Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Quản lý và điều khiển tiến độ thi công công trình thủy điện lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 116 trang )

LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, Tôi xin chân thành bày
tỏ lòng biết ơn của mình tới thầy giáo GS.TS Vũ Thanh Te đã hướng dẫn tận
tình chu đáo, dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, nghiên cứu và
giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Nhân đây, Tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Thủy
Lợi, các thầy cô giáo trong Khoa Công Trình, Khoa Kinh Tế và Quản Lý đã
chỉ bảo, dạy dỗ trong suốt quá trình học tập tại trường.
Cuối cùng, Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia
đình, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn.
Mặc dù luận văn đã hoàn thiện với tất cả sự cố gắng, nhiệt tình cũng
như năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiết sót. Vì
vậy, Tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô và đồng
nghiệp, đó chính là sự giúp đỡ quý báu mà tôi mong muốn nhất để cố gắng
hoàn thiện hơn trong quá trình nghiên cứu và công tác sau này.
Xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, 25 tháng 2 năm 2014
Học viên

Hà Xuân Thành


BẢN CAM KẾT
Đề tài luận văn cao học “Quản lý và điều khiển tiến độ thi công công
trình thủy điện Lai Châu” của học viên đã được Nhà trường giao nghiên cứu
theo quyết định số 1630/QĐ-ĐHTL ngày 16 tháng 09 năm 2013 của Hiệu
trưởng trường Đại học Thủy Lợi.
Trong thời gian học tập tại trường với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo
và đặc biệt là thầy giáo GS.TS Vũ Thanh Te, học viên đã tự nghiên cứu và thực
hiện đề tài này. Đây là thành quả lao động, là sự tổ hợp của các yếu tố mang


tnh nghề nghiệp của tác giả./.
Hà Nội, Ngày 25 tháng 2 năm 2014
Học viên

Hà Xuân Thành


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ............................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ....................................................................... MỞ
ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN VÀ KẾ HOẠCH
TIẾN ĐỘ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ....................... 4
1.1. Đặc điểm và tnh chất của thi công công trình thủy lợi, thủy điện ............
4
1.1.1. Đặc điểm thi công các công trình thủy lợi thủy điện ..............................
4
1.1.2. Tính chất của việc thi công các công trình thủy lợi, thủy điện ...............
6
1.1.3. Những nguyễn tắc cơ bản trong thi công ...............................................
7
1.2. Những khó khăn khi thi công các công trình thủy lợi, thủy điện ............. 8
1.3. Kế hoạch tến độ thi công xây dựng ......................................................... 9
1.3.1. Nhiệm vụ của kế hoạch tiến độ ............................................................
11
1.3.2. Nguyên tắc khi lập kế hoạch tến độ ....................................................
14
1.4. Các phương pháp lập kế hoạch tến độ ....................................................
17
1.4.1. Tiến độ thi công theo sơ đồ ngang .......................................................

17
1.4.2. Tiến độ thi công theo sơ đồ xiên ..........................................................
19
1.4.3. Tiến độ thi công theo sơ đồ mạng lưới ................................................
21
1.5. Các hình thức tổ chưc trong xây dựng .................................................... 25
1.5.1. Phương pháp tuần tự ............................................................................
25
1.5.2. Phương pháp song song .......................................................................
26
1.5.3. Phương pháp dây chuyền .....................................................................
27
1.6. Các phương pháp kiểm tra tến độ ..........................................................
29


1.6.1. Phương pháp đường phân tch dùng để kiểm tra từng công việc ........
29
1.6.2. Phương pháp đường phần trăm ...........................................................
31
1.6.3. Phương pháp biểu đồ nhật ký ..............................................................
32
1.7. Ảnh hưởng của tến độ chất lượng và chi phí xây dựng ..........................
32
1.7.1. Ảnh hưởng của tến độ đến chất lượng công trình ...............................
32
1.7.2. Ảnh hưởng của tến độ đến chi phí xây dựng công trình ......................
33
KẾT LUẬN CHƯƠNG I ................................................................................ 34
CHƯƠNG II: LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THEO PHƯƠNG PHÁP .......... 35

SƠ ĐỒ MẠNG LƯỚI VÀ CÁC BÀI TOÁN ĐIỀU KHIỂN TỐI ƯU .......... 35
2.1. Cơ sở lý thuyết và các bước lập sơ đồ mạng lưới ....................................
35


2.1.1. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................... 35
2.2.1. Các bước lập tến độ sơ đồ mạng lưới ................................................. 36
2.2. Các phương pháp tnh toán các thông số trong sơ đồ mạng lưới ...........
40
2.2.1. Tính toán trực tếp trên sơ đồ mạng ..................................................... 40
2.2.2. Tính trên bảng ...................................................................................... 42
2.3. Các bài toán tối ưu trong điều khiển sơ đồ mạng lưới ............................ 44
2.3.1. Điều chỉnh sơ đồ mạng theo thời gian và nhân lực ............................. 44
2.3.2. Phân phối và sử dụng tài nguyên tối ưu trong lập kế hoạch và chỉ đạo
sản xuất ..........................................................................................................
45
2.3.3. Tối ưu phân bổ tài nguyên thu hồi khi thời hạn xây dựng công trình xác
định .................................................................................................................
47
2.3.4. Tối ưu hóa sơ đồ mạng theo thời gian và chi phí ................................ 50
2.4. Lập kế hoạch tiến độ theo phần mềm Microsoft Project ........................ 52
2.4.1. Giới thiệu về Microsof ......................................................................... 52
2.4.2. Nội dung của Microsof Project ............................................................ 53
2.4.3. Trình tự lập kế hoạch tến độ cho một dự án ........................................
55
KẾT LUẬN CHƯƠNG II ............................................................................... 60
CHƯƠNG III: QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU KHIỂN TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY
ĐIỆN LAI CHÂU .................................................................. 61
3.1. Giới thiệu chung về công trình thủy điện Lai Châu................................. 61
3.1.1. Quy mô của công trình thủy điện Lai Châu .......................................... 61

