Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN LỊCH SỬ 7 CHỦ ĐỀ: CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC THỜI LÝTRẦN (THẾ KỈ XIXIII)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (903.71 KB, 28 trang )

Dạy học theo chủ đề môn Lịch sử 7: Các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lí-Trần(thế kỉ XI-XIII)

PHÒNG GD&ĐT LẬP THẠCH
TRƯỜNG THCS TRIỆU ĐỀ

CHUYÊN ĐỀ
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN LỊCH SỬ 7
CHỦ ĐỀ: CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG
XÂM LƯỢC THỜI LÝ-TRẦN (THẾ KỈ XI-XIII)
HỌC KÌ I (5 TIẾT)

Giáo viên: Trần Thu Phương
Môn: Lịch sử
Trường THCS Triệu Đề

Vĩnh Phúc, năm 2018
1

Giáo viên: Trần Thu Phương

Trường THCS Triệu Đề


Dạy học theo chủ đề môn Lịch sử 7: Các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lí-Trần(thế kỉ XI-XIII)

MỤC LỤC
STT

NỘI DUNG

1



Mục lục
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

2

3

TRANG

I. Lý do chọn đề tài.

3

II. Mục đích nghiên cứu.

4

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4

IV. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN II. PHẦN NỘI DUNG

4
5

CHƯƠNG I: XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC


5

I. Khái niệm dạy học theo chủ đề:

5

II. Những thuận lợi và khó khăn trong việc dạy học theo chủ đề

5

III. Quy trình xây dựng chủ đề

6

CHƯƠNG II: XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ MINH HỌA
CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG
XÂM LƯỢC THỜI LÝ-TRẦN (THẾ KỈ XI-XIII)
I. Mục tiêu chuyên đề:
II. Định hướng năng lực cần hướng tới

10
10
10
11

III. Bảng mô tả mức độ cần đạt được của học sinh

12

DẠY MINH HỌA: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM

LƯỢC MÔNG – NGUYÊN (THẾ KỈ XIII)
4

PHẦN KẾT LUẬN-VÀ KIẾN NGHỊ

16
25

2

Giáo viên: Trần Thu Phương

Trường THCS Triệu Đề


Dạy học theo chủ đề môn Lịch sử 7: Các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lí-Trần(thế kỉ XI-XIII)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài.
Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn
dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, củng cố các giá trị nhân văn, lòng
khoan dung,nhân ái, tinh thần cộng đồng và hình thành những phẩm chất của công dân
Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại.
Thông qua hệ thống các chủ đề và chuyên đề về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực
Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam, môn Lịch sử giúp học sinh phát triển năng lực sử
học, đặc biệt là tư duy lịch sử, các khả năng thu thập và xử lý sử liệu, kết nối quá khứ
với hiện tại, vận dụng các bài học lịch sử vào việc giải quyết những vấn đề của thực tế
cuộc sống.
Với hình thức dạy học lịch sử theo chủ đề, giáo viên hướng dẫn học sinh củng cố
hệ thống kiến thức cơ bản, nâng cao nhận thức về lịch sử Việt Nam, khu vực và thế giới

thông qua hệ thống chủ đề về lịch sử chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tư tưởng, tôn
giáo - tín ngưỡng, nghệ thuật - kiến trúc, ngoại giao và quan hệ quốc tế, dân cư và tộc
người …
Thông qua hệ thống chủ đề dạy học, giáo viên giúp học sinh có khả năng tiếp cận
và xử lý thông tin từ những nguồn khác nhau, có khả năng xâu chuỗi các sự kiện lịch sử
có liên quan, đưa ra nhận xét cá nhân về các sự kiện lịch sử, xây dựng năng lực phản
biện và sáng tạo, từ đó có khả năng vận dụng những kinh nghiệm lịch sử vào thực tiễn,
dùng tri thức lịch sử để giải thích những vấn đề hiện tại.
Song hiện nay theo xu thế phát triển của thời đại. Thế hệ trẻ tiếp thu một cách
máy móc, thụ động kiến thức lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới. Học sinh luôn
coi bộ môn lịch sử là bộ môn học thuộc lòng, là môn phụ ít gây hứng thú học tập cho
học sinh. Vì vậy sau mỗi tiết học kiến thức học sinh nắm đước rất mờ nhạt, có những sự
kiện giáo viên vừa dạy, song hỏi lại một số các em không trả lời được. Đó là vấn đề
chúng ta luôn suy nghĩ trăn trở.
3

Giáo viên: Trần Thu Phương

Trường THCS Triệu Đề


Dạy học theo chủ đề môn Lịch sử 7: Các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lí-Trần(thế kỉ XI-XIII)

Vậy làm thế nào để phát triển năng lực của học sinh trong dạy- học lịch sử. Để
quá trình hoạt động chung, thống nhất giữa thầy và trò nhịp nhàng sẽ làm cho học sinh
nắm vững hơn những tri thức lịch sử, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và bồi dưỡng phẩm
chất đạo đức, hình thành nhân cách cho các em là vấn đề được nhiều GV dạy môn Lịch
sử hết sức quan tâm và trăn trở. Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học
theo chủ đề định hướng phát triển năng lực cho học sinh nói chung, dạy học lịch sử nói
riêng, dưới sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Lập Thạch, nhóm sử chúng tôi đã mạnh dạn

nghiên cứu chuyên đề :“Dạy học theo chủ đề môn Lịch sử 7- chủ đề: Các cuộc
kháng chiến chống xâm lược thời Lí- Trần(thế kỉ XI- XIII)”, với tinh thần học hỏi, và
chia sẻ với các đồng chí , đồng nghiệp đóng góp ý kiến để có những phương pháp xây
dựng và thực hiện dạy học theo chủ đề một cách hiệu quả, chuẩn bị tốt cho việc tiếp cận
với chương trình SGK mới.
II. Mục đích nghiên cứu.
Trao đổi cách xây dựng chủ đề dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh phù
hợp với điều kiện, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đối tượng học sinh mà vẫn đảm bảo
dạy theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và khung chương trình quy định. Đồng thời phát huy
vai trò chủ đạo của người thầy và năng lực của học trò, qua đó hệ thống được kiến thức
một cách xâu chuỗi, giúp HS nắm vững và vận dụng kiến thức một cách sáng tạo hơn.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1. Đối tượng: Học sinh khối 7, trường THCS Triệu Đề, năm học 2017-2018,
2018-2019
2. Phạm vi: Môn Lịch sử lớp 7 theo chương trình chuẩn của Bộ GD&ĐT.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề này, tôi đã vận dụng và phối hợp nhiều
phương pháp trong đó có các phương pháp cơ bản sau:
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
2. Phương pháp điều tra, quan sát
3. Phương pháp tổng kết và đúc rút kinh nghiệm
4. Phương pháp đàm thoại
5. Phương pháp thực nghiệm
4

