Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

đề cương và đáp án phương pháp dạy học tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.49 KB, 8 trang )

Câu 1: Phân tích nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực, cho ví dụ minh họa
- Nguyên tắc dạy học theo khu vực đòi hỏi nội dung dạy chính tả phải
sát với phương ngữ, nghĩa là xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi
chính tả của học sinh ở từng khu vực, từng miền để hình thành nội
dung giảng dạy. Có xác định được những trọng điểm chính tả cần dạy
cho từng khu vực, từng địa phương thì mới tối ưu hóa việc dạy chính
tả được.
- Mỗi vùng miền sẽ có những diễn biến phức tạp khác nhau, chúng ta
chưa xây dựng được bản đồ phương ngữ cho từng khu vực thì việc đối
chiếu cách phát âm của từng vùng, miền với hệ thống chính âm để tìm
ra những sai biệt là việc làm đầu tiên và có í nghĩa quan trọng giáo
viên cần có sự mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo trong giảng dạy những nội
dung cụ thể sao cho sát với đối tượng học sinh mình dạy học.
- Có thể giảm bớt những nội dung giảng dạy trong sách giáo khoa
không phù hợp, đồng thời bổ sung những nội dung cần thiết mà sách
giáo khoa chưa đề cập.
Vd:
+ Miền Bắc:
Nhiều vùng thường lộn chữ n và l: cái lược- cái nược, uống nướcuống lước, non nước- lon lước,…
Không phân biệt được s với x, r với d, tr với ch: con sâu- con xâu,
chòm râu-chòm dâu; bức tranh- bức chanh,….
+ Miền Trung:
Chưa phân biệt rõ hai thanh hỏi và ngã, thanh nặng và ngã: lên xãlên xả, bã trầu- bả trầu, học chữ- học chự,…
Hệ thống nguyên âm đôi bị đơn hóa: Sướng- sứng, xuống- xúng,…
+ Miền Nam:
Có hiện tượng đồng hóa hai phụ âm đầu v và z, v và w khi phát
âm: văn hóa- văng wóa, vui vẻ- zui zẻ,..
Về phần vần thì đồng nhất các vần in-inh, ít-ích,ênh-inh, inhanh…..VD: mít-mích, thịt- thịch, tin- tinh, bệnh- bịnh, chính sáchchánh sách,..
Câu 2: Trình bày nội dung phương pháp phân tích ngôn ngữ trong dạy học
tiếng việt ở Tiểu học. Lấy ví dụ để làm rõ các thao tác thực hiện qua kiểu bài
“hình thành kiến thức mới” của phân môn Luyện từ và câu.


- Phân tích là một thao tác trí tuệ đặc trưng của trường học, Nó là một
trong những kỹ năng quan trọng mà trường Tiểu học phải hình thành
cho học sinh. Cũng vì vậy phân tích được sử dụng cho tất cả các môn ở
Tiểu học. Trong dạy học Tiếng Việt, phương pháp phân tích được cụ
thể hóa thành phân tích ngôn ngữ.


- Phương pháp phân tích ngôn ngữ là phương pháp được sử dụng một
cách có hệ thống trong việc xem xét tất cả các mặt của ngôn ngữ: ngữ
âm, ngữ pháp, từ vựng, cấu tạo từ, chính tả, phong cách với mục đích
làm rõ cấu trúc các kiểu đơn vị ngôn ngữ, hình thức và cách thức cấu
tạo, nghĩa của chúng trong nói năng.
- Các dạng phân tích ngôn ngữ: Quan sát ngôn ngữ, phân tích ngữ âm,
phân tích ngữ pháp, phân tích chính tả, phân tích tập viết, phân tích
ngôn ngữ,….Tất cả đều là những bộ phận cấu thành của nhiều bài tập
khác nhau: Bài tập đọc, tập viết, chính tả, luyện nói và luyện viết.
VD: Trong kiểu bài “Hình thành kiến thức mới” của phân môn luyện từ
và câu lớp 2, tuần 27: “Mở rộng vốn từ : Từ ngữ về cây cối”; đặt và trả
lời câu hỏi để làm gì
1, Kể tên các loài cây mà em biết theo nhóm
a, Cây lương thực, thực phẩm ( Mẫu: Lúa)
b, Cây ăn quả (Mẫu: Cam)
c, Cây lấy gỗ (Mẫu: Xoan)
d, Cây bóng mát (Mẫu: Bàng)
đ, Cây hoa (Mẫu: Cúc)
2, Dựa vào kết quả bài tập 1, hỏi-đáp theo mẫu sau:
+ Người ta trồng cam để làm gì?
+ Người ta trồng cam để ăn quả
Câu 3: Trình bày các bước thực hiện kiểu bài “Hình thành kiến thức mới”
trong phân môn tập làm văn, cho ví dụ.

