Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN II MÔN: LỊCH SỬ 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.52 KB, 4 trang )

TRƯỜNG THPT LÊ XOAY
(Năm học: 2017 – 2018)

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN II
MÔN: LỊCH SỬ 11
Thời gian làm bài: 50 phút;
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 132

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................
Câu 1: Vai trò của Ấn Độ trong hệ thống thuộc địa của thực dân Anh vào nửa sau thế kỷ XIX là
A. căn cứ quân sự quan trọng ở Đông Nam Á
B. thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh.
C. nơi giao lưu buôn bán lớn nhất.
D. trung tâm kinh tế - văn hóa
Câu 2: Thời kỳ đen tối trong lịch sử nước Đức gắn liền với sự kiện gì ?
A. Năm 1919 Đảng Quốc xã được thành lập.
B. Năm 1933 Hít-le làm thủ tướng nước Đức
C. Năm 1932 sản xuất công nghiệp giảm 47%.
D. Năm 1933 Hin-đen-bua lên làm Tổng thống nuớc Đức
Câu 3: Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc là
A. luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc súng. B. luyện sắt, đúc súng, thuốc súng, men gốm.
C. giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.
D. giấy, kĩ thuật in, luyện sắt, thuốc súng.
Câu 4: Chính sách kinh tế mới ở Nga năm 1921 đã tác động đến Trung Quốc, Cuba,Việt Nam như thế
nào?
A. Để lại kinh nghiệm đối với công cuộc khôi phục đất nước sau chiến tranh.
B. Giúp nhân dân Xô viết hoàn thành công cuộc khôi phục
C. Để lại bài học cho công cuộc chống thù trong giặc ngoài.
D. Để lại kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước


Câu 5: Sau hai kế hoạch 5 năm (1928 - 1932 và 1933 - 1937), thành tựu quan trọng nhất mà nhân dân
Liên Xô đạt được là
A. thành phần tư bản chủ nghĩa đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
B. hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.
C. từ một nước nông nghiệp trở thành một cường quốc công nghiệp.
D. cuộc cách mạng văn hóa được tiến hành sâu rộng trong toàn quốc
Câu 6: Sắp xếp các sự kiện sau đây theo thứ tự thời gian của lịch sử Trung Quốc cuối XIX – đầu XX?
(1) Hiệp ước Nam Kinh.
(2) Duy tân Mậu Tuất.
(3) Cách mạng Tân Hợi bùng nổ.
(4) Trung Quốc đồng minh hội ra đời.
A. 1,2,3,4.
B. 1,4,3,2.
C. 1,3,2,4.
D. 1,2,4,3.
Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu khiến Xiêm trở thành “vùng đệm” của đế quốc Anh và Pháp là gì?
A. Xiêm là quốc gia có tiềm lực mạnh.
B. Xiêm có đường lối đối ngoại khôn khéo.
C. Sự phân chia khu vực ảnh hưởng giữa Anh và Pháp.
D. Hậu quả của các Hiệp ước bất bình đẳng.
Câu 8: Phe Liên minh được thành lập vào năm nào? Gồm những nước nào?
A. Năm 1882. Gồm các nước Đức, Áo- Hung, I-ta-li-a
B. Năm 1882. Gồm các nước Đức, Áo, Anh
C. Năm 1890. Gồm các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.
D. Năm 1883. Gồm các nước Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a
Câu 9: Ý nghĩa quốc tế của cuộc cách mạng tháng Mười Nga là
A. làm thay đổi cục diện thế giới, cổ vũ và để lại nhiều bài học cho phong trào cách mạng thế giới.
B. đưa giai cấp công nhân, nhân dân lao động lên làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.
C. Trở thành một hệ thống đối lập với hệ thống tư bản chủ nghĩa
D. đập tan ách thống trị của giai cấp phong kiến, tư sản Nga, thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa

Câu 10: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã
Trang 1/4 - Mã đề thi 132


