Tải bản đầy đủ (.doc) (144 trang)

Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.7 MB, 144 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ ĐẠI SƠN

KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM– CHI NHÁNH
ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ ĐẠI SƠN

KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH
ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. TRƯƠNG BÁ THANH

Đà Nẵng - Năm 2017





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu...........................5
6. Bố cục đề tài......................................................................................... 5
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.............................................................. 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI................................................................................................................ 11
1.1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO
VAY CỦA NHTM...........................................................................................11
1.1.1. Hoạt động cho vay và rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay. . .11
1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng............................................................... 14
1.1.3. Đặc điểm và các dấu hiệu của rủi ro tín dụng...............................15
1.1.4. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng.................................................. 17
1.1.5. Hậu quả của rủi ro tín dụng.......................................................... 19
1.1.6. Quản trị rủi ro tín dụng của NHTM..............................................20
1.2. KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH
DOANH TẠI NHTM......................................................................................22
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm hộ kinh doanh............................................. 22
1.2.2. Khái niệm và mục đích kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
HKD................................................................................................................24



1.2.3. Đặc điểm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay HKD..............24
1.2.4. Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay HKD..............27
1.2.5. Tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
HKD................................................................................................................37
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng
trong cho vay HKD.........................................................................................41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................44
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM-CN ĐÀ NẴNG..........................................45
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM-CN ĐÀ NẴNG..................................................................................... 45
2.1.1. Sơ lược lịch sử ra đời và phát triển của Vietinbank CN Đà Nẵng 45
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Vietinbank CN Đà Nẵng

47
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2014 – 2016..................51
2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
HKD TẠI VIETINBANK CN ĐÀ NẴNG.....................................................62
2.2.1. Đặc điểm và mục tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
HKD tại Vietinbank CN Đà Nẵng giai đoạn 2014 - 2016...............................62
2.2.2. Khái quát chính sách và mô hình kiểm soát rủi ro tín dụng trong
cho vay HKD tại Vietinbank CN Đà Nẵng..................................................... 65
2.2.3. Thực trạng các biện pháp Vietinbank CN Đà Nẵng áp dụng để
kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay HKD.................................................69
2.2.4. Kết quả công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay HKD tại
Vietinbank CN Đà Nẵng.................................................................................83


2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

TRONG CHO VAY HKD TẠI VIETINBANK CN ĐÀ NẴNG....................88
2.3.1. Kết quả..........................................................................................88
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân....................................................90
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................96
CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH
DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG...................................97
3.1. CƠ SỞ ĐỀ RA CÁC KHUYẾN NGHỊ...................................................97
3.1.1. Dự báo hoạt động của ngành ngân hàng thời gian đến.................97
3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng của NHCT và CN Đà Nẵng.......99
3.1.3. Mục tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay HKD của
Vietinbank chi nhánh Đà Nẵng thời gian đến...............................................100
3.2. KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO
TRONG CHO VAY HKD TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 101
3.2.1. Tổ chức lại mô hình kiểm soát rủi ro..........................................101
3.2.2. Hoàn thiện quy định, quy trình tín dụng.....................................102
3.2.3. Tăng cường kiểm tra giám sát khách hàng................................. 104
3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác xử lý nợ giảm thiểu tổn thất trong cho
vay HKD.......................................................................................................107
3.2.5. Tăng cường hệ thống thông tin tín dụng.....................................109
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT
RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ KHÁC.................................114
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước.....................................................114
3.3.2. Đối với NH TMCP Công Thương Việt Nam..............................116
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................118


KẾT LUẬN..................................................................................................119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN THẠC SĨ (Bản sao)

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1 VÀ PHẢN
BIỆN 2 (Bản sao)
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN (Bản chính)


