Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

CHUYÊN ĐỀ: AMIN ôn thi môn hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.74 KB, 33 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………
TRƯỜNG THPT ……………..

CHUYÊN ĐỀ: AMIN

TÊN TÁC GIẢ: …………………
ĐỒI TƯỢNG BỒI DƯỠNG: HỌC SINH LỚP 12
DỰ KIẾN SỐ TIẾT BỒI DƯỠNG : 10 TIẾT

…………
…………

CHUYÊN ĐỀ: AMIN


I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. VẤN ĐỀ DẠY HỌC CỦA CHUYÊN ĐỀ
Amin là loại hợp chất nào? Chúng có đặc điểm cấu tạo như thế nào? Danh pháp? Tính chất vật lí
và hóa học của chúng như thế nào? Chúng có ứng dụng gì? Phương pháp điều chế amin.?
2. NỘI DUNG
- Nội dung 1: Khái niệm, phân loại, danh pháp và đồng phân
+ Khái niệm amin.
+ Công thức tổng quát của amin.
+ Các loại đồng phân amin.
+ Cách phân loại amin.
+ Cách gọi tên amin.
- Nội dung 2: Tính chất vật lí
+ Tính chất vật lí của amin.
- Nội dung 3: Cấu tạo phân tử và Tính chất hóa học
+ Cấu tạo phân tử.
+ Tính chất của chức amin.


+ Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin.
+ Phản ứng đốt cháy.
- Nội dung 4: Ứng dụng và điều chế
+ Ứng dụng amin.
+ Phương pháp điều chế amin.
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Mục tiêu
* Kiến thức
HS nêu được:
- Định nghĩa, phân loại, đồng phân và danh pháp của amin.
- Tính chất vật lí của amin.
- Cấu trúc phân tử, tính chất hóa học: Tính chất của chức amin, phản ứng thế ở nhân thơm của
anilin, phản ứng cháy.
- Ứng dụng và điều chế của amin.
HS giải thích được:


- Cơ sở phân loại các amin.
- Tại sao amin lại có tính bazơ. Tại sao các amin khác nhau lại có lực bazơ khác nhau.
- Tại sao anlin lại có khả năng phản ứng với nước Br2
* Kĩ năng
- Viết và gọi tên các đồng phân amin.
- Phân loại amin.
- Quan sát, phân tích và giải thích các hiện tượng thí nghiêm, hiện tượng trong tự nhiên.
- Viết các phương trình hóa học.
- Làm các bài tập định tính và định lượng về amin: so sánh lực bazơ, tìm công thức phân tử, công
thức cấu tạo, tính toán theo phương trình, bài tập tổng hợp của amin…
* Thái độ
- Hứng thú, say mê nghiên cứu khoa học, tích cực trong các hoạt động tập thể.
- Thái độ làm việc nghiêm túc, trung thực trong học tập nghiên cứu.

- Hiểu được vai trò của amin trong thực tiễn.
* Về hình thành và phát triển năng lực
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực làm việc độc lập và hợp tác.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực tính toán.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực vân dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
2. Phương pháp dạy học
Khi dạy về nội dung này, giáo viên có thể sử dụng phối hợp các phương pháp và kỹ thuật dạy học
sau
- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm).
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (thí nghiệm, video,...), SGK
- Phương pháp đàm thoại, tìm tòi.
- Phương pháp sử dụng câu hỏi bài bập.
3. Chuẩn bị của GV và HS
- Tài liệu tham khảo, SGK.
4. Nội dung kiến thức và các dạng bài tập thường gặp


A. NỘI DUNG KIẾN THỨC
I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP VÀ ĐỒNG PHÂN.
1. Khái niệm
VD:
CH3- NH2

CH3- NH- CH3

(CH3)3N


C6H5NH2

KN: Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc
hiđrocacbon ta được amin.
2. Phân loại
a. Theo đặc điểm cấu tạo gốc hiđrocacbon.
- Amin béo:
+ Amin no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+3N hay CnH2n+1NH2 (n ≥ 1) hoặc R-NH2.
+ Amin no, đa chức: CnH2n+2+mNm (n ≥ 1, m≥2).
+ Amin không no, có k liên kết π: CnH2n+2+m−2kNm (n ≥ 2).
- Amin thơm
Amin thơm xét trong dãy đồng đẳng của anilin: CnH2n−7NH2 (n ≥ 6).
b. Theo bậc của amin (Bậc của amin được tính bằng số nguyên tử H trong phân tử amoniac bị
thay thế bởi gốc hiđrocacbon)
- Amin bậc một: CH3NH2; CH3CH2CH2NH2, CH6NH2.
- Amin bậc hai : CH3NHCH3; CH3NHCH2CH3, CH3NHC6H5.
- Amin bậc ba: (CH3)3N
3. Danh pháp
a. Tên gốc chức
Tên amin = Tên các gốc hiđrocacbon liên kết với nguyên tử N + amin
( Nếu nhiều gốc giống nhau thì gộp các gốc lại với nhau và đi kèm tiền tố 2- đi, 3- tri.
Nếu các gốc khác nhau thì đọc theo thứ tự chữ cái a,b,c...)
VD:

CH3NH2 metylamin

C6H5NH2 phenylamin

CH3NHCH2CH3 etylmetylamin


CH3NHCH3 đimetylamin

b. Tên thay thế
Tên amin bậc một = Tên hiđrocacbon tương ứng + số chỉ vị trí+ amin.
VD:

CH3NH2 metanamin
CH3CH(CH3)NH2 propan-2- amin


Tên amin bậc hai = N+ tên của nhóm thế+ tên hiđrocacbon tương ứng mạch chính+ số
chỉ vị trí+ amin
VD:

CH3NHCH3 N- metylmetanamin
CH3NHCH2CH2CH3 N- metylpropan-1-amin

Tên amin bậc ba= N,N+ tên của các nhóm thế+ tên hiđrocacbon tương ứng mạch chính+ số
chỉ vị trí+ amin
VD:

(CH3)3N N,N- đimetylmetanamin
(CH3)2N-C2H5 N,N- đimetyletanamin

( Lưu ý: Với các amin bậc hai và bậc ba, chọn mạch dài nhất chứa N làm mạch chính, N đính
với C có số chỉ vị trí nhỏ nhất. Đặt một nguyên tử N trước mỗi nhóm thế của amin. Khi NH 2
đóng vai trò là nhóm thế thì gọi là nhóm amino)
c. Tên thường: chỉ áp dụng với một số amin
VD:


C6H5NH2 anilin.

