ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ QUỲNH PHƯƠNG
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG HUYỆN LỆ THỦY,
TỈNH QUẢNG BÌNH
Demo Version - Select.Pdf SDK
Chuyên ngành : ĐỊA LÍ HỌC
Mã số
: 8310501
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN TƯỠNG
HUẾ, NĂM 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của
cá nhân tôi. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được
các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa được người khác công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tác giả
Nguyễn Thị Quỳnh Phương
Demo Version - Select.Pdf SDK
ii
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới
khoa Địa Lý, phòng Đào tạo sau đại học trường
Đại học Sư phạm Huế đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tôi bồi dưỡng tri thức và hoàn
thành khóa học.
Tôi xin cảm ơn gia đình, thầy cô, bạn bè
đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện cho tôi trong suốt thời gian thực hiện
luận văn.
DemoĐặc
Version
Select.Pdf
biệt,- tôi
xin gửiSDK
lời cảm
ơn sâu sắc
đến TS. Nguyễn Tưởng, người đã tận tâm
hướng dẫn, truyền đạt cho tôi tri thức, kinh
nghiệm và phương pháp làm việc khoa học
để đạt được hiệu quả cao nhất.
Huế, tháng10 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Quỳnh Phương
iii
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ............................................................................................................ i
Lời cam đoan ............................................................................................................ ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................1
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................3
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................4
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................5
2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU..............................................................6
3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................7
4. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .......7
5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU,PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................9
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...................................11
7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................11
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................12
CHƯƠNG 1:Demo
CƠ SỞVersion
LÍ LUẬN-VÀ
THỰC TIỄN
VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG.....12
Select.Pdf
SDK
1.1 Du lịch..............................................................................................................12
1.1.1.Khái niệm “du lịch” ...................................................................................12
1.1.2. Khái niệm khách du lịch ...........................................................................13
1.1.3. Các loại hình du lịch .................................................................................14
1.1.4. Tài nguyên du lịch ....................................................................................16
1.2. Du lịch cộng đồng ...........................................................................................17
1.2.1. Khái niệm về du lịch cộng đồng ...............................................................17
1.2.2. Đặc điểm du lịch cộng đồng .....................................................................19
1.2.3. Tiêu chí và nguyên tắc tham gia phát triển du lịch cộng đồng ................20
1.2.4. Các điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng .......................21
1.2.5. Vai trò các đối tượng tham gia du lịch cộng đồng ...................................22
1.2.6. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng ......................................................23
1.2.7. Ý nghĩa phát triển du lịch cộng đồng .......................................................24
1.3.Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới và Việt Nam ............25
1.3.1.Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới ...........................25
1.3.2.Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam ............................31
1
CHƯƠNG2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG HUYỆN
LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH .........................................................................41
2.1. Khái quát về huyện Lệ Thủy ..........................................................................41
2.1.1.Đặc điểm tự nhiên .........................................................................................42
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .........................................................................43
2.2.Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Lệ Thủy ...............................44
2.2.1 Tài nguyên du lịch cộng đồng ...................................................................44
2.2.2 Cơ sở hạ tầng phục vụ DLCĐ ...................................................................57
2.2.3.Thị trường khách du lịch cộng đồng .........................................................59
