Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận Giải quyết vụ tranh chấp, khiếu nại, về đất đai giữa các hộ dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.27 KB, 17 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Tranh chấp, khiếu nại về đất đai là một hiện tượng xã hội xảy ra trong
quá trình quản lý và sử dụng đất đai, nó mang nội dung kinh tế xã hội sâu
sắc. Ở nước ta trong những năm gần đây tình hình tranh chấp, khiếu nại về
đất đai diễn biến rất phức tạp. Bên cạnh những vụ tranh chấp, khiếu nại về
đất đai thông thường trong những năm qua còn xuất hiện những vụ việc
khiếu kiện đông người, phức tạp, vượt cấp, kéo dài. Ở một số địa phương từ
những nguyên nhân tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai đã dẫn đến các
“điểm nóng” gây phức tạp về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Chính vì vậy giải quyết tranh chấp, khiếu nại là một trong những nội dung
quan trọng trong quản lý Nhà nước về đất đai đòi hỏi các cấp, các ngành
cùng tham gia giải quyết và giải quyết một cách dứt điểm, có hiệu quả.
Với những lý luận đã được học qua khoá học bồi dưỡng kiến thức
quản lý hành chính Nhà nước kết hợp với những vấn đề đã và đang nẩy sinh
trong thực tiễn của đời sống xã hội, em xin được đề cập đến một vấn đề
mang tính thời sự đó là “Giải quyết vụ tranh chấp, khiếu nại về đất đai giữa
các hộ dân ở tỉnh HH”
Mục đích chọn đề tài là nhằm đề cập đến những bất cập trong việc ra
quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước và thiếu sót trong quá trình giải
quyết khiếu nại, tố cáo. Qua đó đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục
những thiếu sót trong việc ra quyết định của cơ quan Nhà nước, trong việc
quản lý nhà nước về đất đai. Do thời gian có hạn và hiểu biết chưa sâu rộng
nên trong tiểu luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô trong Học viện hành chính Quốc gia
nhằm giúp em hoàn thiện tốt hơn tiểu luận của mình.
I. CÂU CHUYỆN TÌNH HUỐNG:
1


1.1. Hoàn cảnh ra đời của câu chuyện tình huống:
Sau năm 1975, đất nước ta đi vào công cuộc xây dựng và phát triển


đất nước. Trải qua nhiều giai đoạn cách mạng, chúng ta có nhiều vấn đề
thuộc lịch sử để lại nhất là vấn đề nhà đất. Hệ thống pháp luật quy định về
quản lý đất đai chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, Nhà nước ta còn thiếu những
quy định cụ thể về quản lý nên các nhà chức năng còn lúng túng trong công
tác quản lý đất đai. Bước sang thời kỳ đổi mới, để tiến hành công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, việc giải phóng mặt bằng thu hồi đất đai diễn ra ở khắp
khu vực thành thị và nông thôn đã tác động đến đời sống và sinh hoạt của
nhân dân. Mặt khác do tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường, giá bất
động sản ngày càng tăng, việc giải quyết những tranh chấp, khiếu nại về đất
đai của các cơ quan chức năng thiếu dân chủ, công bằng lại không nhất quán
gây ra những bất bình trong nhân dân.
2. Diễn biến câu chuyện tình huống:
Năm 1980, khi còn làm việc tại UBND tỉnh HH ông Nguyễn Mạnh
Hùng làm đơn gửi UBND thị xã HH đề nghị được cấp đất làm nhà để ổn
định cuộc sống khi sắp đến tuổi nghỉ hưu. Nguyện vọng của ông đã được ủy
ban nhân dân (UBND) thị xã tỉnh HH chấp thuận và tạm cấp cho ông mảnh
đất có diện tích 281,4 m2 đất tại xóm 5 xã Bình Minh (nay là tổ 15 phường
Bình Minh) theo Quyết định số 129/QĐ-UB ngày 25/12/1980. Năm 1984,
gia đình ông Nguyễn văn Trung được UBND thị xã tạm cấp mảnh đất có
diện tích 250 m2 giáp với mảnh đất nhà ông Hùng về phía Tây cũng tại địa
chỉ trên theo Quyết định số 305/VP-UB ngày 12/5/1985. Khi giao hai lô đất
trên cho hai gia đình, các cơ quan chức năng không lập biên bản giao nhận
đất, không cắm mốc giới hay xác định vật làm mốc, không vẽ sơ đồ hiện
trạng sử dụng. Ngày 30/7/1988, ông Trung chuyển nhượng cho gia đình ông
Dũng và bà Thơ quyền sử dụng mảnh đất này. Việc chuyển nhượng chỉ là

