Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Chiến lược hoạt động sản xuất và xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ nội thất giả cổ của công ty công ty cổ phần tập đoàn kỹ nghệ gỗ trường thành vào thị trường châu âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.55 KB, 19 trang )

Chiến lược hoạt động sản xuất và xuất khẩu sản phẩm
đồ gỗ nội thất giả cổ của Công ty Công ty Cổ phần Tập đoàn
Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành vào thị trường Châu âu

I- Giới thiệu chung
1. Lời mở đầu
Việt Nam đang và sẽ tích cực hội nhập toàn diện với thị trường khu vực và quốc
tế. Quá trình hội nhập có thể được tính từ khi Việt Nam gia nhập Hiệp hội các
Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày 28/7/1995, sau đó là thực hiện cam kết xây
dựng Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) năm 1996, ký kết Hiệp định
Thương mại Song phương Việt Nam-Hoa Kỳ ngày 13/7/2000 (có hiệu lực từ ngày
10/12/2001), trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO)… Quá
trình hội nhập này một mặt mở ra cho doanh nghiệp Việt Nam những thị trường lớn
hơn nhưng mặt khác cũng đặt các doanh nghiệp trước một sức ép cạnh tranh gay
gắt.
Sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ của Việt nam vẫn chưa đạt kết
quả như mong đợi trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh
nhiều thách thức vẫn có những thuận lợi nhất định. Cụ thể năm 2011 vẫn là một
năm khá thành công đối với ngành gỗ Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu gỗ và các


sản phẩm gỗ đạt 3,91 tỉ USD, tăng 14,4 % so với cùng kỳ 2010. Kim ngạch xuất
khẩu vào các thị trường khác như Trung Quốc, Nhật, Trung Đông, Nam Mỹ…đã có
sự tăng trưởng ổn định và xu hướng này sẽ được tiếp tục duy trì trong năm 2012.
Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam trong năm qua cũng chỉ chiếm
khoảng 2,85% tổng nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ của thế giới.
Theo thống kê của Bộ Công thương, 9 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất
khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 3,4 tỷ USD, tăng 19,7% và nhập khẩu 1,1 tỷ USD,
tăng 6,4%. Như vậy, tiềm năng thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ cho Việt Nam
còn rất lớn.
Một trong những sản phẩm độc đáo của Trường Thành, đó là sản xuất các sản


phẩm nội thất bằng gỗ thông giả cổ xuất đi thị trường Châu Âu, có giá trị gia tăng
cao, nhu cầu lớn và ổn định, đây cũng là phạm vi đề tài nay muốn đề cập.

2. Giới thiệu Công ty
Năm 2000: Thành lập Công ty TNHH Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF), mua
lại nhà máy VINAPRIMART của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tiên của
tỉnh Bình Dương, chuyên sản xuất đũa gỗ, để chuyển thành nhà máy chế biến ván
sàn và đồ gia dụng nội – ngoại thất bằng gỗ cho thị trường xuất khẩu.
Năm 2001: TTF tham gia Hội chợ chuyên ngành quốc tế đầu tiên tại Singapore,
Mỹ và Nhật Bản, tiếp cận hơn 300 khách hàng mới, bắt đầu bán hàng trực tiếp vào
các hệ thống siêu thị hàng đầu Châu Âu như Carrefour, Homebase, Castorama,
Tesco...
Năm 2002: Khách hàng quốc tế đặt hàng vượt quá công suất nên TTF bắt đầu
chuyển một số đơn hàng ra cho 2 công ty khác trong nhóm các công ty cùng tên
Trường Thành
Năm 2003: TTF chuyển thành công ty cổ phần
Năm 2004: Những đơn hàng cứ tăng liên tục trên 20%/năm của TTF, do đó,
TTF đã bắt đầu chuyển một số đơn hàng ra cho các bạn đồng ngành khác
Năm 2006: Quỹ Aureos Đông Nam Á (ASEAF) đã trở thành cổ đông nước
ngoài đầu tiên của Công ty vào ngày 31/12/2006, đánh dấu một bước ngoặc quan


trọng cho TTF.
Năm 2007: Công ty tiếp tục thu hút vốn từ các nguồn cổ đông trong và ngoài
nước, tăng vốn điều lệ lên thành 150 tỷ đồng cùng với thặng dư vốn trên 470 tỷ
đồng.
Năm 2007: Mua 70% cổ phần của 2 công ty chế biến sản phẩm gỗ có cùng tên
Trường Thành, đó là Công ty Cổ phần Trường Thành (TTDL1) (trước đây là XN
Tư doanh, thành lập từ 1993) và Công ty Cổ phần Chế biến gỗ Trường Thành
(TTDL2). Ngoài ra còn đầu tư khoảng 180 tỷ vào các công ty như Lidovit, Phú

Hữu Gia, Sông Hậu, Quỹ Bản.
Năm 2008: Ngày 1/2/2008, Công ty đã nhận được quyết định số 24/QDSGDHCM của Sở Giao dịch Chứng Khoán TP.HCM (HOSE) cho phép niêm yết
chính thức 15.000.000 cổ phần TTF. Và ngày giao dịch chính thức đầu tiên của
TTF trên HOSE là 18/2/2008. Đây là một cột mốc rất quan trọng của TTF.