2.3 Hiện trạng phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy .................................61
2.3.1. Các điểm tổ chức DLCĐ ..........................................................................62
2.3.2. Chùa Hoàng Phúc .....................................................................................69
2.3.3. Cơ sở vật chất phục vụ DLCĐ .................................................................70
2.3.4. Lượng khách DLCĐ .................................................................................70
2.3.5, Doanh thu từ hoạt động DLCĐ ................................................................71
2.4 Đánh giá chung về thực trạng phát triển DLCĐ huyện Lệ Thủy ....................72
2.4.1 Những ưu điểm ..........................................................................................72
2.4.2. Những tồn tại, hạn chế .............................................................................72
Demo Version - Select.Pdf SDK
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG HUYỆN
LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH .........................................................................74
3.1. Cơ sở xây dựng giải pháp ...............................................................................74
3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đông huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 75
3.2.1. Xây dựng chương trình du lịch cộng đồng hấp dẫn và hợp lý .................75
3.2.2. Về tổ chức quản lý ....................................................................................76
3.2.3Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách .......................................................78
3.2.4.Nhóm giải pháp về quảng bá, tiếp thị ........................................................79
3.2.5. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực..........................................................80
3.2.6.Nhóm giải pháp về nhân thức cộng đồng ..................................................81
3.2.7. Nhóm giải pháp về bảo tồn, tôn tạo, tu bổ các di tích,lễhội.... .................82
3.2.8. Về xây dựng cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật .......................................83
3.2.9 Nâng cao nhận thức, trình độ và kỹ năng của người dân về phát triển du lịch .....83
KẾT LUẬN ..............................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................88
PHỤ LỤC
2
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Các dịch vụ chủ yếu và giá ở Bàu Sen ........................................................66
Bảng 2: Lượt khách tham gia DLCĐ tai Lệ Thủy ....................................................70
Bảng 3: Doanh thu trung bình 1 ngày của các hộ tham gia DLCĐ tại các điểm DL.......71
Demo Version - Select.Pdf SDK
3
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Lệ Thủy .......................................................41
Hình 2.2. Bản đồ tài nguyên du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy ..........................45
Demo Version - Select.Pdf SDK
4
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam được xem là một trong những điểm đến đang phát triển được chú ý
ở Đông Nam Á. Môi trường thiên nhiên, địa lý và văn hóa hấp dẫn chính là những
tiềm năng quan trọng để phát triển du lịch Việt Nam. Và du lịch đang khẳng định vị
trí của mìnhtrong nền kinh tế xã hội,hàng năm có hàng triệu lượt khách đến tham
quan du lịch, đóng góp tỷ trọng lớn cho nền kinh tế quốc gia. Theo Viện nghiên cứu
phát triển Du lịch Việt Nam, năm 2016 lượng khách quốc tế đến Việt Nam lần đầu
tiên cán mốc 10 triệu lượt, tăng 2 triệu lượt khách so với năm 2015, tương đương
với mức tăng trưởng 26%; khách du lịch nội địa đạt 62 triệu lượt; tổng thu từ khách
du lịch đạt 417 nghìn tỷ đồng.
Nắm bắt được nhu cầu muốn khám phá, giao tiếp, học hỏi thế giới xung quanh
vốn phong phú đa dạng và chứa nhiều tiềm ẩn, du lịch trở thành một nhu cầu trong
đời sống con người. Cùng với đó là nhiều loại hình du lịch mới xuất hiện, trong đó
có du lịch cộng đồng.
Demo Version - Select.Pdf SDK
Các hoạt động du lịch đã và đang chứng minh được rằng cộng đồng dân cư
đóng góp một phần vào phát triển các dịch vụ cung cấp cho khách du lịch, góp phần
bảo vệ tài nguyên môi trường và là chủ thể để phát triển du lịch. Tuy nhiên do nhiều
nguyên nhân mà cộng đồng địa phương sinh sống tại các điểm, khu du lịch bị mất
lợi thế trong các hoạt động phát triển du lịch. Do vậy, nếu chúng ta không có chiến
lược tăng cường sự tham gia của người dân vào các hoạt động du lịch, để họ thấy
được vị trí, vai trò của mình trong sự phát triển du lịch, lợi ích của họ được hưởng
lợi từ hoạt động du lịch tại địa phương thì họ có thể gây ra các tác động tiêu cực đến
môi trường du lịch và suy giảm tài nguyên. Sự tham gia của cộng đồng địa phương
như một bên tham gia, một đối tác của ngành du lịch là một yêu cầu phát triển mới
nhằm đảm bảo những cân bằng về lợi ích giữa các bên tham gia. Cách tiếp cận này
khắc phục được những hạn chế của phương pháp tiếp cận từ trên xuống nhằm huy
động mọi nguồn lực sẵn có cho phát triển du lịch, góp phần vào quá trình gìn giữ
bản sắc, tính đa dạng văn hóa của mỗi cộng đồng.