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt tiếng Việt

Nội dung

CBTD

Cán bộ tín dụng

CN

Chi nhánh

HKD

Hộ kinh doanh

KHCN

Khách hàng cá nhân

KTKSNB KV 15


Kiểm tra kiểm soát nội bộ Khu vực 15

NH

Ngân hàng

NHCT

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

TSBĐ

Tài Sản bảo đảm

Vietinbank

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam


Vietinbank Đà Nẵng

Ngân hàng TMCP Công Thương - Chi nhánh
Đà Nẵng


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Tình hình huy động vốn tại NHTMCP Công Thương VN
- CN Đà Nẵng năm 2014 - 2016

53

2.2

Tình hình cho vay tại NHTMCP Công Thương VN - CN
Đà Nẵng năm 2014 – 2016

56


2.3

Các hoạt động khác của NHTMCP Công Thương VN –
CN Đà Nẵng năm 2014 - 2016

59

2.4

Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Công
Thương VN - CN Đà Nẵng năm 2014 – 2016

61

2.5

Tình hình hoạt động cho vay HKD từ năm 2014 – 2016

63

2.6

Tình hình cho vay HKD theo loại TSBĐ từ năm 2014 –
2016

76

2.7

Tình hình cho vay HKD theo mục đích vay vốn từ 2014 –

2016

82

2.8

Biến động cơ cấu nhóm nợ từ năm 2014 – 2016

84

2.9

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể các khoản vay trên tổng
dư nợ từ năm 2014 – 2016

86

2.10

Số liệu HKD cảnh báo rủi ro từ năm 2014 – 2016

87


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Số hiệu
hình

Tên hình


Trang

2.1

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vietinbank Đà Nẵng

49

2.2

Mô hình tổ chức kiểm soát rủi ro tín dụng

67


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động tín dụng hiện nay vẫn là hoạt động chính mang lại thu nhập
chủ yếu cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đi đôi với cuộc chạy đua
tăng trưởng tín dụng để mở rộng thị phần và tăng thu nhập, đây cũng là hoạt
động chứa đựng nhiều rủi ro nhất trong kinh doanh ngân hàng. Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Công Thương
- Chi nhánh Đà Nẵng nói riêng cũng không nằm ngoài xu thế trên, vì thế yêu
cầu kiểm soát rủi ro tín dụng ngày càng trở nên cấp thiết.
Vietinbank chi nhánh Đà Nẵng đóng trên địa bàn giáp ranh giữa hai quận
Thanh Khê và quận Hải Châu, khu vực trung tâm thành phố - nơi có mật độ dân
cư lớn và có mức sống cao của thành phố, hoạt động kinh doanh sầm uất, tập

trung nhiều chợ, trung tâm thương mại, các cửa hàng, văn phòng, cơ sở dịch vụ...
và cũng là khu vực có số lượng các tổ chức tín dụng tập trung đông đúc nhất.
Những năm gần đây theo định hướng tín dụng của Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam là đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng khối khách hàng cá nhân,
trong đó quan trọng nhất là đối tượng hộ kinh doanh. Chi nhánh cũng rất chú
trọng phát triển dư nợ ở đối tượng khách hàng này, chi nhánh từng đạt nhiều
thành tích về tăng trưởng dư nợ hộ kinh doanh trong hệ thống Ngân hàng Công
Thương, tuy nhiên bên cạnh đó việc cho vay hộ kinh doanh cũng còn tồn tại
nhiều vấn đề tiềm ẩn rủi ro và để lại những hậu quả nhất định, qua đó cho thấy
việc kiểm soát rủi ro tín dụng đối tượng hộ kinh doanh chưa được quan tâm đúng
mức hoặc kết quả kiểm soát chưa được như mong đợi.

Từ những nội dung trên, tôi đã chọn vấn đề “Kiểm soát rủi ro tín dụng
trong cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt nam Chi nhánh Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.


