Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Giao trinh dieu duong co ban 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 163 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG
KHOA LIÊN THÔNG & LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
-----------

GIÁO TRÌNH

ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN 2

LƯU HÀNH NỘI BỘ
Năm 2018


MỤC LỤC
Trang
Bài 1: Kỹ thuật tiêm truyền dung dịch đường tĩnh mạch - truyền máu

01

Bài 2: Cho người bệnh uống thuốc, bôi thuốc, nhỏ mắt - mũi - tai

15

Bài 3: Kỹ thuật đưa thức ăn vào cơ thể

23

Bài 4: Kỹ thuật cho người bệnh thở oxy

28

Bài 5: Kỹ thuật hút đờm dãi cho người bệnh



39

Bài 6: Kỹ thuật thụt tháo - thụt giữ

43

Bài 7: Kỹ thuật hút dịch dạ dày

50

Bài 8: Kỹ thuật rửa dạ dày

53

Bài 9: Kỹ thuật lấy bệnh phẩm xét nghiệm

59

Bài 10: Kỹ thuật thông tiểu - rửa bàng quang

70

Bài 11: Kỹ thuật cố định gãy xương

79

Bài 12: Kỹ thuật garô cầm máu

100


Bài 13: Phương pháp đo lượng dịch ra vào cơ thể

110

Bài 14: Dự phòng chăm sóc loét tỳ

115

Bài 15: Phụ giúp thầy thuốc khám bệnh

120

Bài 16: Phụ giúp thầy thuốc chọc dịch não tủy, màng bụng, màng phổi,
màng tim

124

Bài 17: Các tư thế nghĩ ngơi và trị liệu thông thường

139

Bài 18: Chăm sóc người bệnh hấp hối tử vong

144

Bài 19: Kỹ thuật hồi sức tim phổi

150


Bài 20: Xử lý chất thải bệnh viện

156

Tài liệu tham khảo

162


Bài 1

KỸ THUẬT TIÊM TRUYỀN DUNG DỊCH ĐƯỜNG TĨNH
MẠCH, TRUYỀN MÁU
MỤC TIÊU
1. Trình bày được mục đích, nguyên tắc của truyền dịch, truyền máu
đường tĩnh mạch (TM).
2. Kể được trường hợp chỉ định, chống chỉ định và liệt kê được các tai
biến có thể xãy ra khi truyền dịch, truyền máu đường TM.
3. Thực hiện truyền dịch, truyền máu cho NB đúng quy trình kỹ thuật.
NỘI DUNG
I. TRUYỀN DỊCH TĨNH MẠCH
1. Mục đích
Truyền dịch là đưa vào cơ thể NB qua đường TM một khối lượng dịch
với mục đích:
- Bù lại số lượng dịch đã mất, nâng HA.
- Giải độc, lợi tiểu khi bị ngộ độc, nhiễm độc.
- Nuôi dưỡng NB với thời gian ngắn.
- Đưa thuốc vào cơ thể duy trì liên tục với thời gian dài để điều trị.
2. Nguyên tắc
- Thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu.

- Kiểm tra DHST trước khi truyền, nếu thấy bất thường báo ngay bác sĩ.
- Dụng cụ, dịch truyền phải đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối.
- Thực hiện kỹ thuật phải theo đúng bảng kiểm, đảm bảo nguyên tắc vô
khuẩn (đặc biệt là đầu nối giữa hệ thống dây truyền và đốc kim). Nếu truyền
kéo dài sau 24-48 giờ phải thay kim và thay đổi vị trí truyền.
- Tuyệt đối không để khí lọt vào TM.
- Một số thuốc theo chỉ định pha cùng với dịch truyền cần phải thử phản
ứng thuốc.
- Theo dõi sát tình trạng NB đề phòng và phát hiện sớm các trường hợp
sốc có thể xảy ra.
1


- Đảm bảo tốc độ truyền đúng theo y lệnh.
3. Chỉ định, chống chỉ định
3.1. Chỉ định
- NB bị tiêu chảy mất nước, bỏng, XHTH, trước và sau mổ, ngộ độc,
nhiễm độc, viêm tụy.
- Một số trường hợp bệnh lý cần được duy trì truyền dịch liên tục có pha
thuốc theo y lệnh như KS, thuốc nâng HA…vào cơ thể để điều trị bệnh (áp xe
phổi, NB bị hôn mê…).
3.2. Chống chỉ định
NB bị suy tim nặng, phù phổi cấp, HA cao…
4. Các vị trí truyền dịch
- Tĩnh mạch nếp gấp khuỷu tay (thường áp dụng vì TM này lớn, ít di
động), TM cánh tay, cẳng tay, mu bàn tay, cổ chân…
- Trẻ nhỏ: TM thái dương, trán, mang tai, TM cổ, nếp gấp khuỷu tay, cổ
chân (với trẻ lớn).
5. Các loại dung dịch thường dùng truyền tim tĩnh mạch
- Dung dịch đẳng trương: NaCl 9%, glucose 5%...

- Dung dịch nhược trương: NaCl 0.45%.
- Dung dịch ưu trương: glucose10%, 20% hoặc 30%.
- Dung dịch có phân tử cao: acid amin, chế phẩm của máu…
6. Quy trình kỹ thuật truyền dịch
6.1.

Chuẩn bị NB
- Giải thích việc sắp làm để NB yên tâm.
- Kiểm tra DHST, nếu thấy bất thường phải báo ngay bác sĩ.
- Xem NB có tiền sử dị ứng không.
- Vệ sinh thân thể, nhất là vùng truyền, dặn NB đi đại tiểu tiện trước khi

truyền.
- Đặt NB nằm tư thế thuận lợi.
- Kiểm tra các kết quả XN của NB.
6.2.