2


văn bản viết tay, không có xác nhận của chính quyền địa phương và không

làm thủ tục sang tên trước bạ.
Tháng 10/1996, ông Hùng có đơn khiếu nại lên UBND phường về con
mương thoát nước. UBND phường đã tổ chức họp nhân dân trong khu vực
bàn biện pháp giải quyết nhưng ông nguyễn Mạnh Hùng không nhất trí về
biện pháp mà UBND phường và tổ dân phố đề ra.
Ông nguyễn Mạnh Hùng tiếp tục khiếu nại quyết định của UBND
phường lên UBND thị xã. Sau khi xem xét thực tế sử dụng đất cùng ý kiến
của gia đình ông Hùng và ông Dũng, đồng thời tiếp thu những kiến nghị,
biên bản họp tổ dân phố, ý kiến của phường, UBND thị xã tỉnh HH đã ra
quyết định số 187/QĐ-UB ngày 30/12/1996 về việc giải quyết đơn khiếu nại
của ông nguyễn Mạnh Hùng. Nội dung xác định danh giới đất giữa hộ nhà
ông Hùng và ông Dũng là đường thẳng nối từ cây dừa (hiện thuộc phần đất
của ông Hùng sử dụng) tới mép hàng rào con mương thoát nước nhà Bà
Khang (hộ liền kề với nhà ông Hùng và ông Dũng), đồng thời yêu cầu ông
Dũng và bà Khang chịu kinh phí cải tạo con mương để không gây ô nhiễm
môi trường nữa. Quyết định này đã được các ngành chức năng của UBND
thị xã, UBND phường, tổ dân phố và gia đình ông Dũng, bà Khang đồng
tình và phối hợp tổ chức thực hiện.
Tuy nhiên, gia đình ông Hùng vẫn không đồng ý với quyết định
187/QĐ- UB) và tiếp tục khiếu nại. Ngày 12/6/1997, UBND thị xã HH tiếp
tục giải quyết khiếu nại của gia đình ông Hùng bằng quyết định số 134/QĐUB với nội dung Chấp nhận chiều rộng lô đất của ông Hùng là 16 m, trong
đó có 1,3 m nằm trên đất nhà ông Dũng. Như vậy phải điều chỉnh lại danh
giới đất giữa nhà ông Hùng và ông Dũng sang phía đất nhà ông Dũng 1,3 m.
Ông Dũng không nhất trí với quyết định 187/QĐ-UB của UBND thị xã và
gửi đơn lên UBND tỉnh HH. Để giải quyết đơn khiếu nại của ông Dũng,
UBND tỉnh HH đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức đi kiểm tra,
3


xác minh. Ngày 28/9/1999, UBND tỉnh HH đã ban hành Quyết định số

708/QĐ-UB-NL1 hủy bỏ Quyết định số 187/QĐ-UB công nhận Quyết định
số 193/QĐ-UB của UBND thị xã HH và yêu cầu các cơ quan, cá nhân có
liên quan thực hiện nghiêm chỉnh Quyết định số 193/QĐ-UB của UBND thị
xã HH.
Gia đình ông Hùng cũng đã chấp thuận quyết định của UBND tỉnh
HH và thôi làm đơn khiếu nại nữa.
Sau gần 3 năm chính quyền các cấp ở địa phương, các cơ quan quản
lý Nhà nước, các tổ chức đoàn thể cơ sở cùng tham gia vụ việc mới được
giải quyết kết thúc quá trình khiếu nại kéo dài của gia đình ông Hùng.
II. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG:
2.1. Mục tiêu cần đạt được khi giải quyết tình huống:
Vai trò của chính quyền cơ sở mà cụ thể ở đây là UBND phường Bình
Minh, các tổ chức đoàn thể ở phường như: Mặt trận tổ quốc, đoàn thanh
niên, tổ dân phố... trong việc giải thích, thuyết phục gia đình ông Hùng và
ông Dũng giải quyết bằng đối thoại, hòa giải. Trách nhiệm của chính quyền
và các đoàn thể của phường trong việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi
gây ô nhiễm môi trường, hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng đất đai khi
chuyển nhượng quyền sử dụng mà không thực hiện đúng pháp luật của các
hộ dân, trong việc giám sát thực hiện các cam kết đã ký.
Việc giải quyết dứt điểm khiếu nại của các hộ dân về đất đai là góp
phần tạo lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đồng thời tránh
được tình trạng dân khiếu kiện vượt cấp. UBND thị xã đã không giải quyết
dứt điểm, cương quyết khi công dân có khiếu kiện lần đầu, đồng thời ra
quyết định quản lý hành chính vi phạm về yêu cầu hợp lý và hợp pháp.
UBND thị xã HH cũng đặt ra yêu cầu đối với công tác quản lý cán bộ
trong việc giải quyết khiếu nại lần đầu của công dân nhằm giữ nghiêm kỷ