2

2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
hộ kinh doanh của NHTM.
- Phân tích đúng thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ
kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Đà Nẵng.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng
trong cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam CN Đà Nẵng.
Từ những mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra để giải
quyết như sau:
- Kiểm soát rủi ro tín dụng là gì? Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng
trong cho vay hộ kinh doanh của NHTM bao gồm các vấn đề gì? Tiêu chí

đánh giá kết quả và nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát rủi ro tín dụng trong
cho vay hộ kinh doanh là gì?
- Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Đà Nẵng từ năm 2014 đến
năm 2016 như thế nào? Có những thành công và hạn chế gì?
- Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Đà Nẵng cần làm gì
để hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay đối với hộ kinh
doanh trong thời gian tới?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Đà Nẵng cụ thể tại:
+ Phòng Khách hàng bán lẻ tại Hội sở chi nhánh và 11 phòng giao dịch
trực thuộc chi nhánh trên địa bàn: PGD Hải Châu, PGD Hùng Vương 1, PGD


3

Hùng Vương 3, PGD Điện Biên Phủ, PGD Phan Châu Trinh, PGD Siêu Thị
Đà Nẵng, PGD Núi Thành, PGD Lê Duẩn, PGD Cẩm Lệ, PGD Sơn Trà, PGD
Đống Đa.
+ Phòng Tổng hợp, Phòng Hỗ trợ tín dụng tại chi nhánh, Phòng Kiểm tra
kiếm soát nội bộ khu vực 15 phụ trách chi nhánh, Phòng Quản lý rủi ro tín
dụng Trụ sở chính.
+ Khách hàng vay vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam CN Đà Nẵng
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Phân tích các vấn đề liên quan đến công tác
kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam - CN Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2016.
+ Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung phân tích, đánh giá về công tác kiểm
soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh mà không đề cập đến các loại

rủi ro khác và đối tượng khách hàng khác trong hoạt động ngân hàng. Từ đó
đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác này tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam - CN Đà Nẵng.
- Về không gian: Tại NH TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đà
Nẵng.
- Về thời gian: Dữ liệu sử dụng phân tích của NH TMCP Công Thương
Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng trong giai đoạn từ 2014-2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận theo hướng quản trị rủi ro tín dụng, trong đó kiểm soát rủi
ro là một trong bốn nội dung của quản trị rủi ro tín dụng.
a. Phần hệ thống hóa cơ sở lý luận: Sử dụng phương pháp thu thập, đọc,
tổng quan tài liệu; thực hiện đối chiếu, phân tích, tổng hợp các nguồn thông
tin để chuẩn bị nội dung cơ sở lý luận về công tác kiểm soát rủi ro tín dụng
trong cho vay hộ kinh doanh tại các Ngân hàng thương mại.


4

b. Phần khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động công tác kiểm soát rủi ro
tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam - CN Đà Nẵng:
Nguồn dữ liệu được thu thập chủ yếu bằng cách:
+ Phỏng vấn chuyên sâu: Tác giả sẽ thực hiện phỏng vấn chuyên sâu các
đối tượng, bao gồm cán bộ Phòng Khách hàng bán lẻ, các Phòng giao dịch;
Phòng Hỗ trợ tín dụng tại chi nhánh, Phòng Kiểm tra kiếm soát nội bộ khu
vực 15, Phòng Quản lý rủi ro tín dụng Trụ sở chính liên quan đến công tác
kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh nhằm nhận diện các
vấn đề thực tại trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh
doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Đà Nẵng.
+ Thu thập thông tin, số liệu và các tài liệu liên quan từ Phòng Tổng hợp

như dư nợ cho vay hộ kinh doanh theo từng mục đích, ngành nghề, kỳ hạn
cho vay, loại đồng tiền, loại tài sản bảo đảm, kết quả phân loại nợ của dư nợ
cho vay hộ kinh doanh, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể,… năm 2014, 2015,
2016. Thu thập thông tin, số liệu và các tài liệu liên quan từ Phòng Kiểm tra
kiếm soát nội bộ khu vực 15, Phòng Quản lý rủi ro tín dụng Trụ sở chính như
số lượng khách hàng hộ kinh doanh nhóm 1 cảnh báo rủi ro qua kết quả kiểm
tra, kiểm toán; các vấn đề tồn tại cần lưu ý trong công tác kiểm soát rủi ro
trong cho vay hộ kinh doanh…
Trên cơ sở nguồn dữ liệu thứ cấp, tác giả sử dụng phương pháp so sánh,
thống kê mô tả, phân tích dữ liệu số liệu các năm thuộc thời gian nghiên cứu
để thấy rõ được thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ
kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Đà Nẵng.
c. Phần khuyến nghị: Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, suy
luận logic, tổng kết để kiểm chứng thực tiễn, thể hiện tính nhất quán giữa kiến
thức lý luận, kiến thức thực tiễn và các giải pháp đề xuất.