4. Đồng phân
Amin có các loại đồng phân: Đồng phân mạch C, đồng phân vị trí nhóm chức, đồng phân
bậc amin
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Amin có liên kết H nên tan trong nước, có nhiệt độ sôi cao nhưng kém hơn so với ancol
do liên kết H trong amin yếu hơn trong liên kết H trong ancol.
-Metyl-, đimetyl-, trimetyl- và etylamin là những chất khí có mùi khai khó chịu, độc, dễ tan
trong nước, các amin đồng đẳng cao hơn là chất lỏng hoặc rắn.
- Anilin là chất lỏng, nhiệt độ sôi là 184 oC, không màu, rất độc, ít tan trong nước lạnh, tan
nhiều trong nước và ancol.
III. CẤU TẠO PHÂN TỬ VÀ TÍNH CHÂT HÓA HỌC.
* Cấu tạo phân tử
- Tuỳ thuộc vào số liên kết và nguyên tử N tạo ra với nguyên tử cacbon mà ta có amin bậc I, bậc
II, bậc III.
R-NH2

R NH R1

Baä
cI

Baä
c II

R N R1
R2
Baä
c III



- Phân tử amin có nguyên tử nitơ tương tự trong phân tử NH3 nên các amin có tính bazơ. Ngoài
ra amin còn có tính chất của gốc hiđrocacbon.
1. Tính chất của chức amin.
a. Tính bazơ
- Tác dụng với nước:
Dung dịch các amin mạch hở trong nước làm quỳ tím hoá xanh, phenolphtalein hoá hồng.
CH3NH2 + H2O

[CH3NH3]+ +OH-

Anilin và các amin thơm phản ứng rất kém với nước.
- Tác dụng với axit
CH3NH2

+ HCl→ [CH3NH3]+Cl¯

Metylamin

metylamoni clorua

C6H5NH2 + HCl → [C6H5NH3]+Cl−
anilin

phenylamoni clorua

Lưu ý: Các muối amoni hữu cơ dễ bị thủy phân trong môi trường kiềm
[CH3NH3]+Cl¯ + NaOH→ CH3NH2 ↑ + NaCl + H2O
[C6H5NH3]+Cl− + NaOH→ C6H5NH2


+ NaCl + H2O

Nhận xét:
- Các amin tan nhiều trong nước như metylamin, etylamin,…có khả năng làm xanh giấy quỳ tím
hoặc làm hồng phenolphtalein, có tính bazơ mạnh hơn amoniac nhờ ảnh hưởng của nhóm ankyl.
- Anilin có tính bazơ, nhưng dung dịch của nó không làm xanh giấy quỳ tím, cũng không làm
hồng phenolphtalein vì tính bazơ của nó rất yếu và yếu hơn amoniac.
Như vậy, nhóm ankyl có ảnh hưởng làm tăng mật độ electron ở nguyên tử nitơ do đó làm tăng lực
bazơ; nhóm phenyl ( C6H5-) làm giảm mật độ electron ở nguyên tử nitơ do đó làm giảm lực bazơ.
Lực bazơ: CnH2n+1NH2 > NH3 > C6H5NH2
b. Phản ứng với axit nitrơ
Amin bậc I tác dụng với HNO2 ở nhiệt độ thường cho ancol hoặc phenol và giải phóng nitơ.
C2H5NH2

+

HONO → C2H5OH

+

N2 ↑

+

H2 O

Anilin và các amin thơm bậc một tác dụng với axit HNO2 ở nhiệt độ thấp ( 0- 50C) cho muối
điazoni.
C6H5NH2 + HONO

c. Phản ứng ankyl hóa

+
−5 C
+ HCl 0
→ C6H5N2 Cl +
0

2H2O


Amin bậc một hoặc bậc hai tác dụng với ankyl halogenua, nguyên tử H của nhóm amin có thể bị
thay thế bởi gốc ankyl
C2H5NH2

+

CH3I → C2H5NHCH3

+

HI

(Phản ứng này dùng điều chế amin bậc cao từ amin bậc thấp)
d. Phản ứng của amin tan trong nước với dung dịch muối của các kim loại có hiđroxit kết
tủa.
3CH3NH2

+


FeCl3 +

3H2O → Fe(OH)3↓ +

3CH3NH3Cl

2. Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin.
:NH2
+ 3Br2

NH2

Br

H2O

Br
+ 3HBr

Br

(2,4,6-tribromanilin)

3. Phản ứng đốt cháy
2C2H5NH2

+

0


t
15/2 O2 →
4CO2

+

7H2O

+

N2

IV. ỨNG DỤNG VÀ ĐIỀU CHẾ
1. Ứng dụng
- Các ankylamin được dùng tổng hợp hữu cơ, polime.
- Amin là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp phẩm nhuộm, polime, dược phẩm…
2. Điều chế
a. Thay thế nguyên tử H của phân tử ammoniac.
CH I
CH I
CH I
NH3 +
→ CH3NH2 +
→ (CH3)2NH +
→ (CH3)3N
3

3

3


b. Khử hợp chất nitro
C6H5NO2

+

0

,t
6H Fe
+ HCl

→ C6H5NH2

+

2H2O.