Giáo viên: Trần Thu Phương

Trường THCS Triệu Đề



Dạy học theo chủ đề môn Lịch sử 7: Các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lí-Trần(thế kỉ XI-XIII)

PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC
I. Khái niệm dạy học theo chủ đề:
1. Khái niệm chủ đề dạy học:
Chủ đề dạy học là tập hợp các đơn vị kiến thức gần nhau, có mối liên hệ về lí
luận và thực tiễn trong một môn học hoặc nhiều môn học để xây dựng thành 1 chủ đề.
2. Khái niệm dạy học theo chủ đề:
Dạy học theo chủ đề ( Themes based learning) là phương pháp tìm tòi những khái
niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề,… có sự giao thoa, tương
đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến
trong các môn học làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế
hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào
thực tiễn sáng tạo hơn.
II. Những thuận lợi và khó khăn trong việc dạy học theo chủ đề
1. Thuận lợi:
Sự chỉ đạo thống nhất từ Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD& ĐT cũng như sự
chỉ đạo sát sao của các nhà trường. Đây chính là cơ sở, điều kiện giúp giáo viên thực
hiện việc góp phần xây dựng kế hoạch dạy học ngày càng hoàn thiện hơn.
Giữa các bài học trong chương trình có nhiều bài có mối quan hệ chặt chẽ , GV
dễ dàng trong việc chọn và xây dựng chủ đề dạy học.
Bộ môn có nội dung phong phú, nguồn tài liệu dồi dào để HS tìm hiểu, GV tham
khảo trong việc tổ chức học sinh học tập.
Là một môn xã hội nên liên hệ thực tiễn đời sống khá dễ dàng. Đó là những định
hướng để ta có những yêu cầu HS ứng dụng bài học vào thực tế.
2. Khó khăn:
Trước hết, nhận thức, ý thức đổi mới việc dạy học của một số giáo viên còn hạn
chế, nhất là với những giáo viên cao tuổi. Đổi mới bao giờ cũng gây khó khăn cho GV
vì thay đổi một thói quen thực hiện bao đời là điều không dễ.


5

Giáo viên: Trần Thu Phương

Trường THCS Triệu Đề


Dạy học theo chủ đề môn Lịch sử 7: Các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lí-Trần(thế kỉ XI-XIII)

Không có sẵn chương trình từ SGK, SGV mà GV tự biên soạn, cấu trúc lại
chương trình. Những gì cần lược bỏ, những gì cần tích hợp vào,… tự GV quyết định.
Mỗi chủ đề thường được thực hiện trong nhiều tiết. Thế nhưng khoảng cách thời
gian giữa các tiết không gần nhau, tạo tâm thế cho mỗi tiết học trong cách dạy có sự xâu
chuỗi kiến thức giữa các tiết mất thời gian.
Tỉ lệ HS tích cực, chủ động trong học tập chưa nhiều. Khả năng tự học hạn chế
làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng tiết học.
III. Quy trình xây dựng chủ đề
Bước 1: Xác định chủ đề (Đặt tên cho chủ đề)
Căn cứ vào chương trình, SGK của môn học, giáo viên hoặc nhóm chuyên môn
có thể xác định nội dung kiến thức liên quan với nhau được thể hiện ở một số bài hiện
hành. Từ đó xây dựng thành một vấn đề chung để tạo thành một chủ đề dạy học, và đặt
tên cho chủ đề
Như vậy một chủ đề dạy học có ít nhất từ 2 tiết trở lên, có thể ở một khối lớp
hoặc ở nhiều khối lớp.
Ví dụ: Trong chương trình lịch sử 7 có rất nhiều nội dung, kiến thức tương đồng
mà giáo viên có thể lựa chọn biên soạn thành các chuyên đề, chủ đề lịch sử như:
+ Các quốc gia phong kiến Châu Âu.
+ Các quốc gia phong kiến phương Đông.
+ Chủ đề về các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII.

+ Chủ đề kinh tế, văn hóa nước ta qua các triều đại Đinh-Tiền Lê, Lý, Trần-Hồ,
Lê Sơ…
+ Chủ đề về luật pháp : tìm hiểu về các bộ luật qua các triều đại….
+ Chủ đề về các nhân vật lịch sử tiêu biểu thời phong kiến.
Lưu ý:
+ Tên chủ đề phải bao quát được nội dung của chủ đề.
+ Giáo án soạn phải khớp với chủ đề đã xây dựng trong KHDH.
+ Không phải bài nào cũng xây dựng được chủ đề dạy học.
Bước 2: Xác định những nội dung liên quan giữa các đơn vị bài học, cấu trúc
lại chương trình:
6

Giáo viên: Trần Thu Phương

Trường THCS Triệu Đề


Dạy học theo chủ đề môn Lịch sử 7: Các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lí-Trần(thế kỉ XI-XIII)

Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng:
Xác định chuẩn theo chương trình hiện hành về kiến thức, kỹ năng, thái độ cần
đạt được của chủ đề và mức độ của các đơn vị kiến thức trong một chủ đề. Từ đó xác
định các năng lực và phẩm chất được hình thành cho học sinh trong chủ đề sẽ xây dựng.
Xác định thời lượng của chủ đề:
Giáo viên phải xác định được chủ đề xây dựng là bao nhiêu tiết học, thứ tự các
tiết. (Số tiết học trong chủ đề không được ít hơn hoặc vượt quá tổng số tiết của các bài
gộp lại thành chủ đề) số lượng tiết học trong một chủ đề không nên quá nhiều
Xác định nội dung kiến thức liên quan, cấu trúc lại chương trình:
Giáo viên cần xác định những nội dung của chủ đề nằm trong bài nào, chương
nào của SGK hiện hành. Sắp xếp theo trình tự kiến thức từ dễ đến khó, từ đơn giản đến

phức tạp, sắp xếp thứ tự các tiết học theo trình tự kiến thức.
* Lưu ý:
Không được đảo lộn mạch tư duy của học sinh, phá vỡ hệ thống kiến thức, không
cắt xén nội dung, không đưa nội dung bên ngoài vào nội dung bài học, không nên xây
dựng chủ đề quá dài, dồn ghép quá nhiều kiến thức.
Bước 3: Soạn giáo án, chuẩn bị ĐDDH, phương tiện dạy học.
Hình thức giáo án soạn theo chủ đề
+ Tuần: Từ tuần…… đến tuần
+ Tiết: Từ tiết……đến tiết
+ Ngày soạn:
+ Tên chủ đề.
A/ Mục tiêu cần đạt:
+ Kiến thức
+ Kĩ năng
+ Thái độ
+ Năng lực cần phát triển.
7

Giáo viên: Trần Thu Phương

Trường THCS Triệu Đề


Dạy học theo chủ đề môn Lịch sử 7: Các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lí-Trần(thế kỉ XI-XIII)

B/ Chuẩn bị: Của GV - Của HS
C/ Tiến trình hoạt động:
- Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập (tình huống xuất phát) -khởi động
Kiểm tra kiến thức cũ liên quan đến chủ đề hoặc tình huống có vấn đề mà việc
giải quyết sẽ đặt ra nhu cầu phải tìm hiểu kiến thức của chủ đề.

- Hoạt động 2: Giới thiệu tổng quan về chủ đề.
+ Tên chủ đề
+ Chủ đề gồm mấy tiết
+ Tiết 1: Dạy nội dung nào? Cụ thể nghiên cứu những nội dung gì?
+ Tiết 2: Dạy nội dung nào? Cụ thể nghiên cứu những nội dung gì?
……..
- Hoạt động 3: Hình thành kiến thức chủ đề:
Tiến hành các tiết dạy theo trình tự của chủ đề.
+ Tiết 1: ……………
+ Tiết 2: ……………
+ Tiết 3: …………….
…………..
- Hoạt động 4: Tổng kết chủ đề:
Cuối chủ đề giáo viên và học sinh cùng hệ thống lại toàn bộ nội dung chủ đề (Có
thể hệ thống lại nội dung kiến thức trọng tâm bằng bản đồ tư duy) để xâu chuỗi lại toàn
bộ kiến thức của chủ đề. Từ đó giúp học sinh dễ nghi nhớ và vận dụng kiến thức vào
giải quyết các nhiệm vụ trong thực tiễn.
- Hoạt động 5: Luyện tập, củng cố, nâng cao, liên hệ thức tế
+ Tùy vào thời lượng của chủ đề, đối tượng học sinh mà GV soạn nội dung
Luyện tập, củng cố, nâng cao hoặc liên hệ thực tế cho phù hợp, tuy nhiên nên có những
bài tập nâng cao tổng hợp kiến thức chung của cả chủ đề.
+ Sau khi luyện tập củng cố, cần nêu câu hỏi định hướng cho chủ đề ( bài học)
tiếp theo.
* Lưu ý:
- Sau mỗi tiết dạy có phần củng cố và nêu câu hỏi định hướng cho tiết học sau.
8

Giáo viên: Trần Thu Phương

Trường THCS Triệu Đề



Dạy học theo chủ đề môn Lịch sử 7: Các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lí-Trần(thế kỉ XI-XIII)

- Tùy thuộc đối tượng học sinh mà phân chia các đơn vị kiến thức cho từng tiết
học, nhưng vẫn phải đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng cho cả chủ đề.
- Khi soạn giáo án , mỗi chủ đề có những mục tiêu chung về : kiến thức, kĩ năng,
thái độ, năng lực hướng tới. Tuy nhiên, với những chủ đề mà các bài học trong đó có
những đơn vị kiến thức đòi hỏi phải chú trọng những kĩ năng chuyên biệt thì ở mỗi tiết
trong chủ đề, GV có thể xây dựng thêm những mục tiêu cụ thể.
Bước 4: Tổ chức dạy học:
Căn cứ vào nội dung chủ đề, đặc trương bộ môn, tình thực tế của nhà trường, đối
tượng học sinh mà lựa chọn hình thức tổ chức, phương pháp dạy học cho phù hợp. Song
việc lựa chọn hình thức tổ chức, phương pháp dạy học nào cũng phải đảm bảo phát huy
được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Tiết dạy học theo chủ đề thường được tiến hành giống như một tiết học bình
thường ngay tại lớp học hoặc ngoài trời, hoặc nơi không gian trải nghiệm. Tuy nhiên,
dạy học theo chủ đề thường gắn với các nhiệm vụ học tập cần giải quyết nên khâu
chuẩn bị có thể sẽ phải tiến hành trước tiết dạy nhiều ngày.
Bước 5: Tiến hành kiểm tra, đánh giá của giáo viên:
Sau khi dạy học theo chủ đề giáo viên tiến hành kiểm tra đánh giá việc học của
học sinh bằng các câu hỏi/ bài tập ( Câu hỏi/ bài tập đưa ra phải đánh giá được khả năng
tiếp thu và hình thành năng lực học sinh theo 4 mức độ nhận thức). Trong đó ưu tiên
những câu hỏi/ bài tập đòi hòi vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết những tình
huống thực tiễn..
Sau mỗi chủ đề giáo viên có thể kiểm tra học sinh dưới dạng đề kiểm tra 15 phút.
Nếu sau chương hoặc sau các bài không nằm trong một chương nhưng giáo viên đã gộp
lại dạy dưới dạng một chủ đề mà có bài kiểm tra 1 tiết theo quy định của khung phân
phối chương trình thì giáo viên xây dựng đề kiểm tra 1 tiết.
Sau mỗi chủ đề có phần rút kinh nghiệm về quá trình xây dựng và thực hiện chủ đề, để

điều chỉnh cho những lần học sau.