A. làm nảy sinh những bất đồng giữa các nước tư bản về vấn đề quyền lợi.
B. giải quyết được những vấn đề cơ bản về vấn đề dân tộc và thuộc địa
C. xác lập được sự ổn định và nền hoà bình của thế giới.
D. giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản giữa các nước tư bản.
Câu 11: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của
A. chủ nghĩa phát xít. B. chế độ phong kiến. C. chủ nghĩa tư bản.
D. chủ nghĩa xã hội.
Câu 12: Sự kiện nào đánh dấu Campuchia trở thành thuộc địa của Pháp?
A. Pháp buộc vua Nô – rô - đôm kí Hiệp ước 1884.
B. Pháp gây áp lực buộc vua Nô – rô - đôm chấp nhận quyền bảo hộ.
C. Pháp gạt bỏ ảnh hưởng của phong kiến Xiêm.
D. Cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Campuchia diễn ra mạnh mẽ.
Câu 13: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”
Hai câu thơ trên của nhà thơ Nguyễn Trãi nói về tội ác tàn bạo của quân xâm lược nào ở nước ta thế kỉ
XV?
A. Quân Nam Hán.
B. Quân Tống.
C. Quân Mông – Nguyên.
D. Quân Minh.
Câu 14: Cho những nhận định sau về Châu Phi cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:
1. Cuối thế kỉ XIX, Anh độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuy-ê.
2. Sau khi hoàn thành kênh đào Xuy-ê, các nước phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi.
3. Pháp là nước đứng thứ 2 trong việc xâm chiếm thuộc địa châu Phi.
4. Vào đầu thế kỉ XX, toàn bộ các nước châu Phi đều bị biến thành thuộc địa
Hãy chỉ ra nhận định nào sai?

A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Câu 15: Sự xuất hiện những màu da khác nhau, chia thành các chủng tộc lớn: da vàng, đen, trắng ở
Người hiện đại là biểu hiện sự khác nhau về
A. đẳng cấp xã hội.
B. đặc điểm sinh học
C. trình độ kinh tế.
D. trình độ văn minh.
Câu 16: Sự kiện được coi là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong
kiến đã suy tàn thời hậu kì trung đại là
A. Phát kiến địa lí.
B. Cải cách tôn giáo.
C. Cách mạng tư sản.
D. Phong trào Văn hóa Phục hưng.
Câu 17: Sau Cách mạng tháng Hai, ở Nga đã xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại, đó là
A. chính phủ lâm thời tư sản và chính quyền chuyên chế của Nga hoàng.
B. chính phủ cộng hoà tư sản và Chính phủ lâm thời của giai cấp vô sản.
C. chính quyền chuyên chế Nga hoàng và chính quyền vô sản.
D. chính phủ lâm thời tư sản và các xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính
Câu 18: Đâu không phải là nguyên nhân đưa đến sự phát triển cao văn hóa của các quốc gia cổ đại
phương Tây?
A. Do giao lưu và tiếp thu thành tựu văn hóa của phương Đông
B. Do sự phát triển cao của nền kinh tế công thương.
C. Do sự phát triển của sản xuất nông nghiệp.
D. Do việc bóc lột sức lao động nô lệ đã giải phóng chủ nô khỏi lao động chân tay.
Câu 19: Biện pháp nào dưới đây có thể giúp Nhật Bản thoát khỏi tình trạng khủng hoảng trong nước và
nguy cơ đe dọa tư bên ngoài vào giữa thế kỉ XIX?
A. Duy tân, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.

B. Lật đổ chế độ Mạc Phủ Tô-ku-ga-oa, thiết lập một chính quyền phong kiến tiến bộ hơn.
C. “Bế quan toả cảng” để tránh những tác động tiêu cực từ bên ngoài.
D. Tiếp tục duy trì chế độ phong kiến cũ để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị.
Câu 20: Nơi nào ở Châu Á chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ rõ nét nhất?
A. Trung Quốc
B. Việt Nam
C. Đông Nam Á
D. Đông Bắc Á
Câu 21: Cho các sự kiện sau:
(1) Nữ hoàng Anh tuyên bố đồng thời là nữ hoàng Ấn Độ.
(2) Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cải cách ở Nhật Bản.
Trang 2/4 - Mã đề thi 132


