Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Động cơ đốt trong với nhiên liệu sinh học (biofuel)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA CƠ KHI ĐỘNG LỰC
-----------------------------------BÀI TIỂU LUẬN

ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG VỚI NHIÊN
LIỆU SINH HỌC (BIOFUEL)
Đề Tài :

GVHD: Nguyễn Văn Trạng


Động cơ đốt trong với nhiên liệu sinh học

TP.HCM,
Tháng
11 Năm 2017
NHẬN XÉT CỦA GIÁO
VIÊN
HƯỚNG
DẪN
..................................................................................................

..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................


..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
…………….., Ngày

tháng

năm 2017

Giáo viên hướng dẫn

2


Động cơ đốt trong với nhiên liệu sinh học

MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT....................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NHIÊN LIỆU SINH HỌC........................5
I/. VẤN ĐỀ NĂNG LƯỢNG HIỆN NAY:...................................................5
1/. Thế giới đang cần ngày càng nhiều hơn năng lượng:......5
2/. Tính cấp thiết của phát triển năng lượng sinh học ở Việt
Nam:...........................................................................................................7
3/. Dự báo nhu cầu - đáp ứng năng lượng của Việt Nam đến

năm 2010 và 2020:...............................................................................8
II/. NHIÊN LIỆU SINH HỌC LÀ GÌ?..........................................................9
III/. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA NHIÊN LIỆU SINH HỌC.....9
1/. Ưu điểm về mặt môi trường:......................................................9
2/. Ưu điểm về mặt kinh tế:.............................................................10
3/. Nhược điểm:....................................................................................12
IV/. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NHIÊN LIỆU SINH HỌC...........12
1/. Tình hình sản suất và sử dụng nhiên liệu sinh học trên
thế giới:....................................................................................................12
1.1/. Giới thiệu chung:...................................................................12
1.2/. Các nước thuộc khối EU......................................................15
1.3/. Các nước khác trong EU:....................................................22
1.4/. Châu Mỹ....................................................................................26
1.5/. Khối Đông Âu...........................................................................29
1.6/. Phát triển biofuel tại các nước trong khu vực.............30
2/. Tình hình nghiên cứu, đầu tư và những chính sách phát
triển nhiên liệu sinh học ở Việt Nam:...........................................34
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ NHIÊN LIỆU SINH HỌC.....................................36
I/. CỒN SINH HỌC (BIOETHANOL)......................................................36
2/. Sản xuất bioethanol:....................................................................36
II.1.2. Lợi ích về môi trường.........................................................39
II/. DIESEL SINH HỌC (BIO DIESEL)....................................................39
1/. Định nghĩa:......................................................................................39
2/. Đặc tính của biodiesel.................................................................40
2.1/. Tính chất vật lý:......................................................................41
2.2/. Tính chất hóa học:.................................................................42
3/. Sản xuất biodiesel:.......................................................................43
3



Động cơ đốt trong với nhiên liệu sinh học

1.5.1. Giới thiệu về biodiesel (BD)................................................43
1.5.2 Các nguồn nguyên liệu để sản xuất BD...........................49
1.5.2 Công nghệ sản xuất Biodiesel.............................................52
4/. Lợi ích của việc sử dụng Diesel sinh học:............................63
II/. KHÍ SINH HỌC (BIOGAS)..................................................................65
1/. Giới thiệu chung:...........................................................................65
2/. Công nghệ sản xuất biogas:.....................................................65

LỜI MỞ ĐẦU
Nhu cầu năng lượng của loài người đã hiện diện cách nay
hàng trăm ngàn năm, khi con người biết dùng lửa trong hoạt
động hàng ngày để nướng thịt, đuổi thú dữ, đốt rừng làm rẫy.
Kể từ đó, nguồn năng lượng từ vật rắn như gỗ cây ngày càng
trở nên quan trọng, có hơn hai tỉ người trên thế giới đang dùng
chất rắn trong gia đình để nấu nướng và sưởi ấm mùa đông.
Năng lượng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. An ninh quốc gia, an ninh kinh tế luôn gắn liền với an
ninh năng lượng của một quốc gia. Vì vậy trong chính sách phát
triển kinh tế, xã hội bền vững, chính sách năng lượng nên được
đặt lên hàng đầu.
Vào thế kỷ 19, gỗ là nguồn năng lượng làm máy chạy bằng
hơi nước phổ thông trong ngành chuyên chở, giúp phát triển
mạnh công nghiệp cơ giới. Sau đó, con người chế tạo máy phát
điện cung cấp nguồn điện năng mới có nhiều công dụng cho
đời sống hàng ngày và thay thế dần những máy chạy bằng hơi
nước. Khi tìm thấy nguồn nhiên liệu trầm tích như than đá, dầu
hỏa và khí đốt, con người tăng tốc sử dụng loại năng lượng
không tái tạo này để chạy máy nổ, chủ yếu trong ngành vận
tải, nhiệt và điện năng. Loại nhiên liệu thể lỏng (xăng dầu) trở

4


Động cơ đốt trong với nhiên liệu sinh học

nên thông dụng hơn trong ngành chuyển vận vì có tỉ trọng
năng lượng cao, dễ sử dụng hơn loại nhiên liệu khí và rắn, và từ
đó nguồn năng lượng rắn được sử dụng giảm dần.
Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế năng lượng, dầu
mỏ và khí đốt hiện chiếm khoảng 60-80% cán cân năng lượng
thế giới. Với tốc độ tiêu thụ như hiện nay và trữ lượng dầu mỏ
hiện có, nguồn năng lượng này sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt
trong vòng 40- 50 năm nữa. Diễn biến phức tạp của giá xăng
dầu gần đây là do nhu cầu dầu thô ngày càng lớn và những bất
ổn chính trị tại những nước sản xuất dầu mỏ. Để đối phó tình
hình đó, cần tìm ra các nguồn năng lương thay thế, ưu tiên
hàng đầu cho các nguồn năng lượng tái sinh và thân thiện với
môi trường.
Trong số các nguồn năng lượng thay thế dầu mỏ đang sử
dụng hiện nay (năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng
lượng hạt nhân,…), năng lượng sinh học đang là xu thế phát
triển tất yếu, nhất là ở các nước nông nghiệp và nhập khẩu
nhiên liệu, do các lợi ích của nó như: công nghệ sản xuất không
qua phức tạp, tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, tăng hiệu
quả kinh tế nông nghiệp, không cần thay đổi cấu trúc động cơ
cũng như cơ sở hạ tầng hiện có và giá thành cạnh tranh so với
xăng dầu.Nhiên liệu sinh học là các dạng nhiên liệu có nguồn
gốc động thực vật nhưng khác với các dạng nhiên liệu hóa
thạch được hình thành do quá trình phân hủy xác sinh vật trong
hàng triệu năm. Hiện nay trên thế giới phổ biến nhất là dầu

