Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN VĂN: HƯỚNG DẪN ÔN LUYỆN ĐOẠN TRÍCH ĐẤT NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.4 KB, 26 trang )

SỞ GD & ĐT .............
TRƯỜNG THPT ....................

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN VĂN:
HƯỚNG DẪN ÔN LUYỆN ĐOẠN TRÍCH ĐẤT NƯỚC
(Trích: Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)

Nhóm tác giả:
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: ...........

...............


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Phúc Yên
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Tái hiện lại những kiến thức cơ bản trong bài học: Tư tưởng Đất
nước của nhân dân và nét đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện (giọng thơ trữ tình chính
luận, sự vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố văn hoá, văn học dân gian).
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Rèn luyện kĩ năng làm các dạng văn nghị luận thường gặp về bài thơ.
3. Thái độ, tư tưởng: Yêu mến và tìm đọc thơ Nguyễn Khoa Điềm; Bồi đắp
tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam; Có ý thức về
trách nhiệm của thế hệ hôm nay trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
4. Định hướng năng lực phát triển học sinh
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt của môn Ngữ văn: đọc - hiểu và tạo lập văn bản...
II. Đối tượng, thời gian và phương pháp thực hiện
- Đối tượng: học sinh lớp 12 - trường THPT Phúc Yên
- Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 08 tiết


- Phương pháp:
+ Phát phiếu học tập cho học sinh, yêu cầu học sinh làm đề cương theo nhóm.
+ Tổ chức ôn luyện và trả bài trên lớp.
III. Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề
- Kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, bao gồm;
+ Văn bản thơ Đất Nước (Trích: Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.
+ Lý thuyết nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
+ Các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp, so sánh…
- Kiến thức nâng cao, mở rộng:
+ Kiến thức về văn học sử.
+ Kiến thức về lí luận văn học.
+ Các tài liệu hướng dẫn giảng dạy và sách tham khảo dành cho giáo viên.
+ Các đề thi THPTQG và thi thử THPTQG trong những năm gần đây.
1


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Phúc Yên
V. Hệ thống các dạng câu hỏi, bài tập đặc trưng của chuyên đề
1. Bảng mô tả mức độ nhận thức
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Nhận biết nội dung Hiểu dụng ý nghệ Tích hợp kiến Tích hợp kiến
Nhận biết

Thông hiểu

chính và phương thuật của tác giả thức, kĩ năng đã thức, kĩ năng đã
thức biểu đạt, các trong việc sử dụng học để viết một học để làm một bài
biện pháp tu từ một số từ ngữ, chi đoạn văn nghị luận văn nghị luận về

trong một đoạn văn tiết nghệ thuật đặc về vấn đề chính trị, thể loại thơ trữ
bản.

sắc.

xã hội.

tình.

2. Hệ thống câu hỏi và đề văn thường gặp
2.1. Câu hỏi đọc hiểu
Câu 1
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
...
Đất Nước có từ ngày đó...
(Trích: Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
1. Nêu ý chính của đoạn thơ.
2. Cách viết từ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ có gì đặc biệt?
Cho biết ý nghĩa của cách viết đó?
3. Những từ ngữ nào mang âm hưởng văn hoá dân gian được vận dụng trong
đoạn thơ? Nêu hiệu quả nghệ thuật sự vận dụng đó.
4. Từ cảm nhận về nội dung đoạn thơ, hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ tình
cảm của anh/chị về Đất Nước?
Hướng dẫn trả lời
1. Lí giải nguồn gốc, sự xuất hiện của Đất Nước từ phương diện lịch sử, văn
hóa.

2



Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Phúc Yên
2. Từ “Đất Nước” được viết hoa: thể hiện sự tôn trọng, ngợi ca, thành kính,
thiêng liêng khi cảm nhận về Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
3. Những từ ngữ mang âm hưởng văn hoá dân gian được vận dụng trong đoạn
thơ là: "ngày xửa ngày xưa...", miếng trầu, trồng tre, tóc mẹ thì bới sau đầu, gừng cay
muối mặn, cái kèo, cái cột, hạt gạo.
Hiệu quả nghệ thuật sự vận dụng đó: Đất Nước được nhìn từ trong chiều sâu văn
hoá và văn học dân gian, trở nên gần gũi, quen thuộc trong đời sống hằng ngày.
4. Đoạn văn bày tỏ tình cảm về Đất Nước cần đảm bảo các nội dung:
- Đất Nước là gì?
- Bản thân có tình cảm như thế nào với Đất Nước?
- Rút ra bài học nhận thức và hành động.
Câu 2
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
...
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
(Trích: Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
1. Nêu ý chính của đoạn thơ.
2. Nêu ý nghĩa nghệ thuật của việc chiết tự (tách Đất là.. Nước là...) ở 2 câu đầu
đoạn thơ?
3. Chất liệu dân gian được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ?
Hướng dẫn trả lời
1. Ý chính của đoạn thơ: Tác giả cảm nhận về đất nước nhìn từ góc độ địa lý,
không gian, thời gian và lịch sử dân tộc.
2. Ý nghĩa nghệ thuật chiết tự (tách Đất là... Nước là...) ở 2 câu đầu đoạn thơ:
nhà thơ giúp ta hình dung ra được một cách cụ thể: Đất Nước là con đường, mái
trường, dòng sông, bến nước… gắn bó thân thuộc với đời sống học tập, sinh hoạt của