CHƯƠNG II: XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ MINH HỌA
9

Giáo viên: Trần Thu Phương

Trường THCS Triệu Đề


Dạy học theo chủ đề môn Lịch sử 7: Các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lí-Trần(thế kỉ XI-XIII)

CHỦ ĐỀ: CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC
THỜI LÍ- TRẦN (THẾ KỈ XIII)
Số tiết thực hiện chuyên đề : 06 tiết
+ Tiết 1: Cuộc kháng chiến chống quân xâm Tống (1075-1077)
+ Tiết 2: Cuộc kháng chiến chống quân xâm Tống (1075-1077) (TT)
+ Tiết 3: Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (1285).
+ Tiết 4: Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên(1285).
+ Tiết 5: Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (12871288).
+ Tiết 6: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống
quân Mông - Nguyên hoặc tổ chức trò chơi tìm hiểu về nhân vật lịch sử, trận đánh tiêu
biểu ba lần kháng chiến chống quân Mông –Nguyên hoặc ngoại khóa lịch sử…..
Lưu ý:
+ Căn cứ vào điều kiện, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đối tượng học sinh của
trường mình… GV bố trí thời lượng cho phù hợp mà vẫn đảm bảo dạy theo chuẩn kiến
thức, kĩ năng và khung chương trình quy định
I. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ:
1. Kiến thức: Trình bày được
- Âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống là nhằm bành trướng lãnh thổ, đồng

thời giải quyết những khó khăn về tài chính và xã hội trong nước.
- Cuộc tấn công tập kích sang đất Tống là hành động chính đáng.
- Sơ lược diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống giai đoạn hai và
thắng lợi to lớn của nhân dân Đại Việt.
- Biết được sức mạnh quân sự của quân Mông - Nguyên và quyết tâm xâm lược
Đại Việt của chúng qua những tư liệu lịch sử cụ thể.
10

Giáo viên: Trần Thu Phương

Trường THCS Triệu Đề


Dạy học theo chủ đề môn Lịch sử 7: Các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lí-Trần(thế kỉ XI-XIII)

- Những nét chính về diễn biến ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên của quân dân nhà Trần theo lược đồ : những trận đánh quyết định như Đông Bộ
Đầu (kháng chiến lần thứ nhất) ; Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương (kháng chiến lần
thứ hai) và Vân Đồn, Bạch Đằng (kháng chiến lần thứ ba).
- Tinh thần toàn dân đoàn kết, quyết tâm kháng chiến của quân dân thời Trần qua
các sự kiện, nhân vật lịch sử cụ thể, tiêu biểu.
- Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời
Lý, Mông- Nguyên dưới thời Trần.
2. Kĩ năng:
- Trình bày diễn biến trận đánh qua lược đồ.
- Đọc, vẽ lược đồ.
- Phân tích, đánh giá, nhận xét các sự kiện lịch sử.
3.Thái độ:
- Cảm phục ý chí kiên cường, bất khuất, mưu trí, dũng cảm của quân và dân ta
trong cuộc kháng chiến.
- Nuôi dưỡng lòng tự hào về truyền thống đánh giặc của dân tộc.

- Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tinh thần đoàn kết dân
tộc, quốc tế.
- HS thấy được tinh thần tích cực tham gia kháng chiến, tích cực ủng hộ kháng
chiến của nhân dân ta. Từ đó có thái độ đúng đắn trong công cuộc xây dựng đất nước.
II. ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC CẦN HƯỚNG TỚI:

1. Năng lực chung:

11

Giáo viên: Trần Thu Phương

Trường THCS Triệu Đề


Dạy học theo chủ đề môn Lịch sử 7: Các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lí-Trần(thế kỉ XI-XIII)

Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp
tác, năng lực sử dụng CNTT, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.
2. Năng lực chuyên biệt của bộ môn:
Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử; năng lực thực hành bộ môn lịch
sử; so sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa; nhận xét, rút ra bài học lịch sử từ
những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử, nhân vật; vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử
đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra; thông qua sử dụng ngôn ngữ thể
hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử.
III. BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT CỦA HỌC SINH
Nội
dung
1.Các cuộc
kháng

chiến
chống quân
xâm lược
Tống
1. Âm mưu
xâm lược
Đại
Việt
của Mông Nguyên

2. Sự chuẩn
bị
kháng
chiến của
nhà Trần.

Nhận biết
(Mô tả mức độ
cần đạt)
Trình bày được
những nét khái
quát về diễn biến,
kết quả, ý nghĩa
của các cuộc
kháng
chiến
chống Tống
Biết được sức
mạnh quân sự của
quân

Mông
-Nguyên và âm
mưu quyết tâm
xâm lược Đại
Việt của chúng
Biết và hiểu về sự
chuẩn bị kháng
chiến của nhà
Trần.

Vận dụng
Cao
Thông hiểu
(Mô tả mức độ
cần đạt)
Hiểu được vì Phân tích được Nhận xét được
sao Lý Thường ý nghĩa của bài cách kết thúc
Kiệt lại chủ thơ ‘Nam quốc chiến tranh trong
động mở cuộc sơn hà”
cuộc kháng chiến
tập kích lên
chống Tống thời
đất Tống
thời Lý
Vận dụng thấp
(Mô tả mức độ
cần đạt)

Liên hệ được tình
hình thời sự chính

trị của đất nước ta
hiện nay về vấn đề
chủ quyền biển
đảo. Chủ trương
của Đảng và Nhà
nước ta hiện nay.
Chủ
trương
đánh giặc đúng
đắn của nhà
Trần (thể hiện
qua việc huy
động toàn dân
tham
gia

-Nhận xét đánh
giá được thái độ
của nhà Trần
qua bức tranh
vua Trần bắt
giam sứ giả

12

Giáo viên: Trần Thu Phương

Trường THCS Triệu Đề



Dạy học theo chủ đề môn Lịch sử 7: Các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lí-Trần(thế kỉ XI-XIII)

kháng chiến
3. Các chiến -Biết các trận:
thắng tiêu Đông Bộ Đầu,
Chương Dương,
biểu.
Hàm Tử, trận Vân
Đồn,
Bạch
Đằng,....

