Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Đề cương ôn tập vật lý 11 HKI (2018 2019)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.2 KB, 8 trang )

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA HKI – VẬT LÝ 11 NĂM HỌC 2018 – 2019
A/ LÝ THUYẾT
1. Điện tích. Định luật Cu-lông
- Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét.
- Có 2 loại điện tích: điện tích âm và điện tích dương.
+ Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.
+ Các điện tích khác dấu thì hút nhau.
Công thức của định luật Cu-lông:
q1 .q 2
r2
F = k.
- Điện môi là môi trường cách điện.

F : lực tương tác điện giữa 2 điện tích. (N)
q1, q2 : các điện tích. (C)
r : khoảng cách giữa 2 điện tích. (m)
k = 9.109 (N.m2/C2) : hệ số tỉ lệ.

2. Thuyết êlectron. Định luật bảo toàn điện tích
- Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều điện tích tự do. Ví dụ: kim loại, axit, bazơ, muối.
- Vật cách điện là vật không chứa hoặc chứa rất ít điện tích tự do. Ví dụ: không khí khô, dầu, thủy
tinh, sứ, cao su, nhựa…
- Xem lại các ví dụ về sự nhiễm điện do cọ xát, do tiếp xúc, do hưởng ứng.
3. Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện
- Điện trường là môi trường bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích. Điện trường tác dụng lực
điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
- Công thức xác định cường độ điện trường của một
điện tích điểm Q tại một điểm M:
F
Q
q


r2
E = = k.
r r r
E = E1 + E 2
- Nguyên lí chồng chất điện trường:
Xem các trường hợp tính E tổng hợp.
- Đặc điểm của đường sức điện:

E : cường độ điện trường tại điểm M do Q gây ra.
(V/m)
Q : điện tích gây ra điện trường tại M. (C)
r: khoảng cách từ điểm M đến điện tích Q. (m)
F : lực điện trường do Q tác dụng lên q. (N)
q : điện tích thử. (C)

+ Qua mỗi điểm trong điện trường chỉ có duy nhất một đường sức điện.
+ Đường sức điện là những đường có hướng và hướng của vectơ cường độ điện trường tại
điểm đó
+ Đường sức điện của điện trường tĩnh điện là đường không khép kín.
+ Chỗ nào điện trường lớn thì đường sức điện sẽ mau, chỗ nào điện trường nhỏ thì đường
sức điện sẽ thưa.
4. Công của lực điện. Điện thế. Hiệu điện thế
* Công thức tổng hợp tính công của lực điện:


AMN = F.s.cosα = qEd = WM – WN = q.(VM – VN) = q.UMN
=> Một số công thức liên quan:
- Thế năng của điện tích tại M, N: WM = q.VM ; WN = q.VN
- Hiệu điện thế giữa M, N: UMN = VM – VN = E.d
VM, VN: điện thế tại M, N (V)


E: cường độ điện trường đều
d: khoảng cách giữa M, N trên
một đường sức điện.
q: điện tích dịch chuyển từ M đến
N

- Dụng cụ đo hiệu điện thế tĩnh điện là tĩnh điện kế.
- Vị trí nào được chọn làm mốc điện thế thì tại đó điện thế bằng 0 (V = 0).
5. Tụ điện
Công thức tính điện dung của tụ điện :
C = Q / U hay Q = C.U
=> Q tỉ lệ thuận với U, vì C là hằng số không đổi.

C : điện dung của tụ điện. (F)
Q : điện tích mà tụ điện tích được. (C)
U : hiệu điện thế đặt vào 2 bản tụ điện (V)

- Dựa vào lớp điện môi (lớp cách điện) thì có các loại tụ điện thường gặp: tụ không khí, tụ giấy, tụ
mica, tụ sứ, tụ gốm…
6. Dòng điện không đổi. Nguồn điện
- Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.
- Vai trò của nguồn điện: duy trì hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện.
- Đại lượng đặc trưng cho nguồn điện là suất điện động E và điện trở trong r của nó.
7. Điện năng. Công suất điện
- Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch: A = UIt
- Công suất tiêu thụ của đoạn mạch: P = A/t = UI
- Nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn: Q = R.I2.t
- Công suất tỏa nhiệt: P = Q / t = R.I2
- Suất điện động của nguồn: E = Ang / q

- Công của nguồn điện: Ang = E . q = E .I.t
- Công suất của nguồn điện: Png = Ang / t = E .I

