Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Dạy học chủ đề Nitơ và hợp chất của nitơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.88 KB, 6 trang )

BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ CÂU HỎI/BÀI TẬP
ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Môn học: Hóa Học
Chủ đề: Nitơ – Photpho và hợp chất
1.Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ
Kiến thức
- HS nêu được vị trí nitơ, photpho trong bảng tuần hoàn, viết được cấu hình
electron nguyên tử của nguyên tố nitơ, photpho.
- HS nêu được cấu tạo phân tử, tính chất vật lý, liệt kê tính chất hoá học, trạng
thái tự nhiên, ứng dụng, phương pháp điều chế nitơ, photpho và hợp chất của
chúng.
- Học sinh viết được cấu tạo phân tử của amoniac.
- Học sinh giải thích được tính chất hóa học của các hợp chất
- HS biết cách phân biệt muối nitrat, muối photphat với muối khác
- HS biết nguyên tố dinh dưỡng nào cần thiết cho cây trồng, thành phần một số
loại phân bón hóa học thông thường, nhận biết một số loại phân bón hóa học, đánh
giá chất lượng của từng loại phân bón hóa học
Kĩ năng
- HS dự đoán tính chất, kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hoá học của
nitơ, photpho và hợp chất của chúng.
- HS viết được các phương trình hóa học dạng phân tử hoặc ion rút gọn thể hiện
tính chất hóa học
- HS phân biệt được amoniac với một số khí đã biết bằng phương pháp vật lí
hoặc hóa học.
- Giải bài tập về nitơ, photpho và hợp chất của chúng.
Phát triển năng lực
 Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
 Năng lực tính toán hóa học
 Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống



2. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho chủ đề
Loại câu
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
hỏi/bài tập
- Vị trí nitơ, photpho - HS dự đoán tính
Sự điện
trong bảng tuần hoàn, chất, kiểm tra dự
li
viết được cấu hình đoán và kết luận về
electron nguyên tử tính chất hoá học của
của nguyên tố nitơ, nitơ, photpho và hợp
chất của chúng.
Câu hỏi / photpho.
- Thành phần một
bài tập định - Cấu tạo phân tử,
tính
tính chất vật lý, tính số loại phân bón hóa
chất hoá học, trạng học thông thường,
nhận biết một số loại
thái tự nhiên, ứng
phân bón hóa học,
dụng, điều chế nitơ, đánh giá chất lượng
photpho và hợp chất của từng loại phân
của chúng.
bón hóa học

Vận dụng thấp


Vận dụng cao

- Viết các phương
trình hóa học dạng
phân tử hoặc ion rút
gọn thể hiện tính
chất hóa học
- Dự đoán phản
- Phân biệt muối ứng
nitrat, muối photphat
với muối khác

- Giải bài toán có
- Tính lượng các chất - Tính lượng các chất
- Giải bài toán hỗn áp dụng bảo toàn
Bài tập
trong phương trình trong chuỗi phương
hợp, bài toán có hiệu electron
định lượng phản ứng
trình phản ứng
suất
- Giải bài toán tạo
hỗn muối tùy tỉ lệ
- Giải thích các hiện - Giải thích các hiện
Bài tập
- Mô tả thí nghiệm,
Giải được bài tập
tượng thí nghiệm,
tượng thí nghiệm
thực hành / nhận xét các hiên

liên quan đến thực
viết phản ứng minh
liên quan đến hiện
thí nghiệm tượng thí nghiệm
tiễn.
họa
tượng thực tế


5. Hệ thống câu hỏi/bài tập theo các mức độ mô tả
A. Câu hỏi định tính
1. Mức độ biết:
Câu 1: Dãy nào dưới đây gồm các chất mà nguyên tố nitơ có khả năng vừa thể hiện
tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử?
A. N2, NO, N2O, N2O5
B. NH3, N2, NO, N2O
C. N2, NO, NH3, HNO3
D. NO, N2, N2O, N2O3
Câu 2: Công thức phân tử của photpho trắng là:
A. P
B. P2
C. P4
D. Pn
Câu 3: Chọn công thức đúng của magie photphua:
A. Mg3(PO4)3
B. Mg2P2O7
C. Mg2P3
D. Mg3P2
Câu 4: Đạm NH4Cl là:
A. Đạm amoni

