Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Đáp án Cuộc thi “Tìm hiểu Bộ luật Hình sự năm 2015” trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.61 KB, 15 trang )

BÀI DỰ THI
Cuộc thi “Tìm hiểu Bộ luật Hình sự năm 2015” trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2018
(Ban hành kèm theo số 2397/QĐ-UBND ngày 07/8/2018 của Ban Tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu Bộ
luật Hình sự năm 2015” trên địa bàn tỉnh Lào Cai)

Họ và tên: ..........................................................................
Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: ................................
Số CMND hoặc số căn cước công dân: .................................
Do …………………………………………..Cấp ngày: ………….…………
Đơn vị công tác: ………………………………………………….………….
Hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú: …………………………………………...
……………………………………………………………………………….
Số điện thoại: …………………….
Phần I. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
(Thí sinh khoanh tròn vào câu trả lời đúng)
Câu 1. Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và Luật số 12/2017/QH14 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (sau đây gọi
tắt là Bộ luật Hình sự năm 2015) có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào?
A) Từ ngày 01/07/2016;
b) Từ ngày 01/07/2017;
c) Từ ngày 01/01/2018;
Câu 2. Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bổ sung thêm chủ thể nào sau đây
phải chịu trách nhiệm hình sự
a) Cá nhân;
b) Pháp nhân;
C) Pháp nhân thương mại;
Câu 3. Nguyên tắc nào sau đây không phải là nguyên tắc xử lý đối với
người phạm tội quy định trong trong Bộ luật hình sự năm 2015?
a) Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ,
tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;


b) Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính
chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;


Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng
phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc
phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện
sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra;
C) Đối với người tái phạm, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình
phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục;
d) Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ
sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có
đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành
hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện;
đ) Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống
lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa
án tích.
Câu 4. Độ tuổi thấp nhất có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo
BLHS năm 2015?
A) Người từ đủ 16 tuổi trở lên;
b) Người từ đủ 14 tuổi trở lên;
c) Người từ đủ 18 tuổi trở lên;
Câu 5. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
thuộc các tội nào sau đây?
A) Tội giết người; tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của
người khác;
b) Tội cướp tài sản; tội trộm cắp tài sản;
c) Tội vận chuyển trái phép chất ma túy; tội mua bán trái phép chất ma túy;
d) Tội tổ chức đua xe trái phép; tội đua xe trái phép;

đ) Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ;
e) Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc
phương tiện điện tử của người khác; tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt.
Câu 6. Người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù có thể được tha tù
trước thời hạn khi có điều kiện nào sau đây?
a) Phạm tội lần đầu;
b) Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt;
c) Đã chấp hành được một phần ba thời hạn phạt tù;


d) Có nơi cư trú rõ ràng;
đ) Không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 66 của Bộ luật
hình sự năm 2015;
E) Khi có đủ tất cả các điều kiện nêu trên.
Câu 7. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực
hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng
chấm dứt việc việc phạm tội thì có được miễn trách nhiệm hình sự về tội định
phạm hay không?
A) Có;
b) Không;
Câu 8. Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc
khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích
mạnh khác có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
A) Có;
b) Không;
Câu 9. Người che giấu tội phạm (người không hứa hẹn trước, nhưng sau
khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang
vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý
người phạm tội) là ông, bà, cha mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng

của người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự thuộc trường hợp nào sau
đây?
A) Phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm đối với hành
vi che giấu thuộc các loại tội phạm quy định trong Bộ luật hình sự;
b) Chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm khi thuộc
trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm
trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật hình sự năm 2015.
Câu 10. Ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của
người phạm tội biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện
hoặc đã được thực hiện mà không tố giác thì có phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội không tố giác tội phạm hay không?
a) Không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm đối
với hành vi không tố giác thuộc các loại tội phạm quy định trong Bộ luật hình sự;
B) Chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm đối
với các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng.
Câu 11. Trường hợp nào sau đây không được loại trừ trách nhiệm hình
sự?