5

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa, phân tích, lý giải một số khía cạnh lý
luận cơ bản về công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh
tại Ngân hàng thương mại.
- Về mặt thực tiễn: Đánh giá thực trạng, kết quả công tác kiểm soát rủi
ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam - CN Đà Nẵng. Qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam - CN Đà Nẵng.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu được trình bày bao

gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ
kinh doanh của NHTM.
Chương 2: Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh
doanh tại NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN Đà Nẵng.
Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín
dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại NH TMCP Công Thương Việt Nam CN Đà Nẵng.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Kiểm soát rủi ro tín dụng là một trong bốn nội dung của công tác quản trị
rủi ro tín dụng đã được nhiều tác giả nghiên cứu trước đây trong các bài báo
khoa học, các đề tài có liên quan đến chủ đề quản trị rủi ro tín dụng và kiểm
soát rủi ro tín dụng tại các NHTM.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài: “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho
vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh
Đà Nẵng”, tác giả đã thu thập, tìm hiểu và tham khảo một số bài báo khoa


6

học, luận văn thạc sỹ đã được công bố có nội dung tương tự làm nền tảng cho
quá trình hoàn thành luận văn như sau:
* Các bài báo trên các tạp chí khoa học:
- TS. Trần Huy Hoàng (tháng 12/2004), “Hạn chế nguy cơ rủi ro hoạt
động tín dụng của các NHTM Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 170:
Bài viết phân tích về những rủi ro trong hoạt động tín dụng của hệ thống ngân
hàng tại Việt Nam. Một số rủi ro được tác giả đề cập đến trong bài viết liên
quan đến danh mục cho vay, góc độ quản trị rủi ro, kỹ năng của nhân viên và
các chính sách, luật của Nhà nước. Từ đó tác giả đã đưa ra một số kiến nghị
như: việc xây dựng chiến lược của bản thân các ngân hàng, nâng cao năng lực
chuyên môn của đội ngũ nhân sự, phát triển các mô hình, các phần mềm phân

tích rủi ro, tổ chức lại mô hình hoạt động của ngân hàng cho phù hợp hơn…
- ThS. Lê Thị Hạnh (tháng 12/2016), “Kiểm soát rủi ro tín dụng theo
Basel II tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, kỳ II
tháng 12/2016: Bài viết phân tích về những kết quả bước đầu mà các ngân
hàng thương mại Việt Nam đạt được khi chú trọng nhiều hơn đến hoạt động
kiểm soát rủi ro tín dụng trong kinh doanh và dần tiếp cận tới các chuẩn mực
quản trị rủi ro theo Hiệp ước quốc tế Basel II vào hoạt động quản trị rủi ro của
mình. Bài viết cũng đề cập đến những hạn chế của việc áp dụng Hiệp ước
Basel II trong kiểm soát rủi ro tín dụng tại một số NHTM hiện nay.
- Hoàng Văn Hoa, Tôn Thị Nga (2009), “Giải pháp nâng cao chất lượng
quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Vietcombank Huế”, Tạp chí Khoa
học và Công nghệ (ĐH Đà Nẵng), số 4(33).2009: Bài viết này phân tích khái
quát thực trạng quản trị rủi ro tại chi nhánh Vietcombank Huế, trên cơ sở đó
bước đầu đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng kiểm
soát rủi ro trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh Vietcombank Huế.