Sơ đồ tổ chức Công ty

II- Chiến lược hoạt động sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ giả cổ
1. Chiến lược công ty, phân tích thị trường và phân tích lợi thế cạnh
tranh cần ưu tiên
1.1 Chiến lược Công ty


Ngay khi thành lập Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành
(TTF) xác định phải xây dựng một doanh nghiệp mạnh, có năng lực cạnh tranh
trong và ngoài nước, chủ động được nguồn cung ứng về nguyên vật liệu. Các sản
phẩm chính của Công ty là đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoại thất và ván sàn được tiêu
thụ khoảng 40% ở trong nước và 60% xuất khẩu ra nước ngoài (chủ yếu là Mỹ,
Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nam Phi). TTF hiện chiếm khoảng 6% thị phần đồ
gỗ. Mục tiêu của TTF là doanh nghiệp xuất khẩu gỗ hàng đầu của Việt Nam và
đứng trong top 3 các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của Việt nam.
Luôn luôn đặt ra cho mình một hướng đi đúng đắn đó là “phát triển bền vững”,
ngay từ những năm đầu thành lập, thương hiệu Trường Thành đã tạo cho mình một
nội lực vững chắc, đó là việc áp dụng những thành tựu tiên tiến của khoa học kỹ
thuật vào trong sản xuất, đồng thời luôn sáng tạo ra những thiết bị sản xuất mới gia
tăng hiệu quả và chất lượng sản phẩm.
Doanh nghiệp phải đảm bảo 7 chỉ số ưu tiên: tính minh bạch, doanh số, tỉ suất
lợi nhuận/vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng doanh số, số lao động, mức đóng góp
ngân sách nhà nước, những đóng góp từ thiện xã hội và năng lực quản lý, khả năng
kiểm soát rủi ro, đảm bảo tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp.

Đồng thời khẳng định hơn nữa bản lĩnh nhân văn của Tập đoàn TTF trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. TTF cùng với những chiến lược kinh doanh phát
triển bền vững, đã giúp thương hiệu Trường Thành, vững vàng trên từng nhịp
bước, duy trì vững vàng vị thế TOP 100 thương hiệu ưu tú nhất.
1.2 Phân tích thị trường
Tiềm năng của ngành đồ gỗ: Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ 12 trên thế
giới về sản xuất gỗ và thứ 6 về xuất khẩu gỗ trên thế giới. Tại khu vực Đông Nam
Á, Việt nam là nhà xuất khẩu gỗ lớn nhất. Tốc độ tăng trưởng của ngành xuất khẩu
đồ gỗ của Việt Nam đạt mức trung bình 16% /năm trong giai đoạn 2005-2011. Các
sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã được xuất khẩu ra trên 150 quốc gia và
được thế giới ưa chuộng chủ yếu là các đồ nội ngoại thất gỗ bằng chất liệu gỗ rừng
tự nhiên và các loại đồ gỗ mỹ nghệ, trạm trổ tinh xảo. Hiện nay, tổng tiêu thụ đồ
nội thất trên thế giới là khoảng 350 tỷ USD/năm, trong đó đồ gỗ chiếm khoảng
40%, tương ứng 140 tỷ USD/năm. Vậy, kim ngạch XK đồ gỗ của VN trong năm


qua cũng mới chỉ chiếm khoảng 2,85% tổng nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ của cả thế giới.
Do đó, tiềm năng thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ cho Việt Nam vẫn còn rất lớn.
Theo tính toán của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sản
phẩm gỗ dự kiến trong các năm 2012, 2015 sẽ lần lượt đạt ở con số 4 tỷ USD; 4,5
tỷ USD và 7 tỷ USD vào 2020.
Nhận định về tình hình thuận lợi trên thị trường trong nước và toàn cầu
 Thị trường đồ gỗ Mỹ tương đối ổn định
 Nhiều quốc gia Châu Âu có dấu hiệu phục hồi nhanh hơn dự đoán
 Thị trường Nhật Bản nhập khẩu cũng tăng lên do hiệu ứng của đồng Yên
mạnh và khi công việc tái thiết đang được tiến hành
 Mỹ đã mở rộng danh sách các mặt hàng đồ nội thất bị áp thuế chống phá giá
đối với xuất xứ Trung Quốc
 Sự suy yếu của các đối thủ cạnh tranh góp phần làm giảm nguồn cung
 Trung Quốc tăng giá nhân công và giảm ưu đãi cho xuất khẩu đồ gỗ

Phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu: Hằng năm, Việt Nam phải nhập 80%
gỗ nguyên liệu phục vụ ngành chế biến gỗ xuất khẩu, tương đương với khoảng hơn
4 - 5 triệu m3 gỗ nguyên liệu, trong đó Lào, Trung Quốc và Malasia hiện cung cấp
tới hơn 50% lượng gỗ nhập khẩu vào Việt Nam. Giá gỗ nguyên liệu sau một thời
gian tăng mạnh vào năm 2011 và đạt đỉnh 450 USD/m3 (đối với gỗ tròn) thì hiện
đã giảm trở lại khoảng xuống còn 350 USD/m2 (giảm khoảng 22%), tuy nhiên vẫn
ở mức cao với giá của năm 2008-2009. Nguồn cung gỗ rừng trồng ngày càng cạn
kiệt, cộng thêm với việc các quốc gia ngày càng hạn chế việc khai thác gỗ rừng
nhằm bảo vệ môi trường nên giá gỗ nhìn chung sẽ có xu hướng tăng lên. Các quốc
gia phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu sẽ kém lợi thế hơn về giá thành so với
các quốc gia có khả năng chủ động được nguồn cung gỗ do gỗ hiện chiếm khoảng
60% giá thành sản phẩm đồ dùng bằng gỗ. (Nguồn: Tổng cục hải quan Nguồn:
World bank)
Thị trường tiêu thụ: Bao gồm thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa, xuất
khẩu chiếm khoảng 60%. Những năm gần đây, tỷ trọng tiêu thụ nội địa đã tăng lên