a) Sự kiện bất ngờ;
b) Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự;
c) Phòng vệ chính đáng;
d) Tình thế cấp thiết;
đ) Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội;
e) Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật
và công nghệ;
f) Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên;
G) Vô ý phạm tội.
Câu 12. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có

căn cứ nào sau đây?
A) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai
rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố
gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc
có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận hoặc người thực
hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt
hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác,
đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được
người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa
giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự;
b) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
c) Người phạm tội bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển
hành vi của mình.
Câu 13. Tình tiết nào sau đây không phải là tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự?
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục
hậu quả;
c) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
d) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm;
đ) Người phạm tội tự thú;
E) Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích
mạnh khác;
f) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;


g) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc
phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
h) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

Câu 14. Tình tiết nào sau đây không phải là tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự?
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất côn đồ;
c) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
d) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
đ) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi
trở lên;
e) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người
khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức
hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
F) Người phạm tội là người có bệnh;
g) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội;
h) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
i) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội
phạm.
Câu 15. So với Bộ luật hình sự năm 1999, Bộ luật Hình sự năm 2015 bổ
sung thêm trường hợp nào sau đây không phải thi hành án tử hình với người
bị kết án
A) Người đủ 75 tuổi trở lên; Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài
sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần
tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong
việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn;
b) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị
kết án đã chủ động nộp lại một phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích
cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập
công lớn.
Phần II. Trả lời câu hỏi lý thuyết
(Thí sinh viết câu trả lời)

Câu 16. Trình bày các quy định về hình phạt đối với Tội trộm cắp tài sản
trong Bộ luật hình sự năm 2015?


1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới
50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi
phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169,
170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi
phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản
là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị
hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến
07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều
này;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến
15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều
này;


c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến
20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều
này;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Câu 17. Trình bày và phân tích hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy
trong Bộ luật Hình sự năm 2015?
Tội vận chuyển trái phép chất ma túy thuộc điều 250 trong Bộ luật Hình sự năm
2015, được căn cứ theo mức độ hành vi để xét xử và đưa ra hình phạt, phán quyết
thích đáng:
1. Người nào vận chuyển trái phép chất ma túy không nhằm mục đích sản xuất,
mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này,
chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến
dưới 500 gam;
c) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 0,1
gam đến dưới 05 gam;
d) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 10

kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;
h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;


i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số
lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản
này.
2. Phạm tội trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;
e) Vận chuyển qua biên giới;
g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến
dưới 01 kilôgam;
h) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 05
gam đến dưới 30 gam;
i) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca khối lượng từ 10
kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
k) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;
l) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
m) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
n) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;
o) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số
lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản
này;

p) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến
20 năm:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có khối lượng từ 01 kilôgam đến
dưới 05 kilôgam;


b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 30
gam đến dưới 100 gam;
c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 25
kilôgam đến dưới 75 kilôgam;
d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số
lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản
này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù
chung thân hoặc tử hình:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở
lên;
b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng 100
gam trở lên;
c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng 75
kilôgam trở lên;
d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;

h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số
lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản
này.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000
đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01
năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.


Câu 18. Trình bày và phân tích các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015
về Tội gián điệp?
Trong Bộ luật Hình sự 2015, Tội gián điệp thuộc điều 110. Cụ thể:
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20
năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại
chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài;
hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác
giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại;
c) Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu
thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự
thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn
trách nhiệm hình sự về tội này.

Câu 19. Bộ luật hình sự năm 2015 quy định những trường hợp nào được
loại trừ trách nhiệm hình sự? Phân tích những điểm mới so với Bộ luật Hình sự
năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về các trường hợp loại trừ trách nhiệm

hình sự?
Bộ luật Hình sự năm 2015 có điểm khác biệt so với Bộ luật Hình sự năm
1999 (những quy định thiếu rõ ràng, mang tính chất tản mạn), đã chính thức
quy định các trường hợp loại trừ TNHS thành một chương thống nhất với 07
trường hợp cụ thể, góp phần vào việc nhận thức thống nhất về phạm vi các
trường hợp được coi là trường hợp loại trừ TNHS như:
- Sự kiện bất ngờ
Điều 20 Bộ luật Hình sự năm 2015 khẳng định: Người thực hiện hành vi gây hậu
quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc


phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu TNHS.
Theo đó, sự kiện bất ngờ là trường hợp gây ra hậu quả thiệt hại cho xã hội nhưng
người gây có hành vi gây ra hậu quả thiệt hại đó không có lỗi vì họ không thể
thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi gây hậu quả
thiệt hại. Đây chính là điểm khác biệt so với các trường hợp như sự kiện bất khả
kháng, tình trạng không thể khắc phục được hoặc đối với trường hợp lỗi vô ý vì
cẩu thả. So với Bộ luật năm 1999 thì chủ yếu làm rõ hơn với những sửa đổi, bổ
sung căn bản.
- Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015 khẳng định: Người thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả
năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu
TNHS.
Theo quy định của điều luật, tình trạng không có năng lực TNHS có thể được là
trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong trường hợp mất
khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do đang trong tình trạng
mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác (mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển. Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định
pháp y tâm có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt

buộc chữa bệnh.
- Phòng vệ chính đáng
Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính
đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức
mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích
nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Một hành vi được coi là phòng vệ chính đáng khi thoả mãn các dấu hiệu sau: (i)
Có hành vi tấn công đang hiện hữu, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tập
thể, tổ chức, quyền và lợi ích chính đánh của người phòng vệ hoặc của người khác
(cơ sở phát sinh quyền phòng vệ chính đáng) và (ii) Hành vi phòng vệ gây thiệt
hại cho người xâm phạm là cần thiết (nội dung và phạm vi của phòng vệ chính
đáng);
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần
thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu
TNHS theo quy định của Bộ luật này. Tuy nhiên, TNHS của họ được giảm nhẹ hơn
so với các trường hợp bình thường. Mức độ TNHS được giảm nhẹ nhiều hay ít
phụ thuộc vào mức độ vượt quá giới hạn phòng vệ và các trường hợp giảm nhẹ
khác.
- Tình thế cấp thiết
Tình thế cấp thiết là một trong những trường hợp loại trừ TNHS, đó là tình thế


của người đứng trước sự đe dọa đến một lợi ích được pháp luật bảo vệ, và để bảo
vệ lợi ích này, người đó không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại cho
một lợi ích khác được pháp luật bảo vệ.
Để được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết và không phải chịu TNHS thì
phải có đầy đủ các điều kiện sau đây: (i) Phải có sự đe dọa hiện hữu và thực tế
xâm phạm đối với lợi ích được pháp luật bảo vệ (tức là lợi ích của Nhà nước, của
tổ chức, lợi ích chính đáng của bản thân người thực hiện hành vi hay của người

khác); (ii) hành vi gây thiệt hại là biện pháp duy nhất để khắc phục sự nguy hiểm;
(iii) thiệt hại trong tình thế cấp thiết gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết là tình trạng một người vì muốn tránh một
nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích
chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là gây
thiệt hại bằng hoặc lớn hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Đây là trường hợp chủ thể
có cơ sở để hành động trong tình thế cấp thiết nhưng đã vượt quá phạm vi cho
phép (cũng phải chịu TNHS).
- Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội là một trường hợp loại trừ TNHS
mới được bổ sung, ghi nhận trong Bộ luật Hình sự, đó là hành vi của người để bắt
giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải
sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ ( mang tính khuyến
khích cộng đồng chung sức thực hiện an toàn xã hội…) mà hành vi bắt giữ phải
thỏa mãn các điều kiện sau: (i) Hành vi bắt giữ phải thuộc về các chủ thể có thẩm
quyền bắt giữ người phạm tội; (ii) Hành vi dùng vũ lực gây thiệt hại cho người bị
bắt giữ phải là biện pháp cuối cùng, không còn cách nào khác để bắt giữ người
phạm tội; (iii) Hành vi dùng vũ lực gây thiệt hại cho người bị bắt giữ phải là cần
thiết.
Vượt quá yêu cầu của gây thiệt hại trong bắt giữ tội phạm đó là trường hợp người
có hành vi bắt giữ tội phạm đã gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá
mức cần thiết và người gây thiệt hại trong trường hợp này phải chịu TNHS.
- Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và
công nghệ:
Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công
nghệ là một trường hợp loại trừ TNHS lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật
Hình sự năm 2015, đó là hành vi của một người đã gây thiệt hại khi tiến hành,
thực hiện việc nghiên cứu, thủ nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công
nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện
pháp phòng ngừa, có ý nghĩa khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới công nghệ, tạo

động lực, động viên sự sáng tạo của các nhà khoa học, nhà sản xuất. Mặt khác,
tạo hành lang pháp lý an toàn để người dân an tâm tham gia vào các hoạt động
sản xuất, nghiên cứu khoa học có tính chất “đột phá” vì lợi ích chung[28].