7

Mặc dù có nhiều bài viết, bài báo của nhiều tác giả nghiên cứu về rủi ro
tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng được công
bố trên các tạp chí chuyên ngành nhưng với rủi ro tín dụng trong hoạt động
cho vay hộ kinh doanh thì hầu như chưa có bài viết nào đi sâu nghiên cứu về
vấn đề này.
* Các luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Kinh tế - Đại
học Đà Nẵng có liên quan đến chủ đề kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho
vay hộ kinh doanh:
- Đề tài “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi
nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Eakpam, Đắk Lắk”,
năm 2015, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh chuyên ngành Tài chính Ngân hàng của tác giả Nguyễn Tuấn Anh, Đại học Đà Nẵng. Tác giả đã phân

tích cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
HKD của NHTM, phân tích thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
HKD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh EakPam
- Đắk Lắk trong hoàn cảnh kinh tế cụ thể tại địa phương, đánh giá những
thành công, những mặt hạn chế và liệt kê nguyên nhân của những hạn chế để
khắc phục, hoàn thiện. Tuy nhiên các giải pháp chưa gắn với các mặt tồn tại,
hạn chế và nguyên nhân mà tác giả đề cập tại chương thực trạng. Đề tài cũng
chưa phân tích được biểu hiện, đặc điểm của rủi ro tín dụng nói chung của
ngân hàng thương mại. Các chỉ tiêu phân tích chưa nêu rõ được yếu tố nào tác
động đến rủi ro tín dụng.
- Đề tài "Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc
Đăk Lăk", năm 2016, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh chuyên ngành Tài
chính - Ngân hàng của tác giả Hoàng Nữ Ngọc Quỳnh, Đại học Đà Nẵng. Đề
tài này đã đưa ra những lý luận chung như khái niệm, nguyên nhân dẫn đến


8

rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. Nêu rõ được các chỉ tiêu để đánh giá
công tác kiểm soát RRTD trong cho vay hộ kinh doanh và trình bày các nhân
tố ảnh hưởng đến công tác này. Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài vẫn
còn những tồn tại. Qua quá trình phân tích thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng,
tác giả chỉ đưa ra một vài biện pháp kiểm soát chung chung về chính sách,
quy trình chung về cho vay, chấm điểm và trích lập dự phòng,... mang tính áp
dụng chung cho tất cả các đối tượng khách hàng và tất cả các đơn vị trong hệ
thống ngân hàng, chưa mang tính ứng dụng cho đối tượng đặc thù, cụ thể
được nghiên cứu trong đề tài.
* Các luận văn Thạc sỹ được bảo vệ tại Trường Đại học Kinh tế ĐH Đà Nẵng có liên quan đến chủ đề kiểm soát rủi ro tín dụng được lựa
chọn nghiên cứu trực tiếp tại đơn vị Ngân hàng TMCP Công Thương

Việt Nam - CN Đà Nẵng:
- Đề tài “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng”, năm 2015, Luận
văn thạc sĩ quản trị kinh doanh chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng của tác
giả Lương Tấn Minh, Đại học Đà Nẵng. Đề tài đã sử dụng phương pháp duy
vật biện chứng kết hợp với so sánh tổng hợp, phân tích nhằm làm sáng tỏ vấn
đề đặt ra trong luận văn. Làm nổi bật được vai trò của hoạt động tín dụng đối
với sự phát triển của các NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng nói riêng, đưa ra được chiến
lược trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng, các nhóm giải pháp về nghiệp
vụ và các nhóm giải pháp hỗ trợ nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín
dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng. Tuy nhiên luận văn vẫn còn
một số tồn tại về mặt số liệu, số liệu phân tích thực trạng chưa phản ánh được
tình hình kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng. Các giải pháp còn


9

chung chung, chưa mang tính định hướng, tính chiến lược trong hoạt động
kiểm soát rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi
nhánh Đà Nẵng.
- Đề tài “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngành xây dựng tại
NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng”, năm 2015, Luận văn
thạc sĩ quản trị kinh doanh chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng của tác giả
Ngô, Thị Hải Yến, Đại học Đà Nẵng. Đề tài đã tổng hợp nhiều vấn đề mới về
lý luận rủi ro tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng, đã thu thập, xử lý một
lượng thông tin khá lớn, các phân tích đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro tín
dụng theo một cách tiếp cận nhất quán về vấn đề nghiên cứu. Đề tài cũng đã
đề xuất một hệ thống giải pháp phù hợp với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.