4



cương phép nước đồng thời cũng góp phần bảo đảm công bằng xã hội, bảo
vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước và của công dân.
2.2. Những căn cứ pháp lý để xử lý tình huống:
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến lĩnh vực đất đai đặc biệt từ
khi chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới, Nghị quyết của đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VII khẳng định: “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, các hộ gia
đình, cá nhân được giao đất dụng ổn định, lâu dài, được chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất”. Các đường lối, chủ
trương về đất đai của Đảng được tiếp tục đề ra trong Nghị quyết Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nghị quyết ban chấp hành Trung ương lần thứ 4
(khóa VIII) về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (ngày 29/12/1997),
Nghị quyết của Bộ chính trị về phát triển nông nghiệp và nông thôn (ngày
10/ 01/1998) và gần đây nhất là Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần
thứ năm (khóa IX) về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.
Các nghị quyết đó đã đề ra nhiều chính sách cụ thể về quản lý Nhà nước đối
với đất đai như: việc khẩn trương giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, cho phép các hộ gia đình chuyển đổi đất đai khắc phục tình trạng
manh mún về đất, khẳng định lại vấn đề hạn điền và thời hạn giao đất, đề ra
chủ trương cho thuê đất và việc sử dụng đất... Để thể chế hóa đường lối, chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đất đai, Nhà nước ta đã ban
hành các quy phạm pháp luật về đất đai như Luật đất đai năm 1988, Luật sửa
đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1993, 1998, 2001 và năm
2004 cùng với nhiều văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra một hệ thống quy
phạm pháp luật đất đai.
Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền, nghĩa vụ cơ bản có tính
chất chính trị và pháp lý của nhân dân, thể hiện nguyên tắc quyền lực thuộc
về nhân dân, một trong những nội dung quan trọng của Nhà nước pháp
5



quyền. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc “lấy dân làm gốc” vì vậy
ngay từ khi thành lập nước, chủ tịch hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh về thành
lập Ban thanh tra. Qua nhiều kỳ đại hội của Đảng cộng sản Việt Nam đều
nhấn mạnh công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Nhà nước ban
hành hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật về giải quyết khiếu nại tố
cáo của công dân như: Hiến pháp năm 1992, pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của
công dân năm 1991, luật khiếu nại tố cáo 1998, luật sửa đổi bổ sung một số
điều của Luật khiếu nại tố cáo 2004, 2005
Từ khi Luật đất đai ban hành năm 1998 và năm 1993, công tác hòa
giải khi có tranh chấp đã được quy định trong một chế định riêng biệt. Đến
luật đất đai năm 2003, Điều 135 đã quy định cụ thể hơn về công tác hòa giải
tranh chấp đất đai:
“Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc
giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở
Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì
gửi đơn đến UBND xã ,phường thị trấn nơi có tranh chấp. UBND xã
phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với mặt trận tổ quóc Việt Nam và
các tổ chức thành viên của mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hòa giải
tranh chấp đất đai...”
Quy định này đã thể hiện chủ trương đúng đắn của Nhà nước ta là khi
có tranh chấp đất đai được phát sinh trong nhân dân thì trước hết các bên tự
thương lượng hòa giải với nhau thông qua việc gặp gỡ, trao đổi nguyên nhân
dẫn đến mâu thuẫn, tính đúng sai thuộc về mỗi bên và tìm ra phương án giải
quyết. Nếu thực hiện tốt điều đó không những giữ được tình làng, nghĩa
xóm, bảo đảm được sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư
mà còn tránh được tình trạng khiếu kiện xẩy ra. Trong trường hợp các bên
tranh chấp không thể tự hòa giải hoặc đã tiến hành hòa giải nhưng không đạt
kết quả thì các bên tranh chấp có quyền gửi đơn đến UBND phường, xã , thị
6