3.1.2. Các biện pháp thi công chính ............................................................... 63
3.1.3. Khối lượng công trình thủy điện Lai Châu ........................................... 68
3.2. Quản lý và điều khiển tến độ theo tối ưu hóa thời gian và chi phí ........ 68
3.2.1. Lập kế hoạch tiến độ và tnh toán các thông số.................................... 68
3.2.2. Tối ưu hóa sơ đồ tến độ thủy điện Lai Châu........................................ 74
KẾT LUẬN CHƯƠNG III.............................................................................. 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1-1: Đường lũy tch vốn đầu tư xây dựng công trình theo các phương án
sắp xếp kế hoạch tến độ khác nhau. ...............................................................
15
Hình 1-2: Biểu đồ cung ứng nhân lực ............................................................. 16
Hình 1-3: Cấu tạo sơ đồ ngang ....................................................................... 18
Hình 1-4: Cấu trúc mô hình kế hoạch tiến độ xiên ......................................... 20
Hình 1-5: Tổ chức sản xuất tuần tự với M công trình .................................... 26
Hình 1-6: Tổ chức sản xuất theo phương pháp song song M công trình........ 27
Hình 1-7: Tổ chức sản xuất theo phương pháp dây chuyền ........................... 28
Hình 1-8: Kiểm tra tiến độ bằng đường phân tch .......................................... 30
Hình 1-9: Kiểm tra tiến độ bằng đường phần trăm .........................................
31
Hình 1-10: Biểu đồ nhật ký công việc ............................................................ 32
Hình 2-1: Các bước lập sơ đồ mạng................................................................ 39
Hình 2-2: Các ký hiệu trên sự kiện ................................................................. 40
Hình 2-3: Các thông số của sơ đồ mạng ......................................................... 42
Hình 2-4: Mối quan hệ giữa cung và têu thụ tài nguyên ............................... 48
Hình 2-5: Mối quan hệ chi phí và thời gian thi công ...................................... 51



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1-1: Khối lượng xây dựng của một số công trình thủy điện.................... 4
Bảng 3-1: Khối lượng công trình thủy điện Lai Châu .................................... 68
Bảng 3-2: Khối lượng, chi phí và thời gian theo thời gian xây dựng bình
thường..............................................................................................................
71
Bảng 3-3: Các thông số của sơ đồ mạng lưới theo thời gian xây dựng bình
thường..............................................................................................................
73
Bảng 3-4: Thời gian hoàn thành công việc khẩn trương nhất ........................ 74
Bảng 3-4: Bảng tnh chi phí bù khi điều khiển cho từng công việc ............... 76
Bảng 3-5: Các thông số của sơ đồ mạng lưới điều khiển lần 1 ...................... 78
Bảng 3-6: Các thông số của sơ đồ mạng lưới điều khiển lần 2 ...................... 80


1

MỞ ĐẦU

Thi công xây dựng công trình là một quá trình tổng hợp nhiều công
đoạn khác nhau bao gồm: khai thác và gia công vật liệu, sản xuất cấu kiện,
kiến tạo công trình…Trước khi khởi công xây dựng còn phải tến hành nhiều
công tác phụ trợ như: làm đường, lám trại, kho chứa vật liệu máy mọc thiết
bị thi công…Còn trong khi thực hiện thi công xây dựng công trình có rất
nhiều công việc diễn ra cùng một thời gian. Với rất nhiều những công việc kể
trên trong việc xây dựng công trình mà không có kế hoạch cụ thể trong việc
chuẩn bị chu đáo trước và trong khi thi công sẽ dẫn đến tnh trọng thừa cái
này, thiếu cái kia, các công việc chồng chéo lên nhau, công trình không được

xây dựng đúng thời hạn, chất lượng kém, giá thành cao.
Trong những năm gần đây, tiến độ thi công xây dựng công trình trở
thành vấn đề rất được quan tâm trong xây dựng nói chung cũng như xây
dựng thủy lợi, thủy điện nói riêng. Tiến độ thi công xây dựng công trình
quyết định trực tếp đến thời gian hoàn thành công trình và đưa công trình
vào khai thác, sử dụng. Việc đẩy nhanh tến độ thi công có thể giúp giảm
thiểu giá thành của công trình, sớm đưa công trình vào khai thác. Từ đó đem
lại hiệu quả kinh tế cho chủ đầu tư xây dựng công trình nói riêng và cho xã
hội nói chung.
Hiện nay đã có nhiều đề tài, chương trình khoa học, các dự án nghiên
cứu nhằm đẩy nhanh tến độ thi công công trình xây dựng nói chung và thủy
lợi thủy điện nói riêng đặc biệt thi công công trình đập nhằm đem lại hiệu
quả kinh tế - xã hội cho đất nước do các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, các tổ
chức cá nhân trong và ngoài nước thực hiện. Tuy nhiên, kết quả chỉ mới
dừng lại ở những khái niệm chung chung, chưa đi sâu vào từng công trình
riêng biệt. Trong đề tài này sẽ đi sâu vào nghiên cứu và ứng dụng các bài
toán tối ưu