Chuẩn bị dụng cụ
2


6.2.1. Dụng cụ vô khuẩn
- Chai dịch truyền (theo y lệnh), đây là khâu quan trọng nhất mà người
ĐD phải kiểm tra đối chiếu cẩn thận.
- Dây truyền dịch: loại dây thẳng có bầu nhỏ giọt, khóa dây truyền phải
để ở dưới bầu nhỏ giọt.
- Bơm tiêm, kim tiêm TM có đường kính 8/10 hoặc 1mm (hoặc catheter,
kim luồn), gạc vô khuẩn.
6.2.2. Các dụng cụ khác
- Khay chữ nhật vô khuẩn, khay hạt đậu (túi giấy), kìm Kocher, ống cắm

kìm, bát kền đựng bông có cồn, kéo, băng dính.
- HA, ống nghe, nhiệt kế, đồng hồ đếm mạch, nhịp thở.
- Thuốc theo y lệnh (nếu có), hộp chống sốc.
- Cọc truyền, gối kê tay, nylon, dây thắt mạch.
- Hộp đựng vật sắc nhọn, túi đựng rác thải.
- Phiếu tiêm truyền, phiếu theo dõi, hồ sơ bệnh án.
6.3.

Kỹ thuật tiến hành
- ĐD rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang.
- Thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu.
- Sát khuẩn lại tay (lần 1).
- Mở gói dụng cụ đã hấp (hoặc mở khay chữ nhật vô khuẩn).
- Kiểm tra lại chai dịch, sát khuẩn nút chai, pha thuốc (nếu có).
- Cắm dây truyền vào chai, khóa lại, treo chai dịch lên cọc truyền, đuổi

hết khí trong dây truyền dịch, khóa lại để vào khay vô khuẩn.
- Chọn vị trí truyền: đặt tấm nylon, gối kê tay.
- Đi găng tay, buộc dây thắt mạch trên vùng truyền 3-5cm.
- Sát khuẩn vị trí truyền từ trong ra ngoài theo hình xoáy ốc hai lần, ĐD
sát khuẩn lại tay lần thứ hai.
- Một tay căng da, một tay cầm kim tiêm đâm chếch 30o so với mặt da
đưa kim nhanh, đúng vào TM, khi thấy máu trào ra, tay trái tháo dây thắt
mạch rồi mở khóa cho dịch chảy vừa phải, quan sát sắc mặt của NB.
3


- Che kim bằng gạc vô khuẩn, cố định kim và dây truyền.
- Rút gối kê tay, dây thắt mạch và tấm nylon kê ở dưới tay NB.
- Điều chỉnh tốc độ chảy theo y lệnh, ghi phiếu truyền dịch.

- Trong khi truyền dịch, nếu NB mệt mỏi, giúp họ thay đổi tư thế.
- Ghi vào phiếu truyền dịch tình trạng NB trong 15 phút đầu, sau đó duy
trì theo dõi suốt thời gian truyền dịch.
- Theo dõi chặt chẽ những dấu hiệu, triệu chứng, những tai biến có thể
xảy ra.
- Khi đang truyền, hết ca làm việc phải bàn giao cho ca trực mới, có ghi
chép đầy đủ tình trạng NB đang truyền dịch. Khi dịch truyền trong chai hết:
một tay căng da, một tay rút kim ra nhanh khỏi TM, lấy bông có cồn sát
khuẩn nhẹ nơi tiêm.
- Giúp NB về tư thế thoải mái, tiếp tục theo dõi và phát hiện tai biến,
dặn NB những điều cần thiết.
- Ghi lại tình trạng NB vào phiếu truyền dịch:
+ Tình trạng trong và sau truyền dịch.
+ Ghi các thông số theo dõi 15 phút/lần trong một giờ đầu tiên, sau đó cứ
30 phút/lần cho đến khi hết dịch truyền.
+ Tai biến (nếu có) khi truyền dịch.
- Hướng dẫn NB và gia đình NB:
+ Tuyệt đối không được thay đổi tốc độ dịch truyền.
+ Nếu cảm thấy khó chịu, rét run, khó thở… báo ngay cho NVYT để xử
trí kịp thời.
- Thu dọn dụng cụ, tháo găng, rửa tay, ghi hồ sơ.
7. Các tai biến có thể xảy ra trong truyền
7.1. Tắc kim truyền: do cục máu đông dịch không chảy cần thay kim.
7.2. Phồng nơi tiêm: do kim chưa vào sâu trong lòng mạch, nửa ở trong, nửa
ở ngoài, NB kêu buốt.
7.3. Sốc
4


- Có thể do truyền tốc độ chảy quá nhanh gây suy tim, phù phổi cấp

hoặc do dịch truyền hoặc dây truyền có các yếu tố gây sốc.
- Phát hiện: NB đang truyền thấy có biểu hiện rét run, khó thở sắc mặt
tái nhợt, mạch nhanh, HA hạ.
- Xử trí: ngừng truyền, ủ ấm và báo ngay bác sĩ xử trí kịp thời.
7.4. Phù phổi cấp
- Do truyền nhanh và truyền khối lượng dịch nhiều.
- Phát hiện: NB khó thở dử dội, thở nhanh nông, sùi bọt hồng ở mũi,
miệng, sắc mặt tím, tái.
- Xử trí: ngưng truyền báo ngay bác sĩ, đồng thời chuẩn bị phương tiện
và dụng cụ để phụ bác sĩ cấp cứu NB.
7.5. Tắc mạch phổi
- Thường do không khí bị lọt vào trong TM.
- Biểu hiện của NB: đau ngực dữ dội, khó thở.
- Xử trí: ngừng truyền ngay, báo bác sĩ và chuẩn bị thực hiện khẩn
trương thuốc theo chỉ định.
7.6.