con người.
3


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Phúc Yên
3. Chất liệu dân gian được thể hiện trong đoạn thơ: gợi nhớ bài ca dao tình yêu:
“Khăn thương nhớ ai...”, dân ca Bình-Trị-Thiên, truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu
Cơ.
Câu 3
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
...
Làm nên Đất Nước muôn đời...
(Trích: Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
1. Nêu ý chính của đoạn thơ.
2. Lí giải ý nghĩa lời thơ: Đất Nước là máu xương của mình.
3. Sự hoà hợp giữa hình thức trữ tình - chính trị được thể hiện như thế nào trong
đoạn thơ?
4. Từ cảm nhận về nội dung đoạn thơ, hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ trách
nhiệm của anh/chị với Đất Nước?
Hướng dẫn trả lời
1. Ý chính của đoạn thơ: Cảm nhận của tác giả về đất nước nhìn từ góc độ hiện
tại và tương lai.
2. Nói Đất Nước là máu xương của mình: đất nước là một phần cơ thể, tạo nên
sự sống cho mỗi con người. Đồng thời, đất nước là máu xương của tổ tiên, của bao thế
hệ ông cha, của dân tộc ngàn đời giành lại từ tay kẻ thù xâm lược.
Đất Nước có trong mỗi cá nhân, Đất Nước kết tinh trong mỗi con người “trong
anh”, “trong em”, trong mỗi chúng ta. Đất Nước không ở đâu xa lạ, không tồn tại
khách thể mà kết tinh, hóa thân trong cuộc sống của mỗi con người. Sự sống mỗi cá

nhân không chỉ là riêng của cá nhân mà còn là của Đất nước, bởi mỗi cuộc đời đều
được thừa hưởng những di sản văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc, của nhân dân.
3. Bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm có sự kết hợp thật nhuần nhuyễn
giữa hình thức trữ tình - chính trị. Ở đoạn thơ này, tác giả đã bàn về một vấn đề mang
4


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Phúc Yên
tính tư tưởng, chính trị, đó là mối quan hệ gắn bó và trách nhiệm của mỗi cá nhân với
Đất Nước không phải bằng những lời hô hào hay giọng điệu khô khan mà bằng lời thủ
thỉ tâm tình giữa anh với em. Vì thế, đoạn thơ có sức lay động trái tim bạn đọc.
4. Đoạn văn bày tỏ trách nhiệm của anh/chị với Đất Nước cần đảm bảo các nội
dung:
- Đất Nước là gì?
- Mối quan hệ và trách nhiệm của mỗi công dân với Đất Nước.
- Rút ra bài học nhận thức và hành động về trách nhiệm của cá nhân với Đất
Nước.
Câu 4
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Em ơi em!
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn ngàn năm Đất Nước
...
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại.
(Trích: Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
1. Nêu ý chính của đoạn thơ.
2. Khi nhìn Vào bốn ngàn năm Đất Nước, nhà thơ đã phát hiện điều gì mới mẻ
về người làm nên Đất Nước?
3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp cấu trúc: Họ giữ ... Họ truyền ...Họ

gánh ...Họ đắp đập ...
4. Từ cảm nhận về nội dung đoạn thơ, hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy
nghĩ về vai trò của Nhân Dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hướng dẫn trả lời
1. Ý chính của đoạn thơ: sự khẳng định của nhà thơ về vai trò của nhân dân
trong việc làm nên lịch sử và truyền thống dựng nước và giữ nước.

5


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Phúc Yên
2. Khi nhìn Vào bốn ngàn năm Đất Nước, nhà thơ đã phát hiện những điều mới
mẻ về người làm nên Đất Nước.
- Nghĩ về bốn ngàn năm của đất nước, nhà thơ đã nhận thức được một sự thật đó
là: người làm nên lịch sử không chỉ là những anh hùng nổi tiếng mà còn là những con
người vô danh bình dị.
- Nhìn vào lịch sử bốn nghìn năm Đất Nước, nhà thơ không nhắc lại các triều
đại, kể tên các bậc vua chúa hay những vị anh hùng dân tộc đã từng rạng danh sử sách,
văn chương, mà biểu dương sự cống hiến của muôn vàn những con người bình thường
trong việc xây dựng, vun đắp và bảo vệ Đất Nước.
3. Hiệu quả nghệ thuật của phép điệp cấu trúc: Họ giữ ... Họ truyền ...Họ
gánh ...Họ đắp đập ...: một mặt tiếp tục thể hiện sự khám phá mới mẻ, độc đáo của nhà
thơ về Đất Nước trong bề rộng không gian địa lí và tầng sâu của những truyền thống
văn hoá, tạo nên sự thống nhất trong cách thể hiện Đất Nước; mặt khác còn khẳng định
nhân dân chính là lực lượng đông đảo vừa kiến tạo bảo tồn, lưu giữ truyền thống giàu
tình nghĩa, giàu tình yêu thương, cần cù lao động- đó là những giá trị văn hoá tinh thần
cao quý của Đất Nước.
4. Đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về vai trò của Nhân Dân trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc cần đảm bảo các nội dung:
- Nhân dân là ai?

- Vai trò và sức mạnh của Nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc .
- Thái độ, tình cảm của cá nhân đối với Nhân dân: lòng biết ơn vô hạn, ca ngợi
sức mạnh của Nhân dân.
- Bài học thực tiễn: trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước, chúng ta phải
biết “lấy dân làm gốc”.
2.2. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
2.2.1. Cảm nhận về bài thơ, đoạn thơ
Câu 1
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:
6


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Phúc Yên
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
...
Đất Nước có từ ngày đó...
(Trích Trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
Hướng dẫn trả lời
Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn thơ.
Thân bài:
1. Giới thiệu chung
- Đoạn trích “Đất Nước” thuộc chương V của bản trường ca Mặt đường khát
vọng. Đây là chương hay nhất tập trung những suy nghĩ cảm nhận mới mẻ về đất
nước, đồng thời thể hiện sâu sắc tư tưởng cốt lõi của tác phẩm: Đất nước của nhân dân.
- Đây là 9 câu thơ đầu tiên của đoạn trích, là sự lí giải và cảm nhận Đất Nước ở
phương diện lịch sử, văn hoá: Đất nước có từ rất xa xưa, thật dung dị, đời thường
2. Đất Nước được cảm nhận gắn với một nền văn hoá lâu đời của dân tộc
- Gắn với những câu chuyện cổ tích, với ca dao... có từ rất xưa nuôi dưỡng tâm

hồn bao thế hệ người Việt Nam.
- Gắn với truyền thống văn hoá, phong tục của người Việt
+ Đất Nước hiện lên qua câu chuyện cổ tích mẹ thường hay kể ru ta vào giấc
ngủ dịu êm.
+ Đất Nước gắn liền với miếng trầu bà ăn - gắn với thuần phong mĩ tục đẹp của
nhân dân, tục ăn trầu.
+ Đất Nước gắn với “bới” tóc của mẹ - thói quen hàng ngày của những người
phụ nữ Việt Nam ngày xưa. Thuần phong mĩ tục này gợi lại một cội nguồn dân tộc
không bao giờ bị ngoại lai.
3. Đất Nước lớn lên đau thương vất vả cùng với những cuộc trường chinh
của con người
- Đất Nước gắn với những dãy tre làng - gắn với truyền thống yêu nước, với
những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thuở Thánh Gióng.
7