trấn nơi có tranh chấp để yêu cầu tổ chức hòa giải. Như vậy việc tranh chấp
lúc này đã có sự can thiệp của chính quyền, đoàn thể nhân dân. Căn cứ vào
tính chất, mức độ tranh chấp giữa các bên mà UBND cấp xã chủ trì, phối
hợp với Ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông
dân, hội cựu chiến binh cùng cấp hoặc giao các đoàn thể nhân dân, trưởng
thôn, trưởng ấp, trưởng bản tổ chức việc hòa giải.
Tại Điều 16 và Điều 100 của Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998, được
sửa đổi bổ sung năm 2004, 2005 cũng đã quy định rõ Nhà nước nghiêm cấm
lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vu khống, gây rối trật tự, gây
thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Do lịch sử đất nước ta trải qua nhiều cuộc chiến tranh, hòa bình lập
lại, nhân dân và chính quyền phải tập trung vào nhiều nhiệm vụ khôi phục
đất nước, phát triển kinh tế, công tác quản lý đất đai, đặc biệt là việc điều tra
khảo sát, đo đạc đánh giá phân hạng, lập bản đồ địa chính gặp nhiều khó
khăn và bị buông lỏng, việc giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất còn nhiều
bất cập dẫn đến khó khăn trong việc quản lý và giải quyết các tranh chấp
trong thực tế. Do vậy trong quá trình giải quyết các tranh chấp về đất đai,
một mặt vừa phải đảm bảo tính pháp lý, mặt khác phải hết sức tôn trọng yếu
tố lịch sử trong quá trình giải quyết tranh chấp mới đảm bảo được quyết định
xử lý vừa có lý, vừa có tình, thuyết phục được nhân dân.
2. 3. Phân tích và xử lý tình huống:
Xét nguồn gốc sử dụng đất:
- Đất của ông Hùng: Được UBND thị xã tạm cấp tại quyết định số 129
QĐ/UB ngày 25/12/1980 với diện tích 281,4 m2 (17,6 m x 16 m), không ghi
giáp giới các phía, không có biên bản định vị đất. ông Hùng sử dụng ổn định
từ năm 1980 đến năm 1996 thì có đơn khiếu nại.
- Đất của gia đình ông Dũng: Lô đất này trước đây của ông Trung
được UBND thị xã tạm cấp theo Quyết định 305/ VP-UB ngày 12/5/1985
7



với diện tích 250 m2 (25 m x 10 m). Đến năm 1987 ông Trung chuyển
nhượng lại cho ông Dũng, hai hộ gia đình tự thỏa thuận với nhau tại giấy
giao nhận đất và nhà ngày 30/7/1988 (nhưng chưa làm thủ tục theo quy
định) diện tích đất chuyển nhượng là 250 m2. Ông Dũng sử dụng ổn định từ
đó đến nay.
Biến động về diện tích đất sử dụng từ trước đến nay:
Các quyết định cấp đất ban đầu cho các hộ gia đình không ghi rõ mốc
giới. Trong quá trình sử dụng đất, các hộ liền kề cũng không cắm mốc phân
định danh giới, mương tiêu nước bẩn của khu vực này cũng chưa nằm trong
quy hoạch, vì vậy việc đo đạc lại bản đồ địa chính qua các năm của các hộ
này so với quyết định cấp đất có diện tích tăng, giảm khác nhau.
Việc này có nhiều nguyên nhân, trước đây trong công tác quản lý đất
đai còn lỏng lẻo, độ chính xác chưa cao, dụng cụ đo đạc chủ yếu bằng thủ
công, giá trị kinh tế của lô đất chưa cao, ngoài ra cũng có nguyên nhân lấn
chiếm đất của các hộ liền kề.
Theo bản đồ địa chính năm 1984, lô đất của ông Hùng có diện tích
299 m2. Nhưng theo bản đồ năm 1996 (trước khi có tranh chấp) có sự biến
động diện tích 243,8 m2.
Diện tích lô đất nhà ông Dũng theo bản đồ năm 1984 là 290 m 2, bản
đồ năm 1996 là 209,26 m2.
Năm 1989, địa phương mở rộng con đường, các hộ dân phải lùi vào
để mở đường nên diện tích đất của các hộ dân so với bản đồ năm 1984 đều
nhỏ hơn theo quyết định cấp đất. Tuy vậy do công tác quản lý đất đai yếu
kém nên không có chứng cứ nhất quán ghi nhận diện tích dất mỗi hộ mất đi
do việc mở đường.
* Khi có đơn khiếu nại của ông Hùng UBND phường đã nhiều lần tổ
chức hòa giải nhưng không thành, sau đó ông Hùng đã liên tiếp gửi đơn
khiếu nại đến UBND thị xã.