(3) Đảng Quốc Đại ra đời.
(4) Chính quyền Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Bengan.
Sắp xếp các sự kiện trên theo thứ tự thời gian?
A. 1, 2, 3, 4.
B. 3, 2, 1, 4.
C. 2, 1, 3, 4.
D. 1, 4, 3, 2.
Câu 22: Ai được xem như “Những người đi trước dọn đường cho Cách mạng Pháp 1789”.
A. Các nhà Khai sáng thế kỉ XVI-XVII.
B. Các nhà Khai sáng thế kỉ XVII-XVIII.
C. Mông-te-xki-ơ, Rút xô, Vôn-te.
D. Mông-te-xki-ơ, Rút xô, Đi-đơ-rô.
Câu 23: Ghép nối đúng các vị vua sáng lập ra các triều đại phong kiến Trung Quốc sau?
1. Tần Thủy Hoàng
a. Nhà Minh.
2. Lưu Bang

b.Nhà Đường.
3. Lý Uyên
c. Nhà Tần.
4.Chu Nguyên Chương
d. Nhà Hán.
A. 1 - c; 2 - d; 3; b; 4 - a.
B. 1 - d; 2 - c; 3 - c; 4 - a.
C. 1 - a; 2 - b; 3 - c; 4 - d.
D. 1 - a; 2 - c; 3 - d; 4 - b.
Câu 24: Trong bối cảnh chế độ Mạc phủ khủng hoảng, các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ đã dùng
thủ đoạn nào để ép Nhật Bản phải “mở cửa”?
A. Áp lực kinh tế.
B. Áp lực chính trị.
C. Áp lực quân sự.
D. Áp lực văn hóa
Câu 25: Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới?
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc (1918).
B. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời (1922).
C. Liên Xô hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933 - 1937).
D. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi (1917).
Câu 26: Ngày 11-11-1918 diễn ra sự kiện lịch sử gì gắn với nước Đức trong Chiến tranh thế giới thứ
nhất?
A. Đức ký hiệp định đầu hàng không điều kiện.
B. Đức liên tiếp bị thất bại, bỏ chạy khỏi lãnh thổ của Bỉ và Pháp.
C. Một chính phủ mới của Đức được thành lập.
D. Các nước đồng minh của Đức đầu hàng.
Câu 27: Điểm nào sau đây là điểm khác nhau về quá trình phát xít hóa ở Nhật so với Đức?
A. Thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít.
B. Thông qua các cuộc chiến tranh xâm lược các nước khác, mở rộng phạm vi.
C. Gây chiến tranh chia lại thị trường thuộc địa để khẳng định vị trí số 1 ở châu Á

D. Thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và chiến tranh xâm lược thuộc địa
Câu 28: Ý nào sau đây không phải là bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Mười Nga (1917) đối
với Việt Nam?
A. Cách mạng muốn thành công phải thành lập một chính đảng của giai cấp vô sản.
B. Cách mạng muốn thành công phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
C. Cách mạng muốn thành công phải đoàn kết dân tộc, xây dựng khối liên minh công- nông.
D. Cách mạng muốn thành công phải tiếp thu, học hỏi các trào lưu, tư tưởng tiến bộ trên thế giới.
Câu 29: Công trình kiến trúc nào sau đây của cư dân phương Đông cổ đại được đánh giá là một trong bảy
kì quan của thế giới cổ đại còn tồn tại đến ngày nay?
A. Thành thị cổ Ha-rap-pa
B. Kim tự tháp Ai Cập.
C. Cổng I-sơ-ta thành Ba-bi-lon
D. Vườn treo Ba-bi-lon.
Câu 30: So với quá trình hình thành, phát triển của chế độ phong kiến phương Đông, chế độ phong kiến
phương Tây
A. Hình thành muộn, tan rã muộn.
B. Hình thành sớm, tan rã sớm.
C. Hình thành sớm, tan rã muộn.
D. Hình thành muộn, tan rã sớm.
Câu 31: Hậu quả lớn nhất của khủng hoảng kinh tế 1929-1933 tới tình hình chính trị nước Đức là?
A. Uy tín của Đảng Quốc xã, đứng đầu là HitLe ngày càng cao.
B. Đảng Cộng sản và Đảng Quốc xã hợp tác với nhau.
C. Nền cộng hòa Vaima bị đe dọa
D. Đảng cộng sản Đức lên cầm quyền.
Trang 3/4 - Mã đề thi 132


