Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Khảo sát chất lượng môn Vật lý 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.14 KB, 4 trang )

Kỳ thi: KSCL VATLI 11-LAN2-2017-2018
ĐỀ GỐC

0001: Một chiếc tàu đang chuyển động, quan sát chiếc va-li đặt trên giá để hàng hóa trong một toa tàu, nếu nói rằng:
1. Va-li đứng yên so với thành toa.
2. Va-li chuyển động so với đầu tàu.
3. Va-li chuyển động so với đường ray.
thì nhận xét nào ở trên là đúng?
A. 1 và 3
B. 2 và 3
C. 1 và 2
D. 1, 2 và 3
0002: Kết quả sai số tuyệt đối của một phép đo là 0,0609. Số chữ số có nghĩa là
A. 3
B. 5
C. 2
D. 4
0003: Một bánh đà quay đều. Xét một điểm M trên vành bánh đà và một điểm N ở cách trục quay của bánh đà một
đoạn bằng nửa bánh kính bánh đà thì nhận định nào dưới đây là đúng?
A. M và N có cùng tốc độ góc.
B. M và N có cùng gia tốc hướng tâm.
C. M và N có cùng bán kính quĩ đạo.
D. M và N có cùng tốc độ dài.
0004: Trên một tuyến xe buýt, hai chiếc xe liên tiếp khởi hành cách nhau 10 phút. Coi các xe chuyển động thẳng đều
với vận tốc 30km/h. Một người đi xe đạp ngược lại gặp hai chiếc xe buýt liên tiếp cách nhau 7 phút 30 giây. Tính vận
tốc của người đi xe đạp.
A. 10 km/h
B. 8 km/h
C. 12 km/h
D. 15 km/h
0005: Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát giữa vật và mặt tiếp xúc?


A. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.
B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.
C. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.
D. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.
uu
r
uu
r
ur
0006: Hai lực F1 và F2 cùng tác dụng lên một chất điểm. Biết góc giữa hai lực là 120 0 và F1=6N. Độ lớn của lực F2 có
uu
r
thể thay đổi được. Tìm giá trị nhỏ nhất của hợp lực của hai lực này và tính góc giữa hợp lực nhỏ nhất đó với lực F2 .
A. 3 3 N và 900
B. 3 3 N và 300
C. 3N và 900
D. 3N và 300
0007: Giả sử có ba điểm A, B, C tạo thành một tam giác vuông tại A, tại A đặt vật m 1. Nếu lần lượt đặt vật m2 tại B và
C thì lực hấp dẫn giữa m 1 và m2 có độ lớn lần lượt là 10N và 25N. Nếu di chuyển m 2 dọc từ B đến C thì lực hấp dẫn
giữa m1 và m2 có độ lớn cực đại là
A. 35 N
B. 15 N
C. 26,9 N
D. 50 N
0008: Một vật có khối lượng 20g đặt ở mép một chiếc bàn quay. Hỏi phải quay bàn với tần số vòng lớn nhất bằng bao
nhiêu để vật không văng ra khỏi bàn? Biết mặt bàn hình tròn có bán kính 1m; hệ số ma sát giữa mặt bàn và vật là 0,4;
lấy g=10m/s2.
A. 0,32 vòng/s
B. 2 vòng/s
C. 4 vòng/s

D. 0,10 vòng/s
0009: Trong trường hợp nào sau dây, lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh trục?
A. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.
B. Lực có giá cắt trục quay.
C. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay.
D. Lực có giá song song với trục quay.
0010: Một tấm ván nặng 18kg được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A 1,2m và cách
điểm tựa B 0,6m. Lấy g=10m/s2. Hỏi lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A bằng bao nhiêu?
A. 60 N
B. 180 N
C. 120 N
D. 80 N
1


0011: Trong va chạm đàn hồi của hai vật, đại lượng nào sau đây không được bảo toàn.
A. Vận tốc của mỗi vật.
B. Động năng của hệ hai vật.
C. Động lượng của hệ hai vật.
D. Cơ năng của hệ hai vật.
0012: Một vật trượt lên mặt phẳng nghiêng có ma sát, sau khi lên tới vị trí cao nhất thì nó trượt xuống trở về vị trí cũ.
Trong quá trình chuyển động trên:
A. Công của trọng lực bằng 0.
B. Xung lượng của trọng lực bằng 0.
C. Xung lượng của lực ma sát bằng 0.
D. Công của lực ma sát bằng 0.
0013: Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 20m/s từ độ cao h so với mặt đất. Khi chạm đất, vận tốc của
vật là 30m/s. Bỏ qua sức cản không khí; lấy g=10m/s2. Tìm h.
A. 25 m
B. 5 m