2

hóa tiến độ thi công mà cụ thể là bài toán tối ưu hóa tiến độ theo thời
gian và chi phí, áp dụng cho trực tiếp cho công trình Thủy điện Lai Châu,
một công trình có ý nghĩa rất quan trọng đối với đất nước.
Thủy điện Lai Châu là công trình trọng điểm quốc gia Việt Nam được
khởi công xây dựng vào ngày 5/1/2011 tại xã Nậm Hàng huyện Mường Tè,
tỉnh Lai Châu. Công trình này có tổng mức đầu tư khoảng 35700 tỷ đồng. Nhà
máy Thủy điện Lai Châu gồm 3 tổ máy với tổng công suất lắp đặt 1.200 MW,
mỗi năm nhà máy sẽ cung cấp lên lưới điện quốc gia khoảng 4.692,6 triệu
kWh, dự kiến Thủy điện Lai Châu sẽ phát điện tổ máy cuối vào năm 2016 và

hoàn thành vào năm 2017.
Đây là công trình thủy điện không những có vai trò quan trọng trong
việc phát triển điện, cấp nước cho đồng bằng sông Hồng về mùa khô mà
còn tạo cơ hội phát triển - kinh tế xã hội hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên, đảm
bảo an ninh quốc phòng khu vực Tây Bắc. Thủy điện Lai Châu thuộc bậc
trên cùng của dòng sông Đà, giáp với biên giới Trung Quốc. Với thiết kế chọn
cao trình đập 295 mét sẽ đảm bảo mực nước cách biên giới khoảng 15 –
20km, nhưng khi nước dềnh hoặc có lũ, lụt thì chỉ cách biên giới khoảng 2km.
Sau hơn hai năm xây dựng, công trình đã hoàn thành khối lượng và các
mục têu thi công đặt ra trong năm 2013, như đào móng công trình, dẫn
dòng thi công, xử lý nền móng, đổ bê tông cửa nhận nước theo đúng tến
độ yêu
cầu.
Việc nghiên cứu tến độ thi công công trình thủy điện Lai Châu giúp chỉ
ra những điểm mạnh, điểm yếu ảnh hưởng đến tến độ thi công công
trình thủy điện Lai Châu. Qua đó đánh giá công tác quản lý, điều khiển tến
độ thi công công trình thủy điện Lai Châu, đưa ra các đề xuất nâng cao chất
lượng quản lý, điều khiển tiến độ thi công thủy điện Lai Châu để công trình
đạt hiệu


3
quả và hợp lý, giúp công trình hoàn thành đúng kế hoạch đề ra đem lại lợi ích
kinh tế - xã hội đối với hai tỉnh Lai Châu, Điện Biên và cho đất nước.
Trong đề tài này sẽ đề cập đến lý thuyết về các phương pháp lập
tiến độ thi công xây dựng công trình phổ biến hiện nay, quản lý tiến độ thi
công một cách hợp lý, điều khiển tiến độ thi công xây dựng công trình
để đạt được kết quả tối ưu nhất dựa trên bài toán tối ưu hóa tiến độ thi
công xây dựng theo thời gian và chi phí.
Những vấn đề trên sẽ được thể hiện và giải quyết chi tiết trong

luận văn với các phần như sau:
- Mở đầu.
- Chương 1: Đặc điểm công trình thủy lợi, thủy điện và kế hoạch tiến
độ thi công xây dựng công trình.
- Chương 2: Lập kế hoạch tiến độ theo phương pháp sơ đồ mạng
lưới và các bài toán điều khiển tối ưu.
- Chương 3: Quản lý và điều khiển tiến độ xây dựng công trình thủy
điện Lai Châu.
- Kết luận và kiến nghị.


4

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN VÀ KẾ HOẠCH
TIẾN ĐỘ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1.1. Đặc điểm và tnh chất của thi công công trình thủy lợi, thủy điện[6]
1.1.1. Đặc điểm thi công các công trình thủy lợi thủy điện
Nhiều dạng công tác với khối lượng rất lớn
Để xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện phải thực hiện nhiều dạng
công tác khác nhau với khối lượng lớn như công tác đất đá, công tác bê
tông và công tác bê tông cốt thép, công tác khoan phụt xi măng, hút nước hố
móng, đào ngầm, khai thác cốt liệu...
Bảng 1-1: Khối lượng xây dựng của một số công trình thủy điện
Tên công trình