Câu 32: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế trong những năm 19291933?
A. Đời sống người dân không được cải thiện
B. Hậu quả cạnh tranh giữa phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa

C. Quy luật phát triển không dều giữa các nước tư bản.
D. Nền kinh tế phát triển theo “chủ nghĩa tự do”, cung vượt quá cầu.
Câu 33: Vì sao các nước Đức, Italia, Nhật Bản lại tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng 1929 - 1933
bằng việc thiết lập chế độ độc tài phát xít?
A. Những nước này không có hoặc có ít thuộc địa, ngày càng thiếu vốn, nguyên liệu và thị trường.
B. Những nước này phải chịu những điều khoản nặng nề từ hệ thống Vecxai – Oa- sinh -tơn.
C. Những nước này có sự hậu thuẫn của Mĩ.
D. Những nước này có hệ thống thuộc địa rộng lớn, nguyên liệu phong phú, thị trường rộng.
Câu 34: Nội dung nào phản ánh không đúng tình hình nước Nga Xô viết khi bước vào thời kỳ xây dựng
đất nước năm 1921?
A. Tình hình chính trị không ổn định.
B. Kinh tế Nga ổn định và phục hồi.
C. Các lực lượng cách mạng điên cuồng chống phá
D. Nền kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng.
Câu 35: Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc không có ý nghĩa nào dưới đây?
A. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
B. Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng các nước châu Á
C. Chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc
D. Làm lung lay sự thống trị của các nước đế quốc
Câu 36: Tác phẩm của ai được Lê-nin đánh giá là “Tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”?
A. Mác-xim Goóc-ki. B. Tôn-xtôi.
C. Vích-to Huy-gô.
D. Gô-gôn.
Câu 37: Mĩ đã thực hiện chính sách gì đối với các vấn đề quốc tế trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và
chiến tranh bao trùm thế giới ?
A. Chính sách trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ.
B. Ngăn chặn chủ nghĩa phát xít phát triển, chuẩn bị hợp tác với Liên Xô.
C. Chính sách chạy đua vũ trang, đẩy lùi nguy cơ của chủ nghĩa phát xít.
D. Chú trong xây dựng thực lực của nước Mĩ.
Câu 38: Nhân tố khách quan quan trọng nhất dẫn tới sự suy sụp của các vương quốc phong kiến ở Đông

Nam Á?
A. Phong trào khởi nghĩa của nông dân.
B. Sự xung đột giữa các quốc gia Đông Nam Á
C. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
D. Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
Câu 39: Cho các nội dung sau đây:
1. Chính sách láng giềng thân thiện.
2. Mĩ công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
3. Năm khủng hoảng kinh tế diễn ra trầm trọng nhất ở Mĩ.
4. Nhật Bản đánh chiếm Đông Bắc Trung Quốc
Hãy sắp xếp các nội dung trên theo trình tự thời gian
A. (2),(3),(4),(1)
B. (1),(2),(3),(4)
C. (4),(3),(2),(1)
D. (3),(2),(4),(1)
Câu 40: Điểm khác nhau cơ bản trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Mĩ là tinh
với các nước châu Phi thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX là
A. phong trào đấu tranh có đường lối chủ trương rõ ràng hơn
B. các nước Mĩ la tinh sớm giành được độc lập từ chủ nghĩa thực dân
C. phong trào đấu tranh nổ ra mạnh mẽ, quyết liệt hơn
D. phong trào đấu tranh nổ ra có sự liên kết chặt chẽ với thế giới
-----------------------------------------------

----------- HẾT ---------Trang 4/4 - Mã đề thi 132



×