Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

MỘT-SỐ-LỖI-THƯỜNG-GẶP-TRONG-ĐỀ-TÀI-NGHIÊN-CỨU-KHOA-HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.75 KB, 4 trang )

MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP TRONG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Ths. Nguyễn Thị Hồng Thoa
Thực chất của một đề tài NCKHGD là một câu hỏi và tiếp theo là những giải đáp. Câu hỏi xuất phát từ
những mâu thuẫn nhận thức, hành động nảy sinh từ lí luận hay thực tiễn QTGD mà trước đây chưa ai trả
lời được.
Cần chú ý:
- Câu hỏi: không phải là một câu hỏi thông thường để người ta trả lời vài ba câu là xong mà là một
tình huống, một vấn đề đòi hỏi có thời gian nghiên cứu, quan sát, tìm hiểu... và cuối cùng là một loạt
những kết luận được rút ra.
- Cũng có thể câu hỏi đó đã được giải quyết ở nơi khác, trong điều kiện khác nhưng tại địa
phương lại nảy sinh những mâu thuẫn mới cần giải quyết tiếp cho phù hợp điều kiện thực tiễn.
- Nhiệm vụ của đề tài là: giải đáp những điều chưa rõ, đem lại cái hoàn thiện hơn, có thể phát
hiện quy luật hoặc những kết luận mang tính phổ biến, có thể phát hiện cái mới hoặc cách làm nào đó
hợp quy luật hơn.
Tóm lại, một đề tài NCKHGD chỉ được chấp nhận khi nó hướng đúng vào giá trị lí luận, thực tiễn
nhất định và có ý nghĩa đối với giáo dục.
Một đề tài nghiên cứu KHGD muốn được chặt chẽ, mang tính thuyết phục thì cần phải tuân thủ các mối
quan hệ cũng như những quy định sau (gọi là các quan điểm):
1) Quan điểm hệ thống - cấu trúc:
Là hệ thống các vấn đề có liên quan luôn mang tính cấu trúc và ngược lại, cấu trúc các sự vật là
nhằm thống nhất chúng trong một hệ thống tồn tại khách quan. Quan điểm này nhằm chỉ đạo người
nghiên cứu một sự nhất quán trong tư duy cũng như tôn trọng sự tồn tại khách quan của vấn đề nghiên
cứu.
Mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa hệ thống và cấu trúc còn cần được thể hiện ở cách trình
bày vấn đề sau khi đã được giải quyết (bài viết)
2) Quan điểm lịch sử - logic:
Ở đây muốn nói đến sự tồn tại tất yếu của mọi sự vật, sự việc trong diễn biến của thời gian. Ðó
chính là lịch sử sự hình thành và phát triển của vấn đề. Những thể hiện hiện tại của vấn đề đều mang
đậm dấu ấn của thời gian và môi trường (xã hội, tự nhiên). Lịch sử là phức tạp, là muôn màu muôn vẻ và
nhiều ngẫu nhiên, song vẫn bị chi phối bởi cái tất nhiên. Cái tất nhiên ấy chính là logic khách quan của sự
vật, sự việc. Không chú ý đến tính lịch sử, tức là không tôn trọng sự hình thành và phát triển tất yếu của


sự việc trong một quá trình, tức là không tôn trọng quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội.
3) Quan điểm thực tiễn:
Nguyên lí giáo dục cơ bản của Ðảng ta là: lí thuyết gắn liền với thực tế. Ðiều này có thể diễn dịch
ra rằng, mọi vấn đề nghiên cứu phải xuất phát từ thực tiễn và quan trọng hơn nữa, chúng phải phục vụ


cho thực tiễn. Vì vậy, giá trị của một công trình NCKHGD được thể hiện ở sự kết hợp hài hòa giữa lí luận
chung với kinh nghiệm của thế giới và thực tiễn địa phương.
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học (NCKH) nói chung và
phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục (NCKHGD) cho sinh viên các lớp sư phạm (Sư phạm âm nhạc
và Sư phạm mĩ thuật) các khóa nói riêng, tôi nhận thấy sinh viên khi xây dựng đề cương chi tiết cho một
đề tài NCKHGD còn mắc khá nhiều lỗi cơ bản cần phải khắc phục
1. 1.