8


Ngày 30/12/1996 UBND thị xã đã ban hành quyết định số 187/QĐUB về việc giải quyết khiếu nại của ông Hùng với nội dung:
- Phân định danh giới đất giữa hộ ông Hùng và ông Dũng như sau:
Lấy mép cây dừa làm vật chuẩn và mép hàng rào mương tiêu nhà Bà Khang
kéo một đường thẳng, phía đông là đất ông Hùng, phía tây là đất ông Dũng,
bà Khang.
- Cải tạo con mương thoát nước rộng 0,5 m chạy suốt phần đất nhà bà
Khang và ông Dũng (giáp đất nhà ông Hùng) do ông Hùng và bà Khang bỏ
kinh phí và đứng ra tổ chức cải tạo để không gây ô nhiễm môi trường.
Đã có một số cuộc họp giữa các ngành chức năng của thị xã, của
UBND phường, tổ dân phố, gia đình nhà ông Lý, ông Dũng để tổ chức thực
hiẹn Quyết định 187/QĐ-UB của UBND thị xã, quy nhiên ông Hùng vẫn
không nhất trí và do có khó khăn về kinh tế nên ông Dũng cũng chưa khiển
khai được việc cải tạo con mương. ông Hùng vẫn tiếp tục có khiếu nại đòi
được đo lại đất và di dời cột mốc.
Việc giải quyết trang chấp đất đai giữa ông Hùng và ông Dũng bằng
Quyết định 187/QĐ-UB ngày 30/12/1996 của UBND thị xã giải quyết phân
định danh giới đã ổn định từ khi hộ bắt đầu sử dụng đất (năm 1980) cho đến
năm 1996 là hợp lý vừa phù hợp với chủ trương của Nhà nước, vừa phù hợp
với thực tế của địa phương. Thực tế quyết định này đã được sự đồng tình cao
của Chi bộ Đảng, cán bộ và nhân dân trong khối phố, UBND phường và các
cơ quan chức năng của tỉnh.
Xác định ranh giới đất giữa các hộ trên cơ sở căn cứ vào hồ sơ và thực
trạng quá trình sử dụng đất đảm bảo tôn trọng tính pháp lý, tính lịch sử và ý
kiến của quần chúng nhân dân trong vùng. Do điều kiện lịch sử để lại, các
hộ khi nhận đất không có biên bản bàn giao đất thực địa với cán bộ địa
chính, không xác định tọa độ, sử dụng đất trên văn bản nên không đủ căn cứ
để xác định việc các hộ được giao đất có đúng diện tích được sử dụng hay

9


không. Vì vậy việc giải quyết khiếu nại không nên đặt vấn đề đo lại đất từng
hộ để bù trừ đất trong hoàn cảnh danh giới sử dụng đất của các hộ đã ổn
định từ khi có quyết định giao đất (năm 1980) cho đến khi có khiếu nại (năm
1996).
Trong thực tế tại các địa phương, diện tích đất các hộ sử dụng không
phù hợp với quyết định cấp đất ban đầu là khá phổ biến, nhất là các hộ sử
dụng đất từ trước năm 1998. Vì vậy nếu đặt vấn đề giải quyết tranh chấp
bằng phương pháp đo lại để điều chỉnh địa giới cho đúng với giấy tờ, quyết
định cấp đất, không tôn trọng danh giới ổn định của các hộ đã có từ trước
của Luật đất đai năm 1988 sẽ gây ra xáo trộn, mất ổn định toàn khu vực và
gây bất bình trong nhân dân. Mặt khác hiện nay Nhà nước cũng không có
chủ trương điều chỉnh đất đang sử dụng ổn định của các hộ mà chỉ xem xét
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cơ sở đất đang sử dụng ổn định,
có nguồn gốc hợp pháp phù hợp với quy hoạch. Vì vậy việc ông Hùng vẫn
tiếp tục có khiếu nại đòi được đo lại đất và di dời cột mốc là không có căn
cứ.
* Ngày 12/6/1997 UBND thị xã lại có Quyết định số 134/QĐ-UB về
việc giải quyết khiếu nại của ông Hùng, nội dung quyết định ghi: “Chấp
nhận chiều rộng lô đất của ông Hùng là 16 m trong đó có 1,3 m nằm trên đất
của ông Dũng...”. Theo quyết định này thì phải điều chỉnh danh giới sử dụng
đất giữa ông Hùng và ông Dũng sang đất nhà ông Dũng hiện nay là 1,3 m
(diẹn tích phần đất này là: 1,3 m x 7, 6 m = 9, 88 m2). Ông Mạnh không
nhất trí và có đơn khiếu nại đến UBND tỉnh và các cơ quan chức năng của
tỉnh
Xác định tính chất pháp lý của quyết định 134/QĐ-UB ngày 2/7/1997
của UBND thị xã:
Trước đây theo quy định tại điều 13, điều 15 Pháp lệnh giải quyết

khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991 và điều 38 Luật đất đai năm 1993
10