do các doanh nghiệp gỗ Việt Nam đã chú ý nhiều đến thị trường nội địa và tạo
dựng thương hiệu cũng như hệ thống phân phối trên thị trường nội địa. (Nguồn:
)
Thị trường xuất khẩu: Ngành gỗ Việt Nam hiện chiếm khoảng 2,85% thị phần
đồ dùng bằng gỗ trên thế giới. Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản và châu Âu hiện là
các thị trường xuất khẩu gỗ chính của Việt Nam và hiện chiếm tới 82% trong tổng
kim ngạch xuất khẩu. Các sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam được ưa chuộng
chủ yếu là các đồ gỗ nội ngoại thất được sản xuất bằng gỗ rừng tự nhiên và các đồ
gỗ mỹ nghệ có trạm trổ tinh xảo.
Các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam sẽ vướng các rào cản thương mại từ
Mỹ và khối EU. Cụ thể là đạo luật Lacey và FLEGT (sẽ có hiệu lực từ tháng
3/2013) về cấm buôn bán gỗ bất hợp pháp. Luật Lacey (có hiệu lực từ ngày
1/4/2010) áp dụng cho tất cả nhà cung cấp và nhà sản xuất gỗ phải đạt chứng chỉ

FSC và chứng chỉ COC, tuân thủ về khai báo nguồn gốc gỗ cung cấp hợp pháp,
nếu không sẽ bị kiện tại Mỹ. Luật FLEGT do EU soạn thảo dựa trên đạo luật Lacey
và sẽ chính thức áp dụng vào tháng 3/2013. (Nguồn: BVSC, Tổng cục hải quan)
1.3 Phân tích lợi thế cạnh tranh cần ưu tiên
Số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ đã tăng lên nhanh chóng trong những năm
gần đây. Hiện cả nước có gần 4.000 doanh nghiệp, tập trung chủ yếu ở miền Nam
(chiếm hơn 80% tổng số doanh nghiệp cả nước), đặc biệt tập trung nhiều ở 2 tỉnh
Đồng Nai và Bình Dương. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp gỗ của Việt Nam
có quy mô nhỏ, năng lực tài chính yếu, có quy mô siêu nhỏ; 49% là quy mô nhỏ;
1,7% là quy mô vừa; 2,5% là quy mô lớn. Còn nếu xét về vốn đầu tư, có đến 93%
số doanh nghiệp chế biến gỗ ở quy mô nhỏ và siêu nhỏ (nguồn theo Bộ NN và
PTNT). Có khoảng 16% các doanh nghiệp sản xuất gỗ tại Việt Nam là các doanh
nghiệp FDI. Doanh nghiệp FDI có nguồn lực tài chính mạnh, công nghệ sản xuất tự
động tiên tiến, có khả năng đưa ra những sản phẩm cao cấp, có giá trị cao. Tuy
nhiên các doanh nghiệp FDI lại đóng góp tới 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu
gỗ của Việt Nam.
Việc Mỹ tăng cường đánh thuế chống phá giá đối với Trung Quốc, dẫn đến việc
các công ty Trung Quốc sẽ đổ sang Việt Nam để thành lập nhà máy chế biến, vô


tình làm cho các doanh nghiệp trong nước bị mất lao động. Việt Nam đang có lợi
thế lớn do giá nhân công thấp, với mức lương khoảng 6 USD/ngày, so với Malaysia
13 USD/ngày và Trung Quốc là 10 USD/ ngày).
Lợi thế về chủ động nguồn nguyên liệu: So với các doanh nghiệp gỗ trong
nước thì mức độ chủ động về nguyên liệu của TTF là tương đối cao. TTF có nguồn
nguyên liệu ổn định với số lượng lớn, giá rẻ và có chứng chỉ chứng nhận nguồn
gốc rõ ràng (FSC). Hiện nay, 85% gỗ tự nhiên có nguồn gốc từ trong nước và 56%
nguồn gỗ công nghiệp từ trong nước (trong khi tỷ lệ nhập khẩu nguyên liệu trung
bình của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam là 80%). Đây là một lợi thế rất lớn của
TTF trong bối cảnh các doanh nghiệp trong nước đang phải phụ thuộc vào nguồn

nguyên liệu nhập khẩu và phải cạnh tranh nhau về nguyên liệu.
Lợi thế về chất lượng sản phẩm: Chú trọng lợi thế cạnh tranh về chất lượng
sản phẩm, ngoài việc triển khai hiệu quả cá hệ thống chất lượng theo chuẩn mực
quốc tế, Trường Thành cũng là một trong những doanh nghiệp tiên phong đầu tư
mạnh mẽ cho công tác huấn luyện Chuyên viên Đánh giá Chất lượng Nội bộ
(Internal Auditor) hệ thống QLCL.
Do vậy, hiện tại Trường Thành đã có đội ngũ hùng hậu 57 Chuyên Viên đánh
giá Chất Lượng nội bộ chuyên nghiệp, được đào tạo bởi BVQI và SGS. Điều này
đã giúp cho Tập đoàn luôn được quản lý, vận hành, kiểm soát chặt chẽ, thường
xuyên và hiệu quả.
Đây cũng là nét nổi trội và lợi thế cạnh tranh của Tập Đoàn so với các doanh
nghiệp khác cùng ngành trong việc đảm bảo chất lượng hệ thống, các sản phẩm/
dịch vụ cho thị trường toàn cầu, ngay cả là thỏa mãn cho các thị trường khó tính
nhất trên thế giới như là Nhật Bản.
Cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu: Từ năm 2009, chỉ có 1 quốc gia mà
Việt Nam xem là đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Đó là Trung Quốc. Hiện nay,
Trung Quốc được xem là nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới, cung cấp khoảng
1/3 tổng sản lượng đồ gỗ của nhóm các nước đang phát triển vào thị trường thế
giới, với mức tăng trưởng bình quân khoảng 34%/năm. Sự phát triển mạnh mẽ
trong xuất khẩu đồ gỗ của Trung Quốc là do quốc gia này có nguồn nguyên liệu


