Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Vết thương bàn tay căn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 6 trang )

Vết thương bàn tay
Là tổn thương thường gặp, chiếm 1/3 các trường hợp tai nạn lao động và một
phần quan trọng trong tai nạn sinh hoạt và tai nạn nghề nghiệp.
Cần khám lâm sàng trước, sau khi vô cảm, sau mổ cắt lọc để xác định các tổn
thương





Mạch máu
Gân gấp, duỗi
Thần kinh
Tổn thương xương

I. PHÂN LOẠI:
*Vết thương đơn giản: tổn thương da
*Vết thương phức tạp:
 Vết thương sắc, gọn do vật sắc bén: tổn thương da, cơ, thần kinh, mạch
máu, xương.
 Vết thương do vật nhọn đâm, chọc: tổn thương giải phẫu ít nhưng có nguy
cơ nhiễm trùng cao nếu xử lý không đúng
 Vết thương dập nát: tổn thương giải phẫu phức tạp, nguy cơ nhiễm trùng
cao.
II. KHÁM LÂM SÀNG
-Tổn thương mạch máu:






Màu sắc: Hồng, tím nhợt nhạt
Dấu nhấp nháy móng tay (còn gọi là Refils). Lớn hơn hay nhỏ hơn 2s
Nhiệt độ: ấm hay lạnh
Độ phồng của búp ngón tay

-Tổn thương thần kinh: tê, mất cảm giác, bì bì.
-Tổn thương gân duỗi: mất duỗi khớp liên đốt gần và khớp liên đốt xa.
-Tổn thương gân gấp nông: Mất gập khớp liên đốt gần ngón tay


-Tổn thương gân gấp sâu: mất gập khớp liên đốt xa và khớp liên đốt gần.
-Tổn thương xương: biến dạng ngón tay và bàn tay.
-tổn thương da.

III. Xquang: chụp bàn tay tư thế thẳng và nghiêng
IV. Điều trị:
1. Sơ cứu
Rửa sạch vết thương
Băng bàn tay ở tư thế chức năng
2. Trước mổ
Giờ bị thương
Xử lý tuyến trước
Cơ chế chấn thương: chú ý môi trường chung quanh khi bị chấn thương
Khám lâm sàng: thường khó phát hiện đầy đủ các tổn thương do bệnh nhân đau.
Cần xác định:
a.
b.
c.
d.
e.


Tổn thương mạch máu: ảnh hưởng nuôi dưỡng mô
Thần kinh
Gân gập và duỗi
Xương
Da

3.Xử trí
a-Kháng sinh toàn thân (uống, tĩnh mạch)


b-Ngừa uốn ván (SAT)
c-phương pháp vô cảm: Tê vùng (đám rối thần kinh cánh tay). Không nên tê tại
chỗ trên vết thương. Không nên dùng thuốc tê có pha Adrenaline gây co mạch.
d-Dùng garo hơi đặt gốc cánh tay. Không dùng băng dồn ép máu.
e-Mổ
Phải đảm bảo giải quyết 3 vấn đề:
 Làm vững xương gãy
 Tái lập tuần hoàn
 Đảm bảo đủ da che phủ
 Cần:
rửa sạch với nước muối sinh lý
Đánh giá lại tổn thương
Cắt bỏ mô dập nát, hoại tử
Xử lý theo thứ tự: CỐ ĐỊNH XƯƠNG GÃY -> TÁI LẬP TUẦN HOÀN (NỐI MẠCH
MÁU) -> KHÂU NỐI GÂN, CƠ -> NỐI THẦN KINH -> DA.
Chú ý:
 Cố định xương gãy bằng kim Kirshner hoặc nẹp vis.
 Nối mạch máu với phương pháp vi phẫu, chỉ nhỏ
 Nối gân với ph pháp Kessler hay Kessler cải biên

 Khi chủ động rạch da, nên rạch theo đường zig zag chống sẹo
co rút
Nếu điều kiện không cho phép có thể nối gân, thần kinh thì 2. Lý tưởng nhất thì
nên khâu phục hồi ngay

f-Băng vết thương: Băng riêng lẻ từng ngón, tránh dính.
g-Bất động bàn ngón tay tư thế chức năng
h-Kê cao tay sau mổ


i-Tập vật lý trị liệu
Hình ảnh:

Gân gấp và các ròng rọc đi kèm.
Phân chia vùng giải phẫu gân ở bàn tay
quan trọng trong việc điều trị và phẫu
thuật.
Vùng II còn gọi là No Man’s Land (vùng
chết) vì nó rất khó để nối gân mà không
làm ảnh hưởng đến các ròng rọc giữ
gân

Vùng giải phẫu gân bàn tay


Tổn thương vùng III của bàn
tay

Tổn thương vùng II và cách bộc lộ. Chú ý sự toàn vẹn của ròng
rọc



Đường mổ chủ động ở bàn tay nên đi theo hình zig
zag để tránh sẹo co rút

Phương pháp nối gân

Kessler cải biên
Phương pháp khâu gân

Bunnel

Strickland



×