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Phúc Yên
- Đất Nước hiện hình trong những sự vật thân thương, gần gũi, đơn sơ. Đất nước
là ngôi nhà ta ở được dựng lên từ "cái kèo cái cột".
- Đất Nước gắn với nền văn minh lúa nước, lao động vất vả, với truyền thống
lao động cần cù: hạt gạo một nắng hai sương "xay"; "giã"; "dần"; "sàng".
=> Đất Nước không là những khái niệm trừu tượng mà là những gì gần gũi thân
thương trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
4. Đất nước gắn với những con người sống ân nghĩa, thuỷ chung.
- "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn": Đất nước gắn liền với tình
cảm vợ chồng, càng gian nan khổ ải thì càng son sắt, thủy chung.
Nói tới tình nghĩa con người, ca dao mượn hình ảnh muối - gừng vì muối
mặn, gừng cay. Thuộc tính ấy diễn tả tình nghĩa con người có mặn mà, cay đắng. Tình
người có trải qua mặn mà, cay đắng mới sâu đậm, mới nặng nghĩa, nặng tình, mới thật
thương nhau.

5. Đánh giá chung
- Đoạn thơ đậm chất liệu văn hoá, văn học dân gian. Một đoạn thơ ngắn nhưng
gợi dậy biết bao nét văn hóa và văn học dân gian quen thuộc. Cùng với những hình
ảnh giàu sức gợi cảm, đoạn thơ đã gợi được chiều sâu của không gian, thời gian của
lịch sử và văn hoá gắn với những thăng trầm của dân tộc.
- Giọng điệu chung của đoạn thơ là giọng tâm tình tha thiết, trầm lắng, trang
nghiêm.
- Cách định nghĩa về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm đã chạm được vào
những gì thiêng liêng nhất, lớn lao nhất nhưng cũng lại gần gũi và thân thiết nhất đối
với mỗi chúng ta. Nó dễ gợi cho ta những suy ngẫm về quá khứ, về lòng tự hào dân
tộc. Và cũng bởi thế, nó thức tỉnh ý thức dân tộc và tinh thần trách nhiệm đối với Đất
Nước, Nhân dân trong mỗi chúng ta.
Kết bài:
Đoạn thơ là một định nghĩa theo cách riêng của Nguyễn Khoa Điềm về Đất
Nước: không siêu hình trừu tượng mà gắn bó thân thuộc với mỗi người. Đất nước là
nơi bắt nguồn của tổ ấm. Đất nước, dù đi bất cứ đâu, ai ai đều nhớ về. Ở nơi ấy, có gia
8


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Phúc Yên
đình, bạn bè, có những lời ru của mẹ, có tiếng kể chuyện cổ tích của bà. Đất Nước của
nhân dân. Lời thơ giàu chất liệu văn hoá dân gian, tạo một không gian nghệ thuật vừa
gần gũi thân quen, vừa bay bổng, sâu xa.
Câu 2
Cảm nhận của anh(chị) về đoạn thơ sau:
Trong anh và em hôm nay

Làm nên Đất Nước muôn đời”.
(Trích Trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
Hướng dẫn trả lời

Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn thơ.
Thân bài:
Nếu như ở đoạn thơ trước đó trong bài thơ, tác giả nhìn nhận Đất Nước từ bề
dày văn hoá dân tộc hàng nghìn năm qua, thì ở đây lại là những suy nghĩ về đất nước
từ cuộc sống hiện tại trong các mối quan hệ riêng - chung, cá nhân - cộng đồng, sự tiếp
nối giữa các thế hệ.
1. Khổ thơ mở đầu bằng một lời khẳng định:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Lâu nay, trong suy nghĩ của nhiều người, đất nước, quê hương, tổ quốc, dân
tộc... luôn là những khái niệm trừu tượng. Với nhà thơ trẻ đang đối mặt với cuộc chiến
tranh khốc liệt một mất một còn, đất nước gần gũi, thân thiết. Cái mới ở khổ thơ của
Nguyễn Khoa Điềm là Đất Nước ở trong mỗi một con người, Đất Nước ở trong ta.
2. Bốn dòng thơ kế tiếp mở rộng ý ban đầu
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
9


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Phúc Yên
Hai câu thơ (bốn dòng) được cấu trúc giống nhau theo kiểu cấu trúc của câu có
điều kiện trong văn xuôi hay lời nói thông thường: Khi... Đất Nước. Hai câu thơ cũng
là những lời khẳng định (kết quả của sự nhận thức) về một chân lý. Đất nước là một
thực thể sống và sự sống ấy ra sao ở về phía tất cả những con người trong đất nước đó.
Nói rõ ràng ra, đó là mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, giữa mỗi một con người
với đất nước.
3. Từ câu chuyện hiện tại, nhà thơ tiếp tục mạch cảm xúc và suy nghĩ về đất