B. Đạm nitrat
C. Đạm urê
D. A và B
Câu 5. Phân đạm cung cấp cho cây trồng loại nguyên tố:
A. Nitơ
B. Kali
C. Natri
D. Photpho
Câu 6. Phân lân cung cấp cho cây trồng loại nguyên tố:
A. Nitơ
B. Kali
C. Natri
D. Photpho
Câu 7: Tiêu chuẩn đánh giá phân đạm là tiêu chuẩn nào sau đây?
A. hàm lượng % nitơ có trong phân đạm
B. hàm lượng % phân đạm có trong tạp chất
C. khả năng bị chảy rữa trong không khí
D. có phản ứng nhanh với nước nên có tác dụng nhanh với cây trồng
2. Mức độ thông hiểu
Câu 1: Khí nitơ (N2) tương đối trơ về mặt hoá học ở nhiệt độ thường là do nguyên
nhân nào sau đây?
A. Phân tử N2 có liên kết cộng hoá trị không phân cực
B. Phân tử N2 có liên kết ion.
C. Phân tử N2 có liên kết ba rất bền vững.
D. Nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm VA
Câu 2: Dung dịch amoniac là một bazơ yếu là do:
A. Amoniac tan nhiều trong nước
B. Phân tử amoniac là phân tử có cực
C. Khi tan trong nước, một phần phân tử amoniac có khả năng phân li ra ion
OH

D. Khi tan trong nước, một phần phân tử amoniac kết hợp với nước tạo ra các
ion NH4+ và OHCâu 3. Phản ứng nào dưới đây cho thấy amoniac có tính khử?
A. NH3 + H2O  NH4+ + H2O
B. 2NH3 + H2SO4  (NH4)2SO
C. 8NH3 + 3Cl2  N2 + 6NH4Cl
D. FeCl2 + NH3 + H2O  Fe(OH)2 + 2NH4Cl
Câu 4: Cặp chất nào sau đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. Axit nitric và đồng (II) nitrat
B. Đồng (II) nitrat và amoniac


C. bari hidroxit và axit nitric
D. amoni nitrat và kali hidroxit
Câu 5. Phản ứng nào dưới đây không đúng?
A. 2KNO3 2KNO2 + O2
B. 2Cu(NO3)2  2CuO + 4NO2 + O2
C. 4AgNO3  2Ag2O + 4NO2 + O2
D. 4Fe(NO3)32Fe2O3+12NO2 + 3O2
Câu 6: Trong phản ứng giữa cặp chất nào dưới đây axit nitric thể hiện tính oxi hóa?
A. HNO3 + NaOH
B. HNO3 + FeO
C. HNO3 + CuO
D. HNO3 + CaCO3
3. Mức độ vận dụng thấp
Câu 1: Khí nitơ có thể được tạo thành trong phản ứng hoá học nào sau đây?
A. Đốt cháy NH3 trong oxi có mặt chất xúc tác platin
B. Nhiệt phân NH4NO2
C. Nhiệt phân NH4NO3
D. Nhiệt phân AgNO3
Câu 2. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