trong nước dồi dào, giá rẻ, chi phí lãi vay thấp hơn Việt Nam, hiệu suất lao động
cao, quản lý sản xuất tốt.
Hiện nay Trung Quốc bị Mỹ đánh thuế chống phá giá cho đồ gỗ phòng ngủ và
chính phủ Trung Quốc đã tăng thuế xuất khẩu một số mặt hàng nội thất (trong đó
có đồ gỗ) kể từ tháng 11/2008. Vì vậy, ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu
của Trung Quốc giảm đi nhiều lợi thế về giá. Thêm vào đó, chi phí nhân công lao
động của Trung Quốc hiện nay cũng tăng đáng kể, và cao hơn Việt Nam.
Đối thủ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu: Doanh thu xuất khẩu của TTF

hiện đạt khoảng 1.800 tỷ đồng, chiếm 2,3% tổng doanh thu xuất khẩu đồ gỗ của
Việt Nam, TTF nằm trong top 3 các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của Việt Nam và
chỉ chiếm khoảng 0.065% thị phần đồ gỗ của thế giới. Trên thị trường xuất khẩu,
TTF có các đối thủ cạnh tranh chủ yếu ở các phân khúc hàng nội thất và hàng
ngoại thất.
-Đối với hàng nội thất: Các đối thủ cạnh tranh chính của TTF là Shing Mark,
Latitute Tree,RK Resource…Đây là các doanh nghiệp 100% nước ngoài, chủ yếu
làm hàng giả cổ xuất đi Mỹ.
-Đối với hàng ngoại thất: Đó là Scancom Việt Nam. Đây là doanh nghiệp 100%
nước ngoài, chủ yếu làm hàng chất lượng thấp bằng gỗ bạch đàn, xuất đi toàn cầu.
Tuy nhiên, phần lớn doanh số của Scancom là đến từ nguồn mua lại các nhà máy
nhỏ (thầu lại) chứ không phải do Scancom sản xuất.

2. Chiến lược sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ
Trong tình hình nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, tình hình sản xuất
và kinh doanh của Công ty phải đối mặt với ngày càng nhiều những khó khăn và
nguy cơ, việc phân tích thị trường thường xuyên, phân tích lợi thế cạnh tranh của
Công ty cùng với tư duy linh hoạt, hoạch định chiến lược có thể giúp cho Công ty
nhận thức rõ hơn những tiềm lực mình có sẵn, khắc phục và đầu tư hợp lý những
nguồn lực chưa mạnh, chuẩn bị tinh thần chủ động tấn công trong cạnh tranh, thích
nghi với sự thay đổi, qua đó giúp Công ty có thể tồn tại và phát triển bền vững.
2.1 Chiến lược phát triển sản phẩm theo hướng đáp ứng nhu cầu khách hàng
a. Nhu cầu của người tiêu dùng


Ngày nay, người tiêu dùng có xu hướng kết hợp các không gian sống nhằm tạo
nên sự hài hòa trong tổng thể, tạo nên gía trị thẩm mỹ. Đồ gỗ có hình thức mềm
mại và tinh tế lên ngôi. Sự quan tâm đến không gian sống và làm việc khiến cho
nhu cầu đồ gỗ thân thiện với môi trường tiếp tục tăng. Sản phẩm màu sắc đơn giản,
mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, bền, dịch vụ tư vấn từ nhà thiết kế chuyên nghiệp ngày

nay trở nên xu hướng phổ biến nơi người tiêu dùng.
Như một xu hướng ngày nay các loại gỗ phế liệu công nghiệp như pallet gỗ
thông (tháo từ thùng hàng container xuất nhập khẩu) được dùng để thiết kế nội thất
đang được người tiêu dùng ưa chuộng.
b. Nhu cầu của các khách hàng tổ chức
Xu hướng tiêu dùng các sản phẩm đồ gỗ của khách hàng tổ chức là giá cả có
khả năng đem lại lợi nhuận, việc giao hàng đúng về thời gian và chất lượng đảm
bảo độ tin cậy; sản phẩm có mẫu mã kiểu dáng, chủng loại nguyên vật liệu phù hợp
với xu hướng tiêu dùng đồ gỗ của thị trường; có khả năng tháo rời, lắp ráp dễ dàng;
nguyên vật liệu phải đảm bảo hợp pháp về nguồn gốc, an toàn.
c. Sản phẩm thế mạnh
Hiện tại chủ yếu Công ty sản xuất, mua bán, xuất khẩu sản phẩm bằng gỗ,
nguyên phụ liệu ngành chế biến gỗ. Và chiến lược phát triển các sản phẩm bằng gỗ
thông pallet là chiến lược mới cho sự phát triển lâu dài, đa dạng hóa sản phẩm của
Công ty Trường Thành.
- Đồ gỗ nội thất: bàn, ghế, tủ, giường, kệ
- Đồ gỗ ngoại thất: bàn, ghế, băng, ghế nằm
Pallet gỗ thông nhẹ, dễ tạo dáng trong thiết kế nội thất, giá thành thấp lại bền vì
đã qua xử lý (chống mối mọt, sấy tẩm, chống thấm nước...). Nhựa thông tạo ra vẻ
sần sùi, độ cũ chính là đặc điểm thuận lợi trong việc tạo ra những sản phẩm đồ gỗ
giả cổ.
2.2 Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
Bên cạnh những sản phẩm chính và thế mạnh, Công ty Trường Thành không
ngừng phát triển thêm các dịch vụ trọn gói với dòng sản phẩm bằng gỗ thông pallet
nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.