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP
Dạng 1: Viết và gọi tên các đồng phân amin
Lưu ý: Khi viết công thức các đồng phân cấu tạo của amin, cần viết đồng phân mạch C và đồng
phân vị trí nhóm chức cho từng loại: amin bậc I, amin bậc II, amin bậc III
Câu 1( thông hiểu): Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của amin có công thức phân tử C4H11N


A. 7

B. 8

C. 9


D. 10

Hướng dẫn giải
Amin bậc I:
CH3- CH2- CH2- CH2- NH2

butylamin( butan-1-amin)

CH3- CH2- CH(NH2)- CH3

sec-butylamin( butan-2-amin)

CH3- CH(CH3)-CH2- NH2

isobutylamin (2-metylpropan-1-amin)

(CH3)3- NH2

tert-butylamin ( 2- metylpropan-2-amin)

Amin bậc II
CH3-NH- CH2-CH2-CH3

metylpropylamin( N-metylpropan-1-amin)

CH3- NH- CH(CH3)2

isopropylmetylamin(N-metylpropan-2-amin)


C2H5- NH- C2H5

đimetylamin ( N-etyletanamin)

Amin bậc III
(CH3)2N-C2H5

etylđimetylamin ( N,N-đimetyletan).

Đáp án B
Câu 2(thông hiểu): Tên gọi không đúng của C6H5NH2 là
A. Phenylamin

B. Benzenamin.

C. Anilin.

D. Benzylamin.

Hướng dẫn giải
C6H5NH2

Tên gốc- chức: phenylamin
Tên thay thế: bezenamin
Tên thường: anilin

Đáp án D.
Câu 3(nhận biết): Tên thay thế của amin có công thức CH3-NH- CH2-CH3 là
A.


Metyletyamin

C. N-metyletanamin.

B. Etylmetylamin
D. N-etylmetanamin.

Dạng 2: Xác định bậc amin và so sánh bậc amin với bậc của ancol
Lưu ý:
Bậc của amin được tính bằng số nguyên tử hiđro trong phân tử amoniac bị thay thế bởi gốc
hiđrocacbon
Bậc của amin= 3- số nguyên tử H trong nguyên tử N


Bậc của ancol= 3- Số nguyên tử H trong C-OH
Câu 1(thông hiểu): Số đồng phân amin bậc I ứng với công thức C4H11N là
A. 2

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Hướng dẫn giải
Amin bậc I:
CH3- CH2- CH2- CH2- NH2

butylamin( butan-1-amin)


CH3- CH2- CH(NH2)- CH3

sec-butylamin( butan-2-amin)

CH3- CH(CH3)-CH2- NH2

isobutylamin (2-metylpropan-1-amin)

(CH3)3- NH2

tert-butylamin ( 2- metylpropan-2-amin)

Đáp án C
Câu 2(nhận biết): Amin nào dưới đây là amin bậc II?
A.CH3- NH2

B. CH3- NH-CH3

C. CH3-CH2-NH2

D. (CH3)3N

Câu 3(thông hiểu): Amin và ancol nào dưới đây cùng bậc?
A. (CH3)3C-OH và (CH3)3C- NH2
B. C6H5CH(OH)CH3 và C6H5NHCH3
C. (CH3)2CH-OH và (CH3)2CH-NH2
D. (CH3)2CH-OH và (CH3)2CH-CH2- NH2
Hướng dẫn giải
A. bậc của ancol= 3-0=3


Bậc của amin= 3-2 = 1.

B. Bậc của ancol = 3- 1= 2

Bậc của amin = 3-1=2.

C. Bậc của ancol = 3-1= 2

Bậc của amin = 3-2= 1.

D. Bậc của ancol= 2-1= 2

Bậc của amin = 3-2=1.

Đáp án B

Dạng 3: So sánh tính bazơ của các amin
Nguyên tắc
- Amin còn cặp e trên nguyên tử N chưa tham gia vào liên kết nên nó có khả năng cho proton làm
cho các phân tử amin có tính bazơ.
- Nhóm ankyl có ảnh hưởng làm tăng mật độ e trên nguyên tử N nên làm tăng lực bazơ.


- Nhóm phenyl ( C6H5-) làm giảm mật độ electron ở nguyên tử nitơ do đó làm giảm lực bazơ.
Lưu ý: Cách phân biệt amin béo và thơm
- Amin béo:
+ Amin no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+3N hay CnH2n+1NH2 (n ≥ 1) hoặc R-NH2.
+ Amin no, đa chức: CnH2n+2+mNm (n ≥ 1, m≥2).
+ Amin không no, có k liên kết π: CnH2n+2+m−2kNm (n ≥ 2).
- Amin thơm

Amin thơm xét trong dãy đồng đẳng của anilin: CnH2n−7NH2 (n ≥ 6).
Hệ quả: amin béo >NH3> amin thơm
Amin béo: amin bậc II, bậc III > amin bậc I.
Amin béo làm đổi màu chất chỉ thị: làm quỳ tím hóa xanh, phenolphatalein không màu
chuyển thành màu hồng.
Amin thơm không làm đổi màu chất chỉ thị.
Câu 1(thông hiểu): Cho các chất
C6H5NH2

(1)

C2H5NH2

(2)

(C2H5)2NH

(3)

NaOH

(4)

NH3 (5)

Thứ tự tăng dần tính bazơ là
A. 1, 5, 2, 3,4.

B. 1, 5, 3, 2, 4.


C. 1, 2, 5, 3, 4.

D. 2, 1, 3, 5, 4
Hướng dẫn giải

Ta có:

C6H5NH2 : amin thơm bậc I
C2H5NH2 : Amin béo bậc I
(C2H5)2NH: Amin béo bậc II
NaOH: kiềm nên có tính bazơ mạnh nhất

Áp dụng hệ quả trên ta có:
Lực bazơ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:
C6H5NH2, NH3, C2H5NH2, (C2H5)2NH, NaOH.
Đáp án A
Câu 2(thông hiểu): Cho các chất:
(3) anilin.

(1) amoniac.

(2) metylamin.

(4) đimetylamin.


Tính bazơ tăng dần theo thứ tự nào sau đây?
A. (1) < (3) < (2) < (4).