1. P + HNO3 (đ) t  .
2. Ag + HNO3 (đ) t 
3. NH4Cl + KOH t 
1:1
4. H3PO4 + Ca(OH)2 

t
5. Cu(NO3)2  
4. Vận dụng ở mức độ cao
Câu 1: Cho các cặp chất sau:
a) axit photphoric và natri hidroxit
b) kali photphat và canxi clorua
c) bạc nitrat và natri photphat
d) canxi hidroxit và canxi đihidrophotphat
e) axit photphoric và axit clohidric
g) axit photphoric và axit nitric
Có bao nhiêu cặp chất không thể cùng tồn tại trong một dung dịch ?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
B. Câu hỏi định lượng
1. Mức độ biết
Câu 1. Đốt cháy hết 15,5 gam photpho rồi hoà sản phẩm vào nước được 200 gam dung
dịch X. Nồng độ % của dung dịch X là:
A. 2,45 %
B. 24,5 %
C. 49 %
D. 98 %
Câu 2. Cho 100ml dung dịch KOH 1,5M vào 100ml dung dịch H3PO4 0,4M thu được

dung dịch X. Trong dung dịch X có các chất là:
A. KH2PO4 và K2HPO4
B. KH2PO4 và K3PO4
C. KH2PO4 và H3PO4
D. K3PO4 và KOH
2. Mức độ thông hiểu
Câu 1: Phân đạm có % nitơ cao nhất là:
A. amoni nitrat NH4NO3
B. amoni sunfat (NH4)2SO4
C. urê CO(NH2)2
D. kali nitrat KNO3
0

0

0

0


3. Vận dụng thấp
Câu 1. Cần lấy bao nhiêu lít khí N2 và H2 để điều chế được 13,44 lít khí NH 3? (Biết
các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và hiệu suất phản ứng là 20%)
Câu 2. Hoà tan 2,48 gam hỗn hợp Fe và Cu trong dung dịch HNO 3 (loãng) thu được
0,672 lit khí NO duy nhất (đktc).
a) Viết các phương trình hoá học xảy ra
b) Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Câu 3. Cho 5,9 gam hỗn hợp Cu và Al tác dụng với dung dịch HNO3 đặc dư đun nóng
thu được 8,96 lit khí NO2 duy nhất (đktc).
a) Viết các phương trình hoá học xảy ra

b) Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Câu 4. Hoà tan hết a gam Cu trong dung dịch HNO 3 loãng thì thu được 1,12 lit hỗn
hợp khí NO và NO2 ở đktc, có tỉ khối so với H2 là 16,6. Tìm a?
Câu 5. Đem nung một khối lượng Cu(NO3)2 sau một thời gian dừng lại, làm nguội, rồi
cân thấy khối lượng giảm 0,54g. Vậy khối lượng muối Cu(NO3)2 đó bị nhiệt phân là:
A. 0,5g.
B. 0,49g
C. 9,4g
D. 0,94g
Câu 6: Cho 44g dung dịch chứa NaOH 10% tác dụng với 10 gam dung dịch H 3PO4
39,2%. Muối nào sau đây thu được sau phản ứng:
A. NaH2PO4
B. NaH2PO4, Na2HPO4
C. Na2HPO4
D. Na2HPO4, Na3PO4
4. Vận dụng cao
Câu 1. Hoà tan hoàn toàn 19,2 gam kim loại M trong dung dịch HNO 3 dư thu được
6,72 lit (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và NO có tỉ lệ thể tích là 3 :1. Xác định M.
Câu 2. Nhiệt phân hỗn hợp 2 muối KNO3 và Cu(NO3)2 có khối lượng 106,9 gam. Khi
phản ứng hoàn toàn thu được một hỗn hợp khí có M = 40,4. Tính khối lượng mỗi muối
trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 3. Nén một hỗn hợp khí gồm 2 mol nitơ và 7 mol hidro trong một bình phản ứng
có sẵn chất xúc tác thích hợp và nhiệt độ của bình được giữ không đổi ở 450 0C. Sau
phản ứng thu được 8,2 mol hỗn hợp khí. Tính hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3
Câu 4. Cho tan hoàn toàn 58g hỗn hợp A gồm Fe, Cu, Ag trong dung dịch HNO 3 2M
thu được 0,15 mol NO, 0,05 mol N 2O và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D, khối lượng
muối khan thu được là:
A. 89,8 g
B. 110,7 g
C. 116,9 g