Nhiễm khuẩn: do dụng cụ hoặc ĐD thực hiện kỹ thuật không đảm bảo
nguyên tắc vô khuẩn.

II. KỸ THUẬT TRUYỀN MÁU
1. Mục đích và chỉ định truyền máu
1.1.

Mục đích
Truyền máu là đưa vào cơ thể NB qua đường TM một khối lượng máu

với mục đích:
- Bù lại số lượng máu đã bị mất, nâng HA.
- Chống nhiễm khuẩn, nhiễm độc vì máu cung cấp kháng thể.

- Cung cấp oxy cho tế bào và kháng thể cho NB.
- Bồi hoàn một số thành phần của máu bị thiếu hụt.
1.2.

Chỉ định
- Mất máu cấp: chảy máu trong chấn thương (chảy máu nội tạng như vỡ

gan, lách, chảy máu dạ dày, gãy xương lớn, vết thương mạch máu…).
5


- Thiếu máu nặng: hay gặp trong bệnh ngoại khoa như thiếu máu do
giun, bệnh lý về thận, bệnh lý về mạch máu.
- Nhiễm khuẩn, nhiễm độc.
2. Phân loại nhóm máu
Máu chia thành 4 nhóm theo hệ ABO.
Tên nhóm máu

Kháng nguyên trên màng

Kháng thể trong

hồng cầu

huyết tương

A

A


β

B

B

α

AB

A và B

Không có

O

Không có

α và β

3. Nguyên tắc truyền máu
Truyền máu là tốt nhất là truyền cùng nhóm tương đồng.
- Phải truyền cùng nhóm và chắc chắn có CĐ của bác sĩ theo quy tắc cơ
bản của sơ đồ sau:
A →

A

B →


B

O →

O

AB → AB
- Trước khi truyền máu: phải chuẩn bị đầy đủ các XN cần thiết, nhóm
máu, phản ứng chéo.
- Kiểm tra chất lượng túi máu.
- Máu toàn phần hoặc chế phẩm của máu, không có bất kỳ một biểu
hiện nghi ngờ nào như thay đổi vì màu sắc, không có biểu hiện vỡ HC, không
đục, không vón cục.
+ Một túi máu toàn phần bao giờ ta cũng nhận thấy màu sắc có hai thành
phần rõ ràng: phần huyết tương và phần huyết cầu (HC, BC, TC).
+ Kiểm tra số lượng máu trong túi máu, nhóm máu, nhãn hiệu túi máu và
đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối.
- Kiểm tra DHST trước khi truyền máu, khi bất thường báo ngay bác sĩ.
6


- Dụng cụ: phải đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối.
- Đảm bảo tốc độ chảy của máu theo đúng y lệnh.
- Làm phản ứng sinh vật.
- Túi máu đem về buồng bệnh không để quá 30 phút trước khi truyền
cho NB.
- Phải theo dõi chặt chẽ quá trình truyền để đề phòng các tai biến có thể
xảy ra.
- Trong trường hợp cấp cứu không có máu cùng nhóm có thể truyền
khác nhóm (nhưng không quá 500ml).

- Thực hiện quy tắc tối thiểu theo sơ đồ sau:
A
O

AB

B
5. Quy trình kỹ thuật truyền máu
5.1. Chuẩn bị người bệnh
- Giải thích để NB yên tâm.
- Kiểm tra DHST, khi thấy bất thường báo ngay bác sĩ.
- Hỏi NB có tiền sử dị ứng không.
- Vệ sinh thân thể nhất là vùng truyền, dặn NB đi đại tiểu tiện trước
khi truyền.
- Kiểm tra lại các kết quả XN của NB.
5.2. Chuẩn bị dụng cụ
- Túi máu (1đv máu): cùng một lúc NB không được nhận quá một đơn
vị máu. Đây là khâu quan trọng nhất, ĐD phải kiểm tra đối chiếu cẩn thận.
- Kiểm tra nhãn túi máu:
+ Có nhãn không: nếu không có nhãn thì không nhận.
+ Có nhãn nhưng không ghi đầy đủ: số túi, nhóm máu, tên người cho,
người nhận máu; ngày, giờ, tháng lấy máu (không nhận).
7


- Kiểm tra phẩm chất: nút túi máu có còn nguyên vẹn không? túi máu
vừa lấy ở tủ lạnh còn phân biệt các lớp rõ ràng, màu sắc có tươi hay có hiện
tượng tiêu huyết, nhiễm khuẩn, túi máu có vón cục không, có để ra ngoài tủ
lạnh quá 30 phút không?
- Đối chiếu: túi máu lãnh có phù hợp với phiếu lãnh máu không, tên và

nhóm máu của NB có đúng không, phản ứng chéo giữa túi máu và máu của
NB có hiện tượng ngưng kết không?
- Dây truyền máu (có hai loại: một loại dây thẳng và một loại dây chữ
Y): dây truyền có màng lọc ở trong bầu nhỏ giọt, khóa dây truyền phải ở dưới
bầu nhỏ giọt.
- Gói dụng cụ vô khuẩn (kim tim TM có đường kính 8/10mm hoặc 1mm
hoặc kim luồn, gạc vô khuẩn).
- Chai nước muối sinh lý 0,9% (nếu cần).
- Các dụng cụ khác:
+ Cọc truyền, gối kê tay, tấm nylon, dây thắt mạch.
+ Khay chữ nhật vô khuẩn, khay hạt đậu, kìm Kocher, ống cắm kềm, bát
kền đựng bông cồn, kéo băng dính.
+ HA, ống nghe, nhiệt kế, đồng hồ đếm mạch, nhịp thở.
+ Thuốc theo y lệnh (nếu có).
+ Hộp thuốc chống sốc.
+ Dụng cụ làm phản ứng hòa hợp: huyết thanh mẫu, phiến đá.
5.3. Tiến hành
- ĐD rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang.
- Đối chiếu phiếu lãnh máu với chai máu (lần hai).
- Kiểm tra chai dịch NaCl 0,9%.
- Sát khuẩn tay ĐD bằng cồn (lần 1).
- Gắp dụng cụ đã hấp (bơm, kim tiêm, gạc) ra khay chữ nhật vô khuẩn
(hoặc mở gói dụng cụ đã hấp).