B. (3) < (1) < (2) < (4).


C. (1) < (2) < (3) < (4).

D. (3) < (1) < (4) < (2).
Hướng dẫn giải

Ta có :

Amoniac: NH3
Metylamin: CH3NH2

( Amin béo bậc I)

Anilin : C6H5NH2

( Amin thơm bậc I).

Đimetylami
n: (CH3)2NH ( Amin béo bậc II)
Áp dụng hệ quả trên ta có
Thứ tự tăng dần tính bazơ là:
Anilin< Amoniac< Metylamin< đimetylamin.
Đáp án B
Câu 3(thông hiểu): Dãy các chất nào dưới đây, gồm các chất đều làm quỳ tím ẩm chuyển sang
màu xanh
A. Anilin, metyamin, amoniac.
B. Amoni clorua, metylamin, natri hiđroxit.
C. Metyamin, amoniac, natri axetat.
D. Anilin, amoniac, natri hiđroxit.
Hướng dẫn giải

Áp dung hệ quả và dùng phương pháp loại trừ ta có
Loại đáp án A, D vì có anilin: amin thơm
Loại Đáp án B vì có amoni clorua có tính axit.
Đáp án C
Dạng 4: phản ứng thể hiện tính bazơ của amin
- Một số điều cần lưu ý về tính bazơ của amin:
+ các amin đều phản ứng được với các dung dịch axit như HCl, HNO3, H2SO4, CH3COOH,
CH2=CHCOOH... Bản chất của phản ứng là nhóm chức amin phản ứng với ion H+ tạo ra muối
amoni.
-NH2

+

H+→ NH3+


( Phản ứng xảy ra tương tự với amin bậc II và bậc III).
+ Các amin no còn có phản ứng được với dung dịch muối của một số kim loại tạo ra hiđroxit kết
tủa.
VD:

- NH2

+

Fe3+

+ 3H2O

→ - NH3+ +


Fe(OH)3

(Phản ứng xảy ra tương tự với amin bậc II, bậc III)
- Phương pháp giải bài tập amin chủ yếu là sử dụng định luật bảo toàn khối lượng. Đối với các
amin chưa biết số nhóm chức thì lập tỉ lệ T= nH+/ namin.
Lưu ý về quá trình tạo phức với Cu2+ hay Zn2+
Câu 1( vận dụng): X là hợp chât hữu cơ chứa C H, N; trong đó N chiếm 15,054% về khối lượng.
X tác dụng với HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl. Công thức của X là
A. CH3- C6H4- NH2

B. C6H5-NH2.

C. C6H5- CH2- NH2.

D. C2H5-C6H4NH2
Hướng dẫn giải

Vì X tác dụng với HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl nên suy ra X có dạng RNH2.
Trong X chiếm 15,05% về khối lượng nên ta có
14.100
= 15,05 → R= 77 ( R là C6H5 -)
R + 16

Vậy công thức của X là : C6H5-NH2
Câu 2(vận dụng): Amin X có phân tử khối nhỏ hơn 80. Trong phân tử X nitơ chiếm 19,18% về
khối lượng . Số đồng phân cấu tạo của X tác dụng với HCl tạo ra muối amoni có mạch cacbon
không phân nhánh là:
A. 8.


B. 2.

C. 4.

D. 5

Hướng dẫn giải
Đặt CTPT của amin là CxHyNt, theo giả thiết ta có:
x= 4
14t
19,18
=
suy ra
12 x + y 100 − 19,18

12x+ y = 59t =>

y = 11
t=1

CTPT của amin X là C4H11N. Số đồng phân của amin X là
1.

CH3- CH2- CH2- CH2- NH2

2. CH3- CH2- CH(NH2)- CH3

3. CH3- CH(CH3)-CH2- NH2

4. (CH3)3- NH2


5. CH3-NH- CH2-CH2-CH3

6. CH3- NH- CH(CH3)2


7. C2H5- NH- C2H5

8. (CH3)2N-C2H5

Trong các chất trên có các chất 1, 2, 5, 7, 8 có mạch cacbon không phân nhánh nên khi tác dụng
với HCl sẽ tạo ra muối amoni có mạch cacbon không phân nhánh.
Đáp án D.
Câu 3(vận dụng): Cho 15 gam hỗn hợp X gồm các anilin, metylamin, đimetylamin,
đietylmetylamin tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng sản phẩm thu được có
giá trị là:
A. 16,825 gam.

B. 20,18 gam.

C. 21,123 gam.

D. 15,925 gam.

Hướng dẫn giải
Theo giả thiết hỗn hợp các amin gồm C6H5NH2, CH3NH2, (CH3)2NH, (C2H5)2NCH3 đều là các
amin đơn chức nên phản ứng với HCl. Khối lượng sản phẩm thu được có giá trị là
Sơ đồ phản ứng:
X


+ HCl → muối.

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mmuối = mamin + mHCl = 15 + 0,05.36,5 = 16,825 gam
Đáp án A
Câu 4(vận dụng): Hỗn hợp X gồm metylamin, etylamin và propylamin có tổng khối lượng là
21,6 gam và tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2:1. Cho hỗn hợp X trên tác dụng hết với dung dịch HCl
thu được dung dịch chứa bao nhiêu gam muối?
A. 36,2 gam.

B. 39,12 gam.

C. 43,5 gam.

D. 40,58 gam.

Hướng dẫn giải
Hỗn hợp X gồm CH3NH2, C2H5NH2, C3H7NH2. Đặt số mol của ba chất tương ứng là x, 2x, x.
Theo giả thiết ta có:
31x + 2x. 45 + 59x = 21,6 => x= 0,12
Tổng số mol của ba amin là: 0,12 + 0,12.2 + 0,12 = 0,48 mol
Phương trình phản ứng:
- NH2 +
mol

0,48

HCl

→ - NH3Cl

0,48

0,48

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mmuối = mamin + mHCl = 21,6 + 0,48.36,5 = 39,12 gam.