Mông Cổ vào
ngục tối.
Tường
thuật
trên lược đồ
cuộc
kháng
chiến
chống
quân xâm lược
Mông - Nguyên

Dựa vào lược đồ
câm, HS tường
thuật diễn biến
cuộc kháng chiến
chống quân xâm
lược

Mông
-nguyên, liên hệ
văn thơ thời Trần:
hịch tướng sĩ,...

Hiểu
được
nguyên nhân Biết phân tích
thắng lợi, ý nguyên nhân
thắng lợi, ý
nghĩa lịch sử.
nghĩa lịch sử.

4.Nguyên
nhân thắng
lợi, ý nghĩa
lịch sử.
5. Nhân vật Nhận diện được
lịch sử tiêu các nhân vật lịch
sử tiêu biểu trong
biểu
kháng
chiến
chống Tống, ba
lần kháng chiến
chông Mông Nguyên

Sưu
tầm,
kể

chuyện các tâm
gương tiêu biểu
-Học tập noi theo

IV. CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO BẢNG MÔ TẢ
Mức độ
nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Kiến thức, kĩ năng

PP/KT dạy học

Qua khai thác kênh hình cùng nội
dung SGK, HS tìm hiểu được diễn
biến, kết quả, ý nghĩa các cuộc
kháng chiến chống Tống.
HS trình bày được sức mạnh quân
sự của quân Mông -Nguyên và
âm mưu quyết tâm xâm lược Đại
Việt của chúng
HS hiểu được chủ trương đánh
giặc đúng đắn của nhà Trần (thể
hiện qua việc huy động toàn dân

Hình thức
dạy học


- Phát vấn, đàm
thoại
- Sử dụng đồ dùng
trực quan. Tích hợp - Cả lớp
kiến thức môn Địa - Cá nhân

-Thuyết trình, mô
tả
- Phát vấn, đàm
Cá nhân
thoại
Nhóm
- Nêu vấn đề
Cả lớp

13

Giáo viên: Trần Thu Phương

Trường THCS Triệu Đề


Dạy học theo chủ đề môn Lịch sử 7: Các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lí-Trần(thế kỉ XI-XIII)

Mức độ
nhận thức

Kiến thức, kĩ năng


PP/KT dạy học

Hình thức
dạy học

tham gia kháng chiến).
Hiểu được nguyên nhân thắng lợi,
ý nghĩa lịch sử.

Vận dụng
thấp

Vận dụng
cao

- Nhận xét đánh giá được thái độ
của nhà Trần qua bức tranh vua
Trần bắt giam sứ giả Mông Cổ vào
ngục tối.
- Trình bày trên lược đồ cuộc
kháng chiến chống quân xâm lược
Mông – Nguyên .
- Liên hệ được tình hình thời sự
chính trị của đất nước ta hiện nay
về vấn đề chủ quyền biển đảo.
Chủ trương của Đảng và Nhà
nước ta hiện nay. Xác định nhiệm
vụ của người học sinh trong hoàn
cảnh đất nước hiện nay
- Dựa vào lược đồ câm, HS tường

thuật diễn biến cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược Mông
-Nguyên.
- Trả lời được câu hỏi tổng hợp:
Tại sao quân Mông Cổ hùng mạnh
như vậy mà vậy mà vẫn bị nhân
dân Đại Việt đánh bại?

- Sử dụng tranh
ảnh, lược đồ minh
họa: Tích hợp môn
Mĩ Thuật, Ngữ
Văn, GDCD.

Cá nhân
Nhóm
Cả lớp

Liên hệ thực tế,
tích
hợp
môn
GDCD, Âm nhạc

Cá nhân
Nhóm
Cả lớp

- Trao đổi toàn lớp


- Thảo luận nhóm

HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP:
Câu 1: Nêu khái quát diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các cuộc kháng chiến chống
Tống thời Tiền Lê và thời Lý?
Câu 2 :Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của ba lần kháng chiến chống quân
xâm lược Mông – Nguyên thời Trần?
Câu 3: Vì sao Lý Thường Kiệt lại chủ động mở cuộc tập kích lên đất Tống?
Câu 4: Quân Mông Cổ âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?
14

Giáo viên: Trần Thu Phương

Trường THCS Triệu Đề


Dạy học theo chủ đề môn Lịch sử 7: Các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lí-Trần(thế kỉ XI-XIII)

Câu 5: Cuối năm 1257, khi được tin quân Mông Cổ xâm lược nước ta, vua tôi
nhàTrần đã chuẩn bị như thế nào?
Câu 6: Chủ trương đánh giặc đúng đắn của nhà Trần thể hiện ở điểm nào?
Câu 7: Vì sao Mông Cổ không đưa quân đánh ngay mà lại gửi thư dụ hàng?
Câu 8: Thái độ của vua Trần trước âm mưu đe dọa của Mông Cổ?
Câu 9: Việc bắt giam sứ giả của Mông Cổ nói lên điều gì?
Câu 10: Sau trận đánh ở Bình Lệ Nguyên, vì sao vua Trần lại cho lui quân? Nhà
Trần có chủ trương gì cho nhân dân Thăng Long để tiếp tục đánh giặc?
Câu 11: Kế hoạch “vườn không nhà trống” có tác dụng ntn?
Câu 12: Em có nhận xét gì về kế hoạch của nhà Trần lúc này?
Câu 13: Tại Thăng Long, quân Mông Cổ đã gây ra tội ác gì?
Câu 14: Em hiểu như thế nào về câu nói: “đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ

đừng lo” của thái sư Trần Thủ Độ”
Câu 15: Khi thời cơ đến vua Trần đã có quyết định như thế nào?
Câu 16: Tại sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị ta đánh bại?
Câu 17: Em có biết hiện nay Trung Quốc đã và đang có những động nào vi phạm
đến chủ quyền của đất nước Việt Nam chúng ta?
Câu 18: Trước hành động đó của Trung Quốc, Đảng và nhà nước ta hiện nay đã
có những chủ trương gì để giữ gìn chủ quyền biển đảo?
Câu 19: Liên quan đến những hoạt động này, các em có biết bài hát nào nói về
những chiến sĩ hải quân đang ngày đêm canh gác biển đảo?
Câu 20: Em có thể hát một đoạn của bài hát Nơi đảo xa của nhạc sĩ Thế Song
sáng tác năm 1979 viết về người lính đảo.
Câu 21: Là học sinh, trước tình hình chủ quyền đất nước bị Trung Quốc xâm
phạm, em cần phải làm gì?

15

Giáo viên: Trần Thu Phương

Trường THCS Triệu Đề


Dạy học theo chủ đề môn Lịch sử 7: Các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lí-Trần(thế kỉ XI-XIII)

TỔ CHỨC TIẾT DẠY MINH HỌA
TIẾT 03 CỦA CHỦ ĐỀ: CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC
THỜI LÍ- TRẦN (THẾ KỈ XIII)
Tiết 24. Bài 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC
MÔNG – NGUYÊN (TK XIII)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: HS nắm được các ý sau:

- Âm mưu xâm lược của quân Mông Cổ.
- Chủ trương, chính sách và những việc làm của vua nhà Trần để chống với quân
Mông Cổ.
2. Kĩ năng: trình bày diễn biến các trận đánh theo lược đồ, phân tích, đánh giá,
nhận xét các sự kiện lịch sử...
3. Thái độ: Giáo dục ý thức kiên cường, bất khuất, mưu trí, dũng cảm của quân
và dan ta trong kháng chiến..
4. Năng lực hướng tới
+ Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng
tạo, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng CNTT, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực
giao tiếp.
+ Năng lực chuyên biệt của bộ môn: Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch
sử; năng lực thực hành bộ môn lịch sử; so sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa;
nhận xét, rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử, nhân vật;
vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra...
II. Chuẩn bị tài liệu thiết bị dạy học:
- GV: Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông cổ lần I
- Các tư liệu liên quan...
HS: Đọc trước nội dung bài học, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu,…
III/ Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Điền những từ còn thiếu vào chỗ trống:
16

Giáo viên: Trần Thu Phương

Trường THCS Triệu Đề



Dạy học theo chủ đề môn Lịch sử 7: Các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lí-Trần(thế kỉ XI-XIII)

Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách ……(1)……..và theo chủ
trương “quân lính cốt tinh nhuệ, không……(2)……..”, xây dựng tinh thần đoàn kết
trong quân đội. Quân đội nhà Trần được học tập ……(3)…….. và luyện tập ………(4)
…..thường xuyên.
1.“ngụ binh ư nông”
2. cốt đông
3. binh pháp
4. võ nghệ
3. Bài mới:
A. Hoạt động tạo tình huống học tập(tình huống xuất phát)
Mục tiêu: Với việc quan sát hình ảnh về Quân Mông Cổ và một số hình ảnh về
Nhà Trần HS có thể biết được về đế chế Mông Cổ và lực lượng quân xâm lược
của chúng cũng như chiến thắng của nhà Trần. Tuy nhiên các em chưa thể biết chi tiết
về lực lượng quân đội hùng mạnh của Mông Cổ , chiến thắng oanh liệt của nhà Trần. Từ
đó kích thích sự tò mò, lòng khao khát mong muốn được tìm hiểu những điều chưa biết
ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
Phương thức
GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy quan sát hình ảnh về Quân Mông Cổ và nhà
Trần, thảo luận một số vấn đề sau đây:
+ Em biết gì về quân Mông Cổ thế kỉ XIII?
+ Quân Mông - nguyên đã mấy lần xâm lược Đại Việt? lần thứ nhất thế nào?

Thành Cát Tư Hãn
17

Giáo viên: Trần Thu Phương

Trường THCS Triệu Đề



Dạy học theo chủ đề môn Lịch sử 7: Các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lí-Trần(thế kỉ XI-XIII)

- Gợi ý sản phẩm: Mỗi học sinh có thể trình bày sản phẩm với mức độ khác nhau,
giáo viên lựa chọn một sản phẩm nào đó của học sinh để làm tình huống kết nối với bài
học mới.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ
Mục tiêu: Tìm hiểu về âm mưu, hành động của quân Mông Cổ khi xâm lược Đại
Việt năm 1258. Thái độ của vua tôi Nhà Trần với việc xâm lược đó.
Phương thức: Gv giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy quan sát hình ảnh và thông
tin SGK trả lời các câu hỏi sau đây:

? Các em hãy quan sát bức tranh (hình 29 SGK) và cho biết nội dung của bức hình ?
18

Giáo viên: Trần Thu Phương

Trường THCS Triệu Đề


Dạy học theo chủ đề môn Lịch sử 7: Các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lí-Trần(thế kỉ XI-XIII)

- GV giới thiệu về việc quân Mông Cổ xâm chiếm Nam Tống và Trung Quốc.