Công suất
3

10 kW


Khối lượng
6

Khối lượng
3

6

3

đất đá 10 m bê tông 10 m

Nhà máy thủy điện Thác Bà

108

>19

0,157

Nhà máy thủy điện Hòa Bình

1920

30

2,5

Nhà máy thủy điện Yaly


720

>15

0,561

Khối lượng khoan phụt xi măng làm màn chống thấm của công trình
thủy điện Hòa Bình là 251.000 m dài.
Kết cấu công trình khác biệt
Các công trình thủy lợi, thủy điện thường được xây dựng trong những
địa hình, địa chất, khí hậu thủy văn...trên mỗi địa điểm xây dựng hoàn toàn
khác nhau với các thông số thiết kế như lưu lượng, cột nước, công suất nhà
máy thủy điện, dung tch hồ chứa. Điều đó sẽ dẫn đến sự khác biệt về kết
cấu giữa các công trình. Mặt khác ngay trong một công trình kết cấu của nó
cũng đa dạng, kích thước khác nhau và phức tạp như kết cấu của nhà
máy thủy điện, công trình tràn xả lũ...


5

Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên
Các công trình thủy lợi, thủy điện thường được xây dựng trên các
sông, suối của các vùng đồi núi. Vì vậy việc tổ chức thi công gặp rất nhiều
khó khăn, phức tạp và chịu ảnh hưởng rất lớn của các điều kiện tự nhiên
trong vùng xây dựng như: điều kiện địa hình, điều kiện địa chất và thủy văn,
chế độ dòng chảy (lưu lượng và mực nước sông suối...), điều kiện thời tết,
khí hậu (nắng, mưa, gió...).
Mức độ cơ giới hóa, công nghiệp hóa và tự động hóa trong xây dựng
Muốn hoàn thành xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện có

nhiều dạng công tác với khối lượng rất lớn đúng thời hạn quy định thì phải
tến hành thi công với cường độ cao, mức độ cơ giới hóa lớn và sử dụng
nhiều máy móc, thiết bị thi công hiện đại, có năng suất cao. Đồng thời phải
tến tới công nghiệp hóa và tự động hóa trong sản xuất và thi công với mức
độ cần thiết có thể, nhất là đối với những công việc nặng nhọc, khó khăn,
nguy hiểm.
Hình thành khu dân cư và khu công nghiệp mới
Công trình thủy lợi, thủy điện thường được xây dựng ở những nơi xa
xôi, hẻo lánh, xa các thị trấn – thành phố và các trung tâm công nghiệp. Song
trên các công trường xây dựng thủy lợi, thùy theo quy mô công trình, thường
phải xây dựng hàng loạt các cơ sở sản xuất, các xí nghiệp phụ trợ đủ lớn về
nhiều mặt để phục vụ cho quá trình thi công và phải sử dụng một số lượng
lao động rất lớn (trực tiếp và gián tếp) để xây dựng công trình (ở công trình
thủy điện Hòa Bình lúc cao điểm có tới 40.000 cán bộ, công nhân cùng làm
việc). Tất cả những người lao động này cùng với gia đình của họ đã tạo thành
một khu vực dân cư đông đúc với một hệ thống nhà ở, nhà làm việc và các
công trình khác (công trình văn hóa – xã hội – đời sống) cần thiết cho họ
sống và làm việc trên công trường.
Bên cạnh khu vực dân cư này, do công trường đòi hỏi phải xây dựng
các cơ sở sản xuất, các xí nghiệp phụ trợ... để phục vụ thi công, nên khi thiết


6

kế và xây dựng người ta thường kết hợp sử dụng chúng cho hiện tại và cho
tương lai. Vì vậy thông thường xung quanh công trình đầu mối thủy lợi, sẽ
hình thành trong tương lai khu công nghiệp mới. Khu này sẽ phục vụ cho kế
hoạch phát triển kinh tế địa phương hoặc kinh tế khu vực.
Ảnh hưởng về ngập lụt ở thượng lưu công trình
Công trình đầu mối thủy lợi, thủy điện được xây dựng thường tạo hồ

chứa nước lớn ở phía thượng lưu và tất nhiên sẽ gây ra ngập lụt lớn ở
vùng hồ. Vì vậy khi thiết kế và nhất là khi chuẩn bị và tến hành xây dựng
công trình, phải giải quyết hàng loạt các vấn đề phức tạp có liên quan
đến vùng ngập lụt như di chuyển dân cư, các công trình công cộng và các
xí nghiệp công nghiệp ra khỏi vùng sẽ bị ngập lụt, di chuyển hay bảo vệ các
di tch lịch sử, tổ chức khai thác gấp các mỏ quặng và các tài nguyên khác
nằm trong vùng lòng hồ, phát rừng và dọn sạch lòng hồ...
1.1.2. Tính chất của việc thi công các công trình thủy lợi, thủy điện
Tính phức tạp.
- Vì công trình thủy lợi, thủy điện được thi công trong điều kiện rất khó


7

khăn.
- Liên quan đến nhiều bộ môn khoa học kỹ thuật, nhiều ngành kinh tế
quốc dân, nhiều địa phương, nhiều người.
- Phải đảm bảo lợi dụng tổng hợp nguồn nước và tến hành thi công
trên khô.
Tính khẩn trương.
- Do chất lượng đòi hỏi cao, khối lượng lớn, thi công trong điều kiện
khó khăn, thời gian thi công ngắn, trong tình trạng thiếu vật tư trang thiết
bị và yêu cầu đưa công trình vào sử dụng sớm do đó phải khẩn trương.
Tính khoa học.
- Trong thiết kế đảm bảo vững chắc, thỏa mãn các điều kiện của nhiệm
vụ thiết kế, tện lợi cho quản lý và khai thác.


