Tải bản đầy đủ (.ppt) (42 trang)

TIÊM CHỦNG PHÒNG BỆNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.36 KB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HẢI PHÒNG
BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG

TIÊM CHỦNG
PHÒNG BỆNH
1


MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học, sinh viên có khả năng:
1. Mô tả được nhiệm vụ của cán bộ y tế tiêm
chủng
2. Trình bày được mục tiêu của chương trình tiêm
chủng phòng bệnh; lịch tiêm chủng.
3. Trình bày được các chống chỉ định, liều lượng,
đợt tiêm và phản ứng phụ, cách bảo quản các
loại vacxin của chương trình tiêm chủng

2


1. Mô tả nhiệm vụ của CBYT tiêm chủng ở
tuyến huyện:
1.1. Lập kế hoạch triển khai TCMR
Những đối tượng cần được tiêm chủng hàng năm:
TE< 12 tháng tuổi trong năm : đối tượng t/chủng gây
MD cơ bản với 6 loại vắc-xin:
TE< 12 tháng tuổi = dân số x tỷ lệ sinh.
Trẻ 12-23 tháng tuổi cần tiêm nhắc lại/ năm: số trẻ <12
tháng tuổi năm trước đã tiêm chủng.
dựa vào sổ t/chủng năm trước:cộng các TE<12 tháng


tuổi đã tiêm đầy đủ 3 liều vắc-xin bạch hầu – ho gà uốn ván và vắc-xin bại liệt.
3

Trẻ dưới 5 tuổi = số trẻ dưới 1 tuổi x 5


Số phụ nữ có thai trong năm: đối tượng tiêm
chủng uốn ván:
Số PN có thai trong năm = tổng DS (TL sinh+0,5%)
Nữ từ 15-35 tuổi = dân số x 0,14

Chỉ tiêm cho những huyện có nguy cơ cao
(NCC) về UVSS đã được chọn:
Nữ 15 tuổi = dân số x 0,14/20

4


Tính đối tượng tiêm chủng tại xã
Tính đối tượng tiêm chủng cho từng đợt tại xã:
Số trẻ < 12 tháng tuổi cần tiêm trong 1 tháng = x/12
(x là số trẻ <12 tháng tuổi cần tiêm chủng)
Số trẻ em 12-23 tháng tuổi cần tiêm nhắc lại BH-UV-HG
và Sabin trong 1 tháng = y/12
(y là số trẻ 12-23 tháng tuổi)
Số PN có thai cần tiêm vac-xin uốn ván trong 1 tháng =
z/12
(z là số phụ nữ có thai cần tiêm uốn ván)
5



1.2. Dự trù vaccin và dụng cụ
Cách tính nhu cầu vaccin
Nhu cầu vaccin = đối tượng x hệ số sử dụng
Hệ số sử dụng của từng loại vaccin
BCG: 2,2

Sởi: 1,5

Bại liệt: 1,5 (TCTX)

DPT: 1,5

Uốn ván: 1,5

1,3 (NNTCKV)

Cách tính chuyển từ liều vacxin ra ống/ lọ:
Số lọ/ ống vacxin cần/ tháng = Số liều vacxin cần
trong tháng/ Số liều vacxin chứa trong lọ (ống)
6


Tính nhu cầu bơm kim tiêm:
Số bơm kim tiêm cần dùng trong tháng= số mũi tiêm
hàng tháng  1,25
Số bơm kim tiêm cần hàng tháng = số mũi tiêm hàng
tháng  1,5

Dự trù các loại cần thiết kèm theo:

Phích lạnh, bình tích lạnh
Nồi hấp vô khuẩn, đèn, dầu…
Phiếu tiêm chủng
Các loại biểu mẫu báo cáo, sổ tiêm chủng
Các loại vật tư khác
7


1.3. Lên lịch tiêm chủng cho tất cả các đối
tượng
1.4. Giám sát việc bảo quản văcxin, các trang
thiết bị khác
1.5. Ghi nhận, điều tra các bệnh trong chương
trình TCMR
1.6. Thu thập các mẫu báo cáo tổng hợp gửi
lên trên
1.7. Bảo đảm việc huấn luyện liên tục cho nhân
viên y tế xã phường
1.8. Tổ chức giám sát định kỳ
8