thì sau khi UBND thị xã đã có Quyết định giải quyết khiếu nại số 187/QĐUB, nếu các hộ còn khiếu nại tiếp thì thẩm quyền ra quyết định giải quyết
tiếp theo phải thuộc UBND tỉnh. Vì vậy việc UBND thị xã ban hành tiếp
quyết định giải quyết khiếu nại số 134/QĐ-UB là không đúng trình tự và sai
thẩm quyền.
Nội dung Quyết định số 134/QĐ-UB cũng còn nhiều mâu thuẫn như
đã nếu ở trên. Giả sử 1,3 m đất dôi ra của nhà ông Dũng vì căn cứ lịch sử và
bản đồ địa chính năm 1984 không thuộc đất của ông Hùng phải cắt cho ông
Hùng thì chỉ giải quyết bằng hoà giải và đi đến thoả thuận giữa hai bên,
chính quyền địa phương chỉ giám sát chứ không thể ra Quyết định. Giả sử
1,3 m đất dôi ra là của Nhà nước vì không nằm trong diện tích đất được sử
dụng của nhà ông Dũng hay ông Hùng thì vào thời điểm này UBND thị xã
không có thẩm quyền cấp đất ở đô thị. Một điểm nữa là về phần căn cứ có
nêu: “phần đất dôi ra ở vườn ông Dũng không nằm trong quy hoạch vườn
ông Hùng” nhưng điều 1 của Quyết định lại nêu “chấp nhận chiều rộng lô
đất ông Hùng từ hộ bà Hường ở phái Đông đến phái Tây dọc đường xóm là
16 m, trong đó có 1,3 m nằm trên đất nhà ông Dũng...”
Như vậy là quyết định số 134/QĐ-UB của UBND thị xã trên thực tế
không có giá trị pháp lý, không có căn cứ để thực hiện.
* Ngày 13/3/1998 UBND tỉnh có công văn số 237/CV-UB yêu cầu
UBND thị xã thực hiện nghiêm túc Quyết định số 134/QĐ-UB và đề nghị
phải thực hiện xong trước ngày 17/12/1998. Nhưng quyết định này không
thể thực hiện được do tổ dân phố, UBND phường không đồng tình, không
hợp lòng dân.
Ngày 03/4/1998, đồng chí Bí thư Thị ủy đã có công văn gửi UBND
tỉnh với nội dung: Giải quyết theo Quyết định 134 là không thỏa đáng, gia
đình ông Dũng và nhân dân phản ứng là có căn cứ, nếu cưỡng chế thực hiện

sẽ gây hậu quá xấu, cán bộ nhân dân sở tại sẽ cho rằng “mềm nắn, rắn
11


buông” không nghe ý kiến của dân, theo phản ánh một số người sẽ làm đơn
kiến nghị lên trên càng thêm rắc rối... đồng thời đề nghị tỉnh thẩm định và
xử lý giải quyết vụ việc. Tuy nhiên đồng chí chủ tịch UBND thị xã vẫn giữ
quan điểm giải quyết của mình tại Quyết định 134/QĐ-UB.
Diện tích tranh chấp không lớn nhưng trong quá trình giải quyết khiếu
nại của địa phương các văn bản không thống nhất thậm trí mâu thuẫn trái
ngược nhau như Quyết định 187/QĐ- UB và quyết định số 134/QĐ-UB của
UBND thị xã, tư tưởng chờ cấp trên giải quyết dẫn đến nhiều lần tổ chức
hòa giải nhưng không thành, biến tranh chấp nhở trở thành khiếu kiện gay
gắt, kéo dài trở thành vấn đề nhức nhối, gây mất đoàn kết, mất quan hệ tình
làng nghĩa xóm, gây mất trật tự an ninh công cộng.
Do không giải quyết dứt điểm, ông Hùng cùng nhiều người trong gia
đình tiếp tục gửi đơn khiếu kiện đi các nơi với thái độ gay gắt, làm giảm uy
tín của lãnh đạo, gây mất lòng tin của nhân dân vào các cơ quan quản lý Nhà
nước.
2.4. Phương án, biện pháp giải quyết tình huống:
UBND tỉnh giao cho Sở tài nguyên môi trường xác minh, nghiên cứu
hồ sơ địa chính, các tài liệu có liên quan, thực trạng sử dụng đất của các hộ,
làm việc với lãnh đạo HDND và UBND phường, tổ dân phố. Ngày
26/3/1999, Sở tài nguyên môi trường có công văn cho UBND tỉnh tham mưu
quan điểm và phương pháp giải quyết như sau:
- Việc giải quyết phải trên cơ sở tôn trọng tính pháp lý, tính lịch sử và
ý kiến của đa số cán bộ nhân dân .
- Chỉ xem xét việc đào mương thoát nước làm sụt móng và gây ô
nhiếm môi trường, xác định danh giới sử dụng đất giữa hai hộ liền kề, không
đặt vấn đề do đạc lại diện tích theo Quyết định cấp đất như đề nghị của ông

Hùng vì cho rằng việc sử dụng đất có từ năm 1980 và diện tích đất thừa hay
thiếu so với Quyết định cấp đất là do lịch sử để lại, sự chênh lệch về diện
12