7


- Trong thi công sử dụng các loại vật tư, máy móc, nhân lực và phải xử
lý giải quyết các vấn đề kỹ thuật.
- Nhiệm vụ của người thi công là phải tổ chức quản lý thi công tốt, giải
quyết các vấn đề kỹ thuật tốt, kịp thời. Bởi thế nên thi công còn mang
tnh chất khoa học.
Tính quần chúng.
- Công tác thi công công trình thủy lợi, thủy điện yêu cầu khối lượng
lớn, phạm vi xây dựng rộng (đập + kênh mương…) nên phải sử dụng lực
lượng lao động rất to lớn.
1.1.3. Những nguyễn tắc cơ bản trong thi công [2]
- Thống nhất hóa trong thi công
Để đảm bảo thi công nhanh chóng và chất lượng thì phải thống
nhất hóa trong thi công trên cơ sở các tnh chất kỹ thuật, quy trình, quy
phạm của nhà nước qua đó cân đối được nhu cầu và sản xuất, giảm bớt
được các khâu trung gian, giảm bớt được sự phức tạp trong sản xuất, giảm
bớt thời gian thiết kế và tổ chức đơn giản việc quản lý, phù hợp công xưởng
hóa và cơ giới hóa thi công.
- Công xưởng hóa thi công
Là tổ chức sản xuất các chi tết kết cấu, các bộ phận công trình
theo quy định đã thống nhất sau đó lắp ráp tại thực địa nhằm rút ngắn thời
gian xây dựng, giảm nhẹ việc thi công ngoài công trường trong khi đó chất
lượng các chi tết, kết cấu vẫn đảm bảo tốt, máy móc và các khâu sản xuất
được chuyên môn hóa tận dụng được tối đa khả năng làm việc của máy móc,
thoài gian làm việc của công nhân qua đó giảm giá thành sản phẩm.
- Cơ giới hóa trong thi công
Là sử dụng máy móc để thi công công trình làm giảm bớt sự lao động
nặng nhọc của con người, tăng tốc độ thi công giảm thời gian xây dựng,
chóng đưa công trình vào hoạt động. Tiết kiệm về mặt quản lý, tổ chức
nhân



8

lực đơn giản, giảm giá thành công trình. Bên cạnh đó sử dụng cơ giới hóa còn
đảm bảo chất lượng thi công công trình cao hơn là so với thi công thủ công,
khắc phục được những việc khó khăn mà con người không thực hiện đươc.
- Thực hiện thi công dây chuyền
Trong dây chuyền công nghệ sản xuất các khâu dây chuyền do mỗi
công nhân hay tổ đội, nhóm phụ trách giúp giảm thời gian chết do chờ đợi
nhau. Việc phân công công nhân cụ thể cũng giúp nâng cao năng suất lao
động, phát huy cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ công nhân.
- Thực hiện thi công liên tục
Bảo đảm cho công tác thi công không bị gián đoạn, giảm bớt được các
phí phụ trong thi công, tăng cường tốc độ thi công chóng đưa công trình
vào sử dụng.
- Làm tốt công tác tổ chức và kế hoạch thi công
Thi công công trình đòi hỏi hoàn thành khối lượng lớn trong thời gian
hạn chế mà lại gặp điều kiện khó khăn, phức tạp và phải đảm bảo chất lượng
cao, giá thành hạ do đó phải làm tốt công tác tổ chức và kế hoạch bằng cách
lập kế hoạch tến độ thi công hợp lý, tranh thủ mùa khô và chú trọng vào
hạng mục trọng tâm. Bên cạnh đó kế hoạch phải cụ thể, có biện pháp đối
phó với những trường hợp bất lợi có thể xảy ra. Các bộ phận công trình phải
phối hợp chặt chẽ với nhau hướng tâp chung vào việc hoàn thành kế hoạch
tến độ.
1.2. Những khó khăn khi thi công các công trình thủy lợi, thủy điện [2]
Xây dựng công trình thuỷ lợi là một quá trình gồm nhiều khâu công tác
khác nhau. Có những khâu khối lượng lớn khống chế cả quá trình xây dựng
như công tác đất, bêtông, xây lát. Có những công trình đòi hỏi kỹ thuật cao
như đổ bêtông dưới nước, đóng cọc, phụt vữa ciment, thi công lắp
ghép. Phạm vi xây dựng công trình thường rất rộng, có nhiều công trình cần

tến hành xây dựng cùng một lúc nhưng diện tch xây dựng công trình đơn vị
hẹp phải sử dụng nhiều loại máy móc thiết bị và mật độ nhân lực cao.