8


- Kiểm tra lại túi máu, tên NB, số đơn vị máu, nhóm máu và yếu tố Rh,
số của người cho máu và thời gian hết hạn. Đảm bảo máu lãnh về truyền cho
NB không để quá 30 phút.

- Nhẹ nhàng lắc đều túi máu, sát khuẩn túi máu bằng cồn, mở nút và gắn
kim truyền máu, khóa lại, treo túi máu lên cọc truyền cạnh giường đuổi hết
khí trong bộ dây truyền máu.
- Làm phản ứng hòa hợp: định nhóm máu hệ ABO bằng huyết thanh
mẫu và hòa hợp tại giường NB.
+ ĐD chuẩn bị dụng cụ và huyết thanh mẫu.
+ Bác sĩ thực hiện KT: trên phiến đá khô đã hấp vô khuẩn có hai hàng,
mỗi hàng 3 vị trí, một giọt huyết thanh theo thứ tự:
Vị trí một: huyết thanh chống B.
Vị trí hai: huyết thanh chống A.
Vị trí ba: huyết thanh chống AB.
Cho một giọt (chấm đầu que trộn máu) ở trong túi máu bên cạnh từng
vị trí huyết thanh ở hàng một và trộn đều xem ngưng kết.
Lấy máu MM ở đầu ngón tay áp út của NB cho một giọt (nhỏ) cạnh các
vị trí huyết thanh ở hàng hai, trộn đều xem ngưng kết.
Căn cứ vào hiện tượng ngưng kết để biết nhóm máu.
- Lắp kim truyền máu vào bơm tiêm có nước muối sinh lý.
- Chọn vị trí truyền đặt túi nylon và gối kê tay ở dưới.
- Buộc dây thắt mạch cách vùng tiêm 3-5cm.
- Sát khuẩn vùng tiêm hai lần theo hình xoáy ốc từ trong ra ngoài, sát
khuẩn tay ĐD hai lần.
- Cầm bơm tiêm có gắn kim chếch 30o so với mặt da đưa kim nhanh,
đúng vào TM.
- Khi tim vào TM lắp dây truyền máu lắp vào đốc kim, mở khóa cho
máu chảy tốc độ vừa phải.
- Đặt gạc đã hấp ở đốc kim, cố định bằng băng dính.
- Rút gối, tấm nylon, dây cao su kê ở dưới tay NB;
9



- Làm phản ứng sinh vật: cho chảy theo y lệnh 4ml, rồi cho chảy chậm
lại 8–10 giọt/phút trong 5 phút, nếu không có triệu chứng bất thường gì cho
chảy tiếp 20ml theo y lệnh, sau đó lại chảy chậm 8–10 giọt/phút trong 5 phút,
nếu không có biểu hiện bất thường sẽ cho chảy liên tục theo y lệnh.
- Trong khi truyền máu nếu NB mệt mỏi → thay đổi tư thế.
- Ghi vào phiếu truyền máu tình trạng NB trong 15 phút đầu, khi đưa
máu vào TM. Sau 30 phút đo DHST và duy trì theo dõi trong suốt thời gian
truyền máu.
- Theo dõi chặt chẽ những dấu hiệu, triệu chứng của những phản ứng
xảy ra: đau đầu, nôn, sốt, nổi ban, thiểu niệu.
- Trong khi truyền máu hết ca trực ĐD phải bàn giao cho ca trực mới, có
ghi-chép đầy đủ tình trạng NB, chỉ định kỹ thuật.
- Khi máu trong túi còn 10ml, ngưng truyền để làm lại chứng.
- Rút kim ra khỏi TM, sát khuẩn nhẹ vào nơi tiêm.
- Để NB nghĩ ngơi tại chỗ và tiếp tục kiểm tra DHST và các dấu hiệu
phản ứng nếu xảy ra.
- Ghi lại tình trạng NB từ lúc bắt đầu truyền đến khi ngừng truyền vào
phiếu truyền máu.
- Thu dọn dụng cụ, rửa, hấp.
Chú ý: hướng dẫn NB và gia đình NB.
+ Tuyệt đối không được tự ý thay đổi tốc độ truyền máu.
+ Khi cảm thấy khó chịu, rét run, khó thở…phải báo ngay NVYT để xử
trí kịp thời.
+ Trước và trong khi truyền máu không được ăn.
5.4. Các tai biến có thể xảy ra khi truyền máu
5.4.1. Bất đồng nhóm máu ABO
- Nguyên nhân: do định nhầm nhóm máu, sai kỹ thuật, do kiểm tra
không kỹ, nhầm NB, nhầm bệnh phẩm.
- Biểu hiện sốc: khi truyền 1-2ml NB thấy khó thở, rét run, mạch nhanh
yếu, HA hạ, tiểu ít, vô niệu, đau cột sống dữ dội.