nước ở tương lai
- Đất Nước không chỉ có ngày hôm qua và hôm nay. Đất Nước của ngày mai.
Từng thế hệ kế tiếp sẽ làm cho đất nước trường tồn mãi mãi nhờ bàn tay, khối óc và
sức mạnh của sự đoàn kết toàn dân.
- Trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến khốc liệt thời bấy giờ, phải thấy ở những
câu thơ trên còn là một khát vọng: Đất Nước sẽ hoà bình, đất nước sẽ tươi đẹp và còn
nhiều hơn thế nữa.
4. Những câu thơ cuối, nhà thơ nêu lên trách nhiệm của cá nhân đối với đất
nước
- Cấu trúc của câu thơ cũng theo kiểu suy luận: Đất Nước là ... nêu lên một tiền
đề. Từ tiền đề ấy, phải biết.../ phải biết... để làm nên ... Câu thơ giàu chất duy lý nhưng
không lên gân mà trở thành lời nhắn nhủ tha thiết. Sau rất nhiều suy nghĩ cụ thể về đất
nước, đến đây nhà thơ khẳng định Đất Nước là máu xương của mình. Đất Nước không
ở đâu xa lạ, không tồn tại khách thể mà kết tinh, hóa thân trong cuộc sống của mỗi con
người. Sự sống mỗi cá nhân không chỉ là riêng của cá nhân mà còn là của Đất Nước,
bởi mỗi cuộc đời đều được thừa hưởng những di sản văn hóa tinh thần và vật chất của
dân tộc, của nhân dân.
- Vì thế, mỗi một con người phải biết gắn bó và san sẻ trách nhiệm, san sẻ niềm
vui, niềm hạnh phúc cho nhau. Đất Nước vĩ đại nhưng đất nước là một thực thể sống.
Thực thể ấy không phải là sự tập hợp của những cá nhân rời rạc mà là một cộng đồng.
Hoá thân cũng có nghĩa là dâng hiến. Thời bình, người ta dâng hiến sức lực, mồ hôi
cho tổ quốc. Thời chiến, người ta dâng hiến cả sự sống của mình. Sự dâng hiến ấy,
10


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Phúc Yên
theo suy ngẫm của nhà thơ, là cuộc hoá thân. Bóng dáng mỗi người đã làm nên bóng
dáng quê hương xứ sở, đất nước.
- Những câu thơ in đậm chất duy lý (khá chặt chẽ, logic) cất lên như tiếng gọi
của trái tim, vì thế nó thiết tha, thúc giục lòng người.

5. Đánh giá chung
- Đoạn thơ thể hiện cảm nhận của tác giả về đất nước nhìn từ góc độ hiện tại và
tương lai.
- Bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm là sự kết hợp thật nhuần nhuyễn
giữa hình thức trữ tình - chính trị. Ở đoạn thơ này, tác giả đã bàn về một vấn đề mang
tính tư tưởng, chính trị, đó là mối quan hệ gắn bó và trách nhiệm của mỗi cá nhân với
Đất Nước không phải bằng những lời hô hào hay giọng điệu khô khan mà bằng lời thủ
thỉ tâm tình giữa anh với em. Vì thế, đoạn thơ có sức lay động trái tim bạn đọc.
- Liện hệ bản thân về trách nhiệm với Đất Nước.
KB:
Đoạn thơ trên là một đoạn thơ hay trong bài Đất Nước. Nhà thơ đã thể hiện
những suy nghĩ mới mẻ của mình về đất nước bằng một giọng trữ tình, ngọt ngào. Câu
chuyện về đất nước đối với mỗi người luôn là câu chuyện của trái tim, vừa thiêng
liêng, cao cả, cũng vừa gắn bó, thân thiết.
Câu 3
Cảm nhận của anh(chị) về đoạn thơ sau:
Những người vợ nhớ chồng góp cho Đất Nước những núi Vọng phu

Những cuộc đời đã hoá núi sông ta
(Trích Trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
Hướng dẫn trả lời
Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn thơ.
Thân bài:
1. Giới thiệu chung
11


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Phúc Yên
- Đoạn trích “Đất Nước” thuộc chương V của bản trường ca. Đây là chương hay

nhất tập trung những suy nghĩ cảm nhận mới mẻ về đất nước, đồng thời thể hiện sâu
sắc tư tưởng cốt lõi của tác phẩm: Đất Nước của nhân dân.
- Tư tưởng Đất Nước của nhân dân đã quy tụ mọi cách nhìn nhận và đưa đến
những phát hiệm sâu và mới của tác giả về địa lí, lịch sử và văn hoá của Đất Nước.
2. Cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước từ phương diện địa lí
qua đoạn thơ
- Đoạn thơ gọi tên các danh lam thắng cảnh trên khắp các miền đất nước, trải dài
từ Bắc vào Nam.
- Những thắng cảnh thiên nhiên hiện lên như một phần tâm hồn, máu thịt của
nhân dân. Những thắng cảnh này là sự hoá thân từ những gì có thật.
+ Từ tình yêu giữa vợ và chồng: nàng Tô Thị bồng con ngóng chồng ngày đêm
mỏi mòn hoá đá.
+ Từ sự son sắt thuỷ chung tha thiết của tình yêu lứa đôi. Trong cái riêng nhất
của đời sống vẫn canh cánh trong lòng tình yêu đất nước.
+ Từ những hiện tượng, thiên nhiên, địa lý lặng lẽ âm thầm như dòng sông, ao
đầm đến những mảnh đất thiêng liêng như đất Tổ Hùng Vương đều có tiếng nói riêng
kêu gọi hướng về cội nguồn nòi giống.
+ Cảm động nhất là những con người, con vật quê hương đều có chung ý nghĩ
làm giàu đẹp sang trọng cho đất nước.
Cả đoạn thơ như sự huy động lực lượng tối đa để kiến tạo nên một đất nước
riêng của mình. Nguyễn Khoa Điềm hiểu đến tận cùng những ký thác mà lịch sử cha
ông để lại. Những địa danh trên không chỉ là tên gọi của những cảnh trí thiên nhiên
thuần tuý mà được cảm nhận thông qua cảnh ngộ số phận của người dân. Chính họ đã
đặt tên, ghi dấu vết cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông, tấc đất… chứ không
phải chỉ từ bàn tay tạo hoá.
3. Những nhận xét khái quát của nhà thơ về sự gắn bó sâu xa, mật thiết của
thiên nhiên đất nước với cuộc sống và số phận của nhân dân