5
Lệ Thủy vùng quê nổi tiếng qua câu dân ca “Nhất Đồng Nai, Nhì hai
huyện”có suối nước khoáng Bang vớinhiệt độ lên đến 1050c đang được khai thác
làm nơi nghỉ dưỡng và làm nước uống đóng chai, khe Suối Nước Lạnh, dòng Kiến
Giang thơ mộng, những bãi cát trắng, nước biển sạch. Đây là quê hương của của
nhiều danh tướng nổi tiếng như:Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Đại tướng Võ
Nguyên Giáp.Văn hóa đặc trưng Hò khoan Lệ Thủy, trong đó có điệu hò khoan
chèo đò, hò giã gạo. Hằng năm, vào ngày 2 tháng 9, nơi đây diễn ra đua thuyền
truyền thống.Các làng quê thanh bình, các lễ hội đặc trưng, các làng nghề nổi
tiếngchiếu cói làng An Xá, nón lá làng Q uy Hậu, huyện có Dân tộc Bru - Vân Kiều
sinh sốngvới nhiều huyền tích văn hóa kì bí. Điều này tạo ra lợi thế phát triển du
lịch nói chung, du lịch cộng đồng nói riêng ởhuyện nhà, đồng thời cho phép phối
hợp, gắn kết nhiều loại hình và các điểm du lịch khác trong khu vực. Tuy tài nguyên
du lịch của Lệ Thủyrất lớn nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các hoạt
động du lịch chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có. Đời sống người dân
trên địa bàn chủ yếu là thuần nông, kinh tế gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, người
dân chưa được khuyến khích tham gia và thu lợi từ hoạt động du lịch. Trước thực tế
Demo Version - Select.Pdf SDK
đó và đặt mục tiêu bảo vệ giá trị cảnh quan sinh thái tự nhiên, bảo tồn các giá trị văn
hóa truyền thống của cộng đồng nơi đây đồng thời phát triển đời sống, nâng cao thu
nhập cho người dân, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng
đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình” cho hướng nghiên cứu của mình.
2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng vàđề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng huyện
Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình nhằm thúc đẩy phát triển du lịch, góp phần phát triển KT
_ XH của huyện nói riêng và tỉnh nói chung
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về DLCĐ
- Phân tích thực trạng phát triển DLCĐ ở huyện Lệ Thủy
- Đề xuất các giải pháp phát triển DLCĐ huyện Lệ Thủy
6
3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Về lãnh thổ nghiên cứu
Địa bàn huyên Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
3.2. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng về DLCĐ, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển
DLCĐ ở huyện Lệ Thủy
3.3. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng phát triển DLCĐ từ năm 2010 đến 2017
4. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
4.1. Trên thế giới
Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến DLCĐ của nhiều tácgiả.
Tiêu biểu là công trình của G. Cazes, R. Lanquar, Y. Raynouard trong Quy hoach
du lịch. Đây được xem là một trong những tài liệu cung cấp nhữngkiến thức cơ
bản và khái quát về quy hoạch du lịch, được sử dụng rất nhiều tại nước ta từ
những năm 2000.
Những công trình nghiên cứu vềDLCĐ trên thế giới ngày càng xuất hiện nhiều
Demo Version - Select.Pdf SDK
với góc nhìn du lịch ở những khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như Peter E. Murphy
(1986) với Tourism: Acommunity Approach, Routledge. Tác giả cung cấp một góc
nhìn mới hơn về du lịch với phương pháp tiếp cận về sinh thái và cộng đồng, khuyến
khích những sáng kiến nhằm gia tăng lợi ích trên nhiều lĩnh vực cho người dân với việc
xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng dựa trên nguồn tài nguyên vốn có của địa
phương.
Một tài liệu vô cùng hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định
chính sách quan tâm đến du lịch và phát triển nông thôn là BuildingCommunity
Capacity of Tourism Development, C.A.B International củaGianna Moscardo
(2008). Tài liệu nêu ra những lý do thất bại trong cách làm du lịch ở nhiều nơi do
thiếu năng lực kinh doanh, đặc biệt là do nhận thức và năng lực của CĐĐP về du
lịch còn rất hạn chế. Gianna Moscardo đã phân tích những vấn đề còn tồn tại và đưa
ra những phương án hữu hiệu trong việc lập kế hoạch phát triển du lịch thông qua
những mô hình DLCĐ thành công ở nhiều nơi trên thế giới.