Đáp án B
Câu 5(vận dụng cao): Cho 0,14 mol một amin đơn chức tác dụng với dung dịch chứa 0,1 mol
H2SO4. Sau đó cô cạn dung dịch thu được 14,14 gam hỗn hợp 2 muối. Thành phần phần trăm về
khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp là
A. 67,35% và 32,65%

B. 44,90% và 55,10 %

C. 54,74% và 45,26%

D. 53,06% và 46,84%
Hướng dẫn giải

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mmuối = mamin + mH2SO4 => mamin = 14,14 - 0,1.98 = 4,34 gam



M a min =

4,34
= 31gam / mol => Amin là CH3NH2.

0,14

Phương trình phản ứng:
CH3NH2 + H2SO4 → CH3NH3HSO4 (1)
mol :

x

x

2CH3NH2
mol :

x

+ H2SO4→ ( CH3NH3)2SO4 (2)

y

y/2

y/2

Theo (1) và (2) ta có
x + y = 0,14 =>

x = 0,06

x + y/2 = 0,1


y = 0,08

Thành phần phần trăm về khối lượng mối muối trong hỗn hợp là
%CH 3 NH 3 HSO4 =

0,06.129
.100% = 54,74%
14,14

%(CH 3 NH 3 ) 2 SO4 = 100% − 54,74% = 45,26%

Đáp án C
Câu 6(vận dụng): Trung hòa hoàn toàn 8,88 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân
nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 17,64 gam muối. Amin có công thức là
A. NH2CH2CH2CH2CH2NH2.

B. CH3CH2CH2NH2.

C. H2NCH2CH2NH2

D. NH2CH2CH2CH2NH2.
Hướng dẫn giải


Phương trình phản ứng:
-NH2 +
mol

x


HCl → -NH3Cl
x

(1)

x

Theo (1) và giả thiết ta có: 36,5x = 17,64 - 8,88 = 8,76 => x = 0,24
- Nếu amin có dạng RNH2 thì n RNH = n− NH = 0,24 mol => R =
2

2

n R ( NH 2 ) 2 =

- Nếu amin có dạng R(NH2)2 thì

8,88
− 16 = 21 ( loại)
0,24

8,88
1
− 16.2 = 42
n− NH 2 = 0,12 => R =
0,12
2

=> R: - C3H6- hay - CH2- CH2- CH2- ( vì amin có mạch C không phân nhánh)
Vậy công thức của amin là : H2NCH2CH2CH2NH2

Đáp án D.
Câu 7(vận dụng): Cho 21,9 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với dung dịch FeCl3 dư,
thu được 10,7 gam kết tủa. Số đồng phân cấu tạo bậc một của X là
A. 4.

B. 8

C. 7

D. 5.

Hướng dẫn giải
Phương trình phản ứng:
3RNH2
mol

Fe3+

+

+

3H2O

→ 3[RNH3]+

0,1

+


Fe(OH)3↓



(1)

0,1

Theo (1) và giả thiết ta có:
n RNH 2 = 3.n Fe ( OH )3 = 3.

10,7
= 0,3mol
107

=> M RNH =
2

21,9
= 73 gam / mol => R= 57 ( C4H9- )
0,3

Số đồng phân cấu tạo bậc I của X là:
1. CH3- CH2- CH2- CH2- NH2

2. CH3- CH2- CH(NH2)- CH3

3. CH3- CH(CH3)-CH2- NH2

4.(CH3)3- NH2


Đáp án A.
Câu 8(vận dụng): Để phản ứng hết 400 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và FeCl3 0,8M cần bao
nhiêu gam hỗn hợp gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 là 17,25?
A. 51,75 gam

B. 41,4 gam

Hướng dẫn giải
Gọi CTPT chung của 2 amin là: C n H 2 n +1 NH 2
Theo giả thiết ta có:

14n + 17 = 2.17,25 => n = 1,25

C. 33,12 gam.

D. 40,02 gam.


n H + = n HCl = 0,4.0,5 = 0,2mol , n Fe3+ = n FeCl3 = 0,4.0,8 = 0,32mol

Phương trình phản ứng
C n H 2 n +1 NH 2 +

mol

0,2




0,96

+
→ [C n H 2 n +1 NH 3 ]

Fe3+

+

(1)

0,2

3 C n H 2 n +1 NH 2 +
mol

H+



3H2O →

3 [C n H 2 n +1 NH 3 ]

+

+

Fe(OH)3↓ (2)


0,32

Theo (1) và (2) ta có

nCn H 2 n +1NH 2 = 0,2 + 0,96 = 1,16mol

=> mCn H 2 n +1NH 2 = 2.17,25.1,16 = 40,02 gam

Đáp án D
Câu 9(vận dụng): Cho 5,2 gam hỗn hợp X gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ
với dung dịch HCl thu được 8,85 gam muối. Biết trong hỗn hợp, số mol hai amin bằng nhau.
Công thức phân tử của hai amin là
A. CH5N và C2H7N.

B. C2H7N và C4H11N

C. C2H7N và C3H9N.

D. CH5N và C3H9N.
Hướng dẫn giải

Gọi CTPT chung của 2 amin là: C n H 2 n +3 N
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mHCl phản ứng = mmuối - mX = 8,85 -5,2 = 3,65 gam => n HCl =

3,65
= 0,1mol
36,5

Vì X là hỗn hợp các amin đơn chức nên:

n X = n HCl = 0,1mol

=> M X =

5,2
= 52 g / mol
0,1

=> 14n + 17 = 52 = >n = 2,5

Do hai amin có số mol bằng nhau nên số cacbon trung bình bằng trung bình cộng số cacbon của
hai amin nên công thức phân tử của 2 amin là: C2H7N và C3H9N.
Đáp án C
Dạng 5: Phản ứng của muối amoni với dung dịch kiềm
Phương pháp giải:
-

Một số điều cần lưu ý về phản ứng của muối amoni với dung dịch kiềm:

+ Dấu hiêu để xác định một hợp chất là muối amoni đó là: khi hợp chất đó phản ứng với dung


dịch kiềm ta thấy giải phóng ra khí có mùi khai hoặc giải phóng khí làm xanh quỳ tím ẩm.
+ Các muối amoni gồm:
Muối amoni của amin hoặc NH 3 với axit vô cơ như HCl, HNO 3, H2SO4…Muối
amoni của amin no đơn chức với HNO3 có công thức phân tử là CnH2n+4O3N2; muối amoni của
amin no, no đơn chức với H2SO4 có hai dạng: muối axit( CnH2n+5O4NS) và muối trung hòa
(CnH2n+8O4N2S); muối amoni

của amin no, đơn chức với H 2CO3 có hai dạng: muối


axit(CnH2n+3O3N) và muối trung hòa (CnH2n+6O3N2).
Muối amoni của amin hoặc NH 3 với axit hữu cơ như HCOOH, CH3COOH,
CH2=CHCOOH… Muối amoni của amin no với axit no, đơn chức có công thức phân tử là
CnH2n+3O2N; muối amoni của amin no với axit không no, đơn chức, phân tử có một liên kết đôi
C=C có công thức phân tử là CnH2n+1O2N.
-

Để làm tốt bài tập dạng này thì điều quan trọng là cần phải xác định được công thức của

muối amoni. Sau đó viết phương trình phản ứng để tính toán lượng chất mà đề bài yêu cầu. Nếu
đề bài yêu cầu tính khối lượng chất rắn sau khi cô cạn dung dịch thì cần lưu ý thành phần của
chất rắn là muối và có thể có kiềm dư. Nếu gặp bài toán hỗn hợp muối amoni thì nên sử dụng
phương pháp trung bình kết hợp với định luật bảo toàn khối lượng để tính.
Câu 1(vận dụng): Cho 0,1 mol chất X ( C2H8O3N2, M=108) tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol
NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh quỳ tím ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu
được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A.

5,7 gam

B. 15 gam.

C. 12,5 gam.

D. 21,8 gam.

Hướng dẫn giải
Vì X tác dụng với dung dịch NaOH đung nóng thu được khí làm xanh quỳ tím ẩm nên X là muối
amoni. Căn cứ vào công thức của X ta suy ra X là muối amoni của amin no với HNO 3. Công thức

của X là C2H5NH3NO3 hoặc (CH3)2NH2NO3.
Phương trình phản ứng:
C2H5NH3NO3 +
Mol

0,1→

NaOH→
0,1

C2H5NH2


+

NaNO3

+

H2 O

0,1

Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu đươc chất rắn gồm: 0,1 mol NaOH dư; 0,1 mol NaNO 3
Khối lượng chất rắn sau phản ứng là
m = 0,1.40+ 0,1.85 = 12,5 gam.
Đáp án C.


Câu 2( vận dụng): Cho 0,1 mol chất X có công thức là C 2H12O4N2S tác dụng với dung dịch chứa

0,35 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh quỳ tím ẩm và dung dich Y. Cô cạn dung
dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 28,2 gam.

B. 26,4 gam.

C. 15 gam.

D. 20,2 gam.

Hướng dẫn giải
Vì X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng thu được khí làm xanh giấy quỳ tím ẩm nên X là
muối amoni. Căn cứ vào công thức của X là muối amoni của amin no với axit sunfuric. Công thức
của X là (CH3NH3)2SO4.
Phương trình phản ứng
(CH3NH3)2SO4 +
mol:

0,1→

2NaOH → 2CH3NH2
0,2

+



Na2SO4

+ 2H2O


0,2

Chất rắn khan sau phản ứng gồm NaOH dư: 0,15 mol và Na2SO4 : 0,2 mol
Khối lượng chất rắn là:
m = 0,15.40 + 0,1.142 = 20,2 gam.
Đáp án D.
Câu 3( vận dụng cao): Cho 1,82 gam hợp chất hữu cơ, mạch hở X có công thức phân tử
C3H9O2N tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng thu được khí Y và dung dịch Z. Cô cạn
Z thu được 1,64 gam muối khan. Tên gọi của X là
A. Etylamoni fomat.

B. Metylamoni axetat.

C. Đimetylamoni fomat.

D. Amoni propionat.
Hướng dẫn giải

Theo giả thiết ta có X là muối amoni, đặt công thức của X là RCOONH 3R’
Phương trình phản ứng
RCOONH3R’ + NaOH → RCOONa
mol:

0,02

Ta có : MRCOONa=




0,02



+

R’NH2 +

H2O

0,02

R + 67 = 82 => R= 15 ( CH3-) => R’= 15 ( CH3-)

Công thức của X là CH3COONH3CH3: metylamoni axetat
Đáp án B
Dạng 6: Phản ứng của amin với HNO2
Phương pháp giải


-

Một sổ điểm cần lưu ý về phản ứng của amin với HNO2

Amin bậc I tác dụng vơi HNO2 ở nhiệt độ thường cho ancol hoặc phenol và giải phóng nitơ.
C2H5NH2

+

HONO → C2H5OH


+

N2↑

+

H2O

Anilin và các amin thơm bậc một tác dụng với axit HNO2 ở nhiệt độ thấp ( 0- 50C) cho muối
điazoni.
C6H5NH2 + HONO
-

+
−5 C
+ HCl 0
→ C6H5N2 Cl +
0

2H2O

Phương pháp giải bài tập dạng này chủ yếu là tính toán theo phương trình phản ứng.

Câu 1( vận dụng):

Muối C6H5N2+Cl- ( phenylđiazoni clorua) được sinh ra khi cho

C6H5NH2(anilin) tác dụng với NaNO2 trong dung dịch HCl ở nhiệt độ thấp ( 0 0C- 50C). Để điều
chế được 14,05 gam C6H5N2+Cl-( với hiệu suất 100%), lượng C 6H5NH2 và NaNO2 cần dùng vừa

đủ lần lượt là
A. 0,1 mol và 0,4 mol.