Về cơ bản, quy trình giảng dạy của các bài học trong phân môn tập làm
văn là quy trình hướng dẫn học sinh thực hành tự tìm ra kiến thức và
luyện tập trau dồi các kỹ năng phục vụ cho việc sản sinh ngôn bản.
Tuy nhiên căn cứ vào cấu trúc nội dung của hai loại bài học, hoạt động
dạy bài mới được tiến hành có điểm khác nhau. Quy trình dạy tập làm
văn hình thành kiến thức mới như sau:
I, Ổn định tổ chức lớp
II, Kiểm tra bài cũ (3p)
- Cho học sinh đọc lại câu, đoạn văn đã viết hoàn chỉnh ở nhà của tiết
học trước.
- Nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ
III, tiến trình bài dạy
1, Giới thiệu bài- ghi đầu bài lên bảng
Giáo viên dựa vào mục đích và yêu cầu của bài dạy cụ thể có thể
dẫn dắt giới thiệu bài bằng những cách khác nhau sao cho thích hợp
(chúng làm nổi bật mối quan hệ nội dung tiết học này với tiết học khác)
2, Hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức
 Đối với lớp 2,3


- Phân tích ngữ liệu:
+ GV hướng dẫn HS phân tích đề bài
+ Cho HS đọc phần gợi í
+ Hướng dẫn học sinh làm từng phần ở gợi í
+ Cho HS nói từng phần ở gợi í 1
+ GV chốt lại gợi í 1 và chuyển sang gợi í tiếp theo
+ Cho HS luyện nói trong nhóm
+ Cho HS luyện nói trước lớp
+ HS và GV nhận xét và sửa chữa
+ GV kết luận và chuyển sang í bài tiếp theo

2, Hướng dần luyện tập
+ Cho HS đọc yêu cầu của bài
+ Hướng dẫn HS phân tích đề bài
+ Yêu cầu HS viết bài vào phiếu bài tập hoặc vở nháp
+ GV theo dõi, giúp đỡ những học sinh yếu
+ Gọi một số học sinh đọc bài viết của mình
+ GV và HS nhận xét, chỉnh sửa
 Đối với lớp 4,5
- Hướng dẫn học sinh nhận xét
+ Dựa theo câu hỏi, bài tập gợi í của mục 1, GV hướng dẫn học sinh
nhận diện các đặc điểm của loại văn thông qua việc khảo sát văn bản,
thảo luận, trả lời câu hỏi nhằm tìm ra những điểm cần ghi nhớ
- Hướng dẫn học sinh ghi nhớ
GV hướng dẫn học sinh đọc kỹ nội dung ghi nhớ SGK sau đó nhắc lại
- Luyện tập
+ Đọc và nhận hiểu yêu cầu của bài tập
+ Thực hành luyện tập theo từng mục của yêu cầu bài tập
+ Nêu kết quả trước lớp
+ GV nhận xét, đánh giá
IV, Củng cố, dặn dò:
- GV củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học
- Hướng dẫn HS làm bài tập về nhà
- Ghi nhớ kiến thức: cho học sinh đọc thầm và nhắc lại ghi nhớ sách
giáo khoa
Ví dụ 1: Giờ dạy tập làm văn lớp 2
Tiết 1: Gia đình
I, Ổn định tổ chức lớp
II, Kiểm tra bài cũ
- Cho HS đọc bài viết về làm ở nhà
- GV nhận xét