diesel sinh học và ethanol…
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NHIÊN LIỆU SINH HỌC
I/. VẤN ĐỀ NĂNG LƯỢNG HIỆN NAY:
1/. Thế giới đang cần ngày càng nhiều hơn năng lượng:
Dân số thế giới sẽ tăng từ con số hiện tại, khoảng 6,3 tỉ người
lên tới 9 tỉ người vào năm 2050. Mức độ phồn thịnh trung bình
toàn cầu sẽ ngày càng cao hơn. Càng nhiều người và mức sống
càng cao hơn có nghĩa là sẽ không tránh khỏi sử dụng năng
lượng nhiều hơn. Các nước đang phát triển hiện đang cần nhiều
năng lượng hơn bao giờ hết để đáp ứng yêu cầu tăng cao mức
5


Động cơ đốt trong với nhiên liệu sinh học

sống. Theo một số kịch bản, thì vào năm 2050 mức tiêu thụ
năng lượng toàn cầu sẽ tăng gấp đôi, nhưng điều này có thể
còn cao hơn thế.
Hiện tại, tính trên toàn cầu, mức năng lượng đang sử dụng
hàng ngày tương đương với khoảng 200 triệu thùng dầu mỏ
(khoảng 10 tỷ tấn/năm). Trong số này, có khoảng 80% năng
lượng có nguồn gốc là năng lượng hóa thạch (dầu mỏ, khí đốt,
than đá). Năng lượng hạt nhân, thủy điện, năng lượng sinh học
chiếm gần 20% còn lại. Trong đó, thực tế năng lượng tái tạo
(thủy điện, gió và sinh học truyền thống như gỗ, chất thải nông
nghiệp) chỉ chiếm 10%.
Tỷ lệ tăng sử dụng năng lượng trung bình hàng năm trên thế
giới hiện nay là khoảng 1,5 - 2,0%. Điều này có nghĩa là khối
lượng dầu mỏ khai thác phải tăng lên thêm hàng ngày là 1,5
triệu thùng. Ngành dầu mỏ toàn cầu sẽ phải hoạt động hết

công suất, đồng thời phải luôn tìm kiếm cơ hội đầu tư thêm và
việc mở mỏ mới để bù đắp lại các thất thoát tự nhiên ở các khai
trường (tổng mức thất thoát như vậy đôi khi lên tới 4 - 5%/
năm, tương ứng khối lượng dầu khai thác 3,5 triệu thùng/
ngày). Trong 5 năm tới ngành dầu mỏ toàn cầu sẽ phải tăng
thêm công suất tương ứng với mức khai thác 28,5 triệu thùng/
ngày (gấp 3 lần mức khai thác hiện tại của Ả rập Xê út).
Vào thời điểm hiện nay, ngành năng lượng thế giới đang đứng
trước ba nhiệm vụ:
* Tăng sản lượng năng lượng hóa thạch và các loại năng
lượng khác. Vào năm 2050, nhu cầu năng lượng sẽ tương đương
400 thùng dầu/ngày (một nửa số đó là năng lượng hóa thạch).
* Phải quan tâm phát triển đồng thời các nguồn năng lượng.
* Giảm thải tác hại gây ô nhiễm môi trường do khai thác và
sử dụng năng lượng hóa thạch, đồng thời giảm tác nhân gây
tăng hiệu ứng nhà kính để bảo vệ môi trường.
Trữ lượng dầu mỏ thế giới còn khoảng 1.200 tỷ thùng, khai
thác với tốc độ hiện tại còn độ khoảng 30-35 năm nữa. Trữ
lượng than đá còn khá lớn (tuy ngày càng khó khai thác) nhưng
cũng còn khai thác được 250 năm nữa. Nguy cơ thế giới sẽ
thiếu năng lượng đang trở thành sự thật hiển nhiên. Năng lượng
hạt nhân, năng lượng tái tạo (thủy điện, sinh học) sẽ đóng vai
6


Động cơ đốt trong với nhiên liệu sinh học

trò ngày càng lớn. Năng lượng tái tạo nguồn gốc sinh học có
một ý nghĩa nhất định nhưng chúng ta không thể đốt cháy giai
đoạn. Cần phải có thời gian phát triển, thời gian đó có thể là 10

- 20 năm nữa.
2/. Tính cấp thiết của phát triển năng lượng sinh học ở
Việt Nam:
Phát triển ngành năng lượng sẽ là biện pháp hỗ trợ và thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhu cầu về năng lượng sẽ do tăng
trưởng kinh tế, công nghiệp hóa, đô thị hóa và toàn cầu hóa
thương mại quyết định. Từ nay tới năm 2010, cung cấp năng
lượng của Việt Nam sẽ cần phảI tăng nhanh hơn GDP là 30%.
Mặc dù có những thay đổi lớn trong những năm gần đây nhưng
Việt Nam vẫn là một trong những nước có mức sử dụng năng
lượng thấp nhất châu Á. Năm 1996 tiêu thụ năng lượng hiện đại
đầu người tương đương 144 kg quy ra dầu mỏ (bằng 1/7 Thái
Lan) và tiêu thụ điện năng là khoảng 161 kWh thấp nhất trong
các nước đang phát triển. Nếu tăng trưởng GDP hàng năm
trung bình là 6% từ năm 2001 và 7,5% từ 2001 trở đi thì mức
tiêu thụ năng lượng hiện tại phải tăng với tốc độ trung bình là
9%. Đến năm 2010 tổng nhu cầu về năng lượng hiện tại sẽ gấp
3 lần mức năm 1997. Nhu cầu điện tăng 4 lần, sản phẩm xăng
dầu sẽ tăng 2,5 lần. Nhu cầu khí đốt tăng gần 10 lần và nhu
cầu trong nước về than sẽ tăng gấp đôi.
Cho tới nay Việt Nam chưa sử dụng triệt để các nguồn tài
nguyên năng lượng cơ bản của mình.
Ngành năng lượng Việt Nam đang đứng trước nhiều thách
thức, chủ yếu là bốn thách thức trong quá trình chuyển sang
công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Thứ nhất, để đạt được chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, từ nay tới
năm 2010, cung cấp năng lượng của Việt Nam sẽ cần phải tăng
nhanh hơn GDP là 30%, trong đó điện phải tăng nhanh hơn
70%. Để đạt được tốc độ tăng trưởng đó, cung cấp năng lượng
phải có hiệu quả - đến năm 2010 phải tiết kiệm được 2788 MW,

tức là một nửa công suất lắp đặt hiện nay và điều này có thể
thực hiện thông qua các chương trình giảm tổn thất và quản lý
cầu. Năng lượng phải được phân bố đều hơn, hiện 80% dân số ở
7