Trên các thanh pallet tháo rời đều bị dấu (lỗ) đóng đinh, đây chính là điểm độc
đáo của nguyên liệu này; những hình khối trang trí sàn, trần, tường nhà độc đáo
được cưa, tiện để lắp ghép thành là những sản phẩm Công ty đang nhắm hướng

đến.
Công ty sẽ phát triển các sản phẩm nội thất bằng gỗ thông pallet như cửa, cầu
thang, phào trần, diềm mái, lan can, hàng rào, cầu gỗ trang trí…
Tùy vào mục đích sử dụng của người tiêu dùng Công ty đưa ra những sàn phẩm
và dịch vụ trọng gói cho các sản phẩm làm từ gỗ thông pallet này:
 Dùng gỗ thông pallet để bao bọc toàn bộ căn nhà từ sàn, tường, trần nhà cho
đến cầu thang, ban công, cửa sổ, cửa ra vào, bàn ghế… hoặc chỉ dùng để tạo
điểm nhấn cho một vài mảng không gian trên tường đá, tường gạch.
 Người tiêu dùng là đối tượng thích khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, có thể
trang trí với các sản phẩm từ gỗ thông pallet như hàng rào, chân tường, bồn
hoa, lồng đèn cách điệu, kệ sách âm tường, giá vẽ tranh…
 Người tiêu dùng yêu phong cách bình dị, nhẹ nhàng, cũng với những sản
phẩm làm từ gỗ thông pallet công ty cung cấp và tư vấn là sơn lại gỗ theo
tông màu sáng, trắng, hồng, hoặc để nguyên màu vàng tươi của vân gỗ.
Những màu sắc này tạo cảm giác bình an, sang trọng cho gian phòng.
 Đối tượng khách hàng là những người cá tính mạnh, sôi nổi thường chọn sắc
độ tương phản mạnh giữa hai tông màu nóng - lạnh hoặc chọn cùng một
tông màu nóng liên kết theo năng lượng tự nhiên như màu đất (nâu), lửa
(đỏ), nước (đen) đi cùng nhau, làm nổi bật không gian sống. Muốn tạo thêm
sinh khí cho gian nhà gỗ, việc kết hợp gỗ thông pallet với các loại kính để
làm cửa sổ, cửa chính, tạo cảm giác nhẹ mắt khi nhìn về không gian đa
chiều (không gian ảo qua kính). Dùng gỗ công nghiệp pallet đóng bộ bàn
ghế sofa hoặc bàn ngồi theo kiểu trà đạo Nhật Bản trong phòng khách.
 Ngoài ra, trong không gian của những căn phòng hẹp như gác xếp chung cư,
công ty Trường Thành cũng cung cấp sản phẩm như hộc tủ (ngăn tủ) đựng
giày dép đầy cảm hứng sáng tạo được làm từ những bậc thang gỗ thông
pallet


2.3 Chiến lược sản xuất theo hợp đồng

Với các sản phẩm thế mạnh của mình, Công ty Trường Thành thúc đẩy nhận
sản xuất theo đơn đặt hàng (theo hợp đồng), trong chiến lược sản xuất theo hợp
đồng, công ty sẽ chú trọng đến các khâu:
 Về thiết kế: Đáp ứng theo yêu cầu của từng khách hàng và phát triển cá tính
trong từng sản phẩm
 Về sản xuất: đảm bảo sản phẩm được kiểm tra gắt gao, thực hiện đúng các
yêu cầu, cam kết với khách hàng
 Về chất lượng: đảm bảo chất lượng của sản phẩm bền
 Đội ngũ công nhân tay nghề cao, luôn đáp ứng được các yêu cầu về thiết kế
của khách hàng
 Hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý sản xuất bảo đảm luôn đáp
ứng và vượt qua những tiêu chuẩn khắt khe trong sản xuất, giao hàng đúng
thời hạn cho khách hàng với chi phí thấp nhất.
Để đạt tới sự hoàn hảo công ty luôn chủ động cải thiện hệ thống tiêu chuẩn chất
lượng, kỹ năng tay nghề của các công nhân và hệ thống thiết bị cũng như liên tục
cải thiện chất lượng của đội ngũ quản lý.