2. Mục tiêu của chương trình TCMR
2.1. Tạo miễn dịch chủ động cho trẻ
2.2. Sáu bệnh mục tiêu của chương trình:
lao, viêm gan B, bại liệt, bạch hầu, ho
gà, uốn ván, sởi
2.3. Mục tiêu: giảm tỷ lệ mắc và tử vong
bệnh truyền nhiễm trẻ em


9


2.4. Các mục tiêu tiêm chủng phải đạt :
1. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 6 loại vaccin cho trẻ
dưới 1 tuổi đạt trên 90% trên địa bàn tỉnh
2. Tiêm đầy đủ liều vaccin uốn ván cho PNCT đạt
trên 80% đối tượng trên địa bàn tỉnh
3. Tiêm đủ liều vaccin uốn ván cho phụ nữ 15-35
tuổi đạt trên 90% đối tượng ở những huyện có
nguy cơ cao về UVSS.
4. Trên 80% trẻ em được bảo vệ khi sinh phòng
UVSS
10


5.

100% trẻ dưới 5 tuổi được uống đủ 2 liều vaccin
bại liệt trong chiến dịch những ngày tiêm chủng
khu vực

6.

Tiêm đủ vaccin viêm gan B cho trẻ dưới 1 tuổi đạt
trên 80% đối tượng tại các vùng có nguy cơ cao

7.

Tiêm đủ liều vaccin viêm não nhật bản cho trẻ 1-5

tuổi đạt trên 90% đối tượng tại các vùng có nguy
cơ cao

8.

Tiêm vaccin thương hàn cho trẻ 3-5 tuổi đạt trên
80% đối tượng tại các vùng có nguy cơ cao
11


3. Những điểm chung về các vaccin
3.1. Bản chất của vắc-xin
Là những sinh phẩm có nguồn gốc từ các vi
sinh vật gây bệnh hoặc giống như vi sinh
vật gây bệnh hay từ độc tố do vi khuẩn tạo
ra, phòng được bệnh và không gây hại cho
người

12


3.2. Các yếu tố làm hỏng văc-xin
Tiếp xúc trực tiếp nhiệt độ cao, ánh sáng mặt trời
Để vaccin bị đông băng đặc biệt DPT, AT. Nhiệt độ
bảo quản tốt nhất là 0-80C
Các chất tẩy uế, chất khử khuẩn, cồn, thuốc tẩy và
xà phòng
Trước khi dùng vaccin cần phải kiểm tra thời hạn,
loại vaccin, kiểm tra vaccin DPT và AT có bị đông
băng. Chỉ dùng vaccin trong buổi tiêm chủng, hết

buổi phải huỷ bỏ.
13


3.3. Vắc xin sống
Văcxin bại liệt
Văcxin sởi
Văcxin BCG

14


3.4. Văcxin chết:
Giải độc tố bạch hầu
Văcxin ho gà
Giải độc tố uốn ván
Văcxin BH-HG-UV : giải độc tố bạch hầu,
văcxin ho gà & giải độc tố uốn ván.
Giải độc tố uốn ván và văcxin BH-HG-UV

15


3.5. Bảo quản vaccin và dây chuyền lạnh
Các vaccin bảo quản ở nhiệt độ 0-80C,
tuyệt đối không được để đông băng
vaccin bạch hầu, uốn ván, ho gà (DPT)
vaccin uốn ván
vaccin viêm não nhật bản B
vaccin viêm gan

vaccin thương hàn
vaccin tả

16


Các loại vaccin bảo quản ở nhiệt độ
đông băng (dưới 00C)
Vaccin bại liệt (OPV)
Vaccin sởi
Vaccin lao (BCG)

17


Nguyên tắc bảo quản vaccin trong tủ lạnh
Xếp vaccin vào khoang nhiệt độ thích hợp với từng
loại vaccin
Sắp xếp để không khí có thể lưu thông giữa các lọ
hộp
Không xếp vaccin quá 1/2 dung tích tủ
Luôn dự trữ bình tích lạnh trong tủ đá
Không để thức ăn đồ uống vào tủ
Có phiếu theo dõi nhiệt độ hàng ngày
Cửa tủ phải luôn đóng
Xả băng khi băng bám dày 0,5 cm