Động cơ đốt trong với nhiên liệu sinh học

vùng nông thôn và mức tiêu thụ của họ chỉ chiếm 14% lượng
điện được cung ứng.
Thứ hai, mặc dù Việt Nam còn giàu tài nguyên thiên nhiên,
nhưng các nguồn tài chính vẫn là là hạn chế về trữ lượng, đòi
hỏi phải lập kế hoạch sử dụng một cách thận trọng trong lĩnh
vực năng lượng.
Thứ ba, Việt Nam phải đầu tư khoảng từ 5,3 - 5,5% GDP (gấp
đôi mức các nước láng giềng Đông Nam Á khác) vào cơ sở hạ
tầng thiết yếu cho năng lượng. Hơn nữa, mức và cơ cấu giá
năng lượng phải được thay đổi để giải tỏa bớt những sức ép tài
chính ngắn hạn và đảm bảo hiệu quả lâu dài trong các quyết
định đầu tư và sử dụng tài nguyên.
Thứ tư, thu hút đầu tư nước ngoài đòi hỏi phải tạo ra được
môi trường kinh doanh thuận lợi, bao gồm cả khuôn khổ pháp
lý có tính hỗ trợ.
Do nguồn tài chính hạn hẹp, chiến lược năng lượng của Việt
Nam phải nhằm vào việc sản xuất, cung cấp và sử dụng năng
lượng một cách hiệu quả.
Để giảm suy thoái môi trường, cần có chính sách khuyến
khích chuyển từ nguồn năng lượng truyền thống sang nguồn
năng lượng mới và tăng cường cung ứng những loại nhiên liệu
sạch hơn. Sản xuất và sử dụng Biofuel đáp ứng được các tiêu

chí về kinh tế và môi trường nên cần phải được phát triển.
3/. Dự báo nhu cầu - đáp ứng năng lượng của Việt Nam
đến năm 2010 và 2020:
Việt Nam có triển vọng đạt mức tăng trưởng hàng năm từ 7 7,5% từ nay tới 2010 và khoảng 7,0% từ 2011 - 2020. Tỷ trọng
khu vực nông nghiệp có thể sẽ giảm dần từ 23% xuống 11%
vào năm 2020, trong khi khu vực công nghiệp sẽ tăng từ 38,5%
lên 44%.
Người ta dự tính rằng tới năm 2010 tổng mức tiêu thụ năng
lượng tối đa của Việt Nam sẽ vào khoảng 28 - 32 triệu TOE
(đương lượng dầu tính bằng tấn), trong đó than chiếm 18%,
dầu khí 57% và điện 25%. Mức tăng trưởng sử dụng năng lượng
trung bình hàng năm của Việt Nam là vào khoảng 8,8% 10,4%.
8


Động cơ đốt trong với nhiên liệu sinh học

Vào năm 2020, tổng nhu cầu năng lượng kinh doanh của Việt
Nam sẽ đạt mức 53 - 63,6 triệu TOE, trong đó 15%, 56% và
29% là dành cho than, dầu và khí, điện. Mức tăng trưởng trung
bình hàng năm trong giai đoạn 2010 - 2020 sẽ lên tới 6,6% 7,1%.
Trong tiêu thụ năng lượng chung, ngành công nghiệp vẫn còn
chiếm thị phần lớn nhất, chiếm tỷ lệ từ 38% năm 2001 lên 42%
và 47% tương ứng 2010 và 2020. Ngành vận tải sẽ tiêu thụ
mức chiếm 35% vào 2010 và 33% vào năm 2020. Năng lượng
dành cho sinh hoạt sẽ giảm dần từ 23% năm 2001 xuống mức
dự tính 19,4% và 17,6% tương ứng 2010 và 2020.
Hiện nay Việt Nam có tỷ lệ độc lập về năng lượng là 120. Tỷ
lệ đó có nghĩa là cán cân ngoại thương về năng lượng rất thuận
lợi, kim ngạch nhập khẩu 100 thì xuất khẩu 120, một tỷ lệ ít

quốc gia trên thế giới có thể đạt được. ưu điểm này là nhờ dầu
và khí ở các mỏ dầu khí ngoài khơi.
Nhưng ưu điểm đó sẽ không tồn tại được lâu vì ba lý do. Thứ
nhất là trữ lượng những mỏ dầu khí của ta rất eo hẹp. Thứ hai
là phát triển kinh tế sẽ quy định phát triển của nhu cầu năng
lượng. Với đà phát triển kinh tế của nước ta nhanh hiện nay thì
nhu cầu về năng lượng sẽ gia tăng rất mạnh. Thứ ba là nước ta
đang cơ giới hóa nông nghiệp và phát triển những ngành kỹ
nghệ tiêu thụ nhiều năng lượng như là xi măng, thép. Người ta
cho rằng tiêu thụ năng lượng của nước ta đang gia tăng với tỷ
lệ mạnh hơn tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. Vì ba nguyên nhân đó,
chỉ trong vài năm nữa chúng ta sẽ là một nước nhập siêu về
nhiên liệu. Trung Quốc đã trở nên một quốc gia như vậy và
Inđônêxia cũng đang đi vào con đường đó. Hiện nay Tổng Công
ty Dầu khí Việt Nam đã bắt đầu đi khảo sát mỏ ở một số nước
khác (như là Angiêria).
Việt Nam có thể trở thành nước thiếu năng lượng kể từ năm
2015 trở về sau.
II/. ĐỊNH NGHĨA NHIÊN LIỆU SINH HỌC VÀ PHÂN LOẠI
Nhiên liệu sinh học (biofuel) là loại nhiên liệu có nguồn gốc từ
sinh khối - có thể là từ các sinh vật sống hoặc sản phẩm phụ từ
quá trình chuyển hóa của chúng (ví dụ như phân gia súc).
9