3. Các quyết định tác nghiệp sản xuất và xuất đồ gỗ nội thất giả cổ
3.1 Quyết định về quá trình và Thiết kế sản phẩm
 Quy trình sản xuất đồ gỗ xuất khẩu qua các nước Châu âu:
Với chiến lược của công ty là sản xuất và chế biết gỗ xuất khẩu vào thị trường
Châu âu, vì vậy về việc quản trị sản xuất cần xây dựng 1 quy trình sản xuất chuẩn
từ khâu thiết kế, lắp ráp tới khâu đóng gói theo 1 quy trình chuẩn thì hàng hóa nhập
vào Châu âu mới được chấp nhận. Công ty chúng tôi luôn tự hào có dây chuyền
sản xuất hiện đại và quy trình đạt chuẩn ISO cũng như kinh nghiệm sản xuất đồ gỗ
trong nước và xuất khẩu.
 Về nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại công ty Trường Thành:


Một trong những ưu tiên hàng đầu của Trường Thành chính là việc tập trung

đầu tư nhiều nguồn và tài chính của doanh nghiệp cho hoạt động nghiên cứu và
phát triển sản phẩm mới. Với 23 nhà thiết kế được đào tạo bài bản trong và ngoài
nước, đội ngũ R&D của Trường Thành đã cho ra đời hơn 200 mẫu trong mỗi năm.
Chính vì vậy, hiện nay, Tập đoàn đã và đang sản xuất cho thị trường quốc tế với
hơn 80% là thiết kế của Trường Thành, tạo điểm khác biệt với các bạn đồng ngành
khác là bán tiện ích chứ chỉ không gia công sản phẩm.

Qui trình sản xuất đồ nội thất giả cổ
Phôi, nguyên liệu
thô

Khách hàng

Xử lý nguyên
liệu, sấy khô

Đóng gói bao bì

Bào thẩm, cuốn

Sơn, phủ bề mặt

Cưa, cắt, ghép
tạo phôi
Phay, vát xéo, tạo
rãnh
Khoan
Đánh nhẵn, chà
láng bề mặt
Lắp ráp


Quy trình sản xuất được qui định chặt chẽ và phải tuân thủ theo tiêu chuẩn hàng
gỗ nhập vào Châu Âu và mẫu mã khách hàng. Trước khi sản xuất hàng loạt thì
công ty chúng tôi thiết kế hàng mẫu kèm theo mọi chi tiết và quy định quy trình
sản xuất theo yêu cầu khách hàng và nước nhập khẩu. Khi khách hàng chấp nhận
thì chúng tôi tiến hành sản xuất hàng loạt đồng nhất theo mẫu.
Một số hình ảnh minh họa quy trình tạo dáng & hoàn thiện sản phẩm

Tạo dáng

Chà nhám máy

Chà nhám tay

Sơn


Lắp ráp

Kiểm tra sản phẩm

Đóng gói bao bì khách hàng kiểm tra

3.2 Quyết định về chất lượng
Để đảm sản phẩm đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu vào các thị trường đòi hỏi
chất lượng cao, nên doanh nghiệp phải áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng
nghiệm ngặt và theo tiêu chuẩn cao của thế giới. Toàn bộ quy trình sản xuất khép
kín từ khâu ngâm tẩm, sấy, cưa, xẻ, phôi, định hình, lắp ráp, hoàn thiện đến đóng
gói đều theo công nghệ chế biến của Châu Âu và Nhật Bản, đồng thời được kiểm
soát nghiêm ngặt bởi ban điều hành khối sản xuất cùng đội ngũ Kiểm soát Chất

lượng chuyên nghiệp, kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm cao.
Hệ thống Theo dõi Chuỗi Hành trình Sản phẩm (CoC) và Hệ thống Quản lý
Chất lượng ISO 9001:2000 được thiết lập và vận hành ở tất cả các nhà máy đã giúp
Trường Thành luôn tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng trên toàn cầu.
Những quy định về quy trình chất lượng:
- Nguyên liệu đầu vào
- Dây chuyền sản xuất (máy móc, thiết bị, băng chuyền…)
- Sản phẩm đầu ra
- Dịch vụ gắn liền quá trình sản xuất (hệ thống hút bụi, ánh sáng, hệ thống khí nén,
…)
- Quản lý tổ chức sản xuất
- Quá trình kiểm tra
Công tác QA – QC tập trung vào những nội dung chính như sau:
- Xác định yêu cầu của khách hàng
- Xác định đặc điểm, thông số kỹ thuật của sản phẩm phù hợp yêu cầu khách hàng


- Lập bản vẽ kỹ thuật theo các đặc điểm kỹ thuật, các tiêu chuẩn và tài liệu liên
quan
- Phổ biến các tài liệu này trong quá trình sản xuất: bộ phận kế hoạch, xưởng sản
xuất, bộ phận kiểm tra…
- Tiến hành công tác kiểm tra sản phẩm và các bộ phận của sản phẩm
- Các khiếu nại của khách hàng phải được giải quyết tức thì
- Duyệt xét lại thiết kế sản phẩm trên cơ sở phản hồi của khách hàng
- Thu thập số liệu nhất quán, chứng minh và đánh giá trung thực
- Tổ chức quản lý và thông tin sự thay đổi trong quá trình sản xuất và của sản phẩm
Như vậy hệ thống QA – QC nhằm đạt được những giá trị sau:
- Tin cậy ( Reliability )
- Ổn định (Maintainability)

- An toàn (Safety)
- Bền vững (Strength)
- Thẩm mỹ (Aesthetics)
Quy trình kiểm tra – đảm bảo chất lượng không chỉ tập trung vào viểc kiểm tra
tại đầu vào, đầu ra và các công đoạn sản xuất, mà còn phải kết hợp với các công
tác, hệ thống khác liên quan (hút bụi, khí nén, phòng cháy nổ,…) một cách thích
hợp nhằm ổn định quá trình sản xuất và tránh các khuyết điểm, hư hỏng có thể xảy
ra.