10


- Xử trí: ĐD ngừng truyền, mời ngay bác sĩ và ngân hàng máu đến định
lại nhóm máu tại giường NB và nhanh chóng thực hiện các y lệnh thuốc, duy
trì HAmax >80mmHg, theo dõi NB liên tục.
- Thực hiện các quy định pháp lý về truyền máu: KT lại nhóm máu tại
giường, niêm phong túi máu, lập biên bản.
5.4.2. Bất đồng nhóm máu hệ khác: Rh…
- Biểu hiện; rét run, hạ HA, nước tiểu đỏ.
- Xử trí: báo bác sĩ để cấp cứu ngay cho NB tương tự như trên.
5.4.3. Shock phản vệ
- Nguyên nhân: thường do protein huyết thanh.
- Xử trí: như bài cấp cứu sốc phản vệ, báo ngay bác sĩ.
5.4.6. Rét run, nổi mày đay
- Nguyên nhân: thường do các chất trung gian BC giải phóng.
- Xử trí: ĐD khóa túi máu lại, mời bác sĩ đến và thực hiện ngay các y
lệnh. Khi HA và thể trạng NB bình thường ĐD truyền tiếp và tiếp tục theo
dõi. Nếu sốt, nổi mày đay sau khi truyền máu (thực hiện thuốc như y lệnh
như; carticoid, kháng histamin).
5.4.7. Nhiễm trùng
Như sốc do nhầm nhóm máu, NB thường sốt rất cao >40oC, mất ý thức,
vật vã, nôn ra máu.
Xử trí: chống sốc theo y lệnh.
5.4.8. Do truyền tốc độ quá nhanh, quá tải: gây suy tim, phù phổi cấp, ngưng
truyền báo ngay bác sĩ.
5.4.9. Tai biến muộn
Ngoài các tai biến trên còn có các tai biến như tắc mạch; tai biến muộn
như viêm gan, sốt rét, nhiễm HIV…


11


BẢNG KIỂM KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH TĨNH MẠCH
Các bước tiến hành

TT
1

ĐD rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang.
Dụng cụ vô khuẩn: dây truyền dịch, bơm tiêm, gạc che
đốc kim, khay chữ nhật, găng tay, kìm Kocher.
Dụng cụ khác: dịch truyền, thuốc theo y lệnh, hộp đựng

2

bông, ống cắm kẹp, cồn 70o, keo băng. Khay hạt đậu,
hộp đựng vật sắc nhọn, hộp chống sốc, garô, gối kê tay,
phiếu thuốc, máy đo HA, ống nghe, đồng hồ, nhiệt kế,
cọc truyền.

3
4

Thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu, giải thích và động viên
NB, thông báo truyền dịch.
Cho NB đi tiểu tiện trước, đo DHST.
KT lại chai dịch, pha thuốc (nếu có).

5


Cắm dây truyền vào chai khóa lại, treo chai dịch, đuổi
khí qua dây, khóa lại.

6
7
8

Cắt băng dính, bộc lộ vùng truyền, chọn TM, đặt gối kê
tay dưới vùng truyền.
Mang găng tay, buộc garô trên vùng truyền 3-5cm.
Sát khuẩn vị trí truyền từ trong ra ngoài theo hình xoáy
ốc hai lần, ĐD sát khuẩn tay.
Căng da, đâm kim đã gắn dây truyền chếch 30o so với

9

mặt da vào TM thấy máu trào ra, tháo dây garô, mở khóa
cho dịch chảy.

10

Cố định kim và dây truyền.

11

Điều chỉnh tốc độ theo y lệnh, ghi phiếu truyền.

12
13


Giúp NB về tư thế thoải mái, theo dõi và phát hiện tai
biến, dặn NB những điều cần thiết.
Thu dọn dụng cụ, tháo găng, rửa tay, ghi phiếu theo dõi.
12

Có Không


BẢNG KIÊM KỸ THUẬT TRUYỀN MÁU
Các bước tiến hành

TT
1

ĐD rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang.
Dụng cụ vô khuẩn: bơm, kim tiêm, khay chữ nhật,
găng tay, dây truyền máu, gạc che đốc kim, bông cầu,
lam kính, đũa thủy tinh (nếu có), ống cầm kẹp, kẹp
Kocher.

2

Dụng cụ khác: túi máu, thuốc theo y lệnh, hộp đựng
bông cồn 70o, phiếu truyền máu, kéo cắt băng dính,
dây garô, gối kê tay, nẹp, phiếu thuốc, máy đo HA,
ống nghe, đồng hồ, nhiệt kế, khay hạt đậu, hộp đựng
vật sắc nhọn, hộp chống sốc, cọc truyền.

3


4

Thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu, giải thích và động
viên NB.
Cho NB đi tiểu tiện.
Đo DHST thấy bất thường báo ngay bác sĩ.
Kiểm tra túi máu: tên người cho, hạn dùng, số liệu,

5

chất lượng, số lượng, nhóm máu.
Kiểm tra NB: tên người nhận, nhóm máu, số lượng.

6

Lắc nhẹ túi máu, treo lên cọc truyền, cắm dây truyền
vào túi máu, đuổi khí, khóa lại.
Mang găng, lấy một giọt máu ở túi máu, một giọt máu

7

của NB vào lam kính, trộn hai giọt vào nhau, chờ 5
phút, mời bác sĩ đọc kết quả.

8

Cắt băng dính, chọn TM, đặt gối kê tay dưới vùng
truyền.
Buộc dây garô trên vùng truyền 3 – 5cm.


9

Sát khuẩn vị trí truyền từ trong ra ngoài theo hình
xoáy ốc2 lần, ĐD sát khuẩn tay.
13

Có

Không


Căng da, đâm kim đã gắn dây truyền chếch 30o so với
10

mặt da vào TM thấy máu trào ra đốc kim, tháo dây cao
su, mở khóa cho máu chảy.