Động cơ đốt trong với nhiên liệu sinh học

Chúng thuộc loại năng lượng tái tạo (hoàn nguyên) hoàn toàn
khác với các loại năng lượng khác như hóa thạch, hạt nhân.
Biofuel có đặc điểm là khi bị đốt cháy sẽ giải phóng ra năng

lượng hóa học tiềm ẩn trong nó. Nghiên cứu tìm ra các phương
pháp hiệu quả hơn để biến đổi các vật liệu nguồn gốc sinh học
thành điện năng thông qua pin nhiên liệu đang là lĩnh vực hết
sức khả quan hiện nay.
Theo bảng phân loại của Wikipedia, biofuel được chia thành
ba loại:
- Dạng rắn (sinh khối rắn dễ cháy): củi, gỗ và than bùn.
- Dạng lỏng : Các chế phẩm dạng lỏng nhận được trong quá
trình chế biến vật liệu nguồn gốc sinh học như:
+ Bioalcohol - các loại rượu nguồn gốc sinh học, ví dụ:
bioetanol từ đường mía, ngô đang được sử dụng làm nhiên liệu
hoặc phụ gia pha xăng tại Braxin, Mỹ và một vài nước khác;
biometanol (hiện đang được sản xuất chủ yếu từ khí tự nhiên,
song có thể đi từ sinh khối).
+ Dầu mỡ các loại nguồn gốc sinh học, đã được sử dụng làm
nhiên liệu chạy động cơ diezel. Ví dụ: Dầu thực vật sử dụng trực
tiếp (SVO) làm nhiên liệu; Biodiezel (diezel sinh học) - sản
phẩm chuyển hóa este từ mỡ động vật hoặc dầu thực vật;
Phenol và các loại dung môi, dầu nhựa thu được trong quá trình
nhiệt phân gỗ, v.v.v
- Dạng khí: Các loại khí nguồn gốc sinh học cũng đã được sử
dụng và ngày càng phổ biến như: Metan thu được từ quá trình
phân hủy tự nhiên các loại phân, chất thải nông nghiệp hoặc
rác thải - biogas; Hyđrô thu được nhờ cracking hyđrocacbon,
khí hóa các hợp chất chứa cacbon (kể cả sinh khối) hoặc phân
ly nước bằng dòng điện hay thông qua quá trình quang hóa
dưới tác dụng của một số vi sinh vật; Các sản phẩm khí khác từ
quá trình nhiệt phân và khí hóa sinh khối (các loại khí cháy thu
được trong quá trình nhiệt phân gỗ).
III/.


ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA NHIÊN LIỆU SINH
HỌC
10


Động cơ đốt trong với nhiên liệu sinh học

1/. Ưu điểm về mặt môi trường:
 NLSH có thể giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu
hóa thạch đắt đỏ, đang cạn kiệt:
Do NLSH có thể thay thế nhiên liệu hóa thạch sử dụng trong
các phương tiện giao thông và các thiết bị năng lượng, triển
vọng của loại nhiên liệu này là sáng sủa, đây là loại nhiên liệu
bền vững thay cho các nguồn năng lượng hóa thạch đắt đỏ
đang bị cạn kiệt. Loại nhiên liệu này có thể xuất hiện trong một
phạm vi nhất định, nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng
“đói nhiên liệu” đang gia tăng hiện nay trên thế giới.
 NLSH có thể giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu:
Các cây trồng nông nghiệp và các nguyên liệu sinh khối khác
được coi là các nguyên liệu góp phần làm trung hòa cácbon bởi
chu kỳ sống thực tế của nó, thực vật thu cacbon điôxit thông
qua quá trình quang hợp.Tuy nhiên, các nguyên liệu đầu vào sử
dụng trong quá trình sản xuất NLSH được coi là nguyên liệu tái
tạo và có khả năng làm giảm phát thải khí nhà kính (GHG). Tuy
nhiên, cho dù các nhiên liệu đầu vào tự chúng có khả năng
trung hòa cácbon, thì quá trình chuyển đổi các vật liệu thô
thành NLSH có thể gây phát thải cácbon vào khí quyển. Vì vậy,
NLSH phải góp phần vào giảm phát thải các bon, chúng phải
được chứng minh giảm thải thực sự GHG trong tất cả chu trình

sản xuất và sử dụng NLSH.
2/. Ưu điểm về mặt kinh tế:
 NLSH có thể tăng cường an ninh năng lượng quốc
gia:
Sự phụ thuộc vào dầu nhập khẩu có thể không những làm
suy kiệt dự trữ ngoại tệ của quốc gia, mà còn tạo ra sự mất ổn
định về an ninh năng lượng của quốc gia đó. Từ khi NLSH được
sản xuất từ các nguồn nguyên liệu bản địa của nhiều nước châu
Á, loại nhiên liệu này có vai trò là nhiên liệu thay thế cho các
nhiên liệu hóa thạch có thể giảm sự phụ thuộc nhập khẩu dầu
và tăng cường an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, điều
11


Động cơ đốt trong với nhiên liệu sinh học

quan tâm là một số nước đang bị lôi cuốn bởi nhiều hứa hẹn về
an ninh năng lượng hơn và họ tiếp tục bỏ chi phí để đảm bảo
an ninh của các nhu cầu khác nữa như an ninh lương thực, an
ninh về nguồn cung cấp nước và không quan tâm tới việc bảo
vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng tự nhiên và sự
đa dạng sinh học của chúng.
 NLSH có thể hình thành sự tham gia của các xí
nghiệp vừa và nhỏ (SMES):
Khác với nhiên liệu dầu và khí, thậm chí là than cần phải xây
dựng cơ sở hạ tầng lớn để khai thác và xử lý, với sự tham gia
của các tập đoàn lớn và các công ty đa quốc gia, việc sản xuất
NLSH sẽ không đòi hỏi đầu tư và xây dựng các nhà máy xử lý
tổng hợp lớn. Vì vậy, đầu tư và quy trình sản xuất NLSH có thể
nằm trong phạm vi SMES có thể chấp nhận được. Dựa vào