9

Công trình thủy lợi, thủy điện thường thi công với thời gian kéo dài qua
nhiều năm, khối lượng công việc lớn. Bên cạnh đó công trình thủy lợi, thủy
điện được xây dựng trên các lòng sông, suối, kênh rạch, hoặc bãi bồi
nên móng nhiều khi sâu dưới mặt đất tự nhiên của lòng sông, suối, nhất là
dưới mực nước ngầm làm cho quá trình thi công bị ảnh hưởng bất lợi của
dòng nước mặt, nước ngầm và nước mưa.
Trong quá trình thi công một mặt phải đảm bảo cho hố móng được
khô ráo, một mặt phải đảm bảo các yêu cầu dùng nước ở hạ lưu tới mức cao
nhất. Chính vì những đặc điểm trên cho thấy: muốn cho hố móng khô ráo mà
vẫn đảm bảo được yêu cầu tổng hợp lợi dụng nguồn nước trong quá trình thi
công phải tến hành dẫn dòng thi công với các nội dung như:
- Đắp đê quai bao quanh hố móng, bơm cạn nước và tến hành
công tác nạo vét, xử lý nền và xây móng công trình.
- Dẫn nước song từ thượng lưu về hạ lưu qua các công trình dẫn
dòng đã được xây dựng xong trước khi ngăn dòng.
Biện pháp dẫn dòng thi công ảnh hưởng trực tếp đến kế hoạch tến
độ thi công của toàn bộ công trình, hình thức kết cấu, chọn và bố trí các
công trình thủy lợi đầu mối, chọn phương pháp thi công và bố trí công
trường và cuối cùng là ảnh hưởng trực tếp đến giá thành công trình.
Do đó người thiết kế hay thi công, đều phải thấy rõ tính chất quan
trọng và mối liên hệ này để có thái độ thận trọng, nghiêm túc trong việc điều
tra, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề trong thiết kế công trình, thiết kế thi
công nói chung và thiết kế dẫn dòng nói riêng.
1.3. Kế hoạch tến độ thi công xây dựng [2]

Kế hoạch và tổ chức thi công là một môn khoa học kinh tế và kỹ thuật
về công tác tổ chức và quản lý sản xuất trên những công trường xây
dựng thủy lợi, thủy điện. Nó có nhiệm vụ nghiên cứu sự tác động của các
quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa trong mọi hoạt động của công trường,
nghiên cứu và


10

xác định việc lãnh đạo tổ chức kế hoạch, sản xuất và toàn bộ cơ cấu thi công
một cách hợp lý nhất.
Kế hoạch tến độ là tài liệu thể hiện rõ các căn cứ, các thông tn cần
thiết để nhà thầu cắn cứ vào đó tổ chức và quản lý tốt nhất mọi hoạt động
xây lắp trên công trường. Kế hoạch tến độ thể hiện rõ danh mục các công
việc, tnh chất các công việc, khối lượng công việc theo từng danh mục,
phương pháp công nghệ thi công và cách tổ chức thực hiện, nhu cầu tài
nguyên và thoài gian thực hiện các công việc. Kế hoạch tến độ còn thể
hiện thời điểm bắt đầu kết thúc của từng đầu việc và mối quan hệ trước sau
về không gian, thời gian, về công nghệ và tổ chức sản xuất của các công việc.
Kế hoạch tến độ thi công có ý nghĩa quyết định đến tốc độ trình tự và
thời hạn thi công của toàn bộ công trình.
Trên cơ sở của kế hoạch tến độ người ta thành lập các biểu đồ nhu
cầu về nguồn vật tư, kỹ thuật và nhân lực (công nhân, cán bộ, nhân viên). Các
loại biểu đồ này cùng với kế hoạch tến độ là những tài liệu cơ bản phực vụ
cho quy hoạch xây dựng công trình.
Kế hoạch tến độ sắp xếp hợp lý, nghiên cứu được cụ thể đầy đủ không
những có thể làm cho công trình tến hành thuận lợi, quá trình thi công phát
triển một cách bình thường bảo đảm chất lượng công trình và an toàn thi
công mà còn giảm thiểu sự têu hao về nhân vật ta lực, bảo đảm chất lượng
hoàn thành đúng thời hạn quy định trong phạm vi vốn xây dựng công trình

không vượt quá chỉ têu dự toán.
Trong quá trình điều khiển thi công công trình thủy lợi tủy theo quy mô
xây dựng công trình, mức độ phức tạp và chi tết giữa các hạng mục ở các giai
đoạn thiết kế và thi công khác nhau mà tiến hành lập các loại kế hoạch tiến
độ sau: kế hoạch tổng tến độ, kế hoạch tến độ thi công công trình đơn vị và
kế hoạch phần việc.