A: Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch (J)
P: Công suất tiêu thụ của đoạn mạch (W)
Ang : công của nguồn điện (công của lực lạ).
(J)
E : suất điện động của nguồn. (V)
Png : công suất của nguồn điện. (W)
q : điện lượng dịch chuyển trong nguồn
điện.
I : cường độ dòng điện chạy qua nguồn.
- Công của nguồn điện bằng điện năng tiêu thụ trong toàn mạch.
- Đơn vị ghi trên đồng hồ công tơ điện là đơn vị đo của điện năng tiêu thụ của tổng các dụng cụ
điện dùng trong gia đình.
8. Định luật Ôm đối với toàn mạch
- Công thức định luật Ôm đối với toàn mạch: I = E / (RN + r) => UN = I.RN = E – I.r
RN, r : điện trở của mạch ngoài, điện trở trong của nguồn; U N: hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch
ngoài.
- Đặc điểm của hiện tượng đoản mạch:
+ Điện trở của mạch ngoài bằng 0 (RN = 0)
+ Cường độ dòng điện chạy trong mạch đạt giá trị lớn nhất.


I=E/r

+ Công thức định luật Ôm:

- Công thức tính hiệu suất của nguồn: H = Acó ích / Ang = UN / E =


RN
RN+ r

9. Ghép các nguồn điện thành bộ
- Bộ nguồn nối tiếp: gồm n nguồn điện (E1, r1), (E2, r2) … (En, rn) mắc nối tiếp với nhau.
Eb = E1 + E2 + … + En
rb = r 1 + r 2 + … + r n
- Bộ nguồn song song: gồm n nguồn điện giống nhau (E, r) mắc song song với nhau.
Eb = E

;

rb = r / n

10. Thực hành
Các dụng cụ có trong bài thực hành xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hóa
- Pin điện hóa.
- Biến trở núm xoay R (loại 10Ω x 10).
- Đồng hồ đo điện đa năng hiện số dùng làm chức năng miliampe kế một chiều.
- Đồng hồ đo điện đa năng hiện số dùng làm chức năng vôn kế một chiều.
- Điện trở bảo vệ Ro.
- Bộ dây dẫn nối mạch điện.
- Khóa K đóng – ngắt điện.
11. Dòng điện trong kim loại
- Bản chất : dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các electron tựn do dưới tác
dụng của điện trường.
- Sự phụ thuộc của điện trở xuất của kim loại theo nhiệt độ:
ρ = [1 + α (t - )] Với ρ và lần lượt là điện trở xuất ở t và (0C)
α là hệ số nhiệt điện trở, đơn vị đo là K-1.
- Chuyển động nhiệt của mạng tinh thể cản trở chuyển động của hạt tải điện là cho điện trở của kim

loại phụ thuộc vào nhiệt độ, đến gần 0 K đện trở của kim loại rất nhỏ.
- Vật liệu siêu dẫn là vật liệu có điện trở đột ngột giảm đến bằng 0 khi nhiệt độ T ≤ ( gọi là nhiệt
độ tới hạn). Ta nói rằng lúc này vật liệu ấy đã chuyển sang trạng thái siêu dẫn.
- Cặp nhiệt điện là hai dây kim loại khác bản chất, hai đầu hàn vào nhau.
Khi nhiệt độ hai mối hàn T1, T2 khác nhau, trong mạch xuất hiện xuất điện động nhiệt điện: ξ =
(- )
Với là hệ số nhiệt địên động; T1, T2 lần lượt là nhiệt độ đầu nóng và đầu lạnh.
12. Dòng điện trong chất điện phân
- Bản chất: dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của các ion âm và ion
dương ngược chiều nhau.


- Hiện tượng dương cực tan là hiện tượng cực dương bị tan ra khi điện phân một dung dịch muối
kim loại mà anốt làm bằng chính kim loại ấy (kim loại làm cực dương trùng với kim loại của muối
trong dung dịch chất điện phân). Anốt ( dương cực) tan dần đi, còn catốt có một lớp kim loại ấy
bám vào.
- Định luật Fa-ra-đây :
m = kq = . It Trong đó :
+ m (g) là khối lượng của chất được giải phóng ra ở điện cực khi điện phân.
+ q (C) là điện lượng
+ k gọi là đương lượng điện hóa.
+ F = 96 500 C/mol gọi là số Fa-ra-đây.
+ A là nguyên tử khối của kim loại.
+ n là hóa trị của kim loại.
+ I (A) là cường độ dòng điện không đổi đi qua bình điện phân.
+ t (s) là thời gian dòng điện chạy qua bình.
13. Dòng điện trong chất khí
- Bình thường chất khí không dẫn điện, nó là một chất điện môi. Chất khí chỉ dẫn điện khi có các
hạt tải điện (electron, ion) do tác nhân ion hóa sinh ra.
- Bản chất : Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều

điện trường và các ion âm, các êlectron ngược chiều điện trường. Các hạt tải điện này do chất khí bị
ion hoá sinh ra.
- Quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí xảy ra khi ta phải dùng tác nhân ion hóa từ bên ngoài
để tạo ra hạt tải điện trong chất khí.
- Quá trình dẫn điện của chất khí có thể duy trì, không cần ta chủ động tạo ra hạt tải điện, gọi là quá
trình dẫn điện (phóng điện) tự lực.
- Tia lửa điện là quá trình phóng điện tự lực trong chất khí đặt giữa hai điện cực khi điện trường đủ
mạnh để biến phân tử khí trung hoà thành ion dương và êlectron tự do.
- Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực xảy ra trong chất khí ở áp suất thường hoặc áp suất
thấp đặt giữa hai điện cực có hiệu điện thế không lớn.
14. Dòng điện trong chất bán dẫn
- Có những loại vật liệu không thể xem là kim loại hoặc chất điện môi, đó là chất bán dẫn.
+ Điện trở suất của chất bán dẫn có giá trị nằm trong khoảng trung gian giữa điện trở suất
của kim loại và điện trở suất của điện môi. Ở nhiệt độ thấp, điện trở suất của chất bán dẫn siêu tinh
khiết rất lớn. Khi nhiệt độ tăng, điện trở suất giảm nhanh, hệ số nhiệt điện trở có giá trị âm. Ta gọi
đó là sự dẫn nhiệt riêng của chất bán dẫn. Điều này ngược lại với sự phụ thuộc của điện trở suât của
các kim loại vào nhiệt độ.


+ Điện trở suất của chất bán dẫn phụ thuộc mạnh vào tạp chất.
+ Điện trở suất của chất bán dẫn cũng giảm đáng kể khi nó bị chiếu sáng hoặc bị tác dụng
của các tác nhân ion hoá khác.
- Hạt tải điện trong bán dẫn loại n chủ yếu là êlectron. Ta gọi là tạp chất cho (đôno)
Hạt dẫn điện trong bán dẫn loại p chủ yếu là lỗ trống. Ta gọi là tạp chất nhận (axepto)
- Lớp chuyển tiếp p - n là chỗ tiếp xúc của miền mang tính dẫn p và miến mang tính dẫn n được tạo
ra trên một tinh thể bán dẫn. Dòng điện chỉ chạy qua lớp chuyển tiếp p-n theo chiều từ p sang n, nên
được dùng làm điốt bán dẫn để chỉnh lưu dòng địên xoay chiều.

B/ BÀI TẬP
Chương I. Điện tích điện trường

Bài 1: Hai quả cầu nhỏ mang hai điện tích có độ lớn q1 = q2 = 10-7 Cđặt cách nhau 20 cm trong chân
không. Tính lực tương tác điện giữa hai điện tích.


Bài 2: Ba điện tích điểm có cùng độ lớn, cùng dấu q 1 = q2 = q3 = 10-8 C được đặt tại ba đỉnh của
tam giác đều ABC AB = 10cm trong không khí.
a. Xác định lực do điện tích q1 tác dụng lên q2.
b. Xác định lực do hai điện tích q1 và q3 cùng tác dụng lên q2
Bài 3: Cho 2 điện tích q1 = 3.10-7C và q2 = -4.10-7C nằm tại 2 điểm A, B với AB = 5cm. Xác định độ
lớn của cường độ điện trường tổng hợp tại:
a. Điểm C, biết AC = 3cm, BC = 2cm
b. Điểm D, biết AD = 8cm, BD = 3cm.
c. Điểm F, biết AF = 3cm, BF = 4cm
Bài 4: Một tụ điện không khí có C=2000 pF được mắc vào 2 cực của nguồn điện có hiệu điện thế
U= 5000 V. Tính điện tích của tụ.
Bài 5: Một điện tích điểm dương Q trong chân không gây ra một điện trường có cường độ E = 3.
104 V/m tại điểm M cách điện tích một khoảng 30 cm. Tính độ lớn điện tích Q ?
Bài 6: Một điện tích điểm q = 10 -7 C đặt tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm Q,
chịu tác dụng của một lực F = 3.10 -3 N. Cường độ điện trường do điện tích điểm Q gây ra tại M có
độ lớn là bao nhiêu
Bài 7: Một hạt prôtôn di chuyển từ bản dương đến bản âm cách nhau 1 cm, dọc theo một đường sức
điện dưới tác dụng của lực điện trong một điện trường đều có cường độ điện trường 1000 V/m.
a. Tính công của lực điện có giá trị là bao nhiêu?
b. Tính độ lớn hiệu điện thế giữa hai bản.
Bài 8: Trong 1 phút có 1020 hạt êlectron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của một đoạn dây dẫn. Tính
cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó.
Chương II. Dòng điện không đổi
Bài 1: Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ. Biết RN = 10Ω, r = 1Ω. Tính hiệu suất của nguồn điện.
E ,r
RN