nguyên liệu đầu vào và khả năng đầu ra, công suất của các nhà
máy sản xuất NLSH có thể thiết kế phù hợp với yêu cầu đặc
thù. Các hoạt động sản xuất NLSH dựa vào các nguyên liệu
nông nghiệp hoặc các hệ thống modul có thể được thực hiện để
sản xuất NLSH phục vụ cho tiêu thụ cục bộ của các thiết bị có
động cơ tại các trang trại. Đầu tư cho NLSH có thể mở ra các cơ
hội tham gia của các công ty trong nước.
 NLSH có thể đóng góp vào phát triển kinh tế- xã hội
của các cộng đồng địa phương và các ngành kinh tế
đang phát triển:
Vai trò của ngành nông nghiệp trang trại trong dây chuyền
sản xuất NLSH sẽ mở ra cơ hội cho các cộng đồng địa phương
kết hợp hoạt động và thu được các lợi ích nhất định để có thể
tạo ra phát triển kinh tế-xã hội. Việc trồng rừng, kích thích và
thu hoạch nhiên liệu đầu vào như cây mía, ngô, sắn và dầu cọ
đòi hỏi phải tăng lực lượng lao động và các công việc thủ công.
Việc mở rộng sản xuất nông nghiệp do tăng nhu cầu các
nguyên liệu thô cho sản xuất NLSH có thể tạo ra việc làm mới
và thu nhập nhiều hơn cho nông dân. Tạo cơ hội việc làm trong
sản xuất NLSH là rất lớn. Ví dụ: sản xuất NLSH từ cây Jatropha
Curcas (cây dầu mè) làm nhiên liệu đầu vào được trồng như
loại cây trồng chyên dụng để sản xuất diezel sinh học, một diện
12


Động cơ đốt trong với nhiên liệu sinh học

tích cây mè 10000 ha có thể thu được 30 triệu lít dầu diezel
sinh học/năm có thể tạo ra 4000 việc làm trực tiếp. Xét về góc
độ tạo việc làm trực tiếp của các thành viên trong hộ gia đình,

cho thấy tác động của ngành công nghiệp này đối với cộng
đồng địa phương là rất to lớn. Việc tạo ra việc làm mới và các
doanh nghiệp có thể tạo ra các hoạt động khác đem lại các lợi
ích kinh tế xã hội khác nữa cho cộng đồng. Nhiều hoạt động
kinh tế xuất hiện sẽ tạo ra lợi nhuận cho các chủ doanh nghiệp
tại địa phương. Cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh có thể tạo ra đường
xá mới hoặc được nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
vận chuyển các nhiên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất. Kỹ
năng làm việc của nhiều công nhân làm việc trong các dự án
được nâng cao, tăng năng lực của các thành viên trong cộng
đồng. Hơn nữa, lợi ích kinh tế mà các cộng đồng được hưởng có
thể lan tỏa và tạo ra các lợi ích xã hội khác nữa, như các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, phúc lợi xã hội và các dịch vụ
công cộng…. Bằng việc quản lý phù hợp, an toàn và linh hoạt
trong các điều kiện văn hóa, nhân khẩu học và nhân chủng học
tại địa phương, sản xuất NLSH có khả năng tạo ra phát triển
kinh tế-xã hội tốt hơn đối với cộng đồng và đặc biệt là đóng góp
vào công cuộc giảm đói nghèo.
3/. Nhược điểm:
Việc sản xuất nhiên liệu sinh học từ các nguồn tinh bột
hoặc các cây thực phẩm được cho là không bền vững do ảnh
hưởng tới an ninh lương thực. Khả năng sản xuất với quy mô
lớn cũng còn kém do nguồn cung cấp không ổn định vì phụ
thuộc vào thời tiết và nông nghiệp.
Bên cạnh đó, giá thành sản xuất nhiên liệu sinh học vẫn cao
hơn nhiều so với nhiên liệu truyền thống từ đó việc ứng dụng
và sử dụng nhiên liệu sinh học vào đời sống chưa thể phổ biến
rộng.
IV/. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NHIÊN LIỆU SINH HỌC
1/.


Tình hình sản suất và sử dụng nhiên liệu sinh học
trên thế giới:
13


Động cơ đốt trong với nhiên liệu sinh học

a) Cồn ethanol và methanol
Mỹ và Brazil là hai quốc gia có sản lượng ethanol lớn nhất
thế giới, chiếm khoảng 86% toàn bộ lượng ethanol sản xuất
toàn cầu (Hình 3). Nguyên liệu chính để sản xuất ethanol tại Mỹ
là ngô, trong khi tại Brazil, mía là nguồn cung cấp chính. Theo
số liệu năm 2010, Mỹ sản xuất được 42,86 tỷ lít (trong đó 2,9
triệu lít là ethanol thế hệ II); Brazil là 26,09 tỷ lít. Trung Quốc là
nước có sản lượng lớn thứ 3 trên thế giới, với 7,19 tỷ lít. Tổng
sản lượng ethanol của toàn thế giới trong năm 2010 ước tính
khoảng 91,66 tỷ lít.

14


Động cơ đốt trong với nhiên liệu sinh học

Hình 3. Tỷ trọng ethanol sản xuất (a) và tiêu thụ (b) của thế
giới theo các khu vực năm 2010
Chiếc xe Ford model T của Mỹ có thể sử dụng ethanol và
xăng từ năm 1908. Trong khi Brazil là nước có chương trình sản
15



Động cơ đốt trong với nhiên liệu sinh học

xuất và sử dụng nhiên liệu sinh học thành công nhất thế giới.
Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã bán xăng pha ethanol với tỷ
lệ từ 5-25% (E5- E25) hoặc thậm chí là E85, E100 và phương
tiện sử dụng nhiên liệu linh hoạt (Flexible Fuel Vehicles – FFV).
Ở Mỹ và một số quốc gia khác như Thái Lan, Jamaica..., tỷ lệ
ethanol bắt buộc có trong nhiên liệu không dưới 10%, trong khi
Brazil bắt buộc phải sử dụng E20-E25. Ở những quốc gia này,
nhiên liệu E85 và E100 cũng được bán ngay tại các trạm cung
cấp cùng với các loại nhiên liệu khác. Thế giới tiêu thụ hết
khoảng 73,74 tỷ lít ethanol trong năm 2010, tập trung chủ yếu
ở Bắc Mỹ với khoảng 60% (hình 3b).
Năm 1995, Mỹ sản xuất được tổng cộng là 6,5 tỷ lít
methanol (1,7 triệu gallon), đứng thứ 21 trong các chất hoá học
được sử dụng nhiều nhất. Hiện nay, Trung Quốc đang là nước
sản xuất methanol lớn nhất trên thế giới (chủ yếu từ than đá).
Năm 2010, sản lượng methanol của Trung Quốc đạt đến 48,24
tỷ lít và dự kiến sẽ tăng lên 62,8 tỷ lít vào năm 2015.
Những năm thập niên 30, methanol đã được sử dụng thay
thế cho xăng trên động cơ hiệu suất cao trong cuộc đua Grand
Prix, và 2 thập niên sau, methanol vẫn được sử dụng trong cuộc
đua xe ở Indianapolis 500. Hiện tại, Trung Quốc đang là nước
tiêu thụ nhiều methanol nhất trên thế giới, 28,5 tỷ lít trong năm
2010, tương đương 40% lượng methanol tiêu thụ toàn cầu.
Trong đó khoảng 8,8 tỷ lít là phục vụ cho lĩnh vực GTVT. Ở Mỹ
hiện có khoảng 21 nghìn phương tiện linh hoạt sử dụng nhiên
liệu M85.
b) Dầu thực vật và bio-diesel