12



Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Phúc Yên
- Đất nước được cảm nhận trong chiều rộng của không gian, trong vẻ đẹp và sự
phong phú của núi sông với những thắng cảnh kì thú. Từ những hình ảnh, cảnh vật,
hiện tượng cụ thể nhà thơ đúc kết thành một khái quát sâu sắc:
“ Và đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình… núi sông ta”
 Mạch cảm xúc dồn tụ dần và kết thúc bật lên tư tưởng chủ đạo của cả chương
thơ và bản trường ca:
“Để Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân
Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
4. Đánh giá chung
- Qua những vần thơ kết hợp giữa cảm xúc và nghĩ suy, trữ tình và chính luận,
Nguyễn Khoa Điềm muốn thức tỉnh ý thức tinh thần dân tộc, tình cảm gắn bó với
người dân, đất nước của thế hệ trẻ thời kỳ chống Mỹ.
- Đoạn thơ trên đã thể hiện rõ quan niệm “Đất Nước của nhân dân”- tư tưởng
chủ đạo, tạo nên cảm hứng bao trùm, mở ra những khám phá sâu và mới của nhà thơ
về Đất Nước ngay cả ở những chỗ đã rất quen thuộc. Quan niệm ấy thực ra đã có ngọn
nguồn từ trong dòng tư tưởng và văn chương truyền thống của dân tộc ta. Nhưng đến
thời hiện đại, tư tưởng ấy lại càng trở nên sâu sắc và được thể hiện phong phú trong
thơ ca.
Kết bài:
“Đất Nước của nhân dân”, đó là một chân lí. Một chân lí đã được nhận thức
trong suốt quá trình phát triển lâu dài của lịch sử nhưng chỉ đến văn học Việt Nam hiện
đại, nó mới đạt đến đỉnh cao, mới cất lên thành những tuyên ngôn đầy nhiệt hứng và
vang động sâu xa.
Câu 4
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
...

Đi trả thù mà không sợ dài lâu
13


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Phúc Yên
(Trích Trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
Hướng dẫn trả lời
Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ.
Thân bài:
1. Giới thiệu chung
- Tham khảo đề 2, 3.
- Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” chi phối cách nhìn của nhà thơ khi nghĩ về
lịch sử 4000 năm của đất nước: không nói tới các triều đại hay những người anh hùng
được lưu danh mà ca ngợi người dân- những con người vô danh giản dị mà phi
thường: “Họ đã sống và chết/Giản dị và bình tâm/Không ai nhớ mặt đặt tên/Nhưng họ
đã làm ra Đất Nước”.
2. Lời biểu dương, ngợi ca vai trò của lịch sử, sức mạnh lớn lao kì diệu của
nhân dân trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước
- Trong sự nghiệp dựng nước, nhân dân là người kiến tạo và bảo tồn những giá
trị văn hoá tinh thần, truyền thống của dân tộc:
+ Cách dùng từ họ: đại từ xưng hô số nhiều chỉ nhân dân .
+ Hệ thống các từ: giữ, truyền, gánh, đắp, be, dạy… được sử dụng đan dày
trong đoạn thơ ghi nhận sự đóng góp lớn lao của nhân dân đối với sự nghiệp kiến
quốc.
+ Các hình ảnh gắn với chuỗi động từ này: hạt lúa, lửa, giọng nói, tên xã, tên
làng, đập, bờ… một mặt tiếp tục thể hiện sự khám phá mới mẻ, độc đáo của nhà thơ về
Đất Nước trong bề rộng không gian địa lí và tầng sâu của những truyền thống văn hoá,
tạo nên sự thống nhất trong cách thể hiện Đất Nước ở toàn bộ chương V; mặt khác còn
khẳng định nhân dân chính là lực lượng đông đảo vừa kiến tạo bảo tồn, lưu giữ truyền

thống giàu tình nghĩa, giàu tình yêu thương, cần cù lao động- đó là những giá trị văn
hoá tinh thần cao quý của Đất Nước. Nhân dân cũng chính là người góp phần mở
mang bờ cõi Đất Nước, khai sông, lấn biển qua mỗi chuyến di dân đầy gian khổ.
14


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Phúc Yên
- Trong cuộc đấu tranh giữ nước cũng chính là nhân dân chứ không ai khác viết
lên trang sử bi tráng. Chính nhân dân đã hun đúc nên truyền thống kiên cường, bất
khuất. Đó là truyền thống chứa đựng bản lĩnh của một dân tộc.
3. Nguồn chất liệu văn hóa, văn học dân gian
Ở đoạn thơ này, để chuyền tải tư tưởng Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của
ca dao thần thoại, người viết đã tìm đến nguồn chất liệu dồi dào và vô cùng thích hợp:
nguồn chất liệu văn hóa, văn học dân gian.
- Đoạn thơ có sự đan dệt của những ca dao, tục ngữ, hàng loạt truyện cổ và vô
vàn những tập quán, phong tục một cách sáng tạo. Người viết có khi chỉ trích nguyên
văn một câu ca dao, song phần lớn chỉ sử dụng ý, hình ảnh ca dao.
- Với thể thơ tự do, vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn, sáng tạo chất liệu văn
hoá, văn học dân gian; giọng điệu thơ có sự kết hợp giữa chính luận và trữ tình, suy
tưởng và cảm xúc, đoạn thơ đã thể hiện được những nét riêng, độc đáo của Nguyễn
Khoa Điềm khi biểu dương tôn vinh vai trò lịch sử, sức mạnh kì diệu của nhân dân
trong suốt trường kì lịch sử.
Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
- Thái độ, tình cảm đối với nhân dân.
2.2.2. Cảm nhận về một chi tiết, hình tượng thơ
Câu 5
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình tượng Đất Nước trong chương Đất Nước
(Trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm).
Hướng dẫn trả lời

Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề cần nghị luận.
Thân bài:
Bài viết chú ý làm nổi bật những cảm xúc, ấn tượng riêng của bản thân về vẻ đẹp
của hình tượng đất nước. Trong đó cần làm nổi bật các ý sau:
15