B. 0,1 mol và 0,1 mol.

B. 0,1 mol và 0,2 mol.

D. 0,1 mol và 0,3 mol.
Hướng dẫn giải

Phương trình phản ứng
C6H5NH2 + NaNO2
mol :

0,1 ←

+

+
−5 C
2HCl 0
→ C6H5N2 Cl +
0

0,1



2H2O +


NaCl

0,1

theo phương trình

nC6 H 5 NH 2 = n NaNO2 = nC H
6

+

5 N 2 Cl

= 0,1mol

Đáp án B.
Câu 2(vận dung cao): Amin X có phân tử khối nhỏ hơn 80. Trong phân tử X nitơ chiếm 19,18%
về khối lượng. Cho X tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm KNO 2 và HCl thu được ancol Y. Oxi
hóa không hoàn toàn Y thu được xeton Z. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tách nước Y chỉ thu được một anken duy nhất.
B. Trong phân tử X chỉ có một liên kết π .
C. Tên thay thế của Y là propan- 2- ol.
D. Phân tử X có mạch cacbon không phân nhánh.
Hướng dẫn giải
Gọi công thức phân tử của amin X là CxHyNt.


Theo bài ra ta có:

14t

19,18
=
=> 12x +
12 x + y 100 − 19,18

y = 59 t

Suy ra: x= 4 , y= 11, t = 1
Vậy công thức phân tử của amin X là C 4H11N. Theo giả thiết X tác dụng với dung dịch hỗn hợp
gồm KNO2 và HCl thu được ancol Y. Oxi hóa không hoàn toàn Y thu được xeton Z nên X là
CH3CH2CH(NH2)CH3.
Sơ đồ phản ứng:
+ HCl
O ] ,t
CH3CH2CH(NH2)CH3 KNO

→ CH3CH2CH(OH)CH3 [
→ CH3CH2COCH3
o

2

Phát biểu đúng là phân tử X có mạch cacbon không phân nhánh.
Đáp án D.
Câu 3( Vận dụng cao): Cho 26 gam hỗn hợp 2 amin no, đơn chức, mạch hở, bậc một có số mol
bằng nhau tác dụng hết với HNO2 ở nhiệt độ thường thu được 11,2 lít N 2 (đktc). Công thức phân
tử của hai amin là
A. CH5N và C4H11N

B. C2H7N và C4H11N


C. CH5N và C3H9N

D. C2H7N và C3H9N.
Hướng dẫn giải

Gọi CTPT trung bình của hai amin là: C n H 2 n +1 NH 2
Phương trình phản ứng
C n H 2 n +1 NH 2 + HNO2 → C n H 2 n +1OH +

Mol:

0,5

H2O + N2



Theo phương trình: nC H
n

2 n +1

NH 2

= n N 2 = 0,5mol => M C H NH 2 =
n 2 n +1

0,5
26

= 52 gam / mol = >n = 2,5
0,5

- Trường hợp 1: Một amin là CH3NH2, amin còn lại là CnH2n+1NH2, vì hai amin có số mol bằng
nhau nên % về số mol của chúng là 50%. Ta có
n = 1.50% + n.50% = 2,5 => n= 4 => CnH2n+1NH2 là C4H9NH2

- Trường hợp 2: Một amin là C2H5NH2. Lập luận tương trường hợp 1 suy ra amin còn lại là
C3H7NH2
Đáp án A
Dạng 7: Phản ứng đốt cháy amin
Phương pháp giải


* Một số điều cần lưu ý về phản ứng đôt cháy amin:
+ Phương trình đốt cháy một amin ở dạng tổng quát:
CnH2n+2-2a+kNk +

6n + 2 − 2a + k
t0
O2 →
nCO2
4

+

2 n + 2 − 2a + k
H 2O
2


+

k
N2
2

+ Nếu k= 1, a= 0 thì ta có
CnH2n+3N

+

6n + 3
t0
O2 →
nCO2
4

+

2n + 3
H 2O
2

+

1
N2
2

Phương pháp giải bài tập đốt cháy amin: Sử dụng định luật bảo toàn nguyên tố để tìm


-

công thức của amin sẽ nhanh hơn so với việc lập tỉ lệ mol n C: nH:nN. Đối với bài toán đốt cháy
hỗn hợp các amin thì sử dụng công thức trung bình. Đối với bài tập đốt cháy amin bằng hỗn hợp
O2 và O3 nên quy đổi thành O. Đối với bài tập đốt cháy amin trong không khí lưu ý sản phẩm N 2
sau phản ứng, bao gồm N2 có trong không khí và N2 tạo ra từ amin.
Câu 1( vận dụng): Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,8 lít khí CO 2; 2,80
lít khi N2( các khí đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C2H7N

B. C3H9N.

C. C3H7N.

D. C4H9N.

Hướng dẫn giải
Cách 1: theo bài ra ta có
nC = nCO2 =

16,8
= 0,75mol
22,4

n N = 2 n N 2 = 2.


n H = 2n H 2O = 2.


2,8
= 0,25mol
22,4

nC : nH :nN = 0.=,75: 2,25: 0,25= 3:9:1

Vậy công thức phân tử của X là C3H9N
Đáp án B.
Cách 2:
Đối với amin đơn chức thì phân tử có một nguyên tử N
n X = n N = 2.n N 2 = 0,25mol

=>

Số nguyên tử C trong amin =
Số nguyên tử H trong amin =

nCO2
nX
n H 2O
nX

=3
= 9.

20,25
= 2,25mol
18



Vậy công thức phân tử của X là C3H9N
Đáp án B.
Câu 2( vận dụng cao): Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin X bằng lượng không khí vừa đủ
thu được 17,6 gam CO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lít khí N2(đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2
và O2 trong đó oxi chiếm 20% thể tích không khí. X có công thức là
C2H5NH2.

A.

B. C3H7NH2.

C. CH3NH2.

D. C4H9NH2.

Hướng dẫn giải
Ta có

nC = nCO2 =

17,6
= 0,4mol
44

n H = 2n H 2O = 2.