Sản lượng dầu thực vật sản xuất trên toàn thế giới tăng
dần theo từng năm, đạt đến khoảng 141 tỷ lít vào năm 2008.
Trong đó dầu cọ chiếm khoảng 30%, dầu đậu nành khoảng
28%, dầu cải dầu 15% và dầu hướng dương 9%. Trung bình
hàng năm, sản lượng dầu cọ tăng 8,1%, dầu đậu nành tăng
5,7%, dầu cải dầu tăng 4,8%... và đối với tất cả các nguồn
nguyên liệu, sản lượng dầu thực vật tăng 5,2% mỗi năm. Dầu
cọ tập trung chủ yếu ở Malaysia và Indonesia, chiếm khoảng
80-85% sản lượng của thế giới. Dầu đậu nành ở các quốc gia
châu Mỹ như Mỹ, Brazil và Argentina, trong đó Mỹ chiếm
khoảng 30-40%, Brazil, 20- 40% và Argentina, 15-25% sản
16


Động cơ đốt trong với nhiên liệu sinh học

lượng dầu đậu nành của thế giới. Trung Quốc cũng đang nổi lên
là một nước có tiềm năng lớn về dầu thực vật sản xuất từ đậu
nành. Dầu từ hạt cải dầu được sản xuất chủ yếu tại châu Âu,
Trung Quốc, Ấn Độ và Canada.
Dầu thực vật chủ yếu được sử dụng ở hai dạng chính: làm
dầu ăn và làm nhiên liệu cho động cơ. Đến năm 2008, tỷ lệ dầu
thực vật sử dụng trong việc chế biến thực phẩm chiếm khoảng
80%, tiếp theo là đến phục vụ cho công nghiệp và sản xuất biodiesel. Tổng lượng dầu thực vật tiêu thụ cho cả 3 lĩnh vực trên
trong năm 2008 là khoảng 137 tỷ lít. Năm 2010, tănglên tới
160 tỷ lít.
Năm 2005, bio-diesel được sản xuất chủ yếu ở châu Âu
(Đức và Pháp), chiếm khoảng 80% sản lượng thế giới. Tuy
nhiên, trong các năm gần đây, Nam Mỹ - cụ thể là Brazil,
Argentina, Colombia và châu Á đang dần mở rộng quy mô sản

xuất. Theo số liệu năm 2010, có khoảng 17,61 tỷ lít bio-diesel
được sản xuất trên toàn thế giới, tập trung chủ yếu tại châu Âu
với khoảng 9,2 tỷ lít, trong đó chủ yếu được sản xuất từ dầu
thực vật (Hình 4).

17


Động cơ đốt trong với nhiên liệu sinh học

Hình 4. Tỷ trọng bio-diesel sản xuất (a) và tiêu thụ (b) của
thế giới theo các khu vực năm 2010
Hình 4b thể hiện tỷ trọng bio-diesel tiêu thụ theo khu vực
trong năm 2010. Phần lớn biodiesel được tiêu thụ tại châu Âu.
Trong đó Đức là nước đi đầu cả về sản xuất lẫn tiêu thụ. Nước
Đức đã có chính sách khuyến khích sử dụng hoàn toàn biodiesel (B100), tuy nhiên đến năm 2008, tỷ lệ sử dụng B100 có
18


Động cơ đốt trong với nhiên liệu sinh học

chiều hướng giảm xuống (từ 1,93 tỷ lít năm 2007 xuống còn
0,45 tỷ lít năm 2009) [18]. Hiện tại châu Âu đang có kế hoạch
nâng cao lượng nhiên liệu tái tạo (chủ yếu là nhiên liệu sinh
học) trong nhiên liệu sử dụng cho các phương tiện GTVT lên
10% trong năm 2020, nên kể từ năm 2006-2007, châu Âu bắt
đầu phải nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ bên ngoài, chủ yếu là
từ Mỹ, các quốc gia Nam Mỹ và châu Á. Trong năm 2010, châu
Âu phải nhập khẩu
khoảng 1,6 tỷ lít từ các quốc gia khác. Theo, thế giới tiêu

thụ hết khoảng 16,31 tỷ lít biodiesel trong năm 2010, tập trung
chủ yếu tại khu vực Tây Âu với khoảng 66,3% (hình 4b).
c) Hyđrô
Theo số liệu năm 2008, trung bình hàng năm tổng lượng
hyđrô sản xuất được vào khoảng 45 triệu tấn [19], trong đó
khoảng 40% lượng hyđrô được sản xuất từ khí thiên nhiên, 30%
từ dầu thô và các sản phẩm hoá dầu, 18% từ than đá, 4% từ
quá trình điện phân nước và 1% từ sinh khối.
Hiện nay, 40% hyđrô được sử dụng trong ngành công
nghiệp hoá chất, 40% dùng trong các phòng thí nghiệm lọc hoá
dầu, và 20% dùng trong các lĩnh vực khác [20]. Trong 20% đó,
hyđrô chủ yếu được sử dụng trong các trạm phát điện pin nhiên
liệu

trên
các
phương
tiện
GTVT. Nước Mỹ mỗi năm sản xuất ra khoảng 11 triệu tấn hyđrô,
đủ cung cấp cho khoảng 20- 30 triệu xe con (sử dụng 700-1000
gallon năng lượng tương đương/xe/năm) hoặc 5-8 triệu căn nhà.
Để sản xuất được 11 triệu tấn hyđrô thì phải tiêu thụ hết 5%
lượng
khí
thiên
nhiên
của nước Mỹ và thải ra 77 triệu tấn CO2.
d) Khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG)
Năm 2010, tổng lượng LPG sản xuất trên toàn thế giới đạt
đến 249 triệu tấn, chủ yếu tập trung ở khu vực Trung Đông, nơi

có trữ lượng dầu và khí đốt lớn nhất thế giới. Khu vực châu Á Thái Bình Dương có tốc độ tăng trưởng nhanh, khoảng 4,6%. Từ
năm 2010 đến nay, sản lượng LPG ở các quốc gia châu Mỹ gần
như không thay đổi, tuy nhiên châu Phi cũng đã bắt đầu cung
cấp
một
lượng
nhỏ
LPG
vào
chuỗi giá trị toàn cầu.
19