18



Nguyên tắc bảo quản vaccin trong hòm lạnh
Lấy bình tích lạnh và đá ra khỏi tủ, kiểm tra xem đá
đã già và đông cứng chưa? bỏ bình tích lạnh ra ngoài
5-10 phút để nhiệt độ bề mặt bình tích lạnh giảm bớt,
tránh làm hỏng vaccin.
Xếp bình tích lạnh vào đáy và mặt trong của hòm
lạnh
Xếp vaccin vào khoang giữa các bình tích lạnh,
không để các loại vaccin bảo quản ở nhiệt độ lạnh
tiếp xúc trực tiếp vào bình tích lạnh để tránh đông
băng. Sử dụng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ.
Thời gian bảo quản vaccin trong hòm lạnh 3-7 ngày,
19
trong phích lạnh 1 ngày


4. Lịch tiêm chủng
4.1. Lịch TC đối với trẻ em dưới 1 tuổi
Lần

Loại vaccin

Thời gian tiêm

1

Lao (BCG)

Càng sớm càng tốt


2

BH-HG-UV 1 (DPT1) và bại liệt 1

đủ 2 tháng

3

BH-HG-UV 2 (DPT2) và bại liệt 2

đủ 3 tháng

4

BH-HG-UV 3 (DPT3) và bại liệt 3

đủ 4 tháng

5

Sởi

9-11 tháng

20


4.2. Lịch tiêm chủng đối với với phụ nữ
Liều Thời gian tiêm
UV1 Càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu hoặc nữ 15-35

tuổi vùng có nguy cơ uốn ván và sơ sinh cao
UV2 ít nhất 1 tháng sau UV1 và trước khi đẻ 1 tháng
UV3 ít nhất 6 tháng sau UV2 hoặc trong thời kỳ có thai lần
sau
UV4 ít nhất 1 năm sau UV3 hoặc trong thời kỳ có thai lần sau
UV5 ít nhất sau 1 năm sau UV4 hoặc trong thời kỳ có thai lần
sau
*Không có khoảng cách tối đa giữa các mũi tiêm uốn ván.
Mỗi người không tiêm quá 5 liều
21


4.3. Chống chỉ định
Chống chỉ định tiêm vaccin BCG
Không tiêm vaccin BCG cho những người đã
nhiễm vi khuẩn lao. Do đó cần kiểm tra sức khoẻ
trước khi tiêm.
Đối với trẻ em, không tiêm vaccin BCG trong
những trường hợp:
viêm da có mủ
sốt trên 37,50C
rối loạn tiêu hoá và dinh dưỡng
các bệnh ảnh hưởng đến toàn trạng như viêm
22
tai mũi họng, viêm phổi, vàng da


Chống chỉ định tiêm vaccin DPT
hoãn tiêm DPT cho trẻ đang mắc các bệnh
nhiễm trùng cấp tính / bệnh đang tiến triển.

Trường hợp trẻ có biểu hiện bất thường về
não trong thời kỳ mới sinh.
Ngừng tiêm DPT trong trường hợp trẻ có
phản ứng mạnh với vaccin đặc biệt sốt
40,50C, sốc, co giật hay có các triệu chứng
thần kinh khác trong vòng 3 ngày đầu sau
khi tiêm
23


Chống chỉ định dùng OPV
trẻ bị suy giảm miễn dịch
Trong trường hợp trẻ bị ỉa chảy vẫn cho
uống OPV nhưng phải cho uống nhắc lại
1 liều sau khi khỏi bệnh

24


Chống chỉ định đối với vaccin sởi
Không nên tiêm vaccin sởi cho bệnh nhân
đang được điều trị bằng thuốc gây ức chế
miễn dịch, sử dụng gammaglobulin, mắc
bệnh bạch cầu hay có sự thiếu hụt đáp
ứng miễn dịch tế bào
Tham khảo chống chỉ định của nhà sản
xuất

25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×