Lỗi về thể thức và kĩ thuật trình bày

a/ Trình bày trang bìa chưa đúng quy định.
v Thừa dòng chữ Đơn vị chủ quản, đây là dòng chữ để hướng dẫn cho sinh viên nhưng sinh viên lại máy
móc để nguyên. Bản thân sinh viên không hiểu cụm từ Đơn vị chủ quản (Đơn vị chủ quản là đơn vị quản
lí trực tiếp của người làm đề tài)
v Nếu xác định đơn vị chủ quản là Trường CĐ VH-NT Thành phố Hồ Chí Minh thì dòng chữ này cũng viết
chữ in hoa và không viết tắt VH-NT.
v Tên đề tài phải viết bằng chữ in hoa, không viết bằng chữ in thường.
b/ Sai về Font chữ, cỡ chữ:
Cùng một bài viết nhưng Font chữ, cỡ chữ trình bày không nhất quán. Đây có thể là do người viết cẩu
thả hoặc còn non kém về trình độ vi tính.
Phần tên chương Font chữ Times New Roman, phần nội dung của chương lại là Font chữ Century Gothic
(Body).
c/ Dãn dòng và căn lề không đúng theo quy định.
d/ Còn mắc nhiều lỗi chính tả thông thường.

Các lỗi chính tả nằm rải rác trong bài viết của sinh viên, tập trung nhiều nhất là các lỗi do phát âm địa
phương dẫn đến viết sai các chữ có âm cuối là c/t, n/ng, dấu hỏi/ngã... và lỗi còn do đánh máy.
2. Lỗi về nội dung
a/ Chưa xác định được lí do chọn đề tài, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Có thể nói, đây là phần quan trọng nhất quyết định sự thành công của đề tài. Bởi vì, nếu không xác
định được lí do chọn đề tài, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài thì sẽ không xác định được phần
nội dung sẽ giải quyết những vấn đề gì và đi theo hướng nào, công việc cuối cùng cần đạt được là gì...
Nhưng thực tế đây lại là phần mà sinh viên lúng túng và dễ nhầm lẫn nhất.
- Lí do chọn đề tài:


Trả lời câu hỏi: Vì sao lại nghiên cứu vấn đề này?



Khách quan: Lý luận và thực tiễn.



Chủ quan: Thực trạng nơi tác giả nghiên cứu, nhu cầu, hứng thú, trách nhiệm của tác giả khi
nghiên cứu vấn đề đó




Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.

- Mục đích nghiên cứu:



Trả lời câu hỏi: Nghiên cứu để làm gì? Nhằm vào việc gì? Để phục vụ cho điều gì?



Đây là cái đích mà đề tài nghiên cứu hướng đến, là vấn đề trung tâm xuyên suốt đề tài.



Là bản chất của sự vật, hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.

- Nhiệm vụ nghiên cứu:


Ø Xây dựng trên cơ sở mục đích đã xác định. Hướng đến giải quyết những công việc cụ thể và là
thành phần của mục đích nghiên cứu.



Ø Làm rõ cơ sở lý luận.



Ø Nghiên cứu thực tiễn: phù hợp với nội dung nghiên cứu thực tiễn của đề tài.



Ø Kết luận, kiến nghị, giải pháp thực hiện.

Vì nhầm lẫn, không xác định được yêu cầu của từng vấn đề nên đã kết quả bài làm của sinh viên không
chính xác.

b/ Chưa nêu ra được giả thuyết khoa học.
Giả thuyết khoa học là một lý thuyết nhưng chưa được chứng minh cụ thể để có bằng chứng hòng xác
nhận đó là một chân lý, là một giả định được đặt ra khi tiến hành nghiên cứu. Giả thuyết có thể coi là
những dự đoán có căn cứ khoa học về những đặc điểm, bản chất, mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng
hay dự đoán về kết quả nghiên cứu.
c/ Chưa xác định đối tượng khảo sát dẫn đến hệ thống câu hỏi điều tra không đúng đối tượng.
ví dụu: Tên đề tài là: “Một số biện pháp tác động của cha mẹ đến học tập của HS lớp 9 các trường
THCS phường Y”.Vì vậy phải xác định được câu hỏi điều là dành cho cha mẹ học sinh. Nếu tác giả đã xây
dựng hệ thống câu hỏi cho học sinh là không đúng đối tượng.
d/ Cách đặt câu hỏi chưa rõ ràng gây khó khăn cho người trả lời trong việc lựa chọn đáp án.
Để tránh các lỗi trên khi thiết kế bảng câu hỏi, sinh viên cần lưu ý:
Bảng câu hỏi là một loạt các câu hỏi đưa ra để các cá nhân, đơn vị trở lời. Kết quả trả lời sẽ được
xử lí để có thể nhận định cho mục tiêu đã được đề ra của đề tài nghiên cứu. Vì vậy, vấn đề chính ở đây là
các câu hỏi.
v Hai loại câu hỏi thường dùng:
1) Câu hỏi đóng: là loại câu hỏi yêu cầu người trả lời chỉ đánh dấu vào các khả năng cho trước. Có
nhiều loại câu hỏi đóng.
- Loại 2 khả năng trả lời: Bảng câu hỏi chỉ yêu cầu trả lời có hoặc không, đúng hoặc sai. Loại câu hỏi này
phải đặt người trả lời vào hoàn cảnh rõ ràng, tránh trường hợp hỏi không rõ ràng như bạn có