11

Kế hoạch tổng tến độ được biên soạn cho toàn bộ công trình. Trong kế
hoạch tổng tến độ được xác định tốc độ, trình tự và thời hạn thi công cho
các công trình đơn vị (công trình chính, công trình phụ trợ, công trình
tạm)vcuar hệ thống công trình, định ra thời hạn hoàn thành của công tác
chuẩn bị trước khi thi công và công tác kết thúc.
Kế hoạch tổng tến độ thường được lập ở giai đoạn thiết kế sơ bộ và
thiết kế kỹ thuật (hoặc thiết kế sơ bộ mở rộng) với mức độ chi tết khác
nhau. Ngoài ra trong giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công và thời kỳ thi công
còn cần lập kế hoạch tổng tến độ cho từng năm để chỉ đạo thi công các công
trình lọa lớn phải thi công qua nhiều năm.
Kế hoạch tến độ thi công công trình đơn vị : được biên soạn cho công
trình đơn vị chủ yếu (như đập đất, nhà máy thủy điện, đường tràn lũ...trong
hệ thống công trình đầu mối) ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ
thi công hoặc trong thời kỳ thi công. Kế hoạch tến độ công trình đơn vị căn
cứ vào thời gian thi công của công trình đơn vị đã quy định trong kế hoạch
tổng tến độ mà xác định tốc độ, tuần tự và thời gian thi công đối với các bộ
phận kết cấu hoặc loại công việc của công trình đơn vị bao gồm cả phần lắp
ráp kết cấu kim loại và thiết bị cơ khí, định ra thời hạn và các hạng mục của
công tác chuẩn bị cho công trình đơn vị.
Kế hoạch phần việc là một văn kiện cơ bản đảm bảo kế hoạch tến độ,

trực tếp chỉ đạo hiện trường thi công. Trong thời kỳ thi công công trình, dựa
vào sự quy định của kế hoạc tổng tến độ và kế hoạch tến độ công trình
đơn vị kết hợp với tnh hình thực tế ở hiện trường mà đơn vị thi công vạch ra
kế hoạch phần việc thi công theo từng quý, từng tháng, từng tuần...
1.3.1. Nhiệm vụ của kế hoạch tiến độ [2]
Xây dựng thủy lợi, thủy điện cũng như các ngành sản xuất khác muốn
đạt được những mục đích đề ra phải có một kế hoạch sản xuất cụ thể. Một
kế hoạch sản xuất được gắn liền với một trục thời gian người ta gọi đó là
kế


12

hoạch lịch hay tến độ. Như vậy tến độ là kế hoạch được gắn liền với niên
lịch. Mọi thành phần của tiến độ được gắn trên trục thời gian xác định.
Công trường xây dựng được tiến hành bởi nhiều tổ chức xây lắp với sự
tham gia của nhà thầu, người thiết kế, doanh nghiệp cung ứng máy móc
thiết bị và các loại tài nguyên... Như vậy xây dựng một công trình là một hệ
điều khiển phức tạp, rộng lớn. Vì trong hệ có rất nhiều thành phần và mối
quan hệ giữa chúng rất phức tạp. Sự phức tạp cả về số lượng các thành phần
và trạng thái của nó là biến động và ngẫu nhiên. Vì vậy trong quá trình xây
dựng công trình không thể điều khiển chính xác mà có tnh xác suất. Để xây
dựng một công trình phải có một mô hình khoa học điều khiển các quá
trình – tổ chức và chỉ đạo việc xây dựng. Mô hình đó chính là tến độ thi
công.
Khi xây dựng công trình phải thực hiện rất nhiều các quá trình xây lắp
liên quan chặt chẽ với nhau trong một không gian và thời gian xác định với tài
nguyên có giới hạn. Như vậy mục đích của lập tến độ là thành lập một mô
hình sản xuất, trong đó sắp xếp các công việc sao cho bảo đảm xây dựng
công trình trong thời gian ngắn, giá thành hạ, chất lượng cao.

Mục đích này có thể cụ thể như sau:
- Kết thúc và đưa các hạng mục công trình từng phần cũng như
tổng thể vào hoạt động đúng thời hạn định trước.
- Sử dụng hợp lý máy móc thiết bị.
- Giảm thiểu thoài gian ứ đọng tài nguyên chưa sử dụng.
- Lập kế hoạch sử dụng tối ưu về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ xây
dựng.
- Cung cấp kịp thời các giải pháp có hiệu quả để tiến hành thi công
công trình.
Tiến độ luôn được biểu hiện dưới dạng biểu đồ. Tùy theo tnh chất các
công trình và yêu cầu của công nghệ, hình thức thể hiện biểu đồ có thể biểu
diễn dưới dạng ngang, xiên hay mạng.


13

Tóm lại, tến độ là kế hoạch sản xuất thể hiện bằng biểu đồ nội dung
bao gồm: công nghệ, thời gian, địa điểm, vị trí và khối lượng các công việc
xây lắp cùng với điều kiện thực hiện chúng.
Tiến độ là bộ phận không thể tách rời của thiết kế tổ chức xây dựng và
thiết kế tỏ chức thi công.
Tiến độ trong thiết kế về tổ chức xây dựng gọi tắt là tến độ xây dựng
(TĐTCXD) do cơ quan tư vấn thiết kế lập bao gồm kế hoạch thực hiện các
công việc: thiết kế, chuẩn bị, thi công, hợp đồng cung ứng máy móc, thiết bị,
cung cấp hồ sơ tài liệu phục vụ thi công và đưa công trình vào hoạt
động. Biểu đồ tến độ nếu là công trình nhỏ thể hiện bằng đường ngang, nếu
là lớn phức tạp thể hiện bằng mạng. Trong tến độ các công việc thể hiện
dưới dạng tổng quát, nhiều công việc của công trình đơn vị được nhóm lại
thể hiện bằng một công việc tổng hợp. Trong tổng tến độ phải chỉ ra được
những thời điểm chủ chốt như giai đoạn xây dựng, ngày hoàn thành của các