C. 12,5 m
D. 37,5 m
0014: Một vật khối lượng m được ném xiên từ mặt đất với vận tốc v hợp với phương ngang góc α. Bỏ qua lực cản
không khí; chọn gốc thế năng tại mặt đất. Khi vật đến điểm cao nhất của quỹ đạo thì
A. thế năng của vật đạt cực đại.
B. động lượng của vật bằng 0.
C. động năng của vật bằng 0.
D. cơ năng của vật bằng thế năng.
0015: Con lắc đơn gồm vật nặng có trọng lượng 1,5N, dao động trong không khí có lực cản nhỏ, với góc lệch lớn nhất
so với phương thẳng đứng bằng 600. Lực căng dây khi con lắc đi qua vị trí cân bằng là
A. 3 N
B. 2 N
C. 0,75 N
D. 1,9 N
0016: Một quả cầu khối lượng M=1kg treo ở đầu một dây mảnh, nhẹ chiều dài ℓ=1,5m. Một quả cầu khối lượng m=20g
bay ngang với vận tốc v=50m/s đến đập vào M. Coi va chạm là đàn hồi xuyên tâm. Góc lệch cực đại của dây treo so
với phương thẳng đứng sau đó gần với giá trị nào nhất?
A. 310
B. 450
C. 600
D. 150
0017: Trong hệ toạ độ (p,T), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?
A. Đường thẳng kéo dài qua gốc toạ độ.
B. Đường hypebol.
C. Đường thẳng không đi qua gốc toạ độ.
D. Đường thẳng cắt trục p tại điểm p=p0.
0018: Một bình bằng thép dung tích 30 lít chứa khí Hiđrô ở áp suất 6 MPa và nhiệt độ 37 0C. Dùng bình này bơm được
bao nhiêu quả bóng bay? Biết dung tích mỗi quả bóng là 1,5 lít; áp suất và nhiệt độ khí trong mỗi quả bóng là 1,05.10 5
Pa và 120C.
A. 1030 quả

B. 1050 quả
C. 370 quả
D. 350 quả
0019: Hai thanh kim loại M, N cùng tiết diện và chiều dài ban đầu. Khi nung nóng hai thanh tới nhiệt độ t 1 thì thanh M
dài hơn thanh N. Khi làm lạnh hai thanh tới nhiệt độ t2 thì:
A. Thanh N dài hơn thanh M.
B. Thanh M dài hơn thanh N.
C. Hai thanh dài bằng nhau.
D. Tùy theo chênh lệch nhiệt độ (t1 - t2) lớn hay bé mà thanh M có thể dài hơn hay ngắn hơn thanh N.
0020: Đưa cốc nước lạnh ra ngoài trời nóng thì thấy xuất hiện một lớp nước bám ngoài thành cốc. Đó là do hiện tượng:
A. Ngưng tụ
B. Dính ướt
C. Mao dẫn
D. Bay hơi
0021: Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí thì lực tương tác Cu-lông giữa chúng
là 24N. Khi đổ đầy một chất lỏng cách điện vào bình thì lực tương tác Cu-lông giữa chúng là 8N. Hằng số điện môi của
chất lỏng này là
A. 3
B. 9
C. 1/9
D. 1/3
0022: Hạt nhân của một nguyên tử oxi có 8 proton và 9 notron, số electron của nguyên tử oxi là
A. 8
B. 16
C. 17
D. 9

2



0023: Đưa một quả cầu kim loại A nhiễm điện dương lại gần quả cầu kim loại B nhiễm điện âm. Điện tích tổng cộng
của quả cầu B thay đổi như thế nào?
A. Không đổi.
B. Tăng lên.
C. Giảm đi.
D. Bằng không.
0024: Trong không khí luôn có những ion tự do, nếu thiết lập một điện trường trong không khí thì điện trường này sẽ
làm cho các ion âm di chuyển như thế nào?
A. Ion âm sẽ dịch chuyển từ điểm có điện thế thấp đến điểm có điện thế cao.
B. Ion âm sẽ dịch chuyển từ điểm có điện thế cao đến điểm có điện thế thấp.
C. Ion âm sẽ dịch chuyển giữa các điểm có hiệu điện thế bằng không.
D. Ion âm sẽ không dịch chuyển.
0025: Đơn vị của điện thế là vôn (V). 1V bằng
A. 1 J/C (Jun / Cu-long)
B. 1 N/C (Niu-ton / Cu-long)
C. 1 J/N (Jun / Niu-ton)
D. 1 J.C (Jun.Cu-long)
0026: Công mà lực điện tác dụng lên electron khi làm di chuyển electron từ điểm có điện thế -5V đến điểm có điện thế
20V bằng
A. 4.10-18 J
B. -2,4.10-18 J
C. 2,4.10-18 J
D. -4.10-18 J
0027: Cho hai điện tích điểm q 1=19nC và q2=19nC đặt cố định tương ứng tại A và B trong không khí, với AB=40cm.
Gọi (d) là đường trung trực của AB, cắt AB tại O. Trên (d), điểm M là vị trí có cường độ điện trường tổng hợp do q 1 và
q2 gây ra đạt giá trị cực đại. Tìm độ dài OM.
A. 10 2 cm
B. 20 cm
C. 10 cm
D. 20 2 cm