11

Cố định kim và dây truyền, che kim bằng gạc vô
khuẩn.
Làm phản ứng sinh vật: cho chảy theo y lệnh được
4ml, rồi cho chảy chậm lại 8-10 giọt/ phút, nếu không

12

có triệu chứng bất thường, cho chảy tiếp 20ml theo y
lệnh, sau đó lại cho chảy chậm 8 – 10 giọt/phút trong
5 phút, không có triệu chứng bất thường xảy ra thì sẽ

cho chảy liên tục theo y lệnh.

13

14

Giúp NB về tư thế thoải mái, theo dõi và phát hiện tai
biến, dặn NB những điều cần thiết.
Thu dọn dụng cụ, tháo găng, rửa tay, ghi phiếu truyền
máu.

14


Bài 2

CHO NGƯỜI BỆNH UỐNG THUỐC, BÔI THUỐC, NHỎ
MẮT, NHỎ MŨI, NHỎ TAI
MỤC TIÊU
1. Trình bày được nguyên tắc, những yêu cầu cần thiết khi cho NB dùng
thuốc.
2. Kể được các đường dùng thuốc, tai biến và cách phòng chống tai biến.
3. Thực hiện cho NB dùng thuốc đúng quy trình kỹ thuật.
NỘI DUNG
I. NGUYÊN TẮC KHI CHO NGƯỜI BỆNH DÙNG THUỐC
1. Đảm bảo an toàn tính mạng cho người dùng thuốc
2. Thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu
- 3 kiểm tra: + Họ và tên NB.
+ Tên thuốc.
+ Liều dùng.

- 5 đối chiếu: + Số giường, số buồng.
+ Nhãn thuốc.
+ Chất lượng thuốc.
+ Đường dùng thuốc.
+ Thời gian dùng thuốc.
- Hoặc 5 đúng: + Đúng NB.
+ Đúng thuốc.
+ Đúng liều.
+ Đúng đường dùng thuốc.
+ Đúng thời gian.
3. Phải tập trung tư tưởng cho việc dùng thuốc, sao chép y lệnh phải thật
chính xác, tránh lầm lẫn.
4. Một số điều cần thiết khi cho người bệnh dùng thuốc
- Tác phong làm việc phải chính xác, khoa học và có trách nhiệm.
15


- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ, nếu nghi ngờ phải hỏi lại.
- Tuyệt đối không được thay đổi y lệnh.
- Khi thực hiện y lệnh nếu phạm sai lầm phải báo bác sĩ để xử trí kịp thời.
- Theo dõi tác dụng và phản ứng của thuốc (nếu có).
- Sắp xếp thuốc theo thứ tự, dễ tìm tránh nhầm lẫn.
- Thuốc độc A – B phải để ngăn riêng trong tủ thuốc và có thêm một khóa
riêng.
- Thuốc dùng ngoài da để xa nơi để thuốc uống.
- Kiểm tra hằng ngày, khi nhận thấy thuốc kém chất lượng phải đổi ngay ở
khoa dược.
II. NHỮNG YÊU CẦU KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI CHO NGƯỜI
BỆNH DÙNG THUỐC
1. Công dụng của thuốc

- Chống nhiễm khuẫn: các loại kháng sinh, sulfamid.
- Giảm triệu chứng của bệnh: giảm đau, giảm ho, giảm sốt.
- Tác dụng toàn thân hay tại chỗ.
2. Tính chất của thuốc
Có một số bệnh cần phải thận trọng khi dùng thuốc. Ví dụ: NB loét dạ
dày tá tràng không uống vitamin C (nên dùng đường tiêm); khi uống aspirin
hoặc prednisolon phải uống sau bữa ăn.
3. Yếu tố hấp thụ và bài tiết
- Tùy theo dược tính và liều lượng dùng thuốc, hấp thụ nhanh hay chậm.
- Ví dụ: kháng sinh bài tiết hết sau 6 giờ, do vậy cứ sau 6 giờ ĐD thực
hiện cho NB uống thuốc.
- Thuốc ngủ tác dụng sau 15 – 30 phút kéo dài 6 – 8 giờ.
- Những thuốc bị dịch vị phá hủy chỉ tiêm hoặc truyền.
4. Dạng thuốc
- Thuốc viên: viên nén hoặc bọc đường, viên con nhộng.
- Thuốc nước: ống nước, thuốc giọt, mililit.
16


5. Liều dùng
Tùy theo cân nặng, tuổi, tình trạng bệnh hiện tại, đường dùng thuốc theo
chỉ định của thầy thuốc.
6. Quy chế về thuốc độc
- Nhãn thuốc:
+ Độc A và giảm độc A màu đen.
+ Độc B và giảm độc B màu đỏ.
- Hàm lượng: số lượng thuốc có trong thành phần.
- Liều lượng: số lượng thuốc dùng cho NB để chữa khỏi mà không gây tác
hại.
III. KỸ THUẬT CHO NGƯỜI BỆNH UỐNG THUỐC

1. Chỉ định
Thường áp dụng cho tất cả các NB có thể uống được và uống các loại
thuốc không bị dịch tiêu hóa phá hủy.
2. Chống chỉ định
- NB bán hôn mê.
- Nôn liên tục.
- Bị bệnh ở thực quản.
- NB tâm thần không chịu uống.
3. Nguyên tắc khi cho người bệnh uống thuốc
- Thuốc có tính chất acid làm hại men răng trước khi cho uống cần pha
loãng và cho uống qua ống hút.
- Thuốc dầu sau khi uống xong nên cho NB uống nước cam hay nước
chanh để đỡ cảm giác buồn nôn.
- Uống aspirin phải cho uống vào lúc ăn no, không uống chung với các
loại thuốc có tính chất kiềm.
- Thuốc tim mạch trước khi cho NB uống phải đếm mạch, đo HA.
- Mùi vị một số thuốc khi uống làm cho NB buồn nôn nên cho ngậm đá sau
khi uống vài phút.
17


KỸ THUẬT CHO NGƯỜI BỆNH UỐNG THUỐC
NỘI DUNG

TT
* Chuẩn bị NB
1
2

Chào hỏi đối chiếu họ tên, số giường.