Động cơ đốt trong với nhiên liệu sinh học

Khí hoá lỏng LPG có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực
như cho các phương tiện GTVT, công nghiệp, trồng trọt và dân
dụng. Theo số liệu năm 2010, 47% LPG được sử dụng để phục
vụ cho nhu cầu nấu nướng và sưởi ấm, 8,1% LPG sử dụng cho
lĩnh vực GTVT. Hiện nay, một số quốc gia đã sử dụng LPG làm
nhiên liệu cho các phương tiện như xe buýt, xe taxi... Ở Nhật,
khoảng 90% taxi sử dụng LPG, ở Mỹ 20-30% các phương tiện sử
dụng nhiên liệu này. Hàn Quốc là nước tiêu thụ nhiều LPG nhất
trên thế giới, có khoảng 1,7 triệu xe sử dụng LPG. Hiện nay, tất
cả các xe taxi ở Hongkong đều sử dụng LPG, một phần ba trong
tổng số các xe do hãng Ford sản xuất tại Úc là xe sử dụng
LPG... Nhu cầu sử dụng LPG đang ngày càng tăng cao, năm
2010 là khoảng 250 triệu tấn, tăng 50 triệu tấn so với năm
2000.
e) Khí thiên nhiên (NG)

Năm 2010, lượng khí thiên nhiên khai thác trên toàn thế
giới đạt 3.193,3 tỷ m3, tăng 7,3% so với năm 2009. Cụ thể, Nga
tăng 11,6%; Mỹ tăng 4,7%; Qatar tăng 30,7%. Nga là quốc gia
có trữ lượng khí thiên nhiên lớn nhất thế giới (khoảng 44.800 tỷ
m3), tiếp theo là Iran với 29.600 tỷ, Qatar là 25.300 tỷ m3. Tuy
nhiên, Mỹ là nước sản xuất chính của thế giới, khoảng 611 tỷ
m3/năm, trong khi sản lượng của Nga là 588,9 tỷ m3; Canada
là 159,8 tỷ m3; Iran 138 và Qatar 116,7 tỷ m3. Trong tổng
lượng khí thiên nhiên sản xuất được năm 2010 của toàn thế
giới, các nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
(OECD) chiếm 1.159,8 tỷ m3; các quốc gia ngoài tổ chức này
chiếm 2.033,5 tỷ m3, châu Âu chỉ chiếm một lượng rất nhỏ,
khoảng 174,9 tỷ m3 [25]. Năm 2010, lượng khí thiên nhiên tiêu
thụ tăng 7,4%, nhanh nhất kể từ năm 1984. Mỹ là nước sử dụng
nhiều khí thiên nhiên nhất, tăng 5,6%. Châu Á có tốc độ tiêu
thụ khí thiên nhiên rất nhanh, 10,7%, trong đó Ấn Độ tăng tới
21,5%. Năm 2010, Mỹ là nước tiêu thụ hết 683,4 tỷ m3 (chiếm
khoảng 21,7%), nhiều nhất thế giới; Nga là nước đứng thứ hai
với 414,1 tỷ m3 (khoảng 13%), Iran và Trung Quốc ở các vị trí
tiếp theo với 136,9 và 109 tỷ m3. Tổng lượng khí thiên nhiên
tiêu thụ trong năm 2010 của thế giới là 3.169 tỷ m3, trong đó
20


Động cơ đốt trong với nhiên liệu sinh học

các quốc gia thuộc tổ chức OECD sử dụng 1.546,2 tỷ m3, tương
đương 48,9%.
g) Dimethyl Ether (DME)
Hiện nay, DME chủ yếu được sản xuất ở quy mô nhỏ do

giá thành sản xuất cao. Trung Quốc là nước có sản lượng
methanol lớn, nên rất thuận tiện và có tiềm năng cho quá trình
điều chế DME. Một số quốc gia khác cũng đã bắt đầu nghiên
cứu và sản xuất DME như Indonesia, Nhật Bản, Thuỵ Điển, Iran
và Ấn Độ. Năm 2010, Ai Cập cũng bắt đầu có dự án phát triển
DME. Tại Trung Quốc, năm 2008, sản lượng DME vào khoảng
7,6 tỷ lít nhờ có thêm một số dự án mới như của tập đoàn
Heibei Kaiyue (1,5 tỷ lít); Henan Yima Coal và Hubei Biocause
Pharmaceutical (cùng 300 triệu lít), trong đó khoảng 80% DME
được sản xuất từ than đá. Lượng DME sử dụng của toàn thế giới
vào khoảng 38-50 tỷ lít/năm, chủ yếu cho lĩnh vực công nghiệp.
2/. Tình hình nghiên cứu, đầu tư và những chính sách
phát triển nhiên liệu sinh học ở Việt Nam:
Hiện nay tại Việt Nam, nhiên liệu xăng và diesel vẫn là hai
loại nhiên liệu chính của ngành GTVT. Việc sản xuất và sử dụng
nhiên liệu thay thế là chưa nhiều, hầu hết ở quy mô nhỏ lẻ.
Năm 2007, thủ tướng chính phủ ra quyết định số 177/2007/QĐTTg về “Dự án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015,
tầm nhìn 2025”. Mục tiêu đến năm 2015, sản xuất được 250
nghìn
tấn
ethanol

bio-diesel,
đáp
ứng
1%
nhu cầu nhiên liệu; và tầm nhìn 2025 là 1,8 triệu tấn ethanol và
bio-diesel, đáp ứng được 5% nhu cầu nhiên liệu. Cùng với đó là
những khuyến khích về tài chính như trợ giá, miễn thuế... cho
các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực

năng lượng tái tạo.
a) Cồn ethanol
Việt Nam là một nước nông nghiệp, có tiềm năng lớn để
phát triển nhiên liệu sinh học, đặc biệt là ethanol. Một số nhà
máy
sản
xuất
ethanol đã đi vào hoạt động như nhà máy cồn Đại Lộc (Quảng
Nam) với sản lượng khoảng 125 triệu lít/năm; nhà máy cồn Cát
Lái (TP Hồ Chí Minh) với sản lượng 40 triệu lít/năm. Ba nhà máy
cồn của công ty dầu Việt Nam (PV Oil) đang được xây dựng với
21