tích sử dụng thực tế và diện tích được cấp từ những năm trước Luật đất đai
1998 là khá phổ biến trong toàn tỉnh.
- Số liệu về kích thước các cạnh của đất ông Hùng và ông Dũng trên
thực địa và trong hồ sơ thửa đất đều khác nhau, không có cạnh nào khớp, vì
vậy việc ông Hùng cho rằng diện tích đất vườn hiện nay của ông không đủ
so với diện tích được cấp tại Quyết định cấp đất năm 1980 do bị ông Dũng
lấn chiếm là không có căn cứ.
- Cần phải thừa nhận đường danh giới đã sử dụng ổn định từ năm
1978 cho đến năm 1996 (thời điểm ông Hùng có khiếu kiện) là danh giới sử
dụng hợp pháp.
Trên cơ sở các quan điểm và căn cứ nêu trên, ngày 28/9/1999 UBND
tỉnh đã ra Quyết định số 708 QĐ/UB-NL1 để giải quyết khiếu nại của ông
Hùng với nội dung hủy bỏ Quyết định số 134/QD-UB ngày 12/6/1997 và
công nhận tính pháp lý, nội dung Quyết định số187/QĐ-UB ngày
30/12/1996 của UBND thị xã.
Ông Hùng không đồng ý và tiếp tục khiếu nại đến các cơ quan Trung
ương. Ngày 3/9/1999 tại công văn số 67/CV-TTr Thanh tra Tổng cục địa
chính cho rằng khiếu nại của ông Hùng đã có quyết định giải quyết cuối
cùng, có hiệu lực thi hành (Quyết định 708 QĐ/UB của UBND tỉnh)
Ngày 24/5/2000, UBMTTQ tỉnh đã cùng UBND thị xã và UBND
phường tổ chức cuộc họp với cán bộ và nhân dân tổ dân phố để lấy ý kiến
nhân dân, kết quả đa số đồng tình cao với việc giải quyết phân định danh
giới giữa hai hộ như Quyết định số 187/QĐ-UB là đúng (danh giới ổn định
từ trước đến nay), cuộc họp cũng đồng tình cao với Quyết định 708 QĐ/UBNL1 ngày 28/9/1999 của UBND tỉnh. Đồng thời cũng phân tích, giải thích
cho gia đình ông Hùng thấy được tính đúng đắn, hợp lý của Quyết định

187/QĐ-UB và tác hại của việc khiếu nại vượt cấp, không phù với tình hình
thực tế cũng là một hành vi vi phạm pháp luật.
13


Cần tổ chức, vận động, thuyết phục, phân tích để gia đình ông Hùng
thấy rằng việc xác định danh giới dựa trên quá trình lịch sử sử dụng đất giữa
hai gia đình là hợp tình, hợp lý, đảm bảo khách quan, giừ gìn tình cảm láng
giềng và được sự đồng tình, ủng hộ của bà con khu phố. Bản thân ông Hùng
là cán bộ hưu trí giữ gìn trật tự an ninh xã hội. Việc khiếu nại kéo dài sẽ gây
bất lợi cho gia đình; tốn kém tiền của, thời gian và ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Nếu sau nhiều lần hoà giải, thuyết phục không được thì chính quyền sẽ co
biện pháp quản lý hành chính việc đi khiếu nại không đúng của gia đình.
Ngoài ra chính quyền và các ngành có liên quan cần quán triệt việc
làm thủ tục hợp pháp chuyển quyền sử dụng lô đất của ông Trung cho ông
Dũng để có cơ sở quản lý tốt đất đai ở địa phương.
Xem xét hoàn cảnh kinh tế gia đình các hộ có liên quan là cán bộ hưu
trí, thu nhập thấp vì vậy chính quyền cần hỗ trợ kinh phí xây mương tiêu
nước bẩn cho các hộ gia đình để sớm ổn định tình hình ở khu vực này.
III. KIẾN NGHỊ:
Qua vụ tranh chấp đất đai của các hộ gia đình nói trên, tuy đã được
các cấp, các ngành chức năng của phường, thị xã, tỉnh phối hợp giải quyết
nhưng vẫn còn tồn tại, đó là việc giải quyết của các cấp, các ngành hay cơ
quan chức năng chưa tuân thủ đúng thủ tục, làm sai thẩm quyền, vận dụng
pháp luật một cách cứng nhắc. Trong quá trình giải quyết, các cơ quan có
thẩm quyền còn có nhiều ý kiến khác nhau trong việc nhận định, đánh giá vụ
việc thậm trí từ các cán bộ ở tổ dân phố, đến phường, thị xã và tỉnh. Cách
nhìn nhận, đánh giá vụ việc tranh chấp chưa nhất quán ở các cấp chính
quyền, quyết định xử lý tranh chấp của các cơ quan có thẩm quyền các cấp
trái ngược nhau dẫn đến pháp luật không được tôn trọng.