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Phúc Yên
1. Đất Nước được cảm nhận trên nhiều bình diện
- Vẻ đẹp theo chiều dài thời gian; chiều rộng của không gian; chiều sâu của bề
dày văn hoá, của sự gắn bó thiêng liêng và máu thịt... (Dẫn chứng bằng các câu thơ
minh hoạ).
- Vẻ đẹp gắn với những phong cảnh quê hương bình dị mà quen thuộc. Đó là
hiện thân của dáng hình, lối sống, khát vọng của nhân dân.
- Vẻ đẹp bao trùm hình tượng Đất Nước chính là vẻ đẹp hình tượng Đất Nước
Nhân Dân làm nên gương mặt giản dị thân thương mà sâu sắc.
- Vẻ đẹp gắn với truyền thống yêu nước, gắn với những chiến công hiển hách,
những hi sinh thầm lặng nhưng vĩ đại của biết bao thế hệ người dân.
=> Sự phát hiện thú vị và độc đáo của tác giả về Đất Nước trên các phương diện
địa lí, lịch sử, văn hoá với nhiều ý nghĩa mới: Muôn vàn vẻ đẹp của Đất Nước đều là
kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân, của những con người vô danh,
bình dị. Đất Nước từ nhân dân mà ra, do nhân dân mà có và nhờ nhân dân mà tồn tại.
2. Nghệ thuật
- Thể thơ tự do phóng túng .
- Sử dụng phong phú, đa dạng và đầy sáng tao chất liệu văn hoá dân gian làm
cho hình ảnh Đất Nước vừa gần gũi vừa thiêng liêng.
- Giọng thơ trữ tình - chính trị, mượt mà sâu lắng.
Kết bài:

Đoạn trích “Đất Nước” thuộc chương V của bản trường ca. Đây là chương hay
nhất tập trung những suy nghĩ cảm nhận mới mẻ về đất nước. Văn bản đã thể hiện một
cái nhìn mới mẻ về đất nước: Đất Nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát
vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước.
2.3. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
Bàn về Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng), có ý kiến cho rằng:
“Đất Nước của nhân dân” đã quy tụ mọi cách nhìn và đưa đến những phát hiện độc
đáo của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. Anh chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?

16


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Phúc Yên
Hướng dẫn trả lời
Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Trích dẫn ý kiến.
Thân bài:
1. Giải thích và đánh giá về ý kiến
Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” đã quy tụ mọi cách nhìn và đưa đến những
phát hiện độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước:
- Tư tưởng Đất Nước của nhân dân đã chi phối cách nhìn về Đất nước từ mọi
phương diện địa lí, lịch sử, văn hóa.
- Cái riêng biệt, độc đáo của đoạn thơ này là sự cảm nhận, phát hiện về Đất
Nước trong một cái nhìn tổng hợp, toàn vẹn, mang đậm tư tưởng nhân dân, sử dụng
phong phú các yếu tố của văn hóa, văn học dân gian một cách sáng tạo và rất thích hợp
với tư tưởng nhân dân của tác phẩm
=> Ý kiến cho rằng: “Đất Nước của nhân dân” đã quy tụ mọi cách nhìn và đưa
đến những phát hiện độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước” là hoàn toàn đúng.
2. Chứng minh làm sáng tỏ ý kiến

a) Cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước ở phần đầu bài thơ
- Đoạn thơ về Đất Nước bắt đầu một cách rất bình dị, tạo một sự gần gũi, thân
thiết mà không bắt đầu một cách trang trọng. Đất Nước ở ngay trong cuộc sống của
mỗi gia đình chúng ta. Đất nước là cái gần gũi, thân thiết, bình dị trong cuộc sống hằng
ngày của con người.
- Tiếp đó là sự cảm nhận Đất Nước từ các phương diện địa lý - lịch sử. Tác giả
khai thác các thành tố của Đất Nước. Việc tìm về từ gốc của từ Đất Nước là để khai
thác cách quan niệm có nét riêng biệt của dân tộc ta về khái niệm này. Ở trên chiều
rộng của không gian địa lí và chiều dài của thời gian lịch sử. Đất nước được cảm nhận
như sự thống nhất các phương diện văn hóa, truyền thống, phong tục, cái hàng ngày
và cái vĩnh hằng, trong đời sống mỗi cá nhân và cả cộng đồng…

17


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Phúc Yên
- Đến đây, ý thơ dẫn đến điểm tập trung những suy nghĩ, cảm xúc về Đất nước,
cũng là điểm mấu chốt của tư tưởng, phần một của bài:
“Trong anh và em hôm nay - Đều có một phần Đất Nước”
Đất nước không ở đâu xa mà kết tinh, hóa thân trong cuộc sống của mỗi con
người.
- Đoạn thơ kết thúc bằng một lời nhắn nhủ với thế hệ trẻ về trách nhiệm với đất
nước, tuy là đoạn thơ chính luận nhưng người đọc không cảm thấy là những lời “giáo
huấn” mà chỉ như một lời tự nhủ, tự dặn mình, chân thành, tha thiết…
Em ơi em, Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…
b) Sự thể hiện tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” ở phần 2 bài thơ
Tư tưởng Đất Nước của nhân dân là điểm qui tụ mọi cách nhìn về Đất nước

trong phần này, cũng là đóng góp của Nguyễn Khoa Điềm làm sâu sắc thêm ý niệm về
Đất nước của thơ chống Mĩ.
- Cách nhìn của tác giả về những thắng cảnh, về địa lí là một cách nhìn có chiều
sâu và là một phát hiện mới mẻ (đoạn đầu của phần hai, từ “những người vợ nhớ
chồng…” đến “Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…”). “Những cảnh quan thiên
nhiên kì thú (đá Vọng Phu, núi Con Cóc, núi Con Gà hay hòn Trống Mái v.v…) gắn
liền với con người, được tiếp nhận, cảm thụ qua tâm hồn và lịch sử dân tộc. Nếu không
có người vợ chờ chồng qua các cuộc chiến tranh và li tán thì cũng không có sự cảm
nhận về núi Vọng Phu, cũng như thế nếu không có truyền thuyết Hùng Vương dựng
nước thì cũng không thể có sự cảm nhận như vậy về vẻ hùng vĩ của vùng núi đồi xung
quanh đền vua Hùng… Đoạn thơ bằng cách qui nạp hàng loạt hiện tượng để đưa đến
một khái niệm sâu sắc: “Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi. Chẳng mang một
dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha. Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu
ta cũng thấy. Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…)