Hệ thống QA-QC Trên dây chuyền tạo phôi nguyên liệu


3.3 Quyết định về Công suất
Công suất: Từ 2.500-3.000 conts/ năm là tổng công suất của công ty trường
thành, tùy thuộc vào kiểu dáng và nguyên liệu.
Sản phẩm: Bàn, ghế, tủ, kệ, giường, cửa,...sử dụng trong nhà và ngoài trời.
Nguyên liệu: Teak, Hương, Căm xe, Chò chỉ, Cà chít, Dầu, Xoan đào, Tràm
bông vàng, Bằng lăng, Thông, Cao su, Còng, Bạch đàn, gỗ Mỹ,… chủ yếu nhập
khẩu khoảng 90%. Tất cả đều có chứng nhận khai thác hợp pháp, chứng nhận rừng
trồng, chứng nhận FSC,...
Nguồn nhân lực: vớí kinh nghiệm xuất khẩu của công ty Trường thành cùng
với những khách hàng chính: Carrefour (toàn cầu), Lapeyre (Pháp), Home Retail
Group (Argos&Homebase) (Anh), KingFisher (Anh, Pháp), Alexander Rose (Anh)
… thì việc mở rộng thêm sẽ không gặp nhiều khó khăn về nguồn lực khi chuẩn bị
tham gia vào thị trường nào đó mới tại Châu âu.
Đối với hàng gỗ thông giả cổ, chiếm khoảng 10% công suất của Trường thành
là vào khoảng 300Conts /năm. Doanh nghiệp sẽ tùy tình hình tiêu thụ của thị
trường để mở rộng thêm, hoặc thay thế các sản phẩm khác.
3.4 Quyết định về định vị doanh nghiệp và chuỗi cung ứng
a- Quyết định về định vị doanh nghiệp

Dựa vào chiến lược công ty và cân nhắc các yếu tố, công ty chọn địa điểm đặt
nhà máy là tại tỉnh Bình Dương (Huyện Tân uyên) vì các lý do sau:
Hiện tại Bình Dương và Đồng Nai là 2 tỉnh thu hút rất lớn các doanh nghiệp
trong và ngoài nước đặt nhà máy, do có nhiều điều kiện đáp ứng nhu cầu các doanh
nghiệp sản xuất nội thất bằng gỗ, như gần các vùng nguyên liệu (là các tỉnh miền
đông nam bộ, Campuchia, Lào…) cũng như là nhiều doanh nghiệp kinh doanh
nguyên liệu góp phần giảm chi phí và thời gian vận chuyển, gần các cảng biển
thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa, đường xá và nhiều khu công nghiệp, thủ tục
xuất khẩu, hoàn thuế và các chính sách, qui hoạch sản xuất ngành gỗ nội thất của
các tỉnh này tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp, ngoài ra nguồn lao động tại các
địa phương này thu hút được rất lớn từ các tỉnh thành khác của cả nước đến, doanh
nghiệp không gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động, ngoài ra chi phí thuê


mướn mặt bằng và chi phí đầu tư mặt bằng không cao phù hợp với chi phí của
doanh nghiệp, dễ dàng mở rộng qui mô của doanh nghiệp khi có nhu cầu phát triển.
b- Thiết kế chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng của sản phẩm đồ gỗ nội thất bao gồm các thành phần sau:
Nhà cung cấp nguyên liệu Nhà cung cấp dịch vụ (sấy gỗ,…) Kho nguyên vật
liệu nhà máy Sản xuất tại nhà máy Kho thành phẩm nhà máy Cảng xuất
khẩu Khách hàng
Khâu quan trọng trong chuỗi cung ứng của nhà máy đó là việc thu mua nguyên
liệu, vì sản phẩm của công ty phải cần một số nguyên liệu đặc thù là gỗ thông tận
dụng từ gỗ pallet, với nhu cầu lớn nên phải tổ chức thu mua từ nhiều nhà cung ứng,
và để đảm bảo độ ẩm thấp của nguyên liệu, sau khi thu mua phải chuyển sang nhà
cung cấp cấp dịch vụ sấy gỗ trong thời gian là 21 ngày, sau đó mới chuyển về kho
nguyên liệu của công ty. Đối với sản phẩm nội thất của công ty thị trường phụ chủ
yếu là nước ngoài, nên chủ yếu là vận chuyển thẳng từ nhà máy đến cảng Bình
dương hoặc Tân cảng để xuất khẩu
3.5 Quyết định về bố trí mặt bằng

Trong nhiều mục tiêu của bố trí mặt bằng, mục tiêu chính cần quan tâm là tối
thiểu hóa chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất và tồn trữ nguyên vật liệu trong hệ
thống sản xuất. Có nhiều loại nguyên vật liệu được dùng trong quá trình sản xuất
như: nguyên liệu thô, các chi tiết mua ngoài, nguyên liệu đóng gói, cung cấp bảo trì
sửa chữa, phế liệu(mùn cưa, gỗ vụn,…) và chất thải. Ngoài ra, còn sự đa dạng về
hình dáng, màu sắc, kích thước, đặc tính hóa học. Sự đa dạng và đặc tính của
nguyên vật liệu đã được xác định bởi các quyết định trong thiết kế sản phẩm. Việc
bố trí mặt bằng chịu ảnh hưởng trực tiếp các đặc tính tự nhiên của nguyên liệu, như
loại nguyên liệu gỗ to lớn, cồng kềnh, chất lỏng(như các loại sơn, dung môi,..),
chất rắn, nguyên liệu linh hoạt hay không linh hoạt trong điều kiện nóng, lạnh, ẩm
ướt, bụi,.... Ngoài ra việc bố trí mặt bằng còn phải đáp ứng các yêu cầu khác như,
tận dụng hết mặt bằng hiện có, bố trì hợp lý dễ dàng mở rộng khi có nhu cầu đột
biến. Dễ giám sát hoạt động của công nhân và thuận lợi cho việc bảo trì máy móc
thiết bị. Và một vấn đề quan trọng khác là phải tiết kiệm vốn đầu tư. Đối với nhà