Tuy nhiên, một số khái niệm vẫn chưa được phân định rõ dẫn đến sự lúng
túng trong phân tích, một số giải pháp vẫn còn thiếu những bàn luận cụ thể,
chi tiết.
Hai đề tài trên được lựa chọn nghiên cứu trực tiếp tại đơn vị Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam - CN Đà Nẵng, nhưng một đề tài nghiên cứu
về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp, một đề tài nghiên
cứu về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngành xây dựng nên không
cùng đối tượng với đề tài nghiên cứu này. Ngoài ra, từ năm 2012 - 2016, có
nhiều chi nhánh ngân hàng đã được chọn để nghiên cứu về công tác kiểm soát
rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh nhưng tại Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam - CN Đà Nẵng thì chưa từng được thực hiện nghiên
cứu.
* “Khoảng trống” về mặt nội dung trong các nghiên cứu liên quan
đến đề tài
Trong phạm vi các bài viết, bài báo khoa học, mặc dù có nhiều bài viết
khoa học của nhiều tác giả nghiên cứu về rủi ro tín dụng, kiểm soát rủi ro tín


10

dụng với nhiều đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn trong kiểm soát rủi ro tín
dụng nhưng với hoạt động cho vay hộ kinh doanh thì hầu như chưa tìm thấy
bài viết nào nghiên cứu hoàn thiện, chi tiết về đề tài này.
Đối với các luận văn lựa chọn nghiên cứu đề tài tương tự, qua quá trình
phân tích thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng, các tác giả chỉ đưa ra một vài
biện pháp kiểm soát chung về chính sách, quy trình tổng quan trong cho vay,
chấm điểm và trích lập dự phòng,... mang tính áp dụng chung cho tất cả các
đối tượng khách hàng, chưa làm rõ, nêu bật được thực trạng và giải pháp,
khuyến nghị cho đối tượng đặc thù, cụ thể được nghiên cứu trong đề tài là hộ
kinh doanh.

Các luận văn chỉ nghiên cứu, phân tích thực trạng kiểm soát rủi ro tín
dụng từ nguồn quy trình, quy chế nội bộ của ngân hàng và tác nghiệp của bộ
phận quan hệ khách hàng, thẩm định tín dụng tại chi nhánh, chưa đánh giá, sử
dụng dữ liệu của các chốt kiểm soát quan trọng trong quá trình kiểm soát rủi
ro tín dụng như bộ phận hỗ trợ tín dụng, bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ,
kiểm toán nội bộ, phòng ban đầu mối quản trị rủi ro tín dụng của trụ sở chính
trực tiếp phụ trách và theo dõi chi nhánh… để thực hiện phân tích toàn diện,
đa chiều về thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh
tại chi nhánh.
Nghiên cứu đề tài “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh
doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng”
sẽ kế thừa một số nội dung về cơ sở lý luận của các đề tài trước. Nhưng đồng
thời đi sâu hơn trong việc phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp kiểm soát
rủi ro tín dụng trong cho vay riêng đối với loại hình hộ kinh doanh và bổ sung
những “khoảng trống” nêu trên, do đó sẽ có những điểm khác biệt so với các
đề tài kiểm soát rủi ro tín dụng đã thực hiện trước đây có liên quan trực tiếp
đến đơn vị mà học viên lựa chọn nghiên cứu.