18


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Phúc Yên
- Khi nghĩ về bốn nghìn năm của Đất Nước, nhà thơ không điểm lại các triều
đại, các anh hùng nổi tiếng mà nhấn mạnh đến vô vàn những con người vô danh, bình
dị:
Có biết bao nhiêu người con gái con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết,
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất nước
Những con người vô danh và bình dị ấy đã giữ gìn và truyền lại cho các thế hệ
sau mọi giá trị văn hóa, văn minh tinh thần và vật chất của đất nước, của dân tộc: hạt

lúa, ngọn lửa, tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc, cả tên xã tên làng… Họ cũng là những
người khi “có ngoại xâm thì chống ngoại xâm, có nội thù thì vùng lên đánh bại”.
Trong từng tấc đất, từng di tích lịch sử, từng câu hò xứ sở, quan họ quê hương… đâu
đâu cũng hiện lên bóng dáng nhân dân - giá trị cao nhất trong mỗi giá trị - “Nhân dân
vô danh nhưng thật là vĩ đại - Họ đã làm ra mọi của cải giá trị vật chất tinh thần, làm ra
đất nước”.
- Mạch suy nghĩ của bài thơ dẫn đến tư tưởng cốt lõi. Điểm hội tụ và cũng là cao
điểm của cảm xúc trữ tình ở cuối đoạn trích này. “Đất nước này là Đất nước của Nhân
dân”. Và khi nói đến Đất nước của Nhân dân, một cách tự nhiên, tác giả trở về với
nguồn phong phú đẹp đẽ của văn hóa, văn học dân gian mà tiêu biểu là trong ca dao.
Vẻ đẹp tinh thần của nhân dân, hơn đâu hết, có thể tìm thấy ở đó trong ca dao, dân ca,
truyện cổ tích. “Đất nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại”. Trong cả
kho tàng ca dao, dân ca, ở đây tác giả chỉ chọn lọc ba câu để nói về ba phương diện
quan trọng nhất của truyền thống nhân dân, dân tộc: thật say đắm trong tình yêu (yêu
em từ thuở trong nôi) quý trọng tình nghĩa (quý công cầm vàng những ngày lặn lội)
nhưng cũng thật quyết liệt trong căm thù và chiến đấu (trồng tre đợi ngày thành gậy,
đi trả thù mà không sợ dài lâu…).

19


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Phúc Yên
- Chúng ta gặp lại cách vận dụng vốn ca dao dân ca một cách sáng tạo, không
lặp lại nguyên văn mà chỉ sử dụng ý và hình ảnh của câu ca dao, vẫn gợi nhớ đến câu
ca dao nhưng lại trở thành một câu, một ý thơ gắn bó trong mạch thơ của bài.
3. Bàn luận
- Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân thật ra đã có manh nha từ trong lịch sử xa
xưa. Những nhà tư tưởng lớn, những nhà văn lớn dân tộc đã từng nói lên nhận thức về
vai trò của nhân dân trong lịch sử (Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu).
Đến nền văn học hiện đại, được soi sáng bằng tư tưởng xã hội chủ nghĩa, bằng quan

điểm Mác-xít về nhân dân và nảy nở từ trong thực tiễn vĩ đại của cuộc cách mạng
mang tính nhân dân sâu sắc, văn học từ sau Cách mạng Tháng Tám đã đạt đến một
nhận thức sâu sắc về nhân dân và cảm hứng về đất nước mang tính dân chủ cao. (Thơ
ca kháng chiến chống Pháp là một ví dụ tiêu biểu.).
- Tư tưởng ấy được các nhà thơ trẻ chống Mỹ phát biểu một cách thấm thía qua
sự trải nghiệm của chính mình như những thành viên của nhân dân, cùng chia sẻ mọi
gian lao, hi sinh và được che chở, đùm bọc, nuôi dưỡng của nhân dân.
Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm góp thêm một thành công trong dòng thơ về
Đất nước thời chống Mỹ, làm sâu sắc thêm nhận thức về Nhân dân và Đất Nước.
Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề đã nghị luận.
2.4. So sánh văn học
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
(Sóng - Xuân Quỳnh)
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
20


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Phúc Yên
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời
(Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm)
Hướng dẫn trả lời
Mở bài:
Nêu vấn đề cần nghị luận

Thân bài:
1. Khái quát chung
- Xuân Quỳnh là một trong các nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các
nhà thơ thời chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng người phụ nữ khi yêu,
nhiều trắc ẩn - vừa hồn nhiên, tươi tắn lại vừa đằm thắm, chân thành.
“Sóng” là thi phẩm xuất sắc của Xuân Quỳnh rất tiêu biểu cho phong cách thơ
của chị. Bài thơ được trích trong tập “Hoa dọc chiến hào”.
- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng
chiến chống Mỹ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm hấp dẫn bạn đọc bởi sự kết hợp giữa xúc
cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam.
Đoạn trích Đất Nước trích từ phần đầu trường ca Mặt đường khát vọng.
2 . Cảm nhận về hai đoạn thơ
2.1. Đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh thể hiện cái tôi đầy khao khát.
- Khát vọng được hòa thành trăm con sóng nhỏ, khát vọng được tan thành trăm
con sóng nhỏ là khát vọng được cho đi và dâng hiến bởi có một nghịch lí trong tình
yêu là "Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi bạn dám mạnh dạn cho đi chứ không phải nắm
giữ thật chặt" (Christopher Hoare).
- Khát vọng muốn hòa nhập tình yêu của mình để ngàn năm còn vỗ . Đây là khát
vọng muốn được vĩnh cửu hóa, bất tử hóa tình yêu.
- Trong quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh ta thấy được một tư tưởng nhân
văn: "yêu và sự hiến dâng" (chữ "hiến dâng" không hiểu theo nghĩa thông tục). Tình
yêu của cá nhân không tách rời cộng đồng.

21


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Phúc Yên
- Đặt bài thơ trong hoàn cảnh năm 1968 khi đất nước đang có chiến tranh ta
càng hiểu một cách thấm thía và sâu sắc về tình yêu và những khát vọng của những
con người trong thời đại ấy.