máy sản xuất thì phải tính toán để cho đủ không gian cho máy móc hoạt động, đảm
bảo đủ không gian cho việc thao tác, tầm hoạt động của máy, hoặc khu vực để
nguyên liệu đầu vào và sản phẩm sau khi sản xuất xong. Đảm bảo sự linh hoạt sản
phẩm và sản lượng khi cần phải sản xuất nhiều mã hàng song song và số lượng có
thể đột biến, và mặt bằng được bố trí theo quá trình, lưu đồ sản xuất nhằm rút ngắn
khoảng cách giữa các khâu liền kề.
Các khu vực bố trí mặt bằng nhà máy theo quá trình, lưu đồ sản xuất và chức
năng của dây chuyển sản xuất đồ nội thất bằng gỗ tại nhà máy theo nguyên tắc hình
chữ U, đầu vào là kho nguyên liệu và đầu ra là kho thành phẩm như sau:
-

Kho nguyên vật liệu
Khu vực cưa cắt phôi, ghép gỗ
Khu vực định hình (khoan, phay, tạo rãnh,.)

Khu vực Nguội (Nhám, làm láng bề mặt)
Khu vực lắp ráp
Khu vực sơn
Khu vực bao bì
Khu vực thành phẫm
Khu vực hành chính, khác

3.6 Quyết định tồn kho và dự trữ:
Xây dựng kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu vào đúng thời điểm cần thiết trên
cơ sở dựa vào cấu trúc của sản phẩm và phân chia thành nhu cầu độc lập và nhu
cầu phụ thuộc.
Nhằm phản ứng với sự thay đổi của nhu cầu thị trường, chu kỳ sản xuất không
trùng với chu kỳ kinh doanh, năng lực của các công đoạn không đồng đều, cần phải
tổ chức việc quản trị dự trữ sẽ đảm bảo được việc ổn định và duy trì sản xuất liên
tục (góp phần làm giảm giá thành tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp) , đáp
ứng kịp thời như cầu sản xuất nội bộ và khách hàng. Vì phải qua nhiều công đoạn
và cần nhiều loại vật tư, nguyên liệu, nên nếu để thiếu hụt không dự trữ đủ sẽ gây
ra việc tắt ngẽn cổ chai, ảnh hưởng lớn đến năng suất chung của nhà máy, việc tồn
kho dự trữ là rất quan trọng
Các nguyên liệu, phụ liệu, vật tư cần quan tâm đến để tồn kho và dự trữ:
 Thành phẩm: tủ, bàn, ghế,…
 Nguyên liệu chính: các loại gỗ, ván
 Nguyên liệu phụ: thùng, xốp, form quấn,…


 Hardware: bản lề, đinh ốc,…
 Sơn và các loại dung môi, keo ghép gỗ, keo lắp ráp, keo trám chét
 Thiết bị cầm tay: máy chà nhám, máy mài, máy router cầm tay, súng bắn
đinh…
 Các loại lưỡi cưa, lưỡi dao cắt phay, các loại mũi khoan, dây curoa,…

Công ty dựa vào kế hoạch sản xuất các đơn hàng, các lệnh sản xuất, BOM, để
tính toán tồn kho, theo nguyên tắc không để tồn kho nhiều nhưng có dự phòng, đối
với nguyên liệu chính là gỗ thông pallet tái chế vì khó thu mua nên có kế dự phòng,
và chi tiết thường xuyên, các vật tư nguyên liệu khác thì ít nhất đảm bào nhu cầu
trong vòng 3 ngày, có tình toán đến thời gian đặt hàng với nhà cung cấp và vận
chuyển.

III- Kết luận
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay hầu hết phát triển có tính tự phát, kinh
doanh chưa có chiến lược thực sự rõ ràng. Đứng trước nhiều thách thức khi tham
gia sâu vào thương mại toàn cầu và để có thể cạnh tranh được trong bối cảnh nói
trên, các doanh nghiệp buộc phải có một chiến lược kinh doanh rõ ràng, phù hợp
năng lực doanh nghiệp và thực tiễn, thông qua việc ứng dụng các quản điểm quản
trị vào doanh nghiệp, trong đó quản trị tác nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với
các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm và dịch vụ.
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp quyết định khả năng cạnh tranh, phát
triển và thành công của doanh nghiệp đó trên thương trường.
Sản phẩm đồ nội thất bằng gỗ giả cổ của công ty Trường thành là một sản phẩm
mang nhiều giá trị gia tăng và yếu tố độc đáo, được triển khai sản xuất tại một
trong những doanh nghiệp hàng đầu về ngành nội thất Việt nam, với nhiều lợi thế
cạnh tranh, đầu tư nghiêm túc và chiến lược kinh doanh rõ ràng, sẽ là một sản
phẩm góp vào cho sự thành công của doanh nghiệp.


Tài liệu tham khảo:
1. />VSC%20-%20Bao%20cao%20phan%20tich%20TTF%202012.pdf
2.
3. www.truongthanh.com
4. Nguồn: BVSC, Tổng cục hải quan
5.




×