Bài 2: Tính điện trở tương đương của các đoạn mạch điện sau. Biết R1 = 5Ω, R2 = 10Ω, R3 = 15Ω.
R3

R1
Bài 3: Cho mạch điện
R2 như hình vẽ:

R1

E ,r
R2

R2

E = 6V, r = 1Ω, Đèn: 6V – 3W
a/ Hỏi đèn sáng như thế nào?
b/ Tính tiền điện phải trả cho đèn trong 30 ngày,

Đ


mỗi ngày đèn sáng liên tục 8 giờ. Giá tiền điện
1500 đồng / kWh.
Bài 4: Tính suất điện động của bộ nguồn trong các trường hợp sau. Biết các nguồn điện giông nhau
có E = 6V, r = 1 Ω.
A

B

A


B

Bài 5: Hai nguồn có suất điện động và điện trở trong tương ứng là E 1=3V; r1=0,6
E1 r1

r2=0,4



được mắc với điện trở R = 2



E2 r2



; E2=1,5V;

thành mạch kín như sơ đồ
R

a. Tính cường độ dòng điện trong mạch.
b. Tính hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi nguồn

H×nh 2.14

Bài 6: Hai nguồn có suất điện động e và điện trở trong r được mắc với nhau thành bộ và mắc với
điện trở R=11




tạo thành một mạch điện kín. Khi hai nguồn mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện

chạy qua điện trở R là 0,4A còn khi hai nguồn mắc song song thì cường độ dòng điện chạy qua điện
trở R là 0,25A. Tính suất điện động e và điện trở trong r.

Bài 7: Một nguồn điện có suất điện động 3V, điện trở trong 2



. Mắc song song hai bóng đèn cùng

loại 3V-1,5W vào hai cực của nguồn điện
a. Tính công suất tiêu thụ của mỗi đèn.
b. Nếu tháo bỏ một đèn thì đèn còn lại sáng mạnh hay yếu hơn trước đó. Vì sao ?

Bài 8. Hai bóng đèn có điện trở 5





mắc song song và nối vào một nguồn điện có điện trở trong 1

thì cường độ dòng điện trong mạch là 12/7A. Khi tháo một đèn ra thì cường độ dòng điện trong

mạch là bao nhiêu?


Bài 9: Có một số điện trở giống nhau, mỗi điện trở là R 0=4
để có điện trở tương đương là 6,4



.



. Tìm số điện trở ít nhất và cách mắc


Chương III.Dòng điện trong các môi trường
Bài 1 : Một sợi đồng ở 20oC có điện trở suất là 1,69.10-8 Ω.m. Biết hệ số nhiệt điện trở của đồng là

4,3.10-3 K-1. Tính điện trở suất của dây đồng ở 100oC.
Bài 2 : Một dây kim loại có điện trở 20 Ω khi nhiệt độ là 25 oC. Biết khi nhiệt độ tăng thêm 400 oC

thì điện trở của dây kim loại là 53,6 Ω.
a) Tính hệ số nhiệt điện trở của dây dẫn kim loại.
b) Điện trở của dây dẫn tăng hay giảm bao nhiêu khi nhiệt độ tăng từ 25oC đến 300oC.
Bài 3 : Một sợi dây dẫn bằng kim loại có điện trở R1 ở t1=30oC. Biết α=4,2.10-3 K-1. Hỏi nhiệt độ

phải tăng hay giảm bao nhiêu để điện trở của dây tăng lên gấp 2 lần.
Bài 4 : Một cặp nhiệt điện platin–platin pha rôđi có hệ số nhiệt điện động là 6,5 μV.K -1. Một đầu

không nung có nhiệt độ t1=20oC và đầu còn lại bị nung nóng ở nhiệt độ t 2. Tính suất điện động
nhiệt điện khi t2=200oC.
Bài 5: Dùng hiện tượng điện phân bằng dung dịch có chứa kim loại niken , ta thấy rằng đương
lượng điện hóa là 3.10-4 g/C. Tính lượng niken bám vào katot khi có dòng điện 0,4 A chạy qua trong

50 giây.
Bài 6: Chiều dày của lớp phủ lên tấm kim loại là 0,05 mm. Sau khi điện phân trong 30 phút. Diện
tích mặt phủ của tấm kim loại là 30cm 2. Xác định cường độ dòng điện qua bình điện phân. Cho ρ =
8,9.103 kg/m3 , A=58 , n=2.
Bài 7: Cho dòng điện không đổi có cường độ 10 A chạy qua bình điện phân dd CuSO 4 trong 0,5h.
Xác định khối lượng đồng bám ở Katot. Biết Cu có khối lượng mol nguyên tử là 64 và hóa trị 2.



×