III, Tiến trình bài dạy
A, Giới thiệu bài- ghi đầu bài lên bảng


B, Hình thành kiến thức mới
- Hướng dẫn làm bài tập
+ Cho HS đọc từng phần gợi
+ Cho HS kể về gia đình theo các gợi í trong sách: Gia đình có mấy
người? bố mẹ làm gì? Anh (chị) học lớp mấy? Em làm gì thể hiện tình
cảm đối với những người thân trong gia đình
+ Cho HS luyện nói trong nhóm và trước lớp về gia đình của mình
+ HS và GV nhận xét và sửa chữa
- Hướng dẫn làm bài viết
+ Gọi một học sinh đọc yêu cầu của bài
+ Hướng dẫn HS phân tích đề bài
+ Phát phiếu học tập cho học sinh
+ Gọi 3-5 học sinh đọc bài làm, chỉnh sửa cho từng em
+ GV nhận xét, chốt í
IV, củng cố- dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về viết lại bài tập 2 vào vở
Ví dụ 2: Giờ dạy tập làm văn lớp 5
Thể loại: Tả cảnh
Tiết 1: Cấu tạo bài văn tả cảnh
I, Ổn định tổ chức lớp
II, Kiểm tra bài cũ
- Cho HS kể các thể loại văn đã học ở lớp 4
- GV nhắc lại các thể loại văn đã học
III, Tiến trình bài dạy
A, Giới thiệu bài- ghi đầu bài lên bảng

B, Hình thành kiến thức mới
1, Nhận xét
Xác định yêu cầu của bài:
- HS tìm và xác định các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn
- Xác định nội dung của mở bài, thân bài, kết bài của bài văn
- GV chốt lại nội dung của từng phần trong bài
- Thứ tự của bài văn tả cảnh
2, Bài 2
- Học sinh đọc yêu cầu của bài 2
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của bài
+ Đọc thầm bài yêu cầu: Bài văn được miêu tả theo thứ tự nào
- GV chốt lại nội dung bài
3. Ghi nhớ
- Rút ra ghi nhớ
- Cho HS đọc ghi nhớ


4, Phần luyện tập
- Xác định yêu cầu của phần luyện tập
- Thực hiện theo yêu cầu của bài tập
- GV- HS nhận xét, sửa sai
IV, Củng cố- dặn dò
- Nhắc lại ghi nhớ
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị cho bài sau.
Câu 4: Phân tích nguyên tắc giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học.
Cho ví dụ minh họa.
- Hướng vào hoạt động giao tiếp là nguyên tắc đặc trưng của việc
dạy học Tiếng Việt.
- Để hình thành các kĩ năng và kĩ xảo ngôn ngữ, h ọc sinh ph ải đ ược
hoạt động trong các môi trường giao tiếp cụ thể, đặc biệt là môi