Động cơ đốt trong với nhiên liệu sinh học

sản lượng ước tính là 125 triệu lít/năm/nhà máy dự định đi vào
hoạt động vào cuối năm 2012, đầu năm 2013. Nguyên liệu
chính được sử dụng là sắn. Tuy nhiên, do nhu cầu ở Việt Nam
chưa lớn, nên hầu hết các nhà máy không hoạt động hết công
suất. Trong năm 2010, tổng sản lượng ethanol sản xuất được
của cả nước ước tính khoảng 150 triệu lít.
Bắt đầu từ tháng 8 năm 2010, xăng sinh học E5 đã bắt
đầu được bán ở 22 cây xăng (12 cây xăng của PV Oil và 10 cây
xăng
do
PETEC
quản lý) ở các địa phương như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà RịaVũng Tàu, Hải Phòng, Hải Dương.
b) Dầu thực vật và biodiesel
Bio-diesel ở Việt Nam hiện nay chủ yếu được sản xuất từ

mỡ cá basa, dầu dừa, và jatropha, tập trung ở khu vực phía
Nam. Công ty Agifish An Giang đã đầu tư xây dựng nhà máy
sản xuất bio-diesel với công suất khoảng 30 nghìn lít/ngày,
công ty TNHH Minh Tú ở Ô Môn, Cần Thơ cũng đã đầu tư dây
chuyền sản xuất bio-diesel từ mỡ cá. Theo số liệu năm 2010,
Việt Nam sản xuất được khoảng 7,7 triệu lít bio-diesel, tuy
nhiên do chưa có hành lang pháp lý phù hợp nên hầu hết các
sản phẩm không thương mại được, phải xuất khẩu ra nước
ngoài, chỉ có khoảng 990 lít biodiesel được sử dụng trong năm
2010.
c) Hyđrô và khí giàu hyđrô
Tại Việt Nam, khí hyđrô chưa được sản xuất rộng rãi, chỉ
dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ để phục vụ cho công nghiệp. Khí HHO
từ
quá
trình
điện
phân được sử dụng để tạo ngọn lửa có nhiệt độ lớn nhằm phục
vụ hàn, xì... và bổ sung như là một phụ gia vào đường nạp cho
động cơ xăng. Khí đốt tổng hợp (syngas) cũng đang bắt đầu
được nghiên cứu và ứng dụng trong các trạm phát điện cỡ nhỏ,
lò gốm Tân Mai, phục vụ nấu nướng trong các hộ gia đình (lò
đốt khí hoá trấu tại An Giang)...
d) Khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG)
Ở Việt Nam có thể tạm chia thành 4 cụm khai thác LPG
khí chính: cụm ở Đồng bằng Bắc Bộ gồm nhiều mỏ khí nhỏ,
trong
đó

mỏ

khí
3
Tiền Hải-Thái Bình, trữ lượng khoảng 250 tỷ m ; cụm vùng biển
22


Động cơ đốt trong với nhiên liệu sinh học

Cửu Long gồm 4 mỏ dầu là Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Ru Bi;
cụm
vùng
biển Nam Côn Sơn gồm mỏ Đại Hùng, Lan Tây, Lan Đỏ, Hải
Thạch, Mộc Tinh; cụm tại thềm lục địa Tây Nam với mỏ
BungaKewa-Cái Nước.
Ngoài sử dụng trong công nghiệp và đun nấu, LPG cũng đã
được sử dụng trên các phương tiện GTVT tại Việt Nam như taxi
(taxi Dầu Khí) và xe buýt. Tại Đà Nẵng, đã từng có dự án phát
triển
xe
máy
chạy
LPG,
nhưng sau một thời gian, dự án này đã gặp một vài khó khăn,
phải tạm dừng.
e) Khí thiên nhiên (NG)
Nhà máy sản xuất CNG của công ty cổ phần CNG Việt
Nam (có sự góp vốn của PV Gas) đã hoạt động từ năm 2008 với
công
suất
trong

giai
3
đoạn một là 30 triệu m khí/năm, giai đoạn hai sẽ nâng lên 250
triệu m3 khí/năm vào năm 2015. Dự đoán trữ lượng khí thiên
nhiên của Việt Nam là khoảng 600 tỷ m 3. Năm 2010, Việt Nam
sản xuất được khoảng 9,4 triệu m 3 khí, không đủ đáp ứng nhu
cầu. Hiện nay, ngoài sử dụng trong công nghiệp, CNG rất ít
được sử dụng cho lĩnh vực GTVT, chỉ có một vài xe buýt tại TP
Hồ Chí Minh đang sử dụng nhiên liệu này thay thế cho diesel.
g) Dimethyl Ether (DME)
Năm 2010, tập đoàn Sao Nam thành lập dự án sản xuất
DME tại Tiền Hải, Thái Bình, dự định đến năm 2013 sẽ đưa ra
thị
trường.
Tuy
nhiên, hiện tại không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào về DME, nên
dự án pha DME cùng LPG vào bình ga mới đây của công ty
Saigon Petro đã không được bộ Công Thương đồng ý.
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ NHIÊN LIỆU SINH HỌC
I/. CỒN SINH HỌC (BIOETHANOL)
1/. Nguồn nguyên liệu:

23


Động cơ đốt trong với nhiên liệu sinh học

2/. Sản phẩm Bioethanol:
3/. Đặc tính của bioethanol:
Thử nghiệm tính năng và phát thải phương tiện sử dụng

nhiên liệu xăng pha cồn ở tỷ lệ nhỏ (5 và 10% thể tích ~ E5,
E10) so với khi sử dụng xăng.
Quá trình thử nghiệm: thử nghiệm trên xe máy Honda
Super Dream với dung tích 97 cm3; ô tô Ford Laser 1.8; xác
định đường đặc tính ngoài ở các tay số.

Hình ảnh băng thử thử nghiệm xe máy và ô tô
Sự thay đổi tính năng và phát thải của xe máy khi sử dụng
E5 và E10 so với sử dụng xăng RON 92

24


Động cơ đốt trong với nhiên liệu sinh học



Sự thay đổi tính năng và phát thải của ô tô khi sử dụng E5
E10
so
với
sử
dụng
xăng
RON
92.

Mô phỏng động cơ xe máy trên phần mền AVL Boost:

25



×