Rhonda Phillips (2012), Tourism, Planning andCommunity Development,
7
Routledge cho rằng ngoài lợi ích kinh tế, DLCĐ còn giúp nâng cao năng lực cộng
đồng, vượt qua những rào cản văn hóa và bảo tồn TNDL tốt hơn.
Các tác giả ở những khía cạnh và mức độ khác nhau đã đề cập đến các vấn đề về
cộng đồng, DLCĐ, du lịch dựa vào cộng đồng, những tác động cũng như những thay
đổi ảnh hưởng đến cộng đồng; các công cụ quản lý giám sát DLCĐ, bảo tồn các nguồn
tài nguyên, văn hóa và thiên nhiên, tạo ra các phúc lợi kinh tế và những phúc lợi khác
cho cộng đồng cư dân địa phương, xây dựng quyền sở hữu các nguồn tài nguyên theo
hướng bền vững.
4.2. Ở Việt Nam
Từ những năm 1990 du lịch Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh mẽ, với những
công trình nghiên cứu về du lịch được thực hiện ngày một sâu rộng hơn. Vào cuối
thập kỷ 90, DLCĐ mới bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam dưới dạng các bài viết trên tạp
chí hay báo cáo khoa học. Về sau, những nghiên cứu về DLCĐ được thực hiện một
cách bài bản hơn và đóng góp trực tiếp về mặt lý luận cũng như thực tiễn sau này
như: TS. Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng – Lý thuyết và vận dụng, Nxb Khoa
học Kỹ thuật; Ths. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên, 2012), Du lịch cộng đồng, Nxb Giáo
dục Việt Nam…
Demo Version - Select.Pdf SDK
Ngoài ra còn nhiều đề tài nghiên cứu về DLCĐ như đề tài:“Nghiên cứu xây
dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Chùa Hương - Hà Tây” của
tiến sĩ Võ Quế (Viện nghiên cứu và phát triển du lịch); “Các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng đồng của người dân tỉnh An Giang” của các
tác giả Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thị Bảo Châuvà Trần Ngọc Lành (2012)
(Trường Đại học Cần Thơ); Tác giả Lê Thu Hương (2007) với Xây dựng mô hình du
lịch cho người nghèo ở VQG Cúc Phương, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà
Nội (HN); Nguyễn Thị Hồng (2014), Phát triển du lịch cộng đồng ởTân Cương, Thái
Nguyên, ĐH KH XH&NV Hà Nội(HN); Lê Thị Nho (2013), Thực trạng và giải pháp
phát triển du lịch cộng đồng huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, ĐHSP Huế
Về phía Tổng cục du lịch (2011) cũng xây dựng đề án Phát triển DLCĐ kết
hợp với xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đến năm
2020, Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã
hội (2013), Sổ tay du lịch cộng đồng,Quỹ Châu Á (2012), Tài liệu hướng dấn phát
triển du lịch cộng đồng
8
Các nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới mới chỉ đánh giá về TNDL,
phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, đề xuất các giải pháp phát triển mô
hình du lịch dựa vào cộng đồng… nhằm mục đích bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên
thông qua phát triển du lịch, xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn, vùng núi,
khu bảo tồn, VQG… mà chưa đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng dân cư địa
phương vào các hoạt động du lịch nơi có TNDL.
Chính vì vậy, trên cơ sở tiếp thu và vận dụng những nghiên cứu của các công
trình, đề tài luận văn đi sâu vào phân tích điều kiện và thực trạng phát triển DLCĐ tại
huyện Lệ Thủytỉnh Quảng Bình, từ đó đưa ra những giải pháp khả thi, phù hợp với
những đặc điểm lãnh thổ nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo
vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ các giá trị văn hoá của cộng đồng góp phần phát triển
du lịch, đóng góp vào sự ổn định và nâng cao kinh tế - xã hội tại địa phương.
5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU,PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Quan điểm nghiên cứu
5.1.1 Quan điểm tổng hợp
Hệ thống lãnh thổ du lịch được tạo bởi nhiều yếu tự nhiên, văn hóa, lịch sử,
Version
con người cóDemo
mối quan
hệ gắn -bóSelect.Pdf
mật thiết vớiSDK
nhau. Chính vì vậy nghiên cứu, xác
định các nguồn lực du lịch thường được nhìn nhận trong mối quan hệ về mặt không
gian hay lãnh thổ nhất định để đạt được những giá trị đồng bộ về tất cả các mặt
kimh tế, văn hóa xã hội.