trường văn hoá ứng xử.
 Chỉ có trong các môi trường giao tiếp, môi trường văn hoá ứng
xử, học sinh mới hiểu lời nói của người khác, đồng th ời vận
dụng ngôn ngữ sáng tạo để người khác hiểu được tư t ưởng và
tình cảm của các em. Bởi lẽ, ngôn ngữ có quan hệ ch ặt chẽ v ới
văn hóa của một dân tộc, nhất là văn hóa ứng xử.
- Thông qua các bài tập thực hành đơn giản như giới thiệu về bản
thân, gia đình, lớp học, bạn bè ... theo mục đích nhất đ ịnh, h ọc sinh
được luyện tập về các kĩ năng ứng xử trong các hoàn cảnh giao
tiếp khác nhau.
 Nguyên tắc này yêu cầu:
+ Việc lựa chọn và sắp xếp nội dung dạy học phải lấy hoạt động giao
tiếp làm mục đích, tức là hướng vào việc hình thành các kĩ năng nghe,
nói đọc viết cho học sinh
+ Xem xét các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động hành chức, tức là đưa
chúng vào các đơn vị lớn hơn, ví dụ xem xét từ hoạt động trong câu
như thế nào, câu ở trong đoạn, trong bài ra sao
+ Phải tổ chức hoạt động nói năng của học sinh để dạy học Tiếng việt
nghĩa là phải sử dụng giao tiếp như một phương pháp dạy học chủ đạo
ở Tiểu học.
 Nội dung của nguyên tắc
- Chương trinhh SGK phải thể hiện rõ quan điểm thực hành:
+ Thực hành tìm hiểu+ lí thuyết: Lớp 1,2,3 luyện tập thực hành bằng
nghe, nói, đọc, viết. Lớp 4,5 lí thuyết và luyện tập.
- Thông qua luyện tập thực hành- Hình thành tri thức lí thuyết vận dụng
vào thực hành
 Các thao tác thực hiện


+ Tạo tình huổng kích thích nhu cầu của HS: tình huống có vấn

đề, chứa đựng các nhân tố giao tiếp và gần gũi với học sinh.
+ Hướng dẫn HS định hướng giao tiếp
+ HS vận dụng các phương tiện ngôn ngữ để tạo ra lời nói cụ thể
+ Đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm
VD: Khi đi học trên đường em bắt gặp cây non bị gãy, theo lời cây non em
viết một đoạn văn nói lời tâm sự
GV định hướng, hướng dẫn giao tiếp
+ Phân tích đề bài, làm rõ nhân tố giao tiếp
+ Đưa ra các gợi í cho HS
Khi HS làm bài dựa theo gợi í nhưng không nhất thiết phải theo sát gợi
í, có thể linh hoạt thay đổi trình tự các gợi í.

Câu 5: Phân tích bình diện ngữ nghĩa của văn bản với vai trò là cơ sở khoa
học để luyện đọc hiệu quả cho học sinh tiểu học. Cho ví dụ



Câu 6: Thế nào là đọc đúng, phân tích một đoạn thơ hoặc một đoạn văn xuôi
trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học để minh họa cho các nội dung của
luyện đọc đúng trong tập đọc.
 Khái niệm đọc: Đọc là một trong bốn dạng hoạt động ngôn ngữ nhằm
hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ cho học sinh. Đọc
bao gồm quá trình chuyển từ dạng chữ viết sang lời nói có âm thanh và
thông hiểu nó
 Khái niệm đọc đúng: Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh một cách
chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không sót từng âm,
vần, tiếng. Đọc đúng phải thể hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn, tức là
học đúng chính âm. Nói cách khác là không đọc theo cách phát âm địa
phương lệch chuẩn. Với những học sinh người dân tộc thì lưu í không
nên để hệ thống ngữ âm tiếng mẹ đẻ ảnh hưởng tiêu cực đến phát âm

tiếng Việt. Đọc đúng bao gồm các âm, thanh (đúng các âm vị), nghỉ ngắt
hơi đúng chỗ.
 Luyện đọc đúng phải thể hiện chính xác các âm vị
- Đọc đúng các phụ âm đầu: Ví dụ có thức phân biệt để không đọc “cái
nược”, “ phẻ phắn”, “zui zẻ”,..mà phải đọc “cái lược”, “ khỏe khoắn”,
“vui vẻ”.
- Đọc đúng các âm chính: có í thức để phân biệt không đọc “úng riệu”,
“họoc tập”, “liu ban”,…mà đọc “uống rượu”, “học tập”, “lưu ban”.
- Đọc đúng các âm cuối: có í thức không đọc “suông sẻ”, “thịch lợng”,
“chín phủ”,…mà phải đọc “suôn sẻ”, “thịt lợn”, “chính phủ”.



×