HS: Thảo luận theo cặp trả lời các câu hỏi sau:
? Qua việc tìm hiểu nội dung bức tranh và quan sát lược đồ em hãy cho biết quân
Mông Cổ âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?
? Trước khi đem quân xâm lược nước ta vua Mông Cổ có hành động gì? Thái độ

của nhà Trần ra sao?
- Gợi ý sản phẩm: Với các câu hỏi trên gợi ý sản phẩm là:
+ Hãy cho cô biết quân Mông Cổ âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?
Năm 1257 Vua Mông Cổ cho quân xâm lược Đại việt để làm bàn đạp đánh lên
phía Nam Trung Quốc nhằm tạo thế "gọng kìm" tiêu diệt Nam Tống
+ Trước khi đem quân xâm lược nước ta vua Mông Cổ có hành động gì?
19

Giáo viên: Trần Thu Phương

Trường THCS Triệu Đề


Dạy học theo chủ đề môn Lịch sử 7: Các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lí-Trần(thế kỉ XI-XIII)

Cho sứ giả vào dụ hàng
+ Thái độ của nhà Trần ra sao?
Ba lần đều bắt giam sứ giả => Quyết tâm kháng chiến chống quân Mông Cổ
của vua tôi nhà Trần
GV: Chú ý nhấn mạnh và giải thích cho HS khi nào gọi là quân Mông Cổ Và khi
nào thì gọi là quân Nguyên.
GV: dẫn dắt cho học sinh liên hệ thực tế tình hình thời sự đất nước hiện nay (âm
mưu của Trung Quốc với biển đảo quê hương)….GV: Trở lại với trang sử hào hùng của
dân tộc vào thế kỉ XIII, nhà Trần đã chuẩn bị kháng chiến chống quân xâm lược MôngNguyên như thế nào? Mời cả lớp sang tìm hiểu mục 2
2. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ.
Mục tiêu: Trình bày sự chuẩn bị của nhà Trần cho cuộc kháng chiến chống quân
xâm lược Mông Cổ và tường thuật được diễn biến của cuộc kháng chiến.
Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin SGK,quan sát hình ảnh,
thảo luận, em hãy:


a. Sự chuẩn bị của nhà Trần
? Cuối năm 1257, khi được tin quân Mông Cổ xâm lược nước ta, vua tôi nhà Trần
đã chuẩn bị như thế nào?
? Nhận xét về sự chuẩn bị của nhà Trần?

20

Giáo viên: Trần Thu Phương

Trường THCS Triệu Đề


Dạy học theo chủ đề môn Lịch sử 7: Các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lí-Trần(thế kỉ XI-XIII)

GV tổ chức cho HS hoạt động này bằng phương pháp trao đổi đàm thoại,HS làm
việc cá nhân sau đó theo cặp đôi để trả lời câu hỏi về sự chuẩn bị của vua tôi nhà Trần
và nhận xét về sự chuẩn bị đó.
Trong quá trình làm việc giáo viên chú ý quan sát để có biện pháp giúp đỡ học
sinh gặp khó khăn.
Đại diện cặp báo cáo sản phẩm, học sinh khác bổ sung cùng hoàn thiện sản
phẩm của cả lớp.
Cuối cùng giáo viên nhận xét và chốt sản phẩm hoạt động.
- Gợi ý sản phẩm: Với các câu hỏi trên gợi ý sản phẩm là:
? Cuối năm 1257, khi được tin quân Mông Cổ xâm lược nước ta, vua tôi nhà Trần
đã chuẩn bị như thế nào?
- Cả nước sắm sửa vũ khí.
- Thành lập các đội dân binh
- Luyện tập ngày đêm, sẵn sàng chiến đấu.
? Nhận xét về sự chuẩn bị của nhà Trần?
- Sự chuẩn bị của nhà Trần rất chu đáo.

GV liên hệ với tư tưởng Hồ Chí Minh:
Lúc sinh thời chủ tịch HCM của chúng ta thường nói câu: “ Dễ trăm lần không
dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Vậy, chúng ta thấy giữa Chủ tịch Hồ
Chí Minh và các vua đầu thời Trần có cùng chung quan điểm về “lấy dân làm gốc” và
coi trọng sức mạnh của quần chúng nhân dân, xây dựng tinh thần đoàn kết toàn dân tộc.
Cho đến nay quan điểm này vẫn còn rất đúng đắn và sáng ngời.
b. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ
Phương thức:
GV sử dụng lược đồ diễn biến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ
(1258)

21

Giáo viên: Trần Thu Phương

Trường THCS Triệu Đề


Dạy học theo chủ đề môn Lịch sử 7: Các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lí-Trần(thế kỉ XI-XIII)

GV chiếu lược đồ giới thiệu kí hiệu, GV tường thuật diễn biến.
GV Cho HS xem ảnh vẽ của Ngột Lương Hợp Thai.
GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin SGK,quan sát hình ảnh, lược đồ em hãy
trả lời câu hỏi:
? Hướng tấn công , lực lượng, chỉ huy của quân Mông Cổ.
? Sau trận đánh ở Bình Lệ Nguyên, vì sao vua Trần lại cho lui quân? Nhà Trần có
chủ trương gì cho nhân dân Thăng Long để tiếp tục đánh giặc?
? Kế hoạch “vườn không nhà trống” này có tác dụng như thế nào?
? Em có nhận xét gì về kế hoạch của nhà Trần lúc này?(sáng suốt)
? Tại Thăng Long, quân Mông Cổ đã gây ra tội ác gì?( GV: Trước thế giặc mạnh,

vua Trần lo lắng Hỏi ý kiến Thái sư Trần Thủ Độ: “thế giặc rất mạnh ta nên đánh hay
nên hàng. Ông trả lơi: “đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”

22

Giáo viên: Trần Thu Phương

Trường THCS Triệu Đề


Dạy học theo chủ đề môn Lịch sử 7: Các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lí-Trần(thế kỉ XI-XIII)

? Em hiểu như thế nào về câu nói của thái sư
Trần Thủ Độ?
- Ý chí quyết tâm đánh giặc, làm an tâm vua
Trần
- Chưa đầy 1 tháng đóng giữ Thăng Long,
quân giặc gặp khó khăn gì? Trước khó khăn
đó quân giặc có hành động gì?(cướp bóc…bị
nhân dân chống trả -> lực lượng hao mòn
dần)
? Khi thời cơ đến vua Trần đã có quyết định như thế nào?
GV tường thuật cuộc phản công ở Đông Bộ Đầu. GV chiếu hình ảnh Đông bộ
đầu xưa và nay.
GV cho HS xem 1 đoạn phim hoạt hình về cuộc k/c chống quân xâm lược Mông
Cổ lần thứ nhất.
GV mời 1 HS lên trình bày lại diễn biến trên lược đồ.
? Tại sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại?
- Gợi ý sản phẩm: Với các câu hỏi trên gợi ý sản phẩm là:
* Diễn biến:

- 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy theo đường
sông Thao-> Bạch Hạc-> Bình Lệ Nguyên-> Thăng Long xâm lược Đại Việt.
- Để bảo toàn lược lượng, nhà trần cho quân rút khỏi Thăng Long, thực hiện
“vườn không nhà trống”.
- Thời cơ đến, ta mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu.(bến sông Hồng, phố
hàng Than, Hà Nội ngày nay)
- 29/1/1258 quân Mông Cổ thua trận phải rút chạy về nước
* Kết quả: Kháng chiến kết thúc thắng lợi.
? Tại sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại?
- Nhà Trần luôn chăm lo bồi dưỡng sức dân, phát triển kinh tế, xây dựng quân đội
mạnh.
- Chuẩn bị kháng chiến chu đáo: Cả nước sắm sửa vũ khí, thành lập các đội dân
binh, ngày đêm tập luyện võ nghệ ,...
- Có nghệ thuật đánh giặc thông minh, sáng tạo, biết chớp thời cơ giành thắng lợi.
- Tinh thần doàn kết quyết chiến của dân tộc ta .
- Sự lãnh đạo tài giỏi của vua Trần và các tướng lĩnh
23

Giáo viên: Trần Thu Phương

Trường THCS Triệu Đề


Dạy học theo chủ đề môn Lịch sử 7: Các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lí-Trần(thế kỉ XI-XIII)

4. Hoạt động luyện tập:
Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đà
được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống
quân xâm lược Mông Cổ (1258). Đồng thời củng cố lại những nhân vật sự kiện lịch sử
đã được tìm hiểu trong bài.

Phương thức: Gv giao nhiện vụ cho học sinh:
1. Lập bảng tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân
xâm lược Mông Cổ (1258).

Thông tin

Phía địch

Phía ta

Thời gian
Lực lượng
Chỉ huy
Hướng tiến quân của giặc và rút lui của ta
Hướng tiến quân của ta và rút chạy
của giặc
Chiến lược, chiến thuật
- Gợi ý sản phẩm:

Thông tin

Phía địch

Phía ta

Thời gian

Từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 1 – 1258 (Mậu Ngọ)

Lực lượng

Chỉ huy
Hướng tiến quân
của giặc và rút lui
của ta

3 vạn
Ngột Lương Hợp Thai
Vân Nam  S. Thao  Bạch
Hạc  Bình Lệ Nguyên  Phủ
Lỗ Thăng Long

Hướng tiến quân
của ta và rút chạy
của giặc
Chiến lược, chiến
thuật

Toàn dân
Vua tôi nhà trần
Chặn đánh ở Bình Lệ
Nguyên  Chặn đánh ở Phù
Lỗ  Rút khỏi Thăng Long
 Thiên Mạc
Thăng Long  Bình Lệ Nguyên Phản công ở Đông Bộ Đầu
 Bạch Hạc  S. Thao  Quy  Bình Lệ Nguyên  Bạch
Hạc Quy Hoá
Hoá 
về nước
Đánh nhanh thắng nhanh
Ta phản công truy kích,

giành thắng lợi

2. Chọn đáp án đúng nhất
a. Ai là người chỉ huy quân Mông Cổ tấn công Đại Việt lần thứ nhất
24

Giáo viên: Trần Thu Phương

Trường THCS Triệu Đề


Dạy học theo chủ đề môn Lịch sử 7: Các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lí-Trần(thế kỉ XI-XIII)

A. Thoát Hoan B. Ngột Lương Hợp Thai C. Hốt Tất Liệt D. vua Mông Cổ
b. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ là gì?
A. Mở rộng bờ cõi
B. Đặt ách đô hộ dễ cai trị
C. Làm bàn đạp chiếm Nam Tống và xâm lược các nước Đông Nam Á.
D.Tất cả các đáp án trên
5. Hướng dẫn tìm hiểu ở nhà:
Mục tiêu: Nhằm vận dụng và mở rộng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh
hội để giải quyết vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS
? Qua chương trình thời sự , sách báo cho biết âm mưu của Trung Quốc với chủ
quyền biển đảo của nước ta?
? Liên quan đến những hoạt động này, các em có biết bài hát nào nói về những
chiến sĩ hải quân đang ngày đêm canh gác biển đảo?
?Là học sinh, trước tình hình chủ quyền đất nước bị Trung Quốc xâm phạm, em
cần phải làm gì?
-Gợi ý sản phẩm

? Qua chương trình thời sự , sách báo cho biết âm mưu của Trung Quốc với chủ
quyền biển đảo của nước ta?
- 1/1974 TQ đã sử dụng vũ lực chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của VN
- Sáng 01/05/2014 TQ đã di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 từ đảo Tri Tôn
thuộc quần đảo Hoàng sa tiến sâu vào thềm lục địa Việt Nam. Hành động này đã vi
phạm nghiêm trọng đến chủ quyền Việt Nam và vi phạm công ước quốc tế về luật biển
1982, trực tiếp đe dọa hòa bình và ổn định khu vực…
? Liên quan đến những hoạt động này, các em có biết bài hát nào nói về những
chiến sĩ hải quân đang ngày đêm canh gác biển đảo?
Ngày đêm bảo vệ biển đảo quê hương
? Là học sinh, trước tình hình chủ quyền đất nước bị Trung Quốc xâm phạm, em
cần phải làm gì?
HS: Học tập thật tốt, góp phần xây dựng đất nước, tham gia nhiệt tình các phong
trào do nhà nước phát động: “ góp đá xây dựng Trường Sa”, “em yêu biển đảo quê
hương”; tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân yêu chuông hòa bình trên thế giới, đấu tranh
bằng phương pháp hòa bình dưới sự lănh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
C. PHẦN KẾT LUẬN - VÀ KIẾN NGHỊ
25

Giáo viên: Trần Thu Phương

Trường THCS Triệu Đề


×