5.1.2Quan điểm hệ thống
Các tài nguyên du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy là một bộ phận trong hệ thống
các tài nguyên du lịch Quảng Bình nói chung, của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước
nói riêng. Vì vậy, nghiên cứu du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy phải có tính hệ thống
mới có giá trị thực tiễn,đề xuất giải pháp hợp lí.
5.1.3Quan điểm lãnh thổ
Nghiên cứu địa lý nói chung đều được gắn với một lãnh thổ cụ thể. Các đối
tượng nghiên cứu phân bố trên phạm vi không gian nhất định, có những đặc trưng
lãnh thổ riêng. Việc nghiên cứu du lịch cộng đồng dựa trên quan điểm để thấy được
sự phân hóa các yếu tố, thành phần phục vụ mục tiêu nghiên cứu.
9
5.1.4 Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại nhưng
không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu
của chính họ. Do đó, đây vừa là xu thế, vừa là yêu cầu bắt buộc trong bất kì hoạt
động kinh tế - xã hội nào. Trong quá trình nghiên cứu không làm thay đổi bản sắc
dân tộc, thu hút sự tham gia của cộng đồng đồng thời phải bảo tồn, tôn tạo các giá
trị văn hóa đặc sắc, không làm biến đổi cảnh quan, gây ô nhiễm môi trường.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp điều tra
Đây là phương pháp điều tra xã hội học bao gồm việc phỏng vấn khách du lịch,
người dân địa phương. Qua đó tiếp thu ý kiến, cơ sở thu thập xây dựng số liệu phục
vụ, hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
5.2.2Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Sưu tầm, thu thập các thông tin từ sách báo, tạp chí, báo cáo của các ban
ngành của tỉnh huyện, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Trên cơ sở đó chọn lọc, hệ thống hóa, xử lí để rút ra các nội dung phù hợp phục vụ
Demo
Version - Select.Pdf SDK
cho nghiên cứu
đề tài.
5.2.3Phương pháp bản đồ
Ứng dụng bản đồ học nhằm biên tập và xây dựng hệ thống bản đồ hành chính,
bản đồ phân bố tài nguyên du lịch cộng đồng, bản đồ định hướng các tuyến, các
điểm du lịch cộng đồng của huyện.
5.2.4Phương pháp đánh giá tổng hợp
Chú trọng đánh giá tổng hợp ảnh hưởng của hoạt động du lịch cộng đồng dựa
trên việc phân tích xử lý số liệu, tài liệu, các kết quả nghiên cứu… cũng như các tác
động tổng hợp của hoạt động du lịch cộng đồng đến kinh tế - xã hội trên địa bàn, từ
đó đề xuất các giải pháp thích hợp.
5.2.5Phương pháp thực địa
Các địa điểm được chọn khảo sát thực địa như: suối Bang, khe Nước lạnh,
Bàu Sen, làng An Xá, nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp.... tiếp cận thực
tế, quan sát, điều tra, ghi chép, mô tả để làm tăng thêm tính chính xác, cụ thể các
điểm nghiên cứu.
10
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện phương pháp đánhgiá tác
động kinh tế, xã hội và môi trường của dịch vụ du lịch cộng đống tại các huyện Lệ
Thủy trên cơ sở đó xác lập các luận chứng khoa học cho việc đề xuất các giải pháp
nhằm phát triển hoạt động du lịch cộng đồng và hạn chế các tác động tiêu cực đến
kinh tế, xã hội và môi trường.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tư liệu tham khảo cho nguời dân địa phuơng
và các cấp quản lý nhằm lựa chọn các giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch
cộng đồng và hạn chế các tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội và môi trường
Đề tài còn là tài liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên cao học chuyên
ngành Địa lý học.
7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung đề
tài được trình bày qua 3 chương:
Version
SDK
ChươngDemo
1. Cở sở
lí luận và- Select.Pdf
thực tiển về du
lịch cộng đồng
Chương 2. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình
Chương 3. Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
11