hạng mục xây dựng, thời điểm cung cấp máy móc, thiết bị cho công trình
và ngày hoàn thành toàn bộ.
Tiến độ trong thiết kế tổ chức thi công xây dựng gọi tắt là tiến độ thi
công (TĐTC) do đơn vị nhận thầu (B) lập với sự tham gia của các nhà thầu
phụ (B’). Trong đó thể hiện các công việc chuẩn bị, xây dựng tạm, xây dựng
chính và thời gian đưa từng hạng mục công trình vào hoạt động. Tiến độ thi
công có thể hiện bằng đường ngang hay mạng. Tổng tến độ lập dựa vào tến
độ các công trình đơn vị. Các công trình đơn vị khi liên kết với nhau dựa trên
sự kết hợp công nghệ và sử dụng tài nguyên. Trong tến độ đơn vị các công
việc xây lắp được xác định chi tết từng chủng loại, khối lượng theo tính toán
của thiết kế thi công. Thời hạn hoàn thành các hạng mục công trình và toàn
bộ công trường phải đúng với tến độ tổ chức xây dựng.
Tiến độ dùng để chỉ đạo thi công xây dựng, để đánh giá sự sai lệch giữa
thực tế sản xuất và kế hoạch đã lập giúp người cán bộ chỉ huy công trường



14

những quyết định để điều chỉnh thi công. Nếu sự sai lệch giữa sản xuất và kế
hoạch (tến độ) quá lớn đến chừng mực nào đó phải lập lại tến độ. Lập
tến độ mới dựa trên thực trạng tại thời điểm đó sao cho giữ được mực
têu ban đầu, nếu sai lệch càng ít càng tốt, nhất là thời hạn xây dựng.
1.3.2. Nguyên tắc khi lập kế hoạch tiến độ [3]
Muốn cho kế hoạch tến độ thi công được hợp lý thì cần phải đảm
bảo các nguyên tắc sau:
- Sự hoàn thành công trình phải nằm trong phạm vi thời hạn thi
công do Nhà nước quy định. Những công trình đơn vị hoặc các
hạng mục công trình cần tuân theo thời hạn quy định trong tổng
tến độ chung.

- Phân rõ công trình chủ yếu, công trình thứ yếu để tập trung
sức người tạo điều kiện thi công thuận lợi cho những công trình
mấu chốt.
- Tiến độ phát triển xây dựng công trình theo thơi gian và
trong không gian phải được ràng buộc một cách chặt chẽ với các
điều kiện khí tượng, thủy văn, địa chất thủy văn, thể hiện được sự
lợi dụng những điều kiện khách quan có lợi cho quá trình thi công
công trình.
- Tốc độ thi công và trình tự thi công đã quy định trong kế hoạch tến
độ đều phải thích ứng với điều kiện kỹ thuật thi công và
phương pháp thi công được lựa chọn sủ dụng. Nếu tận dụng các
biện pháp tổ chức thi công tên tiến như phương pháp thi công
song song, thi công dây chuyền để rút ngắn thời hạn thi công, tăng
nhanh tốc độ thi công, nhưng tránh làm đảo lộn trình tự thi công
hợp lý.
- Khi chọn phương án sắp xếp kế hoạch tến độ cần tiến hành xem
xét các mặt, giảm thấp phí tổn công trình tạ và ngăn ngừa sự ứ


15

đọng vốn xây dựng để đảm bảo việc sử dụng hợp lý vốn đầu tư xây
dựng công trình.


15

Muốn giảm bớt tền vốn xây dựng ứ đọng thì có thể tập trung sử
dụng tền vốn, sắp xếp phân phối vốn đầu tư ở thời kỳ đầu thi công
tương đối ít, càng về sau càng tăng nhiều. Hình 1-1 là đường tch

lũy vốn đầu tư xây dựng công trình theo các phương án sắp xếp kế
hoạch tến độ khác nhau, trong đó đường tch lũy a là không
tốt,
đường tch lũy b tương đối tốt, đường tch lũy c là tốt
nhất.

a
b
c

O

Hình 1-1: Đường lũy tch vốn đầu tư xây dựng công trình theo các phương án
sắp xếp kế hoạch tến độ khác nhau.
- Trong thời kỳ chủ yếu thi công công trình cần phải giữ vững sự cấn
đối về cung ứng nhân lực, vật liệu, động lực và sự hoạt động của
thiết nị máy móc, xí nghiệp phụ.
Để đảm bảo nguyên tắc này người ta có thể kiểm tra theo biểu đồ
cung ứng nhân lực Hình 1-2 được lập ra trên cơ sở của kế hoạch tến độ
đã sắp xếp. Nếu trong kế hoạch tến độ không tuân theo nguyên tắc cân đối
thì trên biểu đồ cung ứng nhân lực sẽ xuất hiện nhiều chỗ lồi lõm Hình 1-2a
cho nên cần tến hành chỉnh sửa nhiều lần kế hoạch tến độ bằng cách
thay đổi thời gian thi công của các đối tượng thi công hoặc điều chỉnh tăng
giảm cường độ thi công để đạt đến sự cân bằng tổng hợp Hình 1-2b.


16



×