12,6
= 1,4mol
18


Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố ta có:
nO2 ( kk ) =

Do đó n N

( HCHC )

2nCO2 + n H 2O
2
= 2.(

= 0,75mol => n N 2( KK ) = 0,75.4 = 3mol

69,44
− 3) = 0,2mol => nC : nH : nN= 2:7:1
22,4

Căn cứ vào các đáp án ta thấy công thức X là C 2H5NH2 (nếu đây là một bài tập tự luận thì ta dùng
độ bất bão hòa để biện luận tìm công thức phân tử)
Đáp án A
Câu 3(vận dụng): Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X là một amin no, mạch hở bằng oxi vừa đủ thu
được 0,5 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 4,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl(dư). Số mol
HCl phản ứng là
A. 0,1.

B. 0,2.

C. 0,3.

D. 0,4.


Hướng dẫn giải
Gọi công thức phân tử của amin no là CnH2n+2+kNk
Sơ đồ phản ứng
CnH2n+2+kNk
Mol :

0,1

0

2 ,t
O
→ nCO2



0,1n →

+

2n + 2 + k
H 2O
2

0,1.

2n + 2 + k
2




+

k
N2
2

0,1.

k
2

Theo phương trình ta có
0,1n + 0,1.

2n + 2 + k
k
+ 0,1. = 0,5 => 0,4n +0,2k = 0,8=> n=1; k=2
2
2


Công thức phân tử của amin X là CH6N2.
Công thức cấu tạo của X là H2NCH2NH2
Phản ứng của X với HCl
H2NCH2NH2
Mol

0,1


+


2HCl → ClH3CH2NH3Cl
0,2

Theo phương trình số mol HCl là 0,2 mol
Đáp án B
Câu 4( vận dụng): Hỗn hợp X gồm ba amin đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau. Đốt cháy hoàn
toàn 11,8 gam X thu được 16,2 gam H2O; 13,44 lít CO2(đktc) và V lít khí N2(đktc). Ba amin có
công thức phân tử lần lượt là
A.

CH3NH2, C2H5NH2, C3H7NH2

B.

C2H5NH2, C3H7NH2, C4H9NH2.

C.

CH2=CH-NH2, CH2=CH- CH2-NH2, CH2=C- C2H4NH2.

D.

C2H3NH2, C3H5NH2, C4H7NH2
Hướng dẫn giải

Theo bài ra ta có

n H 2O = 0,9mol


nCO2 = 0,6mol

nN =

11,8 − 0,9.2 − 0,6.12
= 0,2mol
14

nC : nH : nN = 0,6 : 1,8 : 0,2 = 3:9:1

Vậy công thức phân tử trung bình của 3 amin là C 3H9N thuộc dạng CnH2n+3N, suy ra ba amin
thuộc loại amin no đơn chức và phải có một amin có số C lớn hơn 3
Đáp án B.
Câu 5( vận dụng cao): Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 là 22. Hỗn hợp khí Y gồm
metylamin và etylamin có tỉ khối so với H 2 là 17,833. Để đốt cháy hoàn toàn V 1 lít Y cần vừa đủ
V2 lít X(biết sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2, các chất khí khi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ,
áp suất). Tỉ lệ V1:V2 là
A. 3:5.

B. 2:1.

C. 1:2.
Hướng dẫn giải

Gọi công thức phân tử trung bình của 2 amin là C n H 2 n +3 N
Theo bài ra : 14n + 17 = 2.17,885 = >n =


4
3

D. 5:3.


Quy đổi hỗn hợp O2, O3 thành O, theo định luật bảo toàn khối lượng ta có khối lượng của O2, O3
cũng chính là khối lượng của O.
Sơ đồ phản ứng
2 C n H 2 n +3 N → 2nCO2 + (2n + 3) H 2 O + N 2
mol :

1

2n + 3
2

n

Theo phương trình ta có
nO p = 2 n +

2n + 3
88
= 5,5 = >m( O2 ,O3 ) = mO = 5,5.16 = 88 gam = >n( O2 ,O3 ) =
= 2mol
2
2.22

Vậy V1:V2=1:2

Đáp án C

Dạng 8: Bài tập anilin với Nước Brom
Phương pháp giải:
- Chủ yếu là tính toán theo phương trình
:NH2
+ 3Br2

H2O

Br

NH2

Br
+ 3HBr

Br

(2,4,6-tribromanilin)

CT: C6H5NH2 + 3Br2→ C6H2Br3NH2 + 3HBr
Câu 1( Vận dụng): Cho 18,6 gam anilin tác dụng vừa đủ với nước Br2, sau phản ứng thu được m
gam 2,4,6-tribrom anilin. Giá trị của m là
A. 42,6

B. 33

C. 66
Hướng dẫn giải


D. 21,3


:NH2
+ 3Br2

NH2

Br

H2O

Br
+ 3HBr

Br

(2,4,6-tribromanilin)

mol

0,2



0,2 mol

m= 0,2.( 6.12+2+240+14+2)= 66 gam
Đáp án C

Câu 2: Cho m gam Anilin tác dụng hết với dung dịch Br 2 thu được 9,9 gam kết tủa. Giá trị m đã
dùng là
A. 0,93 gam
B. 2,79 gam
C. 1,86 gam
D. 3,72 gam
Hướng dẫn giải
:NH2
+ 3Br2

NH2

Br

H2O

Br
+ 3HBr

Br

(2,4,6-tribromanilin)

mol

0,03←

0,03

m= 0,03.( 12.6+ 5+ 14+ 2)= 2,79


Đáp án B

5 . Xây dựng bảng mô tả các yêu cầu và biên soạn câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá trong
quá trình dạy học của chuyên đề.
a.

Bản mô tả các mức yêu câu cần đạt cho chủ đề

Nội

Loại

dung

câu

Nhận biết

Thông hiểu

hỏi/bài
Amin

tập
Định
tính

- Nêu được các - Viết và gọi tên
khái niệm về


các đồng phân

amin, bậc của

của amin

amin.

- Phân loại một

- Nêu được

số amin thường

công thức của

gặp.

Vận dụng

Vận dụng cao


×