Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Câu hỏi sinh hoạt chuyên đề môn hóa học Khối 11 Tuần 26

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.57 KB, 1 trang )

CÂU HỎI CHUYÊN ĐỀ MÔN HÓA HỌC TUẦN 26
Câu 1. Tại sao trước kia những người bị đau dạ dày, mắc bệnh ợ chua thường dùng thuốc
muối có chứa NaHCO3 ( Natri hidro cacbonat) ?
Đáp án:
Trong dạ dày có chứa axit HCl. Những người bị đau dạ dày là những người có nồng độ axit
HCl cao làm dạ dày bị bào mòn. Natri hidro cacbonat dùng để làm thuốc trị đau dạ dày vì
nó làm giảm hàm lượng dd HCl trong dạ dày nhờ có phản ứng hóa học:
HCl + NaHCO3  Na2CO3 + CO2 + H2O
Câu 2. Trong đời sống thường dùng chất bột màu trắng, xốp, có tính oxi hóa mạnh để tẩy
uế, xử lý chuồng trại gia súc, chất bột đó là gì?
Đáp án. Clorua vôi ( CaOCl2) . Đây là muối hỗn tạp tạo bởi ion kim loại Ca liên kết với 2
gốc muối khác nhau, và tính oxi hóa mạnh gây ra bởi gốc muối HClO - ( hipolorit)
Câu 3. Vì sao nước mắt lại mặn?
Đáp án. Vì trong 1lit nước mắt có tới 6g muối. nước mắt sinh ra từ tuyến lệ ở phía trên mi
ngoài của cầu nhãn. Nước mắt thu nhận được muối từ máu (trong 1 lít máu có 9g muối) ,
nước mắt có muối còn có tác dụng làm hạn chế bớt sự phát triển của vi khuẩn trong mắt.
Câu 4. Tại sao phải ăn muối iot?
Đáp án. Trong cơ thể chúng ta tồn tại lượng iot ở tuyến giáp, ở người trưởng thành chứa
khoảng 20-50mg. Nếu không bổ sung đủ lượng iot sẽ gây ra bệnh bướu cổ  đần độn 
nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến vô sinh.



×