0028: Một tụ điện nhất định có điện dung C; gọi U là hiệu điện thế giữa 2 bản cực; q là điện tích mà tụ tích được. q và
U biến thiên như thế nào?
A. q biến thiên tỉ lệ thuận với U
B. q biến thiên tỉ lệ thuận với C
C. U biến thiên tỉ lệ nghịch với C
D. q biến thiên tỉ lệ nghịch với U
0029: Một tụ điện được tích điện bằng một hiệu điện thế 10V thì năng lượng của tụ là 8 mJ. Nếu muốn năng lượng của
tụ là 50 mJ thì hai đầu tụ phải có hiệu điện thế là
A. 25 V
B. 62,5 V
C. 12,5 V
D. 40 V
0030: Cho mạch như hình vẽ. Biết U1=12V, U2=24V; C1=1F, C2=3F. Lúc đầu khoá K
C1
C2
mở. Sau đó khoá K đóng lại, tính điện lượng qua khoá K.
A. 60 μC
B. 12 μC
K
C. 72 μC
D. 84 μC
0031: Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của
+ U2 + U1 A. các electron.
B. các ion dương.
C. các nguyên tử.
D. các ion âm.
0032: Chọn câu sai? Đơn vị của công suất điện là
A. kWh (kilô-oát giờ)
B. W (Oát)
C. kW (kilô-oát)

D. J/s (Jun / giây)
0033: Công của lực lạ làm dịch chuyển điện tích 5C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện là 20J. Suất điện
động của nguồn là
A. 4 V
B. 0,25 V
C. 100 V
D. 25 V
0034: Theo định luật Ôm cho toàn mạch thì cường độ dòng điện trong mạch kín
A. tỉ lệ nghịch với tổng điện trở trong của nguồn và điện trở mạch ngoài.
B. tỉ lệ nghịch với điện trở mạch ngoài.
C. tỉ lệ nghịch điện trở trong của nguồn.
D. tỉ lệ nghịch với suất điện động của nguồn.
3


0035: Một nồi cơm điện khi sử dụng ở hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 2(A). Biết mỗi ngày
sử dụng nồi cơm điện trong 90 phút; giá tiền điện là 1750 đồng/kWh. Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng nồi cơm
điện này trong 1 tháng (30 ngày).
A. 34 650 đồng
B. 2 079 000 đồng
C. 69 300 đồng
D. 23 760 đồng
0036: Một nguồn điện có suất điện động 12V và điện trở trong 1Ω, nối với điện trở 2Ω tạo thành mạch điện kín. Cường
độ dòng điện trong mạch là
A. 4 A
B. 12 A
C. 6 A
D. 3 A
0037: Một nguồn điện có suất điện động ξ=12V và điện trở trong r được mắc với một biến trở R thành một mạch kín.
Thay đổi R, ta thấy với giá trị R 1=1,25Ω hoặc R2=5Ω thì công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là như nhau và bằng P. Tìm r

và P.
A. 2,5; 12,8W
B. 3,125; 9,4W
C. 6,25; 3,2W
D. 3,75; 7,2W
0038: Cho bộ nguồn gồm 7 pin giống nhau mắc như hình vẽ, suất điện động và điện
trở trong của mỗi pin là ξ0 và r0. Ta có thể thay bộ nguồn trên bằng một nguồn có
suất điện động ξb và điện trở trong rb là
A. ξb = 7ξ0; rb = 7r0
B. ξb = 5ξ0; rb = 7r0
C. ξb = 7ξ0; rb = 4r0
D. ξb = 5ξ0; rb = 4r0
0039: Một ấm điện có hai dây dẫn có điện trở tương ứng là R 1 và R2, có thể điều chỉnh việc sử dụng các dây dẫn này
thông qua công tắc. Để đun một lượng nước trong ấm, người ta mắc ấm vào một hiệu điện thế ổn định. Nếu chỉ dùng
dây R1 thì nước trong ấm sẽ sôi sau khoảng thời gian 16 phút. Nếu chỉ dùng dây R 2 thì nước trong ấm sẽ sôi sau 24
phút. Vậy nếu dùng cả hai dây đó mắc song song thì nước trong ấm sẽ sôi sau khoảng thời gian là bao nhiêu? (Coi điện
trở của dây thay đổi không đáng kể theo nhiệt độ)
A. 9,6 phút
B. 13,3 phút
C. 8 phút
D. 40 phút
0040: Một nguồn điện mắc với một biến trở để tạo thành một mạch điện kín. Biết rằng khi tăng giá trị của biến trở lên 2
lần thì hiệu điện thế ở hai cực của nguồn điện tăng lên 10%. Hỏi khi chưa tăng giá trị của biến trở thì hiệu suất của
nguồn điện gần bằng bao nhiêu?
A. 82%
B. 92%
C. 90%
D. 80%

4




×