Quyết định của đơn vị nào chưa đúng với quy định của pháp luật thì
phải mạnh dạn huỷ bỏ, trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại của các
cấp có thẩm quyền đã thực hiện đúng quy định của pháp luật, đúng thẩm
14


quyền nhất là các quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng, nhưng người
dân vì không hiểu biết nên vẫn tiếp tục khiếu nại thì cần phân tích, vận động
người dân tự giác chấp hành để chấm dứt tình trạng khiếu nại kéo dài.
UBND thị xã và một số ngành chức năng của tỉnh cần nghiêm túc rút
kinh nghiệm về việc chưa chu đáo, thiếu thận trọng trong việc ra quyết định
không đúng thẩm quyền, mâu thuẫn về nội dung và mâu thuẫn giữa các Điều
trong cùng một Quyết định dẫn đến tình trạng kiếu kiện vượt cấp, kéo dài.
Để quản lý tốt đất đai ở địa phương thì chính quyền địa phương cùng
các cơ quan quản lý Nhà nước cần thực hiện tốt các văn bản pháp luật và
văn bản hướng dẫn về thủ tục đăng ký đất đai, đo vẽ sơ đồ hiện trạng. Các
cơ quan cấp huyện, tỉnh cần đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho người dân. Đây chính là hình thức pháp lý cơ bản để Nhà
nước xác lập quyền sử dụng hợp pháp cho người sử dụng đất.
Trên thực tế, vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
người sử dụng đặc biệt là các vùng đô thị còn rất chậm. Nguyên nhân của
tình trạng trên xuất phát từ nhiều phía trong đó có sự thiếu tinh thần trách
nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thi hành các thủ tục
phiền hà, công tác điều tra, xác minh việc sử dụng đất chậm, cán bộ địa
chính sách nhiễu, hành dân.
Cần xác định quyền sử dụng đất là quyền tư hữu tự nhiên của người
dân, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là thủ tục pháp lý để nhà
nước công nhận và bảo hộ quyền tư hữu này của người dân, là trách nhiệm
của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ở các cấp. Thực hiện tốt
việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ đưa công tác quản lý đất đai

vào nền nếp, giảm khiếu nại, tranh chấp về đất đai cũng như dễ dàng hơn
cho các cơ quan hành chính hay toà án trong việc xem xét giải quyết các
khiếu nại về đất đai.

15


Cuối cùng, để ổn định tình hình an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã
hội cần kịp thời giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp của nhân dân một
cách hợp tình, hợp lý, đúng thẩm quyền, đúng thủ tục ngay từ cơ sở sẽ tránh
được những vụ việc khiếu nại kéo dài, vượt cấp. Những vi phạm trong lĩnh
vực cấp đất, nếu buông lỏng kiểm tra, giám sát, thể hiện sự yếu kém trong
công tác quản lý đất đai sẽ dẫn đến những hậu quả tranh chấp kéo dài gây
hậu quả nghiêm trọng, tốn kém thời gian, tiền bạc của nhân dân và của cơ
quan quản lý nhà nước, gây mất ổn định tình hình chính trị, trật tự xã hội,
làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào chính sách, pháp luật nhà nước.
KẾT LUẬN
Giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo của công dân góp phần tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, bảo
đảm ổn định và trật tự xã hội giữ vững sự bình ổn về chính trị của đất
nước, tạo dựng niềm tin của nhân dân đối với Đảng, với Nhà nước. Vì
vậy Nhà nước phải tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp
luật cho đồng bộ, kịp thời. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước, đặc biệt
là hệ thống cơ quan hành chính từ Trung ương xuống địa phương phải
phát huy các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện của nhân dân,
tổ chức tốt việc tiếp dân, nâng cao ý thức trách nhiệm của các ngành, các
cấp nhất là cơ sở trong việc đúng pháp luật, đúng thời hạn các khiếu nại,
tố cáo của người dân. Các ngành, các cấp phải tăng cường, phối hợp để
thống nhất biện pháp giải quyết các khiếu nại, không để tình trạng đùn
đẩy, dây dưa, chuyển đơn vòng vo, kéo dài gây phiền hà cho nhân dân,

làm trầm trọng vấn đề, từ vụ việc nhỏ dẫn đến tranh chấp lớn kéo dài,
khó giải quyết. Đồng thời cần kiên quyết xử lý những trường hợp khiếu
nại đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định cuối cùng thỏa đáng, đúng
chính sách, pháp luật, có lý, có tình nhưng do nhận thức không đầy đủ về
chính sách pháp luật hoặc do bị kích động, xúi giục vẫn cố tình khiếu nại
16


gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước. Mỗi cán bộ công chức nhà nước
cần phải tự ý thức, phấn đấu rèn luyện về phẩm chất đạo đức và trình độ
nghiệp vụ xứng đáng là người đầy tớ trung thành của nhân dân. “cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư .”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992.
2- Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII, lần thứ VIII.
3- Luật đất đai 1988, 1993, 1998, 2001, 2003
4- Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân.
5- Luật khiếu nại tố cáo 1998, luật sửa đổi bổ sung một số điều của
Luật khiếu nại tố cáo 2004,2005
6- Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành chính Nhà nước (chương trình
chuyên viên chính ) phần I, II, III- Học viện hành chính quốc gia.
7- Các tạp chí Quản lý Nhà nước, tạp chí Thanh tra, tạp chí Tài
nguyên và Môi trường.

17



×