11

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN
DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG
CHO VAY CỦA NHTM
1.1.1. Hoạt động cho vay và rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
a. Hoạt động cho vay

Tại Việt Nam theo định nghĩa tại điều 3 quyết định 1627/2001/QĐNHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc ngân hàng về việc ban hành quy chế
cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và theo điều 4 Luật các tổ
chức tín dụng số 47/2010/QH12 của Quốc hội thì cho vay là một hình thức
cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng
một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất
định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Định nghĩa trên được các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác áp dụng để
làm tiền đề căn bản cho các hoạt động cho vay của mình.
b. Rủi ro
Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro và lợi nhuận là hai khái niệm có tính
song hành với nhau. Khi tiến hành mọi hoạt động kinh doanh doanh nghiệp
hay cá nhân kinh doanh luôn phải đứng trước sự cân nhắc, dung hòa hoặc
đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận, bất cứ hoạt động đem lại lợi nhuận nào đều
hàm chứa rủi ro đi kèm, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn.
Khái niệm rủi ro thường bao gồm hai yếu tố: khả năng xảy ra rủi ro và
hậu quả nếu rủi ro xảy ra. Tùy thuộc vào những ứng dụng đặc thù, tùy thuộc
cách tiếp cận định tính, định lượng, hay cách tiếp cận tiêu cực tích cực dẫn


12

đến có nhiều định nghĩa về rủi ro. Chẳng hạn, tác giả Allan Willett cho rằng
rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến việc xuất hiện những biến cố không
mong đợi. Diễn giải một cách cụ thể hơn, các tác giả C. Arthur William, Jr.
Michael, L. Smith (1997) trong cuốn Risk management and insurance có viết
rủi ro là sự biến động tiềm ẩn của các kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện trong
hầu hết mọi hoạt động của con người. Khi có rủi ro, người ta không thể dự
đoán được chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro là sự bất định. Nguy cơ
rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng được hoặc
mất mà không thể đoán định trước. Cũng có quan điểm cho rằng rủi ro là mức

thiệt hại có thể bị gánh chịu do hậu quả của một sự kiện nhất định và khả năng
xảy ra các sự kiện đó.
Dù là định nghĩa hay cách tiếp cận nào thì nhận định chung rủi ro có hai
thuộc tính cơ bản là sự bất định và nguy cơ đối diện với một hậu quả bất lợi.
c. Rủi ro tín dụng
Theo Thomas P. Fitch, tác giả cuốn ừ điển thuật ngữ ngân hàng do nhà
xuất bản Barron phát hành năm 1997 [Dictionary of banking terms, Barron's
Edutional, Inc, 1997], cho rằng rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người
vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong
nghĩa vụ trả nợ. Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi
ro chủ yếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
Theo Timothy W. Koch, tác giả quyển Quản trị ngân hàng do nhà xuất
bản Dryden-Đại học tổng hợp Nam Carolina xuất bản năm 1995 [Bank
management, University of South Carolina, The Dryden, 1995, page 107]:
Một khi ngân hàng nắm giữ tài sản sinh lợi, rủi ro xảy ra khi khách hàng sai
hẹn - có nghĩa là khách hàng không thanh toán vốn gốc và lãi theo thỏa thuận.
Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn
xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn.


13

Theo Ủy ban Basel rủi ro tín dụng đơn giản nhất được định nghĩa là khả
năng mà một khách hàng vay ngân hàng hoặc đối tác sẽ không đáp ứng được
các nghĩa vụ của mình phù hợp với các điều khoản đã thoả thuận. [Principles
for the Management of Credit Risk - consultative document, July-1999].
Theo Điều 3“Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp
trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt
động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” ban hành kèm
theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN:

Rủi ro tín dụng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của TCTD do khách
hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn
bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.
Rủi ro tín dụng nếu hiểu theo nghĩa xác suất, là khả năng xảy ra, do đó
có thể xảy ra hoặc không xảy ra tổn thất. Điều này có nghĩa là một khoản vay
dù chưa quá hạn nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tổn thất; Một ngân
hàng mặc dù có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhưng nguy cơ rủi ro tín dụng cao nếu
tập trung đầu tư vào một nhóm khách hàng hay một loại ngành nghề. Cách
hiểu này giúp cho các ngân hàng chủ động trong phòng ngừa, trích lập dự
phòng, đảm bảo bù đắp tổn thất khi xảy ra rủi ro.
Tùy cách diễn giải dẫn đến có nhiều cách khác nhau để định nghĩa rủi ro
tín dụng, nhưng chúng ta có thể rút ra các nội dung cơ bản về rủi ro tín dụng
như sau: Rủi ro tín dụng xuất hiện khi người đi vay sai hẹn trong việc thực
hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn gốc và/hoặc lãi. Sự sai hẹn
có thể là trễ hạn hoặc không thanh toán. Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất về
tài chính, tức là giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn. Trong
trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua lỗ, hoặc ở mức độ cao hơn có
thể dẫn đến phá sản. Đứng trên góc độ quản lý, rủi ro tín dụng là điều không