Tuy nhiên, BLHS cũng khẳng định người nào không áp dụng đúng quy trình, quy
phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải
chịu TNHS.
- Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên
Thi hành mệnh lệnh của người chủ huy hoặc cấp trên là một trường hợp loại trừ
TNHS chính thức được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015, đó là hành vi
gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên
trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu
đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh
lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó. Để coi thi hành mệnh lệnh của người
chủ huy hoặc cấp trên là một trường hợp loại trừ TNHS, khi hành vi gây thiệt hại
khi thi hành mệnh lệnh của người chủ huy hoặc cấp trên phải thỏa mãn các điều
kiện sau: (i) Mệnh lệnh mà người có hành vi gây thiệt hại thi hành phải là mệnh
lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên (người có thẩm quyền) thuộc lực lượng vũ
trang nhân dân; (ii) mục đích của việc thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc
cấp trên thuộc lực lượng vũ trang phải nhằm mục đích thực hiện các nhiệm vụ
quốc phòng, an ninh; (iii) người có hành vi gây thiệt hại đã thực hiện đầy đủ quy
trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp
hành mệnh lệnh đó; (iv) việc thi hành mệnh lệnh này không thuộc trường hợp
phạm tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược do thi hành mệnh lệnh của
cấp trên, tội chống loài người do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, tội phạm chiến
tranh do thi hành mệnh lệnh của cấp trên. Tuy nhiên, đối với người ra mệnh lệnh
nói trên sẽ phải chịu TNHS theo quy định của pháp luật.
Phần III. Câu hỏi tự luận
Câu 20. Trình bày và phân tích những nội dung mới cơ bản của Bộ luật

Hình sự năm 2015 thể hiện việc đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện
trong việc xử lý người phạm tội, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công
dân? Bạn tâm đắc nhất nội dung mới nào và vì sao?

Những quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 nhằm tiếp tục thể chế hóa chủ
trương cải cách tư pháp của Đảng theo tinh thần đề cao hiệu quả phòng ngừa và
tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội; tôn trọng và bảo đảm thực thi
các quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013.
Thứ nhất, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã thể chế hóa chủ trương hạn chế áp dụng
hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt ngoài tù theo hướng phạt tiền là hình
phạt chính không chỉ được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng mà cả
trường hợp phạm các tội nghiêm trọng. Riêng đối với nhóm các tội xâm phạm trật
tự quản lý kinh tế, môi trường thì phạt tiền là hình phạt chính có thể áp dụng đối


với tội rất nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, BLHS đã mở rộng nội hàm của hình phạt cải tạo không giam giữ
(trong trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị
mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số
công việc lao động phục vụ cộng với thời gian lao động phục vụ cộng đồng không
quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong một tuần, áp dụng cả đối
với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc
người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng;biện pháp này
không áp dụng đối với người già yếu, phụ nữ có thai).
Đồng thời, đối với hình phạt tù thì không áp dụng hình phạt đối với người lần đầu
phạm tôi ít nghiêm trọng do vô ý.
Thứ hai, Bộ luật Hình sự năm 2015 tiếp tục thể chế hóa chủ trương hạn chế áp
dụng hình phạt tử hình và bám sát tinh thần nội dung quy định của Hiến pháp năm
2013 về quyền sống của con người ( tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối
với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm

an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham
nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định).
So với Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật này đã bổ sung thêm trường hợp không
áp dụng hình phạt tử hình người đủ 75 tuổi trở lên và người bị kết án tử hình về tội
tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba
phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng
trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì không thi hành
án tử hình đối với họ. Quy định này nhằm góp phần hạn chế tử hình trên thực tế.
BLHS năm 2015 đã bỏ tử hình ở 07 tội danh: (1) Cướp tài sản; (2) Sản xuất, buôn
bán hàng cấm là lương thực, thực phẩm; (3) Tàng trữ trái phép chất ma túy; (4)
Chiếm đoạt chất ma túy1; (5) Phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng
về an ninh quốc gia; (6) Chống mệnh lệnh; (7) Đầu hàng địch.
Thứ ba, BLHS năm 2015 có sự điều chỉnh mạnh mẽ trong chính sách hình sự đối
với người chưa thành niên phạm tội, đặc biệt là đối với các em từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi theo hướng bảo đảm lợi ích tốt nhất cho các em trên tinh thần bảo
đảm yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên, cụ
thể là: Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, Bộ luật đã thu hẹp đáng kể
phạm vi trách nhiệm hình sự của đối tượng này, theo đó, các em chỉ phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng huộc 04 nhóm tội phạm: (1) Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm con người; (2) Các tội xâm phạm sở hữu; (3) Các tội phạm về ma
túy; (4) Các tội xâm phạm an toàn công cộng. Ngoài ra, các em cũng chỉ phải chịu
trách nhiệm hình sự đối với hành vi chuẩn bị phạm: Tội giết người và tội cướp tài
sản. Đồng thời, bổ sung 03 biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường
hợp các em được miễn trách nhiệm hình sự. Đó là: (1) Khiển trách; (2) Hòa giải


tại cộng đồng; (3) Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Bộ luật cũng quy
định rõ điều kiện áp dụng từng biện pháp cụ thể nêu trên.
Thứ tư, theo BLHS năm 1999 thì phạm vi chịu trách nhiệm hình sự đối hành vi

chuẩn bị phạm tội là khá rộng, bao gồm chuẩn bị phạm bất cứ tội rất nghiêm
trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng nào được quy định trong BLHS. BLHS năm
2015 đã thu hẹp đáng kể phạm vi xử lý hình sự đối với người có hành vi chuẩn bị
phạm tội, theo đó, người có hành vi chuẩn bị phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm
hình sự đối với hành vi chuẩn bị phạm tội danh thuộc 05 nhóm tội phạm (các tội
xâm phạm an ninh quốc gia; các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm con người; các tội xâm phạm sở hữu; các tội xâm phạm trật tự quản lý
kinh tế và các tội xâm phạm an toàn công cộng).
Thứ năm, BLHS năm 2015 đã bổ sung chế định tha tù trước hạn có điều kiện với
những quy định hết sức chặt chẽ nhằm tạo cơ hội cho những phạm nhân tích cực
cải tạo tốt trong quá trình chấp hành án ở các cơ sở giam giữ được sớm trở về với
gia đình và tiếp tục chứng tỏ sự cải tạo của mình trong môi trường xã hội bình
thường có sự giám sát của chính quyền địa phương và xã hội.
Thứ sáu, BLHS năm 2015 đã giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với các đối tượng
phạm tội là: (1) Người đủ 70 tuổi trở lên; (2) Phụ nữ có thai; (3) Người khuyết tật
nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; (4) Người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận
thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; (5) Cha, mẹ, vợ, chồng, con của
liệt sĩ, người có công với cách mạng. Đồng thời, Bộ luật cũng có chính sách tăng
nặng trách nhiệm hình sự đối với trường hợp phạm tội xâm hại đến những đối
tượng như: (1) Người ở trong tình trạng không thể tự vệ được; (2) Người khuyết
tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; (3) Người bị hạn chế khả năng nhận thức;
(4) Người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
(5) Người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên.
Thứ bảy, Bộ luật đã sửa đổi, bổ sung nhóm các tội phạm ( tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm của con người; xâm phạm quyền tự do của con người, quyền
tự do dân chủ của công dân; xâm phạm hoạt động tư pháp) theo hướng tiếp tục
tăng cường bảo vệ các quyền con người, quyền công dân.
Đây được coi là điều tâm đắc của cá nhân khi đã đánh dấu sự đổi mới với những
cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề có hiệu quả, thể hiện sự phát triển về dân quyền
mang tính hợp pháp tích cực hóa. Điều này đã bao hàm đa số những điều khoản

được bổ sung và sửa đổi theo phong hướng tiến bộ hơn Bộ luật Hình sự năm 1999,
thể hiện được những tinh thần cốt lõi cơ bản trong Hiến Pháp 2013 và góp phần
xây dựng nên Bộ luật mới đầy đủ, chính xác, toàn vẹn và thích đáng hơn trong lịch
sử phát triển của Nước CHXHCN Việt Nam.



×