D. 120,4 g
Câu 5. Cho 13,5 gam nhôm tác dụng vừa đủ với 0,8 lit dung dịch HNO 3, phản ứng tạo
ra muối nhôm và một hỗn hợp khí gồm NO và N 2O (không có sản phẩm khử khác).
Tính nồng độ mol/l của dung dịch HNO3. Biết tỉ khối hơi của hỗn hợp khí đối với
hidro bằng 19,2.
Câu 6. Oxi hóa hoàn toàn 6,2 gam photpho trong khí oxi dư. Cho toàn bộ sản phẩm
vào 200 ml dung dịch NaOH 2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung
dịch X. Tính khối lượng muối trong X.
Câu 7. Hòa tan 9,6 gam Cu vào 180 ml dung dịch hỗn hợp HNO 3 1M và H2SO4 0,5M,
kết thúc phản ứng thu được V lít (ở đktc) khí không màu duy nhất thoát ra, hóa nâu
ngoài không khí. Tính V.


C. Bài tập thực hành/ thí nghiệm
1. Mức độ biết
Câu 1: Hiện tượng gì xảy ra khi nhúng hai đũa thuỷ tinh vào hai bình đựng dung dịch
HCl đặc và dung dịch NH3 đặc, sau đó đưa hai đầu đũa thuỷ tinh lại gần nhau?
Câu 2: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta
đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hoà. Khí X là khí nào?
Câu 3: Để nhận biết ion NO3- người ta thường dùng Cu và dung dịch H 2SO4 loãng và
đun nóng, bởi vì:
A. Tạo ra khí có màu nâu.
B. Tạo ra dung dịch có màu vàng.
C. Tạo ra kết tủa có màu vàng.
D. Tạo ra khí không màu hoá nâu trong không khí.
2. Mức độ thông hiểu
Câu 1: Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí
NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng:
(a) bông khô.
(b) bông có tẩm nước.

(c) bông có tẩm nước vôi.
(d) bông có tẩm giấm ăn.
Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là
A. (d)
B. (c)
C. (a)
D. (b)
Câu 2. Để phân biệt hai chất rắn NaNO 3 và Na3PO4, có thể dùng thuốc thử nào sau
đây?
A. Dung dịch AgNO3
B. Dung dịch AgCl
C. Dung dịch HCl
D. Dung dịch KNO3
3. Vận dụng thấp
Câu 1. Hiện tượng nào dưới đây không đúng?
A. Dung dịch NH3 làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng và quỳ tím
chuyển xanh
B. Dẫn khí amoniac vào bình chứa khí clo, amoniac bốc cháy tạo khói trắng
C. Thổi NH3 qua CuO màu đen, thấy xuất hiện chất rắn màu đỏ
D. Thêm NH3 dư vào dung dịch CuSO4 xuất hiện kết tủa xanh
Câu 2: Có 4 lọ mất nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch: NH 3, (NH4)2SO4, NH4Cl,
Na2SO4. Hãy chọn trình tự tiến hành để nhận biết các dung dịch trên.
A. dùng phenol talein, dùng dung dịch Ba(OH)2
B. Dùng quỳ tím, dùng dung dịch Ba(OH)2
C. dùng quỳ tím, dùng dung dịch HNO3
D. A và B đúng
Câu 3: Có bốn lọ không dán nhãn đựng các hoá chất riêng biệt sau đây: Na2SO4,
NaNO3, Na2S, Na3PO4. Trình bày phương pháp phân biệt mỗi lọ:
4. Vận dụng cao
Câu 1: Chỉ dùng một kim loại, có thể phân biệt các dung dịch muối: NH 4NO3,

(NH4)2SO4, K2SO4. Kim loại đó là kim loại nào sau đây?
A. K
B. Fe
C. Cu
D. Ba



×