bằng cách sử dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các trang
trại bò sữa. Dữ liệu thu thập từ 120 trang trại bò sữa ở Jordan, kết quả cho thấy hầu
hết các trang trại được lựa chọn nghiên cứu không được hoạt động ở quy mô tối ưu.
Các trang trại này cần tăng quy mô hoạt động để có hiệu quả tốt hơn.
Purwanto (2014) công bố tài liệu “Efficiency of Small- and Medium-sized Tofu
Enterprises (SME) in Salatiga using Data Envelopment Analysis (DEA)” (Sử dụng
phương pháp phân tích màng bao dữ liệu để tính hiệu quả của các doanh nghiệp vừa
và nhỏ sản xuất đậu hũ tại Salatiga). Nội dung chính: sự gia tăng của giá đồng đô la
Mỹ so với đồng Rupi vào tháng 9 năm 2013 có ảnh hưởng tới tất cả các ngành công
nghiệp ở Indonesia, đặc biệt là doanh nghiệp đậu hũ. Tăng giá nguyên liệu thô là
khó khăn lớn cho doanh nghiệp. Phân tích DEA giúp đánh giá tương đối năng suất
của những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Các mẫu nghiên cứu này là của 31 trên

66 doanh nghiệp đậu hũ vừa và nhỏ ở Salatiga. Kết quả cho thấy 4 doanh nghiệp
trong số các doanh nghiệp được chọn để nghiên cứu có được hiệu quả quy mô, 8
doanh nghiệp được có hiệu quả về mặt kỹ thuật và 23 doanh nghiệp là không hiệu
quả. Như vậy, để tăng năng suất của các doanh nghiệp này, cần giảm bớt yếu tố đầu
vào và tối đa hoá yếu tố đầu ra.
Nor Nazihah Chuweni (2016) có bài viết “Technical, allocative and scale
efficiency of Malaysian reits: the preliminary finding” (Nghiên cứu sơ bộ về hiệu
quả kĩ thuật, phân bổ và quy mô của các đơn vị ở Malaysia). Bài viết cũng sử dụng
mô hình DEA với mục tiêu đo lường hiệu quả kĩ thuật, hiệu quả phân bổ, hiệu quả
quy mô của các Quỹ đầu tư bất động sản Malaysia. Số liệu được chọn là năm 20132014, kết quả đưa ra là chi phí được phân bổ không hiệu quả trong cả hai năm này.
Hiệu quả quy mô chỉ đạt 50% ở cả hai năm nghiên cứu.
b) Một số nghiên cứu trên thế giới về thực trạng hiệu quả quy mô và giải
pháp nâng cao hiệu quả quy mô các ngân hàng


×