Nghệ thuật: bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu, âm hưởng của
những con sóng biển; sử dụng phép nhân hóa, so sánh.
2.2. Đoạn thơ trong bài Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm là lời nhắn của bài
thơ về trách nhiệm của thế hệ trẻ với non sông đất nước.
- Câu thơ mở đầu được so sánh ngầm. Đất nước được ví như máu xương. Cách
ví von ấy thể hiện sự thiêng liêng và niềm tự hào mãnh liệt về đất nước. Đất nước là 1
phần không thể thiếu trong mỗi con người. Nó là 1 hồng cầu trong dòng máu lưu
chuyển dưỡng nuôi sự sống của mọi người.
- Điệp ngữ "phải biết" được nhắc lại hai lần như một mệnh lệnh, nhưng mệnh
lệnh này không khô khan cứng nhắc mà lại làm lay động trái tim con người.
+ "Gắn bó" là đoàn kết, đồng lòng; "san sẻ" là chia bùi sẻ ngọt.
+ Hóa thân là sự cống hiến, dâng hiến tuổi trẻ mình cho non sông, đất
nước.
- Có "gắn bó", "san sẻ", "hóa thân" thì mới làm nên được đất nước muôn đời.
Nói một cách khác, để đất nước và non sông mãi mãi trường tồn thì mỗi con người
phải biết đoàn kết, san sẻ, hóa thân.
* Nghệ thuật: giọng thơ chính luận;điệp ngữ "phải biết" được nhắc lại hai
lần đầy thiêng liêng ;ngôn ngữ thơ giản dị như lời nói từ trái tim truyền thông điệp đến
trái tim.
3. So sánh
- Giống nhau: tư tưởng của hai đoạn thơ đều là tư tưởng tình yêu và sự hiến
dâng. Khát vọng của hai bài thơ đều lớn lao và cao thượng.
- Khác nhau: Sóng là vẻ đẹp của tình yêu lứa đôi. Đất Nước là vẻ đẹp tình cảm
cá nhân của con người đối với tổ quốc. Sóng được diễn tả bằng thể thơ ngũ ngôn. Đất
Nước được diễn tả bằng thể thơ tự do.
Kết bài:
22


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Phúc Yên

Khẳng định lại vấn đề đã nghị luận.
VI. Bài tập tự làm
Câu 1
Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc
Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi.
(Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm)
Anh, chị hiểu hai câu thơ trên như thế nào? Hãy viết một bài văn ngắn trình bày
suy nghĩ của anh, chị đối với Đất Nước từ vấn đề trên.
Câu 2:
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…
(Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm)
Dựa vào ý thơ trên, anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về trách nhiệm của
thế hệ thanh niên ngày nay đối với đất nước.
Câu 3: Phân tích nghệ thuật sử dụng chất liệu văn hóa, văn học dân gian trong
đoạn trích Đất Nước (trích trường ca: Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.
Câu 4: So sánh hình tượng Đất Nước trong đoạn trích Đất Nước (trích trường
ca: Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm và hình tượng Đất Nước trong đoạn
trích Việt Bắc của Tố Hữu.
Câu 5: So sánh cảm hứng về đất nước trong hai bài thơ cùng tên của Nguyễn
Khoa Điềm và Nguyễn Đình Thi.
VII. Đánh giá kết quả thử nghiệm
1. Mục đích thử nghiệm
- Mục đích: Thử nghiệm là để kiểm tra hiệu quả của các biện pháp đã qua xây
dựng nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh THPT Phúc Yên khi tiếp thu
bài giảng. Từ đó kiểm tra, đánh giá mức độ đạt được của mục đích đã đưa ra.
- Nhiệm vụ:
23



Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Phúc Yên
+ Điều tra cơ bản để lựa chọn lớp thực nghiệm (TN), lớp đối chứng (ĐC) và
chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phục vụ cho công tác thử nghiệm.
+ Thống nhất với nhóm giáo viên cộng tác về phương pháp, nội dung thử
nghiệm và thực hiện giờ dạy theo đúng như kế hoạch đề ra.
+ Xử lí, phân tích kết quả và đánh giá các tiêu chí; từ đó nhận xét và rút ra kết
luận về tính hiệu quả của phương án dạy học đã xây dựng.
2. Đối tượng thử nghiệm
Chúng tôi lựa chọn đối tượng thử nghiệm là học sinh khối 12 của trường THPT
Phúc Yên với các lớp thử nghiệm và đối chứng như sau:
Lớp 12A2 (TN) với 12A3 (ĐC)
3. Phương pháp thử nghiệm
+ Điều tra khảo sát đặc điểm, tình hình dạy học ở 2 lớp chọn làm thử nghiệm và
tìm hiểu thông tin về lớp thử nghiệm, lớp đối chứng thông qua: trao đổi với giáo viên
giảng dạy trực tiếp; sử dụng phiếu phỏng vấn giáo viên và học sinh.
+ Thử nghiệm sư phạm được tiến hành song song giữa lớp đối chứng và lớp thử
nghiệm.
+ Trao đổi với các giáo viên cộng tác sau mỗi tiết dạy học ở lớp thử nghiệm và
đối chứng nhằm thu thập những nhận xét về tiết học đó.
+ Thu thập nhận xét của học sinh về giờ học thử nghiệm thông qua trao đổi sau
mỗi giờ học.
+ Tổ chức kiểm tra ở cả hai lớp thử nghiệm và đối chứng với cùng một đề, trong
cùng một thời gian.
+ Cùng giáo viên cộng tác tổng kết, phân tích và xử lí kết quả một cách khách
quan. Trên cơ sở kết quả thu được rút ra kết luận về đề tài đang ứng dụng.
4. Căn cứ để đánh giá kết quả thử nghiệm
- Về mặt định tính: chúng tôi dựa trên sự quan sát những biểu hiện tích cực của
học sinh trong giờ học, các căn cứ cụ thể là:

+ Học sinh tập trung chú ý, tự giác tham gia thực hiện các nhiệm vụ học tập hay
không.
24


×