Giải thích để NB yên tâm, dặn NB những điều cần
thiết.
* Chuẩn bị người ĐD

3

Đội mũ, mang khẩu trang, rửa tay thường quy.
* Chuẩn bị dụng cụ và thuốc

4
5

6

Phiếu công khai thuốc, thuốc theo y lệnh.
Khay chữ nhật, ly đựng thuốc, bình đựng nước, ly uống
nước.
Dụng cụ đo lường: ly chia độ hoặc muỗng… gạc, ống
hút, bồn hạt đậu, gạc miếng, túi nylon đựng đồ dơ.
Lấy thuốc viên: tay phải cầm lọ đựng thuốc viên, tay

a)

trái mở nắp lọ thuốc hoặc cốc đựng thuốc đổ thuốc vào
cốc đếm đủ số lượng cần lấy (không được dùng tay để
bốc thuốc).
Lấy thuốc nước: tay phải cầm chai thuốc lắc nhẹ cho
thuốc trộn đều, tay trái mở nắp chai và ngửa nắp chai
thuốc lên trên mặt bàn, cầm cốc đựng thuốc đưa ngang


b)

với tầm mắt, đầu ngón cái ngang mức thuốc cần lấy. Ðể
nhãn của chai thuốc lên trên và rót thuốc không để
miệng chai thuốc chạm vào miệng cốc. Lấy đủ số lượng
thuốc, lau sạch miệng chai thuốc bằng miếng gạc sạch
và đậy nắp chai lại, để chai thuốc về chỗ cũ.
Lấy thuốc giọt: cho một ít nước đun sôi để nguội vào

c)

cốc để làm loãng thuốc. Tay phải cầm thẳng ống hút
đưa đầu ống hút vào lọ thuốc và hút thuốc, nhỏ từng
18



Không


giọt cẩn thận vào cốc đếm giọt theo chỉ định.
* Kỹ thuật tiến hành
Đối với NB tự uống được
1

NB ngồi hoặc nằm đầu cao.

2

Kiểm tra lại thuốc.


3

Đưa thuốc và nước cho NB uống.

4

Lau miệng và giúp NB nằm lại tư thế thoải mái. Dặn
những điều cần thiết.
* Thu dọn dụng cụ

5

Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu công khai thuốc và phiếu
CS.
Đối với trẻ nhỏ

1

Hòa tan thuốc viên thành dạng nước.

2

Hòa thêm một chút đường cho trẻ dễ uống.

3

ĐD bế trẻ vào lòng, đầu hơi cao.

4


5

Dùng muỗng cà phê lấy thuốc, đổ từ từ vào phía góc
hàm.
Tráng lại muỗng, ly đựng thuốc bằng nước chín cho trẻ
uống hết, lau lại miệng cho trẻ.
* Thu dọn dụng cụ

6

Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu công khai thuốc và phiếu
CS.

IV. THUỐC DÙNG NGOÀI DA VÀ NIÊM MẠC
Các thuốc dùng ngoài da và niêm mạc ở nhãn thường có màu vàng và
có hàng chữ "Không được uống".
1. Thuốc ngậm dưới lưỡi
2. Khí dung (hay còn gọi là xông): thuốc ngấm qua đường HH làm giảm co
thắt cơ trơn, giảm viêm họng. Thường xông các thuốc KS khi NB viêm đường
HH trên, viêm các xoang vùng mặt.
19


3. Thuốc đặt âm đạo, đặt hậu môn: hay dùng ở sản khoa, hạ nhiệt độ cho
trẻ em bị sốt cao hay co giật.
4. Các loại thuốc bôi ngoài da: thường dùng ở khoa da liễu, khoa bỏng.
5. Các thuốc xoa: như các loại thuốc dầu nóng Trường Sơn, Thiên Long,
Dầu long não, Cao sao vàng.
6. Thuốc nhỏ mắt, mũi, tai

6.1. Kỹ thuật nhỏ thuốc tai và rửa tai
* Chuẩn bị dụng cụ: thuốc nhỏ theo CĐ hoặc quả bóp cao su, một tấm
nylon (nếu rửa tai), bông cầu, bồn hạt đậu.
* Chuẩn bị NB: có thể ngồi hoặc nằm nghiêng về bên tai lành.
* Quy trình kỹ thuật
- Nhỏ thuốc tai: ĐD rửa tay, tay phải cầm ống thuốc nhỏ giọt, tay trái kéo
vành tai lên trên và ra sau, nhỏ vài giọt thuốc vào thành ống tai (không nhỏ
thẳng vào màng nhĩ). Kéo nhẹ vài lần vành tai cho thuốc dễ vào. Dặn NB giữ
đầu ở tư thế đó vài phút, lấy bông cầu nút tai lại cho NB để thuốc không chảy
ra ngoài. Sau đó đỡ NB ngồi dậy.
- Rửa tai: quàng tấm nylon trên vai NB, để đầu nghiêng về phía bên tai rửa.
Nhờ NB cầm khay quả đậu hứng nước bẩn dưới tai, nếu NB còn nhỏ có thể
nhờ người phụ cầm giúp.
ĐD tay phải cầm quả bóp có ống hút, tay trái ngón trỏ và ngón cái kéo
vành tai lên trên hoặc kéo dái tai xuống dưới. Bơm nước từ từ vào thành ống
tai ngoài (không nên bơm quá nhanh làm cho NB có thể chóng mặt hay nhức
tai do bơm quá nhanh và mạnh vào mang tai, hoặc nước quá nóng, quá lạnh),
nên bơm đều đều và nghỉ ngắt quãng.
Lấy bông lau khô ống tai và vành tai cho NB.
6.2. Kỹ thuật nhỏ và rửa mắt
* Chuẩn bị dụng cụ:
- Thuốc nước, thuốc mỡ theo CĐ.
- Miếng gạc vô khuẩn.
- Bông thấm nước.
20