14

thể tránh khỏi, luôn tồn tại song hành cùng hoạt động kinh doanh của ngân
hàng và chỉ có thể phòng tránh, hạn chế chứ không thể loại trừ.
1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng
Tùy theo từng mục đích và yêu cầu nghiên cứu, rủi ro tín dụng được
phân loại theo các tiêu thức khác nhau.
a. Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro
Chia ra các loại rủi ro sau:
- Rủi ro giao dịch: Là rủi ro phát sinh do những sai sót, hạn chế trong

quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Loại rủi ro này
được chia thành ba loại rủi ro sau xuất phát từ nguyên nhân phát sinh:
+ Rủi ro lựa chọn: Là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá, phân tích
tín dụng khi ngân hàng lựa chọn các phương án để quyết định cho vay.
+ Rủi ro đảm bảo: Là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các
điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản bảo đảm, chủ thể đảm
bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản bảo đảm.
+ Rủi ro nghiệp vụ: Liên quan liên quan đến công tác quản lý khoản cho
vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro
và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.
- Rủi ro danh mục: Là rủi ro phát sinh do những hạn chế trong quản lý
danh mục cho vay của ngân hàng, bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung:
+ Rủi ro nội tại: Là rủi ro xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có,
mang tính đặc thù bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh
tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách
hàng vay.
+ Rủi ro tập trung: Là loại rủi ro tín dụng phát sinh khi ngân hàng tập
trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng; cho vay quá nhiều


15

doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc trong
cùng một vùng địa lý nhất định, cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
b. Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của rủi ro tín dụng
Phân loại thành rủi ro đặc thù và rủi ro hệ thống:
- Rủi ro đặc thù: Là rủi ro tín dụng của một người vay cụ thể phát sinh
cho những kiểu đặc thù của rủi ro dự án mà người vay thực hiện.
- Rủi ro hệ thống: Rủi ro tín dụng phát sinh do bối cảnh chung của nền
kinh tế hoặc những điều kiện vĩ mô tác động lên toàn bộ các người vay, chẳng

hạn như suy thoái, khủng hoảng kinh tế…
1.1.3. Đặc điểm và các dấu hiệu của rủi ro tín
dụng a. Đặc điểm của rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng có tính tất yếu: Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
rủi ro và khả năng sinh lời luôn đi đôi với nhau. Bất cứ khoản vay nào cũng
tiềm ẩn rủi ro nhất định cho ngân hàng, do ngân hàng không thể có được
thông tin một cách kịp thời và đầy đủ về việc sử dụng vốn vay của khách hàng
như chính bản thân khách hàng vay. Đây cũng là nguyên nhân khiến các nhà
kinh tế cũng như các NHTM đều cho rằng kinh doanh ngân hàng là quản lý
rủi ro ở mức độ phù hợp để đạt được lợi nhuận mong muốn.
Rủi ro tín dụng có tính gián tiếp: Trong quan hệ tín dụng ngân hàng
chuyển giao quyền sử dụng vốn hoặc một cam kết thực hiện nghĩa vụ thay
cho khách hàng theo các điều khoản của hợp đồng hai bên đã ký kết. Do đó
rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng gặp tổn thất và không thực hiện những
cam kết đã ký. Hay nói cách khác những rủi ro trong hoạt động kinh doanh,
tình hình tài chính của khách hàng đã gián tiếp dẫn đến rủi ro tín dụng cho
ngân hàng.
Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp: Đặc điểm này biểu hiện
ở sự phức tạp của nguyên nhân, hình thức và hậu quả của rủi ro tín dụng. Đặc


×