thường....khó xác định chữ thường; hoặc câu hỏi nhận định mà có thể thêm phương án thứ 3 là không
biết.
- Loại nhiều khả năng trả lời: trường hợp này người trả lời sẽ thoải mái hơn khi chọn phương án.
2) Câu hỏi mở: Ðây là loại câu hỏi mà người trả lời có thể nói (viết) vài câu để giải trình một vấn đề
gì đó. Mục đích của câu hỏi này là bổ sung cho các câu hỏi đóng hoặc nhà nghiên cứu cần hiểu sâu hơn
về tâm tư, tình cảm, thái độ của người trả lời đối với vấn đề đang nghiên cứu.
Chú ý: yêu cầu người trả lời không nói (viết) dài. Nếu là bảng câu hỏi, chừa chỗ viết cho người trả
lời sao cho đủ chứa khoảng 5 câu viết là tối đa.
Ví dụ: Sau khi dùng các câu hỏi đóng về vấn đề học tập của một lớp học mà giáo viên chủ nhiệm là

người trả lời, có thể hỏi thêm một hoặc vài câu hỏi mở.
v Những chú ý về việc đặt câu hỏi:


Ø Câu hỏi phải đơn giản, thích hợp với mục đích nghiên cứu, dễ trả lời.



Ø Tránh việc đặt câu hỏi dài, không cần thiết, câu hỏi hình tượng



Ø Không dùng những từ ngữ, khái niệm khó hiểu, vượt quá khả năng người trả lời, từ ngữ nước
ngoài...



Ø Khi không cần thiết, tránh những câu hỏi đi vào đời tư của người trả lời làm người ta khó nói.



Ø Tránh hỏi những câu mà ta biết chắc câu trả lời.

v Cấu trúc bảng câu hỏi:
Thông thường, bảng hỏi có hàng chục câu hỏi. Bên cạnh các câu hỏi còn có những lời giải thích để làm
người trả lời hiểu rõ nội dung và cách trả lời. Vì vậy mỗi bảng hỏi bao gồm nhiều trang. Nếu bảng hỏi
không sạch, không sáng sủa thì nó sẽ làm người trả lời lúng túng, đôi khi bực bội. Ðiều đó sẽ ảnh hưởng
nhiều đến kết quả của cuộc điều tra. Ngoài ra, cần chú ý đến cấu trúc của bảng hỏi. Nó gồm có ba phần
chính:
- Phần đầu: Gồm những vấn đề chung với nội dung tìm hiểu đối tượng (tên, nơi ở, năm sinh

v.v....). Ngoài ra, phần mở đầu cũng nhằm mục đích khởi động cho cuộc giao tiếp, định hướng cho giao
tiếp.
- Phần chính: Những câu hỏi phục vụ mục đích điều tra.
- Phần kiểm chứng: Phần này có thể bao gồm cả hai loại câu hỏi nhằm mục đích làm rõ thêm cho
phần chính hoặc đôi khi kiểm chứng lại vấn đề nào đó để xác định đối tượng trả lời thật hay không thật.
Như vậy, để làm tốt một đề tài NCKH, trước hết là việc xây dựng đề cương cho bài viết, sinh viên cần chú
ý để không mắc phải những lỗi cơ bản đã nêu trên. Bản thân người viết hi vọng rằng, bài viết này sẽ giúp
cho sinh viên nhận ra những lỗi sai của mình để có thể tiến hành xây dựng được những đề cương, những
đề tài nghiên cứu khoa học tốt hơn.



×