- Bồn hạt đậu.
- Dung dịch để rửa mắt: dung dịch muối sinh lý, natri hydrocarbonat, thuốc
tím pha loãng, Boric.

* NB nằm ngửa thẳng hoặc ngồi trên ghế tựa đầu tựa trên thành ghế.
* Quy trình kỹ thuật
- Nhỏ thuốc: ĐD sát khuẩn tay, tay trái cầm miếng gạc, kéo mi dưới xuống,
tay phải cầm ống thuốc nhỏ hai giọt thuốc vào niêm mạc mi dưới hoặc góc
trong mắt (tránh nhỏ vào niêm mạc nhãn cầu). Bảo NB nhắm mắt lại và lấy
bông vô khuẩn thấm thuốc tràn ra ngoài mắt.
- Tra thuốc mỡ: tay trái kéo mi dưới xuống, tay phải cầm ống thuốc bỏ ít
thuốc đầu, bóp một lượng thuốc vừa đủ bằng hạt thóc vào cùng đồ mi dưới,
chờ một chút cho thuốc mỡ tan rồi thả ngón tay ở mi mắt ra.
- Lau rửa mắt: dùng bông vô khuẩn thấm vào nước chín để nguội hoặc nước
muối sinh lý 0,9% lau mi mắt từ trong ra ngoài hoặc từ ngoài vào trong, lau
xong một mắt lấy bông khác lau tiếp mắt thứ hai.
* Lưu ý không lau 2 mắt bằng cùng miếng bông và không nhúng bông lau
rồi vào nước để rửa tiếp mà phải lấy bông khác.
- Rửa mắt: NB nằm đầu nghiêng sang bên rửa, hứng khay quả đậu dưới má.
Dùng quả bóp hút dung dịch để bơm rửa mỗi mắt 2-3 lần. Sau lấy gạc vô
khuẩn lau sạch và bảo NB nhắm mắt lại.
6.3. Kỹ thuật nhỏ mũi
* Dụng cụ: thuốc nước hoặc thuốc mỡ theo chỉ dẫn.
* NB: nằm hoặc ngồi ngửa đầu ra sau.
* Quy trình kỹ thuật:
- Ðiều dưỡng rửa tay, tay trái giữ đầu NB, tay phải cầm ống thuốc nhỏ 2-3
giọt vào thành bên của mũi, sau đó bóp nhẹ cánh mũi để thuốc tan đều.
- Nếu là thuốc mỡ, cho vào mỗi bên mũi một ít thuốc bằng hạt thóc, bảo NB
hít nhẹ từ từ, hít mạnh sẽ làm thuốc vào họng.

21


V. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý

1. Phải nắm vững nguyên tắc chung và những điều cần thiết khi cho NB
dùng thuốc.
2. Thận trọng khi lấy thuốc để tránh nhằm lẫn. Thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối
chiếu khi tiến hành.
3. Theo dõi tác dụng phụ của thuốc.
4. Khi cho NB uống thuốc nếu có điều chưa rõ cần phải hỏi lại, tuyệt đối
không tự ý sửa chữa y lệnh.
5. Chỉ được phép ghi thuốc chính tay mình cho NB dùng.

22


Bài 3

KỸ THUẬT ĐƯA THỨC ĂN VÀO CƠ THỂ
MỤC TIÊU
1. Kể được 5 phương pháp đưa thức ăn vào cơ thể NB.
2. Trình bày được những chỉ định và những điểm cần lưu ý của từng
phương pháp.
3. Thực hiện kỹ thuật cho NB ăn thông thường và ăn qua thông dạ dày
đúng quy trình.
NỘI DUNG
I. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐƯA THỨC ĂN VÀO CƠ THỂ NGƯỜI
BỆNH
1. Nuôi ăn qua đường miệng
- Chỉ định: cho NB có khả năng nhai, nuốt và tri giác bình thường.
- Những điểm cần lưu ý
+ Cần cung cấp đủ nhu cầu năng lượng cơ bản theo từng giai đoạn và
phù hợp chế độ ăn bệnh lý.
+ Chế biến thức ăn tươi và hợp vệ sinh.

+ Hiểu tâm lý, có thái độ ân cần, có kiến thức về ẩm thực giúp NB
thoải mái và ăn ngon miệng.
2. Nuôi ăn qua thông mũi dạ dày
- Chỉ định:
+ NB hôn mê.
+ Tổn thương vùng hầu họng không nhai, nuốt được: gẫy xương hàm,
ung thư lưỡi, thực quản.
+ Bệnh uốn ván.
+ NB từ chối ăn hoặc ăn quá ít.
- Những điểm cần lưu ý:
+ Phải chắc chắn ống vào đúng dạ dày mới cho ăn.
+ Cho ăn vào liên tục (tránh đưa bọt khí vào), với áp lực nhẹ (ống cao
hơn dạ dày 15–20cm).
23


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×